You are on page 1of 22

NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÀ LẠT

1. Giới thiệu về nhà máy:


- Hệ thống xử lý nước thải tập trung là một hạng mục thuộc Dự án
Vệ sinh thành phố Đà Lạt, thực hiện theo hiệp định ký kết năm
2000 giữa Chính phủ Đan Mạch và Việt Nam. Được khởi công xây
dựng từ 26/03/2003, hoàn thành và đưa vào hoạt động
10/12/2005. Từ 04/2007 Hệ thống xử lý nước thải tập trung tách
ra và là thành viên trực thuộc Công ty TNHH Cấp thoát nước Lâm
Đồng đồng thời đổi tên thành Xí nghiệp Quản lý nước thải Đà Lạt.
- Nhà máy có diện tích xây dựng hơn 7.5 ha, có công suất
7.400m3/ngày đêm.

Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt

- Nhà máy được bố trí cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3
km. Khu đất xây dựng nhà máy, trước đây sử dụng cho hoạt động
canh tác nông nghiệp và có độ dốc cao thấp khác nhau. Chính độ
dốc này thuận lợi cho dòng chảy thủy lực khi xây dựng mặt bằng
trong Xí nghiệp. Địa chỉ cuối đường Kim Đồng, Phường 6.
 Nhiệm vụ của nhà máy:
- Bảo đảm toàn bộ nước thải thô đã được thu được xử lý đạt yêu
cầu trước khi đổ vào suối Cam Ly. Nước đã được xử lý từ nhà máy
thoát ra hạ lưu suối Cam Ly đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN
14:2008 BTNMT.

2. Nguồn gốc phát sinh và lưu lượng nước thải:


2.1. Nguồn gốc nước thải:
- Nước thải sau sinh hoạt: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,
nhà vệ sinh, .… của khoảng 7.400 căn hộ trong khu vực trung
tâm thành phố. Ngoài ra còn có nước thải từ lò mổ, bệnh viện và
một số cơ sở sản xuất khác.
- Nước thải sinh hoạt này chủ yếu chứa chất hữu cơ hòa tan
(BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (N, P), các cặn lơ lửng (SS) và
các vi trùng gây bệnh (E.coli, Coliform) làm ảnh hưởng tới sức
khỏe con người và môi trường sống của động thực vật….

2.2. Lưu lượng nước thải:

Tải lượng nước tại nhà máy


Tải lượng thiết kế
3. Công nghệ xử lý:

Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý

- Gồm 3 cấp xử lý:


 Xử lý cấp 1: 1. Song chắn rác
2. Bể lắng cấp 1_Bể lắng cát
 Xử lý cấp 2: 1. Bể phân hủy IMHOFF
2. Bể lọc sinh học nhỏ giọt
3. Bể lắng thứ cấp
 Xử lý cấp 3: 1. Hố bơm tuần hoàn
2. Hố bơm bùn
3. Sân phơi bùn
4. Hồ sinh học
 Thuyết minh quy trình công nghệ:
a. Đường nước thải:
- Nước thải từ trạm bơm chính sẽ đi qua ngăn chắn rác thô. Tất cả
rác chắn lại sẽ được bỏ vào thùng chứa đậy kín để giảm mùi hôi
phát ra từ rác chắn.
- Từ ngăn chắn rác, nước thải sẽ được chuyển đến ngăn lắng cát
nhằm mục đích lắng cát, sỏi….
- Từ ngăn lắng cát, nước thải được chuyển đến ngăn phân phối bố
trí trước bể Imhoff.
- Bể Imhoff được chia thành hai bể chính riêng biệt. Hai bể chính
này lại được chia thành hai bể nhỏ gồm: 2 ngăn lắng bên trên và
1 ngăn phân hủy bên dưới với ba phểu thu bùn và tách bùn.
- Vật thể trong nước thải lắng xuống trong ngăn bên trên, sẽ tự rơi
qua một khe hở nhỏ dưới đáy xuống ngăn phân hủy bên dưới.
- Nước thải từ bể Imhoff tiếp tục được phân phối qua ngăn phân
phối của bể lọc rồi đi vào bể lọc nhỏ giọt (trước khi đi vào bể lọc
nước đi qua 2 đồng hồ đo lưu lượng).
- Hai dòng chảy từ ngăn phân phối được chia đều đến phần chóp
của cánh quay tưới bên trên bể lọc để phun tưới nước đều. Nước
sẽ chảy "nhỏ giọt" qua vật liệu lọc.
- Nước thải ra từ mỗi bể lọc nhỏ giọt được chuyển trực tiếp đến
một trong hai bể lắng thứ cấp.
- Cuối cùng, nước thải tiếp tục được đi qua hồ sinh học để được
khử trùng bằng ánh sang mặt trời và tảo. Nước thải sau khi qua
các công đoạn xử lí nêu trên được xả ra hạ lưu suối Cam Ly.
- Ngoài ra, nước thải đã làm sạch từ bể lắng thứ cấp sẽ được đưa
về trạm bơm tuần hoàn bùn và được bơm về ngăn phân phối vào
trước bể lọc sinh học nhằm mục đích pha loãng một phần nước
thải từ bể Imhoff xả ra.

