You are on page 1of 182

DỊCH TỄ HỌC CỦA NƯỚC VÀ

ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM NƯỚC

ThS.BS. Huỳnh Thị Ngọc Hai


Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
MỤC TIÊU
1. Các nguồn nước trong tự nhiên

2. Vai trò của nước trong đời sống con người

3. Tính chất của nước

4. Định nghĩa ô nhiễm nước. Dịch tễ học của nước. Nguồn gốc ô
nhiễm nước

5. Một số tác nhân chính và thông số đánh giá chất lượng nước
theo QCVN 01-1:2018/BYT

6. Các bệnh liên quan đến nước

7. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm nước


CÁC NGUỒN NƯỚC TRONG
TỰ NHIÊN

3
TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Trái đất có diện tích


khoảng 510 triệu km2
29%
71%
TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Nước chiếm
71% trên bề
mặt Trái đất
TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Nhưng chỉ có khoảng


0,3% nước được dùng
cho hoạt động sản xuất
và sinh hoạt của con
người
TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Chu trình nước trong thiên nhiên trải qua các dạng:
Mưa – Dòng chảy – Thấm - Bốc hơi – Ngưng tụ - Mưa
CÁC NGUỒN NƯỚC TRONG THIÊN NHIÊN
Trong thiên nhiên có các nguồn nước sau:

 Nước mưa

 Nước bề mặt: nước sông, suối, ao, hồ, băng tuyết

 Nước ngầm

 Nước biển và đại dương


NƯỚC MƯA
 Do hơi nước trên mặt đất như nước biển, nước
sông, hồ ao,… bốc hơi lên không trung thành mây,
gặp điều kiện lạnh đọng lại thành giọt nước, rơi
xuống mặt đất tạo thành mưa
 Bản chất nước mưa là rất sạch vì nước mưa được
xem như là nước cất của tự nhiên nhưng nước
mưa không phải hoàn toàn tinh khiết nếu không
khí ô nhiễm bởi khí, bụi, vi khuẩn. Hơi nước gặp
không khí chứa nhiều NO2, SO2 sẽ tạo nên các
trận mưa axit
 Một giọt nước mưa 50 mg rơi từ độ cao 1 km, đã
rửa 16,5 lít không khí, tính ra thì 1 lít nước mưa đã
rửa tới 325.000 lít không khí
NƯỚC BỀ MẶT

Từ tuyết tan, mưa rơi xuống mặt đất và tùy địa hình
của mặt đất mà hình thành sông, suối, hồ, ao,…
NƯỚC SÔNG

 Nước sông là nước mặt chủ yếu cung


cấp nước tập trung cho các khu dân cư
đông đúc
 Nước sông có lưu lượng lớn, dễ khai
thác, độ cứng và hàm lượng sắt thấp, tốt
cho sử dụng nhưng thường có hàm
lượng cặn cao, độ nhiễm bẩn về vi
khuẩn lớn nên cần xử lý về hóa học và
VSV
 Nước sông luôn chuyển động, nhờ lưu
lượng và tốc độ chảy mà nước sông luôn
tự lọc tốt
NƯỚC SUỐI
 Nước suối có thể bắt nguồn từ khu
vực núi đá hoặc đồi rừng
 Mùa khô nước suối ít và trong. Mùa
mưa nước suối đem theo đất, phù sa
nên nước rất đục, có nhiều cát, sỏi
 Mức nước lên xuống đột biến, không
ổn định
 Nước suối thường có độ cứng cao
do nguồn nước chảy từ vùng có núi
đá vôi, có khi hòa tan các khoáng
chất và hoạt chất cây cỏ độc
NƯỚC HỒ, AO

 Nước hồ, ao là nước tù, không


chuyển động, nước thường có màu
do rong, rêu, tảo, các thủy sinh vật
 Là nơi tập trung nước bẩn của các
nhà ở, của các cống rãnh, chuồng gia
súc, có nhiều vi khuẩn gây bệnh và
trứng giun sán
 Không nên dùng nước hồ, ao vào
việc ăn uống
NƯỚC ĐÓNG BĂNG
 Tập trung chủ yếu ở 2 cực Trái đất, chiếm 67,8% tổng lượng
nước ngọt
 Khối lượng băng trên Trái đất thay đổi phụ thuộc vào nhiệt
độ trung bình của Trái đất
 Trong những năm gần đây, sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu
khoảng 0,3 – 0,60C trong 100 năm qua bởi hiệu ứng nhà
kính đang làm tốc độ tan băng ở 2 cực và mực nước biển
tăng lên
NƯỚC NGẦM
 Nước ngầm được tạo thành bởi nước
mưa rơi trên mặt đất và được thấm
qua các lớp đất nên được lọc sạch

 Nước ngầm còn được tạo thành từ


nguồn nước bề mặt thấm xuống và
tạo thành các túi nước trong lòng đất

 Nước ngầm có ưu điểm là rất trong


sạch, hàm lượng cặn nhỏ, ít vi khuẩn
song nhược điểm của nó là có nhiễm
sắt nên nước có màu vàng và mùi
tanh của sắt
NƯỚC NGẦM
Tùy theo độ sâu của giếng đào hoặc giếng
khoan mà ta có:
 Nước ngầm nông: có độ sâu 5 – 10 m,
chất lượng nước tốt nhưng cũng thay đổi
do liên quan mật thiết với nước mặt và
nguồn ô nhiễm trên mặt đất
 Nước ngầm sâu: có độ sâu trên 20 m,
chất lượng nước ổn định nhưng việc khai
thác thường không dễ dàng
 Nước ngầm ở một số vùng tại Việt Nam
có hàm lượng sắt, Asen cao
Nước ngầm nông - nước ngầm sâu
NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

 Nước biển và đại dương mặc dù rất dồi dào nhưng có hàm
lượng muối cao, trung bình 3,5g/lít và hiện nay chưa được
xử lý dễ dàng thành nước ngọt để phục vụ cho mục đích ăn
uống, sinh hoạt và tưới tiêu
 Nước biển có tính ăn mòn và xâm thực mạnh
VAI TRÒ CỦA NƯỚC

20
VAI TRÒ CỦA NƯỚC

 Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá,


nếu không có nước thì không thể có sự sống
nhưng nước cũng không phải là vô tận nếu không
biết sử dụng một cách hợp lý
VAI TRÒ CỦA NƯỚC

 Nước cần cho sự sống con người


 Nước là môi trường trung gian truyền bệnh
 Nước cần cho sản xuất, giao thông, du lịch, vui chơi
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG CON NGƯỜI

 Khoảng 70% trọng lượng cơ


thể là nước
 Nhịn uống chỉ được 2-3 ngày
 Mất 10% nước: có thể nguy
hiểm đến tính mạng
 Mất 20 – 22% nước: sẽ dẫn
đến tử vong
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG CON NGƯỜI

Nước là một dung môi, nhờ đó tất


cả các chất dinh dưỡng được đưa
vào cơ thể, sau đó được chuyển vào
máu dưới dạng dung dịch
Trong điều kiện bình thường, trong
một ngày cơ thể cần khoảng 40ml
nước/kg cân nặng, trung bình 2 lít
nước/ngày. Nhu cầu về nước là
không thể thiếu trong mọi hoạt động
của con người
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG CON NGƯỜI

• Nước để chữa bệnh: một số bệnh chữa trị bằng cách uống nhiều
nước để quá trình phân giải chất độc, đào thải chất độc mạnh hơn

• Nước cung cấp cho cơ thể những yếu tố vi lượng cần thiết như:
Fluor, Canxi, Mangan, kẽm, sắt, các vitamin và acid amin,…

• Nước rất cần cho vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng. Nước dùng
trong sinh hoạt bao gồm nước ăn uống, tắm giặt và dùng trong nhà
vệ sinh
VAI TRÒ CỦA NƯỚC

• Nước là môi trường trung gian truyền bệnh, làm lan


truyền các bệnh dịch như thương hàn, tả, lỵ, viêm
gan A, bại liệt, v.v.
• Ngoài ra nước có thể đưa vào cơ thể những chất
độc hại, những vi khuẩn gây bệnh khi nước không
sạch
Nước cần cho sản xuất, giao thông, du lịch,
vui chơi

 Công nghiệp: làm mát động cơ, làm dung môi hòa tan
chất màu và các phản ứng hóa học, ngành chế biến
thực phẩm, sx giấy, xăng dầu, hoá chất và luyện kim,...

 Rất cần nước cho SX nông nghiệp: trồng lúa nước, tưới
hoa màu, nuôi trồng thủy sản
Nước cần cho sản xuất, giao thông, du lịch,
vui chơi

 Giao thông vận tải đường thủy, thuỷ điện v.v.


