You are on page 1of 59

TRUNG TÂM GIA SƯ NHÂN KIỆT GV Nguyễn Văn Kiệt, 0826868088

PHẦN
PHẦNAA––LÝ
LÝTHUYẾT VÀBÀI
THUYẾT VÀ BÀI TẬP
TẬP CƠCƠ BẢN
BẢN
CĐ1: Oxit
CĐ2: Axit
CĐ3: Luyện tập oxit – axit
CĐ4: Bazơ
CĐ5: Muối. Phân bón hóa học
CĐ6: Tổng ôn các loại hợp chất vô cơ

CHUYÊN ĐỀ: OXYGEN-KHÔNG KHÍ


I. Tính chất của oxi
1. Tính chất vật lí
Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -
183oC, oxi ở thể lỏng có màu xanh nhạt.
2. Tính chất hóa học
Oxi là một đơn chất phi kim hoạt động mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng
hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.

a. Tác dụng với phi kim (S, N, P…)


S + O2   SO2 (cháy sáng ngọn lửa màu xanh nhạt)
b. Tác dụng với kim loại
Oxi có thể tác dụng với hầu hết các kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ một số
kim loại Au, Ag, Pt oxi không phản ứng

2Mg + O2   2MgO

2Zn + O2   2ZnO


3Fe + 2O2   Fe3O4
c. Tác dụng với hợp chất
2H2S + 3O2   2SO2 + 2H2O
C2H4 + 3O2   2CO2+ 2H2O
II. Sự oxi hóa- Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
1. Sự oxi hóa
Là sự tác dụng của oxi với một chất

2. Phản ứng hóa hợp


Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều
chất ban đầu.
Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là
phản ứng tỏa nhiệt.

CHUYÊN ĐỀ: HIDRO-NƯỚC


I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro
1. Tính chất vật lý
Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước

2. Tính chất hóa học


a. Tác dụng với oxi
2H2 + O2   2H2O
Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidrơ và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1

b. Tác dụng với đồng oxit CuO


Bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên
thành cốc

H2 + CuO   Cu + H2O


II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrơ
a. Trong phòng thí nghiệm
Cho kim loại (Al, Fe,….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4)
Thí dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
b. Trong công nghiệp
Hidro được điều chế bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O
Phương trình hóa học: 2H2O   2H2 + O2
2. Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế
nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

Thí dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2


III. Nước
1. Tính chất vật lý
Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị. sôi ở
100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C.

Có thể hòa tan được nhiều chất rắn (muối ăn, đường,…), chất lỏng (cồn, axit), chất khí (HCl,…)

2. Tính chất hóa học


Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 2
CHUYÊN ĐỀ 1: OXIT

KIẾN THỨC CẦN NHỚ


I. Tính chất hóa học của oxit
Oxit bazơ Oxit axit
(1) Tác dụng với nước → bazơ tương ứng (1) Tác dụng với nước → axit tương ứng
Một số oxit: Li2O, Na2O, K2O, CaO, BaO, … Hầu hết các oxit axit đều tác dụng với nước.
(2) Tác dụng với axit → muối + H2O (2) Tác dụng với bazơ → muối + H2O
Hầu hết oxit bazơ đều tác dụng với axit. Hầu hết oxit axit đều tác dụng với bazơ tan.
(3) Tác dụng với oxit axit → muối (3) Tác dụng với oxit bazơ → muối
Một số oxit: Li2O, Na2O, K2O, CaO, BaO, … Một số oxit: Li2O, Na2O, K2O, CaO, BaO, …
II. Phân loại oxit
Oxit bazơ Oxit axit Oxit lưỡng tính Oxit trung tính
Tác dụng với axit tạo Tác dụng với bazơ tạo Tác dụng với cả axit và bazơ Oxit không tạo
thành muối và nước. thành muối và nước. tạo thành muối và nước. muối.
VD: Al2O3, ZnO, Cr2O3, … VD: NO, CO, N2O
III. Một số oxit quan trọng
Canxi oxit (CaO – vôi sống) Lưu huỳnh đioxit (SO2 – khí sunfurơ)
❖ Tính chất vật lí: CaO là chất rắn, màu ❖ Tính chất vật lí: SO2 là chất khí, không
trắng, nhiệt độ nóng chảy cao. màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí.
❖ Tính chất hóa học: CaO có đầy đủ ❖ Tính chất hóa học: SO2 có đầu đủ tính
tính chất của một oxit bazơ. chất của một oxit axit.
(1) Tác dụng với nước (PƯ tôi vôi) (1) Tác dụng với nước
Tính chất
CaO + H2O → Ca(OH)2 SO2 + H2O → H2SO3
(2) Tác dụng với axit (2) Tác dụng với bazơ
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
(3) Tác dụng với oxit axit (3) Tác dụng với oxit bazơ
CaO + CO2 → CaCO3 Na2O + SO2 → Na2SO3
- Sử dụng trong công nghiệp luyện kim, - Sản xuất H2SO4.
công nghiệp hóa học. - Tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy,
Ứng dụng
- Khử chua đất trồng, xử lí nước thải, diệt nấm mốc.
khử độc môi trường, …
Nguyên liệu: Đá vôi (CaCO3). Phòng TN:
CaCO3 CaO + CO2 Na2SO3 + 2HCl → NaCl + SO2 + H2O
Điều chế CN: S + O2 SO2
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2

❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho: Na2O, SO2, CuO, CO2 lần lượt tác dụng
với H2O, dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
Hướng dẫn giải
PTHH: (1) Na2O + H2O → 2NaOH
(2) SO2 + H2O → H2SO3
(3) CO2 + H2O → H2CO3
(4) Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
(5) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(6) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
(7) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 3
Câu 2. Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em
hãy chọn những chất thích hợp điền vào chỗ trống sau:
(a) Axit sunfuric + ………….……. → Kẽm sunfat + nước
(b) Natri hiđroxit + ………………... → Natri sunfat + nước
(c) Nước + ………………… → Axit sunfurơ
(d) Nước + …………………. → Canxi hiđroxit
(e) Canxi oxit + …………………… → Canxi cacbonat
Hướng dẫn giải
(a) Axit sunfuric + kẽm oxit → Kẽm sunfat + nước
(b) Natri hiđroxit + lưu huỳnh trioxit → Natri sunfat + nước
(c) Nước + lưu huỳnh đioxit → Axit sunfurơ
(d) Nước + canxi oxit → Canxi hiđroxit
(e) Canxi oxit + cacbon đioxit → Canxi cacbonat
Câu 3. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

(b)
Hướng dẫn giải
(a) PTHH: (1) 2Ca + O2 2CaO
(2) CaO + H2O → Ca(OH)2
(3) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
(4) CaCO3 CaO + CO2
(5) CaO + CO2 → CaCO3
(6) CaO + 2HCl → CaCl 2 + H2O
(b) PTHH: (1) S + O2 SO2
(2) 2SO2 + O2 2SO3
(3) SO3 + H2O → H2SO4
(4) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Câu 4. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau:
(a) Hai chất rắn màu trắng: CaCO3 và CaO; CaO và Na2O.
(b) Hai chất khí: CO2, O2.
❖ Phương pháp nhận biết chất rắn
Bước 1: Hòa tan vào nước (axit, bazơ) ⇒ Chất tan và không tan.
VD: Tan: Na, K, Ca, Ba, Na2O, K2O, CaO, BaO, P2O5,…
Không tan: MgO, Al2O3, ZnO, FeO, Fe2O3, CuO, Mg, Al, Zn, Fe, CaCO3, BaCO3, BaSO4, AgCl,
Bước 2: Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết từng nhóm.
+ Quỳ tím: axit (chuyển đỏ), bazơ (chuyển xanh), trung tính thường là muối (không chuyển màu).
+ CO2, SO2: Tạo kết tủa với Ca(OH)2, Ba(OH)2.
Hướng dẫn giải
(a) + CaCO3 và CaO
Cách 1: Dùng lời: Hòa tan hai chất rắn vào nước, chất rắn tan ra và tỏa nhiệt là CaO, chất không tan là
CaCO3.
Cách 2: Dùng kẻ bảng
CaCO3 CaO
H2O Không tan Tan
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2
+ CaO và Na2O: Hòa tan hai chất rắn vào nước sau đó sục khí CO2 vào dung dịch thu được. Dung
dịch bị vẩn đục là Ca(OH)2 ⇒ chất rắn ban đầu là CaO; còn lại là Na2O.
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2 Na2O + H2O → 2NaOH
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 4
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
(b) Cách 1: Dùng tàn đóm đỏ, khí làm tàn đóm đỏ bùng cháy là O2, còn lại là CO2.
Cách 2: Sục hai khí vào dung dịch Ca(OH)2. Khí nào làm vẩn đục dung dịch Ca(OH)2 là khí CO2,
còn lại là O2.
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Câu 5. Có hỗn hợp chất rắn gồm Al2O3 và Fe2O3. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng Fe2O3 ra
khỏi hỗn hợp. Viết các PTHH xảy ra.
Hướng dẫn giải
Cho hỗn hợp rắn qua dung dịch NaOH dư, Al2O3 tan hết còn lại chất rắn không tan là Fe2O3. Lọc tách
phần rắn và làm khô bằng cách đun nóng cho bay hơi nước ta thu được Fe2O3.
PTHH: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Câu 6. Dùng canxi oxit có thể làm khô những khí nào trong các khí sau đây: cacbon đioxit, hiđro, oxi,
lưu huỳnh đioxit.
Hướng dẫn giải

Nguyên tắc làm khô khí X:

Vì CO2, SO2 tác dụng với CaO nên không thể làm khô bằng CaO ⇒ CaO làm khô được H2, O2.
Câu 7. Cho Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch
X.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng Fe2O3 đã dùng.
(c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan.
Đáp số: (b)
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 8. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho: K 2O, SO3, Fe2O3, CO2 lần lượt tác dụng
với H2O, dung dịch H2SO4 và dung dịch KOH.
Hướng dẫn giải
(1) K2O + H2O → 2KOH
(2) K2O + H2SO4 → K2SO4 + H2O
(3) SO3 + H2O → H2SO4
(4) SO3 + KOH → KHSO4
(5) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
(6) CO2 + H2O H2CO3
(7) CO2 + KOH → KHCO3
(8) CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
Câu 9. Cho các oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng được với
(a) nước tạo thành axit.
(b) nước tạo thành bazơ.
(c) dung dịch axit, tạo thành muối và nước.
(d) dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Hướng dẫn giải
(a) CO2, SO2
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
(b) Na2O, CaO
Na2O + H2O → 2NaOH
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 5
CaO + H2O → Ca(OH)2
(c) Na2O, CaO, CuO
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(d) CO2, SO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
Câu 10. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Hướng dẫn giải


PTHH: (1) S + O2 SO2
(2) SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
(3) SO2 + H2O → H2SO3
(4) SO2 + Na2O → Na2SO3
(5) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O
(6) Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + SO2
Câu 11. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết:
(a) Hai chất rắn: Na2O và P2O5. (b) Hai chất khí: SO2 và O2.
Hướng dẫn giải
(a) Hòa tan hai chất rắn vào nước, sau đó cho quỳ tím vào dung dịch thu được
- Quỳ tím hóa xanh mẫu thử là Na2O
- Quỳ tím hóa đỏ mẫu thử là P2O5
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
P2O5 + H2O → H3PO4
(b) Sục hai khí vào dung dịch Ca(OH)2. Khí nào làm vẩn đục dung dịch Ca(OH)2 là khí SO2, còn lại là
O2.
PTHH: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O

Câu 12. Có hỗn hợp chất rắn gồm CaO và Fe2O3. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng Fe2O3 ra
khỏi hỗn hợp. Viết các PTHH xảy ra.
Hướng dẫn giải
Hòa tan hỗn hợp vào lượng nước lớn, CaO tan tạo thành dung dịch, Fe2O3 không tan. Lọc tách Fe2O3
sau đó đun nóng cho bay hơi nước ta thu được Fe2O3.
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 13. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 thu được muối
trung hòa (BaCO3) và H2O.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính nồng độ mol của Ba(OH)2 đã dùng.
(c) Tính khối lượng kết tủa thu được.
Đ/s: (b) CM(Ba(OH)2) = 0,5M (c) = 19,7 gam
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Oxit là
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 6
A. hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.
B. hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.
C. hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
D. hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.
Câu 2. Oxit axit là
A. những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C. những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
D. những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 3. Oxit bazơ là
A. những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C. những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
D. những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 4. Oxit lưỡng tính là
A. những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit tạo thành muối và nước.
C. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
D. những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 5. Oxit trung tính là
A. những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C. những oxit không tác dụng với dung dịch axit, bazơ, nước.
D. những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 6. Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. SO2. B. Na2O. C. Al2O3. D. CO.
Câu 7. Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CuO B. K2O. C. CO2. D. CO.
Câu 8. Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. P2O5. B. SO2. C. CaO. D. CO.
Câu 9. Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. CO2. B. SO2. C. NO2. D. Fe2O3.
Câu 10. Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?
A. BaO. B. Al2O3. C. SO3. D. MgO.
Câu 11. Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?
A. ZnO. B. Fe2O3. C. SO2. D. CuO.
Câu 12. Oxit nào sau đây là oxit trung tính?
A. CaO. B. CO2. C. SO2. D. CO.
Câu 13. Oxit nào sau đây là oxit trung tính?
A. BaO. B. SO2. C. NO. D. CO2.
Câu 14. Vôi sống là tên gọi của hợp chất có công thức nào sau đây?
A. CaCO3. B. BaO. C. BaCO3. D. CaO.
Câu 15. Lưu huỳnh đioxit (SO2) còn có tên gọi nào sau đây?
A. khí sunfuric. B. khí cacbonic. C. khí sunfat. D. khí sunfurơ.
Câu 16. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
A. K2O. B. CuO. C. CO. D. SO2.
Câu 17. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
A. CO2. B. Na2O. C. SO2. D. P2O5.
Câu 18. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. Ag2O. B. CuO. C. P2O5. D. CaO.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 7
Câu 19. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. CaO. B. BaO. C. Na2O D. SO3.
Câu 20. Cacbon đioxit (CO2) không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. K2O. B. dung dịch NaOH. C. H2O. D. SO2.
Câu 21. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước?
A. NO2. B. CuO. C. CO2. D. P2O5.
Câu 22. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được muối sắt (III)?
A. Fe. B. FeO. C. Fe2O3. D. CO2.
Câu 23. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành muối và nước?
A. Na2O. B. CuO. C. CO2. D. BaO.
Câu 24. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành chất kết tủa
A. FeO. B. CO2. C. CO. D. CaO.
Câu 25. Canxi oxit (CaO) không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. K2O. B. dung dịch HCl C. H2O. D. SO2.
Câu 26. Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là
A. CaCO3. B. Ca. C. Ca(OH)2. D. SO2.
Câu 27. Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3 ta thu được
A. Ca và CO2. B. CaO và CO2. C. CaO và CO. D. Ca và CO.
Câu 28. Quặng pirit có công thức hóa học là
A. Fe2O3. B. FeS2. C. Fe3O4. D. FeCO3
Câu 29. Trong công nghiệp SO2 được điều chế từ
A. S. B. FeS2. C. H2SO4. D. S hoặc FeS2.
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
Câu 30. Dãy chất nào sau đây đều là các oxit?
A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl. B. MgO, CaO, CuO, FeO.
C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4. D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO.
Câu 31. Dãy oxit nào sau đây đều là oxit axit?
A. MgO, CO2, SO2, P2O5. B. Na2O, CO2, SO3, NO2.
C. SiO2, N2O5, CO2, SO3. D. K2O, CO2, NO, Fe2O3.
Câu 32. Dãy oxit nào sau đây đều là oxit bazơ?
A. NO, CuO, MgO, CaO. B. CuO, CaO, MgO, Na2O.
C. CO2, CaO, K2O, Na2O. D. P2O5, K2O, FeO, Fe2O3.
Câu 33. Dãy oxit nào sau đây đều là oxit lưỡng tính?
A. Al2O3, ZnO, Cr2O3. B. MgO, Cr2O3, FeO.
C. CaO, ZnO, Na2O. D. Fe2O3, Al2O3, K2O.
Câu 34. Dãy oxit nào sau đây đều là oxit trung tính?
A. Al2O3, ZnO, NO. B. CO, CO2, P2O5. C. CO, NO, N2O. D. CO2, SO2, NO2.
Câu 35. Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với
A. nước, sản phẩm là bazơ. B. axit, sản phẩm là bazơ.
C. nước, sản phẩm là axit. D. bazơ, sản phẩm là axit.
Câu 36. Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng được với
A. nước, sản phẩm là axit. B. bazơ, sản phẩm là muối và nước.
C. nước, sản phẩm là bazơ. D. axit, sản phẩm là muối và nước.
Câu 37. Cho các oxit: CaO, CuO, Na2O, K2O, Fe2O3, P2O5. Số oxit tan tốt trong nước ở điều kiện
thường là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 38. Cho các oxit: K2O, CO2, Fe2O3, SO2, CuO. Số oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối
và nước là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 8
Câu 39. Cho các oxit: MgO, CO2, SO2, Fe2O3, P2O5. Số oxit tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành
muối và nước là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 40. Cho các oxit: MgO, Al2O3, Fe2O3, ZnO, CO2, P2O5. Số oxit vừa tác dụng với axit, vừa tác
dụng với bazơ tạo thành muối và nước là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 41. (QG.19 - 201). Chất nào sau đây được dùng để khử chua đất trong nông nghiệp?
A. CaO. B. CaSO4. C. CaCl2. D. Ca(NO3)2.
Câu 42. Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là
A. CuO. B. ZnO. C. PbO. D. CaO.
Câu 43. Cho hỗn hợp khí gồm CO, SO2, CO2 lội từ từ qua nước vôi trong (dư), khí thoát ra là
A. CO. B. CO2. C. SO2. D. CO2 và SO2.
Câu 44. Có 3 oxit màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc
thử nào sau đây?
A. Chỉ dùng thêm quì tím. B. Chỉ dùng thêm axit HCl.
C. Chỉ dùng thêm axit H2SO4. D. Chỉ dùng thêm nước.
Câu 45. Để nhận biết hai lọ mất nhãn đựng hai chất rắn MgO, CaO ta có thể dùng
A. HCl. B. H2SO4 C. HNO3. D. nước.
Câu 46. Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng
A. giấy quỳ tím ẩm.
B. giấy quỳ tím ẩm và dùng tàn đóm đỏ.
C. tàn đóm đỏ.
D. dẫn các khí vào nước vôi trong.
Câu 47. Thí nghiệm nào sau đây không điều chế được SO2?
A. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Na2SO3.
B. Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí.
C. Đốt cháy quặng pirit (FeS2) trong không khí.
D. Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4.
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 48. Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong
phòng thí nghiệm:

