You are on page 1of 20

Chương 4: Rác thải và kinh tế tuần hoàn

Câu 1: Nêu các cách phân loại rác thải hiện nay? 
Trả lời: Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh:
• Chất thải sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến hoạt động sinh hoạt của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan, trường học, các trung
tâm dịch vụ thương mại.
• Chất thải y tế: Chất thải từ các bệnh viện, trạm y tế gồm: dây truyền dịch, dây
truyền máu, bình đựng dịch truyền, bình đựng máu, găng tay cao su, bịch nilông,
băng vệ sinh, dược phẩm quá hạn, nhiễm khuẩn, chất hữu cơ (bộ phận cơ thể, chất
lây nhiễm). Chất thải y tế được xếp vào loại chất thải nguy hại và cần xử lý riêng.
• Chất thải xây dựng: Là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt
động phá dỡ, xây dựng công trình
• Chất thải công nghiệp: Chất thải công nghiệp là chất thải sinh ra do các hoạt động
sản xuất công nghiệp gây ra. Lượng và loại chất thải phụ thuộc vào loại hình công
nghiệp, mức tiên tiến của công nghệ và thiết bị, qui mô sản xuất. Chất thải công
nghiệp được chia thành 2 loại: (1) chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại,
hoặc (2) chất thải có thể tái sử dụng, tái chế và chất thải không thể tái sử dụng, tái
chế.
• Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt động
nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải từ chế
biến sữa, từ các lò giết mổ
Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên:
• Độc, không độc:
• Cháy được, không cháy được
• Bị phân huỷ sinh học, không bị phân huỷ sinh học
• Hữu cơ: Rác thải hữu cơ rất dễ phân hủy. Chúng thường được tái chế thành phân
hữu cơ hoặc thức ăn cho động vật. Rác thải hữu cơ bao gồm:
– Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được: các loại rau củ bị
hư thối

1|Page
– Thực phẩm thừa, hỏng: cơm/canh/thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, cafe
– Hoa, lá, cỏ, cây không được sử dụng: cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng…
• Vô cơ: Rác vô cơ là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái
chế. Chúng chỉ có thể được xử lý bằng cách chôn lấp. Rác vô cơ bao gồm:
– Bao bì bọc bên ngoài chai/hộp thực phẩm
– Túi nilon được bỏ đi. Những chiếc túi này có thể “sống sót” khá lâu. Nếu chôn ở
dưới lòng đất, nó sẽ phân hủy hết trong 400 – 600 năm.
– Vật dụng/ thiết bị bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người.
• Kim loại, phi kim loạị.
Câu 2: Đánh giá về tình hình phát sinh và xử lý rác thải hiện nay tại Việt Nam? 
Trả lời: Về tổng thể, miền Đông Nam Bộ là khu vực có mức phát sinh chất thải cao
nhất trong cả nước, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ̂và duyên hải
miền Trung; Đồng bằng sông Cửu Long; rồi đến Trung du và miền núi phía Bắc;
khu vực Tây Nguyên có lượng phát sinh chất thải đô thị thấp nhất so với các khu
vực khác.
Chất thải sinh hoạt đô thị: • Lượng CTSH phát sinh phụ thuộc vào quy mô dân số
của đô thị. Ước tính lượng CTSH ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung
bình 10-16% mỗi năm.
• Ở các đô thị loại I, chỉ số phát sinh CTSH trung bình là 1,3 kg/người/ngày.
• Tại một số đô thị nhỏ (từ loại II trở xuống) CTSH đô thị tăng không nhiều.
Chất thải sinh hoạt nông thôn: • CTSH nông thôn phát sinh từ các nguồn: các hộ
gia đình, chợ, trường học… CTSH nông thôn có tỷ lệ cao chất hữu cơ, chủ yếu là
từ thực phẩm thải, chất thải vườn. • Về cơ bản, CTSH nông thôn hiện nay chưa
được thống kế đầy đủ do công tác quản lý còn hạn chế.
• Chỉ số phát sinh CTSH nông thôn trung bình 0,33 kg/người/ngày.
Chất thải y tế: • Theo số liệu của Bộ Y tế, lượng chất thải y tế phát sinh tại các
bệnh viện, cơ sở y tế khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 - 50 tấn/ngày là
chất thải y tế nguy hại (Bộ Y tế, 2017).
• Chất thải rắn y tếphát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất
phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số giường

2|Page
bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế; dân số gia tăng,
người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế.
Chất thải xây dựng: • Các đô thị đặc biệt Hà Nội, TP. HồChí Minh, chất thải xây
dựng chiếm 25% chất thải đô thị.
• Các địa phương khác như Bắc Giang, Hải Phòng, An Giang, chất thải xây dựng
chiếm 12 - 13% chất thải đô thị.
Chất thải công nghiệp: Trong phạm vi toàn quốc, khối lượng CTCN xấp xỉ trên
22.440 tấn/ngày, tương đương 8,1 triệu tấn/năm. Theo thống kê, CTCN tập trung
chủ yếu ở2 vùng ĐBSH và Đông Nam Bộ nơI tập trung 2 vùng KTTĐ của cả
nước.
• Khối lượng chất thải phát sinh do công nghiệp khai thác còn cao hơn nhiều lần
so với chất thải phát sinh từ các KCN.
Xử lí rác thải tại Việt Nam:
Tại một số thành phố lớn, đã áp dụng phương pháp xử lý rác thải rắn sinh hoạt
bằng công nghệ đốt điện.
Nhiều công nghệ xử lý rác trong và ngoài nước đã được áp dụng tại Việt Nam như
công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, đốt tiêu hủy, đốt phát điện, sản xuất phân
compost…giải quyết một lượng lớn rác thải cho các địa phương, nhưng sau một
thời gian áp dụng cũng bộc lộ một số bất cập, làm phát sinh những vấn đề ô nhiễm
môi trường.
• Phương pháp Chôn lấp chất thải: Thường áp dụng cho đối tượng chất thải rắn là
rác thải đô thị không được sử dụng để tái chế, tro xí của các lò đốt chất thải công
nghiệp, chất thải nguy hại.
• Phương pháp tái chết chất thải: các loại chất thải có thể tái chế như kim loại, đồ
nhựa. Rác thải điện tử là một trong những loại rác thải được tái chế khá nhiều ở
Việt Nam, như các máy tính,tivi… Tuy nhiên thì công nghệ tái chế tại các cơ sở thì
còn lạc hậu.
• Phương pháp thiêu đốt chất thải: đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay trên
thế giới để xử lí chất thải rắn nói chung, đặc biệt là đối với chất thải công nghiệp,
chất thải nguy hại y tế nói riêng. Xử lí rác thải bằng Pp thiêu đôt này có ý nghĩa
quan trọng là làm giảm bớt tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lí cuối cùng là
chôn lấp tro,xí.