 Phát triển du lịch, vui chơi giải trí: bơi thuyền, lướt
ván, bơi lội v.v.
Tiêu chuẩn nước cho người dùng hàng ngày

Tiêu chuẩn cấp nước tính


Đối tượng dùng nước theo đầu người
(L/người/ngày)
Thành phố lớn, tp du lịch,
300 – 400
nghỉ mát, KCN lớn
Tp, thị xã vừa và nhỏ, KCN
200 – 270
nhỏ
Thị trấn, trung tâm công –
nông nghiệp, công–ngư 80 – 150
nghiệp
Nông thôn 40 – 60

(TCXDVN 33:2006)
TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC

31
TÍNH CHẤT VẬT LÝ

1. Màu sắc:
• Nước tự nhiên sạch không màu,
• Nếu nhìn vào bề dày của nước ta có
cảm giác nước có màu xanh nhẹ do
hấp thụ chọn lọc các bước sóng của
ánh sáng mặt trời
2. Mùi vị:
• Nước cất không có mùi
• Vị quyết định bởi lượng chất hoà tan
với lượng nhỏ
TÍNH CHẤT VẬT LÝ

3. Độ trong:
 Độ trong của nước là khả năng để
ánh sáng lọt qua của nước
 Nếu không trong là nước đã bị
nhiễm bẩn bởi những vật chất lơ
lửng trong nước như đất sét, cát,
những hạt keo hữu cơ (mùn) và
các vi sinh vật làm nước bị đục
>>> Vậy ngược với độ trong là độ
đục
TÍNH CHẤT VẬT LÝ

4. Nhiệt độ:
 Nhiệt độ của nước tùy thuộc vào nguồn nước và nơi
chứa nước, phụ thuộc nhiều vào môi trường xung
quanh, thời gian trong ngày, mùa trong năm,...

 Nhiệt độ của nước bề mặt


phụ thuộc vào nhiệt độ KK
 Nhiệt của nước nhận từ
nguồn bức xạ ánh sáng mặt
trời
TÍNH CHẤT HÓA HỌC

• Nước là một hợp chất hóa học của Oxy và Hydro


• Công thức hoá học là H2O
TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Độ pH
• Độ pH phụ thuộc vào nồng độ ion H+ chứa trong
nước
• Ở nhiệt độ 250C nước nguyên chất có pH = 7, nếu
pH < 7 là nước có tính axít, pH > 7 là nước có tính
kiềm
• Nước thiên nhiên có pH dao động từ 6 – 8,5
TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Các hợp chất tan trong nước:


• Các ion: Clorua, Carbonat, Nitrat, Phosphat,
Sulfate, Ca2+, Mg2+, Na+, K+, Fe2+,…

• Tổng hàm lượng của tất cả các ion kim loại tan có
trong nước được coi là độ muối của nước
TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Các loại khí có trong nước thiên nhiên là O2, CO2, N2, H2S, CH4

Oxy
Nguồn cung cấp Oxy: là từ khí quyển và quá trình quang
hợp của thực vật thủy sinh
Sự suy giảm Oxy:
Do quá trình hô hấp của động vật thủy sinh và do sự oxy
hóa các hợp chất hóa học có trong nước
 Khi nhiệt độ và hàm lượng muối tăng thì độ hòa tan của
Oxy từ khí quyển vào nước sẽ giảm
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
 Nguồn cung cấp CO2 cho nước là do hô hấp của sinh
vật, do hòa tan từ khí quyển và từ sự phân giải các CHC.
Nồng độ CO2 giảm khi quang hợp
Khí H2S sinh ra chủ yếu do hoạt động của các vi sinh
vật. Ở các ao hồ chứa nước thải, hàm lượng khí này cao
do vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện
thiếu Oxy
Khí CH4 được tạo ra do quá trình phân giải kỵ khí các
chất hữu cơ (CHC) ở dưới đáy nguồn nước
TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Nước uống là nguồn cung cấp cho cơ thể các vi yếu


tố quan trọng như sắt, kẽm, đồng, Iode, Fluor,…
sự thừa hay thiếu một số yếu tố vi lượng đều ảnh
hưởng đến sức khỏe
TÍNH CHẤT SINH HỌC

Các vi sinh vật và nấm:


Chúng phân giải các chất hữu cơ để
giải phóng năng lượng sử dụng trong
hoạt động sống của mình đồng thời lại
trả cho môi trường các vật chất ban
đầu dưới dạng các chất đơn giản nhất
(nguyên tố vô cơ và muối khoáng)
KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH SINH HỌC CỦA NƯỚC

 Làm sạch sinh học: được thực hiện nhờ các phản
ứng phân hủy các chất hữu cơ bằng vi sinh vật hiếu
khí
 Lọc sinh học: được thực hiện theo cơ chế phá hủy
hoặc vô hiệu hóa chất độc. Trong một số trường hợp
chất độc trở thành thức ăn, nguồn cấp Oxy cho một số
loài,… Có hàng trăm loài vi khuẩn, nấm có khả năng
phân hủy dầu mỏ, giúp loại trừ 10 – 90% tổng lượng
dầu và sản phẩm dầu có trong nước
Ô NHIỄM NƯỚC
Ô NHIỄM NƯỚC

 Ô nhiễm nước là khi tính


chất vật lý, hóa học và vi
sinh của nước thay đổi
 Sự thay đổi này có tác
động xấu đến sự sống
và phát triển của con
người, sinh vật
Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường nước
DỊCH TỄ HỌC CỦA NƯỚC
DỊCH TỄ HỌC CỦA NƯỚC

• Từ thời Hypocrate người ta đã biết có


mối liên quan giữa một vài vụ dịch với
nước
• Vào năm 1828, trước khi phát hiện ra
các vi khuẩn, Moreau J. đã làm những
thống kê để chứng minh rằng dịch tả
xảy ra dọc theo các con sông
• Snow năm 1875 là người đầu tiên, có
công trình nghiên cứu chứng minh
nước uống là nguồn gốc của nhiều vụ
dịch. Sau đó Budd chứng minh nước là
nguyên nhân của một số vụ dịch
thương hàn
DỊCH TỄ HỌC CỦA NƯỚC
• Khi kính hiển vi đã phát triển và hoàn thiện hơn,
năm 1880 người ta đã phát hiện ra rất nhiều vi
khuẩn và xác định vai trò của chúng là mầm bệnh
của nhiều bệnh truyền nhiễm
• Năm 1883, Kock đã phân lập vi khuẩn tả trong
phân các người bệnh tại Ai Cập
• Năm 1931 những người Anh đã chứng minh rằng
dịch tả là do nước ở Luân Đôn, vì vậy chỉ cần đun
sôi nước trước khi uống là có thể dự phòng.
Escherich đã phân lập được vi khuẩn Coli năm
1885
• Loài người đã phải trải qua nhiều vụ dịch lan
truyền do nước. Dịch tả hiện nay vẫn còn là một
vấn nạn lớn của nhiều nước Châu Phi và Châu Á
DỊCH TỄ HỌC CỦA NƯỚC
• Ngoài những vi khuẩn đã biết, khoa học
còn phát hiện các mầm bệnh mới. Năm
1993 một vụ dịch lớn Viêm dạ dày – Ruột
lên đến 403.000 người bệnh xảy ra ở Mỹ
đã được xác định mầm bệnh là do đơn
bào Cryptosporidium có liên quan tới
nước
• Ở các vùng nông thôn nước ta, số người
mắc bệnh tiêu chảy rất nhiều, nhất là ở
những vùng thiếu nước sạch dùng cho
ăn uống. Ngay ở Mỹ, vào năm 1973,
62% các vụ dịch tiêu chảy là do dùng
nước ô nhiễm
Theo WHO, khoảng 80% bệnh tật
là có liên quan đến nước
Mỗi năm, trên thế giới, có khoảng:
 4 tỷ trường hợp bị tiêu chảy
 6 triệu người mù do bệnh đau mắt hột
 88% các bệnh về đường tiêu hóa, chiếm
4,1% gánh nặng bệnh tật toàn cầu
 Khoảng 2,5 triệu người tử vong, chủ yếu
là trẻ em dưới 5 tuổi
Ở Việt Nam, bệnh tiêu chảy là một trong
10 bệnh có số ca mắc và tử vong cao
nhất với khoảng từ 725.000 đến 930.000
ca mắc mỗi năm
Bệnh Minamata
 1956 tại vùng vịnh Minamata do nhiễm độc thủy
ngân, thải ra từ nhà máy sản xuất hóa chất Chisso
 Triệu chứng: mất khả năng nghe, giảm tầm nhìn, nói
khó khăn, không điều khiển được hoạt động, tứ chi
run rẩy, mất cảm giác ở đầu ngón tay, ngón chân, mất
trí nhớ, ung thư
 Đến năm 2000 số bệnh nhân Minamata ở Nhật Bản:
2.955 người, 849 người sống sót
NHIỄM ĐỘC THẠCH TÍN (ASEN) Ở BANGLADESH
TỪ NHỮNG NĂM 1970

