You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

KHOA CÔNG NGHỆ HH – MT Học kỳ: I Năm học: 2022 – 2023

Đề thi số: 01
Tên HP: Môi trường đại cương Số đvtc: 02 Thời gian làm bài: 60 phút
Lớp: CHLT1Đ22 Ngành: CNKT Hóa học Hệ: Đại học

Câu I (05 điểm).


Trình bày định nghĩa, nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục của các hiện tượng ô nhiễm
không khí mang tính toàn cầu : thủng tầng Ozon, Hiệu ứng nhà kính và mưa axit ?
Câu II (05 điểm).
Trình bày khái niệm, phân loại độ cứng và nêu ảnh hưởng độ cứng của nước đối với sinh
hoạt và công nghiệp. Trình bày công nghệ xử lý nước cứng bằng phương pháp hóa học ?

Ngày tháng năm 2023

Câu Nội dung

I 1. Mưa axit
- Khái niệm: Tất cả những cơn mưa mà đo được độ pH trong nước mưa
< 5,6 là mưa axit
- Nguyên nhân :
+ Do không khí bị ô nhiễm bởi SO 2, NOx. Các khí này gặp hơi nước
trong khí quyển tạo thành các hơi axit, gặp mưa rơi xuống cùng mưa
tạo thành mưa axit.
Phương trình phản ứng:
SO2 + 1/2O2 -> SO3
SO3 + H2O -> H2SO4
2NO2 + 1/2O2 -> N2O5
N2O5 + H2O -> 2HNO3
+ Do không khí bị ô nhiễm bởi hơi axit HCl
- Tác hại:
+ Làm ô nhiễm môi trường nước. Nguồn nước bị axit hoá, giảm độ pH
trong nước đặc biệt là nước ao, hồ (lượng axit sẽ tích tụ làm hàm lượng
axit tăng đối với nước sông luôn luôn có dòng chảy) ảnh hưởng đến sự
sống của các loài thuỷ sinh vật trong nước.
+ Làm ô nhiễm môi trường đất: Đất bị axit hoá, chết vi sinhvật trong
đất dẫn đến sự phân giải các chất hữu cơ, giảm độ phì nhiêu, màu mỡ
của đất.
+ Phá hủy rừng và mùa màng
+ Mưa axit ăn mòn các vật liệu kiến trúc đặc biệt là những tượng đài
bằng đá vôi, đá phiến, giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng.
H2SO4 + CaCO3 -> CaSO4 + CO2 + H2O
- Các biện pháp giảm thiểu:
+ Quản lý qua các hệ thống tiêu chuẩn
+ Cải thiện hệ thống xử lý khí thải (hướng tới sx sạch hơn)
+ Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch (than+dầu) bằng cách loại
bỏ triệt để lưu huỳnh và nito. Có thể tìm ra các nhiên liệu mới thay thế
+ Cải tiến động cơ để đốt hoàn toàn nhiên liệu.
2. Hiệu ứng nhà kính
- Khái niệm: Là hiện tượng nóng dần lên( nhiệt độ tăng dần lên) của
lớp khí quyển bao quanh trái đất
- Nguyên nhân: Do không khí bị ô nhiễm bởi CO 2, CH4, N2O…trong
đó CO2 là khí nhà kính quan trọng nhất hấp thụ bức xạ nhiệt từ mặt đất
vào khí quyển.Vẽ hình+ Giải thích
- Tác hại:
+ Làm tan băng 2 cực  dâng cao mực nước biển, nhấn chìm 1 số
thành phố
+ Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi các điều kiện sống bình thường
của các sinh vật
+ Làm giảm khả năng hoà tan CO2 trong nước biển -> CO2 trong KQ
tăng -> tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính
+ Nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ chuyển hoá của các chất trong cơ thể
sống làm cơ thể mất cân bằng và nhiều loại bệnh tật xuất hiện nhiều
hơn đối với con người: các bệnh cúm theo mùa….-> giảm tuổi thọ của
con người.
- Biện pháp khắc phục:
+ Giảm khí thải công nghiệp
+ Ngăn chặn chặt phá rừng, trồng cây xanh
+ Mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo, điện hạt nhân
3. Thủng tầng Ozon
- Khái niệm: Ôzôn tập trung nhiều ở độ cao 20 – 30km của tầng bình
lưu với nồng độ cực đại là 10ppm = 11mg/m3. Vì vậy tầng bình lưu còn
được gọi là tầng ôzôn.
Thủng tầng O3 là nồng độ O3 bị giảm đi ( sự suy giảm tầng O3)
- Nguyên nhân:
Do 4 nguyên nhân cơ bản :
+ Do các nguyên tử O
+ Do các gốc Hydroxyl hoạt động
+ Do oxit Nito
+ Do các hợp chất Clo
O3 + O → O2 + O2
O3+ HO* → O2 + HOO*
HOO* + O → HO* + O2
O3+ NO → NO2 + O2
NO2+ O → NO + O2
Cl*+ O3 → ClO*+ O2
ClO*+ O → Cl*+ O2
ClO*+ NO2 → ClO-NO2
1 nguyên tử Cl* có thể phá hủy hàng ngàn phân tử O3
- Tác hại:
+ Tăng khả năng mắc các bênh về mắt (đục thuỷ tinh thể -> mù)
+ Tăng khả năng mắc bệnh ung thư da (đặc biệt ở các nước C. do sở
thích tắm nắng của họ)
+ Phá huỷ hệ thống miễn dịch trong cơ thể người
+ Có nguy cơ gây ung thư, ốm yếu, mù loà nhiều hơn ở trẻ em (do hệ
miễn dịch ở trẻ em chưa phát triển hoàn chỉnh).
- Biện pháp khắc phục:
+ Quản lý hiệu quả sử dụng các hợp chất có chưa Clo, và xử lý hiệu
quả khí NOx

