You are on page 1of 13

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Trà My

MSSV: 2111783
Lớp: L01

KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI


BÀI TẬP CHƯƠNG 5

1. Trình bày cơ chế sự tăng trưởng bám dính.


Quá trình này sử dụng các vi sinh vật, cặn/hạt, và polymer ngoại bào
bám dính và bao phủ bề mặt giá thể (màng sinh học) (đá, sỏi, nhựa,…) để
chuyển hóa chất hữu cơ hoặc chất dinh dưỡng. Giá thể cố định có thể đặt ngập
trong nước hoặc không đặt ngập. Độ dày màng sinh học = 100 µm đến 10 mm.
Lớp chất lỏng tỉnh/không di động (lớp khuếch tán) là lớp giữa màng sinh học
và khối chất lỏng chảy trên bề mặt màng sinh học. Nồng độ VSS của màng
sinh học có thể khoảng từ 40 – 100 g/L. Vi sinh vật không bị rửa trôi khỏi bể
phản ứng nên tuổi bùn hay mật độ vi sinh vật trong bể rất cao. Chất hữu cơ
trong nước thải dạng keo và dạng hòa tan được vận chuyển đến màng vi sinh
vật trên các giá thể, tại đây chúng sẽ được xử lý bởi các cơ chế oxy hóa sinh
học hiếu khí (phần ngoài) và kị khí (phần bên trong của màng vi sinh vật).
Hai công trình sử dụng quá trình tăng trưởng bám dính phổ biến là bể
lọc sinh học nhỏ giọt và bể tiếp xúc sinh học dạng địa quay.

2. Hãy cho biết ưu và nhược điểm của lọc nhỏ giọt.


 Ưu điểm:
 Cho quá trình oxy hóa nhanh, điều này làm rút ngắn thời gian xử lý.
 Tự điều chỉnh được thời gian lưu nước, tốc độ dòng chảy.
 Không tốn nhiều chi phí đầu tư, diện tích lắp đặt cũng không quá nhiều chi
phí.
 Quá trình vận hành đơn giản, nhanh chóng, đem lại hiệu quả cao.
 Thường cho kết quả nước đầu ra thường ít bùn cặn hơn bể Aerotank.
 Khuyết điểm:
Không khí thoát ra khỏi bể thường có thường có mùi hôi thối, khó chịu.
Hiệu xuất của quá trình xử lý nước thải phụ thuộc vào nhiệt độ của không
khí.
3. Trình bày nguyên lý của tiếp xúc sinh học quay RBC.

Đây là thiết bị xử lý nước thải công nghệ màng sinh học dựa trên sự phát triển
của vi sinh vật trên bề mặt vật liệu đĩa. Hệ vi sinh vật hiểu được sự sinh trưởng
và phát triển của các khí cố định trong các màng bám trên bề mặt đĩa quay. Khi
trục quay, màng vi sinh tiếp xúc luân phiên với chất hữu cơ (cặn bẩn) trong
nước thải và hấp thụ oxy từ không khí, oxy hóa chất hữu cơ và giải phóng CO 2.
Do đó, hiệu suất lọc sạch của nước thải là BOD5> 90% và nitơ> 35%.

Khi khối đĩa quay lên trên, vi sinh vật hút khí oxi để oxi hóa chất hữu cơ và
thải ra khí CO2. Khi khối đĩa quay xuống dưới, các vi sinh vật sẽ lấy các chất
nền (chất dinh dưỡng) có trong nước. Quá trình này tiếp tục diễn ra cho đến khi
hệ vi sinh vật sinh trưởng và phát triển đủ để tiêu thụ hết các chất hữu cơ có
trong nước thải.

Trong quá trình vận hành, hệ thống phải được giám sát cẩn thận bởi các chuyên
gia. Bảo dưỡng bao gồm: bôi trơn các bộ phận chuyển động, động cơ và ổ trục;
thay thế phớt, động cơ, sửa chữa ổ trục; và làm sạch môi trường phát triển của
vi sinh vật (phun rửa và làm sạch bùn). Các tấm cũng có thể được kiểm tra các
mảnh vụn, khả năng giữ nước và tích tụ sinh khối quá mức hoặc không đầy đủ.

