You are on page 1of 12

SƠ ĐỒ XLNT CÔNG NGHIỆP

THUYẾT MINH:
Nước thải từng quá trình sản xuất riêng biệt theo hệ thống thu gom đưa vào bể
điều hòa hệ thống xử lý nước thải. Tại bể điều hòa, nguồn thải được song chắn
rác tách các vật rắn có kích thước lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động của các
bơm chìm nước thải, nước thải được đảo trộn bằng máy khuấy nhằm điều hòa
nồng độ và tính chất nước thải.

Tùy thuộc vào công nghệ áp dụng trong quá trình xử lý nước thải công
nghiệp mà nước thải phải được điều chỉnh pH và nồng độ phù hợp. Tại bể điều
hòa có sự dao động của mực nước thải, là nơi tiếp nhận và điều hòa lưu lượng –
giữ cho các quá trình phía sau được ổn định, không quá tải. 
Nước thải sau khi qua bể điều hoà được bơm lên bể phản ứng để phản ứng tạo
bông, hóa chất (PAC) sẽ được cấp vào bể phản ứng để phản ứng tạo bông xảy
ra.

Sau đó nước thải tiếp tục chảy qua bể tạo bông, có thêm vào chất trợ keo tụ
(PAA) giúp tạo thành những bông lớn dễ lắng hơn. Sau khi tạo bông nước thải
sẽ tiếp tục chảy vào bể lắng. 

Trong bể lắng, các bông keo có khối lượng lớn được tạo ra từ bể tạo bông sẽ
lắng xuống dưới đáy bể, còn lại phần nước trong sẽ đi vào máng gom nước
mặt.  

Sau quá trình xử lý keo tụ và lắng phần lớn các cặn lơ lửng và các huyền phù
không tan sẽ bị loại bỏ. Bùn được tạo ra trong quá trình xử lý được đưa về bể
chứa bùn. Tại bể chứa bùn được đặt thiết bị bơm bùn chuyên dụng để bơm bùn
vào máy ép bùn khung bản.
Nước và bùn sẽ đc phân tách.  Nước dư sẽ quay trở lại bể điều hòa, bùn phơi
khô sẽ đc thu gom đem đi thải bỏ.

SDCN NƯỚC THẢI SINH HOẠT


Thuyết minh sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt sản sinh ra từ các khu vực nhà tắm, nhà bếp,… sẽ được lọc
bỏ các chất cặn, các chất rắn có kích thước lớn hoặc các tạp chất lơ lửng ra khỏi
nước thải nhờ song chắn rác. Liền sau đó nước thải sẽ được dẩn đến bể tách mỡ
để tách dầu mỡ ra khỏi nước thải hoặc bể phốt để phân hủy các chất cặn bả ra
khỏi nước thải nhằm hạn chế trường hợp các ống dẫn bị nghẽn.

 Theo sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt phía trên thì nước thải được
truyền dẫn vào bể gom / bể điều hòa để điều hòa lưu lượng dòng chảy
nước thải vào hệ thống xử lý.
 Tiếp theo, nước thải sẽ được đưa vào hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt bằng công nghệ sinh học cụ thể là bể thiếu khí dựa vào các vi sinh
vật thiếu khí có tác dụng phân hủy các hợp chất có chứa nito và
photpho trong nước thải sinh hoạt
 Sau đó nước thải tiếp tục được truyền dẫn đến bể Aerotank có tác dụng
loại bỏ các chất hữu cơ gây mùi hôi, thúi, ngoài ra còn có thể loại bỏ
mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải sinh hoạt.
 Tiếp theo nước thải sẽ được truyền dẫn vào bể lắng (nếu theo công
nghệ truyền thống) có tác dụng lắng bùn, cát và các hạt lở lửng ra khỏi
nước thải, nước thải có chứa bùn được dẫn qua bể bùn để bùn được
lắng lại ở đáy bể chứa bùn và sau đó được mang ra khỏi hệ thống để
xử lý, còn lượng nước thải còn lại sẽ được truyền dẫn ngược lại bể
điều hòa để tiếp tục quá trình tuần hoàn xử lý nước thải sinh hoạt theo
sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt.
 Theo sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thì nước thải sẽ được
tiếp tục dẫn đến bể chứa nước thải sau xử lý, lúc này sẽ diễn ra quá
trình khử trùng nước thải bằng hóa chất Chlorine,…
Ghi chú : Nếu hệ thống có sử dụng công nghệ màng lọc MBR để xử lý nước
thải sinh hoạt thì thay cho công nghệ lọc truyền thống. với màng mbr thì hệ
thống xử lý nước thải sẽ bỏ qua bước lắng bùn (sử dụng thiết bị lắng) và bước
khử trùng xử lý nước thải.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xi mạ