3|Page
Phương pháp ủ phân sinh học: quá trình ủ phân sinh học áp dụng đối với chất hữu
cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lí cho tới khi nó thành xốp và ẩm.
Câu 3: Đánh giá về tình hình phát sinh và xử lý rác thải hiện nay tại TP Hồ Chí
Minh? 
Trả lời: Phát sinh:
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố phát sinh từ 07 loại hình nguồn thải
gồm khu dân cư, khu vực cơ quan hành chính – văn phòng công ty, khu thương
mại, nhà hàng – khách sạn, khu vực sản xuất, cơ sở y tế, khu vực công cộng.
Chủ yếu là chất hữu cơ (chất thải thực phẩm) chiếm tỷ lệ khá cao từ 65-95% tổng
khối lượng chất thải.
• Khoảng 10-25% khối lượng là các chất có khả năng tái chế (plastic, giấy, kim
loại…)
• Phần còn lại ít có khả năng tái chế, chủ yếu là các chất vô cơ (sỏi, mảnh sành,
đất…)
Với tình hình dịch bệnh thì số lượng rác thải ra 1 ngày ở TP.HCM Hơn 77 tấn rác
thải y tế/ngày.
Khi TP HCM thực hiện giãn cách để phòng chống dịch có hiệu quả, các dịch vụ
mua bán hàng hóa đều qua đóng gói vận chuyển đến tận nơi người tiêu dùng. Rác
bao bì, chủ yếu là túi nhựa, theo đó tăng đột biến
Xử lí rác thải:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rác thải
Thực tế cho thấy, rác thải sinh hoạt ở TP.HCM chủ yếu có nguồn gốc hữu cơ, rác
có độ ẩm cao...
Hầu hết loại rác thải này không được phân loại tại nguồn, gây khó khăn cho công
tác thu gom, vận chuyển, xử lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Mô hình xử lý rác thải bằng công nghệ chôn lấp đang áp dụng phát sinh nhiều bất
cập, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, chi phí cao
Bên cạnh đó, phần lớn rác thải chưa được phân loại tại nguồn, rác được chôn lấp,
tăng nguy cơ gây ô nhiễm, trong khi lượng rác này có khả năng tái chế, tái sử dụng

4|Page
Có thể nói, công nghệ chôn lấp hay sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng gia tăng khối lượng rác thải tại TP.HCM.
Từ thực trạng trên, TP.HCM đang thay đổi phương thức xử lý rác thải từ chôn lấp
sang đốt rác phát điện. Theo đó, một số bãi rác bằng công nghệ chôn lấp trước đây
đã và sẽ đóng cửa.
Gần đây, TP.HCM đã chấp thuận và đã khởi công 3 dự án: Nhà máy Xử chất thải
rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện 2.000 tấn/ngày của Công ty CP
Vietstar;
Nhà máy Công nghệ đốt rác phát điện 2.000 tấn/ngày của Công ty CP Đầu tư Phát
triển Tâm Sinh Nghĩa;
Cụm nhà máy Xử lý chất thải rắn sinh hoạt 500 tấn/ngày, chất thải công nghiệp
500 tấn/ngày, chất thải nguy hại 120 tấn/ngày của Công ty CP Môi trường Tasco
Củ Chi. Các nhà máy này đều dự kiến sẽ vận hành vào cuối năm 20

Câu 4: Tại sao có thể nói rác thải là nguồn tài nguyên? 
Trả lời:
+ Các nguồn tài nguyên từ rác thải:
Rác thải và xử lý rác thải đang là vấn đề nan giải tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Kinh nghiệm nhiều quốc gia cho thấy, họ đã tận dụng hiệu quả rác thải, biến rác
thải thành tài nguyên, mang lại giá trị kinh tế lớn.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu đang đi đầu trong các
giải pháp xử lý rác thải và họ coi rác thải chính là nguồn tài nguyên quý giá, rác
chính là cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận kinh tế vừa bảo vệ môi trường
Thụy Điển là quốc gia trong nhiều năm liền đi đầu trong hoạt động tái chế rác thải
Na Uy cũng là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong phong trào tái chế
chất thải nhựa
Còn tại Đức, rác được coi là cơ hội kinh doanh.
Cứ một triệu điện thoại di động bị vứt đi có thể chứa khoảng 16 kg đồng, 350 kg
bạc, 34 kg vàng và gần 15 kg paladium.
• 60% những thứ bị vứt vào thùng rác có thể tái chế

