You are on page 1of 12

Chương 1

Các phương thức tiếp cận vệ sinh bền vững:


 Phương pháp tiếp cận đáp ứng theo yêu cầu: là phương pháp tiếp cận trong
các chương trình, dự án cấp nước và vệ sinh, trong đó người sử dụng quyết
định mức độ dịch vụ mà họ mong muốn và sẵn sàng chi trả.
 Phương pháp tiếp cận vệ sinh lấy hộ gia đình làm trung tâm.
 Từ trên xuống dưới: V-Quốc gia -> IV-Tỉnh, thành phố -> III-Quận, huyện
->II-Phường, xã/cộng đồng -> I-Hộ gia đình
Các loại nhà tiêu hợp vs:
 Bể tự hoại
 Hố xí dội nước
 Hố xí cải tiến có thông hơi
 Hệ thống thoát nước đã tách cặn
 Hệ thống thoát nước giản lược
Các bệnh liên quan đến nước và phân:

Chương 3

Các dòng vật chất trong NTSH:


Nước thải sinh hoạt: Nước đen + Nước xám
Nước đen: Nước vàng (nước tiểu) + Nước nâu (phân + nước dội)
Nước xám: nước sinh hoạt, tắm, vệ sinh, chất thải nhà bếp
Nước vàng:
10 - 18 g total nitrogen/(ng.ngđ) trong 20 - 35 g urê/(ng.ngđ)
1 vài g/(ng.ngđ) các chất hữu cơ chứa N khác (uric acid, creatinine, amino
acids...)
0.1- 0.3g phenols/(ng.ngđ)
0.5 - 1.5g sugars/(ng.ngđ)
10 - 15g NaCl/(ng.ngđ) -> 4-6 g sodium/(ng.ngđ)
2.5 - 3.5g K+ /(ng.ngđ)
0.5 - 1.0g NH4 + /(ng.ngđ)
0.2 - 0.3g Mg 2+/(ng.ngđ)
0.01 - 0.3g Ca 2+/(ng.ngđ)
1.4 - 3.3g SO4 2- /(ng.ngđ)
1 - 5 gPO4 3- /(ng.ngđ)
Các kim loại khác… Ít kim loại nặng
Nước tiểu thường tương đối đậm đặc (tùy theo lượng nước uống và ra mồ
hôi)
-> Do vậy, nồng độ các chất trong nước vàng thay đổi rất khác nhau ở từng
người

Nước nâu -> phân người chứa:


 Độ ẩm: 66 - 80% phân tươi
 Chất rắn bay hơi: 88 – 97% phân khô
 Carbon: 40 – 55% phân khô
 Nitrogen: 5 – 7% phân khô
 Phosphorus (P2O5): 3 – 5,4% phân khô
 Potassium: 1 – 2,5% phân khô
Một lượng lớn chất rắn hữu cơ là microorganisms: Vi khuẩn E.coli, virus,
protozoa, trứng giun,…
-> Rủi ro lây nhiễm cao
Nước xám:
Hóa chất gia dụng, mỹ phẩm, chất thải nhà bếp,…
Do người ta thải nhiều thứ khác nhau vào bồn rửa, thành phần hóa học rất
khác nhau…
Vi sinh vật phát triển nhanh nhờ BOD cao: E.coli, enterococci,…

Phân tách chu trình nước trong VSST


 Thu gom nước xám và nước đen riêng biệt (và xử lý riêng)
=> Cần đường ống riêng cho nước đen và nước xám
=> Lượng nước dội toilet ít, tách chất rắn trong nước nâu ra khỏi pha lỏng bằng
các quá trình thích hợp
 Thu gom nước xám và sử dụng hố xí tách nước tiểu (tách tiếp nước vàng và
nước nâu) – xử lý riêng 3 dòng này
=> Thu gom riêng nước vàng và nước nâu (hố xí tách nước tiểu)
=> Dẫn bằng đường ống riêng: cho nước vàng, nước nâu, nước xám
=> Lượng nước dội hố xí ít

Các lợi của phân tách nguồn trong vệ sinh


 Nguy cơ bệnh tật: nước nâu có nồng độ VSV gây bệnh cao nhất
=> Diệt trùng một lượng nhỏ dễ hơn so với việc diệt trùng một lượng lớn nước
thải đã bị pha loãng
 Bệnh tật và tử vong do tiêu chảy giảm đáng kể nhờ chứa và xử lý nước nâu
(hoặc nước đen) một cách an toàn
 Tái sử dụng chất dinh dưỡng nhờ tách riêng phân (giúp chống lại thiếu dinh
dưỡng, sa mạc hóa)
Chương 4

