You are on page 1of 5

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

I/ Khái niệm
1/ Định nghĩa
- Môi trường nước: là môi trường mà trong đó những cá thể tồn tại, sinh
sống và tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước. Có
thể bao quát trong một khu vực rộng lớn hoặc nhỏ. Ví dụ: sông, hồ, biển,
….
- Ô nhiễm môi trường nước: Là sự biến đổi nói chung do con người đối với
chất lượng nước, làm thay đổi thành phần tính chất của nước bởi sự có
mặt của chất độc hại vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật.

Nguồn: http://climatejusticeonline.org/
2/ Phân loại
2.1/ Theo bản chất tác nhân gây ô nhiễm:

Ô nhiễm vô cơ Ô nhiễm hữu cơ


1
Ô nhiễm do chất lơ lửng không tan Ô nhiễm vi sinh vật
sdsmfslf

Ô nhiễm phóng xạ

2.2/ Theo vị trí không gian: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô nhiễm
mặt, ô nhiễm nước ngầm.

2
2.3/ Theo phạm vi thải vào môi trường nước: ô nhiễm do nguồn điểm và nguồn
diện
- Khi ô nhiễm bắt nguồn từ một nguồn duy nhất, nó được gọi là ô nhiễm nguồn
điểm
- Ô nhiễm nguồn diện là: nguồn thải chất ô nhiễm vào môi trường, có tính chất
phân tán, không có vị trí xác định.
II/ Thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam
- Chất lượng nguồn nước được thống kê ở một số tỉnh như sau:

- Ô nhiễm nước do các sự cố gây ra:


+ Sự cố xả dầu trên sông Đà năm 2019: Ngày 10/10/2019 khi người dân 8
quận, huyện ở Hà Nội phản ánh việc nước sinh hoạt do Viwasupco cung
cấp có mùi dầu thải khó chịu. Cơ quan chức năng đã xác minh sự việc bắt

3
đầu từ việc có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm tại khu vực đầu nguồn
thuộc xóm Mon, xã Phúc Tiến, huyện Kì Sơn, Hòa Bình cách nhà
máynuowcs mặt sông Đà 5km. Dầu thải tràn từ mặt đường xuống khe
suối và chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lí nước và phân phối đến
người dân.
- Tình trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam:
+ Theo Unicef cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang
đứng TOP 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia,Thái Lan có
lượng rác thải đổ ra sông, ra biển nhiều nhất thế giới hiện nay.

+ Ở Việt Nam tại các khu công nghiệp có hàng trăm đơn vị sản xuất lớn
nhỏ, hàng tấn nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường
ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã
thâm nhập vào nguồn nước.

+ Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm
do việc đổi dòng phục vụ các công trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên
sông Ba vào mùa khô). Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là
nguồn ô nhiễm nước mặt chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt.
Sông Đồng Nai khu vực thượng lưu sông chất lượng nước tương đối tốt
nhưng khu vực hạ lưu (đoạn qua TP. Biên Hòa) nước sông đã bị ô nhiễm.

+ Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long nước thải nông nghiệp lớn
nhất nước (70% lượng phân bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào môi
trường nước). Vì vậy chất lượng nước sông Tiền và sông Hậu đã có dấu
hiệu ô nhiễm hữu cơ (mức độ ô nhiễm sông Tiền cao hơn sông Hậu).
Sông Vàm Cỏ bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố: Hoạt động sản xuất từ nhà
máy, khu dân cư tập trung. Sông Vàm Cỏ Đông có mức độ ô nhiễm cao
hơn sông Vàm Cỏ Tây.

 Thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường trung


bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước
và điều kiện vệ sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư
mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn
nước ô nhiễm.

- Đối với nguồn nước ngầm: Hiện tượng ô nhiễm kim loại nặng và amoni
trong nước dưới đất đã ghi nhận ở hầu hết các địa phương có lượng khai
thác, sử dụng nước dưới đất lớn như khu vực phía Bắc ( Hà Nội, Vĩnh
Phúc, Hà Nam,..) và phía Nam( Long An, Đồng Nai, Bình Dương,…)

4
5

You might also like