5|Page
• 50% rác thải gia đình có thể làm phân compost
100% thủy tinh đã sử dụng có thể tái chế
• Giấy tái chế chỉ cần 70% năng lượng và sinh ra ít hơn 73% ô nhiễm so với việc
sản xuất giấy từ nguyên liệu thô
• Tái chế một hộp thiếc có thể tiết kiệm năng lượng để mở tivi trong ba giờ
• Tái chế một chai thuỷ tinh có thể tiết kiệm năng lượng để phát cho máy tính trong
25 phút
• Tái chế một chai nhựa có thể tiết kiệm năng lượng để phát bóng đèn 60 W trong
ba giờ.
Câu 5: Trình bày các biện pháp trong chương trình quản lý tổng hợp chất thải
rắn và thứ tự ưu tiên giữa các biện pháp này. 
Trả lời:
Quản lý tổng hợp chất thải rắn (Integrated solid waste management) là sự lựa chọn
kết hợp giữa công nghệ, kỹ thuật và chương trình quản lý phù hợp để đạt mục tiêu
quản lý chất thải rắn.
Từ chối (Refuse): Từ chối các nguồn nguyên liệu, công nghệ và sản phẩm gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường
Giảm thiểu (Reduce): Giảm thiểu tối đa lượng rác thải phát sinh
Tái sử dụng (Reuse): Tái sử dụng lại sản phẩm/một phần của sản phẩm cho mục
đích cũ/mục đích khác
Tái chế (Recycle): Tái chế rác thải làm nguyên liệu sản xuất/sản phẩm
Ủ phân (Compost): Chuyển đổi rác thải hữu cơ thành phân bón và/hoặc nhiên liệu
bằng phương pháp sinh học
Thu hồi năng lượng (Recover): Chuyển đổi rác thải thành năng lượng bằng phương
pháp nhiệt
Thải bỏ (Dispose): Thải bỏ rác thải vào môi trường (chôn lấp)
Thứ tự ưu tiên:
Từ chối (Refuse) Giảm thiểu (Reduce) ) Tái sử dụng (Reuse) )Tái chế (Recycle) )
Ủ phân (Compost) )Thu hồi năng lượng (Recover) )Thải bỏ (Dispose)

6|Page
Câu 6: Đề xuất một số giải pháp cho công tác phân loại rác thải tại nguồn ở
TP.HCM / ở Việt Nam.
Việc tăng nhanh chóng chất thải rắn sinh hoạt đô thị với tính chất, thành phần đa
dạng, phức tạp đã trở thành áp lực cho các nhà quản lý và các đơn vị thu gom, vận
chuyển và xử lý. Trước tình hình đó, từ tháng 5/2021, các cá nhân, hộ gia đình, chủ
nguồn thải sẽ phân loại thành 2 nhóm gồm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái
chế và nhóm chất thải còn lại. Đồng thời, tùy điều kiện kinh tế - xã hội, công nghệ,
Ủy ban Nhân dân TP.HCM sẽ quy định cụ thể số lượng, thành phần nhóm chất thải
có khả năng tái sử dụng, tái chế theo lộ trình để Ủy ban Nhân dân các quận, huyện
và TP.Thủ Đức triển khai.
Việc phân loại thành 2 nhóm giúp đơn vị thu gom, vận chuyển dễ thực hiện bởi
phần rác tái chế, người dân có thể bán hoặc cho lực lượng thu gom, tạo thêm
nguồn thu nhập và mang lại giá trị kinh tế, tạo nền tảng hình thành thị trường thu
hồi - tái chế, tiến đến hình thành Trung tâm tái chế chất thải, góp phần xây dựng
nền kinh tế tuần hoàn gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Câu 7: Nêu đặc điểm của kinh tế tuần hoàn. Cho ví dụ về một mô hình thể hiện
cách tiếp cận của kinh tế tuần hoàn.
Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) hướng tới việc kết nối điểm cuối của đường
thẳng ấy trở lại với điểm đầu, trở thành một vòng tuần hoàn của vật chất. Kinh tế
tuần hoàn tạo ra các vòng tuần hoàn nhỏ trong mỗi khâu khai thác, sản xuất, phân
phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể
Một số mô hình thể hiện cách tiếp cận của kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: ( chọn 1
trong mô hình và nêu cụ thể)
• Thu gom tái chế sắt vụn, giấy, nhựa…
• Vườn-Ao-Chuồng (VAC), Vườn-Rừng-Ao-Chuồng (VRAC), trồng cây-nuôi cá
kết hợp (Aquaponics), thu hồi khí sinh học từ chất thải vật nuôi
• Sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ
• 4 khu công nghiệp sinh thái - là mô hình theo kiểu khu công nghiệp tuần hoàn, tại
Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ

7|Page
• Tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang
• Ống hút làm từ cỏ và gạo thay thế cho ống hút nhựa
• Tái chế rác thải nhựa làm vật liệu xây dựng của công ty Upp!
• Chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm,…) tạo ra Chitosan và SSE
• Sáng kiến Không xả thải ra thiên nhiên (Zero Waste to Nature)
• Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (Pro Việt Nam).
Câu 8: Vì sao cần phải sản xuất xanh? Trình bày những lợi ích của doanh
nghiệp khi thực hiện sản xuất xanh.
Vì trong bối cảnh tài nguyên và năng lượng ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, Việc
gia tăng sử dụng nhiên liệu, tăng tiêu thụ nước, năng lượng, tăng phát thải từ hoạt
động kinh doanh sản xuất, dẫn đến các vấn đề môi trường và BĐKH nghiêm trọng
Giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, mô hình sản xuất không bền vững đã thúc đẩy
con người nghĩ đến các giải pháp “Xanh” cho quá trình sản xuất của mình. giảm
lượng tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sản phẩm thông qua việc sử dụng các quy
trình sản xuất tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, đồng thời giảm tác động tiêu cực
đến môi trường thông qua việc giảm thiểu chất thải và ô nhiễm.
Những lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện sản xuất xanh:
Lợi ích trực tiếp
Nâng cao hiệu quả sản xuất: Sử dụng năng lượng/nguyên liệu hiệu quả, Giảm tổn
thất nguyên, nhiên liệu; Nâng cao sự ổn định của sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Tiết kiệm chi phí. Cải thiện môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Cải thiện môi
trường làm việc bên trong doanh nghiệp (sạch sẽ, an toàn)
Lợi ích gián tiếp
Tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài chính
Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường
Các cơ hội thị trường mới và tốt và hấp dẫn hơn
Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp
Áp dụng chiến lược SXX sẽ giúp công ty có được sức mạnh cạnh tranh trên thị
trường.

