You are on page 1of 5

2.

4 Cát Cánh
2.4.1 Giới thiệu
a) Tên gọi và danh pháp

Tên khoa học: Platycodon Grandiflorum (Jacq.) A. DC. Tên gọi khác: Tể Ni, Bạch


Dược, Cánh Thảo, Lợi Như, Phù hổ, Cát Cánh,…

b) Phân bố

Cây cát cánh là loài duy nhất trong chi


Platycodon và được tìm thấy ở khu vực đông
bắc Châu Á bao gồm các nước như Nhật bản,
Trung Quốc (An huy, Sơn Đông và Giang
Tô), Triều Tiên và Đông Siberi.

Cây và rễ của Cát Cánh

c. Thành phần hoá học


Người ta thường dùng rễ cây làm thuốc.

Thành phần chủ yếu trong rễ Cát Cánh là các Saponin Triterpenoid nhóm Olean. Từ rễ
Cát Cánh có nhiều hợp chất Saponosid đã được phân lập và xác định cấu trúc.

Thông qua nghiên cứu về Cát cánh cho thấy các chất saponin chiếm hàm lượng cao, quan
trọng như là: Platycodin D3 có thể ngăn ngừa viêm nhiễm niếc mạc; Platycodin D2, D3 ức
chế hoạt động khối u; Platycodin A, platycodin C, deapioplatycodin D, và 16-oxo-
Platycodin D cho thấy khả năng ức chế bệnh béo phì ở cơ thể người
Một số hoạt chất saponin trong cây Cát cánh

Cấu trúc của một số Saponin có trong Cát Cánh

d. Công dụng
Cát cánh có vị đắng, cay, tính bình qui kinh phế, ấm nên thường được dùng làm
thuốc. Cát Cánh thường dùng chữa trị các bệnh lý như họng đau nói khàn, tiểu tiện không
thông, áp xe phổi (ngực đau phế ung), ho có nhiều đờm, viêm họng sưng đau, chuyển hóa
lipid giảm cholesterol ở gan, ức chế nhiều loại nấm da thông thường.
2.5 Ngưu Tất
2.5.1 Giới thiệu
a) Tên gọi và danh pháp

Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume. Tên gọi khác: hoài ngưu tất, cây cỏ xước,
ngưu tất.
b) Phân bố
Ngưu tất được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 1960. Lúc đầu cây được trồng
thuần hóa ở Sapa, sau chuyển sang Sìn Hồ (Lai Châu) rồi về trại thuốc Tam Đảo (Vĩnh
Phúc) và trại thuốc Văn Điển (Hà Nội). Cách đây khoảng 30 năm, ngưu tất đã được trồng
dưới dạng sản xuất được liệu ở vùng ngoại thành Hà Nội và các tỉnh thuốc đồng bằng
Bắc Bộ.

Hình ảnh về cây và rễ của Ngưu Tất

c) Thành phần hóa học


Người ta thường dùng rễ cây làm thuốc
Trong rễ cây Ngưu Tất saponin là thành phần chính gồm các loại quan trọng như:
-Oleanolic acid-28-O-b-D-glucopyranoside (1).
-Chikusetsusaponin V (2) .
-3-O-b-D-glucopyranosyloleanolic acid-28-O-b-D-glucopyranoside (3).

Cấu trúc của một số saponin trong rễ cây Ngưu Tất

d) Công dụng:
Ngưu tất có vị đắng chua, tính bình, không độc thường dùng làm thuốc. Ở dạng sống
chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, đái rát buốt, đái ra máu hoặc sỏi, bế kinh, bụng dưới
kết hòn cục, đẻ khó hoặc khi đẻ rau thai  không ra, sau khi đẻ ứ huyết gây đau bụng, chấn
thương, ứ máu bầm, đầu gối nhức mỏi. Ngưu tất sao tẩm chữa can thận hư, ù tai, đau
lưng, mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt.
Các hoạt chất saponin có trong Ngưu Tất còn được dùng để nghiên cứu trị ung thư ở ruột
người nhờ vào thực bào ở bạch cầu cùng kết hợp với thuốc cisplatin.
Tham khảo nguồn: Triterpene Saponins from the Roots of Achyranthes bidentata.
The Pharmacological Effects and Health Benefits of Platycodon grandiflorus—A
Medicine Food Homology Species.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/nguu-tat-co-tac-dung-
tri-benh-gi/
https://opcpharma.com/vuon-duoc-lieu/cat-canh.html.

You might also like