You are on page 1of 8

Vấn đề : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

KHÁI NIỆM
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý-hoá học-sinh học
của nước.Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với
con người và sinh vật. Làm giảm sự da dạng sinh vật.

sự ô nhiễm này xuất hiện ở hầu hết các nguồn nước trong tự nhiên:

nước ngầm, ao, hồ, sông, suối, đường nước sinh hoạt

Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen,
màu nâu đỏ,...), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi
bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết.

THỰC TRẠNG
Hơn 80 quốc gia, đại diện cho 40% dân số thế giới, đang trải qua
tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
• UNEP: "Có tới 60% các nguồn nước sông thuốc châu Á, châu Phi, châu Âu đang bị ô nhiễm
nặng nề"
• Mỹ: 40% các con sông tại Hoa Kỳ đang bị ô nhiễm đáng báo động. 46% nước hồ ở đây thủy sinh
không thể tồn tại được.
• UNICEF công bố rằng: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam là 5 quốc gia
có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất ở thời điểm hiện tại.

Ở Việt Nam
-Tại Việt Nam có khoảng 17 triệu dân chưa tiếp cận được nước sạch (báo cáo mới nhất của viện
Y học lao động và Vệ sinh môi trường). Họ phải sử dụng các nguồn nước ô nhiễm từ nước mưa,
nước giếng khoan, và nước máy lọc chưa đảm bảo an toàn.
• Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm
nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng
rất nghiêm trọng.
• Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra
mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước
khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm,
Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ).
• Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp
Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm.

Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi
ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại
trừ.
các vùng nông thôn việc xử lý chất thải còn chưa được chú trọng khi mà các nhà máy xử lý
nước hay xử lý rác còn chưa nhiều. Rác thãi môi trường, xác thực vật hay nước thải sinh hoạt sản
xuất vẫn còn tình trạng xả thẳng ra môi trường khiến chúng ngấm vào mạch nước ngầm hay rửa
trôi ra ao hồ sông suối làm tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng.

Theo Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn trung bình mỗi năm có đến 9.000 người
chết do sử dụng nguồn nước bẩn, hơn 20.000 người mắc ung thư mới mỗi năm. Khoàng 21% dân
số đang sử dụng nước bị nhiễm Asen.

Theo TS Quách Thị Xuân - Giám đốc trung tâm tư vấn phát triển bền vững Đà Nẵng:"19.000 tấn
rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó trung bình mỗi người trong số chúng ta đóng góp
đến 1,2kg rác/ngày"

Theo WHO ở Việt Nam có 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do sử dụng nguồn nước
không đảm bảo và vệ sinh kém, 44% trẻ bị nhiễm giun.

VD:

-Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đứng đầu danh sách đáng xấu hổ này
vì là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất tại Việt Nam trong nhiều năm qua, gây ô
nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực miền Trung từ
Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.(2016)

Sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trưởng, trong đó chịu ảnh hưởng
nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh
hoạt của ngư dân.

Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại ven biển bốn tỉnh miền
Trung được xác định do công ty Formosa gây ra trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà
máy, đã có những vi phạm và để xảy ra sự cố, dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua
chưa được xử lý đạt chuẩn xả ra môi trường.

Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ, nhân dân và bồi thường 500 triệu
USD.

-Vụ gây ô nhiễm môi trường trên sông Bưởi (Thanh Hóa) xảy ra từ tháng 3 và 4-2016 do nhà
máy mía đường Hòa Bình (Hòa Bình) ở thượng nguồn sông Bưởi xả nước thải chưa qua xử lý ra
môi trường, gây ô nhiễm hạ lưu sông Bưởi, làm cá sông và cá nuôi lồng bè chết hàng loạt ở
huyện Thạch Thành (Thanh Hóa).

Nước thải của nhà máy đã làm nước sông Bưởi ô nhiễm, đổi màu đục, nổi bọt và bốc mùi hôi
thối. Nguồn nước sông ô nhiễm đã đe dọa đến nguồn nước sinh hoạt của người dân 15 xã huyện
Thạch Thành (Thanh Hóa).

Nhà máy mía đường Hòa Bình cũng đã nhận trách nhiệm và bồi thường 1,4 tỉ đồng cho người
dân khu vực chịu thiệt hại.
NGUYÊN NHÂN
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số
Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Khi con người ngày
càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống,
sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó, con người với một
loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường
nước nói riêng. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo
của bài viết.

Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt


Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa
trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất
nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá
nhiều đồ nhựa của con người.

Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm trở lại đây,
nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản đồ đạc. Xu hướng sống
xanh và bảo vệ môi trường năm 2021 cũng như việc giữ gìn sức khỏe của công đồng được đề cao
hơn bao giờ hết.

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế


Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả
nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu.

Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng
các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ sở này không có phương hướng
rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường.

Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên


Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,… là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước
trên trái đất. Chắc hẳn điều này ai trong chúng ta cũng đều cảm nhận được.

Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật chết cũng ảnh
hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên. Cụ thể như: Ao, hồ, sông, suối, nguồn nước ngầm,
nước mưa và cả nước biển nữa cũng đều bị ảnh hưởng.

Có thể nói đây là một trong 7 nguyên nhân ô nhiễm nước quan trọng nhất!

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp


Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, các loại thức ăn thừa không qua xử lý, phân và
nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất.

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người sân sử dụng các hóa chất bảo vệ
thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố
gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư.
Thậm chí, một số bà con nông dân còn sử dụng những loại hóa chất bị cấm như thuốc trừ sâu
Monitor, Thiodol,… điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nước mà còn vô cùng độc hại cho
người sử dụng, nhất là khi không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động.

Ngoài ra, việc cất giữ, bảo quản thuốc không đúng cách, bày ở khắp nơi trong nhà cũng khiến
nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Hoặc, việc vứt bỏ các vỏ chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật
sau khi sử dụng bừa bãi xuống bờ ruộng, kênh rạch cũng là yếu tố nguy cơ.

Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp
Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ,
sông suối mà chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường nước điển hình nhất.

Trong nước thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước là Cl-, SO4 2-,
PO43, Na+, K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như Hg, Pb, Cd, As, Sb,
Cr, F… chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng có
hại.
Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân ở khía cạnh công nghiệp còn do sự nhận thức, ý thức
trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, một số cơ quan, tổ chức và cộng động dân cư
còn hạn chế, chỉ chú trọng vào lợi ích kinh tế trong khi xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường xung
quanh, vì thế tình trạng nước nhiễm bẩn là điều đương nhiên.

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa


Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước được đề cập trong bài viết, không thể không kể
đến yếu tố đô thị hóa. Sự đô thị hóa là quá trình tất yếu của phát triển xã hội. Bất cứ quốc gia nào
trên con đường phát triển cũng phải trải qua và sống chung với điều này.

Đất đai quy hoạch thành chung cư, tòa nhà cao ốc, cây cối bị chặt để xây nhà, xây đường, cầu
vượt. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã tháo gỡ bộ mặt của tự nhiên và thay vào đó là sự sầm
uất, biểu hiện của cuộc sống hiện đại, của kinh tế phát triển. 

Đô thị hóa là cần thiết nhưng ý thức của người sống trong đô thị cũng cần văn minh như chính
những gì mà họ tạo dựng. Việc tiêu thụ quá nhiều, xả rác bừa bãi và không có ý thức với môi
trường sẽ dần hủy hoại cuộc sống của chính con người. 

Tóm lại, ô nhiễm nguồn nước không còn là vấn đề mới nhưng chưa giờ cũ. Chúng ta vừa trải qua
năm đầu tiên của thập niên mới 2020 với những biến động khôn lường từ dịch bệnh, thiên tai.

Những điều mà tự nhiên ban trả lại con người không phải ngẫu nhiên mà chính hệ quả khó tránh
khỏi của việc khai thác, tiêu thụ quá mức mà không biết gây dựng. Ý thức trách nhiệm bảo vệ
môi trường nói chung, bảo vệ nguồn nước nói riêng là điều cấp bách và duy nhất để con người
cải thiện chất lượng cuộc sống.  

HẬU QUẢ
Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng được xả ra ao, hồ, sông
suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo hướng ngày
một tồi tệ hơn.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những
sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ
không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái
dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.

Tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với thực vật
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước mà một trong những tác hại của ô nhiễm
nước còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn.

Cụ thể, dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc,
chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật bị chất hàng loạt, đất
đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn.

Ô nhiễm nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước là làm biến đổi chất lượng nguồn nước, bao gồm cả
nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Điều này khiến nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày, vệ
sinh cá nhất, phục vụ nông nghiệp và công nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm. Đây chính là
một thảm họa vô cùng lớn đối với toàn thể nhân loại.

Ô nhiễm nước ảnh hưởng tới sức khỏe con người và các sinh vật dưới nước

Khi nguồn nước ở sống sinh sống bị ô nhiễm thì chắc chắn sẽ khiến con người mắc nhiều căn
bệnh nghiêm trọng. Đây có thể xem là hậu quả đáng chú ý được quan tâm nhiều nhất.