Hình nào mô tả đúng cách thu khí SO2?


A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 2 và 3.
Câu 49. Cho các chất: CO2, CaO, CuO, K2O, P2O5, SO2 tác dụng với nhau từng đôi một. Số phản ứng
xảy ra ở điều kiện thường là
A. 9. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 50. Cho các cặp chất sau: (1) K2SO3 và H2SO4, (2) K2SO4 và HCl, (3) Na2SO3 và HCl, (4) Na2SO4
và CuCl2, (5) FeS2 và O2, (6) S và O2. Số cặp chất khi tác dụng với nhau tạo thành khí SO2 là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 51. Cho các thí nghiệm sau
(a) Cho CuO vào nước.
(b) Cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2.
(c) Cho MgO vào dung dịch HCl.
(d) Cho HCl vào dung dịch Na2SO3.
(e) Cho Na2O tác dụng với CO2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 9
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 52. Cho các phát biểu sau
(a) Tất cả các oxit bazơ đều tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.
(b) Sục khí SO2 vào nước ta thu được dung dịch axit cacbonic.
(c) Al2O3 vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH.
(d) Do tác dụng được với axit nên CaO được sử dụng để khử chua đất trồng trọt.
(e) SO2 là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit.
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
____HẾT____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 10
CHUYÊN ĐỀ 2: AXIT
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
A – Tính chất hóa học của axit
I. Tính chất hóa học
1. Đổi màu chất chỉ thị: Quì tím → đỏ (nhận biết).
2. Tác dụng với kim loại → Muối + H2↑
KL + Axit (HCl, H2SO4 loãng) → Muối + H2↑
(trước H) (hóa trị thấp)
3. Tác dụng với oxit bazơ → Muối + H2O
4. Tác dụng với bazơ → Muối + H2O
5. Tác dụng với muối (Sẽ nghiên cứu sau)
II. Phân loại axit
- Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, HBr, HI, …
- Axit yếu: H2CO3, H2SO3, H2S, HNO2, HF, …
B – Một số axit quan trọng
1. Tính chất của axit HCl, H2SO4
Axit clohiđric (HCl) Axit sunfuric (H2SO4)
- Hiđro clorua (HCl) là chất khí không màu, - Là chất lỏng, sánh như dầu, tan vô hạn
mùi xốc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
TC vật
trong nước → dung dịch axit clohiđric. - Khi pha loãng H2SO4 đặc cần rót từ từ

axit vào nước và khuấy nhẹ tránh làm
ngược lại gây nguy hiểm.
- Axit clohiđric có đầy đủ tính chất của một - Axit sunfuric loãng có đầy đủ tính chất
axit mạnh. của một axit mạnh:
(a) Đổi màu quì tím → đỏ. ((a) Đổi màu quì tím → đỏ.
TC
(b) T/dụng với kim loại → Muối (KL hóa (b) T/dụng với kim loại → Muối (KL hóa
hóa
trị thấp) + H2. trị thấp) + H2.
học
(c) T/d với oxit bazơ → Muối + H2O. (c) T/d với oxit bazơ → Muối + H2O.
(d) Tác dụng với bazơ → Muối + H2O. (d) Tác dụng với bazơ → Muối + H2O.
(e) Tác dụng với muối (sẽ nghiên cứu sau) (e) Tác dụng với muối (sẽ nghiên cứu sau)
❖ Tính chất riêng của axit H2SO4 đặc
(a) Tác dụng với kim loại không sinh H2
KL+ H2SO4 → Muối + (SO2, S, H2S) + H2O
(trừ Au, Pt) (KL hóa trị cao ) SO2↑mùi hắc; S↓vàng; H2S↑mùi trứng thối.
(b) Có tính háo nước: H2SO4 có khả năng lấy nước của nhiều hợp chất.
C12H22O11 12C + 11H2O
(saccarozơ)
C sinh ra bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc → CO2, SO2 bay lên đẩy cacbon trào ra khỏi cốc:
C + 2H2SO4đặc CO2 + 2SO2 + 2H2O
2. Sản xuất axit sunfuric
- Phương pháp tiếp xúc.
- Nguyên liệu: Lưu huỳnh (S) hoặc quặng pirit (FeS2)

3. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat


- Thuốc thử: Dùng Ba(OH)2, BaCl2, Ba(NO3)2.
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1: Cho các chất: Mg, CuO, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2.
(a) Viết các PTHH xảy ra khi cho các chất trên lần lượt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.
(b) Hãy cho biết, trong các chất trên chất nào khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng sinh ra:
+ Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 11
+ Dung dịch có màu xanh lam.
+ Dung dịch có màu vàng nâu.
+ Dung dịch không màu.
+ Chất kết tủa trắng không tan trong nước và axit.
Hướng dẫn giải
a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
b) Các chất trên chất nào khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng sinh ra:
+ Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí (H2): Mg
+ Dung dịch có màu xanh lam (dung dịch muối đồng): CuO
+ Dung dịch có màu vàng nâu (dung dịch muối Fe(III)): Fe(OH)3
+ Dung dịch không màu (dung dịch muối nhôm): Al2O3
+ Chất kết tủa trắng không tan trong nước và axit (BaSO4): BaCl2
Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Hướng dẫn giải


PTHH:
(1) S + O2 SO2
(2) 2SO2 + O2 2SO3
(3) SO2 + NaOH → NaHSO3
(4) SO3 + H2O → H2SO4
(5) Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + 2H2O + SO2
(6) SO2 + H2O → H2SO3
(7) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O
(8) Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + SO2
(9) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
(10) Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau:
(a) Dung dịch axit clohiđric và dung dịch axit sunfuric.
(b) Dung dịch natri nitrat và dung dịch natri sunfat.
(c) Dung dịch natri hiđroxit, dung dịch natri clorua, dung dịch axit nitric và dung dịch axit sunfuric.
Hướng dẫn giải
Dùng kẻ bảng
(a)
HCl H2SO4
BaCl2 Không hiện tượng gì Xuất hiện kết tủa màu trắng
PTHH: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl
(b)

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 12
NaNO3 Na2SO4
BaCl2 Không hiện tượng gì Xuất hiện kết tủa màu trắng
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
(c)
NaOH NaCl HNO3 H2SO4
Qùy tím Xanh Không đổi màu Đỏ Đỏ
BaCl2 Xuất hiện kết tủa
màu trắng
PTHH: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl
Câu 4: Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí CO2 và SO2. Nêu
cách loại bỏ tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất. Viết các PTHH xảy ra.
Hướng dẫn giải
Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch nước vôi trong, toàn bộ khí CO2 và SO2 bị hấp thụ hết. Khí không
phản ứng với Ca(OH)2 là CO thoát ra ngoài. Thu lấy được khí CO tinh khiết.
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
Câu 5: Cho 10 gam hỗn hợp bột hai kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành
phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:
(a) Phương pháp hóa học. Viết các PTHH xảy ra.
(b) Phương pháp vật lí.
(Biết rằng đồng không tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng).
Hướng dẫn giải
a) Phương pháp hóa học: Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng, lấy
dư cho đến khi khí ngừng thoát ra (Fe đã phản ứng hết), lọc lấy chất rắn còn lại, rửa nhiều lần trên giấy
lọc, làm khô và cân. Chất rắn đó là Cu.
Giả sử có m gam Cu. Thành phần phần trăm theo khối lượng của đồng là:

%mCu = ⇒ %mFe = 100% - %mCu

b) Phương pháp vật lí: Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và
nhỏ. Chà nhiều lần vào hỗn hợp để lấy riêng Fe ra (Vì sắt bị nam châm hút còn đồng không bị nam
châm hút), rồi đem cân.
Giả sử có m gam Fe. Thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt là:

%mFe = ⇒ %mCu = 100% - %mFe

Câu 6: Cho 200 ml dung dịch H2SO4 1M tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu
được dung dịch X.
(a) Viết các PTHH xảy ra.
(b) Nếu cho mẩu quỳ tím vào dung dịch X thì có hiện tượng gì? Giải thích.
(c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
Đáp án: (b) Quỳ tím chuyển xanh vì NaOH dư; (c) mrắn khan = 36,4 gam.
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 7: Hãy viết các PTHH xảy ra trong các trường hợp sau:
(a) Magie oxit và axit nitric. (f) Sắt (III) oxit và axit clohiđric.
(b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric. (g) Sắt từ oxit và axit sunfuric loãng.
(c) Nhôm oxit và axit sunfuric. (h) Sắt (II) hiđroxit và axit clohiđric.
(d) Sắt và axit clohiđric. (i) Đồng với axit sunfuric đặc, nóng tạo khí SO2.
(e) Kẽm và axit sunfuric loãng. (j) Saccarozơ và axit sunfuric đặc.
Hướng dẫn giải
(a) MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 13
(b) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(c) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
(d) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(e) Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2
(f) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
(g) Fe3O4 + 4H2SO4 loãng → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
(h) Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
(i) Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + 2H2O + SO2
(j) C12H22O11 11H2O + 12C
Câu 8: Từ magie, magie oxit, magie hiđroxit và axit sunfuric hãy viết các PTHH điều chế magie
sunfat.
Hướng dẫn giải
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑
MgO + H2SO4→MgSO4 + H2O
Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
Câu 9: Cho 2 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Cho đồng (II) oxit tác dụng với axit sunfuric.
Thí nghiệm 2: Cho kim loại đồng tác dụng với axit sunfuric đặc.
Để thu được cùng một lượng muối đồng (II) sunfat thì thí nghiệm nào tiết kiệm được axit sunfuric hơn.
Viết các PTHH xảy ra và giải thích.
Hướng dẫn giải
PTHH: CuO + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Để thu được cùng một lượng muối đồng (II) sunfat thì thí nghiệm (1) tiết kiệm được axit sunfuric hơn
Do để hòa tan tạo thành 1 mol CuSO4 thí nghiệm (1) cần 1 mol axit H2SO4 , còn thí nghiệm (2) cần 2
mol axit H2SO4
Câu 10: Cho sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (ở đktc).
(a) Viết các PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng.
(c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Đáp số: b. mFe = 8,4 gam; c. CM(HCl) = 6M.
Câu 11: Cho 8,4 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO phản ứng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 3,65
%, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (ở đktc).
(a) Viết PTPƯ xảy ra và tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
(b) Tính m và nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch Y.
Đ/s:
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Chất nào sau đây là axit?
A. NaOH. B. CaO. C. KHCO3. D. H2SO4.
Câu 2. Chất nào sau đây không phải là axit?
A. NaCl. B. HNO3. C. HCl. D. H2SO4.
Câu 3. Chất nào sau đây là axit mạnh?
A. H2S. B. H2CO3. C. HNO3. D. NaHSO4.
Câu 4. Chất nào sau đây là axit yếu?
A. HCl. B. H2CO3. C. HNO3. D. H2SO4
Câu 5. Dung dịch chất nào sau đây là quỳ tím hóa đỏ?
A. Ca(OH)2. B. HCl. C. NaOH. D. Na2SO4.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 14
Câu 6. Khi cho mẩu quỳ tím vào dung dịch axit cacbonic thì quỳ tím
A. không đổi màu. B. chuyển vàng. C. chuyển xanh. D. chuyển đỏ.
Câu 7. Axit H2SO4 loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm:
A. Fe2(SO4)3 và H2. B. FeSO4 và H2.
C. FeSO4 và SO2. D. Fe2(SO4)3 và SO2.
Câu 8. [QG.19 – 201] Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?
A. Al. B. Ag. C. Zn. D. Mg.
Câu 9. [QG.21 - 201] Kim loại phản ứng với dung dịch HCl loãng sinh ra khí H2 là
A. Hg. B. Cu. C. Fe. D. Ag.
Câu 10. [QG.21 - 204] Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?
A. Au. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 11. Kim loại nào không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Zn. B. Fe. C. Al. D. Ag.
Câu 12. (QG.19 - 203). Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Fe.
Câu 13. Kim loại phản ứng được với dung dịch HCl loãng là
A. Ag. B. Au. C. Cu. D. Al.
Câu 14. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các kim loại thuộc dãy nào sau đây?
A. Cu, Na. B. Ag, Zn. C. Mg, Al. D. Au, Pt.
Câu 15. Người ta nung nóng Cu với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là
A. Khí oxi. B. Khí hiđro. C. Khí cacbonic. D. Khí sunfurơ.
Câu 16. Nhóm kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 loãng?
A. Zn, Al. B. Na, Mg. C. Cu, Hg. D. Mg, Fe.
Câu 17. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là
A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Au, Cr.
Câu 18. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Fe, Cu, Mg. B. Zn, Fe, Cu. C. Zn, Fe, Al. D. Fe, Zn, Ag.
Câu 19. Nhóm chất tác dụng được với dung dịch HCl là
A. Na2O, SO3, CO2. B. K2O, P2O5, CaO.
C. BaO, SO3, P2O5. D. CaO, BaO, Na2O.
Câu 20. Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là
A. CO2, SO2, CuO. B. SO2, Na2O, CaO.
C. CuO, Na2O, CaO. D. CaO, SO2, CuO.
Câu 21. CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành
A. dung dịch không màu. B. dung dịch có màu lục nhạt.
C. dung dịch có màu xanh lam. D. dung dịch có màu vàng nâu.
Câu 22. Nhóm chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng
A. ZnO, BaCl2. B. CuO, BaCl2.
C. BaCl2, Ba(NO3)2. D. Ba(OH)2, ZnO.
Câu 23. Dãy chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành dung dịch có màu xanh lam
A. CuO, MgO. B. Cu, CuO. C. Cu(NO3)2, Cu. D. CuO, Cu(OH)2.
Câu 24. Để phân biệt hai dung dịch HCl và H2SO4 loãng ta có thể sử dụng dung dịch
A. NaCl. B. BaCl2. C. MgCl2. D. KCl.
Câu 25. Để nhận biết gốc sunfat (= SO4) người ta dùng muối nào sau đây?
A. BaCl2. B. NaCl. C. CaCl2. D. MgCl2.
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
Câu 26. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải
A. rót nước vào axit đặc. B. rót từ từ nước vào axit đặc.
C. rót nhanh axit đặc vào nước. D. rót từ từ axit đặc vào nước.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 15
Câu 27. Để pha loãng H2SO4 đặc cách làm nào sau đây đúng?

