You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

BÀI TẬP NHÓM


-Bài 2-

Nhóm 4
Môn học: Nhà nước và pháp luật đại cương
BÀI 2: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Chức năng bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam
- Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng
đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này
trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy, bảo vệ môi trường là
một trong những vấn đề quan trọng. Được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm
trong chiến lược phát triển chung. Về kinh tế xã hội trong giai đoạn công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

- Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động
thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công
tác bảo vệ và kiểm soát môi trường . Nếu không có một chính sách đúng đắn về
bảo vệ môi trường , nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài. Đồng
thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững.

=> Chức năng bảo vệ môi trường của nhà nước Việt Nam đóng vai trò quan
trọng trong việc định hình và thực thi các chính sách môi trường. Nhà nước
không chỉ ban hành luật pháp, chính sách kỹ thuật và xã hội, mà còn đảm bảo
sự tham gia của cả cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Qua việc giáo dục
và nâng cao nhận thức, nhà nước khuyến khích mọi người dân đóng góp vào
công cuộc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nhà nước cũng quản lý chặt chẽ
việc sử dụng tài nguyên, đồng thời áp dụng các biện pháp hành chính và kinh tế
để ngăn chặn và xử lý ô nhiễm, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Hợp tác quốc tế cũng là một phần không thể thiếu trong chức năng này, qua đó
Việt Nam cùng các quốc gia khác chia sẻ kinh nghiệm và hành động cùng nhau
vì một tương lai xanh cho thế giới.

II. Một số vấn đề về môi trường đáng quan tâm và những tác hại
tiêu cực mà nó ảnh hưởng cho xã hội.
1, Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị

- Trong những năm gần đây do quá trình đô thị hoá và do tác động của cơ chế
thị trường giá đất tăng cao nên nhiều ao hồ bị lấp dần để xây nhà và công trình
thậm chí có nơi không còn ao và đất trống nữa dẫn đến tình trạng thiếu rãnh thoát
nước, nước thải từ các hộ gia đình tràn chảy ra đường vì không có hệ thống thoát
nước điều này đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng nhiều chỗ bị ngập ngay
cả lúc trời không mưa có thể nói là “thiếu nước sạch thừa nước bẩn”.

- Nhiều nhà máy trước đây nằm ở ngoại thành nay do đô thị hoá đã lọt vào giữa
các đô thị với dân cư đông đúc gây ô nhiễm môi trường cho những người sống
xung quanh .

- Hơn nữa việc mở rộng không gian đô thị sẽ dần dần chiếm dụng đất nông
nghiệp, tài nguyên đất bị khai thác triệt để tỷ lệ cây xanh và mặt nước trong đô thị
bị giảm dẫn đến tình trạng thiếu ôxy không khí ngột ngạt, ô nhiễm. Bề mặt đất
thấm nước, thoát nước bị suy giảm dẫn đến tình trạng ngập úng ở nội thành cũng
như ngoại thành.Thực tế là tháng 8/2001 cả thành phố Hà Nội bị ngập trong nước
mưa vì nước không thoát được dẫn đến tình trạng ngập úng ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng trong thành phố .

- Không thể không kể đến một nguyên nhân đó là sự bùng nổ về phương tiện
giao thông cơ giới trong đô thị vượt quá khả năng chịu tải của hệ thống giao thông
gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ra nhiều khí bụi độc hại (NO,CO),tiếng
ồn gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn trầm trọng trong đô thị .

- Tốc độ đô thị hoá nhanh chóng làm tăng dòng người di cư từ nông thôn ra
thành thị làm tăng sức ép về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị . Một số dân cư
không tìm được chỗ ở và việc làm ổn định đã lấn chiếm đất công tạo thành các
xóm liều xóm bụi , nhà ổ chuột … với điều kiện môi trường rất kém mất vệ sinh …

- Do quá trình xây dựng phát triển kinh tế hiện nay các nhà máy công nghiệp ,
các ngành nghề sản xuất phụ phát triển nhanh ngày càng nhiều do đó mức độ ô
nhiễm ở những nơi có nhà máysản xuất công nghiệp, sản xuất ngành nghề phụ là
rất nghiêm trọng .