4. Mô tả quá trình bùn hoạt tính kết hợp với lọc nhỏ giọt, cho ví dụ.
 Một số quá trình xử lý hiếu khí kết hợp đã và đang được phát triển, trong
đó chủ yếu là quá trình kết hợp lọc nhỏ giọt với quá trình bùn hoạt tính.
 Quá trình xử lý kết hợp sẽ đạt được các ưu điểm của 2 quá trình riêng
biệt, đó là:
- Ổn định và chống được sốc tải do tải trọng thay đổi của quá trình tăng
trưởng bám dính.
- Thể tích hiệu dụng và năng lượng đòi hỏi thấp của quá trình tăng trưởng
bám dính để khử một phần BOD.
 - Vai trò của tăng trưởng bám dính như giai đoạn xử lý sơ bộ, có thể nâng
cao khả năng lắng bùn hoạt tính.
 Nâng cao chất lượng nước thải sau xử lý với xử lý tiếp theo bằng quá trình
bùn hoạt tính.
 Có 3 nhóm xử lý kết hợp:
 - Quá trình lọc nhỏ giọt/tiếp xúc chất rắn và lọc nhỏ giọt/Bùn hoạt tính.
- Quá trình lọc sinh học hoạt tính và bùn hoạt tính lọc sinh học.
- Quá trình nối tiếp lọc sinh học nhỏ giọt – Bùn hoạt tính.
 Ví dụ:
Quá trình lọc nhỏ giọt/tiếp xúc chất rắn và lọc nhỏ giọt/bùn hoạt tính:
• Quá trình kết hợp này được gọi là lọc chậm/tiếp xúc chất rắn (TF/SC)
hoặc lọc chậm/quá trình bùn hoạt tình (TF/AS).
• Sự khác nhau chính giữa các quá trình này là thời gian vận hành ngắn
của TF/SC so với TF/AS.

Quá trình TF/SC

Quá trình TF/AS


5. Ban điều hành nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt quyết định giảm thời
gian lưu bùn (SRT) của quá trình xử lý bùn hoạt tính của nhà máy từ 6
ngày xuống 3 ngày bằng cách tăng tỷ lệ tuần hoàn bùn. Mục đích là để
giảm sự đòi hỏi oxy. Anh chị trong vai là một chuyên gia vể lĩnh vực này
hãy cho đánh giá có tính định tính về kế hoạc này của nhà máy.
a. Lượng oxy đòi hỏi có thực sự giảm?
b. MLVSS sẽ tăng, giảm hoặc không đổi?
c. Tính chất lắng của bùn sẽ được cải thiệm hay không thay đổi, hay kém
đi?
d. Nồng độ BOD ở dòng ra sẽ tăng lên, giảm đi hay vẫn không thay đổi?
Thời gian lưu bùn ít hơn có nghĩa là sẽ có ít thời gian cho sự phát triển
và phản ứng sinh học. Do đó, quần thể vi sinh sẽ nhỏ hơn và khả năng phân
hủy sinh học sẽ ít hơn.
a. Thời gian cho phân hủy sinh học sẽ ít hơn có nghĩa là cần ít oxy hơn.
b. Thời gian tăng trưởng ít hơn nên MLVSS sẽ giảm đi.
P X × SRT
MLVSS= X=
V

Hoặc theo công thức ta thấy thời gian lưu bùn SRT giảm thì MLVSS
cũng sẽ giảm theo.
c. Bùn sẽ lắng chậm nhất vào SRT=3.
d. Thời gian phân hủy sinh học ít hơn nên sẽ xử lý kém hơn và nồng độ BOD
sẽ cao hơn.
K S ×(1+ S RT × K e )
S=
S RT ×(μmax − K e )− 1
6. Một bể lắng trong kết hợp với quá trình bùn hoạt tính tiếp nhận 2.64
m3/phút nước từ bể sục khí có nồng độ chất rắn bằng 2000 mg/l. Sử dụng
các số liệu sau đâu để xác định diện tích lý tưởng của bể lắng hoạt động
với vận tốc dòng đi xuống là 9.14 m/d.

 Tính toàn và vẽ đồ thị dòng trọng lực Gg theo công thức:


500 × 3.67 2
G g=v i × X i= =1.835(kg/m ℎ)
1000
 Xác định dòng hút:
−3
9.14 × 2000 ×10 2
G u=u b × X= =0.762(kg /m ℎ)
24
 Xác định dòng tuần hoàn của chất rắn G:
G=G g +Gu
 Xác định dòng giới hạn G L :theo đồ thị, G L=2.38 (kg /m2 ℎ).
 Diện tích lý tưởng của bể lắng:
Q × X 0 2.64 ×60 ×2000 ×10 −3 2
A= = =133.11m
GL 2.38
8. Thiết kế bể lọc nhỏ giọt tốc độ chậm để xử lý 6.0 x 106 lít/ngày. Nước
thải có hàm lượng BOD là 210 mg/l. Dòng ra sẽ có hàm lượng BOD bằng
30 mg/l và tải trọng hữu cơ là 320 g/m3.d.
 Thể tích bể lọc:
S 0 ×Q S 0 × Q 210 × 6000 3
LBOD = =¿V = = =3937.5 m
V L BOD 320
 Thể tích vật liệu lọc, tính cho 1 m3 nước thải trong ngày đêm:
La − Lt 210− 30 3
Wt= = =0.6 m
CO 300
La: hàm lượng BOD trước xử lý (mg/l)
Lt : hàm lượng BOD sau xử lý (mg/l)

