You are on page 1of 2

XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Nước thải từ quá trình chế biến thực phẩm sẽ được thu gom chảy qua song chắn
rác để loại bỏ các tạp chất thô trước khi vào hầm tiếp nhận.
Nguồn nước thải được đưa vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ
nước thải. Tại bể điều hòa có đặt thiết bị thổi khí để tránh lắng cặn và xảy ra hiện
tượng phân hủy kỵ khí gây mùi hôi.
Sau đó nước thải được bơm vào bể tuyển nổi để loại bỏ các chất rắn lơ lửng. Tại
đây, pH được điều chỉnh thích hợp và sục khí với áp suất và lưu lượng thích hợp
để tạo điều kiện tuyển nổi giúp loại bỏ các chất rắn lơ lửng, chất hoạt động, chất
hữu cơ…
Nước thải sau khi ra khỏi bể tuyển nổi được bơm vào bể Aerotank nhằm xử lý
triệt dể các chất hữu cơ có trong nước. Dưới điều kiện được sục khí liên tục, các
vi sinh vật hiếu khí sử dụng nguồn hữu cơ làm chất dinh dưỡng để phát triển.Vi
sinh trong bể Aerotank sẽ được bổ sung định kỳ mỗi tuần từ bùn tuần hoàn tại bể
lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng
là CO2 và H2O là giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Aerotank còn lắp
đặt vật liệu tiếp xúc nhằm tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải,
đồng thời là môi trường có vi sinh vật dính bám và phát triển.

Nước thải tiếp tục được đưa qua bể lắng II để lắng các bông cặn còn trong
nguồn nước. Một phần bông cặn sẽ được đưa vào bể chứa bùn để đem đi xử lý,
một phần sẽ được tuần hoàn lại bể Aerotank để đảm bảo mật độ vi sinh vật trong
bể. Nước trong bể chứa bùn sẽ được tách ra và tuần hoàn lên hầm tiếp nhận để
tiếp tục xử lý.
Cuối cùng nước được dẫn sang bể khử trùng, hóa chất khử trùng sẽ được bơm
vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các
vi sinh vật trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về
mặt vi sinh.

Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A sẽ xả ra
nguồn tiếp nhận.

Công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm trên có các ưu điểm

 Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ cao


 Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
 Chi phí vận hành thấp chủ yếu bằng phương pháp sinh học, dễ vận
hành (có thể đào tạo những người chưa có chuyên môn về xử lý nước
thải vận hành hệ thống)
 Giảm thiểu tối đa thể tích bùn thải, dễ dàng vận chuyển và bảo quản có
thể sử dụng bùn để làm phân vi sinh bón cho cây trồng
 Có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý cho mục đích tưới cây, tưới
đường …

XỬ LÝ CHẤT THẢI KHÍ

Tháp lọc bụi ướt được thiết kế dạng tháp (như sơ đồ dưới) với 2 cửa (1 cửa dẫn
khí vào và một cửa đưa khí ra) trong đó, bộ phận quan trọng nhất là hệ phun
dung dịch. Khi quạt hút đưa dòng khí từ bên ngoài vào trong tháp, ngay lập tức,
hệ thống phun phun ra những hạt nước li ti, sự xuất hiện của dung dịch khiến bụi
bị nặng, lắng xuống bên dưới. Khi dòng khí đi qua giàn phun, chúng cần đi qua
bộ tách ẩm trước khi trở lại môi trường bên ngoài hoặc đi tới thiết bị xử lý khác.
Riêng với phần bụi, sau khi bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rỗng, chúng sẽ bị rửa
trôi và thải ra ngoài dưới dạng cặn bùn. Dung dịch làm sạch có sự thay đổi về
thành phần tùy thuộc vào tính chất có luồng khí thải. Đối với luồng khí chỉ chứa
bụi, nước là dung môi được sử dụng tuy nhiên, với dòng khí có chứa hóa chất
độc hại, loại dung môi phù hợp sẽ được dùng để đảm bảo mang đến kết quả xử
lý tốt nhất.

You might also like