You are on page 1of 14

CÂU HỎI ÔN TẬP NƯỚC CẤP - NƯỚC THẢI KỸ NGHỆ

Câu 1: Kể tên 10 loại thủy sinh thực vật xử lý nước vừa chế biến được các món ăn
- Thủy sinh sống trôi nỗi trên mặt nước (bộ rể lơ lửng trên mặt nước, thân lá phát triển
trên mặt nước) như : Hoa lục bình, rau muống nước, hoa súng, cây bèo cái, hoa sen,
cattails, bulrush
- Thủy sinh sống vươn lên mặt nước : Rể ăn bám vào đất thân , lá phát triển vươn lên mặt
nước: cây hương bồn, cây bồn bồn, môn ngứa, môn ngọt
- Nhóm thủy sinh sống chìm trong nước (rong) phát triển hàn toàn dưới mặt nước, phát
triển vùng nước có ánh sáng : rong tóc tiên, rong nho
Câu 2: Nêu nghiệm vụ của thảm sinh thực vật trong xử lý nước
- Rể và/hoặc thân: là giá bám cho vi khuẩn phát triển, lọc và hấp thu chất rắn
- Thân và/hoặc lá dưới mặt nước hoặc trên mặt nước: hấp thu ánh sáng mặt trời, ngăn cản
sự phát triển của tảo, làm giảm ảnh hưởng của gió lên bề mặt sử lý, làm giảm sự trao đổi
giữa nước và khí quyển, chuyển oxi từ lá xuống rể
Câu 3: Trình bày lưu ý khi sử dụng các loại thủy sinh thực vật xử lý nước trong chế
biến món ăn cho con người
- Thủy sinh có tác dụng xử lý nước thải và tái sử dụng chất dinh dưỡng. các hoạt động
sinh học trong ao nuôi lấy đi các chất hữu cơ và dinh dưỡng của nước thải chuyển đổi
thành các chất dinh dưỡng trong tế bào qua các quá trình quang hợp và thường được
trồng nơi có nước thải đô thị, nông nghiệp. sự chuyển hóa của các thủy sinh thực vật
thành các chất dinh dưỡng không hòa toàn nên vẫn còn 1 lượng các chất thải độc hại
trong chúng nên khi sử dụng cần phải lưu ý, không sử dụng quá nhiều, khi sử dụng cần
rửa thật sạch trước khi chế biến.
Câu 4: Trình bày chu kỳ phát triển của vi khuẩn trong bể xử lý
Gồm 4 giai đoạn
 Giai đoạn chậm
 Xảy ra khi bể bắt đầu đưa vào hoạt động và bung của các bể khác được cấy thêm vào
bể
 Giai đoạn để các vi khuẩn thích nghi với môi trường mới và bắt đầu quá trình phân
bào
 Giai đoạn tăng trưởng
 Các tế bào vk tiến hành phân bào
 Tốc độ phân bào tùy thuộc vào thời gian cần thiết cho các lần phân bào và lượng thức
ăn trong môi trường
 Giai đoạn cân bằng
 Mật độ VK được giữ ở số lượng ổn định
 Nguyên nhân:
- Các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trưởng của VK bị sử dụng hết
- Số lượng VK sinh ra = số VK chết đi
 Giai đoạn chết
 Số lượng VK chết đi lớn hơn số lượng VK sinh ra dẫn đến mật độ vk giảm nhanh
 Nguyên nhân: do các loài có kích thước khả kiến hoặc đặc điểm của môi trường
Câu 5: Cần thu thập các thông tin cần thiết nào để phục vụ việc thiết kế hệ thống xử
lý nước thải ?
- Thu thập thông tin về công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất, hóa chất sử dụng trong quy
trình, tính chất nước thải đầu ra, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hiệu suất, kinh phí, vận hành.
Câu 6: Kể tên các thành phần cơ bản có trong nước thải mà em biết?
- 95% là nước, 5% còn lại là chất thải, chất ô nhiễm phân hủy sinh học.
- Các vi sinh vật gây bệnh: vi khuẩn, virus, mầm bệnh,…và các vi khuẩn vô hại.
- Các chất hữu cơ: phân, giấy, thực phẩm, dung môi,…
- Các chất vô cơ: cát, kim loại, sợi,…
- Chất độc hại: thuốc trừ sâu, diệt cỏ,…
- Hữu cơ hòa tan và vô cơ hòa tan,..
- Chất dinh dưỡng: nitơ, phốt phi, amoni,…
- BOD5, COD…
Câu 7: Liệt kê các phương pháp xử lý nước thải?
- Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học.
- Phương pháp xử lý nước thải bằng hóa học và hóa lý.
- Phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học.
Câu 8: Theo em nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay?
- Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hóa chất độc hại, các loại vi khuẩn gây
bệnh , virus, ký sinh trùng phát từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ
các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình
thường của con người hay hóa chất, thuốc trừ sâu,…
Câu 9: Nước mưa được cho là nguồn nước sạch. Đúng or Sai? Why?
Đúng. Nếu không khí trong lành, sẽ không có sự hòa tan các chất ô nhiễm, mưa được coi
là nguồn sạch.
- Chứa ít các loai muối khoáng hòa tan, ít Fe (nước không có mùi tanh),
- không chứa các thành phần kim loại nặng, độc hại như Asen, chì, thủy ngân
Câu 10: Việc sử dụng nước cứng là lợi hay hại? E hãy làm rõ vấn đề trên?
Việc sử dụng nước cứng là có hại.
* Tác hại của nước cứng:
- Độ cứng sẽ làm gia tăng lượng xà phòng sử dụng trong giặt tẩy và gây đóng cặn trong
nồi hơi.
- Độ cứng vĩnh cửu ít ảnh hưởng đến vi sinh vật (trừ khi quá cao).
- Độ cứng tạm thời lại có ảnh hưởng rất lớn là do: Muối bicarbonat Ca và Mg dễ dàng bị
phân hủy thành CaCO3, MgCo3 là các muối kết tủa và chúng không thấm qua niêm mạc
hệ tiêu hóa, chỉ các muối hòa tan mới thấm được.
- Khi phản ứng phân hủy xảy ra rong cơ thể sinh vật các muối này kết tủa trong cơ thể,
gây hại:
+Ở con người: sỏi thận, gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động
mạch.
- Trong sinh hoạt:
+ Gây kết tủa làm thay đổi thành phần của nước uống.
+ Làm rau, thịt, khó chín khi nấu
+ Làm mất vị của nước chè.
+ Gây lãng phí xà phòng, các chất tẩy rửa.
+ Tạo cặn lắng bám trên bề mặt các trang thiết bị sinh hoạt.
- Trong công nghiệp:
+ Cản trở cho quá trình vận chuyển.
+ Làm giảm năng lực truyền nhiệt.
+ Giảm tuổi thọ của thiết bị.
Câu 11: Nước trong là nước sạch đúng hay sai? Giai thích?
Nước trong là nước sạch là sai
Vì :
- Trong nước ao hồ, nước giếng, và thậm chí là nước máy nếu không xử lý đúng cách vẫn
tồn tại các tạp chất bất lợi cho sức khỏe.
- trong nước sông hồ có nhiều chất lơ lửng, một số chất khoáng hòa tan và các vsv gây
bệnh cho con người.
- Nước lấy từ các giếng khơi và giếng khoan thường trong và ít vi khuẩn gây bệnh hơn,
nhưng lại nhiều muối khoáng hòa tan hơn, đặt biệt là sắt.
Câu 12: Trình bày sơ đồ tổng quát cho quá trình xử lý nước bề mặt?
Khử trùng sau xử lý
Ôxy hóa sơ bộ
Hóa chất HCl hoặc Ca(OH)2
Chọn chất keo tụ
Nước thô  Lưới chắn Khuấy nhanh  Keo tụ tạo bông  Lắng bể
chứa  Phân phối sử dụng Lọc

 Mục đích:
- Lưới chắn:
+Tác rác mảnh vụn, vật thô, vật nổi
+ Diệt khuẩn gây bệnh (oxy hóa chất hữu cơ)
+ Hạn chế gây mùi, vị
+ Tạo hạt kết tinh kích thước nhỏ nhằm thúc đẩy quá trình xử lý tiếp theo
- Khuấy nhanh:
+ Trộ hóa chất với nước hô chứa hạt kích thước nhỏ chưa thể lắng lọc được
+ Phá vỡ trạng thái bền của hệ keo trong nước
- Keo tụ tạo bông: Kết dính các gạt keo thô tạo thành bông cặn kích thước lớn có khả
năng tách bằng lắng lọc.