8|Page
Câu 9: Hãy đưa ra một số giải pháp thúc đẩy sản xuất xanh ở Việt Nam.
Thứ nhất, phục hồi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần được triển khai quyết
liệt ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, trong đó khuôn khổ chung là Các Mục
tiêu phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi
khí hậu. Phương châm là chuyển đổi tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận
thực tế từ bị động ứng phó các thách thức sang kết hợp một cách hài hòa, hợp lý,
hiệu quả giữa ứng phó với chuyển đổi phát triển kinh tế xanh, để không có sự đảo
lộn gây hiệu ứng “sốc”.
Thứ hai, chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện và năng lực
khác nhau của các quốc gia. Các nước phát triển cần tiếp tục tiên phong thực hiện
cam kết về giảm phát thải, đồng thời hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thể chế cho
các nước đang phát triển và các nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Thứ ba, quan tâm xây dựng thể chế để khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của
tất cả các chủ thể trong xã hội, nhất là doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy mạnh
mẽ hơn nữa các dự án công - tư (PPP) trong tăng trưởng xanh; hình thành các
chuỗi giá trị và ngành nghề mới thông qua xanh hóa sản xuất công - nông nghiệp
và dịch vụ.
Thứ tư, nâng cao năng lực chủ động thích ứng của những nơi chịu ảnh hưởng nặng
nề của biến đổi khí hậu, trong đó có Khu vực Tiểu vùng sông Mê Công và Đồng
bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. Những thách thức nghiêm trọng ở những nơi
này đang rất cần sự hợp tác chặt chẽ, trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nhất là
trong việc quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, góp phần bảo
đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước của khu vực và thế giới.
Thứ năm, để phục hồi, trở lại tăng trưởng, vấn đề cấp bách nhất hiện nay là ngăn
chặn, đẩy lùi và giải quyết cơ bản đại dịch Covid-19. Nỗ lực của mỗi quốc gia là
yếu tố quan trọng hàng đầu, nhưng sự hợp tác quốc tế hiệu quả là không thể thiếu
được; như chia sẻ sự mất mát về tinh thần và vật chất; chia sẻ về công nghệ, tài
chính, y tế, đặc biệt là vaccine; tạo điều kiện cho đầu tư, thương mại quốc tế, hợp
tác đi lại, vận chuyển con người và hàng hóa giữa các quốc gia, nhất là không bị
đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ sáu, trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia cần nêu cao tinh thần đoàn kết,
trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích chung của toàn nhân loại, bảo đảm môi

9|Page
trường quốc tế, thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, có lợi cho việc
phục hồi kinh tế và hợp tác quốc tế.

Câu 2 : (thầy cho) Khái niệm năng lượng, năng lượng truyền thống (không tái
tạo), than dầu khí đốt (năng lượng tái tạo)
Năng lượng là một trong những phần cơ bản của địa cầu, là một dạng tài nguyên
vật chất giúp cho nhân loại sống và tồn tại. Ngay từ thời kim cổ, con người đã biết
tận dụng những điều diệu kỳ từ năng lượng để duy trì cuộc sống thường nhật. Họ
sử dụng nhiệt năng (lửa) từ củi để nấu ăn, sưởi ấm, và xua đuổi thú dữ trong rừng.
Năng lượng mặt trời tạo ánh sáng, làm khô quần áo, giúp cây cối phát triển... Thực
vật lại là thức ăn hàng ngày của một số loài thú. Và năng lượng trong cây trở thành
năng lượng của động vật. Cứ như thế, năng lượng được truyền từ mắt xích này
sang mắt xích khác thông qua chuỗi thức ăn. Cơ thể con người chuyển dạng năng
lượng từ thức ăn thành năng lượng của cơ thể để thực hiện những họat động hàng
ngày. Tóm lại, mọi hoạt động diễn ra chung quanh chúng ta chính là sự nối kết
năng lượng từ dạng này sang dạng khác

Câu 3: (thầy cho) Tại sao nguồn than hóa thạch, dầu, gốc carbon gây ô nhiễm
môi trường? Cho ví dụ
- Tác động đến Hệ sinh thái, bề mặt đất; Nước ngầm; Cảnh quan khi khai thác than
- Gia tăng xói mòn
- Mất nơi cư trú của 1 số sinh vật
- Nước thoát từ mỏ (acid, khoáng độc) gây ô nhiễm đất, nước
-Tác động sức khoẻ thợ mỏ (ung thư phổi, nám phổi, ..)
-Đào đất, chất đống bừa bãi -> tác động đến MT
-Tháo nước từ các hầm gây ra nhiều tác hại
Việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 21,3 tỉ tấn CO2 mỗi năm và làm tăng
10,65 tỉ tấn CO2 trong khí quyển. CO2 là một loại khí nhà kính làm tăng lực phóng
xạ và góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. Ngoài CO2, đốt nhiên liệu hóa thạch
cũng tạo ra các chất ô nhiễm không khí khác như các chất NO2, SO2, hợp chất hữu
cơ dễ bay hơi và các kim loại nặng. + ví dụ cụ thể:

