You are on page 1of 15

XỬ LÍ

NƯỚC
THẢI
BẰNG
MÀNG
LỌC MBR
Các nội dung chính
1. Tổng quan nước – nước thải
1.1 Khái niệm
1.2 Phân loại
1.3 Thành phần có trong nước thải
2. Xử lí nước thải bằng công nghệ màng lọc MBR
2.1 Giới thiệu
2.2 Nguyên lí _về cấu tạo
_ về hoạt động
2.3 Nhận xét
1.Tổng quan nước - nước thải
1.1 Khái niệm
• Nước tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển, suối, sông,,…
nhưng chỉ có 0,03% lượng nước ngọt trên thế giới có thể sử dụng.
• Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con
người trong sinh hoạt, sản xuất,…và đã bị thay đổi tính chất.
1.2 Phân loại
• Nước thải sinh hoạt : gồm nước đen và nước xám.
• Nước thải công nghiệp.
1.3 thành phần có trong nước thải
Các chất (mg/l) Mức ô nhiễm
Nặng Trung bình Thấp
Tổng chất rắn 1000 500 200
Chất rắn hòa tan 700 350 120
Chất rắn không tan 300 150 8
Tổng chất rắn lơ lửng 600 350 120

Chất rắn lắng (mg/l) 12 8 4


BOD5 300 200 100
Oxy hòa tan 0 0 0
Tổng nito 85 50 25
N-hữu cơ 35 20 10
N-Amoniac 50 30 15
N-NO2 0,1 0.05 0
N-NO3 0,4 0,2 -
Clorua 175 100 0,1
Độ kiềm (mg CaCO3/l) 200 100 15

Chất béo 40 20 50
Tổng photpho (mg/l) - 8 0
2. Xử lí nước thải bằng công nghệ màng lọc sinh học MBR
2.1 Màng lọc MBR là gì?
Thực chất thì MBR là chữ viết tắt của cụm từ Membrane Bio-Reactor.
Bể MBR là bể lọc sinh học bằng màng hoặc nói tổng quát hơn thì đây là
hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ lọc màng.
MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính trong đó việc
tách cặn đã được thực hiện mà không cần đến bể lắng bậc 2.
Không cần bể lắng và giảm thể tích bể nén bùn, không cần tiệt trùng nhờ
đã khử triệt để Coliform và E.coli. Công trình được tinh giản, dễ kiểm soát
và bảo trì bằng hệ thống tự động.
2.2 Cấu tạo của bể MBR
• Bể MBR được tạo nên từ các sợi rỗng hình phẳng hoặc dạng ống, thậm chí
là kết hợp cả 2 dạng này. Trong đó, mỗi sợi rỗng lại có cấu tạo như một
màng lọc riêng biệt với nhiều lỗ nhỏ li ti trên bề mặt để ngăn chặn các chất
thải, cặn bã đi qua.
• Hiện nay, có 5 loại cấu hình màng lọc MBR phổ biến nhất đó là: Sợi rỗng
(HF), Xoắn ốc, Phiến và khung (dạng phẳng), Hộp lọc, Dạng ống.
2.3 Giới thiệu công nghệ màng lọc sinh học MBR
• Công nghệ màng lọc MBR được viết tắt từ cụm từ Membrane Bioreactor
được khái quát là sự kết hợp giữa vi sinh trong bể bùn hoạt tính lơ lửng và
công nghệ màng lọc sợi rỗng trong xử lý nước thải, hàm lượng bùn trong
bể sinh học sẽ được giữ lại thông qua cơ chế vi lọc của màng, nhờ kích
thước nhỏ (µm) nên nước thải sau khi ra khỏi màng có chất lượng rất tốt.
2.4 Nguyên lý hoạt động
• Màng lọc MBR được đặt trong bể sinh học hiếu khí lơ lửng Aerotank.
• Nước thải được thẩm thấu qua màng lọc vào ống mao dẫn nhờ những vi lọc có kích
thước rất nhỏ từ (0.01 ~ 0.2 µm), chỉ cho nước sạch đi qua giữ lại bùn, chất rắn vô
cơ, hữu cơ, vi sinh trên bề mặt màng.
• Hệ thống bơm bút sẽ hút nước từ ống mao dẫn ra bể chứa nước sạch, bơm hút được
cài đặt hoạt động 10 phút chạy, 1-2 phút ngừng hoạt động tùy theo mức hiệu chỉnh.
• Khi áp suất trong màng vượt quá áp suất 50kpa so với bình thường (từ 10 – 30 kpa)
thì hệ thống bơm hút sẽ ngừng hoạt động, đồng thời kích hoạt bơm rửa ngược để rửa
màng đảm bảo màng không bị tắc nghẽn.
2.5 Ưu và nhược điểm của công nghệ MBR
ƯU Điểm
• Sử dụng cho bể sinh học hiếu khí và kỵ khí.
• Sự kết hợp màng lọc MBR và bể sinh học như là một giai đoạn trong quy trình xử lý nước
thải đóng vai trò thay thể bể lắng giúp tiết kiệm diện tích, đồng thời có thể hoạt động ở
nồng độ bùn cao hơn.
• Loại bỏ được vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, Coliform, E-Coli gây bệnh.
• hiệu suất của công nghệ màng tăng từ 20-30%.
• Có thể thiết kế dạng modul áp dụng được nhiều quy mô công trình.
• Màng lọc MBR được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl nên tuổi thọ
cao, đảm bảo được độ bền và độ ổn định của hệ thống xử lý.
Nhược điểm của công nghệ màng MBR
• Màng MBR thường hay xảy ra tình trạng bị nghẽn, tắc.
• Bể MBR phải sử dụng đến hóa chất để làm sạch màng MBR theo định kỳ từ
6 – 12 tháng.
2.6 Quy trình xử lí nước thải bằng công nghệ màng MBR
2.7 Làm sạch màng lọc sinh học MBR: Có 2

- Làm sạch bằng thổi khí: Cách đơn giản là dùng khí thổi từ dưới
lên sao cho bọt khí đi vào trong ruột màng chui theo lổ rỗng ra
ngoài, đẩy cặn bám ra khỏi màng.

- Ngâm hóa chất: Nếu tổn thất áp qua màng tăng lên 25- 30 cmHg so với
bình thường, ngay cả khi đã dùng cách rửa màng bằng thổi khí, thì cần
làm sạch màng bằng cách ngâm vào thùng hóa chất riêng khoảng 2 - 4
giờ. (Dùng chlorine với liều lượng 3 – 5(g/L), thực hiện 6 - 12 tháng một
lần).
3. Một số hình ảnh về công nghệ màng sinh học MBR trong xử lí nước thải :
 
4. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

• Hệ thống xử lý nước thải này đều cung cấp sự phát triển cho quần thể VSV
môi trường sống lý tưởng nhất để thúc đẩy khả năng quản lý bùn tốt hơn.
• Việc thiết kế hệ thống XLNT MBR tiết kiệm từ 30 – 50% không gian hoạt
động vừa cải thiện quy trình xử lý nước thải thứ cấp.
• Đặc biệt, sự tương tác giữa quá trình sinh học và màng lọc là vấn đề cốt lõi
của công nghệ này. Sục khí rất quan trọng để cung cấp oxy cho giai đoạn
phân hủy sinh học hiếu khí và kiểm soát sự bám bẩn của màng.
• Ưu điểm của công nghệ này giúp loại bỏ tắc nghẽn, mang lại chất lượng
nước vượt trội hơn giúp hệ thống dễ vận hành và giảm chi phí.

You might also like