Trong nước bị ô nhiễm có chứa nhiều các vi khuẩn, vi rút như E.coli, viêm gan B, vi khuẩn
Shigella.... Chúng đi vào cơ thể con người thông qua hình thức tắm rửa, ăn uống, vệ sinh rửa ráy
hàng ngày. Ngoài ra nguồn nước còn bị nhiễm chì, asen, các chất độc hại từ các nhà máy , khu
công nghiệp thải vào nguồn nước khiến con người có nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bại liệt, sảy
thai, viêm màng kết, tiêu chảy, viêm gan, tim mạch,…

Ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất của việc ô nhiễm nguồn nước chính là hình ảnh các sinh vật dưới
nước chết hàng loạt. Vì nước được xem như là môi trường sống của các loài thủy hải sản. Nên
cũng giống như con người, khi môi trường bị ô nhiễm, chúng sẽ không thể phát triển hoặc chết.

Ô nhiễm nước Ảnh hưởng tới đời sống và kinh tế

Tác hại mà ô nhiễm nguồn nước gây ra cho nền kinh tế là không hề nhỏ. Hàng năm, nhà nước
phải bỏ một khoản chi phí lớn để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Ngoài ra, ô nhiễm nước còn ảnh
hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh tế như:

Con người khi bị ảnh hưởng tới sức khỏe do nguồn nước bị ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng tới năng
suất lao động, làm giảm hiệu quả kinh tế.
Gây hư hại các thiết bị sản xuất công nghiệp khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. Đặc biệt các
ngành công nghiệp phải sử dụng lò hơi để cung cấp nhiệt khi dùng nguồn nước bị ô nhiễm có thể
bị cáu cặn, tắc đường ống dẫn đến tình trạng cháy nổ

Nguồn nước nuôi thủy, hải sản bị ô nhiễm khiến cho vật nuôi kém phát triển thậm trí gây ngộ
độc và chết hàng loại gây ra những thiệt hại lớn cho người dân

Trong nông nghiệp, sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tưới tiêu cũng khiến cây trồng kém phát
triển, giảm năng suất. Khảo sát tại các vùng nông thôn cho thấy ngày càng có nhiều đất nông
nghiệp bị bỏ hoang do năng suất thấp mà nguyên nhân chính cũng đến từ việc nguồn nước tiêu bị
ô nhiễm nặng nề.

Khi chúng ta tốn quá nhiều tiền và thời gian để trị bệnh tật do ô nhiễm môi trường nước gây ra
cũng khiến kinh tế ngày càng khó khăn hơn.

GIẢI PHÁP
Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm 
Huy động nguồn lực xử lý những nơi có rác thải gây ô nhiễm: sông, hồ, biển,...

Thay đổi nơi tập kết rác thải, nước thải tránh tác động trực tiếp tới nguồn nước sạch và nước sinh
hoạt.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng
sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng
lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc
hại.

VD:

Hà Nội Xanh là dự án được hai bạn trẻ Nguyễn Tiến Huy và Lê Minh Hiếu thành lập. Sinh sống
và làm việc tại Hà Nội, hai chàng trai nhận biết được mức độ ô nhiễm ở trên các dòng sông,
mương. Từ đó, họ nhen nhóm lên ý định thành lập nhóm với mong muốn đóng góp một chút
công sức của bản thân để bảo vệ môi trường, làm đẹp cho Thủ đô.

Thành lập từ tháng 12 năm 2022, nhóm ban đầu chỉ có 2 thành viên nhưng sau quá trình thực
hiện video, clip và đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội, nhóm đã được nhiều bạn trẻ quan tâm
và biết đến. Hiện tại, số lượng thành viên của nhóm tăng lên con số 170 thành viên. Đa số là các
bạn học sinh, sinh viên đang đi học, vừa ra trường mới đi làm tranh thủ thời gian rảnh để hỗ trợ
nhóm.