II + Độ cứng của nước là một đại lượng dùng để chỉ tổng hàm lượng các
muối của Ca, Mg có trong nước
Đơn vị: mĐg/l
+ Nước rất cứng: ĐCC > 12 mĐlg/l
+ Nước cứng: ĐCC 8÷ 12 mĐlg/l
+ Nước mềm: ĐCC 4÷ 8 mĐlg/l
+ Nước rất mềm: ĐCC <4 mĐlg/l
+ Phân loại: 02 loại
- Độ cứng tạm thời (độ cứng cacbonat): là độ cứng được gây ra bởi các
muối của Ca, Mg dưới dạng canxicacbonat, hydrocacbonat.
- Độ cứng vĩnh cửu (độ cứng phi cacbonat): là độ cứng được gây ra bởi
các muối của Ca, Mg với các gốc acid mạnh như SO42-, Cl-…
+Ảnh hưởng:
- Sinh hoạt:
Sơ cứng đầu tóc, quần áo
Bạc màu vải
Làm mất khả năng tẩy rửa của xà phòng
Đóng căn thiết bị đun
- Công nghiệp:
Làm giảm chất lượng sản phẩm
Đóng cặn đường ống, thiết bị
Nổ nồi hơi t0
Ca2+ + CO2 → CaCO3↓ → CaO + CO2↑
+ Xử lý độ cứng bằng nước nước vôi:
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2 CaCO3 + 2 H2O
Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + MgCO3 + 2 H2O
MgCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Mg(OH)2
MgSO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + Mg(OH)2
MgCl2 + Ca(OH)2 → CaCl2 + Mg(OH)2
Nước vôi chỉ có tác dụng làm giảm độ cứng vĩnh cửu của Mg 2+
(MgSO4, MgCl2) nhưng làm tăng độ cứng vĩnh cửu của Ca 2+, do vậy
mà độ cứng chung sẽ không giảm.
+ Xử lý độ cứng bằng nước nước vôi + soda:
Ngoài các phản ứng ở trên tác dụng với Ca(OH)2 
CaSO4 + Na2CO3→ CaCO3 + Na2SO4
CaCl2 + Na2CO3→ CaCO3  + 2NaCl
+Xử lý độ cứng của nước bằng muối photphat:
Na3PO4 xử lý được cả độ cứng của Ca2+ và độ cứng của Mg2+
2Na3PO4 + 3Ca(HCO3)2 → Ca3(PO4)2↓ + 6NaHCO3
2Na3PO4 + 3Mg(HCO3)2 → Mg3(PO4)2↓ + 6NaHCO3
2Na3PO4 + 3CaCl2 → Ca3(PO4)2↓ + 6NaCl
2Na3PO4 + 3CaSO4 → Ca3(PO4)2↓ + 3Na2SO4
2Na3PO4 + 3MgCl2 → Mg3(PO4)2↓ + 6NaCl
2Na3PO4 + 3MgSO4 → Mg3(PO4)2↓ + 3Na2SO4
Câu I (05 điểm).
Trình bày phương pháp hấp phụ để xử lý hỗn hợp khí SO2-NOx. Và trình bày phương pháp
hấp thụ để xử lý SO2 trong khí thải ?
Câu II (05 điểm).
Trình bày các thông số đặc trưng của nước thải : TS, SS, DO, COD, BOD ?