10 | P a g e
Chương 5: Bảo vệ cây xanh và động vật hoang dã
Câu 1: Trình bày vai trò của cây xanh trong tự nhiên?
-Vai trò của cây xanh đối với con người trong việc tạo ra oxy: cung cấp oxy giúp
cho quá trình hô hấp ở con người diễn ra, từ đó, sự sống mới được duy trì
-Vai trò của cây xanh đối với con người thông qua việc điều hòa khí hậu:Trên thực
tế chúng ta có thể nhận thấy rằng, những nơi ít cây xanh thường có khí hậu hanh
khô, nóng bức, các sinh vật không thể phát triển được. Còn những nơi trồng nhiều
cây xanh khí hậu luôn mát mẻ, dễ chịu.
-Vai trò của cây xanh đối với môi trường: Cây xanh thông qua việc quang hợp, cây
xanh giúp cho hàm lượng khí cacbonic và oxy trong không khí luôn được ổn định.
Không chỉ vậy, cây xanh còn là nguồn thức ăn, chỗ ở và sinh sản của các loại động
vật. Qua đó, bảo vệ sự đa dạng sinh học và đem đến một môi trường xanh, sạch,
đẹp cho con người.
-Vai trò của cây xanh đối với con người thông qua việc bảo vệ nguồn tài nguyên
đất và nước:
+Khi trời mưa, tán lá cây giữ lại một phần nước trước khi rơi xuống mặt đất, rễ cây
giúp làm giảm tốc độ của dòng nước, giảm xói mòn. Qua đó, giúp con người tránh
được lũ lụt một thiên tai diễn ra thường xuyên tại Việt Nam, thiệt hại rất lớn về
người và của.
+Khi nước mưa rơi xuống rừng cây, sẽ được giữ lại một phần và thấm xuống các
lớp đất tạo thành dòng chảy ngầm chảy vào các vùng trũng tạo thành suối, sống.
Đây là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Như vậy, bảo
vệ nguồn nước ngầm giúp con người tránh được hạn hán là vai trò rất quan trọng
của cây xanh đối với thiên nhiên, với con người.
Câu 2: Trình bày chức năng của cây xanh trong tự nhiên và cuộc sống con
người?
-Chống biển đổi khí hậu
-Làm sạch không khí
-Cung cấp Oxy cho con người
-Tạo bóng mát

11 | P a g e
-Bảo tồn năng lượng
-Tiết kiệm nước
-Ngăn ô nhiễm nước
-Chống xói mòn đất
-Bảo vệ con người khỏi tia cực tím
- Cung cấp thực phẩm
-Cải thiện sức khỏe
-Hạn chế bạo lực
- Đánh dấu các mùa trong năm
-Tạo ra cơ hội kinh tế
-Nơi an trú cho tâm hồn
-Cải thiện chất lượng cuộc sống
Câu 3: Những việc làm cần thiết của sinh viên để bảo tồn động vật hoang dã?
- Là sinh viên em sẽ cố gắng học tập, hoàn thành tốt các hoạt động sống xanh dp
trường lớp địa phương tố chức.
-Tìm hiểu nhiều kiến thức về động vật, tuyên truyền cho mọi người cùng chung tay
bảo vệ động vật hoang giã như sau:

+Hãy là những người du lịch thân thiện với động vật: Điều đầu tiên là con
người nên tránh các hoạt động độc ác và bóc lột động vật như cưỡi voi và lạc đà
khi đi du lịch. Việc cưỡi voi, đi dã ngoại và tương tác với ĐVHD được quảng bá
cho khách du lịch ở Nam Phi và khắp châu Á, đặc biệt tại Ấn Độ và Thái Lan. Voi
thường bị bắt khỏi tự nhiên khi còn bé và bị “thuần phục” một cách tàn nhẫn để
cho người cưỡi. Tương tự như vậy, lạc đà bị “ép buộc” phải phục vụ những chuyến
đi bất tận cho khách du lich ở Ai Cập. Những động vật này thực hiện nhiệm vụ
phục vụ khách du lịch thường xuyên mà không được nghỉ giải lao, hóng mát hoặc
uống nước. Chúng hiếm khi được điều trị thú y cho các vết thương, có thể bị xiềng
xích trong nhiều giờ và phải “chịu đựng” các phương pháp huấn luyện tàn nhẫn
như đánh bằng roi và gậy. Các nhà bảo tồn khuyến cáo, thay vì cưỡi động vật,