Nước thải xi mạ được thải về bể chứa (hố thu gom nước thải). Tiếp theo đó,
nước thải được bơm sang bể điều hòa luwu lượng để loại bỏ bớt dầu mỡ và ổn
định độ PH. Thời gian xử lý trong bể có thể linh động theo tính chất của từng
loại chất thải. Đối với những loại có nồng độ muối vô cơ cao và chứa nhiều
thành phần các kim loại nặng, thì thời gian xử lý tại bể có thể lâu hơn, khoảng 5
tiếng đồng hồ.
Tiếp theo trong sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xi mạ là xử lý nước thải tại
bể phản ứng và bể lắng. Bể phản ứng là bể có sự phản ứng giữa nước thải với
các chất hóa học, vi sinh để trung hòa các chất, giảm tính độc của thành phần
nước thải. Các dung dịch axit cũng được tận dụng tối đa để xử lý độ PH của
nước thải. Thời gian xử lý nước thải tại bể xử lý này tương đương với thời gian
xử lý của giai đoạn trên.
Bước cuối cùng trong xử lý hệ thống xử lý này là qua bể trao đổi ion để xử lý
các chất, kim loại nặng độc hại còn sót lại để đổ ra nguồn tiếp nhận.
Đây là sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xi mạ tối giản nhất với ưu điểm xử lý
được hầu hết axit, kim loại nặng, đặc biệt là crom; chi phí đầu tư tiết kiệm và
quá trình thi công lắp đặt cũng được rút gọn rất nhiều…
SƠ ĐỒ KHỐI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY
SẢN

Nước thải từ nhà máy chế biến sẽ được dẫn vào hố thu theo các hệ thống ống
dẫn, tại đây song chắn rác được lắp đặt để loại bỏ những hợp chất có kích thước
lớn, loại bỏ các vỏ tôm,…nhằm bảo vệ các hệ thống phía sau.
Tiếp theo nước thải sẽ được đưa qua bể điều hòa, tại đây sẽ được hệ thống bơm
khí bơm vào để cấp khí nhằm điều hòa liều lượng và nông độ của nước thải và
giảm được một phần hàm lượng chất hữu cơ. Sau đó sẽ được bơm qua bể keo tụ
tạo bông và sẽ được bơm hóa chất (polymer, phèn nhôm…) với một liều lượng
nhất định nhằm keo tụ các cặn lơ lửng tạo điều kiện lắng cho bể lắng.
Nước thải sẽ được đưa qua bể lắng 1, một phần cặn lơ lửng được lắng nhờ trọng
lực, tại đây lượng dầu mỡ sẽ giảm đi nhờ hệ thống thu ván nổi ở bể lắng, phần
nước sẽ được chuyển qua bể Aerotank và phần bùn thì được đưa qua bể chứa
bùn để xử lý để giảm mùi hôi thối.
Tại bể Aerotank tại đây các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ được loại bỏ,
hệ thống máy thổi khí sẽ bơm sục khí liên tục để duy trì sự hoạt động của các vi
sinh vật hiếu khí, nhằm làm giảm hàm lượng BOD, COD và các hợp chất hữu
cơ có trong nước thải. và nước sẽ được tiếp tục chuyển qua bể lắng 2 tại đây
màng vi sinh vật được loại bỏ sẽ được lắng, bùn lắng từ bể lắng 2 sẽ được bơm
về sân phơi bùn để xử lý nhằm giảm mùi hôi thối.
Cuối cùng là nước thải sẽ được khử trùng bằng clo hoặc các hóa chất khác nhằm
loại bỏ những vi sinh vật có hại trong nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp
nhận. Nước thải sau khi được xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn theo quy định của quốc
gia.
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI SINH HOẠT TÒA NHÀ CHUNG CƯ
Nước thải từ mạng lưới thoát nước của tòa nhà sau khi đi qua bể tách mỡ tự
động và tự chảy trực tiếp trong ống dẫn nước thải dẫn vào bể tự hoại.  Bể tự
hoại được thiết kế theo công nghệ 3 ngăn.
Vai trò của bể tự hoại:  

- Đầu tiên phải kể đến việc thải loại chất rắn  

- Tiếp theo là lưu trữ bọt váng và bùn  

- Xử lý về sinh học  

Thông thường bể tự hoại có 3 ngăn để xử lý chất thải để đảm bảo chứa đủ 3 quy
trình chứa, lắng, lọc. Nước thải từ ngăn chứa sẽ chảy sang ngăn lắng.

