You are on page 1of 3

Chương 1 :tổng quan về ô nhiễm nguồn nước thải

ngành/nhà máy
2.1 :khái niệm
Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác.

2.1.1: phân loại


Nước thải công nghiệp: Từ các nhà máy công nghiệp, chế biến thực phẩm, các
nhà máy hóa chất… chứa các chất hữu cơ, làm ô nhiễm sông ngòi, hồ ao dẫn
đến ô nhiễm nguồn nước mặt. Ở Việt Nam, nền công nghiệp mới phát triển, 3
ngành công nghiệp như nhiệt điện, luyện kim và hóa chất là những ngành thải
một lượng nước gần bằng 90% tổng lượng nước thải của tất cả các ngành công
nghiệp khác, trong đó nhiệt điện chiếm nhiều nhất.
Nước thải sinh hoạt: Từ các khu vực dân cư, nước sinh hoạt hằng ngày sau khi
tắm, giặt, nấu ăn… thải ra, có nhiều chất hữu cơ, bazơ, xà bông, mỡ, các cặn bã
kết tủa kèm theo rác… làm ô nhiễm môi trường nước mặt và chảy ra sông ngòi,
hồ ao làm cho mức độ nhiễm bẩn của khu vực này tăng cao, nước có màu đen
và mùi hôi thối khó chịu.
Nước thải y tế: Từ các khu vực bệnh viện thải ra vùng dân cư và các kênh rạch
đem theo các chất thải rắn như bông, băng có chứa các loại vi trùng gây bệnh,
máu, mủ của bệnh nhân… cũng làm gia tăng ô nhiễm môi trường

2.2 ô nhiễm nước thải ngành /nhà máy tại việt nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường,
nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.

Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh
thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề
ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các
thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm
môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô
nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công
nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường
có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu
cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm
lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm
lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84
lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép
nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.

2.3 trên thế giới


Ngành công nghệ, nông nghiệp phát triển sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy đi
kèm. Ô nhiễm nước chính là một trong những nhóm hệ lụy đó. Theo thống
kê của UNEP, có tới 60% nguồn nước trên các sông châu Á, châu Phi và Âu
bị ô nhiễm. Mặt khác, theo Unicef, 5 quốc gia có nguồn ô nhiễm nặng là
Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Ngoài ra, tại
Bangladesh có 15% nước sạch đạt chuẩn chia cho 1.2 triệu dân. Ở Ireland,
30% con sông bị ô nhiễm khi tần suất sử dụng nước ngày càng cao.

Đáng nói hơn, những con số trên chỉ thống kê đối với lượng nước bề mặt.
Lượng nước ngầm dưới bề mặt hiện rất khó để kiểm soát. Theo thống kê,
tại Hoa Kỳ có hơn 40% con sông bị ô nhiễm đáng báo động. 46% thủy sinh
ở đây không thể tồn tại được.

Tại Châu Á, lượng chì trong nước sông Châu Á cao hơn 20% so với các khu
vực khác. Mặt khác, chỉ số an toàn nước sinh hoạt vượt ngưỡng quy định.
Số lượng vi sinh vật tại đây cao gấp 3 lần so với số lượng trung bình trên
thế giới.

2.4 đặc điểm

1. Thành phần hóa học đa dạng: Nước thải từ ngành công nghiệp
thường chứa nhiều hợp chất hóa học đa dạng như kim loại
nặng, chất độc hại, hoá chất công nghiệp, và chất phản ứng từ
quá trình sản xuất.
2. Độ pH biến đổi: Nước thải từ nhà máy có thể có độ pH biến
động, từ axit đến kiềm, tùy thuộc vào quy trình sản xuất cũng
như loại hóa chất sử dụng trong quá trình đó.

3. Màu sắc và độ trong suốt: Nước thải từ nhà máy thường có


màu sắc đặc trưng, có thể là do chất hữu cơ hoặc các hợp chất
hóa học.

4. Mùi hôi khó chịu: Sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ và vi sinh
vật gây mùi khó chịu trong nước thải từ nhà máy.

5. Nhiệt độ cao: Nước thải từ các nhà máy sản xuất hoặc quá
trình công nghiệp thường có nhiệt độ cao do quá trình làm
nóng trong quá trình sản xuất.

6. Chứa chất rắn hòa tan và hạt nhỏ: Nước thải có thể chứa các
hạt rắn hò: Nước thải từ nhà máy có thể chứa các a tan như
bùn, đất, hay các hợp chất hữu cơ không tan.

7. Có thể chứa vi sinh vật gây bệnh: nước thải từ nhà máy có thể
chứa các vi sinh vật gây bệnh nếu không được xử lý hiệu quả,
đặc biệt là trong các ngành công nghiệp thực phẩm và y tế.

8. Chứa chất dinh dưỡng: Một số loại nước thải từ nhà máy có
thể chứa nhiều chất dinh dưỡng như nitrat và phosphat, có thể
gây ra tình trạng eutrophication (tăng lượng chất dinh dưỡng)
trong môi trường nước ngọt hoặc biển.

You might also like