- Lắng:
+ Lắng tách bông cặn
+ Lọc tách bông cặn còn lại
+ Khử trùng sau xử lý bằng hóa chất HCl hoặc Ca(OH)2: ngăn ngừa lắng cặn rỉ trong ống
nước, ổn định nước
- Bể chứa:
+Tăng cường thời gian lưu, khử trùng hoàn toàn
+ Điều hòa lưu lượng nước giữa các giờ cao điểm
Câu 17: Các phương pháp làm mềm nước cứng
- Làm nóng nước
- Làm nước lưu động liên tục
- Chưng cất nước
- Lọc RO (thẩm thấu ngược)
- Trao đổi ion
Câu 18: Dạng tồn tại của sắt trong nước
* Tồn tại trong nước dạng sắt (II) và sắt (III)
- Trong nước ngầm: tồn tại dạng sắt (II) hòa tan của các muối bicarbonat, sunfat, clorua
- Khi tiếp xúc với oxy và chất oxy hóa, Fe 2+ bị oxy hóa thành Fe3+ kết thành bông cặn
Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.
- Nước ngầm hàm lượng sắt cao > 30mg/l
- Nước mặt: chứa Fe3+ ở dạng keo hữu cơ hoặc cặn huyền phù, hàm lượng không cao (có
thể khử sắt kết hợp khử đục)
Câu 19: Vai trò của oxy trong nguồn nước? Nguyên nhân làm giảm lượng oxy? Các
yếu tố ảnh hưởng đến sự có mặt của oxy trong nguồn nước?
 Vai trò của oxy trong nguồn nước:
Oxy hòa tan là lượng dưỡng khí oxy hòa tan trong nước, cần thiết cho sự hô hấp của sinh
vật dưới nước. Oxy hòa tan trong nước hình thành do sự hòa tan của không khí và sự
quang hợp của tảo.
 Nguyên nhân làm giảm lượng oxy:
- Việc xả nước thải công nghiệp
- Nước mưa tràn lôi kéo các chất thải nông nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ, lá cây rụng
vào nguồn tiếp nhận.
- Vi sinh vật sử dụng oxy để tiêu thụ các chất hữu cơ làm cho lượng oxy giảm.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự có mặt của oxy trong nước
- Áp suất
- Nhiệt độ
Câu 20: BOD là gì? COD là gì?
- BOD là lượng oxy cần cho vi khuẩn (sử dụng oxy hòa tan) phân hủy các chất hữu cơ
trong điều kiện hiếu khí.
- BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học có trong mẫu nước. Giá
trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao.
- COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có trong
nước thành CO2 và H2O
- COD đo lượng tương đương oxy với hàm lượng chất hữu cơ trong mẫu bị oxy hóa bởi
chất oxy hóa mạnh như K2Cr2O4
Câu 21: Các phương pháp khử trùng được áp dụng trong quá trình xử lý nước?
 Phương pháp cơ học
- Sử dụng cơ học để giữ lại cặn không tan trong nước
- Các công trình: song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc
 Phương pháp hóa học
- Dùng các hóa chất cho vào nước để xử lý nước
- Keo tụ bằng phèn, khử trùng bằng Chlor, kiềm hóa nước bằng vôi, dùng hóa chất diệt
tảo
- Khử trùng nước bằng iod
tham khảo thêm
- Khử trùng bằng ozone
 Phương pháp lý học
- Khử trùng nước bằng tia tử ngoại, sóng siêu âm
- Điện phân nước để khử muối…
- Phương pháp nhiệt
tham khảo thêm
- Phương pháp lọc
=> Biện pháp cơ học là xử lý nước cơ bản nhất. Có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các
biện pháp hóa học - lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả xử lý.
Câu 22: So sánh nước mặt và nước ngầm?
Chỉ tiêu Nước ngầm Nước mặt
Tương đối ổn định - mạch nước Nhiệt độ của nước mặt chịu
ngầm ở sâu dưới lòng đất nên ít nhiều ảnh hưởng của sự thay
Nhiệt độ
chịu ảnh hưởng của sự thay đổi đổi không khí nên nó cũng thay
không khí trên mặt đất. đổi theo mùa.
Chất rắn lơ lửng Rất thấp, hầu như ko có Cao và thay đổi theo mùa
Các khoáng chất hòa Ít thay đổi và hầu như nhiều
Thay đổi phu thuộc vào chất
tan trong nước như khoáng chất hơn so với nước
lượng đất và lượng nước
canxi, magie mặt
Hàm lượng Fe2+, Mn 2+ Thường xuyên có trong nước Chỉ có ở nước sát đáy sông, hồ
Khí CO2 hòa tan Nồng độ cao Hầu như không có
Khí O2 hòa tan Không có Gần như bão hòa
Khí NH3 Thường có Chỉ có khi nguồn nước ô nhiễm
Khí H2S Thường có Không có
Hàm lượng dinh dưỡng cao
Chủ yếu là các vi sinh vật do sắt
Vi sinh vật hơn nước ngầm nên vi sinh vật
gây ra
phong phú hơn

Câu 23: Các phương pháp xử lý nước thải thông dụng? (liệt kê thêm vài chi tiết
nữa)
 Bể tuyển nổi
- Nguyên tắc: lợi dụng sự chênh lệch giữa khối lượng riêng của hạt và pha lỏng để tách
hạt rắn ra.
