You are on page 1of 10

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Gần đây, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đang rầm rộ đưa tin về
hiện tượng cá chết hàng loạt ở các vùng biển duyên hải miền Trung. Điều này dẫn tới
nhiều lo ngại trong dân chúng về cuộc sống ngày càng kém chất lượng hơn.
- Cá chết hàng loạt không chỉ tạo nên cảnh cực khổ nhọc nhằn với miếng cơm manh áo
của dân chài miền Trung quanh năm bám biển mà còn nữa là câu chuyện làm sao để
giữ cảnh quan thiên nhiên dưới tay “tử thần” khi mà biển biến thành “biển đen”, “biển
chết” vì ô nhiễm ngày càng thêm nặng nề.
Thân bài
a. Giải thích vấn đề
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ
thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh
chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi
trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh
vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người.
b. Thực trạng
– Hiện nay, việc cá chết hàng loạt ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
mỗi ngày lại thêm những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân vẫn chưa được công khai
chính thức trong dư luận vì vậy sự hoang mang của xã hội ngày càng tăng dần lên.
Dẫn chứng
Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La
(Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ
Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này.
Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.
– Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy
và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.

Dẫn chứng
10 tấn rác thải “tấn công” vịnh Nha Trang mỗi ngày.
Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ
yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven bờ biển. Từ ngày 2 - 3, hơn 50ha nghêu thương
phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết rạt đến gần 90%

1
chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết
theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.
c. Nguyên nhân
– Do ý thức kém của con người.
– Do hiện tượng cực đoan của xã hội.
– Sự quản lí của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí.
d. Hậu quả
– Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
– Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản, du lịch biển.
Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang
mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô
nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch.
– Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.
e. Giải pháp
– Nâng cao ý thức con người.
– Tăng cường sự quản lí của nhà nước.
– Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải …
hiện nay.
Kết bài
– Hiện tượng cá chết vẫn đang đặt ra cho xã hội những bài toán khó để.
– Để khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, du lịch biển cần sự tham chống ô
nhiễm biển cần sự tham gia của các cấp, các ngành và mọi thành phần của xã hội.
Đề bài 2: Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn
ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc
môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải
suy nghĩ…
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên
ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức
báo động.
Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa
có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải
rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp
ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường… Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ
thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc
2
xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm
bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông
bị ô nhiểm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh.
Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là
các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi
trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính
quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô
nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường
cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều… Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi
trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù
trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần
lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa
thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các
doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi
phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó,
chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp
tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và
quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu
tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công
nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng
lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu
thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu
không khí.
Điều này đã để lại hậu quả gì?
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình
như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư
mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm
Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh
liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể
tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được
của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến
mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần
tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng
màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy
trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc
quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh
hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều…
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng
những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt
thật
3
nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi
trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý
thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi
giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã…Đưa
những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học,
giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc
phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống.
Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong
trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng,
làm sạch bãi biển…
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi
người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần
chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh,
sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về
môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Đề bài 3: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị
về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn
đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu
dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là
vẫn đề đáng báo động. Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại, cần nhanh chóng khắc
phục.
Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường sống của con người là một khái
niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình,
địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,… Môi trường xã hội là tổng thể các mối
quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng
luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,…
Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng. Ô nhiễm nguồn không
khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng
lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ
khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm
nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu
nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các
nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,… Ô
nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác
thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện.
Từ cách hiểu trên ta thấy ô nhiễm môi trường có nhiều tác hại. Có rất nhiều ví dụ về ô
nhiễm môi trường trong những năm gần đây. Theo ước tính của những nhà khí tượng
thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn
bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung
đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất
của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng
4
đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúalớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như
ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao
những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân Việt Nam.
Qua các ví dụ trên ta thấy, ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người.
Đối với sức khỏe con người: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong
đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm
họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu
do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm
trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái:
lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất
bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng
mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài động vật có
thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa
phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các
phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần
lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức
của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng
đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng. Vì lợi nhuận kinh tế
trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường,
nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh
hoạt không phân huỷ được,… Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất
hạn chế… Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường… Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi
trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù
trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo
vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm
hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn
đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản
lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả,… chưa có hình
thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là
biết mà làm ngơ.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để
ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô
nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và
tổ chức vi phạm. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở,
tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có
những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa
bãi. Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, chúng
ta thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái Đất”.Đó cũng là một trong những
hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Và chúng ta cần phải thực hiện các
giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô
nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người.
Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm
trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự

5
sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây
dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.
Đề bài 4: Hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nước ta và quê mình
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia
tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả
rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý
thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay nước ta có một hiện
tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh
đường phố. Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây
là gây ô nhiễm môi trường.
Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến
nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo,
người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước
suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Tuy
vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư không có gì áy náy. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao
su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ
khác.
Không chỉ với những nơi công cộng, ở một số khu phố, con đường có đặt bảng khu phố
văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan, rác rưởi ngập đầy khắp lối đi, mùi hôi khó chịu
bốc lên suốt ngày . Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở
các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý
thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném
xuống hồ,ao, sông rạch và ra đường.Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất
cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị
tắt nghẽn.
Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên
sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò
xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm
gội, giặc giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào
một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ
thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của
mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi.
Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn.Phải chăng dọn dẹp
sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?
Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết,
không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình. Điều này, mỗi
chúng ta cần suy nghĩ lại.Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập
tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ
sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng
họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?
Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe
tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên
niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp, hiện đại. Không ở đâu xa, ngay trong thành
phố của chúng ta – nơi con sông Đồng Nai chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn.

6
Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông, cụ bà và cả các
thanh thiếu niên trong khu vực. Mọi người đến để thư giãn, hóng mát nhưng nhìn
xuống dòng nước ven bờ, nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ
xuống, bao ni lông bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm, mất mĩ quan cả dòng
sông.
Còn đối với những ghế đá vô tội vạ bị những người vô ý thức trét bã kẹo cao su, khi có
một người nào đó vô tình ngổi lên thì việc gì sẽ xảy ra? Bã kẹo sẽ dính chặt vào quần
áo của người đó không những làm bẩn quần áo mà còn gây sự khó chịu. Và sẽ ra sao
khi người ngồi trên ghế đá kia có một cuộc hẹn quan trọng? Bạn thấy đó, chỉ cần có
một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người khác.
Ngày nay, đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một
khu phố văn hóa. Thế nhưng, được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi
khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường. Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa
mai mình, tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố. Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận
lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi. Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn
bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao? Một con đường đang
sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá. Chúng vương vãi khắp nơi gây ùn tắc
giao thông. Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây
đau thương cho nhiều gia đình. Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác
súc vật nữa.
Như đã kể ở trên, xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi. Thịt của chúng dần phân hủy
kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua.
Tệ hại hơn, đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H 5N1, một số người dân khi
thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác
chúng xuống hồ, ao. Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy
mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước
từ các ao, hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gia đình.
Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng. Những đồ ăn dư
thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước. Chúng khiến cho cống không thoát
được nước. Vào những ngày mưa lớn, do hệ thống cống thoát nước không hoạt động
hiệu quả, nước tràn khắp đường phố, cản trở giao thông. Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược
vào nhà. Nhìn cảnh tượng ấy, em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất.
Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất
nhiều. Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo, vỏ bánh. Điều đó làm
phiền lòng rất nhiều thầy cô. Làm sao các thầy, các cô có thể toàn tâm dạy học trong
một phòng học toàn rác bẩn như vậy. Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác,
dọn vệ sinh lớp. Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời
gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp. Thật tai hại làm sao!
Ngày hôm nay, vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều. Nước ta đã là một thành viên của tổ
chức thương mại thế giới WTO. Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh
APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến.
Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông. Mọi người được giới thiệu
về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện. Nhưng khi nhìn thấy những

