You are on page 1of 5

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MÍA ĐƯỜNG

Nước thải vào

Thu gom
Chắn rác thô rác định kỳ

Hầm bơm

Thu gom
TB tách rác tinh rác định kỳ

Bể lắng cặn Thu gom


rác định kỳ

Xút Bể điều hòa


N/P

Bể kị khí
Máy thổi
khí
Bể Aerotank Bùn tuần

PAC
Bể lắng bùn sinh học Bùn lắng
NaOH

Bể chứa Bể chứa
Polymer Cụm bể keo tụ tạo bông bùn II bùn I
Bùn
lắng
Bể lắng bùn h.lý Bể nén bùn

Bể khử trùng Sân phơi bùn

Nguồn tiếp nhận kênh Bắc cột A Bùn khô


QCVN 40:20011/BTNMT
Thuyết minh quy trình
Nước thải từ các quá trình sản xuất, sẽ được thu gom dẫn về bể lắng cát, trước khi đến bể
lắng, nước thải sẽ đi qua song chắn rác thô để loại bỏ các cặn có kích thước lớn, đảm bảo
an toàn cho các công trình, thiết bị ở các công đoạn sau. Trong bể lắng cát, cặn có trong
nước thải phát sinh từ nguyên liệu sẽ lắng xuống đáy, nước thải chảy trên bề mặt. Từ bể
lắng cát, nước thải được chảy tiếp đến hầm tiếp nhận qua song chắn rác tinh, tại đây, cặn
có kích thước nhỏ, đường kính lớn hơn 5 mm sẽ bị giữ lại trước song chắn.
Từ hầm tiếp nhận, nước thải sẽ được bơm đến bể tách dầu, do nước thải thường chứa
nhiều dầu mỡ từ việc làm sạch máy móc, thiết bị sản xuất, lượng dầu này sẽ nỗi lên trên
và được thu trên bề mặt.
Từ bể tách dầu, nước thải chảy tiếp qua bể điều hòa, nhằm mục đích điều hòa lưu lượng
và đặc biệt điều hòa chất lượng để đảm bảo cho công trình xừ lý sinh học phía sau. Trong
bể được lắp đặt hệ thống thổi khí dưới đáy, nhằm trộn đều nước thải, xứ lý một phần các
chất hữu ngoài ra ta còn châm các hóa chất vào bể này để đảm bảo độ pH tối ưu của nước
cho quá trình xứ lý sinh học phía sau.
Từ bể điều hòa nước thải sẽ được bơm sang bể sinh học kỵ khí UASB. Trong điều kiện
kỵ khí và dòng chảy ngược, sẽ tạo điều kiện các vi sinh vật thực hiện quá trình sinh học
kỵ khí, sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn, sinh ra các khí như metan, CO2, các chất
hữu cơ đơn giản. Theo ước tính bể UASB có thể xử lý khoàng từ 60 – 80 % lượng BOD,
COD.

Quá trình kị khí xảy ra quá 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.
 Giai đoạn 2: Axít hóa
 Giai đoạn 3: Methane hóa. Giai đoạn này chuyển từ sản phẩm đã methane hóa
thành khí (CH4 và CO2) bằng nhiều loại vi khuẩn kỵ khí nghiêm ngặt.

+ Các phương trình phản ứng:

CH3COOH --> CH4 + CO2

2C2H5OH + CO2 --> CH4 + 2CH3COOH

CO2 + 4H2 --> CH4 + 2H2O


+ Các protein có khả năng phân hủy bị thủy phân:

NH3 + HOH --> NH4- + OH-

Khi OH- sinh ra sẽ phản ứng với CO2 tạo thành ion bicacbonat.

Sau xử lý kỵ khí nước thải tiếp tục được dẫn qua bể lọc sinh học có lớp vật liệu ngập
trong nước, tại đây diễn ra quá trình sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí dính bám
trên bề mặt các vật liệu, nước thải được dẫn vào bể, chảy trên bề mặt các vật liệu, tạo
điều kiện tiếp xúc cho các vi sinh vật hoạt động và thực hiện phân giải chất thải.
Sau khi đã được xử lý sinh học hiếu khí, hỗn hợp nước và bùn được dẫn sang bể lắng để
lắng để tách riêng nước và bùn, nước nổi lên trên, bùn lắng xuống đáy bể và được dẫn ra
bể chứa bùn, đễ nén bùn, giảm lượng nước trong bùn.
Nước thải sau bể lắng sẽ được dẫn sang bể keo tụ, tạo bông, nhằm xử lý lượng cặn còn
sót lại, hóa chất phèn nhôm, được cho vào nhằm thực hiện các phản ứng keo tụ, sau đó
hóa chất polymer được thêm vào ở quá trình tạo bông. Hóa chất này giúp liên kết và hình
thành các bông cặn có kích thước lớn hơn, đảm bảo cho quá trình lắng. Nước thải được
tách tiếp tục được bơm đến hệ thống bể lọc áp lực, để loại bỏ lượng cặn còn sót lại, sau
quá trình lọc áp lực nước thải sẽ chảy qua bể khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh
vật gây bệnh trong nước thải đảm bảo vệ sinh.
Sau khi khử trùng, nước thải đầu ra đạt quy chuẩn môi trường QCVN 40/2011BTNMT
cột A, xả thải vào nguồn tiếp nhận.
Viết tắt
BOD là viết tắt của từ Biochemical Oxygen Demand nghĩa là nhu cầu oxy hóa sinh học.
Đây là chỉ tiêu sinh lý hóa quan trọng nhất của nước.

BOD5 chính là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiến hành quá trình oxy hóa sinh học
các chất hữu cơ trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ 20ºC

COD (viết tắt của tên tiếng Anh: Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là
lượng oxy cần thiết để oxy hóa các thành phần ô nhiễm trong nước thải (oxy hóa cả chất
vô cơ và chất hữu cơ).

You might also like