Tại đây diễn ra các quá trình phân hủy yếm khí nhờ vi sinh vật yếm khí được tự
sinh từ trong chất thải, các chất hữu cơ khó phân hủy được phân cắt thành các
chất hữu cơ dễ phân hủy hơn, tạo điều kiện cho các quá trình xử lý phía sau.  

Sau khi qua bể tự hoại, nước thải được bơm sang bể điều hòa của hệ thống xử lý
sinh học hiếu khí AO - MBBR để thực hiện các quá trình xử lý tiếp theo. 

Tại bể điều hòa

Các nguồn thải được pha trộn với nhau nhằm điều hòa nồng độ và tính chất
nước thải. Tại bể điều hòa có sự giao động của mực nước thải, là nơi tiếp nhận
và điều hòa lưu lượng – giữ cho các quá trình phía sau được ổn định, không quá
tải hệ thống bùn vi sinh.  

Nước thải từ bể điều hòa được hệ thống bơm cấp (hoạt động luân phiên) đưa
vào hệ thống bể thiếu khí, tại bể thiếu khí bố trí bơm khuấy nhằm tạo pha thiếu
khí giúp vi sinh vật thiếu khí hoạt động.

Quá trình xử lý chính

Nước thải tại bể thiếu khí tham gia quá trình Denitrat hóa, giúp chuyển hóa Nito
trong nước thải thành dạng Nito trong không khí.  

Sau khi qua bể thiếu khí, nước thải chảy tràn vào bể hiếu khí, tại đây bố trí hệ
thống giá thể vi sinh di động là môi trường bám dính của lớp màng vi sinh vật.
Vi sinh vật hiếu khí sử dụng Oxy được cấp vào trong bể và các thành phần dinh
dưỡng, hữu cơ trong dòng nước thải để phát triển sinh khối và xử lý các thành
phần ô nhiễm trong nước thải.   
Tiếp theo hỗn hợp nước thải và bùn sinh ra được dẫn qua ngăn lắng để tách bùn
sinh học. Tại bể lắng do tiết diện lắng lớn mà chiều cao lắng thấp do đó phần
vát đáy thu bùn không đạt được góc phù hợp do đó bố trí thêm hệ thống gạt bùn
và thu bùn đáy, để đảm bảo tuần hoàn và thu được toàn bộ lượng bùn sinh ra.     

Nước thải sau xử lý được khử trùng và đạt tiêu chuẩn xả thải ra hệ thống thoát
nước của thành phố Hà Nội. Trong suốt quá trình xử lý, bùn hoạt tính dư sẽ
được phát sinh ra. Về cơ bản, bùn hoạt tính dư này không có mùi và không gây
nguy hại tới sức khoẻ kỹ thuật viên vận hành và môi trường xung quanh. Trong
trường hợp lượng cụ thể ở đây, bùn dư sinh ra rất ít nên được xử lý bằng
phương pháp phân hủy yếm khí diễn ra trong bể tự hoại.  

Bùn hoạt tính sinh ra từ bể AO-MBBR một phần được hồi lưu về ngăn thiếu khí
trong bể AO-MBBR, phần bùn dư sẽ được bơm thải vào bể CHỨA BÙN. Bùn
lắng trong bể chứa bùn sẽ được phân hủy nội bào và tiêu dần theo thời gian.
Bùn vô cơ còn lại được lưu trữ sẽ đem thải bỏ. Nước trong bể chứa bùn thải
được tách khỏi lớp bùn và chảy về bể gom để xử lý.

Tóm lại, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà được thiết kế để hoạt động
tự động hoàn toàn với chi phí rẻ nhất, chỉ bao gồm: chi phí nhân công vận hành,
chi phí hóa chất khử trùng. Quá trình thu hút bùn vô cơ trong bể tự hoại, bể
phân hủy bùn được định kỳ thực hiện 6 tháng đến 1 năm một lần tùy thuộc vào
diện tích dành cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY


GIẤY
Thuyết minh sơ đồ công nghệ nhà máy sản xuất giấy

Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy và nước thải từ công đoạn xeo giấy
được đưa qua song chắn rác nhằm giữ lại những tạp chất thô (chủ yếu là rác) có
trong nước thải. Sau đó nước được đưa qua bể lắng cát, để  lắng các tạp chất vô
cơ đảm bảo cho các qúa trình xử lý sau, cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi
cát để làm ráo nước và đem đi chôn lắp hoặc trãi đường. Tiếp theo nước thải
được đưa vào hố thu nhằm điều chỉnh pH về mức thích hợp.