CO: công suất oxi hóa (tra bảng)


 Tải trọng cho phép:
CO 300 3
q 0= = =1.67 m
La − Lt 210− 30

 Thể tích yêu cầu của lớp vật liệu lọc:


3
W =W t ×Q=0.6 × 6000=3600 m

 Diện tích bề mặt của bể lọc:


W 3600 2
F= = =1800 m
H 2
 Tải trọng thủy lực của bể lọc:
Q 6000 3 2
a= = =3.33 m /m ng ày
F 1800
9. Một nhà máy xử lý nước thải sẽ tiếp nhận 3500 m3/d, nước thải có nồng
độ cBOD5 là 250 mg/l. Sau khi xử lý sơ bộ đã khử xấp xỉ 25% BOD. Tính
đường kính (m) của bể lọc chậm có chiều sâu 3 m. Cho biết bể lọc chậm có
tải trọng thủy lực bằng 5 m3/m2.d và tải trọng hữu cơ bằng 250 g
cBOD/m2.d
 Diện tích bể lọc:
Q 3500 2
S= = =700 m
T ảitrọng thủy lực 5
 Đường kính bể lọc:

D=
√ √
4S
π
=
4 ×700
π
=29.85 m

10. Thiết kế RBC đề khử BOD. Cho các điều kiện thiết kế sau đây:

 Tải lượng BOD hòa tan ở giai đoạn đầu:


sBOD=sBOD 0 ×Q=90× 4000=360000(g /ngày )
 Diện tích bề mặt của đĩa lọc sinh học:
sBOD 360000 2
F= = =24000(m )
Ls BOD 15
LsBOD : tải trọng đơn vị sBOD: 12-15 g/m3.ngày

 Số lượng trục quay:.


F 24000
ntr = = =2.58=¿Chọn 3 trục
A S 9300
A S: diện tích bề mặt đĩa lọc trên trục = 9300 m2/trục

 Chọn 3 dãy, mỗi dãy gồm 3 ngăn.


 Lưu lượng 1 ngăn:
Q 4000 3
q= = =1333.3(m . ngày)
3 3
 Tỷ lệ diện tích bề mặt với lưu lượng dòng chảy:
A S 9300
= =6.975(ngày /m)
q 1333.3
 Lượng sBOD theo từng ngăn:
 Ngăn 1:

S1 = √
−1+ 1+4 ×0.00974 ×
AS
Q
AS
× sBOD 0

2 ×0.00974 ×
Q
−1+ √ 1+ 4 × 0.00974 ×6.975 × 90
¿ =29.78(g /m3 )
2 × 0.00974 ×6.975

 Ngăn 2:

S2 = √
−1+ 1+4 ×0.00974 ×
AS
Q
AS
× 29.78

2× 0.00974 ×
Q
−1+ √ 1+ 4 × 0.00974 ×6.975 × 29.78
¿ =14.84(g /m3)
2 ×0.00974 ×6.975
 Ngăn 3:

S3 = √
−1+ 1+ 4 ×0.00974 ×
AS
Q
AS
× 14.84

2× 0.00974 ×
Q
−1+ √ 1+ 4 × 0.00974 ×6.975 × 14.84
¿ =9.15 (g/m3)
2 × 0.00974 ×6.975
Hàm lượng sBOD sau xử lý là 9.15 g/m3 đáp ứng yêu cầu sBOD đầu ra là 10
g/m .
3

 Tải lượng hữu cơ theo sBOD:


Q× sBOD 0 4000 ×90 3
b sBOD = = =12.9 ( g BO D 5 /1 m ng ày )
n × AS 3× 9300
 Tải lượng hữu cơ theo BOD:
Q × BOD0 4000 ×140 3
b BOD= = =6.69(g BO D5 /1 m ng ày )
n ×n tr × A S 3 ×3 ×9300
 Tải trọng thủy lực:
Q 4000 3 2
a= = =0.0478 (m /m . ng ày )
n× ntr × A S 3 × 3× 9300

