You are on page 1of 3

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG CÔNG NGHỆ SBR (ASBR)

Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho TOÀ NHÀ, KHU DÂN CƯ dựa trên
đặc điểm nước thải trước xử lý, yêu cầu nước thải sau xử lý để lựa chọn công nghệ hiện đại,
tiết kiệm diện tích xây dựng, chi phí đầu tư ban đầu rẻ, chi phí vận hành sau này thuận tiện,
thấp. Công Nghệ SBR là giải pháp được lựa chọn lên hàng đầu.
1. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

Nước thải khu bếp – Nước thải sau phốt Nước thải khu chức khác
khu ẩm thực

(TK-103)

BỂ TÁCH DẦU MỠ BỂ ĐIỀU HÒA

BỂ SELECTOR Máy thổi khí

BỂ CHỨA BÙN BỂ SINH HỌC HIẾU BỂ SINH HỌC HIẾU KHÍ


KHÍ ASBR 1 ASBR 2

Hút định kỳ

Hóa chất
Chlorine BỂ KHỬ TRÙNG

Nguồn tiếp nhận

Đạt QCVN 14:2008/BTNMT, loại A


2. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ SBR
Bước 1. Xử lý sơ bộ
Nước thải từ các khu bếp, khu ẩm thực qua bể tách dầu mỡ và nước thải sau bể
phốt và các khu chức năng khác theo hệ thống thu gom chảy về bể điều hòa. Tại đây
nước thải được chảy qua thiết bị tách rác để loại bỏ cặn rắn có kích thước lớn hơn 20mm
và cát ra khỏi dòng thải. Tại bể điều hòa bố trí hai bơm chìm, bơm nước thải từ bể điều
hòa bơm lên hệ thống sinh học, ngoài ra bể điều hòa được bố trí một hệ thống sục khí
nhằm tạo sự xáo trộn nước thải tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kỵ khí trong bể
này và tạo môi trường đồng nhất cho dòng thải trước khi qua các bước xử lý tiếp theo.

Bước 2. Xử lý sinh học theo mẻ ASBR


Hệ thống bể xử lý sinh học bao gồm có Bể đệm Selector, hai bể sinh học hiếu khí
theo mẻ ASBR
Bể đệm Selector nhằm đảm bảo ổn định môi trường cho cụm xử lý vi sinh vật sau
đó, đồng thời bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như Phosphos và nguồn Carbon
(đường/rỉ đường…). Ngoài ra, thiết kế bể slector làm giảm đáng kể tăng trưởng vi khuẩn
dạng sợi trong bể xử lý hiếu khí theo mẻ, sự phát triển mạnh của vi khuẩn dạng sợi là
nguyên nhân chính làm bùn khó lắng, chất lượng nước thải sau xử lý kém.
Nước thải sau khi qua bể đệm phân phối đều sang hệ thống xử lý sinh học ASBR.
Quá trình xử lý sinh học trong bể ASBR kết hợp được thực hiện trong 1 hệ thống
gồm 2 bể nối tiếp nhau.
Trong bể được lắp đặt 01 dàn ống phân phối khí. Khí được thổi vào từ các máy thổi
để cung cấp oxy cho quá trình xử lý sinh học. Các Decanter cũng được lắp đặt để thu
nước thải sau khi lắng chuyển sang bể khử trùng.
Bể có chức năng: vừa là bể phản ứng sinh học vừa là bể lắng. Nước thải được đưa
vào từng ngăn tùy theo chu kỳ.
Bùn hoạt tính dư sinh ra trong quá trình xử lý được tự đông xả bằng van với chu kỳ
nước thải vào hệ thống.
Trong bể ASBR một chu kì bao gồm 3 quá trình riêng: Làm đầy – sục khí phản ứng
(50% của toàn bộ quá trình), lắng không sục khí (25% quá trình) và tháo nước (25% quá
trình), trong khoảng thời gian 6 giờ/chu kì.

Ba quá trình này diễn ra tuần tự trong cùng một bể SBR, theo nguyên tắc lập lại
từng mẻ. Trong cùng một thời điểm, mỗi bể sẽ thực hiện những quá trình khác nhau trong
một chu trình xử lý, đảm bảo nước thải được xử lý liên tục. Các giai đoạn diễn ra như
sau:

• Làm đầy và phản ứng (3 giờ): Khoảng thời gian sục khí hay khuấy trộn được áp
dụng để đạt hiệu quả xử lý sinh học mong muốn.
• Lắng (1,5 giờ): Sục khí hay khuấy trộn được tạm ngừng để các chất rắn lắng
xuống đáy bể để lại một lớp nước trong đã được xử lý ở trên.
• Thu nước (1,5 giờ): Nước sẽ được tháo ra ngoài và đi vào bể khử trùng.
Tại đây, hầu hết các thành phần ô nhiễm trong nước thải như BOD, COD, N, P
được loại bỏ nhờ quá trình xử lý sinh học diễn ra trong bể ASBR.

Sau đó, nước thải sẽ chảy đến bể khử trùng. Tại đây nước thải được tiếp xúc với hóa
chất Chlorime với liều lượng thích hợp theo dòng chảy ziczăc nhằm tạo thời gian tiếp xúc
giữa nước thải và hóa chât khử trùng. Nước thải sau xử lý đảm bảo luôn đạt tiêu chuẩn xả
thải loại B theo QCVN 14: 2008/ BTNMT.

Xử lý bùn và cặn rác: Bùn cặn được sinh ra bể ASBR cặn lắng được bơm về bể
xử lý bùn. Với thời gian lưu thích hợp, bùn trong bể xử lý bùn được nén từ nồng độ 1%
lên 2%, và được hút định kỳ đưa đi chôn lấp hoặc bón cây xanh theo quy định.
3. NHẬN XÉT CÔNG NGHỆ
Công nghệ được lựa chọn có những ưu điểm sau:
- Đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của TÒA NHÀ
- Đáp ứng được những biến động của nước thải đầu vào, chất lượng nước sau xử lý
ổn định và đạt hiệu quả cao.
- Xử lý được hợp chất Nitơ, photpho.
- Hệ thống được thiết kế bán tự động
- Nước đầu ra đảm bảo đạt chất lượng yêu cầu
- Bùn thải ra ít.

You might also like