54
 Nhiễm thạch tín trong nước ngầm
 không chỉ có tại Bangladesh

 Còn xảy raở Mỹ, Chile, Trung Quốc, Arghentina, Ấn Độ,


và tại Việt Nam

 Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long có


nước ngầm bị nhiễm thạch tín cao

55
PHƠI NHIỄM THẠCH TÍN QUA NƯỚC ĂN UỐNG

Asen:
 Biến đổi sắc tố da, sạm da, sừng hoá
 Một số căn bệnh ung thư (bàng quang, thận, da, phổi)
 Các ảnh hưởng gây độc lên gan, da, thận, hệ tim mạch, và
phổi
 Nhồi máu cơ tim, sẩy hoặc lưu thai...
 Các bệnh thần kinh ngoại biên

Asen và ảnh hưởng lên sức khỏe


NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC
NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC

 Tự nhiên

 Nhân tạo
NGUỒN TỰ NHIÊN
Mưa, tuyết tan,
Gió bão, lũ lụt v.v.
Từ trong đất (Asen, sắt)
Xâm nhập mặn, phèn
… đưa vào môi trường nước chất thải bẩn,
các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác
chết của chúng

4
Nguồn tự nhiên
NGUỒN TỰ NHIÊN

Nước nhiễm phèn


NGUỒN TỰ NHIÊN
 Hiện tượng “thủy triều đen”: Là tình trạng chất lượng nước hồ
giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt
trong nhiều ngày kể từ thập niên 1970. Hiện tượng này
thường xảy ra vào mùa thu
 Chất hữu cơ dưới đáy hồ bắt đầu
phân hủy dưới tác dụng của các
vi sinh vật, làm thiếu Oxy dưới
đáy hồ. Chu kỳ này làm tăng tình
trạng thiếu Oxy trong nước và
lây lan hợp chất Sunfua, biến
nước hồ có màu đen và mùi hôi

 Ngoài ra, các hoạt động của con


người cũng có thể tạo ra “ thủy
triều đen”
NGUỒN NHÂN TẠO
Nước thải sinh hoạt
Nước thải công nghiệp
Nước thải nông nghiệp
Nước thải y tế
Nguồn khác: Chất thải từ hoạt động giao
thông, bụi, các khí thải độc hại từ ÔNKK

4
NƯỚC THẢI SINH HOẠT

• Nước thải sinh hoạt: là


nước thải phát sinh từ
các hộ gia đình, bệnh
viện, khách sạn, cơ
quan, trường học, chứa
các nước thải trong
quá trình sinh hoạt, vệ
sinh của con người
NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Ô nhiễm trầm trọng hơn bởi nước thải sinh hoạt và
chất thải rắn xả ra môi trường nước không qua xử lý
NƯỚC THẢI SINH HOẠT

6
7
NƯỚC THẢI SINH HOẠT

 Nước dùng để tắm, rửa, giặt, lau cọ nhà cửa, chế


biến thức ăn
 Nước tiểu, nước từ các hố xí tự hoại, phân người và
gia súc
NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Đặc điểm của loại nước thải này là:


 Có hàm lượng các hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy
khá cao như protein, dầu, mỡ, đường,…
 Các chất phú dưỡng (phosphat, nitơ)
 Nhiều vi trùng
 Nhiều chất rắn và mùi
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Nước thải công nghiệp xả ra ngoài môi trường chưa


qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Đặc điểm của loại nước thải này là:
 Đối với nguồn nước thải của nhiều ngành sản xuất khác như
nhà máy hóa chất, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất pin,
acqui,…
 Có nhiều hóa chất độc hại, các kim loại nặng, khi xả vào môi
trường nước nhiều chất khó phân hủy, gây độc đối với các
loài sinh vật trong nước
 Các kim loại nặng có khả năng tích tụ sinh học qua chuỗi
thức ăn gây độc cho người
NƯỚC THẢI NÔNG NGHIỆP

Lạm dụng phân bón, hóa chất


Chăn nuôi thả tràn lan, bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi
không quản lý chặt chẽ trường nước và môi trường đất
Phân bón vô cơ
• Khi bón cho cây, một phần sẽ bị
rửa trôi vào nguồn nước qua quá
trình rửa trôi, xói mòn đất do mưa
gây ô nhiễm nguồn nước
• Gây hiện tượng “phú dưỡng” (giàu
chất dinh dưỡng) nước bề mặt,
các loại thực vật sống trong nước
(tảo, rong, rêu, các thực vật thân
mềm) sẽ phát triển rất nhanh, làm
cạn kiệt lượng Oxy hòa tan, ảnh
hưởng đến các loài thủy sinh khác
NƯỚC THẢI Y TẾ

 Nước thải y tế là loại nước


thải nguy hiểm cần phải được
xử lý trước khi thải vào nguồn
tiếp nhận
 Hiện nay nhiều cơ sở y tế
chưa có hệ thống xử lý nước
thải mà thải trực tiếp vào hệ
thống nước thải sinh hoạt làm
tăng nguy cơ lây lan dịch
bệnh ra cộng đồng
CHẤT THẢI TỪ GIAO THÔNG

 Hiện nay, vùng biển ngày càng bị ô nhiễm dầu


nghiêm trọng
 Nguyên nhân chủ yếu là do các tai nạn đắm tàu
contenner chở dầu từ các khu công nghiệp
MỘT SỐ TÁC NHÂN CHÍNH VÀ
THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM
NGUỒN NƯỚC
CÁC YẾUNHÂN
NGUYÊN TỐ LIÊN QUANGÂY
CHÍNH ĐẾN Ô
CHẤT
NHIỄM NƯỚCLƯỢNG NƯỚC

DO COD
Các dấu hiệu
nhận biết nước bị
ô nhiễm?

 Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,…): Có
xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm
xuống đáy nguồn

 Thay đổi thành phần hóa học (pH, tăng hàm lượng các hợp
chất hữu cơ, các chất vô cơ, xuất hiện các chất độc,...) Lượng
Oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá
để oxy hoá các chất hữu cơ

 Thay đổi hệ vi sinh vật có trong nước: Các vi sinh vật thay đổi
về loài và về số lượng. Có xuất hiện các vi khuẩn gây bệnh
TIÊU CHUẨN VỆ SINH NƯỚC
Thông số (chỉ tiêu) đánh giá ô nhiễm nước dựa theo
QCVN 01-1:2018/BYT _Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã


qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử
dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người

QCVN 01-1:2018/BYT thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc


gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT và
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt QCVN 02:20Q9/BYT
1. Màu sắc
TÁC NHÂN 2. Mùi vị
& CHỈ TIÊU 3. Độ đục
VẬT LÝ
4. Nhiệt độ
5. Chất rắn trong nước
TÁC
NHÂN
TÁC NHÂN 1.Độ cứng của nước
& CHỈ
& CHỈ TIÊU
TIÊU
HÓA HỌC 2. Các chất vô cơ
ĐÁNH
3. Các kim loại nặng
GIÁ
4.Các hợp chất hữu cơ
5.Hàm lượng oxi hòa tan trong nước (DO)
TÁC NHÂN 6.Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD)
& CHỈ TIÊU 7.Nhu cầu oxi hóa học (COD)
VI SINH
Vi khuẩn học
CÁC CHỈ TIÊU VẬT LÝ
1.MÀU SẮC
- Nước có màu là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ô nhiễm
- Màu sắc gây nên bởi sự có mặt của:
+ Nước có nhiều chất hữu cơ: có màu đen
đen.
+ Màu vàng do có Fe, MnMn.
+ Màu xanh của tảo
tảo.
+ Nước bị ô nhiễm nước thải công nghiệp, lò mổ thì
có nhiều màu sắc khác nhau; nhiều màu sắc do hóa chất
gây nên rất độc đối với sinh vật
vật.