- Mục đích: tách ra khỏi chất lỏng các chất
+ Tạp chất có dạng hạt rắn (cặn lo lửng)
+ Lỏng phân tán ko tan (dầu, mỡ)
+ Tự lắng kém
+ Hạt có tỷ trọng < tỷ trọng chất lỏng chứa nó
 Phương pháp thổi khí vào nước
 Tạo ra hỗn hợp khí - nước - chất rắn
 Hạt khí được thổi vào thường có kích thước 1mm
 Làm trong 1 khối lượng nhất định trong xử lý nước
 Phương pháp tuyển nổi bằng điện cực
 Đặt điện cực dưới đáy của thiết bị tuyển nổi
 Điện ly nước tạo thành những dòng khí rất nhỏ
 Phương pháp dùng chân không
 Dưới áp suất thường, nước bão hòa không khí
 Xuất hiện các dòng khí với đường kính nhỏ 0,1 mm kích thích quá trình tuyển
nổi
 Nhược điểm: lượng khí tạo thành bọt khí rất nhỏ so với các phương pháp khác
 Phương pháp giãn áp
 Dùng ko khí áp lực 300 - 650 kPa thổi vào nước để cân bằng bão hòa
 Xuất hiện các bọt khí với đường kính nhỏ hơn 0,2 mm
 Keo tụ, tạo bông
- Là phương pháp xử lý nước có sử dụng hóa chất
- Các hạt keo nhỏ lơ lửng trong nước (nhờ tác động của chất keo tụ) liên kết lại tạo bông
keo có kích thước lớn hơn
- Bông keo được tách ra khỏi nước bằng lắng, lọc, tuyển nổi
- Các chất keo tụ thường được sử dụng phèn nhôm, phèn sắt dưới dạng dung dịch hòa
tan, các chất điện ly hoặc các chất cao phân tử…
 Mục đích keo tụ tạo bông
- Tách được hoặc làm giảm đi các thành phần có trong nước như các kim loại nặng, các
chất bẩn lơ lửng, các anion PO43-…
- Lắng các hạt cặn lơ lửng có kích thước < 10-4 mm
- Tăng hiệu suất lắng của bể
- Cải thiện được độ đục và màu sắc của nước
 Các bước thực hiện quá trình keo tụ
- Định lượng và hòa trộn chất keo tụ
- Phá vỡ trạng thái ổn định của hệ keo, chất gây đục trong nước
- Tạo ra bông keo tụ kích thước nhỏ nhờ gradient vận tốc lớn để cho các chất keo bông
nhỏ tạo thành
- Tạo ra bông keo tụ lớn nhờ gradient vận tốc nhỏ để tách các hạt cặn ra khỏi nước
 Nguyên tắc của quá trình keo tụ
- Làm mất tính ổn định của các hệ keo thiên nhiên
- Bản thân chất keo tụ phát sinh thủy phân, quá trình hình thành dung dịch keo
- Tạo ra hệ keo mới có khả năng kết hợp tạo thành những bông cặn lớn, lắng nhanh, có
hoạt tính bề mặt cao, được loại bỏ bằng phương pháp lắng hoặc lọc
 Động học của quá trình keo tụ
- Giai đoạn pha trộn các chất keo tụ trong nước
- Giai đoạn thủy phân chất keo tụ đồng thời phá hủy trạng thái ổn định của hệ keo
- Giai đoạn hình thành bông cặn với tốc độ tạo bông keo quyết định bởi chuyển động tạo
ra sự tiếp xúc giữa các hạt keo nhờ:
+ Khuếch tán: hình thành bông keo nhỏ
+ Chuyển động định hướng: tạo bông keo kích thước lớn nhỏ
 Hiệu quả quá trình keo tụ
- Nguồn nước
- Loại hóa chất sử dụng (keo tụ, trợ keo tụ)
- Liều lượng hóa chất tối ưu (keo tụ, trợ keo tụ)
- Cường độ khuấy trộn nước để làm tăng số lượng và chạm giữa các hạt cặn (tốc độ
khuấy trộn)
- Nhiệt độ nước
- pH
- Tạp chất trong nước
 Các phương pháp keo tụ
- Dùng các chất điện ly đơn giản
- Dùng hệ keo ngược dấu như: muối nhôm, sắt (III) (phèn nhôm hoặc sắt)