A. cách 1. B. cách 2. C. cách 3. D. cách 1 và 2.


Câu 28. Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ (C12H22O11) với dung dịch H2SO4 đặc
bao gồm:
A. H2S và CO2. B. H2S và SO2. C. SO3 và CO2. D. SO2 và CO2.
Câu 29. Để làm khô một mẫu khí SO2 ẩm (lẫn hơi nước) ta dẫn mẫu khí này qua
A. NaOH đặc. B. nước vôi trong. C. H2SO4 đặc. D. dung dịch HCl.
Câu 30. Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư. Sản phẩm khí thu được là
A. CO2. B. H2 và CO2. C. SO2 và CO2. B. SO2.
Câu 31. Cho magie tác dụng với axit sunfuric đặc nóng xảy ra theo phản ứng sau:
Mg + H2SO4 đặc MgSO4 + SO2 + H2O. Tổng hệ số trong phương trình hoá học là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 32. Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và nước ta dùng
A. quì tím, dung dịch NaCl. B. quì tím, dung dịch NaNO3.
C. quì tím, dung dịch Na2SO4. D. quì tím, dung dịch BaCl2.
Câu 33. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là
A. đường tan ra có màu trắng.
B. đường chuyển dần thành khối màu xanh, có bọt khí thoát ra.
C. đường chuyển dần thành khối màu đen xốp bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc.
D. đường chuyển dần thành màu đen không có bọt khí thoát ra.
Câu 34. Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp?
A. Cu ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4. B. Fe ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4.
C. FeO ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4. D. FeS2 ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4.
Câu 35. [MH3.2017] Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?
A. Al2O3. B. Fe3O4. C. CaO. D. Na2O.
Câu 36. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng một muối clorua?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 37. Cho kim loại M tác dụng với Cl 2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl
được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M
có thể là
A. Al. B. Zn. C. Cu. D. Fe.
Câu 38. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh.
B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng.
C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.
D. Khi pha loãng axit sunfuric chỉ được cho từ từ nước vào axit.
Câu 39. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?
A. Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2. B. Cu + 2HCl ® CuCl2 + H2.
C. CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O. D. AgNO3 + HCl ® AgCl + HNO3.
Câu 40. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2. B. 2Na + H2SO4 Na2SO4 + H2.
C. Cu + H2SO4 CuSO4 + H2. D. Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2.
Câu 41. Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. 2Al +3H2SO4 Al2(SO4)3 +3H2. B. 2Fe + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2.
C. Fe + H2SO4 FeSO4 + H2. D. Pb + H2SO4 PbSO4 + H2.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 16
Câu 42. Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu. B. Fe, CuO, Ba(OH)2.
C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2. D. AgNO3, MgCO3, BaSO4.
Câu 43. Dãy gồm các kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Mg, Zn, Cu. B. Na, Ba, Cu, Ag. C. Ba, Mg, Fe, Zn. D. Fe, Al, Ag, Pt.
Câu 44. Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2. B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.
C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn. D. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3.
Câu 45. Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2. B. CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl.
C. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3. D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4.
Câu 46. Dãy nào sau đây chứa chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Zn, ZnO, Zn(OH)2. B. Cu, CuO, Cu(OH)2.
C. Na2O, NaOH, Na2CO3. D. MgO, MgCO3, Mg(OH)2.
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 47. Cho phương trình: aFe + bH2SO4 đặc cFe2(SO4)3 + dSO2↑ + eH2O. Tổng hệ số nguyên,
tối giản của các chất trong phương trình trên là
A. 10. B. 16. C. 18. D. 22.
Câu 48. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe vào dung dịch HCl dư.
(b) Cho FeO vào dung dịch HCl dư.
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(d) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư.
(e) Cho FeCO3 vào dung dịch HCl dư.
Số thí nghiệm tạo thành muối sắt (II) sau khi phản ứng kết thúc là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 49. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho Zn vào dung dịch HCl dư.
(b) Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl dư.
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(d) Cho Al2O3 vào dung dịch NaCl.
(e) Cho Al vào dung dịch H2SO4 dư.
Số thí nghiệm tạo thành muối của kim loại có hóa trị III sau khi phản ứng kết thúc là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 50. Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các kim loại đều tan trong dung dịch HCl dư.
(b) Hòa tan Cu(OH)2 bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch có màu vàng nâu.
(c) Axit clohiđric được dùng để làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.
(d) Kim loại Cu không tan trong dung dịch H2SO4 loãng nhưng tan trong dung dịch H2SO4 đặc.
(e) Axit sunfuric được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
_____HẾT____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 17
CHUYÊN ĐỀ 3: LUYỆN TẬP OXIT - AXIT
KIẾN THỨC CẦN NHỚ

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT

❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1: Viết các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của oxit và axit theo bảng sau:
OXIT BAZƠ
(1) PƯ với nước ⟶ Bazơ. VD: Na2O + H2O → 2NaOH
(2) PƯ với oxit axit ⟶ Muối. VD: CaO + CO2 → CaCO3
(3) PƯ với axit ⟶ Muối + H2O. VD: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
OXIT AXIT
(1) PƯ với nước ⟶ Axit. VD: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
(2) PƯ với oxit bazơ ⟶ Muối. VD: CO2 + BaO → BaCO3
(3) PƯ với bazơ ⟶ Muối + H2O. VD: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
AXIT
(1) Đổi màu quì tím ⟶ đỏ.
(2) PƯ với axit
 HCl/ H2SO4 loãng + KL ⟶ Muối + H2. VD: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
 HNO3/H2SO4 đặc ⟶ Muối + sp khử + H2O. VD: Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O
(3) PƯ với oxit bazơ ⟶ Muối + H2O. VD: 2HCl + ZnO → ZnCl2 + H2O
(4) PƯ với bazơ ⟶ Muối + H2O. VD: 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O
(5) PƯ với muối ⟶ Muối mới + axit mới VD: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
(a)
(b)
Hướng dẫn giải
(a)
(1) 2Ca + O2 2CaO
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 18
(2) CaO + H2O → Ca(OH)2
(3) Ca(OH)2 + CO2→ CaCO3 + H2O
(4) CaCO3 CaO + CO2
(5) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
(6) Na2CO3 + CO2 + H2O → NaHCO3
(b)
(1) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
(2) 2SO2 + O2 2SO3
(3) SO3 + H2O → H2SO4
(4) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
(5) CuSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Cu(OH)2

Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết dãy các chất sau:
(a) Các chất rắn: CaO, MgO, Al2O3.
(b) Các chất khí: O2, N2, H2, CO2.
(c) Các dung dịch: NaCl, HCl, H2SO4.
Hướng dẫn giải
(a)
CaO MgO Al2O3
H2O Tan Không tan Không tan
NaOH Không tan Tan
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
(b)
O2 N2 H2 CO2
CO2 DD vẩn đục
CuO,to Chất rắn
đen→đỏ
Tàn que Que diêm Que diêm
diêm cháy sáng phụt tắt
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CuO + H2 Cu + H2O
(c)
NaCl HCl H2SO4
Qùy tím Không đổi màu Đỏ Đỏ
BaCl2  X Kết tủa trắng
PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
Câu 4: Cần phải điều chế một lượng muối đồng (II) sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được
axit sunfuric? Giải thích.
(a) Cho axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit.
(b) Cho axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng.
Hướng dẫn giải
PTHH: CuO + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Để thu được cùng một lượng muối đồng (II) sunfat thì thí nghiệm (1) tiết kiệm được axit sunfuric hơn
Do thí nghiệm (2) cần 2 mol H2SO4 còn thí nghiệm (1) cần 1 mol H2SO4 để tạo cùng 1 mol CuSO4.
Câu 5: Cho 15,5 gam natri oxit (Na2O) tác dụng với nước dư thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 19
(a) Viết PTHH xảy ra và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ.
(b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% (D = 1,14 g/ml) cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ thu
được ở trên.
(c) Tính nồng độ mol chất có trong dung dịch sau phản ứng trung hòa.
Đ/s:
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 6: Viết PTHH xảy ra (nếu có) khi cho các chất: Mg, Zn, Cu, MgO, NaOH, Na 2CO3 lần lượt tác
dụng với dung dịch HCl và dung dịch H 2SO4 loãng. Từ đó nhận xét về tính chất hóa học của hai axit
này.
Hướng dẫn giải
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2↑
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2↑
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgO + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
2NaOH + H2SO4 loãng → Na2SO4 + 2H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
Na2CO3 + H2SO4 loãng → Na2SO4 + H2O + CO2↑
→ Tính chất hóa học của hai axit HCl và H2SO4 loãng giống nhau: đều tác dụng với kim loại, oxit
bazơ, bazơ và một số muối.
Câu 7: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Hướng dẫn giải


(1) 4Na + O2 2Na2O
(2) Na2O + H2O → 2NaOH
(3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
(4) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
(5) CaCO3 CaO + CO2
(6) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
(7) CO2 + NaOH → NaHCO3
(8) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Câu 8: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết dãy các chất sau:
(a) Các chất rắn: CaO, P2O5, Al2O3.
(b) Các chất khí: O2, N2, CO2, SO2.
(c) Các dung dịch: NaOH, K2SO4, H2SO4, KNO3
Hướng dẫn giải
a.
CaO P2O5 Al2O3
H2O Tan Tan Không tan
Qùy tím Xanh Đỏ
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2
P2O5 + H2O → H3PO4
b.
O2 N2 CO2 SO2

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 20
Br2 X X X DD mất màu
Ca(OH)2 X X DD vẩn đục 
Tàn que Que diêm Que diêm tắt  
diêm cháy sáng
PTHH: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
c.
NaOH K2SO4 H2SO4 KNO3
Qùy tím Xanh Không đổi Đỏ Không đổi
màu màu
BaCl2  Kết tủa trắng  X

PTHH: BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl


Câu 9:
(a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau: Zn, dung dịch
HCl, dung dịch H2SO4.
(b) Tính và so sánh thể tích khí H 2 (cùng điều kiện to và p) thu được của từng cặp phản ứng trong
những thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư
Cho 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư.
Thí nghiệm 2: Cho 0,1 mol H2SO4 loãng tác dụng với Zn dư.
Cho 0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.
Đ/s: TN1 : Thể tích khí hiđro thu được bằng nhau.
TN2 : Thể tích khí hiđro sinh ra ở (2) nhiều gấp 2 lần ở (1).

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – OXIT VÀ AXIT


(Thời gian làm bài: 15 phút)
Họ và tên: ……………………….. Thời gian: Từ ……. đến …… ngày …./…/20…
Câu 1. (5 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và gọi tên các chất trong phản ứng:
(1) CaO + H2O → Ca(OH)2
Canxi oxit + nước → Canxi hiđroxit
(2) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Sắt(III) oxit + Axit sunfuric → sắt (III) sunfat + nước
(3) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Cacbonđioixit + Canxi hiđroxit → Canxi cacbonat + nước
(4) Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
Sắt (II) hiđroxit + Axit clohiđic → Sắt (II) clorua + nước
(5) Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O
Đồng + Axit sunfuric đặc → Đồng (II) sunfat + Lưu huỳnh đioxit + nước
Câu 2. (3 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch không màu sau: NaCl, Na 2SO4,
NaOH, HNO3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
Hướng dẫn giải
NaCl Na2SO4 NaOH HNO3
Qùy tím Không đổi màu Không đổi màu Xanh Đỏ
BaCl2 Xuất hiện kết tủa màu
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 21
trắng
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

Câu 3. (2 điểm) Cho 11,2 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 dư, sau phản ứng thu được
bao nhiêu gam kết tủa (C = 12, O = 16, Ca = 40).
Đ/s: = 50 gam
_____HẾT_____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 22
CHUYÊN ĐỀ 4: BAZƠ
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tính chất hóa học của bazơ
1. Đổi màu chất chỉ thị: Quì tím → xanh; Phenolphtalein → đỏ.
2. Tác dụng với oxit axit → muối + H2O
- Các bazơ tan: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,… t/dụng được với oxit axit tạo thành muối và nước.
3. Tác dụng với axit → muối + H2O
Tất cả các bazơ đều tác dụng được với axit (HCl, H2SO4, HNO3,…) tạo thành muối và nước.
4. Phản ứng nhiệt phân Oxit kim loại + H2O
- Các bazơ không tan (kết tủa) bị nhiệt phân tạo thành oxit kim loại và nước.
Mg(OH)2 MgO + H2O
Fe(OH)2 FeO + H2O
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
5. Tác dụng với muối (nghiên cứu sau)
II. Một số bazơ quan trọng
Natri hiđroxit (NaOH) Canxi hiđroxit Ca(OH)2
(Xút) (Vôi tôi, nước vôi trong)
- Chất rắn, không màu, hút ẩm mạnh, tan - Chất rắn, màu trắng, tan ít trong nước
TC
nhiều trong nước. tạo thành dung dịch gọi là nước vôi trong.
vật lí
- Dung dịch NaOH ăn mòn da, làm bục vải.
- Có đầy đủ tính chất của bazơ tan. - Có đầy đủ tính chất của bazơ tan.
(1) Đổi màu chất chỉ thị (1) Đổi màu chất chỉ thị
Quì tím → xanh; phenolphtalein → đỏ. Quì tím → xanh; phenolphtalein → đỏ.
(2) Tác dụng với oxit axit (2) Tác dụng với oxit axit
TC
CO2 + 2NaOHdư → Na2CO3 + H2O CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3↓ + H2O
Hóa
CO2dư + NaOH → NaHCO3 CO2 dư + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
học
(3) Tác dụng với axit (3) Tác dụng với axit
NaOH + HCl → NaCl + H2O Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
(4) Tác dụng với muối (nghiên cứu sau) (4) Tác dụng với muối (nghiên cứu sau)
❖ Ứng dụng Ứng dụng:
- Sản xuất xà phòng, bột giặt, tơ nhân tạo, - Vật liệu xây dựng, khử chua đất trồng.
Ứng giấy, nhôm, … - Khử độc, sát khuẩn chất thải.
dụng ❖ Sản xuất: Điện phân dung dịch NaCl có
màng ngăn.
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
Thang pH là dụng cụ được dùng để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của một dung dịch.

❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1: Cho các bazơ sau: NaOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3. Hãy cho biết bazơ nào
(a) là bazơ tan (kiềm)?
(b) đổi màu quì tím thành xanh?
(c) tác dụng được với CO2.
(d) tác dụng được với dung dịch HCl.
(e) bị nhiệt phân?
Viết các PTHH xảy ra.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 23
Hướng dẫn giải

(a) Bazơ tan (kiềm): NaOH; Ba(OH)2


(b) Đổi màu quì tím thành xanh: NaOH; Ba(OH)2
(c) Tác dụng được với CO2: NaOH; Ba(OH)2
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
(d) Tác dụng được với dung dịch HCl: NaOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
(e) Bị nhiệt phân: Cu(OH)2, Fe(OH)3
Cu(OH)2 CuO + H2O
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Hướng dẫn giải


(1) CaCO3 CaO + CO2
(2) CaO + H2O → Ca(OH)2
(3) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
(4) Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O
(5) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết:
(a) 4 chất rắn: CaCO3, CaO, Ca(OH)2, Ca.
(b) 4 dung dịch không màu: NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl.
(c) 4 dung dịch không màu: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4 (chỉ dùng quì tím).
Hướng dẫn giải
(a) 4 chất rắn: CaCO3, CaO, Ca(OH)2, Ca.
CaCO3 CaO Ca(OH)2 Ca
H2O Không tan Tan, tỏa nhiệt Tan, có khí thoát ra
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2↑
(b) 4 dung dịch không màu: NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl.
NaOH Na2SO4 H2SO4 HCl.
Qùy tím Xanh Không đổi Đỏ Đỏ
BaCl2 Kết tủa trắng
PTHH: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl
(c) 4 dung dịch không màu: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4 (chỉ dùng quì tím).
NaCl Ba(OH)2 NaOH Na2SO4
Qùy tím Không đổi Xanh Xanh Không đổi
- Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: NaOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).
- Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 24
- Lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy
ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.
PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH
Câu 4: Bảng dưới đây cho biết giá tri pH của dung dịch một số chất:
Dung dịch A B C D E
pH 13 3 1 7 8
(a) Hãy dự đoán trong các dung dịch ở trên:
(1) Dung dịch nào có thể là axit như HCl, H2SO4?
(2) Dung dịch nào có thể là bazơ như NaOH, Ba(OH)2?
(3) Dung dịch nào có thể là đường, muối NaCl, nước cất?
(4) Dung dịch nào có thể là axit axetic (axit yếu – có trong dấm ăn)?
(5) Dung dịch nào có tính bazơ yếu như NaHCO3?
(b) Hãy cho biết
(1) Dung dịch nào có phản ứng với Mg, với NaOH?
(2) Dung dịch nào có phản ứng với dung dịch HCl?
(3) Những dung dịch nào trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hóa học?
Hướng dẫn giải
(a)
(1) Dung dịch nào có thể là axit như HCl, H2SO4: C
(2) Dung dịch nào có thể là bazơ như NaOH, Ba(OH)2: A
(3) Dung dịch nào có thể là đường, muối NaCl, nước cất: D
(4) Dung dịch nào có thể là axit axetic (axit yếu – có trong dấm ăn): B
(5) Dung dịch nào có tính bazơ yếu như NaHCO3: E
(b)
(1) Dung dịch nào có phản ứng với Mg, với NaOH: B, C
(2) Dung dịch nào có phản ứng với dung dịch HCl: A, E
(3) Dung dịch trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hóa học: A-B; A-C; B-E; C-E
Câu 5: Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2 (ở đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4 gam NaOH.
(a) Chất nào đã lấy dư và dư bao nhiêu (lít hoặc gam)?
(b) Hãy xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Đ/s:
Câu 6: Cho 15,5 gam Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.
(a) Viết PTHH xảy ra và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.
(b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% (D = 1,14 g/ml) cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.
Đ/s:
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 7: Cho những chất sau: Zn, Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, CuSO4, NaCl, HCl.
Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi sơ đồ phản ứng sau và hoàn thành PTHH.
(a) ……………. …Fe2O3 + …H2O
(b) H2SO4 + ……….. → Na2SO4 + H2O
(c) H2SO4 + ………. → ZnSO4 + H2O
(d) NaOH + ………. → NaCl + H2O
(e) …………. + CO2 → Na2CO3 + H2O
Hướng dẫn giải
(a) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
(b) H2SO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
(c) H2SO4 + Zn(OH)2 → ZnSO4 + 2H2O
(d) NaOH + HCl → NaCl + H2O
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 25
(e) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Câu 8: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Hướng dẫn giải


(1). 4Na + O2 2Na2O
(2) Na2O + H2O → 2NaOH
(3) NaOH + HCl → NaCl + H2O
(4) 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
(5) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
(6) Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NaOH
Câu 9: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết:
(a) 2 chất rắn Na2O và CaO.
(b) 4 dung dịch không màu: NaOH, NaCl, Na2SO4, HCl.
Hướng dẫn giải
(a) Hòa tan hai chất rắn vào nước sau đó sục khí CO2 vào dung dịch thu được. Dung dịch bị vẩn đục là
Ca(OH)2 ⇒ chất rắn ban đầu là CaO; còn lại là Na2O.
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2 Na2O + H2O → 2NaOH
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
(b)
NaOH NaCl Na2SO4 HCl
Qùy tím Xanh Không đổi màu Không đổi màu Đỏ
BaCl2 Kết tủa màu trắng
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl
Câu 10: Một dung dịch bão hòa khí CO2 trong nước có pH = 4. Hãy giải thích và viết phương trình
hóa học của CO2 với nước.
Hướng dẫn giải
CO2 tác dụng với nước tạo thành axit cacbonic là một axit yếu, nên pH = 4
CO2 + H2O → H2CO3
Câu 11: Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với lượng dư dung dịch nước vôi trong, sau phản ứng thu
được m gam kết tủa.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính m.
Đáp số: m = 15 gam.
Câu 12: Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 4,15
gam muối clorua.
(a) Viết các PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng của mỗi hiđroxit ban đầu.
Đáp số: (b) mNaOH = 0,8 gam; mKOH = 2,24 gam.
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Chất nào sau đây là bazơ?
A. KOH. B. HCl. C. NaCl. D. H2SO4.
Câu 2. Chất nào sau đây không phải là bazơ?
A. NaOH. B. NaHCO3. C. Cu(OH)2. D. Fe(OH)3.
Câu 3. Trong số các bazơ sau đây, bazơ nào tan tốt trong nước?
A. KOH. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2. D. Cu(OH)2.
Câu 4. Trong số các bazơ sau đây, bazơ nào sau đây không tan trong nước?
A. KOH B. Fe(OH)2. C. Ba(OH)2. D. NaOH.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 26
Câu 5. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. HCl.
Câu 6. Dung dịch chất nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu đỏ?
A. HCl, NaCl, NaOH. B. HNO3, Ba(OH)2. C. NaOH, KOH. D. H2S, Ca(OH)2.
Câu 7. Nhóm các bazơ làm quỳ tím ẩm hoá xanh là
A. Ba(OH)2, Cu(OH)2. B. Ba(OH)2, Ca(OH)2.
C. Mg(OH)2, Ca(OH)2. D. Mg(OH)2, Ba(OH)2.
Câu 8. [QG.21 - 201] Natri hiđroxit (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm
mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của natri hiđroxit là
A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Na2CO3.
Câu 9. [QG.20 - 201] Canxi hiđroxit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công
thức của canxi hiđroxit là
A. Ca(OH)2. B. CaO. C. CaSO4. D. CaCO3.
Câu 10. Canxi hiđroxit (Ca(OH)2) còn gọi là
A. thạch cao. B. đá vôi. C. thạch cao sống. D. vôi tôi.
Câu 11. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là
A. HCl, HNO3. B. NaCl, KNO3.
C. NaOH, Ba(OH)2. D. Nước cất, nước muối.
Câu 12. Nhóm các dung dịch có pH < 7 là
A. HCl, NaOH. B. NaCl, HCl. C. Ba(OH2), H2SO4. D. H2SO4, HNO3.
Câu 13. Chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước?
A. Ba(OH)2. B. Cu(OH)2. C. KOH. D. NaOH.
Câu 14. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước?
A. Fe(OH)2. B. Cu(OH)2. C. KOH. D. Fe(OH)3.
Câu 15. Nhiệt phân hoàn toàn Al(OH)3 thu được
A. Al2O3 và H2. B. Al2O3 và H2O. C. Al và H2O. D. Al và O2.
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
Câu 16. Để nhận biết dd KOH và dung dịch Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là
A. Phenolphtalein. B. Quỳ tím. C. dung dịch H2SO4 D. dd HCl.
Câu 17. Dung dịch KOH tác dụng với nhóm chất nào sau đây đều tạo thành muối và nước?
A. Ca(OH)2,CO2, CuCl2. B. P2O5; H2SO4, SO3.
C. CO2; Na2CO3, HNO3. D. Na2O; Fe(OH)3, FeCl3.
Câu 18. Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?
A. Làm quỳ tím hoá xanh.
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước.
Câu 19. Dãy các bazơ làm phenolphtalein hoá đỏ là
A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2. B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH.
C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3. D. LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3.
Câu 20. Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit
A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3. B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO.
C. P2O5; CO2; Al2O3 ; SO3. D. P2O5 ; CO2; CuO; SO3.
Câu 21. Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước
A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2. B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH.
C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2. D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2.
Câu 22. Cho các bazơ sau: Fe(OH)3, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2. Khi nung nóng các bazơ trên tạo ra
dãy oxit bazơ tương ứng là
A. FeO, Al2O3, CuO, ZnO . B. Fe2O3, Al2O3, CuO, ZnO.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 27
C. Fe3O4, Al2O3, CuO, ZnO. D. Fe2O3, Al2O3, Cu2O, ZnO.
Câu 23. Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao:
A. Ca(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3. B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2.
C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2. D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH.
Câu 24. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)2 trong không khí thu được
A. FeO và H2O. B. Fe2O3 và H2O. C. Fe và H2O. D. FeO và H2.
Câu 25. Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là
A. Làm quỳ tím hoá xanh.
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước.
Câu 26. (C.07): Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 27. (A.14): Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là
A. CO2. B. O2. C. H2. D. N2.
Câu 28. NaOH có thể làm khô chất khí ẩm nào sau đây?
A. CO2 B. SO2 C. N2 D. HCl
Câu 29. (C.07): Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N2, NO2, CO2, CH4, H2.
C. NH3, O2, N2, CH4, H2. D. N2, Cl2, O2, CO2, H2.
Câu 30. (B.14): Cho dãy chuyển hoá sau: X Y X
Công thức của X là
A. NaHCO3. B. Na2O. C. NaOH. D. Na2CO3.
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 31. Cho các chất: CuO, CO2, H2O, NaOH, HCl, H2SO4 lần lượt tác dụng với nhau từng đôi một.
Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 7. B. 8. C. 5. D. 6.
Câu 32. Cho các thí nghiệm:
(1) Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
(2) Cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH.
(3) Cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl.
(4) Cho Cu(OH)2 tác dụng với dung dịch H2SO4.
(5) Nhiệt phân Fe(OH)3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng trung hòa là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 33. Cho các thí nghiệm:
(1) Nung nóng Fe(OH)3.
(2) Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl dư.
(3) Cho Zn(OH)2 vào dung dịch H2SO4 dư.
(4) Cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư.
(5) Cho Ba(OH)2 tác dụng với dung dịch H2SO4.
Số thí nghiệm thu được chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 34. Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các bazơ đều bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
(2) Phản ứng của oxit axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.
(3) Tất cả các dung dịch bazơ tan đều làm đổi màu phenolphtalein thành đỏ.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 28
(4) Trong công nghiệp, NaOH được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
(5) Natri hiđroxit được sử dụng để sản xuất xà phòng, sản xuất giấy.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
_____HẾT_____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 29
CHUYÊN ĐỀ 5: MUỐI. PHÂN BÓN HÓA HỌC
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tính chất hóa học của muối
1. Tác dụng với kim loại → Muối mới + kim loại mới
K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb (H) Cu Hg Ag Pt Au
- Từ Mg trở đi, các kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi muối.
2. Tác dụng với axit → Muối mới + axit mới
3. Tác dụng với bazơ → Muối mới + axit mới
4. Tác dụng với muối → 2 Muối mới
5. Phản ứng nhiệt phân muối
- Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao: KClO3, KMnO4, CaCO3, BaCO3, KNO3, …
II. Phản ứng trao đổi
1. Khái niệm
- Phản ứng trao đổi là phản ứng giữa hai hợp chất trao đổi cho nhau những thành phần cấu tạo để tạo ra
hợp chất mới. AB + CD → AD + CB
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
- Chất phản ứng phải là chất tan (trừ phản ứng có axit).
- Sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa hoặc chất khí.
III. Một số muối quan trọng
Natri clorua (NaCl) Kali nitrat (KNO3)
- Là chất rắn, không màu, vị mặn, tan tốt trong - Là chất rắn, màu trắng, tan tốt trong nước còn
nước còn gọi là muối ăn. được gọi là diêm tiêu.
- Có trong thành phần của nước biển và các mỏ - Có ít trong tự nhiên, bị phân hủy bởi nhiệt:
muối. 2KNO3 2KNO2 + O2↑
- Dùng làm gia vị, sản xuất nhiều hóa chất quan - Dùng để chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón,
trọng: NaOH, Cl2, H2, Na, NaHCO3, … bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.
IV. Phân bón hóa học
Phân bón đơn Phân bón kép Phân bón vi lượng
- Chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh - Chứa 2 hoặc cả 3 nguyên tố - Chứa một số nguyên tố vi
dưỡng N, P, K. dinh dưỡng N, P, K. lượng như bo, kẽm, mangan, …
+ Phân đạm (N): (NH2)2CO: + NPK: NH4NO3, (NH4)2HPO4,
ure, NH4NO3, (NH4)2SO4, … KCl.
+ Phân lân (P): Ca3(PO4)2, + KNO3, (NH4)2HPO4, …
Ca(H2PO4)2, …
+ Phân kali (K): KCl, K2SO4,…
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau (nếu có):
(a) NaCl + AgNO3. (b) KCl + HNO3. (c) Fe + CuCl2. (d) BaCl2 + H2SO4.
(e) Mg(OH)2 + Na2CO3. (f) BaCO3 + HCl. (g) Na2SO3 + H2SO4. (h) NH4Cl + Ba(OH)2.
Hướng dẫn giải
(a) NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl
(b) KCl + HNO3 → Không phản ứng
(c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
(d) BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
(e) Mg(OH)2 + Na2CO3 → Không phản ứng
(f) BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2
(g) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2
(h) 2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Câu 2: Hoàn thành bảng sau: Nếu phản ứng thì ghi hiện tượng, không phản ứng thì đánh dấu “X”