11. Tính bể lọc sinh học để xử lý nước thải, biết rằng


- Công suất Q = 4000 m3/d
- BOD5 đầu vào = 150 mg/L
- Vật liệu lọc: sỏi có kích thước d = 60 – 100 mm
- Chiều dày lớp lọc: H = 2m
- Hệ số tuần hoàn: R = 1, Q = Qr
- Nhiệt độ nước thải = 20°C
Xác định đường kính bể lọc, tải trọng thủy lực, tải trọng BOD trên một
đơn vị thể tích vật liệu lọc để đạt hiệu quả xử lý BOD đầu ra E = 90%.
 Áp dụng công thức:
100
E=
1+0.4433
√ W
V×F
Trong đó:
E: Hiệu quả khử BOD của bể lọc sinh học và bể lắng đợt 2 khi có
tuần hoàn, ở 20°C, tính bằng phần trăm (%).
W: Tải trọng BOD của bể lọc (Kg/ngày)
V: Thể tích vật liệu lọc (m3)
F: Thông tố tuần hoàn nước tính theo phương trình
1+ R
F=
( )
2
R
1+
10
R: Hệ số tuần hoàn.
 Xác định giá trị của thông số tuần hoàn F:
1+ R 1+1
F= = =1.65
( )
2
R ( 1+ 0 ,1 )2
1+
10
 Tổng lượng BOD5 cần khử trong ngày:
W =Q(S0 − S)=4000× [ 150 − ( 150 −(150 ×90 % ) ) ]=540 kg /ngày
 Thể tích lớp vật liệu lọc:
100 100
E= ↔ 90=
1+0.4433
√ W
V×F
1+0.4433
3
√ 540
V ×1.65
V =5209.43 m
 Diện tích bể lọc:
V 5209.43 2
S= = =2604.715 m
H 2
 Đường kính bể lọc:

D=
√ √
4S
π
=
4 ×2604.715
π
=57.59 m

 Tải trọng thủy lực:


Q+ Qr 4000+ 4000 3 2
a= = =3.07 m /m ng ày
S 2604.715
 Tải trọng chất hữu cơ tính cho 1m3 vật liệu:
W 540 3
b= = =0.104 kg BO D 5 /1 m ng ày
V 5209.43

12. Tính bể lọc sinh học 2 bậc nối tiếp để xử lý nước thải, biết rằng
- Công suất Q = 600 m3/d
- BOD5 đầu vào = 500 mg/L
- Vật liệu lọc: đá có kích thước d = 60 x 60 – 100 x 100 mm
- Chiều dày lớp lọc: H1 = 2m, H2 = 6m
- Hệ số tuần hoàn: R = 2
- Nhiệt độ nước thải = 20°C
Xác định thể tích khối vật liệu lọc, tải trọng thủy lực, tải trọng BOD trên
một đơn vị thể tích vật liệu lọc để đạt hiệu quả xử lý BOD đầu ra E = 96%.
 Chọn hiệu quả xử lý đợt 1 bằng hiệu quả xử lý đợt 2: E1 = E2.
Hiệu quả xử lý 2 đợt: E = 96%
 Hiệu quả xử lý E1 = E2:
E1 + E2 (1- E1) = 0.96
=> E1 = E2 = 0.8 = 80%
 Gía trị thông số tuần hoàn F:
1+ R 1+2
F= = =2.08
( )
2
R ( 1+ 0 ,2 )2
1+
10
Bể lọc 1:
 Lượng BOD5 đi vào bể lọc đợt 1:
S=S 0 −(S 0 × 96 %)=500 −(500 × 96 %)=20 (mg/l)
−3
W =Q(S0 − S)=600 ×(500 −20)×10 =288( kg/ngày )
 Thể tích khối vật liệu lọc trong bể lọc đợt 1:
100 100
E 1= ↔ 80=
1+0.4433
3
√ W
V ×F
1+0.4433
√ 288
V ×2.08
V 1=435.36 m
 Diện tích bể lọc 1:
V 1 435.36 2
S1 = = =217.68 m
H1 2
 Đường kính bể lọc 1:

D 1=
√ √ 4 S1
π
=
4 × 217.68
π
=16.65 m

 Tải trọng thủy lực của bể lọc 1:


3
Qr =Q× R=600 × 2=1200 m /ng ày

Q+Q r 600+ 1200 3 2


a 1= = =8.27 m /m ng ày
S1 217.68
 Tải trọng BOD của bể lọc 1:
W 288 3
b 1= = =0.66 kg BO D5 /1 m ng ày
V 1 435.36
Bể lọc 2:
 Lượng BOD5 đi vào bể lọc đợt 2:
'
W =W (1 − E1 )=288 ×(1− 0.8)=57.6( kg/ngày )
 Thể tích khối vật liệu trong bể lọc đợt 2:
100 100
E 2= ↔ 80=
1+
0.4433 W'
1− E1 V 2 × F √ 1+

3
0.4433
√ 57.6
1 − 0.8 V ×2.08

V 2=2176.78 m
 Diện tích bể lọc 2:
V 2 2176.78 2
S2 = = =362.8 m
H2 6
 Đường kính bể lọc 2:

D 2=
√ √ 4 S2
π
=
4 × 362.8
π
=21.49 m

 Tải trọng thủy lực của bể lọc 2:


Q+Q r 600+ 1200 3 2
a 2= = =4.96 m /m ng ày
S2 362.8
 Tải trọng BOD của bể lọc 2:
'
W 57.6 3
b 2= = =0.026 kg BO D5 /1m ng ày
V 2 2176.78

You might also like