b. Đường bùn thải


- Đường bùn tách ra từ quá trình thu bùn từ đáy bể Imhoff, nước
rút từ sân phơi bùn, lượng nước bùn này được đưa về trạm bơm
bùn tuần hoàn và đưa về khâu đầu tiên và được xử lí.
- Đường nước bùn thải còn được thu gom từ chính các công đoạn
xử lí nước thải như:
+ Nước bùn tách ra từ cát (bể lắng cát) sẽ tự chảy đến trạm bơm
tuần hoàn bùn và được bơm ngược về ngăn chắn rác.
+ Nước bùn tách ra từ bể lọc sinh học (nước tách ra từ bùn, váng
bọt…).Tuy nhiên lượng nước bùn tách ra từ quá trình này rất ít.
+ Nước thải thô từ khu nhà điều hành, khu văn phòng. Tất cả
nước thải này được đưa về trạm bơm tuần hoàn bùn và đưa
ngược về bước đầu tiên, ngăn chắn rác và tiếp tục được xử lý.

3.1. Xử lý cấp 1:
3.1.1 Song chắn rác:
- Nước thải từ trạm bơm chính sẽ đi qua ngăn chắn rác thô. Tất cả
rác chắn lại sẽ được bỏ vào thùng chứa đậy kín để giảm mùi hôi
phát ra từ rác chắn.

3.1.1a. Chức năng:


- Lưới chắn rác dựa trên phương pháp xử lý cơ – lý học để loại bỏ
các chất không tan và một phần các chất dạng keo trong nước
thải. Các chất thô như que, củi, giấy, giẻ… được giữ lại. Nó có tác
dụng bảo vệ hệ thống bơm, van, đường ống, và các công trình
phía sau.

3.1.1b. Cấu tạo:


- Gồm nhiều thanh kim loại đặt song song với nhau, khoảng cách
và kích thước giữa các khe hở tùy thuộc vào yêu cầu tách kích cỡ
rác.

Hệ thống chắn rác


- Hệ thống song chắn rác gồm có:
 Ngăn lưới chắn:
Là một ngăn hở xây dựng bằng bêtông với kích thước 1x1m và
sâu 3 m. Đỉnh ngăn phân phối nằm cao hơn mặt đất 1,7 m.
Trong ngăn có bố trí một tấm tràn đặt cao hơn đáy ống trong hố
van 1,7m.
 Lưới chắn rác thô:
Chức năng : Lưới chắn rác thô cho phép cào dọn bằng tay, được
dùng để loại bỏ các phần tử lớn không phân huỷ được khỏi nước
thải.

Thông số thiết kế lưới chắn rác thô

 Máy cuốn rác bậc thang:


Chức năng: Máy cuốn rác bậc thang vận hành bằng cơ loại bỏ
các phần tử nhỏ hơn không phân huỷ được ra khỏi nước thải,
bảo vệ vật liệu lọc sinh học không bị dơ bẩn. Nếu không sẽ có
nhiều nguy cơ sàn đỡ vật liệu lọc nhựa sẽ bị tắc nghẽn.
Thông số thiết kế máy cuốn rác bậc thang

Máy lọc rác

 Lưới chắn rác mịn:


Chức năng: Song chắn rác mịn được cào dọn bằng tay, được
thiết kế để sử dụng khi máy cuốn rác bậc thang không vận hành
được hay đang bảo trì.