12 | P a g e
khách du lịch có thể có những lựa chọn thay thế thú vị khác như thuê xe đạp hoặc
đi bộ thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên.
+ Không khai thác ĐVHD cho mục đích giải trí:
Chẳng hạn, môi trường sống tự nhiên của cá voi và cá heo không thể được nhân
rộng trong điều kiện nuôi nhốt và chính dịch vụ bơi cùng cá heo đã làm tăng nhu
cầu đánh bắt loài cá này. Hiện nay, cá heo vẫn có thể được tìm thấy ở thủy cung ở
các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, UAE và nhiều nước châu Âu như
Hy Lạp và Hà Lan…
Các vườn thú chất lượng kém cũng có thể là một cơn ác mộng đối với động vật.
Việc nuôi nhốt các loài hoang dã trong điều kiện thiếu thốn không đáp ứng nhu cầu
tâm lý và thể chất phức tạp của chúng và không thể chăm sóc chúng đúng cách.
Đáng buồn thay, những điều này có thể được tìm thấy trên khắp thế giới. Tốt hơn
rất nhiều khi con người nhìn thấy động vật trong tự nhiên, quan sát hành vi tự
nhiên của chúng mà không làm phiền chúng.
+Không mua các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD nguy cấp quý hiếm: Khi mua
quà lưu niệm làm từ các bộ phận ĐVHD như mai rùa, lông, hoặc ngà có nghĩa là
loài vật đó đã phải chịu đựng sự đối xử không nhân đạo do nhu cầu đồ trang sức
của bạn. Và bạn có thể vô tình “tiếp tay” cho việc săn trộm và buôn lậu ĐVHD.
Thay vào đó, hãy hỗ trợ cộng đồng địa phương bằng cách mua một bức tranh, đồ
chạm khắc hoặc đồ thủ công không có nguồn gốc từ ĐVHD của một nghệ nhân địa
phương.
+ Từ chối thịt “đặc sản” thú rừng: Việc bắt và tiêu thụ ĐVHD như dơi, linh trưởng
và chuột thúc đẩy việc buôn bán toàn cầu rộng lớn không chỉ gây ra nỗi thống khổ
lớn cho hàng trăm nghìn động vật mỗi năm và “khuyến khích” việc khai thác các
loài nguy cấp khiến chúng tuyệt chủng, mà còn gây ra các rủi ro nghiêm trọng đối
với sức khỏe con người.
+Đừng mặc, dùng sản phẩm làm từ lông thú: Hàng triệu con cáo, chồn nâu, lửng
chó và sói đồng cỏ chết hàng năm do nhu cầu thời trang. Chúng bị nhốt trong
những chiếc lồng nhỏ bằng lưới thép trong các trang trại, hoặc bị bắt bởi các bẫy
bằng kim loại một cách đau đớn. Bộ lông của chúng bị biến thành những thứ trang
trí phù phiếm trên áo khoác, mũ và phụ kiện. Những điều khủng khiếp này có thể
gây ra các rối loạn tâm lý cho động vật, khiến chúng phải thay lông liên tục và
thậm chí tự rụng theo quy trình cắt lông của con người. Lông thú cũng gây ô
nhiễm, vì quá trình sơ chế và thuộc da phải sử dụng các hóa chất độc hại như

13 | P a g e
formaldehyt, xyanua, chì và crom, rồi lại thải ra đường nước và phá hủy ĐVHD.
Các nhà bảo tồn mong rằng điều này sẽ khơi gợi lòng trắc ẩn của những người sử
dụng thời trang. Hãy chọn những chất liệu thay thế và để loài thú giữ được bộ lông
nguyên bản.
+ Đối xử tốt với cả những loài gây hại: Những ĐVHD như chuột đồng và chuột
nhà thường phải chịu các phương pháp tiêu diệt tàn khốc như ngộ độc chậm hoặc
bẫy keo. Bẫy keo bất động nhưng không giết chết những con vật bị mắc kẹt trong
đó. Những con vật nhỏ có thể bị bỏ đói đến chết hoặc chết vì vết thương trong suốt
nhiều giờ. Đôi khi trong một nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi bẫy, chúng tự kéo
hoặc cắt đứt chân hoặc tay của mình. Sử dụng chất độc không chỉ có thể khiến
chuột đồng và chuột nhà bị chết một cách đau đớn, nó còn là mối đe dọa đối với
các ĐVHD và vật nuôi khác tiếp xúc với động vật bị nhiễm độc.

Tốt hơn hết là hãy suy nghĩ lại rằng chuột cũng là những ĐVHD sống bên cạnh
con người, nhưng đôi khi ở những nơi không mong muốn. Các nhà bảo tồn ủng hộ
việc sử dụng các phương pháp răn đe, xua đuổi, phòng tránh chuột phát triển mà
không gây chết chóc. Đó là bằng cách chặn các điểm tiếp cận vào nhà, loại bỏ các
nguồn thực phẩm, sử dụng các biện pháp ngăn chặn thân thiện như lưới chuột và
phương sách cuối cùng di dời các cá thể bằng cách sử dụng bẫy bắt sống.

Hãy cùng nhau thay đổi quan niệm và hành động của mỗi cá nhân để góp phần vào
việc duy trì giá trị vô giá cho thế hệ tương lai sau này của chúng ta.

Chương 6: Năng lượng sạch


Câu 1: giải thích tại sao năng lượng đóng vai trò quan trọng trong đời sống con
người
vì năng lượng là một trong những phần cơ bản của địa cầu, là một dạng tài
nguyên vật chất giúp con người sống và tồn tại. ngay từ thời cổ kim, con người đã
biết tận dụng những điều diệu kỳ từ năng lượng để duy trì cuộc sống thường nhật.
Họ sử dụng năng lượng củi để nấu ăn, sưởi ấm và đuổi thú dữ trong rừng, năng
lượng mặt trời giúp tạo ánh sáng, làm khô quần áo, giúp cây cối phát triển… thực
vật lại làm thức ăn hằng ngày cho một số loài thú và năng lượng trong cây trở
thành năng lượng cho một số loài động vật, năng lượng được truyền từ mắt xích