Mqh giữa nước vs và gd cộng đồng


Cấp nước vệ sinh nông thôn có vai trò và sức mạnh trong việc thúc đẩy sức
khỏe cộng đồng,cung cấp đủ lưu lượng và chất lượng nước cấp,mô hình nhà xí hợp
vệ sinh, thúc đẩy lòng tin đối với ng dân, nâng cao sự pt mạng lưới cấp nước, đạt
hiệu quả kinh tế và kĩ thuật
Giáo dục vệ sinh có vai trò hết sức quan trọng trong việc thay đổi hành vi và
hình thành thói quen vệ sinh lành mạnh, tham gia sử dụng nước cấp và vệ sinh đã
đc cải thiện
Giáo dục vệ sinh nhằm xã hội hóa lĩnh vức cấp nước và vệ sinh nông thôn bằng
cách là tổ chức,vận động, tạo cơ sở pháp lí thúc đẩy sự tham gia của ng dân,thành
phần kinh tế và toàn xã hội vào sự phát triển cấp nước và vệ sinh nông thôn nhằm
nâng cao sức khỏe và đời sống ng dân ở nông thôn
=>2 vấn đề trên liên quan và tác động đến nhau như mũi tên 2 chiều vì vậy
muốn pt bền vững cần pt 2 vấn đề trên

- Marketing để kích thích nhu cầu, để người dân tự xây nhà vệ sinh mà không
có sự hỗ trợ tài chính của dự án
- Cải thiện năng lực thợ xây
- Hỗ trợ năng lực cho các cửa hàng bán thiết bị vệ sinh, khuyến khích hình
thành chuổi cung ứng sản phẩm liên quan
- Truyền thông, hỗ trợ cho đến khi thị trường hình thành
- 4P: product, price, place, promotion bổ sung thêm 2P policy and partnership
- Tiếp thị vệ sinh thành công cải thiện điều kiện vệ sinh
Giáo dục vệ sinh nhằm mục đích
 Cung cấp thông tin cho mọi người giúp họ cải thiện tình trạng sức khỏe bản
thân bằng cách sử dụng đúng các công trình cấp nước và vệ sinh đã được cải
thiện
 Không bắt buộc, nhưng khuyến khích
 Không bắt buộc mọi người phải thực hiện, nhưng giải thích cho họ hiểu: nên
làm gì, tại sao cần làm và nếu thực hiện thì sức khỏe của họ được cải thiện ra
sao.

Vệ sinh bao gồm


 Vệ sinh cá nhân
- Giữ cho bản thân sạch sẽ (thân thể, tay chân, quần áo)
 Vệ sinh nguồn nước
- Giữ cho nguồn nước trong sạch
- Bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm và phá hoại
- Sử dụng các vật chứa sạch để vận chuyển, tích trữ và sử dụng nước
 Vệ sinh nhà tiêu
- Giữ gìn các công trình vệ sinh sạch sẽ
 Vệ sinh trong nhà
- Giữ cho ngôi nhà của chúng ta sạch sẽ
 Vệ sinh thực phẩm
- Giữ gìn thức ăn sạch sẽ để đảm bảo an toàn thực phẩm
 Vệ sinh môi trường xung quanh
- Giữ gìn khu vực xung quanh nhà sạch sẽ (kể cả tích trữ rác an toàn)
Chương 5

Các sơ đồ vệ sinh cấp nước chi phí thấp


Công trình cấp nước bơm dẫn sử dụng nước mặt

Công trình cấp nước bơm dẫn sử dụng nước ngầm


Công trình cấp nước tự chảy

Các loại hình công nghệ cấp nước


- Loại hình cấp nước tập trung
- Loại hình cấp nước nhỏ lẻ (hộ gia đình)

Yêu cầu chung cho cả 3 sơ đồ a, b và c:


 [O2] < 0,15 [Fe2+] + 3 (mg/l);
 H2S < 0,2 (mg/l);
 NH4 + < 1 (mg/l);
 Ki*  2 (mgđ.lg/l);
 pH*  7
Chương 6,7

Hồ sinh học
Chức năng nhiệm vụ
Hồ trong đô thị đóng nhiều vai trò khác nhau:
 Cảnh quan, vui chơi, giải trí hoặc bơi lội
 Điều hòa nước mưa và vi khí hậu
 Nuôi trồng thủy sản
 Xử lý nước thải: được gọi là Hồ sinh học hay hồ ổn định nước
thải (Waste stabilisation pond)
Khi thiết kế hồ, nên gắn kết các chức năng trên
 Hồ sinh học là các thủy vực tự nhiên hoặc nhân tạo, ở đấy sẽ diễn ra quá
trình chuyển hoá các chất bẩn.
− Quá trình này diễn ra tương tự như quá trình tự làm sạch trong các
sông hồ tự nhiên với vai trò chủ yếu là các loại vi khuẩn và tảo

Cơ chế
Các hoạt động diễn ra trong hồ sinh học là kết quả của sự cộng sinh phức tạp
giữa nấm và tảo, giúp ổn định dòng nước và làm giảm các vi sinh vật gây bệnh.
Quan hệ tương hỗ giữa vi khuẩn và tảo trong quá trinh chuyển hoá các chất
hữu cơ
 Quang hợp của tảo giải phóng ôxy
 Các chất hữu cơ được phân huỷ chủ yếu nhờ các loại vi khuẩn hiếu khí và vi
khuẩn tuỳ tiện
Hồ sinh học có thể dùng để xử lý nhiều loại nước thải khác nhau: nước thải
công nghiệp hay sinh hoạt phức tạp, trong những điều kiện thời tiết khác nhau.
Các quá trình diễn ra trong ao, hồ sinh học cũng tương tự như quá trình tự
làm sạch ở các sông hồ tự nhiên. Vi sinh vật đóng vai trò chủ yếu trong quá trình
xử lý chất thải hữu cơ.