Thông số thiết kế lưới chắn rác mịn


Hệ thống song chắn rác
3.1.2. Bể lắng cát:
- Sau khi đi qua son chắn rác, nước thải được đưa vào bể lắng cát.
Tại đây các tạp chất vô cơ không hòa tan có vận tốc lắng cao, các
hạt có đường kính >0,1mm như cát, sỏi, sỉ,...
Bể lắng cát

3.1.2a. Chức năng:


- Các tạp chất nói trên sẽ làm tắc nghẽn đường nước và tăng mức
độ bào mòn trong các bộ phận chuyển động quay, các ống các
van…
- Bể lắng cát ngang được thiết kế để loại bỏ các hạt không phân
huỷ này, bảo vệ các thiết bị máy móc khỏi bị mài mòn, giảm sự
lắng đọng các vật liệu nặng trong ống, kênh mương dẫn… giảm
số lần súc rửa các bể phân hủy cặn do tích tụ quá nhiều cát.

3.1.2b. Cấu tạo:


- Bể lắng ngang có mặt bằng hình chữ nhật, tỉ lệ giữa chiều rộng và
chiều dài không nhỏ hơn ¼ và chiều sâu đến 4m.
- Bể lắng được xây dựng dạng hở gồm 3 mương lắng: mương dẫn
nước vào, mương phân phối, tấm nửa chìm nửa nổi, máng thu
nước, máng thu và xả chất nổi và mương dẫn nước ra.
- Áp dụng cho những công trình có lưu lượng nước thải trên 15000
m3/ngày. Hiệu suất lắng đạt 60% .Vận tốc dòng nước chảy của
nước thải trong bể lắng thường được chọn không lớn hơn 0.01
m/s, thời gian lưu từ 1 – 3 giờ.

Mô hình bể lắng ngang


3.1.2c. Nguyên lý hoạt động:
- Nước thải theo máng phân phối vào bể đập tràn thành mỏng hoặc
tường đục lỗ xây
dựng ở đầu bể, nước chảy theo phương ngang vào bể đến máng
thu, tới máng thu và xả chất nổi sau đó nước tới mương dẫn nước
ra ngoài và chất nổi được xả ra đồng thời (các hạt cặn ngừng
chuyển động khi chạm đáy bể). Phần bùn sẽ bị lắng xuống vùng
chứa bùn.

3.1.2d. Vận hành:


 Ngăn lắng sạn cát được chia thành 3 mương riêng biệt. Vận hành
luân phiên 2 ngăn trong khi ngăn thứ ba để dự phòng và tiến
hành xả cạn vệ sinh hằng tuần 2 ngăn lắng cát vào thứ 2 và thứ 6
hoặc khi có lượng cát lớn hơn 0.65m (tính từ dưới đáy lên), hoặc
khi có hiện tượng nổi bọt nhiều trong ngăn lắng cát.
 Nhân viên vận hành ca 3 ngày chủ nhật và thứ 5 có nhiệm vụ xả
cạn 1 ngăn lắng cát cần làm vệ sinh trước khi giao ca, nhân viên
vận hành ca 1 ngày thứ 2 và thứ 6 xả cạn ngăn còn lại. Trong quá
trình xả bể lắng cát nhân viên vận hành phải kiểm tra nước xả
tránh cát theo nước xả xuống bơm bùn. Trong giai đoạn xả và
dừng vệ sinh ngăn lắng cát nhân viên vận hành báo cho trạm
bơm để không vận hành cùng lúc 2 bơm.

 Trình tự xả ngăn lắng cát:


 Kiểm tra đóng van xả của ngăn lắng cát dự phòng.
 Mở van nước vào đưa ngăn lắng cát dự phòng vào chế độ vận
hành.
 Đóng các van mước vào 2 ngăn lắng cát cần làm vệ sinh.
 Mở từ từ từng nấc van xả nước của ngăn lắng cát cần làm vệ
sinh,kiểm tra không cho cát theo nước xả ra ngoài.
 Đóng van xả nước và tiến hành công tác vệ sinh.
 Mở van cho nước vào thêm một ngăn, ngăn còn lại dự phòng.
- Công tác vệ sinh ngăn lưới chắn đầu vào: tiến hành 1 lần/tháng.
Nhân viên vận hành báo trạm bơm ngưng hoạt động các bơm
trong khoảng 2h, mở van xả bypass đầu vào. Công nhân tiến
hành vệ sinh làm sạch cát đọng lại ở ngăn lưới chắn, có sự hỗ trợ
của xe Bobcat.