- Do ý thức của không ít cá nhân tổ chức về bảo vệ môi trường còn rất kém ,
đây chính là tồn tại khó khắc phục bởi đó là do ý thức kém

=> Nếu không có giải pháp kịp thời và tương xứng có thể dẫn đến tình
trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm, không bền vững và khó khắc
phục.

2, Một số vấn đề hiện hữu về môi trường ở Việt Nam hiện nay.
- Thiên nhiên nước ta ngoài bị ảnh hưởng tác động của chiến tranh trước đây,
hiện nay còn bị phá hoại bởi hoạt động vô ý thức, thái độ tùy tiện vô trách nhiệm,
thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Theo thống kê trước năm 1945, rừng bao phủ chiếm tỷ lệ 43,8%, hiện nay
chỉ còn hơn 28% (tức là dưới mức báo động 30%). Diện tích đất trồng trọt đang bị
xói mòn tăng mạnh lên khoảng 13,4 triệu ha. Nguyên nhân chính của tình trạng
này là do du canh du cư, khai thác gỗ vô tội vạ, mở mạng giao thông , xây dựng
thủy điện …chưa theo quy hoạch thống nhất. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất chưa
hợp lý, đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng đang là vấn đề nan giải
hiện nay. Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại
của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi
trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người
dân. Theo thống kê của Bộ tài nguyên Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 5400
làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1350 làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất
gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là những doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ nhìn chung lạc hậu, chưa đầu tư
thích đáng vào xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải.

- Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí thải
CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5
đến 2,5 lần. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề nan giải đối với các khu dân
cư.

- Bên cạnh đó, vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… chính
thức và tự do cũng đã và đang làm hủy hoại môi trường sinh thái. Việc sử dụng
mìn khai thác ở nhiều lĩnh vực đang làm phá hoại sự cân bằng về hệ sinh thái môi
trường.

⟹ Theo nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam hiện nay đang phải đương
đầu với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, xói mòn
đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới các hệ sinh
thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn gien. Thực trạng môi trường
này đi cùng với vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang đặt ra những
vấn đề nóng bỏng thách thức đối với sự phát triển nhanh và bền vững của
Việt nam trong thời gian tới (Việt Nam được đánh giá là một trong năm nước
chịu tác động mạnh nhất của vấn đề biến đổi khí hậu).
3, Các tác hại gây nên cho xã hội :
a) Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Các bệnh về đường hô hấp

+) Ô nhiễm không khí là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về
đường hô hấp. Không khí bị ô nhiễm có sự biến đổi lớn về thành phần. Trong đó
có chứa các loại bụi mịn/siêu mịn, khí SO₂, NO₂,... không phù hợp cho quá trình
hô hấp của con người.

+) Trẻ em và người già tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể làm giảm
chức năng của phổi, nhiễm trùng đường hô hấp hay năng hơn là hen suyễn.

- Dị ứng

+ Ô nhiễm môi trường có khả năng gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các loại
bệnh dị ứng, đặc biệt là những bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Dưới đây là một số
bệnh dị ứng phổ biến liên quan đến ô nhiễm môi trường:

 Dị ứng phấn hoa: Các hạt phấn hoa từ cây cỏ và hoa có thể gây ra các
triệu chứng như hắt hơi, ngứa mắt, và viêm mũi.
 Viêm mũi dị ứng: Phản ứng với các chất gây dị ứng trong không khí như
bụi mịn, khói, và các chất ô nhiễm khác, gây ra các triệu chứng như ngứa
mũi, chảy nước mũi, và nghẹt mũi.
 Hen phế quản: Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ phát triển
hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng hen suyễn, gây khó thở và ho.
 Viêm da cơ địa (eczema): Ô nhiễm không khí có thể kích thích hoặc làm
trầm trọng thêm các triệu chứng của eczema, bao gồm da khô, ngứa, và
nổi mẩn đỏ.
 Dị ứng mắt: Các chất ô nhiễm trong không khí có thể gây kích ứng và
viêm kết mạc, dẫn đến đỏ mắt và ngứa.