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 30
Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Pb(NO3)2
BaCl2
Hướng dẫn giải
Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Pb(NO3)2 Kết tủa trắng Kết tủa trắng Kết tủa trắng X
BaCl2 Kết tủa trắng X Kết tủa trắng X
PTHH: Pb(NO3)2 + Na2CO3 → PbCO3↓ + 2NaNO3
Pb(NO3)2 + KCl → PbCl2↓ + 2KNO3
Pb(NO3)2 + Na2SO4→ PbSO4↓ + 2NaNO3
BaCl2 + Na2CO3→ BaCO3↓ + 2NaCl
BaCl2 + Na2SO4→ BaSO4↓ + 2NaCl
Câu 3: Ghép các muối ở cột A và đặc điểm ở cột B cho phù hợp:
Cột A Cột B
(1) CaCO3 (a) Muối có tên gọi là diêm tiêu, dùng làm thuốc nổ đen.
(2) CaSO4 (b) Muối có vị mặn, không nên có trong nước ăn.
(3) Pb(NO3)2 (c) Muối ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
(4) NaCl (d) Muối không được có trong nước ăn vì có độc tính.
(5) KNO3 (e) Muối không tan trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Hướng dẫn giải
1-e 2- c 3- d 4- b 5-a
CaCO3: Muối không tan trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
CaSO4: Muối ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Pb(NO3)2: Muối không được có trong nước ăn vì có độc tính.
NaCl: Muối có vị mặn, không nên có trong nước ăn.
KNO3: Muối có tên gọi là diêm tiêu, dùng làm thuốc nổ đen.
Câu 4: Trộn hai dung dịch A và B thu được NaCl. Hãy chọn 3 cặp chất A, B thỏa mãn điều kiện trên
và viết PTHH xảy ra.
Hướng dẫn giải
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl
Câu 5: Có những loại phân bón hóa học sau: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2,
(NH4)2HPO4, KNO3.
(a) Hãy cho biết tên hóa học của những phân bón trên.
(b) Hãy phân loại những phân bón trên thành phân bón đơn (phân đạm, phân lân, phân kali) và phân
bón kép.
(c) Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK.
(d) Tính phần trăm khối lượng của nitơ trong các loại phân đạm.
Hướng dẫn giải
(a) Tên hóa học của phân bón: KCl: Kali clorua; NH4NO3: Amoni nitrat; NH4Cl: Amoni clorua;
(NH4)2SO4: Amoni sunphat; Ca3(PO4)2: Canxi photphat; Ca(H2PO4)2: Canxi đihiđrophotphat;
(NH4)2HPO4: Điamoni hiđrophotphat; KNO3: Kali nitrat.
(b) Hai nhóm phân bón:
– Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2.
– Phân bón kép: (NH4)2HPO4, KNO3.
(c) Phân bón kép NPK: Trộn các phân bón NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl theo tỉ lệ thích hợp, được
phân bón NPK.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 31
d) Amoni nitrat NH4NO3 %mN= = 35%

Amoni clorua NH4Cl %mN= = 26,17%

Amoni sunphat(NH4)2SO4 %mN= = 21,21%

Câu 6: Cho một chiếc đinh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian người ta thấy khối lượng đinh
sắt tăng 1,6 gam. Giả thiết đồng sinh ra bám hết vào đinh sắt.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng và khối lượng đồng tạo thành.
Đ/s: (b) mFe = 11,2 gam mCu = 12,8 gam
Câu 7: Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3.
(a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
(c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng, giả thiết thể tích dung dịch thay
đổi không đáng kể.
Đ/s: (b) mAgCl = 1,435 gam (c) CM(Ca(NO3)2) = 0,05M CM(CaCl2) = 0,15M
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 8: Hãy viết 3 phản ứng trao đổi sinh ra khí và 3 phản ứng trao đổi sinh ra chất kết tủa.
Hướng dẫn giải
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2↑
K2SO3 + HCl → KCl + H2O + SO2↑
NH4NO3+ NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O
AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O
FeCl3 + 3KOH→ Fe(OH)3↓ + 3KCl
Câu 9: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Hướng dẫn giải


(1) 4Na + O2 2Na2O
(2) Na2O + H2O → 2NaOH
(3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
(4) Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3
(5) BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2
(6) BaCl2 + Na2SO3 → BaSO3 + 2NaCl
(7) BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + SO2
(8) SO2 + NaOH → NaHSO3
Câu 10: Dùng NaOH có thể phân biệt được các cặp chất nào sau đây?
(a) dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.
(b) dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.
(c) dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2.
(d) dung dịch NH4Cl và dung dịch KCl.
Hướng dẫn giải
(a) dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.
Na2SO4 Fe2(SO4)3.
NaOH Kết tủa nâu đỏ
PTHH: Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 32
(b) dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.
Na2SO4 CuSO4
NaOH Kết tủa xanh
PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
(a) dung dịch NH4Cl và dung dịch KCl.
NH4Cl KCl
NaOH Khí mùi khai
PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2O
Câu 11: Có 3 mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn là: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân
lân Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học.
Hướng dẫn giải
KCl NH4NO3 Ca(H2PO4)2.
Ca(OH)2 Khí mùi khai Kết tủa trắng

PTHH: 2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2NH3↑ +2 H2O


Ca(H2PO4)2+ 2Ca(OH)2→ Ca3(PO4)2 + 4H2O
Câu 12: Một người làm vườn đã dùng 500 gam (NH4)2SO4 để bón rau.
(a) Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này?
(b) Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón đó.
(c) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng đã bón cho ruộng rau.
Hướng dẫn giải
(a) (NH4)2SO4 cung cấp nguyên tố nitơ cho cây trồng

(b) %mN = = 21,21%

(c) mN = 500. 21,21% = 106,06 gam


Câu 13: Cho m gam Na2CO3 tác dụng vừa đủ với a gam dung dịch HCl 3,65%, sau phản ứng thu được
4,48 lít khí CO2 (đktc).
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính m.
(c) Tính a.
(d) Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Đ/s: (b) m = 21,2 gam (c) a = 400 gam (d) C%(NaCl) = 5,67%
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. [QG.21 - 201] Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. HCl. B. NaNO3. C. NaHCO3. D. NaHSO4.
Câu 2. [QG.21 - 202] Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. NaOH. B. NaHCO3. C. Na2SO4. D. NaHSO4.
Câu 3. [QG.21 - 203] Chất nào sau đây là muối axit?
A. NaHSO4. B. KCl. C. NaNO3. D. K2SO4.
Câu 4. [QG.21 - 204] Chất nào sau đây là muối axit?
A. NaCl. B. NaH2PO4. C. NaOH. D. NaNO3.
Câu 5. [QG.21 - 202] Natri clorua được dùng để làm gia vị thức ăn, điều chế natri, xút, nước Gia-ven.
Công thức của natri clorua là
A. Na2CO3. B. NaCl. C. NaHCO3. D. KCl.
Câu 6. [QG.21 - 203] Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt,
phẩm nhuộm, giấy, sợi. Công thức của natri cacbonat là

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 33
A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. MgCO3. D. CaCO3.
Câu 7. [QG.21 - 204] Natri hiđrocacbonat là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày
do thừa axit. Công thức của natri hiđrocacbonat là
A. NaOH. B. NaHS. C. NaHCO3. D. Na2CO3
Câu 8. [QG.20 - 203] Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố kali cho
cây trồng do chứa muối kali cacbonat. Công thức của kali cacbonat là
A. KCl. B. KOH. C. NaCl D. K2CO3.
Câu 9. [QG.20 - 202] Canxi cacbonat được dùng sản xuất vôi, thủy tinh, xi măng. Công thức của
canxi cacbonat là
A. CaCO3. B. Ca(OH)2. C. CaO.   D. CaCl2.
Câu 10. (MH.19): Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là
A. CaSO3. B. CaCl2. C. CaCO3. D. Ca(HCO3)2.
Câu 11. Chất nào sau đây không tan (kết tủa) trong nước?
A. NaCl. B. BaSO4. C. KNO3. D. CuCl2.
Câu 12. Chất nào sau đây không tan (kết tủa) trong nước?
A. KOH B. HCl C. CaCO3. D. CuCl2.
Câu 13. Chất nào sau đây không tan (kết tủa) trong nước?
A. BaCl2. B. MgSO4. C. NaNO3. D. AgCl.
Câu 14. Chất nào sau đây tan trong nước?
A. NaCl. B. BaSO4. C. CaCO3. D. AgCl.
Câu 15. Cu(OH)2 có màu gì?
A. trắng. B. nâu đỏ. C. xanh lam. D. trắng xanh.
Câu 16. Fe(OH)2 có màu gì?
A. trắng. B. nâu đỏ. C. xanh lam. D. trắng xanh.
Câu 17. Fe(OH)3 có màu gì?
A. trắng. B. nâu đỏ. C. xanh lam. D. trắng xanh.
Câu 18. Chất nào sau đây không bền ở nhiệt độ thường?
A. NaOH. B. H2CO3. C. H2SO4. D. Ba(OH)2.
Câu 19. Chất nào sau đây không bền ở nhiệt độ thường?
A. KCl. B. HCl. C. H2SO3. D. Na2SO4.
Câu 20. Chất nào sau đây không bền ở nhiệt độ thường?
A. NH4OH. B. KNO3. C. H2SO4. D. Na2SO4.
Câu 21. Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natricacbonat (Na 2CO3) thu được khí
nào sau đây?
A. Khí hiđro. B. Khí oxi.
C. Khí cacbon oxit. D. Khí cacbon đioxit.
Câu 22. Cho dung dịch axit clohiđric tác dụng với muối kalisunfit (K2SO3) thu được khí nào sau đây?
A. Khí hiđro. B. Khí oxi.
C. Khí lưu huỳnh đioxit. D. Khí lưu huỳnh trioxit.
Câu 23. Dung dịch nào sau đây tác dụng được với dung dịch Mg(NO3)2?
A. AgNO3. B. HCl. C. KOH. D. KCl
Câu 24. (QG.18 - 201): Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3?
A. NaCl B. KCl C. HCl D. KNO3
Câu 25. (QG.18 - 203): Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. KCl. C. CaCl2. D. NaNO3.
Câu 26. (QG.18 - 204): Chất nào sau đầy tác dụng được với dung dịch KHCO3?
A. K2SO4. B. KNO3. C. HCl. D. KCl.
Câu 27. (QG.17 - 201). Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 34
A. NaCl. B. Ca(HCO3)2. C. KCl. D. KNO3.
Câu 28. Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HCl. B. K3PO4. C. KBr. D. HNO3.
Câu 29. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch
A. CaCl2. B. KCl. C. KOH. D. NaNO3.
Câu 30. Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là
A. NaOH. B. Na2CO3. C. BaCl2. D. NaCl.
Câu 31. Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây cho cây trồng?
A. Kali. B. Cacbon. C. Nitơ. D. Photpho.
Câu 32. Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây cho cây trồng?
A. Nitơ. B. Photpho. C. Kali. D. Hiđro.
Câu 33. Phân kali cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây cho cây trồng?
A. Nitơ. B. Photpho. C. Kali. D. Hiđro.
Câu 34. Trong các loại phân bón sau, phân bón nào là phân bón đơn?
A. (NH4)2HPO4. B. K3PO4. C. KCl. D. KNO3.
Câu 35. Trong các loại phân bón sau, phân bón nào là phân bón kép?
A. (NH4)2SO4. B. Ca(H2PO4)2. C. KCl. D. KNO3.
Câu 36. Đạm ure có công thức là
A. (NH2)2CO. B. NH4NO3. C. K2SO4. D. Ca(H2PO4)2.
2. Mức độ thông hiểu (trung bình)
Câu 37. Cho phương trình phản ứng sau: Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + X + H2O. Chất X là
A. CO2. B. NaHSO3. C. SO2. D. H2SO3.
Câu 38. Cho phản ứng: BaCO3 + 2X H2O + Y + CO2. X và Y lần lượt là:
A. H2SO4 và BaSO4. B. HCl và BaCl2.
C. H3PO4 và Ba3(PO4)2. D. H2SO4 và BaCl2.
Câu 39. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi?
A. 2Na + 2H2O ⟶ 2NaOH + H2 B. BaO + H2O ⟶ Ba(OH)2
C. Zn + H2SO4 ⟶ ZnSO4 +H2 D. BaCl2+H2SO4 ⟶ BaSO4 + 2HCl
Câu 40. Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối canxi cacbonat là
A. 2CaCO3 2CaO + CO + O2. B. 2CaCO3 3CaO + CO2.
C. CaCO3 CaO + CO2. D. 2CaCO3 2Ca + CO2 + O2.
Câu 41. (QG.17 - 203). Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO 3)2, vừa thu được kểt
tủa, vừa có khí thoát ra?
A. NaOH. B. HC1. C. Ca(OH)2. D. H2SO4.
Câu 42. (QG.19 - 202). Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa?
A. Na2CO3 và Ba(HCO3)2. B. KOH và H2SO4.
C. CuSO4 và HCl. D. NaHCO3 và HCl.
Câu 43. Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong 1 dung dịch (phản ứng với nhau)?
A. NaOH, MgSO4. B. KCl, Na2SO4. C. CaCl2, NaNO3. D. ZnSO4, H2SO4.
Câu 44. Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch (không tác dụng được với nhau) là:
A. NaOH, KNO3. B. Ca(OH)2, HCl. C. Ca(OH)2, Na2CO3. D. NaOH, MgCl2.
Câu 45. Dung dịch nào sau đây tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch BaCl2.
Câu 46. Cho BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được
A. kết tủa trắng. B. kết tủa vàng. C. khí không màu. D. khí mùi hắc.
Câu 47. Cho FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH thu được
A. kết tủa trắng. B. kết tủa nâu đỏ. C. kết tủa trắng xanh. D. khí màu nâu đỏ.
Câu 48. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 35
A. có kết tủa trắng và bọt khí B. không có hiện tượng gì
C. có kết tủa trắng D. có bọt khí thoát ra
Câu 49. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra sản phẩm có chất khí?
A. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch axit sunfuric.
B. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch bari hiđroxit.
C. Dung dịch bari clorua và dung dịch natri sunfat.
D. Dung dịch natri sunfit và dung dịch axit clohiđric.
Câu 50. Cặp chất nào sau đây khi phản ứng chỉ tạo muối và nước?
A. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch sắt(II) clorua.
B. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch bari clorua.
C. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch axit clohiđric.
D. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch natri hiđrocacbonat.
Câu 51. Cho mảnh nhôm vào trong dung dịch CuSO4 sẽ xảy ra hiện tượng:
A. Có kim loại màu trắng xám bám ngoài mảnh nhôm.
B. Có kim loại màu xanh bám ngoài mảnh nhôm.
C. Có kim loại màu đỏ bám ngoài mảnh nhôm.
D. Có sủi bọt khí.
Câu 52. Ngâm đinh sắt vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
A. Không có hiện tượng gì xảy ra.
B. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài thanh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
C. Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch
ban đầu nhạt dần.
D. Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.
Câu 53. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Thả đinh sắt vào dung dịch đồng sunfat.
B. Cho bột Zn vào dung dịch muối ăn.
C. Cho dây đồng vào dung dịch bạc nitrat.
D. Cho một miếng Na vào dung dịch sắt(III) clorua.
Câu 54. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra?
A. Dung dịch bari hiđroxit và dung dịch axit clohiđric.
B. Dung dịch đồng(II) sunfat và dung dịch natri hiđroxit.
C. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch kali clorua.
D. Dung dịch bari clorua và dung dịch natri sunfat.
Câu 55. Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. KOH. B. HCl. C. KNO3. D. BaCl2.
Câu 56. Dung dịch nào dưới đây dùng để phân biệt dung dịch KCl với dung dịch K2SO4?
A. HCl.  B. NaOH.  C. H2SO4.  D. BaCl2. 
Câu 57. Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. AgNO3. D. BaCl2.
Câu 58. Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối nào trong
mỗi cặp chất sau?
A. Na2SO4 và Fe2(SO4)3. B. Na2SO4 và K2SO4.
C. Na2SO4 và BaCl2. D. Na2CO3 và K3PO4.
Câu 59. Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng
A. quỳ tím. B. dung dịch Ba(NO3)2.
C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch KOH.
Câu 60. Có dung dịch FeCl2 lẫn tạp chất CuCl2. Dùng chất nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2?
A. Mg. B. Cu. C. Dung dịch NaOH. D. Fe.
Câu 61. Để làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3, ta có thể sử dụng
A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Au.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 36
Câu 62. Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4. Có thể làm sạch mẫu dung dịch
MgSO4 này bằng kim loại
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 63. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl 2 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng
lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn nào sau đây?
A. Cu. B. CuO. C. Cu2O. D. Cu(OH)2.
Câu 64. Dãy muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là
A. Na2CO3, Na2SO3, NaCl. B. CaCO3, Na2SO3, BaCl2.
C. CaCO3,BaCl2, MgCl2. D. BaCl2, Na2CO3, Cu(NO3)2.
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 65. Cho các chất CaCO3, HCl, NaOH, BaCl2, CuSO4, có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với
nhau?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 66. Cho các dung dịch CuSO4, FeSO4, MgSO4, AgNO3 và các kim loại Cu, Fe, Mg, Ag. Số cặp
chất (kim loại và muối) phản ứng được với nhau là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 67. Có 5 dung dịch H2SO4, Na2CO3, BaCl2, NaHCO3, Mg(NO3)2. Cho các dung dịch tác dụng với
nhau từng đôi một. Số kết tủa tạo thành là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 68. Có các dung dịch Na2CO3, BaCl2, NaHCO3, H2SO4, NaOH. Cho các chất lần lượt tác dụng với
nhau từng đôi một (có tất cả 10 trường hợp). Có bao nhiêu phản ứng xảy ra?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 69. Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4.
(2) Cho dung dịch NaNO3 tác dụng với dung dịch HCl.
(3) Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4.
(4) Cho Mg(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3.
(5) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 70. Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Na2S tác dụng với dung dịch Ba(OH)2.
(2) Cho CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl.
(3) Cho dung dịch K2SO4 tác dụng với dung dịch HCl
(4) Cho dung dịch (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch KOH.
(5) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm tạo thành chất khí sau khi phản ứng kết thúc là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 71. Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịc h Na2SO4.
(2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
(3) Cho dung dịch K3PO4 vào dung dịch AgNO3.
(4) Cho dung dịch KCl vào dung dịch AgNO3.
(5) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaoH.
Số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa sau khi phản ứng kết thúc là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 72. Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch H2SO4.
(2) Cho dung dịch (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2.
(3) Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 37
(4) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
(5) Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm vừa tạo thành chất kết tủa, vừa tạo thành chất khí sau khi phản ứng kết thúc là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 73. [QG.21 - 201] Cho sơ đồ chuyển hóa:
NaOH Z NaOH E CaCO3
Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình
hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. NaHCO3, Ca(OH)2. B. CO2, CaCl2. C. Ca(HCO3)2, Ca(OH)2. D. NaHCO3, CaCl2.
Câu 74. [QG.21 - 202] Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO 3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình
hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. CO2, CaCl2. B. NaHCO3, CaCl2.
C. NaHCO3, Ca(OH)2. D. CO2, Ca(OH)2.
_____HẾT____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 38
CHUYÊN ĐỀ 6: TỔNG ÔN CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
KIẾN THỨC CẦN NHỚ