Bãi lọc trồng cây


Chức năng nhiệm vụ
Được dùng phổ biến trên thế giới để xử lý:
 Nước thải sinh hoạt (1-200.000 DSTĐ)
 Nước thải công nghiệp (CN thực phẩm, dầu, hóa chất)
 Nước thải chăn nuôi
 Nước rác
 Nước mưa (đô thị, nông thôn)
 Làm khô bùn

* 2 loại bãi lọc trồng cây chính:


- Bãi lọc trồng cây ngập nước
- Bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm

Cơ chế
 Chất lơ lửng được xử lý bằng cơ chế lắng, lọc và phân hủy
 BOD: Phân hủy bằng vi khuẩn và lắng từ các thành phần hữu cơ, bùn trên
mặt trầm tích
 Nitơ được amon hóa, nitrat hóa và khử nitrat bằng vi khuẩn, hấp thụ bằng
thực vật và làm bay hơi amoniac Photpho: được hấp thụ và kết tủa
 Kim loại nặng: được thực vật hấp thụ
 Vi trùng được loại bỏ bằng bức xạ tử ngoại, lắng, lọc, tiêu hủy tự nhiên
Chương 10

Các ytố, tính bền vững


* Phân tích để lựa chọn phương án trên cơ sở có giá thành nhỏ nhất để chọn bao
gồm cả cho phí XD và chi phí vận hành
- Chi phí diễn ra trong suốt giai đoạn các năm là khác nhau, giá trị tiền của
các năm khác nhau nên người ta phải quy đổi chi phí ở những thời điểm khác nhau
thành 1 giá trị chung của 1 thời điểm và gọi là giá trị hiện tại qua tỷ lệ trượt giá:
Công thức:
S = P.(1+i)"
P = s.1/(1+i)"
Trong đó:
P: giá trị ở hiện tại
S: giá trị ở tương lai
n: năm
i: tỷ lệ lạm phát (trượt giá) có thể là lãi suất vay

So sánh phương án → chọn phương án hiệu quả hơn về mặt kinh tế. Trong
trường hợp 2 phương án có chi phí tài chính khác nhau không nhiều( <10%), người
ta xét tới các yếu tố khác:
* Các yếu tố khác:
- Độ tin cậy
+ CN tự chảy (cao hơn)
+ Dùng bơm
- Chất lượng nước:
Chất lượng nước nguồn tốt, công nghệ xử lý an toàn cao hơn
- Trữ lượng nước
- Nhân lực:
+ Trình độ quản lý của cán bộ địa phương
+ Sự đòi hỏi kỹ năng vận hành (đơn giản thì nên chọn cho dự án CNVSNT)
- Các yếu tố khác: sự phụ thuộc cung cấp thiết bị hoá chất, nguyên liệu vật liệu,
hoá chất (khử trùng, keo tụ)

* Khả năng và sự tình nguyện chi trả của người sử dụng đối với HT đã được
đề xuất:
- Là 1 trong những yếu tố đảm bảo sự bền vững của dự án
Phải đánh giá:
+ Mức chi trả
+ Tỷ lệ đóng góp của địa phương (từ khi xây dựng đến khi vận hành), phụ thuộc
điều kiện kinh tế và ý thức cộng đồng.
Điều kiện kinh tế có thể đi kèm với dự án CNVS.
Cải thiện đkien, ghép dự án CN với các dự án khác. Cơ sở hạ tầng được cải thiện
làm cho chi phí cho HTCN và TN sẽ giảm, thường giá nước <5% thu nhập, người
dân có thể chi trả

Các nguồn tc cho dự án cấp nước vs nông thôn


- Để đảm bảo nguồn tài chính và việc sử dụng có hiệu quả
- Gồm nguồn ngân sách của quốc gia, địa phương và nhân dân đóng góp, tài
chính quốc tế
+ Quốc gia: các kế hoạch nhiều năm
+ Quốc tế: vốn vay
+ Nhân dân: đất đai, nguyên vật liệu
- Lập kế hoạch cấp cơ sở (xã và dưới xã). Bao gồm việc xây dựng đơn giá nước,
thực hiện việc thu chi và báo cáo tài chính. Đơn giá nước phải đảm để người sử
dụng chấp nhận chi trả và đủ trang trải chi phí.
- Có 2 nhóm thu tiền nước: Theo đồng hồ
Theo khoán
Chú ý: nhân với hệ số để không kích thích việc dùng nước

You might also like