Câu Nội dung

I - Phương pháp hấp phụ để tách đồngthời SO2–NOx trong hỗn hợp khí
thải:
+ Đưa khí thải vào thiết bị 1 quá trình tách SO 2 và NOx xảy ra theo 2 giai
đoạn:
+ Giai đoạn 1: Than hoạt tính hấp phụ khoảng 90% lượng SO2:
SO2 + 1/2O2 + H2O -> H2SO4hp
+ Giai đoạn 2: Bổ xung thêm NH3 vào thiết bị 1 để tách NOx theo phản
ứng:
NO + 2NH3 + O2 -> 3/2N2 + 3H2O
NO2 + 2NH3 + 1/2O2 -> 3/2N2 + 3H2O
+ Phần SO2 không bị hấp phụ ở thiết bị 1 cũng phản ứng với NH 3 theo
phản ứng:
SO2 + 1/2O2 + H2O + NH3 -> (NH4)2SO4
+ Than hoạt tính có chứa H2SO4hp, (NH4)2SO4hp được sang thiết bị 2 để
nhả. Tại đây người ta dùng khí nóng có nhiệt độ > 300 oC để nhả và quá
trình nhả diễn ra như sau:
(NH4)2SO4hp -> SO2
H2SO4hp -> SO2
+ SO2 nhả ra được thu hồi lại để sử dụng, còn THT sau khi nhả được đưa
vào thiết bị 3 để giảm nhiệt độ và cho tuần hoàn lại thiết bị 1 tiếp tục thực
hiện quá trình hấp phụ.
- Phương pháp hấp thụ để tách SO2 trong hỗn hợp khí thải:
1) Dùng dung dịch nước vôi trong ( Ca(OH)2):
- Quá trình hấp thụ:
Ca(OH)2 + SO2 -> CaSO3 + H2O
CaSO3 sinh ra là 1 chất rất độc
- Quá trính oxi hoá:
CaSO3 + H2O +1/2O2-> CaSO4.2H2O -> Thạch cao-> Sử dụng được
2) Dùng dung dich amoniac ( dd NH3):
Quá trình hấp thụ:
NH3 + SO2 -> (NH4)2SO3 -> độc
Quá trính oxi hoá:
(NH4)2SO3 + 1/2O2 -> (NH4)2SO4 -> Phân bón cho cây trồng
3) Dùng dung dịch Na2CO3:
Na2CO3 + SO2+ H2O -> NaHCO3+ Na2SO3
NaHCO3+ SO2 ->Na2SO3 + H2O + CO2
Na2SO3 + SO2 + H2O -> NaHSO3
NaHSO3 + Na2CO3 -> Na2SO3 + H2O + CO2
DD Na2SO3 đem cô đặc được sản phẩm thương mại là Na2SO3.7H2O
4) Dùng dung dịch MgO:
MgO + SO2 + 6H2O ->MgSO3.6H2O
MgSO3.6H2O + O2 ->MgSO4.6H2O (thành phần phân vi lượng)
II - Hàm lượng chất rắn trong nước:
+ Tổng chất rắn (Total solid, TS): Là trọng lượng khô tính bằng mg của
phần chất rắn còn lại sau khi bay hơi 1l mẫu trên nồi cách thuỷ và sấy khô
ở t= 1030 – 1050C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính: mg/l.
+ Chất rắn huyền phù (Suspended Solids SS): Là trọng lượng khô tính
bằng mg của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc khi lọc 1lit mẫu trên giấy
lọc, rồi sấy khô ở t = 1030 – 1050C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơm
vị tính là mg/l.
- Hàm lượng oxi hoà tan (DO)
+ Khái niệm: Là hàm lượng oxi từ trong không khí có thể hoà tan vào
trong 1lit nước trong điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định