- Ung thư
+) Theo nghiên cứu, 75 - 80% các ca mắc ung thư đều có liên quan đến môi
trường sống và chỉ có 10% là do rối loạn bên trong cơ thể. Số liệu này chỉ ra rằng,
chính những thứ chúng ta có thể kiểm soát được đang gây hại đến sức khỏe, trong
đó có ô nhiễm môi trường.
+) Ung thư do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm: Nước chứa các kim loại
nặng, thuốc trừ sâu, nước bị ô nhiễm lâu ngày chứa Asen…. Nguyên nhân này gây
ra đến 90% ca ung thư tử vong tại Việt Nam.

+) Ô nhiễm không khí được nghiên cứu là có liên quan đến bệnh ung thư
vú.Các hạt bụi mịn, khí sulfat từ khói thải xe cùng với NO₂ là nguyên nhân làm
gia tăng ung thư phổi.

a) Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên


- Hiện tượng nóng lên toàn cầu
+) Làm tan chảy băng ở 2 cực, khiến nước biển tăng cao.
+) Biến đổi gây ra thiên tai: lũ lụt, bão, sa mạc hóa,...
+) Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật sống trên trái
đất.
- Một số loài động vật đối diện với nguy cơ bị tuyệt chủng
+) Thực tế đã chỉ ra rằng, dưới ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu cũng như
là một số các vấn đề về môi trường khác, nhiều loài động vật đứng trước ngu cơ
tuyệt chủng hoặc đã biến mất. Ví dụ: Gấu Bắc Cực, Tuần lộc, Cá Voi, Tê giác
Java, …

- Đất đai bị xói mòn


+) Xói mòn đất là hiện tượng đất dễ bị rửa trôi dưới tác dụng của nước, giói,
hoạt động khai thác. Hiện tượng này bắt nguồn từ hiện tượng ô nhiễm môi trường
đất. Ô nhiễm làm đất bị thay đổi cấu trúc dẫn đến xói mòn, rửa trôi các chất dinh
dưỡng trong đất khi có mưa lớn diễn ra.
a) Ảnh hưởng đến kinh tế
- Mất nguồn thu từ du lịch
Đối với một số quốc gia thì du lịch được xem là ngành kinh tế tỷ đô. Tuy
nhiên hậu quả của ô nhiễm môi trường đang trực tiếp gây ra những ảnh hưởng tiêu
cực đến nguồn thu này. Dưới đây là một số ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến
ngành du lịch:
+) Rác thải nhựa gây giảm mỹ quan du lịch.
+) Ô nhiễm nguồn nước gây mất mỹ quan tại những địa điểm du lịch
biển.

- Giảm sản lượng nông nghiệp

+) Giảm chất lượng đất cho nông nghiệp: Hiện tượng xói mòn, rửa trôi
chất dinh dưỡng trong đất, hạn hán, lũ lụt,... Từ đó làm mất đi khả năng trồng
trọt.
+ ) Thêm vào đó ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí làm ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng, giảm sản lượng, đột biến,...

III. Vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường
- Trong thế giới ngày nay, khi môi trường đang đối mặt với những thách thức to
lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, nước và đất, vai trò của nhà nước trong
việc bảo vệ môi trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà nước không chỉ là
người đặt ra các quy định và chính sách mà còn là người dẫn dắt cộng đồng, tổ
chức và cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Sự cam kết
và hành động của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường không chỉ thể hiện trách
nhiệm với công dân mà còn là một phần của nghĩa vụ quốc tế, góp phần vào nỗ lực
chung của cộng đồng quốc tế trong việc đối phó với các vấn đề môi trường toàn
cầu. Vai trò quan trọng ấy có thể được thể hiện qua một số các hành động sau:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường nghiêm túc.
Thực hiện tốt hoạt động này sẽ tránh được những trường hợp vì lợi ích cá nhân ,
lợi ích cục bộ , lợi ích trước mắt mà hủy hoại môi trường.