Al2(SO4)3 2Al3+ + 3SO42-
FeCl3 Fe3+ + 3Cl-
- Dùng các chất polymer (còn dùng khi tăng cường quá trình keo tụ cho các phương pháp
keo tụ cho các phương pháp khác)
+ Loại anion
+ Loại cation
+ Loại không ion
 Quá trình keo tụ
+ Phèn nhôm sunfat: Al2(SO4)3.nH2O
+ Phèn sắt: Fe2(SO4)3.nH2O
+ Poly Aluminium Chloride: PAC
+ Chất keo tụ cao phân tử: PAFC
 Quá trình lọc
- Là quá trình làm sạch nước thông qua lớp vật liệu lọc nhằm tách ra khỏi nước:
+ Các hạt cặn lơ lửng
+ Các thể keo tụ
+ Vi sinh vật
- Sau quá trình lọc nước có được chất lượng tốt hơn về mặt vật lý, hóa học, sinh học
- Theo cấu trúc vật liệu lọc:
+ Lọc bề mặt (lọc tạo bánh)
+ Lọc sâu (cột lọc)
- Vật liệu lọc nước sinh hoạt: loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có trong nguồn nước sinh
hoạt loại bỏ các chất cặn, độc tố gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng.
+ Cải tạo nguồn nước, loại bỏ những độc tố
+ Bông lọc, sứ lọc, nham thạch, san hô vụn, quả cầu Bio ball, hạt lọc Kaldnes
- Vật liệu lọc nước thủy sinh: than hoạt tính, các thạch anh, hạt nâng pH, hạt nhựa trao
đổi ion, hạt xốp, sỏi lọc nước.
+ Giữ lại hạt cặn lơ lửng có kích thước lớn, các hạt hữu cơ, hạt keo sắt gây ra độ đục
màu, có kích thước bé hơn nhiều lần kích thước các lỗ rỗng nhưng có khả năng dính kết
và hấp thụ lên bề mặt lớp vật liệu lọc, các vi khuẩn có lợi giúp cho nguồn nước giàu oxy
hơn và duy trì chất dinh dưỡng nước.
 Vật liệu lọc nước
- Các loại vật liệu lọc: cát tự nhiên, cát thạch anh, sỏi, than, xỉ, anthracite,…
- Vai trò:
+ Loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có trong nguồn nước như sắt, chì, nhôm, thủy ngân,…
đặc biệt là các chất có hại cho sức khỏe như asen
+ Loại bỏ các tạp chất gây màu và gây mùi cho nước, giúp nguồn nước trong hơn và sạch
hơn
+ Làm sạch các chất hữu cơ còn tồn dư trong nước như nước như thuốc trừ sâu, thuốc
kích thích…
+ Lọc sạch các vi trùng, vi khuẩn có lẫn trong nước gây ra các bệnh về truyền nhiễm
hoặc da liễu.
- Tiêu chuẩn chọn vật liệu lọc:
+ Giá thành
+ Điều kiện khai thác
+ Điều kiện vận hành
+ Bảo đảm thành phần hạt theo yêu cầu phân loại
+ Bảo đảm độ đồng đều về kích thước hạt
+ Bảo đảm độ bền hóa học
+ Độ bền cơ học cao
=> Vật liệu lọc nhiều lớp (2, 3 lớp) dạng hạt có kích thước, tính chất vật lý khác nhau
thường được sử dụng → tăng dung tích chứa cặn trong lớp VL lọc
Câu 24: Các dấu hiệu cho thấy nguồn nước bị nhiễm Fe
- Hàm lượng trong nước ăn uống tối đa là 0,5 mg/l
- Hàm lượng >0,5 mg/l
+ Có mùi tanh
+ Làm vàng quần áo khi giặt
+ Hỏng sản phẩm của ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp
+ Giảm tiết diện vận chuyển nước của đường ống
- Hàm lượng >1-2 mg/l
+ Làm giảm giác quan của con người
+ Ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng
Câu 25: Các dấu hiệu cho thấy nguồn nước có pH quá cao?
Nguồn nước có pH cao khi đun sẽ có cặn dưới đáy bình đun, pH cao sử dụng lâu ngày dễ
bị bệnh sỏi thận, có thể nói nguồn nước bị nhiễm vôi cao.