+ Đối với nước sạch có 1 số giá trị DO điển hình như sau:
P = 1at t = 00C DObh = 14,6mg/l
P = 1at t = 20 C
0
DO = 9,2 mg/l
P = 1at t = 35 C
0
DO = 7mg/l
+ Ý nghĩa: Khi phân tích nếu thấy:
DO có giá trị cao chứng tỏ trong nước có nhiều rong, tảo do quá trình
quang hợp của rong tảo giải phóng ra O2
DO có giá trị thấp chứng tỏ trong nước có nhiều chất hữu cơ do nhu cầu
oxi hoá của chất hữu cơ làm tiêu thụ O2.
- Nhu cầu oxi hoá hoá học (COD):
+ Khái niệm: Là lượng oxi cần thiết để oxi hoá toàn bộ lượng chất hữu cơ
trong nước thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
- Phương trình phân huỷ :
Chất hữu cơ + O2 -> CO2 + H2O
- Trong đó: O2 lấy từ tác nhân có tính oxi hoá mạnh KMnO4, K2Cr2O7.
Ví dụ:
Chất hữu cơ + K2Cr2O7 + H+ → 2Cr3+ + CO2 + H2O
- Ý nghĩa:
• COD biểu thị cho hàm lượng chất hữu cơ có trong nước vì vậy khi
phân tích nếu thấy COD có giá trị cao chứng tỏ trong nước có
nhiều chất hữu cơ và ngược lại.
- Nhu cầu oxi hoá sinh học trong nước (BOD):
+ Khái niệm: Là lượng oxi cần thiết để vi sinh vật sử dụng trong quá trình
oxi hoá các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ trong nước thành sản phẩm
cuối cùng là CO2 và H2O.
+ Phương trình phản ứng phân huỷ:
VSV
Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + sinh khối
Trong đó:
- Chất hữu cơ là chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học.
- O2 lấy từ lượng oxi hoà tan trong nước.
Đặc điểm: Quá trình oxi hoá sinh hoạc này xảy ra chậm và gồm 2 giai
đoạn:
• Giai đoạn 1: oxi hoá chủ yếu các hợp chất hữu cơ t=5 ngày ở 200C:
CnHm + (n+m/4) -> nCO2 + m/2 H2O
• Giai đoạn 2: Oxi hoá chủ yếu các hợp chất nitơ bắt đầu từ ngày thứ
6:
NH4+ + 3O2 -> 2NO2- + 2H+ + 2H2O
NO2- + 1/2 O2 -> NO3-
- Nhận xét: Để xác định BOD toàn phần cần 20 ngày (98% chất hữu cơ sẽ
bị oxi hoá) nhưng như sẽ rất lâu và lẫn với giai đoạn 2. Thực tế chỉ xác
định BOD trong 5 ngày đầu của quá trình ôxi hoá (khoảng 70 – 80% chất
hữu cơ bị oxi hoá) như vậy sẽ không lẫn với giai đoạn 2, kí hiệu BOD5.
- Xét tỉ lệ: BOD5/COD = a
Nếu a  1: Sử dụng phương pháp sinh học để xử lý CHC nước thải
Nếu a  0: Sử dụng phương pháp hóa học để xử lý CHC nước thải
Ngày tháng năm 2023
Câu I (05 điểm).
Trình bày khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của khí quyển ?
Câu II (05 điểm).
Trình bày khái niệm, các cách phân loại môi trường? Và trình bày các thành phần môi trường,
tác động của các thành phần môi trường đến sinh vật?