+ Xây dựng và sử dụng hệ thống pháp luật như công cụ đắc lực để thực
hiện vai trò của mình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ví dụ ‘Luật Bảo vệ môi
trường 2020’. Mục tiêu chung vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội cần được
thể chế hóa, pháp luật hóa và mọi chủ thể trong xã hội phải có trách nhiệm thi
hành. Đồng thời, căn cứ vào bộ luật chung này, Nhà nước xây dựng, hoàn
thiện và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý và bảo vệ từng thành phần
môi trường. Hệ thống các văn bản pháp luật và quy định chung đó trở thành
công cụ để các cấp chính quyền, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà
nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

+ Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phải có trách nhiệm
hướng dẫn các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các chủ thể kinh tế thực hiện những
quy định về quản lý môi trường, như lập báo cáo đánh giá, thẩm định tác động
môi trường, kê khai môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Đồng thời,
thông qua các cơ quan chức năng, Nhà nước thường xuyên giám sát, kiểm
tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm kịp
thời ngăn chặn những biểu hiệu vi phạm đến môi trường.

+ Thiết lập sự liên kết, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa cơ
quan chuyên trách với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến môi trường.
Sự quản lý nhà nước đối với môi trường, xét về mặt tổ chức được thực hiện
thông qua hệ thống các cơ quan chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương.
Và cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường với nhau.

b) Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn cho
các đội ngũ cán bộ, nhân viên có chức năng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về
môi trường. Việc xây dựng và tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác
quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường cho các địa phương, các ngành, các lĩnh
vực ở cơ sở là hết sức cần thiết vì bảo vệ môi trường có thành công hay không phụ
thuộc rất nhiều vào con người , cụ thể hơn là những người trực tiếp thực thi nhiệm
vụ này. Thay đổi công nghệ lạc hậu để giảm thiểu sự ảnh hưởng tới môi trường,
nghiên cứu công nghệ tiên tiến để phục vụ cho việc bảo vệ môi trường an toàn ,
xanh-sạch-đẹp.

+ Đầu tư kinh phí, xây dựng kế hoạch thay đổi và chuyển giao công
nghệ, ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm. Tại điều 5 Luật Bảo
vệ môi trường 2020 có nói như sau : Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho
bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân
sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và
yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm
vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

+ Điều chỉnh việc bảo vệ môi trường dựa trên cơ sở thay đổi công nghệ,
kỹ thuật là đặc biệt quan trọng, bởi nó là khâu mấu chốt để tiết kiệm tài nguyên,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Điều 7 , Luật Bảo vệ môi trường 2020 : Tăng
cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử
lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ
cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường
đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

+ Nhà nước cần có chính sách và cách tổ chức thực hiện phù hợp với
từng đối tượng nhà lãnh đạo, nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp và các tầng lớp
dân cư. Vì công việc cải thiện và bảo vệ môi trường có thành công hay không
phụ thuộc rất nhiều vào ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các nhà lãnh
đạo, các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Đây là công
việc đòi hỏi sự đầu tư lớn về sức người, sức của trong thời gian dài mới có
thể thay đổi được ý thức của toàn dân. Vì vậy, chỉ có Nhà nước mới đủ
tiềm lực để giải quyết vấn đề này.

IV. Các chính sách, luật pháp mà chính phủ đã ban hành nhằm
bảo vệ môi trường

- Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng nhanh
chóng về mức độ ô nhiễm và suy giảm môi trường, điều này đã đặt ra những thách
thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Đáp lại, chính phủ Việt Nam
đã ban hành một loạt các chính sách và luật pháp nhằm bảo vệ môi trường, từ việc
quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đến việc bảo tồn đa dạng sinh học
và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các chính sách này không chỉ nhấn
mạnh đến trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường mà còn khuyến
khích sự tham gia của mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, nhằm hướng tới một
tương lai xanh và bền vững cho thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. Dưới đây là
một số các chính sách và luật pháp cụ thể :

a) Các Luật pháp cho việc tổ chức và hoạt đổng bảo vệ môi trường ở Việt
Nam:

+ Luật Bảo vệ môi trường 2020 (số 72/2020/QH14)1: Luật này có hiệu lực
từ ngày 01/01/2022, tạo ra một khung pháp lý vững chắc cho các công cụ chính
sách bao gồm giấy phép môi trường, kinh tế tuần hoàn, mở rộng trách nhiệm của
nhà sản xuất và nhiều công cụ chính sách khác.