Đơn vị đo màu sắc là TCU (viết tắt của True Color Units)
Theo quy định của QCVN 01-1:2018/BYT:
01-1:2018/ màu sắc của
nước ≤ 15 TCU.
Màu xanh của tảo
Thủy triều đỏ

nước bị nhiễm Fe và Mn
2. MÙI VỊ
 Có mùi do những khí (H2S,
NH3), các chất hữu cơ (thức
ăn, dầu mỏ), các chất vô cơ
(Cu, Fe)
 Có vị chát do các Mg và Ba
 Có vị chua do Ion Hydro, các
chất mùn
 Có vị mặn do muối khoáng
Theo quy định của QCVN 01-1:2018/BYT: nước
không có mùi và vị lạ
3. ĐỘ ĐỤC
 Nguyên nhân: do các hạt rắn lơ lửng trong nước: vô
cơ (cát, đất,..) hữu cơ (mùn, thức ăn,…) hoặc các
VSV thủy sinh,...
 Nước ở gần các khu công nghiệp bị vẩn đục vì
trong nước có lẫn bụi và các hóa chất công nghiệp
 Độ đục làm cản trở khả năng khuếch tán ánh sáng
vào nguồn nước, gây ảnh hưởng đến khả năng
quang hợp của hệ thủy sinh vật
 Đơn vị đo độ đục là NTU (Nephelometric
Turbidity Unit)
Theo quy định của QCVN 01-1:2018/BYT: độ đục
của nước ≤ 2 NTU.
3. ĐỘ ĐỤC

Những chất lơ lửng


4. NHIỆT ĐỘ

 Ô nhiễm nhiệt phần lớn là nước làm nguội từ


các nhà máy sản xuất công nghiệp
 Nước ít O2 ảnh hưởng tới tốc độ phân hủy
chất hữu cơ
 Nước nóng có thể làm thay đổi thành phần
các quần thể động, thực vật
5. CHẤT RẮN

Có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm cả chất hữu cơ
và vô cơ:
1. Chất rắn hòa tan (DS: Dissoled Solid) hay tổng chất rắn hòa
tan (TDS: Total Dissoled Solid) có nhiều loại muối như Clorua,
Cacbonat, Nitrat, Phosphat và Sulphat với các kim loại như Ca,
Mg, Na, K, Fe…
 TDS cao >>> nước có độ mặn>>> tưới cây sẽ gây mặn đất,
dùng trong công nghiệp: ăn mòn kim loại

2. Chất rắn (không hòa tan) lơ lửng (SS: Suspended Solid) hay
tổng chất rắn lơ lửng (TSS: Total Suspended Solid) như hạt sét,
hạt mùn
 TSS cao >>> không dùng để uống và nhu cầu sinh hoạt khác
được
Theo QCVN 01-1:2018/BYT: TDS ≤ 1.000 mg/L
6. CHẤT PHÓNG XẠ

Nguồn nước bị ô nhiễm các chất phóng xạ có từ các


nguồn chiến tranh, trung tâm nghiên cứu sử dụng
nguyên tử, các bệnh viện sử dụng chất phóng xạ
trong điều trị và chẩn đoán bệnh, công nghiệp khai
thác các quặng mỏ phóng xạ
CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC
1.ĐỘ CỨNG CỦA NƯỚC
 Calci và Magie là hai chất chính tạo nên độ cứng của nước

 Calci trong nước không ảnh hưởng đến sức khỏe, nó giúp răng,
xương tốt. Nhưng nếu nhiều Calci sẽ làm rau, thịt lâu chín và có thể
kết tủa dạng CaCO3 ở các dụng cụ đun nấu, tốn xà phòng khi giặt
quần áo, nấu chế biến thực phẩm ăn không ngon miệng. Chú ý ở
những vùng có bướu cổ nước ăn uống phải có độ cứng thấp vì lượng
Calci cao có thể ngăn cản tuyến giáp hấp thu Iode làm cho bệnh
Bướu cổ tăng lên

- Theo QCVN 01-1:2018/BYT: Ngưỡng giới hạn cho phép của


Độ cứng tính theo CaCO3 ≤ 300 mg/L
2. ĐỘ pH

 Khi nguồn nước có tính axit thì các


muối kim loại tăng khả năng hòa
tan gây độc cho thủy sinh vật
 Độ pH còn ảnh hưởng đến sự sống
các động vật thủy sinh. Ví dụ như
cá thường không sống ở môi
trường có pH < 4 hoặc pH > 10
Theo QCVN 01-1:2018/BYT: pH nước trong khoảng 6,0 – 8,5
3. CÁC CHẤT VÔ CƠ GÂY PHÚ
DƯỠNG NGUỒN NƯỚC

Các hợp chất chứa Nitơ và Photpho (Amomi (NH3 và NH4+),


NO3-, NO2-, PO43-,…)
 Các nguyên tố N, P ở nồng độ thấp là XÁC
cácĐỊNH ION dưỡng
chất dinh
PO4
cho tảo và các vi sinh vật trong nước 3-

 Khi nồng độ cao chúng là các tác


nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng
các nguồn nước, làm biến đổi môi
trường, hệ sinh thái

 Hồ sạch là hồ chứa ít tảo, thực vật


lơ lửng; còn hồ phú dưỡng là hồ
giàu thực vật lơ lửng
3. CÁC CHẤT VÔ CƠ GÂY PHÚ
DƯỠNG NGUỒN NƯỚC

Nguyên nhân gây phú dưỡng:

• Nước thải sinh hoạt: Bột giặt chứa P cũng trở thành
nguồn cung cấp P trong nước thải
• Nước thải công nghiệp: rượu bia, thực phẩm, sữa,…
• Từ nông nghiệp: Các chất dinh dưỡng theo nguồn thải
vào hồ qua quá trình rửa trôi, xói mòn đất do mưa
3. CÁC CHẤT VÔ CƠ GÂY PHÚ
DƯỠNG NGUỒN NƯỚC

Tác hại của PHÚ DƯỠNG nguồn nước gây


ra:
• Nước bị ô nhiễm
• Mất mỹ quan môi trường
• Giảm nồng độ Oxy do phân hủy của tảo
• Làm chết động vật thủy sinh
3. CÁC CHẤT VÔ CƠ GÂY PHÚ
DƯỠNG NGUỒN NƯỚC

Tảo lam
(Cyanobacteria)
 Thường gặp trong nước
nhiều dinh dưỡng
 Một số loài thường gặp:
Mycrocystis, Anabaena,
Aphanizomenon
 Gây độc thần kinh, kích
ứng da, kích ứng hệ tiêu Tảo lam
hóa, ức chế enzyme
3. CÁC CHẤT VÔ CƠ GÂY PHÚ
DƯỠNG NGUỒN NƯỚC
Theo QCVN 01-1:2018/BYT: Ngưỡng giới hạn cho phép:
• Amoni trong nước là ≤ 0,3 mg/L.
• NO2- trong nước là ≤ 0,05 mg/L.
• NO 3- trong nước là ≤ 2 mg/L.
Hiện tượng thủy triều đỏ

Hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản 9


6
Hiện tượng thủy triều đỏ
Sự ô nhiễm nước biển do các chế phẩm phục vụ nuôi tôm, dư
lượng các loại hóa chất kích thích tăng trưởng cho tôm và các
loài thủy sản được nuôi trồng, làm cho nguồn nước giàu chất
dinh dưỡng N, P gây hiện tượng thủy triều đỏ. Đây là nguồn
dinh dưỡng dồi dào cho các loài vi tảo biển, chúng phát triển
theo kiểu bùng nổ số lượng tế bào, tảo “nở hoa” hay hiện tượng
“thủy triều đỏ”

Hiện tượng thủy triều đỏ, làm chết nhiều loài


sinh vật biển

Đợt tảo biển bùng phát nở hoa tại Leigh, gần Cape Rodney, New
Zealand
Hiện tượng thủy triều đỏ
 Sự "nở hoa" của tảo có khi làm nước
biển màu đỏ, có khi màu xanh, màu
xám hoặc như màu cám gạo,... làm
thay đổi hẳn màu nước và hàm lượng
Oxy hòa tan suy giảm nhanh chóng,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống thủy sinh vật

 Một số loài vi tảo độc sản sinh ra độc tố


tích lũy trong các loài động vật thân
mềm như sò, ốc, cá,… vì vậy, con
người có thể bị ngộ độc do ăn phải
những sinh vật nhiễm độc tố của loài vi
tảo độc
 Tảo giáp Noctiluca scintillans không có độc tố nhưng có
khả năng tích tụ amoniac với hàm lượng cao rồi giải
phóng vào môi trường nước gây tổn thương bề mặt da
của cá, khiến cá bị chết
 Tích tụ quá nhiều thực vật nổi (tảo) còn gây tình trạng cạn
kiệt oxy trong nước
Thủy triều đỏ tràn vào bờ biển ở Ninh Thuận
4. NHÓM CÁC CHẤT VÔ CƠ TRONG NƯỚC