Câu Ý Nội dung


I Trình bày khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của khí quyển ?
Khái niệm : Là lớp khí bao phủ xung quang bề mặt trái đất, bảo vệ cho trái
đất trước những biến đổi đột ngột về nhiệt độ và những tia tử ngoại từ mặt
trời chiếu xuống trái đất.
Đặc điểm:
- Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm
- Dẫn chứng minh họa
- Càng lên cao không khí càng loãng
Dẫn chứng minh họa
Nhiệt độ thay đổi theo chiều cao rất phức tạp
Cấu trúc: 2 lớp: lớp trong và lớp ngoài
+ Tầng đối lưu:
- Độ cao, nhiệt độ, thành phần
- Đặc điểm: Có sự xáo trộn mạnh do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng;
nhiệt độ gần mặt đất cao là do sự phát nhiệt của trái đất.
+ Tầng bình lưu
- Độ cao, nhiệt độ, thành phần
- Đặc điểm: Có sự xáo trộn chầm chạp hơn tầng đối lưu; nhiệt độ tầng này
cao là do O3 hấp thụ tia tử ngoại và toả nhiệt.
+ Tầng trung lưu
- Độ cao, nhiệt độ, thành phần
- Đặc điểm: Nhiệt độ tầng này giảm là do nồng độ chất hấp thụ tia tử ngoại
giảm
+ Tầng nhiệt lưu
- Độ cao, nhiệt độ, thành phần
- Đặc điểm: Nhiệt độ tăng là do tác dụng của năng lượng mặt trời và nhiệt
lượng toả ra từ các phân tử ion hoá
+ Tầng điện ly
- Độ cao, nhiệt độ, thành phần
- Đặc điểm: Nhiệt độ tầng này cao là do gần với mặt trời, giới hạn trên của vũ
trụ rất khó xác định.