3.2. Xử lý cấp 2:
3.2.1. Bể Imhoff:
- Từ ngăn lắng cát, nước thải được chuyển đến ngăn phân phối bố
trí trước bể Imhoff.
 Ngăn phân phối:
Được chia thành ba phần. Phần hở ở giữa gồm có các tấm tràn
chia dòng chảy cho hai hố van bên cạnh. Hai hố van mỗi hố
chưa bốn van để có thể chuyển tùy ý dòng chảy đến các bộ
phận khác nhau của bể Imhoff.
Bể Imhof

3.2.1a. Chức năng:


 Loại bỏ các tạp chất lơ lưng còn lại trong nước thải sau khi đã qua
các công trình xử lý trước đó. Việc xây dựng các bể Imhoff đặc
biệt này có 2 mục đích:
 Lắng sơ cấp bằng cách để chất thải lắng xuống trong ngăn bên
trên.
 Ổn định chất lắng (bùn) từ bên trên qua quy trình phân hủy kỵ khí
trong ngăn bên dưới.

3.2.1b. Cấu tạo:


 Bể Imhoff đựơc chia thành hai bể chính riêng biệt giống nhau.
Phần sâu nhất của bể là 10.9m. Đỉnh bể nằm cao hơn mặt đất
1m. Hai bể lớn lại được chia thành hai bể nhỏ. Bốn bể nhỏ mỗi bể
đều bao gồm:
 Hai ngăn lắng bên trên được thiết kế với tải lượng bề mặt là
1m/giờ và thời gian lưu lại là 2 tiếng đồng hồ.
 Một ngăn phân hủy bên dưới với ba phễu thu bùn và tách bùn.
 Ngăn phân hủy được thiết kế với thời gian lưu lại để phân hủy là
45 ngày.
 Đường ống và mương phân phối cho nước thải vào.
 Đường ống và mương xả nứơc thải đã qua lắng.
 Đường ống và van xả bùn.
Cấu tạo bể Imhof

Thông số thiết kế bể Imhof


3.2.1c. Vận hành:
- Khe thông khí:
Loại bỏ hàng tháng chất dầu nhờn, váng và các chất rắn nổi mang
chúng tới sân phơi bùn, có sự hỗ trợ của xe Bobcat.
- Ngăn lắng bùn:
Loại bỏ mỡ nhòn, váng và chất rắn nổi hàng ngày. Cạo vệ sinh
thành và đáy nghiên của ngăn lắng bùn bằng cây sáo có gắn ống
nước để rửa xịt, loại bỏ các chất bám dính hàng tuần.
- Ngăn lên men phân hủy:
Xịt nước qua ống bùn cặn để trộn bùn cặn đã phân hủy.
- Loại bỏ bùn cặn:
Tiến hành trước khi bùn cặn lên tới mức 0.45m bên dưới khe hở
trong ngăn phân hủy. Nên loại bỏ thường xuyên từng chút tốt hơn
là 1 lượng lớn trong thời gian dài, rút bỏ bùn cặn với tốc độ chậm
đều tránh mức bùn xuống không đều khiến bùn cặn chưa hoàn
toàn phân hủy và chất lỏng giữ lại bên trên bùn cặn cũng bị rút ra
khỏi bể. Sau mỗi lần hút bỏ bùn cặn ống hút bùn phải được xịt rửa
và thoát xả để ngăn bùn cặn đóng cứng làm nghẹt ống.
- Nhân viên tiến hành xả bùn và xáo bùn ngăn phân hủy về Imhoff
không quá 10 ngày: xả bùn phân hủy 2 bể Imhoff vào thứ 2 hàng
tuần.