14 | P a g e
này sang mắt xích khác thông qua chuổi thức ăn. Cơ thể chuyển năng lượng của
thức ăn thành năng lượng của cơ thể để thực hiện những hoạt động thường ngày.
Tóm lại mọi hoạt động diễn ra xung quanh chúng ta chính là sự kết nối từ nặng này
sang dạng khác.
Ví dụ: Ngày nay người ta sản xuất ra những tấm pin năng lượng mặt trời, những
tấm pin này có tác dụng chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng
lượng điện, có tác dụng trong sản xuất giúp máy móc vận hành hiệu quả, trong y
học giúp duy trì sự sống con người,…
Câu 2: hãy giải thích tại sao năng lượng hóa thạch là nguyên nhân chính gây
sự suy thoái và ô nhiễm môi trường ? lấy ví dụ cụ thể đối với một loại nguyên
liệu hóa thạch bất kì.
Khái niệm: năng lượng hóa thạch là năng lượng bao gồm: nhiên liệu, điện năng,
nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên tái
tạo và không tái tạo, năng lượng hóa thạch là năng lượng được sinh ra từ các tài
nguyên hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành nhờ sự phân
hủy xác động vật qua hàng triệu năm.
Nguyên nhân: Thứ nhất năng lượng hóa thạch là nguồn năng lượng không phải
vĩnh cửu nếu sử dụng không hợp lí sẽ gây cạn kiệt tài nguyên môi trường. Thứ hai
tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người: việc đốt nhiên liệu hóa
thạch tạo ra khoảng 21,3 tỉ tấn CO2 mỗi năm và làm tăng 10,65 tỉ tấn CO2 vào
trong khí quyển.CO2 là một loại khí nhà kính làm tăng lực phóng xạ và góp phần
vào sự nóng lên toàn cầu. ngoài CO2, việc đốt nguyên liệu hóa thạch còn tạo ra các
chất ô nhiễm không khí khác như NO2, SO2, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các
kim loại nặng, trong nhiên liệu hóa thạch than đá được coi là ô nhiễm nhất thải ra
lượng co2 gấp đôi so với khí tự nhiên, nhiều hơn 30% so với xăng. việc khai thác,
sử dụng và phân phối củng gây ra nhiều mối đe dọa ảnh hưởng đến môi trường:
phương pháp khai thác lộ thiên làm biến mất thảm thực vật, lớp đất mặt, gia tăng
sói mòn đất, biến mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật. phương pháp khai thác
than hầm lò gây lún đất, ô nhiễm nguồn nước nguy cơ xảy ra tai nạn hầm lò. Các
hoạt động khai thác ngoài khơi tác động tiêu cực đến các sinh vật thủy sinh nguy
cơ tràn dầu, ô nhiễm nguồn nước biển. không chỉ tác động đến hệ sinh thái, việc sử
dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch củng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. ô
nhiễm không khí do than gây ra nhiều bệnh tim mạch và các bệnh đường hô hấp,
tiếp xúc bụi than thời gian dài gây ra bệnh phổi đen … ước tính mỗi tỉ KWH điện

15 | P a g e
sản xuất từ than đá gây ra 24,5 ca tử vong, 225 ca bệnh nghiêm trọng và hơn 13000
các vấn đề bệnh nghiêm trọng khác.
Ví dụ: Than đá: than có nhiều loại như than antraxit, bitrum, than non với hàm
lượng cacbon khác nhau, khi đốt than đá thải ra hàm lượng khí co2 lớn chiếm 44%
tổng sản lượng khí thải trên toàn thế giới gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe và môi
trường góp phần vào sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu, mưa axit, hiệu ứng nhà
kính,...

Câu 3: làm thế nào để phát triển mạnh mẽ hơn việc sử dụng nguồn năng lượng
tái tạo:
Tuyên truyền, giải thích sự cần thiết của việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
và các ảnh hưởng xấu của các nguồn năng lượng hóa thạch
Tận dùng các nguồn năng lượng tái tạo:
oSức nước: phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, giải quyết vấn đề việc làm cho
người dân, các vùng cao, giáo dục í thức về bảo vệ môi trường…
oSức gió: gió sẽ làm cánh quạt máy phát triển, củng có thể làm quay máy bơm
nước vào hồ dự trữ để phát điện dưới dạng thủy điện, việc bơm nước có thể không
ổn định nhưng việc xã nước để phát điện là ổn định. Nước sau khi được xã để phát
điện sẽ được sức gió bơm ngược vào hồ chứa trên cao.
oNăng lượng mặt trời: củng như sức gió, việt nam nhận được nhiều năng lượng
mặt trời. hỗ trợ cho người dân vùng quê sử dụng điện mặt trời nhằm chia sẽ gánh
nặng từ lưới điện quốc gia. Hỗ trợ phát triển các thiết bị sử dụng năng lượng mặt
trời không dưới dạng điện năng, như các bồn chứa nước hoặc các máy điều hòa
nhiệt độ sử dụng từ năng lượng mặt trời... cũng như khuyến khích sử dụng các thiết
bị sử dụng năng lượng chuyển đổi giữa điện năng và năng lượng mặt trời
oNghiêm cứu phát triển các dạng năng lượng khác như địa nhiệt, khí sinh học,…
Câu 6 (thầy cho): trình bày giải pháp tiết kiệm nguồn năng lượng
Phối hợp sử dụng các hệ thống năng lượng
oVề mặt thiết bị: khi chế tạo một thiết bị sử dụng năng lượng, có thể chuyển đổi dễ
dàng từ sử dụng năng lượng này sang sử dụng năng lượng khác.