II Trình bày khái niệm, các cách phân loại môi trường? Và trình bày
các thành phần môi trường, tác động của các thành phần môi trường
đến sinh vật?
+ Khái niệm về môi trường:
Môi trường là tổng hợp tất cả các nhân tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh
tế xã hội có tác động lên một cá thể, một quần thể hoặc cả một cộng
đồng. Những nhân tố này bao gồm cả việc quản lý hợp lý, việc sử dụng
tài nguyên thiên nhiên bảo đảm cho sự tồn tại cho con người hiện nay và
trong tương lai.
+ Phân loại môi trường
- Phân loại theo chức năng:
Môi trường tự nhiên
Môi trường xã hội
Môi trường nhân tạo
-PHân loại theo quy mô
- Phân loại theo thành phần: TP vô sinh và thành phần hữu sinh
* Các thành phần môi trường:
+Khí quyển
Khái niệm: Là lớp khí bao phủ xung quang bề mặt trái đất, bảo vệ cho trái
đất trước những biến đổi đột ngột về nhiệt độ và những tia tử ngoại từ mặt
trời chiếu xuống trái đất.
- Tác động của khí quyển tới sinh vật:
- Cung cấp oxi cho quá trình hô hấp của động vật
- Cung cấp CO 2 cho quá trình quang hợp của thực vật
- Giữ cân bằng nhiệt lượng thông qua quá trinh hấp thụ tia tử
ngoại
- Là môi trường vận chuyển nước từ đại dương vào đất liền
+ Thuỷ quyển
Khái niệm: Là lớp vỏ lỏng không liên tục bao phủ trên bề mặt trái đất bao
gồm: sông, hồ, suối, biển, đại dương, băng 2 cực và nước ngầm chiếm
3/4 S bề mặt trái đất.
- Tác động của thuỷ quyển tới sinh vật:
- Cung cấp nước cho các hoạt động của con người
- Điều hoà khí hậu
- Sản xuất điện năng
- Là dung môi, môi trường cho các quá trình hoá học
+ Địa quyển (Thạch quyển)
Khái niệm: Là lớp vỏ rắn bao phủ trên bề mặt trái đất, có cấu tạo hình
thái rất phức tạp, có thành phần không đồng nhất và có chiều sâu từ 0 –
100km
- Tác động của thạch quyển tới sinh vật:
- Là nơi cư trú của sinh vật và con người
- Là môi trường nuôi dưỡng các loài thực vật
- Là nơi khai thác khoáng sản
Là môi trường lưu trữ cũng như làm sạch chất ô nhiễm
+ Sinh quyển:
Khái niệm: Là toàn bộ các dạng vật thể sống tồn tại bên trong, bên trên
và bên ngoài của trái đất.
- Tác động của sinh vật tới sinh vật: Thể hiện ở 2 kiểu quan hệ
- Quan hệ tương hỗ
- Quan hệ cạnh tranh
Ngày tháng năm 2023
Câu I (05 điểm).
Trình bày khái niệm, cấu trúc , đặc điểm, cân bằng sinh thái và cơ chế hoạt động của hệ sinh thái?
Câu II (05 điểm).
Trình bày khái niệm, nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn? Trình bày phương pháp tái
chế CTR? Và phân tích lợi ích của việc tái chế CTR?
Ngày tháng năm 2023

Cõu í Nội dung


I Trình bày khái niệm, cấu trúc , đặc điểm, cân bằng sinh thái và cơ chế
hoạt động của hệ sinh thái?
* Khái niệm HST: Là tập hợp các quần thể sinh vật (có thể là ĐV, TV hay
VSV) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tương tác hỗ trợ nhau, có tính độc
lập tương đối, cùng sống trong một ngoại cảnh nhất định

VD: Hệ sinh thái rừng ngập mặn…

* Cấu trúc HST: 4 thành phần

- Môi trường: bao gồm: đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu sống của sinh vật trong HST.
- Vật sản xuất: Là các sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ
năng lượng mặt trời: Thực vật, các vi khuẩn có sắc tố.
- Vật tiêu thụ: Là sinh vật lấy trực tiếp hoặc gián tiếp chất hữu cơ từ
vật sản xuất gồm: vật tiêu thụ C1; vật tiêu thụ C2
- Vật phân huỷ: Gồm nấm và vi khuẩn chúng phân huỷ phế thải và xác
chết của vật sản xuất và vật tiêu thụ
* Đặc điểm của hệ sinh thái:
+ Tính hệ thống: Được thể hiện chủ yếu là mối quan hệ tương hỗ giữa sinh
vật với môi trường
Có 02 loại hệ thống cơ bản:
Hệ thống kín: Là hệ thống mà trong đó vật chất, năng lượng và thông tin chỉ
trao đổi trong phạm vi hệ thống.
Hệ thống mở: Là hệ thống mà trong đó vật chất, năng lượng và thông tin
trao đổi qua gianh giới các hệ thống.
+ Tính phản hồi: HST là một hệ thống mở và tự điều chỉnh, thể hiện ở hai
tính chất đặc thù:
Tính chất tự cân bằng
Năng lực chịu tải
* Sự cân bằng sinh thái:

- Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định trong đó các thành phần sinh thái
ở điều kiện cân bằng tương đối , cấu trúc toàn hệ không bị thay đổi.
- Dưới tác động của 1 nhân tố nào đó lên HST thì các thành phân sinh thái
sẽ quay trở lại trang thái cân bằng đó chính là tính thích ghi của HST .
* Cơ chế hoạt động của HST:

- Điều chỉnh tốc độ dòng năng lượng đi qua hệ: Được điều chỉnh bằng việc
tăng hoặc giảm quá trình quang hợp hoặc tiêu thụ thức ăn.
- Điều chỉnh tốc độ chuyển hóc vật chất bên trong hệ: Điều chỉnh bằng tốc
độ phân huỷ xác động – thực vật
- Điều chỉnh tính đa dạng sinh học: Đảm bảo cho việc nếu 1 loài phát triển
không bình thường sẽ có loài khác thay thế hoặc hạn chế loài ban đầu.

Trình bày khái niệm ,nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn?
II
Trình bày phương pháp tái chế CTR? Và phân tích lợi ích của việc tái
chế CTR
1 Khái niệm: CTR là những vật chất rắn không còn giá trị sử dụng cho người
sở hữu hiện tại hoặc bị loại bỏ từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt khác.
VD:
Nguồn gốc phát sinh: trình bày nơi phát sinh và các dạng CTR
- Khu dân cư: Hộ gia đình, chung cư… giấy thực phẩm…
- Khu thương mại
- Cơ quan
- Công trường xây dựng
- Các dịch vụ đô thị
- Các nhà máy xử lý chất thải
- Công nghiệp
- Nông nghiệp

2 * Phân loại CTR:


+ Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
+ Phân loại theo độ độc hại:
Các CT có khả năng thấm vào đất, hòa tan trong nước ngầm và nước bề mặt
CT chứa VK và vi trùng gây bệnh, vi trùng gây bệnh
CT có khả năng phân hủy và tồn tại vĩnh viễn trong đất
CT có tính phóng xạ
+ Phân loại theo tính chất chất thải ( thành phần vật lý và hóa học)
CTR vô cơ
CTR hữu cơ
CTR cháy được
CTR không cháy được
* Phương pháp tái chế: Là một hoạt đọng thu hồi lại những chất thải có
trong thành phần của CTR, sau đó được chế biến thành những sản phẩm
mới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.Các chất thải có thể tái chế: Chất thải
hữu cơ (thực phẩm thừa, phế phẩm nông nghiệp), giấy, nhôm, thủy tinh,
sắt..
Bao gồm:
- Tái chế vật liệu: Gồm hoạt động thu gom VL có thể tái chế từ nguồn rác,
xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để sx vật liệu mới.
- Tái chế nhiệt: Thu hồi năng lượng từ rác thải.Thu hồi trực tiếp: Thông qua
quá trình đốt rác rồi nhiệt thừa cung cấp cho quá trình khác.Thu hồi gián
tiếp: Thông quá quá trình chuyển hóa năng lượng: Tái sinh các sản phẩm
chuyển hóa sinh học, tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa
* Lợi ích của tái chế:
-Tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên
-Giảm được lượng rác cần phải xử lý, giảm chi phí cho các quá trình này
nâng cao thời gian sử dụng của các bãi rác.
-Một số chất thải trong quá trình tái chế tiết kiệm năng lượng hơn các quá
trình sản xuất từ nguyên liệu thô ban đầu
-Tạo giá trị thông qua lợi nhuận.
-Giảm tác động đến môi trường do lượng rác thải gây ra.
-Tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động.

Ngày tháng năm 2023

You might also like