4.1. CLORUA (Cl-)


• Vị mặn của nước là do ion Cl- tạo ra
• Clorua là hợp chất của Cl- với cation khác thông thường là
Na+ và K +
• Tất cả các dịch thể động vật đều chứa nhiều Clorua, cho nên
khi thấy ion Cl- có nhiều ở trong nước thì có thể nghi là nước
bị ô nhiễm do các chất thải của động vật mang lại
• Riêng ở vùng ven biển, do ảnh hưởng của nước biển, lượng
Clorua trong các nguồn nước đều cao hơn mức bình thường,
ở trong trường hợp này không nghi là nước nhiễm bẩn
• Theo QCVN 01-1:2018/BYT: Ngưỡng giới hạn cho phép của
Cl- ≤ 250 mg/L, các vùng ven biển có thể có nồng độ Cl- cao
hơn: 300 mg/L
4.2. SULFATE

• Nguồn gốc của Sulfate trong nước là do nhiễm bẩn


bởi phân, nước tiểu, cũng có thể là do địa chất mang
lại (nước phèn), cho nên khi thấy quá mức quy định
theo QCVN 01-1:2018/BYT: Ngưỡng giới hạn cho
phép của SO42- ≤ 250 mg/L thì phải xác định nguồn
gốc rồi mới có thể đánh giá tính chất của nước

• Nước có nồng độ Sulfate cao sẽ gây sét gỉ đường


ống và xâm thực các công trình bê tông
4.3. SẮT

• Sắt có ở trong nước mặt thường ở hai dạng của Fe2+


là Fe(HCO3) 2 và FeSO4
• Về phương diện sinh lý thì sắt không có hại cho sức
khỏe con người, song nếu nước có sắt thì nước có
màu vàng đục không đảm bảo về màu sắc của nước,
mặt khác nó ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm hoen ố
quần áo, nấu ăn không ngon miệng do có mùi tanh
• Theo QCVN 01-1:2018/BYT: Ngưỡng giới hạn cho
phép của Fe ≤ 0,3 mg/L
4.4. FLOUR

• Nguồn ô nhiễm từ chất thải công nghiệp sản


xuất phân bón hóa học, sản xuất H2SO4

• Theo QCVN 01-1:2018/BYT: Ngưỡng giới


hạn cho phép của Fluor ≤ 1,5 mg/L
5. KIM LOẠI NẶNG

 Khái niệm: Kim loại nặng là kim loại có khối lượng


riêng lớn hơn 5 g/cm3 (Pb, Hg, As, Cd, Cr, Mn,…)
 Các kim loại nặng có trong nước uống thường được
xem là các kim loại lượng vết, vì chúng có tác dụng ở
một nồng độ cực kỳ bé
 Kim loại nặng không tham gia hoặc ít tham gia vào
quá trình sinh hóa và thường tích lũy sinh học lại
trong cơ thể sinh vật, chúng là chất độc hại đối với
sinh vật
5.1. CHÌ (Pb)

 Nguồn gốc: nước thải công nghiệp, nước thải


sinh hoạt

 Tác hại: ảnh hưởng hệ thần kinh, rối loạn tạo


huyết, đau khớp, viêm thận,…

 Theo QCVN 01-1:2018/BYT: chì ≤ 0,01 mg/L


5.1. CHÌ (Pb)

Chì đã được U.S EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa kỳ)
xác định là một trong những chất ô nhiễm phổ biến nhất
trong các dòng nước mưa đô thị
Trong nước máy, hầu hết lượng chì tìm thấy là do sự bào
mòn các ống dẫn làm bằng chì hoặc được hàn bằng chì
Chì có thể là nguyên nhân gây ra rất nhiều triệu chứng như
thiếu máu, viêm thận, rối loạn khả năng sinh sản, suy giảm
trí nhớ và kìm hãm các quá trình phát triển trí tuệ cũng như
cơ bắp
Dựa trên nghiên cứu về các khối u ở chuột U.S EPA đã kết
luận rằng chì là chất có khả năng gây ung thư
5.2. THỦY NGÂN (Hg)

 Nguồn gốc: bụi khói nhà máy luyện kim, sản xuất
chất hữu cơ, phân bón hóa học, khai khoáng,...
 Dạng gây độc: hơi thủy ngân, metyl thủy ngân

 Theo QCVN 01-1:2018/BYT: cho phép Hg ≤ 1µg/L


5.2. THỦY NGÂN (Hg)
Thủy ngân là kim loại gây ô nhiễm nước liên quan đến sự
lắng tụ từ không khí, từ các dòng nước mưa đô thị, các xí
nghiệp dược, việc sử dụng thuốc trừ sâu và các bãi rác
Trong nước, thủy ngân thường tồn tại ở dạng vô cơ
Trong các trầm tích và trong cơ thể sinh vật thủy sinh nó tồn
tại ở dạng hữu cơ
Thủy ngân khi ở dạng hữu cơ (ví dụ tồn tại trong cơ thể cá
với hàm lượng cao) sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh
trung ương gây rối loạn hệ thần kinh vận động và tâm lý và có
thể gây tử vong
Ở dạng vô cơ, thường tìm thấy trong nước, thủy ngân có thể
gây suy giảm hoạt động của thận
5.3. ASEN (As)

 Nguồn gốc: chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu,...


 Dạng gây độc: Asen(III)
 Tác hại: ung thư biểu mô da, phổi, gan,...

 Theo QCVN 01-1:2018/BYT: cho phép: As ≤ 0,01 mg/L


5.4. CADMIUM (Cd)
Cadimi xâm nhập vào nguồn nước từ các hoạt động công
nghiệp như mạ điện, đúc kim loại, khai thác mỏ, sản xuất sơn
màu và chất dẻo
 Các dòng nước chảy qua thành phố cũng đóng góp một lượng
Cadimi đáng kể
Cadimi được U.S EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ)
xác định là có thể gây ung thư
Ở hàm lượng thấp Cadimi có thể gây nôn mửa, nếu bị ảnh
hưởng lâu dài sẽ gây rối loạn chức năng của thận, xương
Hàm lượng cao có thể gây tử vong
 Theo QCVN 01-1:2018/BYT cho phép: Cd ≤ 0.003 mg/L
5.5. CROM (Cr)

 Nguồn gốc : Crôm được tìm thấy từ chất thải của nhà
máy tráng mạ kim loại, các khu khai thác mỏ, từ khí thải
động cơ
 Crôm ở trạng thái hóa trị III là một nguyên tố cần thiết cho
quá trình sống
 Nhưng khi ở dạng hóa trị VI nó trở nên rất độc hại đối
với gan và thận, có thể gây xuất huyết nội và rối loạn hô
hấp. Khi hít phải crom thì có thể gây ra các bệnh ung thư
 Nếu tiếp xúc thường xuyên với crôm sẽ bị viêm loét da
 Theo QCVN 01-1:2018/BYT cho phép: Cr ≤ 0.05 mg/L
5.6. MANGAN (Mn)

 Nguồn gốc: do quá trình thối rửa, xói mòn và do


nhiễm chất thải từ công nghiệp luyện kim màu, sản
xuất thép, phân bón,...
 Tác hại: tổn thương thận, bộ máy tuần hoàn, phổi,...
Mangan có khả năng ảnh hưởng đến vị giác

 Theo QCVN 01-1:2018/BYT


cho phép: Mn ≤ 0.1 mg/L
5.7. ĐỒNG (Cu)

 Đồng tìm thấy trong các dòng suối có nguồn gốc


từ núi đá trần, Các dòng nước mưa đô thị
 Hầu hết lượng đồng có trong nước máy là do sự
ăn mòn của các ống dẫn làm bằng đồng và đồng
thau
Đồng là một nguyên tố cần thiết phải có trong cơ
thể, Ở hàm lượng cao đồng sẽ phá hủy gan và
thận, gây rối loạn tiêu hóa và tình trạng thiếu máu
6. CÁC CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC

Hóa chất
bảo vệ thực
Dầu mỏ vật

Chất
hữu

Các chất
Chất tẩy hữu cơ dễ
rửa phân hủy
6.1 CÁC CHẤT HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY

Các chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học gồm 3 loại: HCBVTV,
dầu mỏ, chất tẩy rửa
6.1.1. Hóa chất bảo vệ thực vật
 Nguồn gốc: các loại thuốc bảo vệ thực vật
 Nồng độ giới hạn:
 Clo hữu cơ (DDT,666...) ≤ 1µg/l
 Phốt pho hữu cơ (parathion, malathion...) ≤ 2µg/l
 Cacbamat (sevin, bassa...)
6. CÁC CHẤT HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY
6.1.2. chất tẩy rửa:
Việc sử dụng hàng ngày chất tẩy rửa tổng hợp góp phần gây
ô nhiễm nguồn nước, vì chất tẩy rửa tổng hợp:
 Rất khó phân hủy sinh học
 Dễ tích tụ gây ô nhiễm
 Làm tăng hàm lượng Photphat trong nước
 Tạo ra mảng bọt lớn cao hàng mét, dài hàng ngàn mét
làm ảnh hưởng đến quá trình hòa tan Oxy của khí quyển
vào trong nước, phá hủy quá trình tự làm sạch của nước,
gây nên sự thiếu hụt Oxy trong nước, ảnh hưởng đến hệ
sinh thái nước
6. CÁC CHẤT HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY

6.1.3. Dầu mỏ:


 Do tai nạn trong quá trình vận chuyển dầu
 Nước ô nhiễm dầu gây cạn kiệt nguồn Oxy do tiêu thụ Oxy
cho quá trình oxy hóa Hydrocacbon và dầu che mặt nước
không cho Oxy khuyếch từ không khí vào nguồn nước

 Ngoài ra dầu trong nước sẽ bị


chuyển hóa thành các hợp chất
độc hại khác đối với con người
và thủy sinh như Phenol, các
dẫn xuất Clo của Phenol
Dầu mỏ

Do các hiện tượng khai thác mỏ


dầu, vận chuyển ở biển và bị tai
nạn thải các chất xăng dầu ra biển
Sông Sài Gòn bị ô nhiễm do dầu
123
Dầu mỏ
Nguồn gốc ô nhiễm dầu mỏ trên nước biển do:
• Sự rò rỉ của các dàn khoan dầu trên biển
• Sự rò rỉ của các nhà máy lọc dầu, hóa dầu đặt ở
gần biển
• Sự vận chuyển dầu trên các tàu chở dầu lớn (do
va chạm làm đắm tàu, do rửa tàu, do bơm dầu
lên tàu và từ tàu lên kho bị rơi vãi,…)
• Do dầu từ các bồn chứa bay hơi, các nhiên liệu
cháy không hết bay vào khí quyển, gặp lạnh
ngưng tụ rồi theo mưa rơi xuống sông chảy ra
biển,…
• Dầu loang trên mặt biển sẽ tạo thành một màng
mỏng ngăn cách nước biển với khí quyển, ngăn
cản quá trình trao đổi oxy giữa biển với khí quyển
Dầu mỏ
Hậu quả:
- Vì trong
dầu có
độc tố
nên nó sẽ
hủy hoại
các vi
Mặt biển bị màng dầu che sinh vật
biển.
phủ sẽ ngăn cản oxy tan
- Gây rối
và vận chuyển trong nước,
loạn sinh
ngăn ánh sáng chiếu vào lý làm cho
nước biển nên thay đổi các sinh
môi trường sống của các vật chết

sinh vật biển dần


126
127
6.2. CÁC CHẤT HỮU CƠ DỄ PHÂN HỦY

6.2.1. Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước DO


(Dissolved Oxygen)
 Chỉ số DO thấp: là do nước có nhiều chất hữu cơ,
nhiều VSV, Nhiệt độ cao

Bảng 1. DO bão hòa ở 1atm và các nhiệt độ khác nhau


Nhiệt độ (0) 0 5 10 15 20 25 30
Nước ngọt (ppm) 14,5 12,8 11,3 10,2 9,2 8,4 7,6

Nước biển (ppm) 11,3 10 9 8,1 7,1 6,7 6,1


6.2. CÁC CHẤT HỮU CƠ DỄ PHÂN HỦY

6.2.2. Nhu cầu Oxy sinh hóa BOD (Biochemail


Oxygen Demand)
 Nhu cầu Oxy sinh hóa là lượng Oxy cần thiết sử dụng bởi các
vi sinh vật hiếu khí để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước
 Thông thường là xác định nhu cầu Oxy sinh hóa sau thời gian
5 ngày ở 200C thì phần lớn khoảng 90 % các chất hữu cơ dễ
phân hủy sẽ bị phân hủy, vì vậy gọi là BOD5
 Giá trị BOD càng lớn có nghĩa mức độ ô nhiễm chất hữu cơ
càng cao
 Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của
nước thải
6.2. CÁC CHẤT HỮU CƠ DỄ PHÂN HỦY

Cả 2 thông số BOD và COD đều xác định lượng chất hữu cơ có


khả năng bị oxy hóa có trong nguồn nước, nhưng chúng khác
nhau về ý nghĩa:
 BOD chỉ thể hiện lượng chất hữu cơ bị phân hủy sinh học nghĩa
là các chất hữu cơ có thể bị oxy hóa nhờ vai trò của vi sinh vật
 COD thể hiện toàn bộ lượng chất hữu cơ (gồm cả chất hữu cơ
bị phân hủy sinh học và không phân hủy sinh học) bằng tác
nhân hóa học, do đó giá trị COD cao hơn BOD. Cho nên tỷ số
giữa COD và BOD (COD/BOD) > 1
>>> Tỷ số càng cao, đặc biệt là tới 3, 4, 5,… có thể là trong nước
bị nhiễm các chất độc có tính kìm hãm vi sinh vật phát triển và hoạt
động, cũng có khi vi sinh vật chết nên CHC không phân hủy sinh
học được. Như vậy, BOD sẽ rất thấp hoặc có khi gần tới = 0
CÁC CHỈ TIÊU SINH HỌC

 Trong phân người và động vật có chứa nhiều loại vi khuẩn


gây bệnh như phẩy khuẩn Tả, trực khuẩn Thương hàn, trực
khuẩn lỵ Shigella,… và trứng giun sán
 Trong thực tế không thể xác định tất cả các loại vi khuẩn này
đối với từng mẫu nước vì phức tạp và tốn thời gian
 Do đó, thông thường trong nghiên cứu ô nhiễm nước,
người ta không xác định các loại vi khuẩn gây bệnh mà xác
định mẫu nước có bị ô nhiễm phân hay không
 Muốn vậy, chỉ cần xác định một vài vi sinh chỉ thị cho ô
nhiễm phân
CÁC CHỈ TIÊU SINH HỌC

Có 3 nhóm vi sinh chỉ thị nước ô nhiễm phân:


 Nhóm Coliform đặc trưng là Escherichia coli (E.coli)
 Nhóm Staphyloccoccus đặc trưng là Staphyloccoccus
aureus
 Nhóm Clostridium khử sulfite đặc trưng là Clostridium
perfringens
>>> Sự có mặt các vi sinh này chỉ ra rằng nước bị ô nhiễm
phân, như vậy có ý nghĩa là có thể có vi khuẩn gây bệnh
đường ruột trong nước và ngược lại nếu không có các vi sinh
chỉ thị phân, có nghĩa là có thể không có vi khuẩn gây bệnh
đường ruột
CÁC CHỈ TIÊU SINH HỌC
Trong nhóm Coliform có:
 Một số loại có khả năng lên men đường lactose ở 35 – 370C.
Coliform loại này có ở trong phân các động vật máu nóng,
đất, thực vật. Do Coliform vừa có trong phân và không phải từ
phân nên nhóm này được sử dụng để đánh giá tình trạng
nhiễm bẩn nói chung
 Một số loại có khả năng lên men đường lactose ở 40 –
44,50C được gọi là nhóm Coliform chịu nhiệt, thuộc loại này
có E.coli. Nhóm này chỉ có nguồn gốc từ phân người và động
vật máu nóng, hiếm thấy ở trong thiên nhiên. Vì vậy chúng là
chỉ điểm quan trọng chứng tỏ nước bị ô nhiễm phân
>>> Sự có mặt của Coliform chịu nhiệt (E.coli) trong nước chứng
tỏ nước mới bị nhiễm bẩn bởi phân người và động vật máu nóng
CÁC CHỈ TIÊU SINH HỌC

 Vi khuẩn kỵ khí có nha bào Clostridium perfringens


sống ở trong nước lâu hơn vì nó có nha bào. Khi
xét nghiệm thấy nó chứng tỏ nước bị nhiễm phân
từ lâu
 Theo QCVN 01-1:2018/BYT: Ngưỡng giới hạn cho
phép của:
 Coliform < 3 CFU/100mL
 Coliform chịu nhiệt hoặc E.coli < 1 CFU/100 mL
 Staphyloccoccus aureus < 1 CFU/100 mL
 Clostridium perfringens < 1 CFU/100 mL
TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM NƯỚC
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC

1. Bệnh lây qua nước uống

2. Bệnh do tiếp xúc với nước

3. Bệnh do côn trùng có liên quan đến nước

4. Bệnh do thiếu nước hoặc sử dụng nước không


sạch trong vệ sinh cá nhân

5. Bệnh do các yếu tố hóa học và các chất độc khác


có trong nước
BỆNH LÂY LAN QUA NƯỚC UỐNG

1. Vi khuẩn gây bệnh


đường ruột

2. Virus gây bệnh đường


ruột

3. Bệnh do ký sinh trùng:


bệnh giun sán
1. Vi khuẩn gây bệnh đường ruột

 Do ăn uống nước bị nhiễm sinh vật gây bệnh, ví dụ


thương hàn, tả, lỵ trực trùng .v.v.
 Biện pháp dự phòng:
Tránh làm nhiễm bẩn nguồn nước đặc biệt là với
phân người và động vật
Xử lý tốt nước sinh hoạt trước khi sử dụng
Thực hiện ăn chín uống sôi
Vi khuẩn gây bệnh đường ruột
Vi khuẩn Mức độ Khả năng/thời Khả năng Khả năng Nguồn ô
ảnh hưởng gian tồn tại trong kháng Clo lây nhiễm từ
tới SKCĐ nước cấp* nhiễm** ĐV