Công việc dọn rác được tranh thủ vào những thời gian rảnh của các thành viên trong nhóm. Thời
gian hoạt động dọn rác của các ngày trong tuần sẽ là khoảng từ 13h đến 17h chiều, còn cuối tuần
sẽ là từ 9h sáng cho đến chiều. Sau mỗi buổi lao động nhóm bạn trẻ thu về được 400kg rác thải.
Nhiều phế thải như túi nilon, nệm, quần áo, bàn thờ, lâu không dọn, nằm sâu dưới bùn, nhóm
phải mất rất nhiều công sức mới kéo lên được.
Sau 3 tháng hoạt động, những đoạn sông ô nhiễm mà nhóm đã đi qua thu về chuyển biến tích
cực. Nhóm cho biết cách đây tầm 2-3 hôm đã thực hiện đi khảo sát lại các khu vực đã làm dự án,
hiện tình trạng rác thải trôi trên các dòng sông đã giảm rất nhiều. Người dân dần ý thức hơn,
không còn vứt rác bừa bãi xuống dưới sông. Bên cạnh đó, cơ quan được giao trách nhiệm bảo vệ
những dòng sông ấy cũng có những biến chuyển mới. Đây là nguồn động lực rất lớn để nhóm
tiếp tục triển khai các dự án bảo vệ môi trường.

Chia sẻ về dự án 6 tháng đầu năm 2023, nhóm cho biết sẽ tiếp tục dọn dẹp ở những con kênh,
rạch ở khắp Thủ đô Hà Nội. Bên cạnh đó, nhóm sẽ bổ sung thêm kế hoạch tuyên truyền người
dân phân loại rác vô cơ và hữu cơ. Tại những nơi ô nhiễm hay địa điểm người dân thường xuyên
vứt trộm rác, nhóm sẽ cho đặt các thùng rác công cộng để hạn chế lượng rác thải vứt xuống sông.
Trong tương lai, nhóm mong muốn nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của người dân và cơ
quan ban ngành có liên quan để giúp nhóm có thể thực hiện tốt các dự án đã đề ra.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường
Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục đã đề cập, có rất nhiều yếu
tố nhưng mấu chốt vẫn là ý thức cá nhân, tập thể, tổ chức. Do đó, để khắc phục ý thức của người
dân, cần có những biện pháp răn đe kịp thời mới thực sự hiệu quả.

Phương pháp, cách làm phải thực sự nghiêm túc, công bằng và hiệu quả. Tránh hiện tượng bao
che, xúi giục đối với những hành động sai trái. Chính vì vậy hệ thống pháp luật là yếu tố nòng
cốt của mọi vấn đề.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột
xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi
trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời,
triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân.

Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông
nghiệp.
Để làm được điều này cần có sự kết hợp của 3 hệ thống đó là: Nhà nước, doanh nghiệp và người
dân. Nhà nước là người đầu tư, doanh nghiệp là đơn vị thi công và người dân là người sử dụng

• Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên
ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả.
• Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt
chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
hiệu quả hơn.
• Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp
phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.
• Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng
cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.

Ví dụ: có thể làm phân bón vi sinh từ các cây rau củ quả thừa, lá cây tươi, cỏ vụn xén, cỏ tươi, bã
cà phê, bã đậu, vỏ đậu phộng…
làm thuốc trừ sâu từ ớt, để giảm lượng thuốc sâu dư thừa ngấm vào nước ngầm

Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người
dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch,
đẹp chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm.

Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân
Đây có thể coi là yếu tố quyết định tới việc cải thiện và bảo vệ nguồn nước trong tự nhiên. Đa số
người dân đều cho rằng việc thiếu ý thức với môi trường mình làm chỉ là "muối bỏ biển" và tác
động rất nhỏ đến môi trường.

Tuy nhiên, có một bài toán mà thực tế chúng ta đang phải đối mặt, đó là tình trạng rác thải nhựa
khổng lồ trên biển là một minh chứng sống. Mọi quy tụ rác thải đều đổ về biển, đại dương, ảnh
hưởng trực tiếp tới môi trường và các sinh vật biển. 

Vì vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then
chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó, thay đổi thói quen đó thì mọi vấn
đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo
dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động
đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi.

Trong thời buổi mạng xã hội phát triển, cũng như nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người
tăng cao. Giải pháp nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn là gửi gắm những thông điệp bảo vệ môi trường
vào những hình ảnh, thước phim hay chính những sản phẩm con người thường tiêu dùng để nâng
cao ý thức trách nghiệm của con người.

Ví dụ: các tài khoản tiktok: Khát vọng xanh, Sài Gòn xanh, áp dụng nền tảng mạng xã hội giới
trẻ yêu thích, tuyên truyền những hình ảnh và hành động dọn dẹp các con sông, kênh rạch bị ô
nhiễm bởi rác thải nặng nề của 1 nhóm người tình nguyện

Ví dụ về kiến trúc: Công trình xanh

TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ (CUWC)

sử dụng hệ thống lưu trữ và tái sử dụng nước mưa

=> sẽ giảm thiểu lấy nguồn nước ô nhiễm từ đất, sông

You might also like