Bể Imhof

3.2.2. Ngăn phân phối nước cho bể lọc sinh học:


3.2.2a. Chức năng:
- Nước thải từ bể Imhoff tiếp tục được phân phối qua ngăn phân
phối của bể lọc.

3.2.2b. Cấu tạo:


- Ngăn phân phối để đưa nước từ bể Imhoff vào bể lọc, được xây
dựng hở bằng bê tông với kích thước 4.3 x 4.5 m.
- Ngăn phân phối gồm:
 Đường ống vào từ bể Imhoff
 Đường ống vào từ trạm bơm tuần hoàn
 Đường ống ra bể lọc nhỏ giọt
 ống tràn ra mương thoát nước mưa

3.2.2c. Vận hành:


- Thường xuyên làm sạch thành bê tông và vớt váng bọt trên bề
mặt ngăn phân phối.

3.2.3. Bể lọc sinh học cao tải:


- Sau đó từ ngăn phân phối nước, nước thải đi vào bể lọc nhỏ giọt
(trước khi đi vào bể lọc nước đi qua 2 đồng hồ đo lưu lượng). Hai
dòng chảy từ ngăn phân phối được chia đều đến phần chóp của
cánh quay tưới bên trên bể lọc để phun tưới nước đều. Nước sẽ
chảy "nhỏ giọt" qua vật liệu lọc.

Bể lọc sinh học nhỏ giọt


3.2.3a. Chức năng
- Bể lọc sinh học nhỏ giọt là hệ thống xử lý hiếu khí lợi dụng các vi
sinh vật bám vào môi trường lọc và phân hủy các chất hữu cơ để
loại bỏ các chất hữu cơ ra khỏi nước thải.

3.2.3b. Cấu tạo


- Hệ thống phân phối nước:
Hệ thống cần phân phối làm bằng dàn ống tự quay. Hệ thống gồm
ống đứng dẫn nước vào đặt ở tâm bể, đỉnh ống lắp khớp quay
hình cầu đưa nước ra 4 ống nhánh đặt ngang song song với bán
kính bể. Trên ống nhánh lắp vòi phun nước xuống mặt bể lọc. Áp
lực của các vòi nước biến thành lực làm cho dàn ống nhánh quay
quanh trục.
- Vật liệu lọc:
Những khối nhựa dạng tổ ong.
- Bể chứa:
Chứa môi trường đệm và nước thải cần xử lý, đồng thời kiểm soát
ảnh hưởng của gió. Thường làm bằng bê tông, sợi thủy tinh or
thép có sơn ngoài.
- Hệ thống cung cấp nước thải:
Cung cấp nước thải cho môi trường đệm. Việc cung cấp đều đặn
là cần thiết cho toàn bộ phần đệm.
- Cống thoát nước ngầm có 2 chức năng:
Dẫn nước đã xử lý ra môi trường; Tạo ra khoảng trống để không
khí từ bên ngoài đi vào tầng đệm, do đó cung cấp lượng oxy cần
thiết cho sự chuyển hóa hiếu khí.
- Hệ thống thông gió:
Cung cấp không khí cho hệ thống lọc bằng các thiết kế nhồi gió tự
nhiên hoặc cung cấp khí thụ động. Người ta bố trí 2 quạt thổi khí ở
đáy bể, công suất 5000m3/h, hoạt động 24/24.
Cấu tạo bể lọc sinh học nhỏ giọt

Thông số thiết kế bể lọc sinh học cao tải


3.2.3c. Vận hành:
- Trong điều kiện bình thường bể lọc nhỏ giọt hoạt động bằng trọng
lực và áp lực của nước chảy qua các vòi ở cần phân phối nước. Áp
lực này tạo chuyển động xoay cho cần phân phối nước.
- Yêu cầu bể phải giữ ẩm để đảm bảo sự sống cho vi sinh vật trên
bể lọc và tuổi thỏ của về mặt lọc. Do vậy nhân viên trực vận hành
phải thường xuyên chú ý kiểm tra sự phân phối của cần phân phối
cũng như phát hiện và loại bỏ các vật thể trên bề mặt lọc.
Hệ thống phân phối nước

3.2.4. Bể lắng thứ cấp:


- Nước thải ra từ mỗi bể lọc nhỏ giọt được chuyển trực tiếp đến một
trong hai bể lắng thứ cấp.