7
sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng? Hay đó là một cách
nhìn khác, cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam.
Có lần em đi trên đường và nhìn thấy một đoàn khách du lịch nước ngoài. Khi đi ngang
qua một ngôi trường, nhìn thấy những tờ quảng cáo của các nhóm gia sư bị ném vương
vãi đầy rẫy trước cổng trường, họ lắc đầu và đi về phía khác. Vừa đi, những người
khách vừa trò chuyện. Và từ xa, em thoáng nghe được một câu nói bằng tiếng Anh của
một trong số họ: “Người Việt Nam là thế sao?” Chỉ là một lời nói nhưng đối với em sao
thật nặng nề, thật xấu hổ. Lúc đó em đã nghĩ rằng phải chi những tờ bướm kia không
được phát một cách bừa bãi, cổng trường không còn rác thì chắc những vị khách trên đã
không nói như vậy.
Chưa bao giờ, ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như
ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo
nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi. Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng
dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ. Điều đáng suy nghĩ là ở
chỗ phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân
từ con người, từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa
bãi.
Nói cách khác, những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh, thể hiện
hành vi vô văn hóa, gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh, tốn kém tiền của trong việc
thu gom và xử lý, khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên
nhân bắt nguồn từ con người. Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống
lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu.
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai. Những
nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ
ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận
và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi,
phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày,
các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch
đẹp.
Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn
với công việc của mình và không một ai có đủ thời gianđể đi nhắc nhở từng người một.
Không được nhắc nhở, con người ta lại quay về với thói quen trước kia. Nguyên nhân
cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt. Họ không nhận thức
được rằng hành vi của mình là vô ý thức, phản văn hóa, văn minh, phá hoại môi trường
sống.
Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường
sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các
phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi
trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và
học hòi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái
độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp.

8
Mặt khác, nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức
cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra
đường là đã bị phạt tiền rất nặng. Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị
đánh giữa đường. Còn ở Việt Nam thì sao ? Những người vô ý thức vẫn ung dung như
không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi, nhẹ nhàng chưa đủ sức
răn đe.
Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày càng được
nâng cao cách nghĩ. Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh, tiến độ ứng xử có
văn hóa. Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đường phố xanh – sạch –
đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp. Điều
đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình
và người khác. Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn. Mỗi nhà đều phải
gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến
nơi quy định để xử lý. Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ
sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng.
Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song
với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt. Một nhóm

bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi
biển, một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát, làm giảm đi sự
nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho
ta noi theo. Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại. Hãy làm việc gì đó
trước khi quá muộn. Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng
của mỗi người và toàn xã hội.
Ngay từ bây giờ, ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người. Bằng nhiểu hình
thức như áp phích, panô,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình,
những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai, tận
mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân.
Hơn nữa, đối với những người ương bướng, cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích
đáng. Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức, tàn phá môi trường nghiêm
trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên.
Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao. Và có
lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh
hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài.
Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào, người thân không ốm
đau, láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà
còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng. Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống, nếp nghĩ như thế. Hãy
khắc phục nó bằng mọi cách có thể. Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp, giữ gìn
vệ sinh ở bất kì nơi đâu, trong nhà hay ngoài ngõ, trên cạn hay dưới sông để tạo môi
trường sống trong lành cho cả mình và mọi người, để có điều kiện cống hiến nhiều nhất
cho đất nước.
Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay, làm thế nào để vươn ra biển lớn, để hòa nhập
cùng với bạn nè ở bốn phương. Thiết nghĩ, cần nhất là một gương mặt một diện mạo
mới của đất nước. Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là
các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái. Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con
9
mắt của mọi người, đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây
ảnh hưởng đến mọi người. Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho
cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp:
“Mình vì mọi người, mọi người vì mình”
Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng, đổ nước thải sinh hoạt
xuống cống, rãnh là những hành động xấu, đáng chê trách. Chúng gây những hậu quả
nghiêm trọng cho mọi người. Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải
nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó. Riêng với chúng em – những học sinh – người
chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình, điều chỉnh
những hành vi của mình thật đúng đắn.
Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên, chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường, tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo. Hi vọng rằng với việc làm nhỏ
đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch –
đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.

10

You might also like