Burkholderia pseudomallei Cao Có thể nhân lên Thấp Thấp Không


Campylobacter jejuni,C.coli Cao Vừa Thấp Vừa Có
Escherichia coli – Pathogenic Cao Vừa Thấp Thấp Có
E.coli – Enterohaemorrhagic Cao Vừa Thấp Cao Có
Legionella spp. Cao Có thể nhân lên Thấp Vừa Không
Pseudomonas aeruginosa Vừa Có thể nhân lên Vừa Thấp Không
Salmonella typhi Cao Vừa Thấp Thấp Không
Shigella spp. Cao Ngắn Thấp Cao Không
Vibrio cholerae Cao Thường là ngắn Thấp Thấp Không

Yersinia enterocolitica Vừa Dài Thấp Thấp Có


Vi khuẩn gây bệnh đường ruột
2. Virus gây bệnh đường ruột
Sinh vật gây bệnh Mức độ ảnh Khả năng/thời Khả năng Khả năng Nguồn ô
hưởng tới gian tồn tại trong kháng Clo lây nhiễm từ
SKCĐ nước cấp* nhiễm** ĐV
Vi rút
Adenoviruses Vừa Dài Vừa Cao Không
Enteroviruses Cao Dài Vừa Cao Không
Astroviruses Vừa Dài Vừa Cao Không
Hepatitis A virus Cao Dài Vừa Cao Không
Hepatitis E virus Cao Dài Vừa Cao Có thể
Noroviruses Cao Dài Vừa Cao Có thể
Sapoviruses Cao Dài Vừa Cao Có thể
Rotavirus Cao Dài Vừa Cao Không
3. Bệnh do ký sinh trùng

 Bệnh giun: giun đũa, giun tóc, giun


kim
 Bệnh sán lá gan, sán lá ruột và bệnh
sán lá phổi. Do ăn rau, thực phẩm
nhiễm phân người bệnh
 Bệnh lỵ amíp: Gây ra do Entamoeba
histolytica
 Biện pháp dự phòng: Không ăn
sống các thủy sản, xử lý phân hợp vệ
BỆNH DO TIẾP XÚC VỚI NƯỚC

 Những bệnh này lây truyền qua tiếp xúc với các VSV gây
bệnh trong nước
 Vd: Bệnh sán máng
 Người bơi lội dưới nước có loài ốc bị nhiễm những sinh
vật gây các bệnh này sinh sống. Các ấu trùng rời khỏi cơ
thể ốc vào nước sẵn sàng xuyên qua da khi người làm
việc, bơi lội trong nước và gây bệnh
 Biện pháp dự phòng: Cung cấp nước sạch, tuyên truyền
giáo dục người dân tránh tiếp xúc nước ô nhiễm
Ký sinh trùng
Ký sinh trùng Mức độ Khả năng/thời Khả năng Khả năng Nguồn
ảnh hưởng gian tồn tại kháng Clo lây ô nhiễm
tới SKCĐ trong nước nhiễm** từ ĐV
cấp*
Acanthamoeba spp. Cao Có thể nhân lên Thấp Cao Không
Cryptosporidium parvum Cao Dài Vừa Cao Có
Cyclospora cayetanensis Cao Dài Vừa Cao Không
Entamoeba histolytica Cao Vừa Vừa Cao Không
Giardia intestinalis Cao Vừa Vừa Cao Có
Naegleria fowleri Cao Có thể nhân lên Thấp Vừa Không
Toxoplasma gondii Cao Dài Vừa Cao Có
Các loại giun sán
BỆNH DO CÔN TRÙNG CÓ
 Sốt rét, sốt Dengue, SXH LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC
Dengue, bệnh giun chỉ, các
bệnh viêm não (ví dụ viêm não • Làm mất nơi muỗi đẻ
Nhật Bản) thường gặp ở trẻ em • Diệt ấu trùng muỗi: thả
 Côn trùng trung gian truyền
cá ăn bọ gậy, lăng quăng
bệnh là các loại muỗi
 Dự phòng • Ngủ màn chống muỗi đốt
adult và diệt muỗi bằng phun
thuốc, nhang diệt muỗi

pupa eggs

larva

4 larval instars
BỆNH DO THIẾU NƯỚC SẠCH TRONG TẮM GIẶT
 Các bệnh ngoài da, mắt, phụ khoa: Hắc lào, nấm, lang ben, ghẻ,
chàm, đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc, viêm âm đạo
 Cách lây truyền: truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành
mà nguyên nhân chính là do thiếu nước hoặc phải dùng nước
không sạch để sử dụng trong vệ sinh cá nhân
 Nguyên nhân chủ yếu là do ký sinh trùng, các vi khuẩn, virus gây ra
 Cách phòng bệnh: Cung cấp đầy đủ nước sạch, nâng cao nhận
thức người dân về ý thức vệ sinh cá nhân
BỆNH DO CÁC VI YẾU TỐ HÓA HỌC VÀ
CÁC CHẤT ĐỘC CÓ TRONG NƯỚC

1. Bệnh bướu cổ

2. Bệnh về răng do thiếu hoặc thừa Fluor

3. Bệnh do Nitrite và Nitrate

4. Bệnh do nhiễm độc bởi các chất độc hóa học


BỆNH BƯỚU CỔ

 Bệnh phát sinh ở những nơi mà


trong đất, nước, trong thực phẩm
quá thiếu iod
 Vd: vùng núi cao, vùng xa biển
 Nhu cầu hàng ngày của cơ thể là
200 mcg iod, nếu không đủ tuyến
giáp phải làm việc nhiều và làm cho
tuyến giáp to ra
1. BỆNH VỀ RĂNG DO FLUOR
 Fluor cần thiết cho cơ thể để cấu tạo men răng và tổ chức của răng
 Nếu Fluor trong nước nhỏ hơn 0,5 mg/l sẽ bị bệnh sâu răng
 Nếu Fluor trong nước lớn hơn 1,5mg/l sẽ làm hoen ố men răng và
các bệnh về xương khớp; xương giòn, rạn nứt xương
 Một độc tính mới phát hiện, Fluor có thể tương tác với nhôm gây
bệnh Alzheimer
BỆNH DO NITRATE CAO TRONG NƯỚC

Nguồn Nitrate vào trong cơ thể:


 Do nguồn nước bị ô nhiễm
 Các loại rau, củ như củ dền, cải bó xôi, cà rốt, xà lách.
Nồng độ nitrate trong rau củ tươi tương đối thấp, thường
chỉ từ 1- 2 mg/kg (các loại phân đạm khi bón cho cây, vi
sinh vật trong đất sẽ chuyển các dạng của hợp chất Nitơ
(amoni, ure) thành NO3- để cây hấp thụ)
 “Muối diêm” dùng để bảo quản thịt. Hàm lượng Nitrite và
Nitrate được cho phép sử dụng trong thực phẩm với mức
từ 50 - 350mg/kg tùy loại sản phẩm và dạng muối sử dụng
BỆNH DO NITRATE CAO TRONG NƯỚC

 Hàm lượng NO3- trong nước sinh hoạt cao sẽ gây hại
cho sức khỏe (hàm lượng nitrate > 10 mg/L có thể gây
bệnh tím tái ở trẻ em)
 Khi nitrate thâm nhập vào đường tiêu hóa, dưới tác
dụng của vi khuẩn trong dạ dày và ruột nó bị khử đến
NO2-
 Nitrite sinh ra sẽ vào trong máu oxy hoá các huyết
cầu tố tạo ra huyết cầu tố dạng Methemoglobin không
có khả năng vận chuyển oxy gây thiếu Oxy trong máu
BỆNH DO NITRATE CAO TRONG NƯỚC

Hội chứng tăng Methemoglobin trong máu (MetHb):


Bình thường lượng Methemoglobin (Fe3+) trong hồng cầu
từ 1 – 2%.
Trẻ em dưới 4 tháng tuổi được xếp vào loại nhạy cảm (dễ
mắc) với chứng tăng MetHb máu vì cơ thể trẻ em có
lượng enzyme ức chế methemoglobin rất thấp