Bể lắng thứ cấp

3.2.4a. Chức năng:


- Lắng cặn bùn (màng vi sinh) dược hình thành và bong tróc trong
quá trình xử lý sinh học hiếu khí ở bể lọc sinh học cao tải, làm
dòng nước thải trở nên trong hơn trước khi xả nước đến các hồ
sinh học.
3.2.4b. Cấu tạo:
- Bể có hình tròn với thiết bị gạt bùn vận hành bằng động cơ ở đáy
bể và mặt bể để thug om bùn và váng bọt.
- Trung tâm bể lắng có đường ống dẫn nước vào, hồ nước vào và hố
tập trung bùn ở đáy bể. Máng nước thải có vị trí sát tường của bể
lắng.

Thông số thiết kế bể lắng thứ cấp

3.2.4c. Vận hành:


- Nhân viên trực vận hành thương xuyên kiểm tra máng răng cưa
thu nước ra, nếu lượng nước ra phân bố không đều phải báo ngay
để sữa chữa. Kiểm tra hệ thống gạt bùn và váng bọt (ổn định,
tiếng ồn, ống thu gom váng bọt).

3.3. Xử lý cấp 3:
3.3.1. Trạm bơm tuần hoàn:
- Nước rút từ sân phơi bùn, lượng nước bùn này được đưa về trạm
bơm bùn tuần hoàn và đưa về khâu đầu tiên và được xử lí.

3.3.1a. Cấu tạo:


- Trạm được trang bị 2 máy bơm chìm, công suất của các bơm được
tự động điều khiển theo lưu lượng nước vào bể lọc sinh học để đạt
được mức ngập nước thường xuyên.
- Công suất bơm có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh điểm đặt
thay đổi tần suất điều khiên mô tơ.
- Bơm tuần hoàn nước lắng thứ cấp là cần thiết để giảm tải lượng
hữu cơ trên bề mặt lọc sinh học, tạo điều kiện tối ưu hóa quá trình
nitrat hóa cùng với mức ngập nước cần thiết cho bề mặt lọc (giảm
sự phát sinh ruồi, tránh tắc nghẽn bể).
3.3.2. Sân phơi bùn:
- Bùn tách ra từ quá trình thu bùn từ đáy bể Imhoff đổ vào sân phơi
bùn.

3.3.2a. Chức năng:


- Làm khô bùn được xả ra từ bể Imhoff.

3.3.2b. Cấu tạo:


- Có 2 sân phơi bùn, tổng diện tích là 4000m 2, mỗi sân có 10 ô hình
chữ nhật, mỗi ô có 2 ngăn xả bùn được phân phối bởi đường ống
được lắp trên thành mỗi ô phun. Dưới sân phơi là hệ thống thu
nước tách bùn.

3.3.2c. Vận hành:


- Bùn từ bể Imhoff được xả xuống sân phơi bùn qua hệ thống ống
phân phối đến ngăn phơi, nếu bùn được xả ở ngăn nào thì van xả
bùn ở ngăn đó mở sẵn, sau đó nhân viên sẽ mở van để bùn tự
chảy về.
- Xả bùn vào ca 1 ngày thứ 2 hàng tuần. Nhân viên vận hành quan
sát, kiểm tra độ phân bố bùn vào 2 ngăn, lượng bùn xả vào các
sân phụ thuộc vào tính toán của tổ công nghệ. (thời điểm hiện tại:
lưu lượng từ 4500m3 – 5000m3/ ngày đêm thì lượng bùn xả hàng
tuần là 20 – 30cm/2 ngăn).
- Nước tách bùn sẽ thấm qua lớp cát ở đáy ngăn phơi, chảy theo
đường ống nhánh về ống trung tâm và chảy về hố bơm bùn tuần
hoàn để bơm về đầu vào xử lý lại.
- Sau khi bùn khô (28 ngày) nhân viên sẽ dùng thanh gạt đưa bùn
về cuối ngăn và sau đó tiếp tục xả bùn.
- Bùn khô hiện được nghiên cứu ử phân vi sinh kết hợp với bèo thu
ở hồ sinh học.