Nước tiếp tục đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể
điều hòa, chúng tôi bố trí đĩa phân phối khí thô nhằm  mục đích hòa trộn đồng
đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra
mùi khó chịu. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để  khắc phục
các vấn đề sinh ra sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của
các quá trình xử lý tiếp theo. Bơm được lắp đặt trong bể điều hòa để đưa nước
lên các công trình phía sau.
Từ bể điều hòa nước được bơm trực tiếp sang bể keo tụ tạo bông, nhằm keo tụ
giảm lượng chất rắn lơ lửng. Nước tiếp tục được chảy sang bể lắng I để loại bỏ
các cặn sinh ra trong quá trình keo tụ tạo bông. Ở đây ta thu hồi bột còn một
phần bùn được đưa sang bể chứa bùn.

Nước thải được đưa sang bể sinh học kỵ khí, bổ sung một phần dinh dưỡng cho
nước thải nhằm xử lý BOD, COD trong nước. Đặc trưng của quá trình yếm khí
là thời gian lưu nước lớn, do vậy kích thước công trình xử lý tăng lên, đồng thời
cần phải đảm bảo điều kiện ổn định về nhiệt độ nước thải. Sau đó nước từ bể kỵ
khí sẽ được đưa sang bể sinh học hiếu khí.

Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất  hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể
Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong
nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ
thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi
cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh
vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để
sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là
bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt
tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì  ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l.
Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể
Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.

Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước
khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt
tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua
máng tràn răng cưa.

Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể khử trùng bằng Clorine nhằm đáp ứng
chỉ tiêu Coliform trong nước thải xả ra môi trường bên ngoài.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm


Quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm:
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm:
Nước thải từ các cống rãnh trong nhà máy chảy về bể thu gom, tại hố thu có lắm
đặt song chắn rác. Song chắn rác có nhiệm vụ loại bỏ các vật có kích thước lớn
như lá khô, sợi chỉ vải, túi ni lông…Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu
lượng và ổn định nồng độ nước thải cho các công trình xử lý phía sau. Trong bể
điều hòa, cung cấp khí bằng hệ thống đĩa sục khí hoặc ống đục lỗ nhằm tạo điều
kiện khuấy trộn và duy trì tình trạng hiếu khí trong bể.
Sau đó, nước chảy qua công trình xử lý đầu tiên đó là bể phản ứng. Tại đây,
cung cấp hóa chất điều chỉnh pH và hỗ trợ quá trình keo tụ – tạo bông. Bể phản
ứng một số nơi người ta thay bằng bể keo tụ – tạo bông. Thực chất 2 tên gọi đều
chỉ phương pháp xử lý hóa lý. Một số hóa chất dùng trong bể này gồm phèn
nhuôm, PAC, Polymer anion…
Sau đó nước thải chảy qua bể lắng 1 còn gọi là lắng hóa lý. Tại đây dưới tác
dụng của trọng lực và sự chênh lệch tỷ trọng giữa bông bùn và nước, các bông
bùn sẽ lắng dưới đáy, nước sạch chảy vào máng thu và chảy qua bể trung gian.
Bể trung gian có nhiệm vụ ổn định lưu lượng. Nước thải sau quá trình keo tụ –
tạo bông loại bỏ được phần lớn các kim loại nặng, độ màu và một phần BOD,
COD cho qua bể aerotank. Aerotank là quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Tại
đây, vi sinh vật hiếu khí phát triển dưới tác dụng của hệ thống sục khí. Các vi
sinh vật sẽ phân giải chất hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản.
Hiệu quả xử lý BOD va COD ở bể này đạt đến 90 – 95%.
Từ bể hiếu khí, nước được dẫn sang bể lắng đợt 2. Tại đây, diễn ra quá trình
phân tách bùn và nước thải . Nước trong đi ra trên mặt bể được đưa qua bể khử
trùng, rồi thải ra ngoài môi trường. Tại đây nước được hòa trộn đều với dung
dịch Chlorin đồng thời lưu với thời gian thích hợp để thực hiện quá trình khử
trùng.
Bùn dư cùng với bùn tại các bể lắng đựơc làm giảm thể tích tại bể nén bùn.
Phần nước từ quá trình ép bùn sẽ được đưa trở lại hố thu gom, phần bùn sau khi
tách một phần nước được đưa qua máy ép bùn. Phần bùn sau khi ép được đưa
đến bãi rác để được chôn lấp.

You might also like