+ Luật Đa dạng sinh học năm 2008: Luật này quy định về bảo tồn và phát
triển bền vững đa dạng sinh học.

+ Luật Khoáng sản năm 2010 : Luật này điều chỉnh việc điều tra cơ bản địa
chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng
sản và quản lý nhà nước về khoáng sản.

+ Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 : Luật này quy định về quản lý, bảo
vệ, phát triển và sử dụng rừng, đề cập đến quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
+ Luật Tài nguyên nước 2012: Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, khai
thác, sử dụng tài nguyên nước và các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu
quả do nước gây ra.

+ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 : Luật này quy định
về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nêu chính sách, biện pháp thúc đẩy
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

+ Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 : Luật này quy định về đối tượng chịu
thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế và các quy định
khác liên quan đến thuế bảo vệ môi trường.

b) Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường:


+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình
và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện
pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng
văn hóa bảo vệ môi trường.
+Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng
sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
+ Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái,
chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
+ Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi
riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả
năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên
nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
+ Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân
đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi
trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
+ Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế,
xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao,
công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo
nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
+ Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá
nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật.
+ Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế
về bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ
quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch,
chương trình và dự án đầu tư.
+ Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây
dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát
triển kinh tế - xã hội.
+ Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
+ Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho
phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với
phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình
thực hiện các hoạt động phát triển.
+ Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình
đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
+ Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai,
minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản
lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái
chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
+ Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa,
lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi
từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường;
gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc
phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
+ Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an
ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

V. Kết luận
- Với sự khởi đầu của kỷ nguyên công nghiệp và hiện đại, việc bảo vệ môi
trường đã trở thành một ưu tiên hàng đầu cho Đảng và Nhà nước. Mặc dù vậy,
còn tồn tại những hạn chế trong quản lý tài nguyên và môi trường, cũng như
trong việc đối phó với biến đổi khí hậu; các quy định pháp luật và chính sách
chưa thực sự nhất quán; công tác thanh tra và giám sát cũng như xử lý các hành
vi vi phạm vẫn cần được thắt chặt hơn nữa. Công tác điều tra và quy hoạch tài
nguyên vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Quyền quản lý, khai thác và sử dụng
đất đai, khoáng sản, rừng và nguồn nước vẫn chưa thích ứng tốt với nền kinh tế
thị trường và chưa mang lại hiệu quả cao. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở các
lưu vực sông, vẫn đang được cải thiện một cách chậm rãi. Sự suy giảm về diện
tích và chất lượng của nhiều hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là rừng và đất ngập
nước, cũng như sự giảm sút của thảm thực vật biển, đang diễn ra. Nhiều loài
sinh vật và nguồn gen quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Việc
giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại vẫn còn gặp
nhiều khó khăn. Năng lực dự báo, nguồn lực và khả năng phòng chống thiên tai,
cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Các
vấn đề như ngập lụt ở các thành phố lớn, sạt lở ven biển và sông, cũng như xâm
nhập mặn, đang trở nên ngày càng phức tạp. Việc sử dụng năng lượng tái tạo
vẫn còn hạn chế. Theo khuyến nghị của Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp
Quốc, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện chính sách và pháp luật liên quan đến
môi trường để đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển bền vững.
-
Tài liệu tham khảo
1) Vai trò của nhà nước trong bảo vệ môi trường là gì? (luatsux.vn)

2) Công bố Báo cáo quốc gia “Chính sách môi trường ở Việt Nam"
(scp.gov.vn)

3) Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường (luatminhkhue.vn)

4) Tr 7-11 Tạp chí Dân chủ và Pháp luật cơ quan của Bộ tư pháp số 10 ( 283 )
Tháng 10 năm 2015.

You might also like