3.3.3. Hồ sinh học:


- Cuối cùng, nước thải sau khi được xử lý trong bể lắng thứ cấp sẽ
tiếp tục được đi qua hồ sinh học để được khử trùng bằng ánh sang
mặt trời và tảo.
Hồ sinh học

3.3.3a. Chức năng:


- Làm sạch vi khuẩn gây bệnh (trực khuẩn đường ruột….) còn lại
trong nước đã qua xử lý và làm sạch 1 phần nào các chất hữu cơ
chưa được xử lý (N, P….) trước khi đưa vào suối Cam Ly.

3.3.3b. Cấu tạo:


- Tổng diện tích mặt thoáng của hệ thống hồ khoảng 2.2ha và dung
tích tổng khoảng 40000m3. Thời gian lưu lại trong hồ khoảng 5 –
10 ngày.

Thông số thiết kế hồ sinh học


Thông số của hồ sinh học

3.3.3c. Vận hành:


- Tại hồ sinh học có xảy ra quá trình song song xử lý hiếu khí, tùy
tiện và kỵ khí. Hồ 1 được cung cấp Oxy nhờ 2 guồng quay gắn vào
mô tơ công suất 2HP. Ngoài ra, ở hồ 2 và hồ 3 có thả bèo để góp
phần xử lý N trước khi xả ra suối Cam Ly.
- Nhân viên vận hành kiểm tra thành bê tông chắn sóng của hồ 2,
nếu có hiện tượng sụt lún phải báo cáo để sửa chữa.
- Nhân viên phải theo dõi hoạt động của 2 guồng quay, vận hành
22/24h 1 ngày, ghi nhận các tiếng động lạ. Dừng vận hành nếu có
sự cố.
- Công nhân thường xuyên làm vệ sinh mặt nước và bờ hồ, đảm
bảo hồ thông thoáng.

4. Kết luận và kiến nghị:


4.1. Kết luận:
- Xử lý nước thải là nhu cầu không thể thiếu trong xã hội ngày nay.
Với công suất 7400m3/ ngày đêm, nhà máy đã chấm dứt tình
trạng xả nước thải sinh hoạt tràn lan, xóa bỏ tình trạng ô nhiệm
nghiêm trọng kéo dài hàng chục năm tại suối Phan Đình Phùng,
Cam Ly…..
- Qua khảo sát, đánh giá hệ thống và phân tích các yếu tố chính
gây ô nhiễm nước ta có thể rút ra:
+ Hệ thống thư gom nước thải chưa tách biệt với hệ thống thoát
nước mưa, gây quá tải về lưu lượng cho hệ thống xử lý.
+ Hiệu quả xử lý BOD, COD, SS đạt quy chuẩn loại B (QCVN
14:2008/BTNMT).
+ Hệ thống chưa xử lý được NH 4, đây chính là nhược điểm lớn nhất
của hệ thống.
- Với nồng độ và tải lượng nước thải sinh hoạt như hiện nay, nhà
máy cần có các biện pháp quản lý và khắc phục hợp lý để nước
thải đầu ra luôn ổn định và đạt các giới hạn cho phép xả thải.
4.2. Kiến nghị:
- Đà Lạt đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là
môi trường nước. Để thành phố Đà lạt trở nên xanh hơn thì việc
xử lý nước thải cũng là một trong những việc cấp bách và cần
thiết. Để đạt được hiệu quả trên, nhà máy cần quan tâm các vấn
đề sau:
+ Thường xuyên quan trắc chất lượng nước đầu ra xem có đạt tiêu
chuẩn xả thải loại B và quan trắc chất lượng nước nguồn tiết nhận.
+ Áp dụng các giải pháp đã đề xuất.
+ Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức người dân, không để
tình trạng xả rác, tự ý đấu nối vào hệ thống làm ảnh hưởng, tắc
nghẽn hệ thống thu gom.
+ Cần tăng công suất của nhà máy lên cho phù hợp và nhanh
chóng mở rộng khu vực thu gom nước thải ra các vùng lân cận
trong thành phố.
+ Tặng cường công tác giám sát và có biện pháp ngăn chặn mùi
hôi triệt để nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân và người dân
sinh sống xung quanh.

You might also like