❖ BÀI TẬP LUYỆN TẬP


Câu 1: Sửa công thức sau (nếu sai) cho đúng và gọi tên.
MgCl → MgCl2 Magie clorua BaOH → Ba(OH)2 Bari hiđroxit
AlSO4 → Al2(SO4)3 Nhôm sunfat K2NO3 → KNO3 Kali nitrat
KSO3 → K2SO3 Kali sunfit NH4Cl2 → NH4Cl Amoni clorua
KHCO3 → Kali hiđrocacbonat Mg2PO4 → Mg3(PO4)2 Magie photphat
ZnNO2 → Zn(NO2)2 Kẽm nitrit Fe(OH)2 → Sắt (II) hiđroxit
SO4 → =SO4 Sunfat Al2O3 → Nhôm oxit
Câu 2: Viết công thức của các hợp chất có tên gọi trong các trường hợp sau:
Nhôm oxit Al2O3 Magie photphat Mg3(PO4)2
Canxi sunfat CaSO4 Natri cacbonat Na2CO3
Kẽm sunfua ZnS Axit nitrơ HNO2
Đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2 Kẽm nitrit ZnNO2
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 39
Kali đihiđrophotphat KH2PO4 Amoni sunfit (NH4)2SO3
Câu 3: Điền sản phẩm thích hợp vào các chỗ trống sau thể hiện tính chất hóa học của các chất.
OXIT AXIT OXIT BAZƠ

Oxit axit + nước → Axit Oxit bazơ + nước → Bazơ


Oxit axit + bazơ → Muối + H2O Oxit bazơ + axit → Muối + H2O
Oxit axit + oxit bazơ → Muối Oxit bazơ + oxit axit → Muối
AXIT BAZƠ

Đổi màu quì tím → đỏ Đổi màu quì tím → xanh


HCl, H2SO4 loãng + KL → Muối + H2↑ Bazơ + oxit axit → muối + H2O
Axit + oxit bazơ → Muối + H2O Bazơ + axit → Muối + nước
Axit + bazơ → Muối + H2O Bazơ + muối → muối mới + bazơ mới
Axit + muối → Muối mới + axit mới Bazơ (ko tan) oxit kim loại + H2O
MUỐI DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KL

KL + muối → muối mới + KL mới K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H


Axit + muối → muối mới + axit mới Cu Hg Ag Pt Au
Bazơ + muối → muối mới + bazơ mới
Muối + muối → 2 muối mới
Câu 4: Cho các chất sau: Na3PO4, K2CO3, NH4NO3, (NH4)2CO3, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2, CuCl2,
AgCl, PbCl2, AlCl3, MgSO4, K2SO4, BaSO4, PbSO4, CaCO3, MgSO3, Ba3(PO4)2, Ba(HCO3)2. Chất kết
tủa gồm: Mg(OH)2, Cu(OH)2, AgCl, PbCl2, BaSO4, PbSO4, CaCO3, MgSO3, Ba3(PO4)2.
Câu 5: Hoàn thành và cân bằng các phương trình phản ứng sau:
(1) …..S + …..O2 SO2 (9) Ba(OH)2 + H2SO4→ BaSO4↓ + H2O
(10) 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
(2) …..Al + …..O2 Al2O3
(11) HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
(3) …..SO3 + ……H2O → H2SO4
(12) Na2SO3 + H2SO4→ Na2SO4 + SO2↑ + H2O
(4) …..CaO + ….H2O → Ca(OH)2
(13) 2H3PO4 + 3Ba(OH)2 → Ba3(PO4)2↓ + 6H2O
(5) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
(14) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl
(6) Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2↑
(15) NaOH + HCl → NaCl+ H2O
(7) SO2 + 2KOH dư → K2SO3 + H2O
(16) 8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
(8) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Câu 6: Nêu và giải thích hiện tượng trong các trường hợp sau:
(a) Sục khí lưu huỳnh đioxit vào nước, sau đó cho mẩu giấy quì tím vào dung dịch thu được.
Hiện tượng: Quỳ tím chuyển sang màu đỏ do SO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit.
PTHH: SO2 + H2O → H2SO3
(b) Cho natri oxit vào cốc nước có nhỏ vài giọt phenolphatalein.
Hiện tượng: Phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng do Na 2O tan trong nước tạo
dung dịch bazơ.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 40
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
(c) Nhỏ dung dịch natri cacbonat vào cốc có chứa dung dịch axit clohiđric.
Hiện tượng: Sủi bọt khí do phản ứng tạo thành CO2.
PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
(d) Nhỏ dung dịch natri clorua vào cốc có chứa dung dịch bạc nitrat.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng do phản ứng tạo thành AgCl.
PTHH: NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Câu 7: Nhận biết các chất sau:
(a) Các chất khí: N2, O2, CO2, SO2, H2.
N2 O2 CO2 SO2 H2
Br2/H2O X X X Mất màu X
Ca(OH)2 X X Vẩn đục Đã nb X
CuO, t o
X X Đã nb Đã nb Đen → đỏ
Tàn đóm đỏ X Bùng cháy Đã nb Đã nb Đã nb

(b) Các chất rắn: Al, Al2O3, Na2O, MgO.


Al Al2O3 Na2O MgO
H2O X X Tan X
NaOH Tan, sủi bọt khí Tan Đã nb X
(c) Các dung dịch: KOH, BaCl2, Ba(OH)2, H2SO4, NaNO3.
KOH BaCl2 Ba(OH)2 H2SO4 NaNO3
Quì tím Xanh X Xanh Đỏ X
CO2 X Chưa nb ↓ trắng Đã nb Chưa nb
H2SO4 Đã nb ↓ trắng Đã nb Đã nb X

(d) Các dung dịch: MgCl2, KCl, CuCl2, FeCl3, FeCl2 (chỉ dùng một thuốc thử).
MgCl2 KCl CuCl2 FeCl3 FeCl2
NaOH ↓ trắng X ↓ xanh lam ↓ nâu đỏ ↓ trắng xanh

(e) Các dung dịch: NaCl, CuSO4, NaOH, BaCl2 (không sử dụng thuốc thử nào)
NaCl CuSO4 NaOH BaCl2
NaCl X X X X
CuSO4 X X ↓ xanh lam ↓ trắng
NaOH X ↓ xanh lam X X
BaCl2 X ↓ trắng X X
Kết luận: (1) Chất không có hiện tượng gì với các chất còn lại là NaCl.
(2) Chất tạo 1 kết tủa xanh lam và 1 kết tủa trắng với các chất là CuSO4.
(3) Chất tạo 1 kết tủa xanh lam với các chất còn lại là NaOH.
(4) Chất tạo 1 kết tủa trắng với các chất còn lại là BaCl2.
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Cho một lượng
bột sắt vừa đủ vào dung dịch A, đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác
dụng với dung dịch KOH dư, được dung dịch D và kết tủa E. Nung E trong không khí ở nhiệt độ cao
đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn F. Thổi một luồng khí CO qua ống sứ nung nóng chứa F
cho đến dư, được chất rắn G và khí X. Sục khí X vào dung dịch Ba(OH) 2 thì thu được kết tủa Y và

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 41
dung dịch C. Loại bỏ kết tủa Y, đun nóng dung dịch C lại tạo ra kết tủa Y. Viết các phương trình phản
ứng và xác định A, B, D, E, F, G, X, Y và C.
Hướng dẫn giải

(1) Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 +4H2O


(2) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
(3) Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
(4) FeSO4 + 2KOH → Fe(OH)2↓ + K2SO4
(5) 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
(6) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
(7) CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
(8) 2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
(9) Ba(HCO3)2 BaCO3↓ + CO2↑ + H2O

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 42
PHẦN B – CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ HỢP CHẤT VÔ CƠ
Dạng 1: Bài toán oxit bazơ tác dụng với axit
Dạng 2: Bài toán oxit axit tác dụng với bazơ
Dạng 3: Bài toán điều chế - hiệu suất phản ứng
Dạng 4: Bài toán axit tác dụng với bazơ
Dạng 5: Bài toán về phản ứng trao đổi

CÔNG THỨC THƯỜNG DÙNG TRONG GIẢI TOÁN HÓA HỌC


(1) Công thức tính số mol
1. Khối lượng chất 2. Thể tích khí đktc 3. Nồng độ mol
Công
thức
m: khối lượng chất (g) n: số mol CM: nồng độ mol của dd (mol/l hay M)
Ý nghĩa M: khối lượng mol (g/mol). V: thể tích khí ở đktc (l) V: thể tích dung dịch (l)
(2) Nồng độ dung dịch
1. Nồng độ mol 2. Nồng độ phần trăm 3. Khối lượng riêng
Công
thức
Ý CM: nồng độ mol của dd (mol/l hay M) mct: khối lượng chất tan (g) D: khối lượng riêng của dd (g/ml).
V: thể tích dung dịch (l) mdd: khối lượng dung dịch (g) Vdd: thể tích dung dịch (ml)
nghĩa

Chuyển đổi CM và C%:

(3) Tỉ khối hơi của khí A so với khí B MA, MB là khối lượng mol của A và B.

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:


H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32, Cl = 35,5; K = 39;
Ca = 40; Cr = 52, Mn = 55, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
DẠNG 1: BÀI TOÁN OXIT BAZƠ TÁC DỤNG VỚI AXIT
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
❖ Lý thuyết: Oxit bazơ + HCl/H2SO4 loãng → Muối + H2O
(tất cả)
THĐB: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
❖ Phương pháp giải
- Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư).
- BTKL: moxit + maxit = mmuối + mnước

- Chú ý:

 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Cho 32 gam Fe2O3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng (V).
(c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 43
Đ/s: (b) V = 600 ml (c) = 65 gam
Câu 2. Để hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại (hóa trị II) cần dùng vừa đủ 10 gam dung dịch
HCl 21,9%. Xác định công thức hóa học của oxit kim loại trên.
Đ/s: CTHH: CuO
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp CuO và ZnO cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 3M.
(a) Viết các PTHH xảy ra.
(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
(c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
Đ/s: (b) %mCuO = 33,06%; %mZnO = 66,94% (c) mdd = 73,5 gam
Câu 4. Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

Đ/s: C%(CuSO4) = 3,15% = 17,76%


Câu 5. (A.07): Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe 2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4
0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng

A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam.
Câu 6. (A.08): Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe 3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol
FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16.
Câu 7. (B.08): Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl 2 và m gam
FeCl3. Giá trị của m là
A. 9,75. B. 8,75. C. 7,80. D. 6,50.
Câu 8. Nung nóng 13,1 gam hỗn hợp Mg, Zn, Al trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu
được 20,3 gam hỗn hợp gồm MgO, ZnO, Al2O3. Hòa tan 20,3 gam hỗn hợp oxit trên cần dùng V lít
dung dịch HCl 0,4M.
(a) Viết các PTHH xảy ra.
(b) Tính V.
(c) Tính khối lượng muối clorua tạo ra.
Đ/s: (b) V =2,25 lít (c) mmuối clorua = 45,05 gam
 BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 9. Cho 16 gam CuO tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 20%, sau phản ứng thu được
dung dịch X.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính m.
(c) Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch X.
Đ/s: m = 73 gam = 30,34%
Câu 10. Hoàn tan 26,2 gam hỗn hợp Al2O3 và CuO thì cần phải dùng vửa đủ 250 ml dung dịch H2SO4
2M.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Đ/s: b. %mAl2O3 = 38,93%; %mCuO = 61,07%
Câu 11. 200 ml dung dịch HCl 3,5M hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 44
(a) Viết các PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
Đ/s:
Câu 12. Để tác dụng vừa đủ với 44,8 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần phải dùng 400 ml dung
dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng tạo ra a gam hỗn hợp muối sunfat. Hãy tính a.
Đ/s: a = 108,8 gam
Câu 13. (A.08): Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn
toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Tính thể tích dung dịch HCl
2M vừa đủ để phản ứng hết với Y.
Đ/s: V = 75 ml
Câu 14. Cho m gam CuO tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là
A. 8. B. 32. C. 16. D. 4.
Câu 15. Cho 10,2 gam Al2O3 tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 sau phản ứng thu được dung
dịch chứa bao nhiêu gam muối?
A. 17,1. B. 34,2. C. 68,4. D. 51,3.
Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại (hóa trị II) cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 2M.
Công thức của oxit là
A. MgO. B. FeO. C. CuO. D. ZnO.
Câu 17. Cho 20 gam hỗn hợp X gồm MgO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch H 2SO4 1M.
Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp X ban đầu là
A. 20%. B. 40%. C. 60%. D. 80%.
Câu 18. Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe 2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ
mol là 1: 1. Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là
A. 30 và 70. B. 40 và 60. C. 50 và 50. D. 60 và 40.
Câu 19. Cho 30,2 gam hỗn hợp MgO, Al2O3 và CuO phản ứng vùa đủ với 480 ml dung dịch H 2SO4
1,25 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì thu được m gam muối sunfat khan.
Giá trị của m là
A. 48,0. B. 78,2. C. 72,8. D. 17,8.
Câu 20. Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO và ZnO trong x gam dung dịch axit
H2SO4 10% (lấy lượng vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,81 gam hỗn hợp muối
khan. Giá trị của x là
A. 59,0. B. 49,0. C. 39,0. D. 29,4.
Câu 21. Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe 2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl
2M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là
A. 70,6. B. 61,0. C. 80,2. D. 49,3
Câu 22. [MH2 - 2020] Nung 6 gam hỗn hợp Al và Fe trong không khí, thu được 8,4 gam hỗn hợp X
chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị V là
A. 300. B. 200 C. 150. D. 400.
Câu 23. (QG.16): Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al, Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam
hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Giá trị của V là
A. 160. B. 240. C. 480. D. 320.
_____HẾT_____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 45
DẠNG 2: BÀI TOÁN OXIT AXIT TÁC DỤNG VỚI BAZƠ
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
❖ Bài toán 1: CO2, SO2 tác dụng với NaOH, KOH
- Khi cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH có thể xảy ra PTHH:
(1) CO2 + NaOH → NaHCO3
Natri hiđrocacbonat (muối axit)
(2) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Natri cacbonat (muối trung hòa)
- Tùy tỉ lệ mol của NaOH và CO2 mà thu được các sản phẩm khác nhau:

T≤1 1<T<2 T≥2

NaHCO3 Na2CO3
Sản phẩm Na2CO3 và NaHCO3
(T < 1 ⇒ CO2 dư) (T > 2 ⇒ NaOH dư)
- Thay CO2 bằng SO2, NaOH bằng KOH thì cũng xảy ra tương tự.
❖ Bài toán 2: CO2, SO2 tác dụng với Ca(OH)2, Ba(OH)2
- Khi cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 có thể xảy ra PTHH:
(1) 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
Canxi hiđrocacbonat (muối axit)
(2) CO2 + 2Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Canxi cacbonat (muối trung hòa)
- Tùy tỉ lệ mol của Ca(OH)2 và CO2 mà thu được các sản phẩm khác nhau:

T ≤ 0,5 0,5 < T < 1 T≥1

Ca(HCO3)2 CaCO3
Sản phẩm CaCO3 và Ca(HCO3)2
(T < 1 ⇒ CO2 dư) (T > 2 ⇒ Ca(OH)2 dư)
- Thay CO2 bằng SO2, Ca(OH)2 bằng Ba(OH)2 thì cũng xảy ra tương tự.
❖ Phương pháp giải
- Bước 1: Tính T và so sánh với bảng trên để suy ra sản phẩm (nếu đề bài)
- Bước 2: Viết PTHH xảy ra và tính theo phương trình
+ Nếu sinh ra 1 muối thì tính theo chất hết (nhân chéo – chia ngang).
+ Nếu sinh ra 2 muối thì đặt ẩn – lập hệ.
- Có thể dùng bảo toàn nguyên tố để giải quyết bài toán ở bước 2.
 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Cho 1,12 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo muối trung hòa.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng.
Đ/s: (b) CM(NaOH) = 1M
Câu 2. Dẫn 112 ml khí SO2 (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01M, sản phẩm là
muối canxi sunfit.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng.
Đ/s: (b)
Câu 3. Xác định muối có trong dung dịch X và khối lượng muối thu được trong các trường hợp sau:
(a) Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được
dung dịch X.
(b) Cho 4,48 lít khí SO 2 (đktc) tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được
dung dịch X.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 46
(c) Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được
dung dịch X.
Đ/s:
Câu 4. Xác định muối có trong dung dịch X và khối lượng muối thu được trong các trường hợp sau:
(a) Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 300 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, sau phản ứng thu được
dung dịch X.
(b) Cho 4,48 lít khí SO2 (đktc) tác dụng với 350 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,5M, sau phản ứng thu
được dung dịch X.
Đ/s:
Câu 5. (A.07): Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a
mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04.
Câu 6. Sục V lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M, sau phản ứng thu được 19,7 gam kết
tủa. Giá trị của V là
A. 2,24 lít; 4,48 lít. B. 2,24 lít; 3,36 lít. C. 3,36 lít; 2,24 lít. D. 22,4 lít; 3,36 lít.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 7. Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Ca(OH) 2 tạo muối canxi
hiđrocacbonat.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng.
Đ/s: (b) CM(Ca(OH)2)= 0,75M
Câu 8. Sục 3,36 lít khí SO2 (ở đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 1 M, sau phản ứng thu được dung
dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan.
(a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
(b) Tính m.
Đ/s: (b) m = 19,9 gam
Câu 9. Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim có hóa trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu
được 400 gam dung dịch chỉ chứa muối trung hòa nồng độ 18,9%. Xác định công thức của oxit.
Đ/s: SO2
Câu 10. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM, sau phản ứng
thu được 19,7 gam kết tủa. Tìm a.
Đ/s: a = 0,5M
Câu 11. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung
dịch X chứa
A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3, NaHCO3. D. Na2CO3, NaOH.
Câu 12. Cho 4,48 lít khí CO 2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M, sau phản ứng thu được sản
phẩm muối có công thức là
A. CaCO3. B. Ca(HCO3)2.
C. CaCO3, Ca(HCO3)2. D. CaCO3, Ca(OH)2.
Câu 13. Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung
dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 12,6. B. 8,4. C. 16,8. D. 25,2.
Câu 14. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung
dịch X chứa
A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3, NaHCO3. D. Na2CO3, NaOH.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 47
Câu 15. (B.13): Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO 2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu
được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55. B. 19,70. C. 9,85. D. 39,40.
Câu 16. (C.14): Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được
dung dịch chứa 33,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là
A. 0,4. B. 0,3. C. 0,5. D. 0,6.
Câu 17. (B.07): Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam
chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối
khan thu được sau phản ứng là
A. 5,8 gam. B. 6,5 gam. C. 4,2 gam. D. 6,3 gam.
____HẾT____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 48
DẠNG 3: BÀI TOÁN ĐIỀU CHẾ - HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
❖ Lý thuyết
- Điều chế CaO: CaCO3 CaO + CO2
- Điều chế SO2: S + O2 SO2
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
- Điều chế H2SO4:
❖ Phương pháp giải

- Hiệu suất phản ứng:

- Khi đề bài cho H% yêu cầu tính các đại lượng còn lại ⇒ Áp dụng phải nhân – trái chia (chất cần
tính ở bên phải ⇒ Nhân với H%; chất cần tính ở bên trái ⇒ Chia cho H%).
- Nếu quá trình trải qua nhiều giai đoạn thì H%quá trình = H1.H2.H3…..100%
 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Nung một tấn đá vôi (giả thiết CaCO3 chiếm 100%) thì có thể thu được bao nhiêu gam vôi sống
(nếu hiệu suất phản ứng đạt 90%).
Đ/s: mCaO = 504 kg
Câu 2. Một loại đá vôi chứa 80% CaCO 3. Nung một tấn đá vôi này có thể thu được bao nhiêu gam vôi
sống CaO nếu hiệu suất phản ứng đạt 85%.
Đ/s: mCaO = 380800 gam
Câu 3. Một loại đá vôi chứa 85% CaCO 3 và 15% tạp chất không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Khi nung
một lượng đá vôi đó thu được một chất rắn có khối lượng bằng 70% khối lượng đá trước khi nung.
(a) Tính hiệu suất phân hủy CaCO3.
(b) Tính thành phần % khối lượng CaO trong chất rắn sau khi nung.
Đ/s: (a) H = 80,2% (b) %CaO = 54,6%
Câu 4. Từ 1,5 tấn quặng pirit sắt chứa 90% FeS 2 có thể điều chế được bao nhiêu tấn axit H 2SO4. Biết
rằng hiệu suất phản ứng của cả quá trình đạt 70%.
Đ/s: tấn
Câu 5. Cần bao nhiêu tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS2 để điều chế được 4,9 tấn dung dịch H2SO4 có
nồng độ 60%. Biết rằng sự hao hụt trong sản xuất là 5%.
Đ/s: mquặng = 2,368 tấn
Câu 6. Cho sơ đồ sản xuất axit sunfuric từ quặng pirit với hiệu suất ứng với từng giai đoạn như sau:

Hãy tính khối lượng quặng sắt pirit (chứa 80% FeS2) cần dùng để điều chế được 2 tấn axit sunfuric.
Đ/s: mquặng = 4,86 tấn

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 7. Một loại đá vôi chứa 80% CaCO 3. Nung một tấn đá vôi này có thể thu được bao nhiêu gam vôi
sống CaO nếu hiệu suất phản ứng đạt 90%.
Đ/s: mCaO = 403200 gam
Câu 8. Nung một tấn đá vôi thì thu được 478,8 kg vôi sống. Tính tỉ lệ phần trăm tạp chất trong đá vôi
biết rằng hiệu suất của phản ứng nung vôi là 90%.
Đ/s: %tạp chất = 5%
Câu 9. Từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh, người ta sản xuất được 73,5 tấn axit sunfuric.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 49
(a) Tính hiệu suất của quá trình sản xuất axit sunfuric.
(b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 50% thu được từ 73,5 tấn H2SO4 đã được sản xuất ở trên.
Đ/s: (a) H = 75% (b) = 147 tấn
Câu 10. Cho sơ đồ sản xuất axit sunfuric từ quặng pirit với hiệu suất ứng với từng giai đoạn như sau:

Từ 3 tấn quặng sắt pirit (chứa 80% FeS2) thì điều chế được bao nhiêu tấn axit sunfuric?
Đ/s: = 1,6758 tấn
Câu 11. Từ 320 tấn quặng pirit sắt FeS2 có chứa 45% lưu huỳnh đã sản xuất được 405 tấn axit
sunfuric. Hãy xác định hiệu suất của quá trình sản xuất.
Đ/s: H= 91,84%
Câu 12. Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau:

A. 98 kg. B. 49 kg. C. 48 kg. D. 96 kg.


Câu 13. Từ 60 kg FeS2 người ta điều chế được 25,8 lít dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84 g/ml). Vậy
hiệu suất điều chế là
A. 60%. B. 85%. C. 47,47%. D. 95%.
Câu 14. Người ta sản xuất axit H2SO4 từ quặng pirit. Nếu dùng 300 tấn quặng pirit có 20% tạp chất thì
sản xuất được bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 98%. Biết rằng hao hụt trong sản xuất là 10%?
A. 72 tấn. B. 360 tấn. C. 245 tấn. D. 490 tấn.
____HẾT____

DẠNG 4: BÀI TOÁN AXIT TÁC DỤNG VỚI BAZƠ


LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
❖Lý thuyết Axit + Bazơ → Muối + H2O

❖ Phương pháp giải


- Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư).
- BTKL: maxit + mbazơ = mmuối + mnước
- mrắn khan = mmuối + mbazơ dư (nếu có).
 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl thu được dung
dịch X.
(a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch X.
(b) Tính nồng độ mol của dung dịch X.
Đ/s: (a) mNaCl = 11,7 gam (b) CM(HCl) = 1M
Câu 2. Trung hòa 20 ml dung dịch HNO3 1M (D = 1,12 g/ml) bằng một lượng vừa đủ dung dịch
NaOH 4% thu được dung dịch X.
(a) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.
(b) Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch X.
Đ/s: (a) mNaOH = 20 gam (b) = 4,01%
Câu 3. Cho 200 ml dung dịch HCl 2M tác dụng với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch
X.
(a) Cho mẩu quì tím vào dung dịch X, quì tím chuyển màu gì? Tại sao?
(b) Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Tính m.
Đ/s: (a) Qùy tím→ đỏ (b) mNaCl = 11,7 gam
Câu 4. Cho một dung dịch có chứa 50 ml HNO3 1M tác dụng với 342 gam dung dịch Ba(OH)2 5%.
(a) Viết PTPƯ xảy ra và tính khối lượng muối thu được.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 50
(b) Nếu sau phản ứng cho mẩu giấy quì tím thì giấy quì có màu gì.
Đ/s: (a) = 6,525 gam (b) Qùy tím → xanh
Câu 5. Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 4,15 gam
các muối clorua.
(a) Viết PTHH xảy ra.
(b) Tính khối lượng mỗi hiđroxit trong hỗn hợp ban đầu.
Đ/s: mNaOH = 0,8 gam mKOH = 2,24 gam
Câu 6. Cho m gam hỗn hợp Mg(OH)2, Cu(OH)2, NaOH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl
1M tạo thành 24,1 gam muối clorua. Hãy tính m.
Đ/s: m = 16,7 gam
Câu 7. (B.13): Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H 2SO4 loãng (dư),
thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí
đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của m là
A. 36. B. 20. C. 18. D. 24.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 8. Cho 300 ml dung dịch KOH 1M tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch H 2SO4 thu được dung
dịch X.
(a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch X.
(b) Tính nồng độ mol của dung dịch X.
Đ/s: (a) = 26,1 gam (b) CM(K2SO4)= 0,3M
Câu 9. Cho một dung dịch có chứa 50 ml HNO3 1M tác dụng với 56 gam dung dịch KOH 10%.
(a) Viết PTPƯ xảy ra và tính khối lượng muối thu được.
(b) Nếu sau phản ứng cho mẩu giấy quì tím thì giấy quì có màu gì.
Đ/s: (a) mKNO3 = 5,05 gam (b) Qùy tím → Xanh
Câu 10. Cho 50 ml dung dịch H2SO4 1M tác dụng với 50 ml dung dịch NaOH, dung dịch sau phản
ứng làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Để quỳ chuyển về màu tím người ta phải thêm vào dung dịch
trên 20 ml dung dịch KOH 0,5M. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng.
Đ/s: CM(NaOH) = 1,8 M
Câu 11. Cho dung dịch có chứa 10 gam NaOH tác dụng với dung dịch có chứa 10 gam HNO 3, sau
phản ứng thu được dung dịch X.
(a) Cho mẩu quỳ tím vào dung dịch X thì có hiện tượng gì?
(b) Tính khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
(c) Tính khối lượng NaOH hoặc HNO3 cần dùng để trung hòa dung dịch X.
Đ/s: (a) Qùy tím → Xanh (b) = 13,492 gam; mNaOH dư = 3,65 gam
Câu 12. Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 400. B. 200. C. 100. D. 300.
Câu 13. Trung hoà 100ml dung dịch KOH 1M cần dùng V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 400 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 100 ml.
Câu 14. Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao
nhiêu?
A. 0,5 lít. B. 0,4 lít. C. 0,3 lít. D. 0,6 lít.
Câu 15. Cho 4 gam NaOH tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được x gam muối ăn. Giá trị của
x là
A. 5,85. B. 58,5. C. 585 D. 0,585.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 51
Câu 16. Trung hoà 200 gam dung dịch HCl 3,65% bằng dung dịch KOH 1M. Thể tích dung dịch KOH
cần dùng là
A. 100 ml. B. 300 ml. C. 400 ml. D. 200 ml.
Câu 17. Trung hòa 500 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch KOH 25%. Khối lượng dung dịch
KOH cần dùng là
A. 224 gam. B. 112 gam. C. 264 gam. D. 150 gam.
Câu 18. Cho dung dịch chứa 20 gam NaOH vào dung dịch chứa 36,5 gam HCl, nếu thử môi trường
sau phản ứng thì giấy quỳ tím sẽ
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh.
C. mất màu. D. không đổi màu.
Câu 19. Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được
sau phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Làm quỳ tím hoá đỏ.
C. Phản ứng được với magie giải phóng khí hiđro. D. Không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 20. Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,5M tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M. Muốn phản ứng
trung hòa hoàn toàn thì phải thêm dung dịch NaOH 0,5M hay HCl 1M với thể tích là bao nhiêu (trong
các giá trị sau)?
A. 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. B. 350 ml dung dịch HCl 1M.
C. 400 ml dung dịch HCl 1M. D. 400 ml dung dịch NaOH 0,5M.
Câu 21. Để trung hòa hoàn toàn 1,52 gam hỗn hợp gồm NaOH và KOH thì cần vừa đủ 30 gam dung
dịch HCl 3,65%. Khối lượng muối clorua thu được là
A. 3,4 gam. B. 2,075 gam. C. 3,075 gam. D. 4,075 gam.
_____HẾT_____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 52
DẠNG 5: BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
❖ Lý thuyết
- Một số chất kết tủa thường gặp: BaSO4, CaCO3, BaCO3, Mg(OH)2, AgCl↓ trắng; Cu(OH)2↓ xanh
lam; Fe(OH)2↓ trắng xanh; Fe(OH)3↓ nâu đỏ.
- Một số trường hợp axit/ bazơ không bền: H2CO3 → CO2↑ + H2O
H2SO3 → SO2↑ + H2O
NH4OH → NH3↑ + H2O
❖ Phương pháp giải
- Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư).
- BTKL: mA + mB = mC + mD (PTHH: aA + bB → cC + dD)
- Tăng – giảm khối lượng: Khi chuyển một chất A thành một chất B, khối lượng có thể tăng hoặc
giảm, dựa vào sự tăng giảm khối lượng và bài toán tỉ lệ ta có thể tính được số mol chất A và B.
 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Nhỏ từ từ Na2CO3 vào lượng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được dung
dịch X và V lít khí CO2 (ở đktc).
(a) Viết PTPƯ xảy ra và tính V.
(b) Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m.
(c) Sục V lít khí CO2 thu được ở trên vào nước vôi trong dư thu được x gam kết tủa. Tính x.
Đ/s: (a) V= 4,48 lít (b) m = 23,4 gam (c) x = 20 gam
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 28,4 gam hỗn hợp CaCO3, MgCO3 bằng lượng dư dung dịch HCl thu được
6,72 lít khí CO2 (ở đktc).
(a) Viết PTPƯ xảy ra.
(b) Tính khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng.
Đ/s: (b) mmuối = 31,7 gam
Câu 3. Cho 10 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư.
(a) Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc.
(b) Dẫn khí CO2 ở trên vào cốc đựng 50 gam dung dịch NaOH 40%. Hãy tính khối lượng muối
cacbonat thu được.
Đ/s: (a) V= 2,24 lít (b) = 10,6 gam
Câu 4. Cho 5 gam hỗn hợp 2 muối CaCO 3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, sinh
ra được 448 ml khí (đktc).
(a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
(b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Đ/s: (a) CM(HCl)= 0,2M (b)
Câu 5. Cho m gam hỗn hợp CaCO3 và CaSO3 tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra 4,48
lít hỗn hợp hai khí ở đktc. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp khí trên hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH) 2 dư
thấy tạo ra (m + a) gam kết tủa. Hãy tính a.
Đ/s: a= 19,4 gam
Câu 6. Lấy 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl và HNO 3 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 lấy vừa đủ.
Sau phản ứng thu được 4,305 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, nước lọc tác dụng được với 40 ml dung dịch
NaOH 2M (vừa đủ).
(a) Viết các PTHH xảy ra.
(b) Xác định nồng độ mol của các axit trong hỗn hợp đầu.
Đ/s: CM(HCl) = 0,3M; CM(HNO3) = 0,5M
Câu 7. Trộn 10 ml dung dịch H2SO4 với 10 ml dung dịch HCl rồi chia dung dịch thu được thành hai
phần bằng nhau:

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 53
- Phần 1 cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 6,99 gam kết tủa.
- Phân 2 cho tác dụng với Na2CO3 dư tạo ra 896 ml khí ở đktc.
Xác định nồng độ của mỗi axit trước khi trộn.
Đ/s: CM(H2SO4) = 6M ; CM(HCl) = 4M
Câu 8. Trên hai đĩa của một cái cân, người ta đặt hai cốc đựng cùng một dung dịch HCl sao cho cân
thăng bằng. Thêm 4,2 gam muối NaHCO 3 vào cốc 1 thì phải thêm bao nhiêu gam bột sắt vào cốc 2 để
hai đĩa cân vẫn ở vị trí thăng bằng? Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Đ/s: 2,074 gam
Câu 9. (B.13): Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH) 2 và MCO3 (M là kim loại có
hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H 2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y
chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là
A. Zn. B. Ca. C. Mg. D. Cu.
Câu 10. Cho m gam hỗn hợp CaCO3 và KHCO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng
thu được 4,48 lít khí CO2 (ở đktc). Tính m.
Đ/s: m = 20 gam
Câu 11. Cho 22,2 gam hỗn hợp MgCO3, NaHCO3 và K2CO3 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl
thu được 4,48 lít khí CO2 (ở đktc). Tính khối lượng K2CO3 trong hỗn hợp ban đầu.
Đ/s: = 13,8 gam
Câu 12. Cho 19,02 gam hỗn hợp Mg, Ca, CaO, MgO, MgCO3, CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl
vừa đủ, thu được 4,704 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 12,5 và dung dịch chứa 12,825
gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là
A. 18,78. B. 19,425. C. 20,535. D. 19,98.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 28,1 gam hỗn hợp MgCO 3 và BaCO3 bằng lượng dư dung dịch HCl, sau
phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí CO2 (ở đktc).
(a) Viết PTPƯ xảy ra.
(b) Tính khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng.
Đ/s: mmuối = 30,3 gam
Câu 14. Cho 5 gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaCl tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl, thu
được 448 ml khí (đktc).
(a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
(b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
(c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Đ/s: (a) CM(HCl)= 2M (b) mNaCl = 5,22 gam (c)
Câu 15. Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo ra a
gam kết tủa. Cho a gam kết tủa trên tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí ở đktc và
còn lại b gam chất rắn không tan. Hãy tính a, b.
Đ/s: a= 43 gam b= 23,3 gam
Câu 16. Cho lượng dư AgNO3 vào 100 ml dung dịch KCl x M thu được 4,305 gam kết tủa. Giá trị của
x là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 17. Cho 0,1 mol Ba(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích khí (đktc) thu được là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 22,4 lít. D. 44,8 lít.
Câu 18. Cho 100 ml dung dịch BaCl 2 1M tác dụng vừa đủ 100 ml dung dịch K 2CO3. Nồng độ mol của
chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 1M. B. 2M. C. 0,2M. D. 0,1M.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 54
Câu 19. Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3.
Nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 0,1M và 0,05M. B. 0,15M và 0,09M. C. 0,15M và 0,05M. D. 0,1M và 0,05M.
Câu 20. Trộn lẫn một dung dịch có chứa 34 gam AgNO 3 với một dung dịch chứa 17,55 gam NaCl.
Khối lượng kết tủa thu được là
A. 27,8 gam. B. 27 gam. C. 28,8 gam. D. 28,7 gam.
Câu 21. Cho 30,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO 3, Mg, MgO và MgCO3 tác dụng vừa đủ với
dung dịch H2SO4 loãng, thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO 2, H2 và dung dịch Z chỉ chứa
60,4 gam hỗn hợp muối sunfat trung hòa. Tỉ khối của Y so với He là 6,5. Khối lượng của MgSO 4 có
trong dung dịch Z là
A. 38,0 gam. B. 33,6 gam. C. 36,0 gam. D. 30,0 gam.
Câu 22. (B.14): Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng
nhau:
- Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa.
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa.
- Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M.
Giá trị của V là
A. 200. B. 70. C. 180. D. 110.
_____HẾT_____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 55
KIỂM TRA CHƯƠNG I
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Họ và tên: ……………………….. Thời gian: Từ ……. đến …… ngày …./…/20…
PHẦN TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)


Câu 1. Dãy nào sau đây chỉ gồm các oxit?
A. CaO, SO2, NaOH, H2S.B. K2O, CaCO3, Na2O, BaO.
C. SO2, SO3, CuO, Fe2O3. D. Ba(OH)2, CaCO3, Na2O, CaCl2.
Câu 2. Vôi sống là tên gọi của hợp chất có công thức nào sau đây?
A. CaCO3. B. BaO. C. BaCO3. D. CaO.
Câu 3. Có 3 oxit màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc
thử nào sau đây?
A. Chỉ dùng thêm quì tím. B. Chỉ dùng thêm axit HCl.
C. Chỉ dùng thêm axit H2SO4. D. Chỉ dùng thêm nước.
Câu 4. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Fe, Cu, Mg. B. Zn, Fe, Cu. C. Zn, Fe, Al. D. Fe, Zn, Ag.
Câu 5. Để phân biệt hai dung dịch HCl và H2SO4 loãng ta có thể sử dụng
A. NaCl. B. BaCl2. C. MgCl2. D. KCl.
Câu 6. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải
A. rót nước vào axit đặc. B. rót từ từ nước vào axit đặc.
C. rót nhanh axit đặc vào nước. D. rót từ từ axit đặc vào nước.
Câu 7. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 19,70. B. 10,00. C. 1,97. D. 5,00.
Câu 8. Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp?
A. Cu ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4. B. Fe ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4.
C. FeO ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4. D. FeS2 ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4.
Câu 9. Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al 2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu
được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 60%. B. 40%. C. 80%. D. 20%.
Câu 10. Dãy các bazơ làm phenolphtalein hoá đỏ là
A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2. B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH.
C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3. D. LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3.
Câu 11. Dung dịch KOH tác dụng với nhóm chất nào sau đây đều tạo thành muối và nước?
A. Ca(OH)2,CO2, CuCl2 B. P2O5; H2SO4, SO3
C. CO2; Na2CO3, HNO3 D. Na2O; Fe(OH)3, FeCl3.
Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H 2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị
của V là
A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 13. Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H 2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu
được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong 2m gam X là
A. 4.48. B. 11,2. C. 16,8. D. 1,12.
Câu 14. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 56
A. HCl, HNO3. B. NaCl, KNO3.
C. NaOH, Ba(OH)2. D. Nước cất, nước muối.
Câu 15. Dung dịch nào sau đây tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3?
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch BaCl2.
Câu 16. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi?
A. 2Na + 2H2O ⟶ 2NaOH + H2 B. BaO + H2O ⟶ Ba(OH)2
C. Zn + H2SO4 ⟶ ZnSO4 +H2 D. BaCl2+H2SO4 ⟶ BaSO4 + 2HCl
Câu 17. Những cặp nào sau đây có phản ứng xảy ra
1. Zn + HCl ⟶ 2. Cu + HCl ⟶
3. Cu + ZnSO4 ⟶ 4. Fe + CuSO4 ⟶
A. 1; 2. B. 3; 4. C. 1; 4. D. 2; 3.
Câu 18. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl 2 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng
lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn nào sau đây?
A. Cu. B. CuO. C. Cu2O. D. Cu(OH)2.
Câu 19. Cho các chất CaCO3, HCl, NaOH, BaCl2, CuSO4, có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với
nhau?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.
Phần II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Hướng dẫn giải


(1) 2Ca + O2 2CaO
(2) CaO + CO2 → CaCO3
(3) CaCO3 CaO + CO2
(4) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
(5) CaCl2 + AgNO3 → AgCl↓ + Ca(NO3)2
Câu 2 (1 điểm): Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaOH, KCl, HCl, H 2SO4. Viết các phương trình
phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn giải
NaOH KCl HCl H2SO4
Quì tím Xanh X Đỏ Đỏ
BaCl2 Đã nhận biết Đã nhận biết X ↓ trắng
PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
Câu 3 (2,5 điểm): Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 500
ml dung dịch X và V lít khí CO2 (đktc)
(a) Viết PTHH xảy ra và tính V.
(b) Tính nồng độ mol của chất có trong dung dịch X.
(c) Cho lượng CO2 thu được ở trên vào dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng muối thu được sau phản
ứng.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 57
Hướng dẫn giải
(a)
PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
0,5 → 1 → 0,5 → 0,5 (mol)
Theo PTHH ta có:

(b) Theo PTHH ta có:

(c) PTHH: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O


0,5 → 0,5 mol
⇒ mmuối = 0,5.106 = 53 gam.
Câu 4 (0,5 điểm): Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H 2SO4 loãng
(dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không
khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính
m.
Hướng dẫn giải
nFe = 0,2 mol; nMg = 0,1 mol.
PTHH: (1) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
(2) Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑
(3) FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4
(4) MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + Na2SO4
(5) 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O

(6) Mg(OH)2 MgO + H2O

Theo PTHH (1), (3), (5)

Theo PTHH (2), (4), (6)

_____HẾT_____

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 58
NHẬN CHUYỂN GIAO TÀI LIỆU FILE WORD
Ths. Trần Thanh Bình – 0977.111.382

THÔNG TIN ƯU ĐÃI ĐẾN 22/8/2021


(1) Giảm 50K khi chuyển giao 1 tài liệu bất kì
(2) Giảm 20% khi chuyển giao 2 tài liệu bất kì
(3) Giảm 30% cho thầy cô đang bị cách li theo chỉ thị 16
(4) Riêng khối 8 – 9: Phí: 400K/lớp – Combo 2 lớp phí 750K
Các tài liệu chuyển giao được cập nhật miễn phí – tặng link VIP chứa các tài liệu chia sẻ
miễn phí trong 1 năm (VD như tài liệu này)
Mọi chi tiết xin liên hệ Fb: Trần Thanh Bình hoặc Zalo: 0977.111.382

Link đọc thử:


https://drive.google.com/drive/folders/12Fn3z57Pa67ykZ5RR0zxXz6i_KEI97GS?usp=sharing

(Thầy cô copy link và dán vào Chrome, Coccoc,…)


Phí chuyển giao
STT Tên tài liệu ĐA gạch Có ĐA
chân chi tiết
1 CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA 8 (CẢ NĂM) 500K 600K
2 CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA 9 (CẢ NĂM) 500K 600K
3 CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 HKI 300K 350K
4 CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA 10 HKII 300K 350K
5 CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA 11 HKI 300K 350K
6 CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA 11 HKII 400K 450K
7 CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA 12 HKI 400K 450K
8 CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA 12 HKII 400K 450K
TÀI LIỆU ĐIỀN KHUYẾT TỔNG ÔN LÝ THUYẾT 300K X
9
10 – 11 – 12
PHÂN DẠNG CHI TIẾT ĐỀ THI ĐẠI HỌC – CĐ 300K X
10
TỪ 2007 – ĐẾN NAY
11 CẨM NANG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 300K X
TỔNG ÔN LÝ THUYẾT VÀ BỘ 20 ĐỀ CƠ BẢN ÔN THI X 500K
12
TỐT NGHIỆP THPT 2022 (7+)
CÁC DẠNG BÀI TẬP VD – VDC ÔN THI TỐT NGHIỆP X 500K
13
THPT 2022 (8 – 9+)
14 BỘ 10 ĐỀ DỰ ĐOÁN THI TỐT NGHIỆP THPT 2022 X 300K

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 59

You might also like