Câu 26: Nguyên lí của quá trình lắng và khử nổi?
- Lắng: loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng (tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước) và các
chất nổi (tỉ trọng nhẹ hơn tỉ trọng của nước)
- Khử nổi: không khí được thổi vào bể, tạo nên các bọt khí, các bọt khí kết với các hạt và
nổi lên trên bề mặt nước thải và bị loại bỏ bằng các thiết bị gạt bọt.
Câu 27: Mục đích của việc xử lý ổn định nước?
Giữ cho nước luôn ở môi trường trung tính
Câu 28: Nước ngầm chia làm mấy loại?
 Theo vị trí độ sâu giếng khoan, có 2 loại:
- Nước ngầm không có áp lực
+ Ở độ sâu 3-10 m, là nước ngầm mạch nông (vị trí A)
+ Áp suất yếu, phải đào giếng xuyên qua lớp đá ngầm, dùng bơm hút nước lên
+ Thường bị nhiễm bẩn, trữ lượng ít
+ Chịu ảnh hưởng trực tiếp thiên nhiên
- Nước ngầm có áp lực:
+ Ở độ sâu hơn 20 m, là nước ngầm mạch sâu (tại B và C có áp lực, tại D có giếng phun
do áp lực từ hai phía)
+ Áp lực rất lớn khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và chạm vào lớp nước sẽ
tự động phun lên
+ Chất lượng tốt hơn
+ Trữ lượng phong phú
Câu 29: THM là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?
- Hợp chất THM ( Trihalomethane ) là một nhóm các phân tử xuất hiện dưới dạng sản
phẩm phụ của các chất khử trùng được sử dụng để làm sạch nước uống. Khi Clo hóa chất
chính được sử dụng được sử dụng để làm sạch nước uống phản ứng chất hửu cơ, nó sẽ
phân hủy thành THM.
- Nếu con người uống nước có chứa Trihalomethane vượt mức trung bình trong một thời
gian dài, sức khỏe sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Có thể mắc các bệnh về gan, thận, gặp vấn
đề về hệ thống thần kinh trung ương và tăng nguy cơ ung thư.
Câu 30: Nguyên nhân gây độ màu của nước? Ý nghĩa của việc xử lý độ màu của
nước?
- Màu của nước gây bởi chất mang màu sinh ra do sự tiếp xúc của nước với các mảnh
vụn hửu cơ như lá cây, gỗ, trong các giai đoạn phân hủy. Các chất gây màu rất đa dạng:
+ Tanin, acid humic
+ Các humat tạo ra từ sự phân hủy lignin đc coi là những thành phần gây màu chủ yếu
- Có 2 loại màu:
+ Màu biểu kiến: do các chất hửu cơ lo lửng mang màu gây ra
+ Màu thực: do phần chất hữu cơ dưới dạng keo gây ra. Cường độ màu tăng theo độ pH
của nước.
- Ý nghĩa: đối với nước cấp, độ màu biểu thị giá trị cảm quan, độ sạch của nước. Riêng
với nước thải, độ màu đánh giá phần nào mức độ ô nhiễm nguồn nước.
Câu 31: Phương pháp xử lý nước hiếu khí, yếm khí?
- Hiếu khí: xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí là quá trình sử dụng các
vsv để phân hủy các chất hữu cơ thích hợp có trong nước thải trong điều kiện đc cung cấp
oxy liên tục. Có 3 giai đoạn:
+ Oxy hóa các chất hữu cơ
+ Tổng hợp tế bào mới
+ Phân hủy nội bào
- Yếm khí: ứng dụng khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật trong điều kiện
không có oxy. Quá trình phân hủy yếm khí được chia thành 3 giai đoạn chính:
+ Phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử
+ Tạo nên các axit
+ Tạo methane
Câu 32: Các nguyên liệu lọc được sử dụng trong quá trình xử lý nước
- Các loại vật liệu lọc: cát tự nhiên, cát thạch anh, sỏi, than, anthracite…
Câu 33: Các lưu ý khi chọn nguồn nước làm nguồn cung cấp nước?
- Nguồn nước phải đủ lưu lượng khai thác nhiều năm
- Chất lượng phải đáp ứng các yêu cầu vệ sinh theo TCXD-33-85
- Ưu tiên các nguồn nước xử lý ít dùng hóa chất
- Nguồn nước gần nơi tiêu thụ
GOOD LUCK

You might also like