You are on page 1of 5

Sinh học 12 12A(2023-2024)

Bài thu hoạch


Công nghệ vi sinh vật: Xử lý ô nhiễm môi trường nước

I. Cơ chế xử lý nước thải bằng vi sinh vật:

- Xử lý nước thải bằng vi sinh vật (phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học): dựa
trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm.

- Đầu tiên, vi sinh vật được đưa vào hệ thống xử lý nước thải, chúng sẽ sử dụng các chất hữu cơ
và một số khoáng chất trong nước thải làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.

- Sau đó, các chất hữu cơ độc hại sẽ được vi sinh vật phân hủy thành các dạng chất đơn giản hoặc
thành khí thoát ra môi trường, từ đó giảm thiểu hàm lượng chất ô nhiễm, đảm bảo nước thải đầu
ra đúng quy định.

II. Ưu điểm: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (xử lý nước bằng vi sinh):

- Với chi phí đầu tư ít


- Dễ vận hành
- Là phương pháp xử lý thân thiện với môi trường
- Hiệu suất xử lý cao

Sơ đồ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học


III. Quy trình xử lý:

1. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí (xử lý nước bằng vi sinh hiếu khí):

- Là quá trình sử dụng các vi sinh oxy hóa các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy.

- Xử lý nước thải bằng vi sinh hiếu khí thường gồm 3 giai đoạn:

● Oxy hóa các chất hữu cơ: CxHyOz + O2 → CO2 + H2O + DH

● Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NH3 + O2 → CO2 + H2O + DH

● Phân hủy nội bào: C5H7NO2 + 5O2 → 5CO2 + 5 H2O + NH3 ± DH

- Được chia thành 2 phương pháp là: phương pháp xử lý sinh học nhân tạo và phương pháp xử lý
sinh học tự nhiên

a) Phương pháp xử lý sinh học nhân tạo: gồm 2 quá trình

● Quá trình hiếu khí sinh trưởng lơ lửng (Aerotank):

- Aerotank: là xử lý nước thải bằng vi sinh có dạng bể, được thực hiện nhờ bùn hoạt tính và
cung cấp oxy bằng khí nén hoặc làm thoáng, khuấy đảo liên tục. Bùn phát triển ở trạng thái lơ
lửng và hiệu suất xử lý các hợp chất hữu cơ là khá cao. Bùn hoạt tính là tập hợp những vi
sinh vật có trong nước thải, tạo thành những bông cặn có khả năng hấp thu và phân hủy các
chất hữu cơ khi có mặt oxy.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm sạch nước thải của Aerotank : DO; pH; nhiệt độ;
nồng độ cơ chất thành phần dinh dưỡng; các chất có độc tính trong nước thải; nồng độ các
chất lơ lửng ở dạng huyền phù.

● Quá trình hiếu khí sinh trưởng dính bám (Lọc sinh học hiếu khí):

- Là hoạt động nhờ quá trình dính bám của một số vi khuẩn hiếu khí trên lớp vật liệu giá thể.
Do quá trình dính bám tốt lên lượng sinh khối tăng lên, thời gian lưu bùn kéo dài nên xử lý tải
trọng cao. Vi sinh xử lý BOD, COD và một phần Nitơ, phospho.

- Đĩa quay sinh học: khi quay màng sinh học tiếp xúc với chất hữu cơ có trong nước thải, nhờ
quay liên tục mà màng sinh học vừa được tiếp xúc với không khí vừa tiếp xúc được với chất
hữu cơ trong nước thải, vì vậy, chất hữu cơ được phân hủy nhanh.

- Mương oxy hóa: là dạng cải tiến của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh làm việc trong điều
kiện hiếu khí kéo dài với bùn hoạt tính.

- Lọc sinh học có lớp vật liệu không ngập trong nước. Một vài thông số phải được duy trì trong
quá trình hệ thống lọc sinh học đang vận hành: pH : 7; độ ẩm; nhiệt độ : 30-40º C; mức Oxy

b) Phương pháp xử lý sinh học tự nhiên: bao gồm ao hồ sinh học hiếu khí và cánh đồng
tưới và bãi lọc

● Cánh đồng tưới và bãi lọc: Trong nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng nitơ, photpho, kali khá
đáng kể, phù hợp cho thực vật phát triển. Sử dụng vi sinh trong tự nhiên để xử lý chất hữu cơ,
quá trình xử lý diễn ra chậm, đồng thời tận dụng nước thải làm nguồn phân bón.
● Ao hồ sinh học: vi sinh vật thường dùng oxy sinh có từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng
như oxy hóa từ không khí để oxy hóa các chất hữu cơ. Rong, tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và
nitrat amoni sinh ra từ sự phân hủy, oxy hóa các chất hữu cơ bởi vi sinh. Hồ sinh học xử lý
nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào quá trình tự làm sạch của hồ.

2. Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí

- Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí là quá trình phân hủy sinh học chất hữu
cơ và vô cơ phần tử trong điều kiện không có oxy phân tử bởi các vi sinh vật kị khí.

- Xử lý nước bằng phương pháp sinh học kỵ khí thường chia làm 6 quá trình:

● Thủy Phân Polymer

● Lên men các amino axit và đường

● Phân hủy kị khí các axit béo mạch dài và rượu

● Phân hủy kị khí các axit béo dễ bay hơi

● Hình thành khí metan từ axit axetic

● Hình thành khí metan từ CO2 và Hydrogen.

(COD sẽ giảm trong giai đoạn methane)

- Được chia làm 2 phương pháp: phương pháp sinh học kỵ khí nhân tạo và phương pháp sinh học
kỵ khí tự nhiên:

a) Xử lý nước bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí nhân tạo

● Quá trình xử lý nước thải bằng bể UASB: lớp bùn được lắng dưới đáy bể, dưới tác dụng của vi
sinh vật kị khí chúng được chuyển hóa thành metan và cacbon dioxide.

● Quá trình xử lý nước thải bằng lọc sinh học kỵ khí: lọc kị khí với sinh trưởng gắn kết trên giá
mang hữu cơ.

b) Xử lý nước bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí tự nhiên

● Ao hồ kị khí: các vi sinh vật kỵ khí hoạt động sống không cần oxy của không khí

3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí kết hợp phương pháp sinh học kỵ
khí: Ao hồ hiếu – kỵ khí (ao hồ tùy nghi)

- Đây là loại ao hồ phổ biến trong thực tế, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học phân hủy
hiếu khí các chất hữu cơ hòa tan có điều ở trong nước và phân hủy kỵ khí cặn lắng ở vùng
đáyXử lý nước thải bằng vi sinh hiếu khí

- Nước thải chỉ giảm được 90-98% BOD, nhưng tổng Nitơ (N) chỉ giảm được 30-40% và khoảng
30% P, hàm lượng N, P cao vượt ngưỡng cho phép cần xử lý bổ sung bằng phương pháp thiếu
khí.
Sơ đồ tổng hợp quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

IV. Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:

- Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thường nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước
thải của một số ngành nghề như: thực phẩm, thủy sản, chế biến nông sản,…có chứa nhiều các
chất hữu cơ hòa tan gồm: hydratcacbon, protein và các hợp chất chứa N phân hủy từ
protein, các chất béo……chất vô cơ như sulphide, H2S, amoniac,….

- Điều tiên quyết là nước thải phải là môi trường sống của quần thể sinh vật phân hủy các chất
hữu cơ có trong nước thải.

- Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cần thỏa mãn những điều kiện sau:

● Không có chất độc làm chết hoặc ứng chế hoàn toàn hệ sinh vật trong nước thải.

● Hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải. Muối của các kim loại nặng ảnh hưởng nhiều
đến hoạt động sống của vi sinh vật.

● Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học chỉ tiêu cần bận tâm là COD và BOD, nếu tỉ
số của 2 thông số này phải là: COD/BOD ≤ 2 hoặc BOD/COD ≥ 0.5 thì việc xử lý mới diễn
ra tốt. Khi COD lớn hơn BOD nhiều lần, trong đó gồm có xenlulozơ, hemixenluloza, protein,
tinh bột chưa tan thì phải qua xử lý sinh học
kỵ khí.
V. Lưu ý khi vận hành quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật

- Tùy thuộc vào đặc tính nước thải mà quy trình xử lý bằng vi sinh vật của hệ thống sẽ có sự khác
nhau. Tuy nhiên dù quy trình như thế nào thì đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng vi
sinh cần nắm được các điểm cơ bản về cách nuôi cấy vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải,
các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật như:

● Độ pH

● Nhiệt độ

● Các chất vi lượng

● Ánh sáng

● Độ mặn

● Dinh dưỡng

● Chlorine và Chloramines

● Chỉ số DO

● Các hợp chất gây ức chế chẳng hạn như Thiourea, Xyanua, Phenol, Anilin và kim loại nặng
(bạc, đồng, niken, crom, thủy ngân và kẽm).

- Để quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả tối ưu, bên cạnh các
lưu ý trên thì đơn vị vận hành cần đặc biệt lưu ý khi chọn sản phẩm men vi sinh. Một sản phẩm
men vi sinh chất lượng khi thích nghi tốt môi trường, hiệu suất xử lý tối ưu, có khả năng xử lý
với nồng độ chất ô nhiễm cao, một số cần hoạt động tốt trong môi trường có độ mặn cao (nước
thải chế biến thủy sản)…

You might also like