16 | P a g e
oVề mặt đầu tư: giảm bớt áp lực truyền tải điện năng cho lưới điện quốc gia, giúp
phối hợp sử dụng tốt các nguồn năng lượng (chẳng hạn nhiệt thải ra từ các nhà
máy điện có thể sử dụng đun nóng các nhà máy hóa chất)… đồng thời giảm tổn
hao năng lượng từ việc truyền tải
Sử dụng các phương pháp điều khiển thông minh
oSử dụng tắt mở đèn thông minh: đối với chiếu sáng trong nhà tận dụng các nguồn
sáng tự nhiên sẽ tiết kiệm năng lượng, đối với hệ thống chiếu sáng công cộng, vào
những giờ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông thấp cần tự động tắt mở
bớt một số đèn đường, hoặc vào những giờ ít người đến công viên tắt bớt một số
đèn trang trí và phần đèn chiếu sáng thông thường.
oTự động tắt mở máy điều hòa, lò sưởi
oTự động tiết giảm hệ thống làm mát cưỡng bức máy móc
oTự động điều chỉnh góc nhận ánh sáng mặt trời: đối với các thiết bị sử dụng năng
lượng mặt trời, việc điều chỉnh góc nhận ánh sáng mặt trời giúp tăng hiệu suất của
thiết bị.
Thiết kế xây dựng làm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tận dụng năng lượng tự
nhiên
oThiết kế tận dụng nguồn sáng tự nhiên, ánh sáng gần dống ánh sáng mặt trời nhất
oThiết kế tận dụng làm mát từ sức gió tự nhiên
oBố trí hệ thống điều hòa nhiệt độ hợp lý
oBố trí chiếu sáng nhân tạo thích hợp
oLắp đặt hệ thống điều khiển thông minh
oSử dụng các loại bồn chứa nước cho từng phần riêng biệt, chẳng hạn như bồn đặt
cho tầng trên sử dụng cấp nước cho tầng kế tiếp.
oThiết kế hệ thống điều hòa nhiệt độ tập trung
Giải pháp con người
oTuyên truyền giải thích, nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng cho mọi người để
tránh lãng phí năng lượng trong quá trình sử dụng

17 | P a g e
oTuyên truyền giải thích mang tính đại chúng: đối tượng tuyên truyền là đa số
người dân, đủ mọi thành phần trong xã hội vì vậy công việc này cần mang tính đại
chúng, ngôn ngữ sử dụng đơn giảng, dễ hiểu.
oPhổ biến các kiến thức khoa học dưới dạng cuộc thi
oHạn chế sử dụng điện trong các giờ cao điểm
oGiáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng cho học sinh “ tắt khi không sử dụng”
oPhát động những phong trào để gây hiệu ứng mạnh
oTổ chức tổng kết hiệu quả tiết kiệm năng lượng hàng năm và khen thưởng.
oSử dụng các biện pháp chế tài nhằm hạn chế tiêu thụ năng lượng
Câu 7 ( thầy cho): liệt kê cách sử dụng tiết kiệm điện
1.Tắt các thiết bị không sử dụng đến
2.Rút phích cắm ngay cả khi không sử dụng thiết bị điện
3.Vệ sinh thiết bị dùng lâu ngày giảm khả năng trao đổi nhiệt và gió tránh gây lãng
phí điện
4.Dùng quạt trần thay thế cho máy lạnh, máy quạt (chỉ tốn 10% điện năng so với
máy lạnh hay máy quạt)
5.Sử dụng đèn led hoặc đèn huỳnh quang (tiêu thụ điện năng hiệu quả và an toàn
cho môi trường)
6.Đón luồn gió tự nhiên vào nhà (tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên)
7.Giảm việc sử dụng điện trong các giờ cao điểm, giảm áp lực cho mạng lưới điện
quốc gia
8.Thay thế các thiết bị điện đã cũ ( giảm tiêu thụ điện năng)
9.Sử dụng các thiết bị điện thông minh có cảm biến tự động tắt khi không sử dụng
10.Lắp vòi sen trong nhà tắm với tia nước nhỏ sẽ giúp tiết kiệm một lượng nước
sạch đáng kể và tiền điện mỗi tháng.

18 | P a g e
Câu 4
Năng lượng sạch đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển liên tục của
Việt Nam, việc tiếp cận nguồn năng lượng sạch đáng tin cậy, giảm thiểu chi phí, sẽ
là yếu tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế bền vững.Sử dụng năng lượng sạch
giúp việt nam giảm bớt lượng khí thải ảnh hưởng xấu đến môi trường sống xung
quanh ta. Hiện tại Việt Nam cũng là quốc gia trong tương lai sẽ chịu thiệt
hại NHIỀU NHẤT từ việc BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. Có thể tái tạo được giúp giảm
nguyên liệu nhập khẩu Nguồn năng lượng phong phú và đa dạng (ánh sáng mặt
trời, gió, nước… dể khai thác
Vd:Việt Nam được đánh giá là “người hùng điện gió” mới và sẽ sớm vươn lên dẫn
đầu lĩnh vực khai thác điện gió ở Đông Nam Á. Bên cạnh lợi thế đường bờ biển
dài, tốc độ gió cao, cùng một dự án điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đang được
xây dựng, ngành năng lượng gió Việt Nam vẫn còn nhiều thử thách phía trước.
Ở một khu vực từ lâu vẫn luôn trung thành với nguồn nhiên liệu hóa thạch như
Đông Nam Á, thì thị trường năng lượng gió đang lớn mạnh tại Việt Nam rõ ràng là
một ví dụ thành công cho ngành năng lượng tái tạo trong năm 2019.
Câu 5
Năng lượng sạch là giải pháp của phát triển bền vững vì
Đối với môi trường: Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường như khí thải,
chất thải độc hại…Đối với con người: Khi môi trường trong sạch hơn, sức khoẻ
của con người cũng được bảo vệ tốt hơn, hạn chế phải đối mặt với các nguy cơ gây
nên bệnh tật.Đối với quốc gia: Sử dụng năng lượng sạch sẽ góp phần quan trọng
đến sự hình thành lối sống văn minh và sự phát triển bền vững của một quốc gia,
tạo tiềm năng kinh tế vùng và phát triển an ninh năng lượng.
Vd Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập
cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới,
Câu 8
Trồng nhiều cây xanh
Phân loại rác
Năng cao ý thức người dân
Hạn chế sử dụng túi ni lông

19 | P a g e
Sử dụng năng lượng sạch
Lợi ích
Bảo vệ sức khỏe cho người dân
Giữ môi trường xanh sạch cho địa phương
Hạn chế chất thải ra môi trường
Hạn chế hiện tượng nống lên toàn cầu.

_______________________________end________________________________

20 | P a g e

You might also like