4HbFe2+ + O2 + 4NO2-+ 2H2O → 4HbFe3+OH + 4NO3- + O2


Hemoglobin mang oxy Methemoglobin không mang oxy
BỆNH DO NITRATE CAO TRONG NƯỚC

Biểu hiện lâm sàng:


• Trẻ em bị bệnh có nước da xanh tái
• Biểu hiện tùy theo mức độ Methemoglobin trong máu:
15 – 20%: Tím môi và đầu chi
30 – 40%: Tím môi, đầu chi kèm ăn kém hoặc bỏ ăn
lừ đừ hoặc vật vã. Trẻ lớn than mệt, nhức đầu,
chóng mặt, yếu chi
Trên 55%: Khó thở, rối loạn nhịp, hôn mê, co giật
BỆNH DO NITRITE CAO TRONG NƯỚC

Nguy cơ gây ung thư tiềm tàng: Đặc biệt là khi trong
môi trường axit, NO2- kết hợp với gốc amin tự do có
trong ruột (do ăn thịt ) tạo thành Nitrosamine là chất
gây ung thư

pH <4

R2NH + HNO2 → H2O + R2N-NO


Nitrosamin
BỆNH DO NITRATE, NITRITE CAO
TRONG NƯỚC

Phòng bệnh:
• Không dùng nước giếng chưa xử lý để nấu ăn
• Chọn rau củ tươi, chế biến xong ăn ngay
• Không nên sử dụng nước rau luộc các loại để làm
thức uống (kể cả người lớn) vì nước đó có thể nhiễm
nitrate ở mức độ cao, hơn nữa khi đun sôi thì có thể
làm cho nồng độ nitrate tăng lên
BỆNH DO NHIỄM ĐỘC BỞI CÁC
CHẤT ĐỘC HÓA HỌC
Tác hại của kim loại nặng
 Ngoài ra, nếu trong mạch nước ngầm có chứa nhiều các
kim loại nặng có thể gây bệnh
 Theo tổ chức y tế thế giới, mỗi năm Việt Nam có hơn
20.000 tử vong do nguồn nước ô nhiễm, vệ sinh nghèo
nàn, thấp kém,…
Tác hại của kim loại nặng

• Kim loại nặng: Hg, Cd, Pb, As,


Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v...
thường không tham gia hoặc ít
tham gia vào quá trình sinh
hoá của các thể sinh vật và
thường tích luỹ sinh học trong
cơ thể sinh vật và gây bệnh
cho người thông qua chuỗi
thức ăn
Arsenic(As)
Nguồn gốc:
Từ các quặng mỏ,công nghiệp sản xuất, thuốc hóa học
Độc tính:
 Phụ thuộc vào trạng thái hóa học và vật lí của hợp chất
 Arsenic vô cơ là độc nhất
 Arsenic tồn tại trong cơ thể ở dạng Methyl Asen (As3+)
 Nhiễm độc cấp tính và mãn tính
 Sự phơi nhiễm lâu dài As qua nước uống gây ra:
 Ung thư da, phổi, bàng quang và có thể gây ung thư
gan, thận
 Thay đổi khác về da: Thay đổi sắc tố, làm tăng chai
cứng da; bệnh đen chân dẫn đến chứng hoại thư
Tác hại của Asenic:
 Viêm da, viêm màng kết,
thủng xoang mũi
 Bệnh trên các mạch máu
ngoại vi
 Bệnh ở móng tay
Tác hại của Asenic:
 Rối loạn hệ thần kinh, tuần hoàn
máu
 Ung thư trên cánh tay, đầu
 Vẩy sừng do Asen
 Viêm tróc da
Những nguy cơ do các chất hóa học và
phóng xạ
Các tác nhân hóa học gây hại cho sức khỏe con
người khi sự có mặt của chúng vượt quá nồng độ
cho phép trong nước.

 Bệnh do các chất vô cơ;

 Bệnh do các chất hữu cơ;

 Bệnh do các chất phóng xạ.


Chì(pb)

Nguồn phát thải: trong công nghiệp, trong xây dựng, cuộc sống
ngay từ xa xưa,và trong việc đốt cháy nhiên liệu chứa chì rất lớn
Độc tố chì: hấp thụ chì vào cơ thể từ ăn uống, nước và KK

Tác hại:
• Chì trong cơ thể gây nên những phá hủy nghiêm trọng đến
não, thận, hệ thống thần kinh và tế bào hồng cầu, nó có thể gây
chết người nếu bị nhiễm độc nặng.
• Chì có khả năng tích lũy ở nồng độ cao trong cơ thể theo thời
gian.
•Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với chì do hấp thu rất nhanh lượng
chì tiêu thụ. Hậu quả sẽ kìm hãm sự phát triển trí tuệ và thể lực
của trẻ
Thủy ngân (Hg):

Nguồn gốc
•Các công nghệ trong công
nghiệp:
•Các ứng dụng y học, kể cả
trong quá trình sản xuất và bảo
quản vacxin
•Các thí nghiệm trong phòng thí
nghiệm liên quan đến các hợp
chất của thủy ngân và lưu
huỳnh
•Công nghệ xử lí hạt giống
chống nấm, sâu bệnh
Tác hại của thủy ngân
• Thủy ngân nguyên tố lỏng thì ít độc, nhưng hơi, các hợp chất
và muối của nó thì rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn
thương não và gan khi con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải
• Dạng độc nhất của hợp chất thuỷ ngân là Metyl thuỷ ngân
(CH3Hg+), độc đến đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể
gây tử vong
• Thông qua quá trình tích lũy sinh học Metyl thủy ngân nằm
trong chuỗi thức ăn, đạt đến mức tích lũy cao trong một số loài
như cá ngừ
• Triệu chứng nhiễm độc Hg: mất khả năng nghe, giảm tầm nhìn,
nói khó khăn, không điều khiển được hoạt động, tứ chi run rẩy,
mất cảm giác ở đầu ngón tay, ngón chân, mất trí nhớ, ung thư
Những sự kiện nhiễm độc thủy ngân tiêu
biểu của thế kỷ XX

 Vào 1956, một nhà máy hóa chất ở Nhật đã thải chất thải thủy
ngân vào vịnh Minamata gây ra hậu quả nặng nề
 Chứng bệnh Minamata là một dạng ngộ độc thủy ngân. Thủy
ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết và ảnh
hưởng tới miệng, các cơ quai hàm và răng. Sự phơi nhiễm kéo
dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra
các rủi ro hay khuyết tật đối với các thai nhi
 1972 ở Irac có tới 450 nông dân đã chết sau khi ăn loại lúa
mạch đã nhiễm độc thuỷ ngân do thuốc trừ sâu
Nạn nhân bị nhiễm độc thuỷ
ngân Minamata (Nhật Bản)
TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM NƯỚC ĐẾN
MÔI TRƯỜNG

Tại các sông ở các đô thị, thành phố lớn bốc lên mùi hôi
thối gây ô nhiễm không khí
TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM NƯỚC ĐẾN
MÔI TRƯỜNG

 Động vật sống nơi nguồn nước ô nhiễm sẽ bị nhiễm


bệnh, có thể chết
 Thực vật, cây trồng sẽ bị nhiễm độc nếu tưới bằng nguồn
nước ô nhiễm, môi trường đất cũng bị ô nhiễm,…
TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM NƯỚC ĐẾN
MÔI TRƯỜNG

ĐỐI VỚI THỦY, HẢI SẢN


TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM NƯỚC ĐẾN
MÔI TRƯỜNG

ĐỐI VỚI THỦY, HẢI SẢN


Những nguy cơ do các chất hóa học và
phóng xạ
Các tác nhân hóa học gây hại cho sức khỏe con
người khi sự có mặt của chúng vượt quá nồng độ
cho phép trong nước.

 Bệnh do các chất vô cơ;

 Bệnh do các chất hữu cơ;

 Bệnh do các chất phóng xạ.


PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM NƯỚC
PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM NƯỚC

Tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ sở trên lưu vực sông,
nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý thật nghiêm theo quy định của
pháp luật
Tiếp tục hoàn thiện các
văn bản pháp luật
bảo vệ môi trường.
Tăng cường tuyên
truyền,
giáo dục mọi người cần
có ý thức hạn chế
việc xả thải các chất
ô nhiễm từ sinh hoạt
vào môi trường.
PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM NƯỚC

 Xây dựng và tăng cường kiểm tra các hệ thống xử lý


nước thải
 Cần xử lý nước thải công nghiệp, từ các làng nghề,
nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường
PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM NƯỚC
PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM NƯỚC

Áp dụng mô hình VACR


PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM NƯỚC

Tổ chức các buổi hội thảo, các cuộc diễu hành nhằm
tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân,…

You might also like