You are on page 1of 70

HÓA HỌC MỖI NGÀY

(Biên soạn)

Website: www.hoahocmoingay.com
Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
--------

LÝ THUYẾT

HÓA HỌC 9

Họ và tên học sinh :.............................................


Trường : .............................................
Lớp : ................
Năm học : 2019-2020

“HỌC HÓA BẰNG SỰ ĐAM MÊ”

LƯU HÀNH NỘI BỘ


04/2020
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT.


KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT BAZƠ


1. Tác dụng với nước
Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ (kiềm)
OXIT BAZƠ + H2O 
 DUNG DỊCH BAZƠ
Ví dụ: BaO + H2O 
 Ba(OH)2 CaO + H2O 
 Ca(OH)2
K2O + H2O 
 2KOH Na2O + H2O 
 2NaOH
2. Tác dụng với axit
OXIT BAZƠ + AXIT 
 MUỐI + H2O
Ví dụ: CaO + 2HCl 
 CaCl2 + H2O
CuO + H2SO4 
 CuSO4 + H2O
Fe3O4 + 8HCl 
 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
CHÚ Ý: + Fe3O4 = Fe2O3.FeO
+ Dung dịch CuSO4, CuCl2,... có màu xanh lam
3. Tác dụng với oxit axit
Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo muối
OXIT BAZƠ + OXIT AXIT 
 MUỐI
Ví dụ: CaO + CO2 
 CaCO3 BaO + SO2 
 BaSO3
Na2O + CO2 
 Na2CO3 K2O + SO2 
 K2SO3
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT AXIT
1. Tác dụng với nước
OXIT AXIT + H2O 
 DUNG DỊCH AXIT
Ví dụ: CO2 + H2O 
 H2CO3 SO2 + H2O 
 H2SO3
SO3 + H2O 
 H2SO4 P2O5 + 3H2O 
 2H3PO4
N2O5 + H2O 
 2HNO3

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

2. Tác dụng với dung dịch bazơ (kiềm)


OXIT AXIT + DUNG DỊCH BAZƠ 
 MUỐI + H2O
Ví dụ: CO2 + Ca(OH)2 
 CaCO3 + H2O
SO2 + NaOH 
 Na2SO3 + H2O
SO3 + KOH 
 K2SO4 + H2O
3. Tác dụng với oxit bazơ
OXIT AXIT + OXIT BAZƠ 
 MUỐI
Ví dụ: Xem tính chất số 3 của oxit bazơ (ở trên)
III. PHÂN LOẠI OXIT
1. Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
2. Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
3. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ vừa tác dụng với dung dịch
axit tạo muối và nước.
Thí dụ: ZnO, Al2O3, Cr2O3, …
ZnO + 2HCl 
 ZnCl2 + H2O
ZnO + 2NaOH 
 Na2ZnO2 + H2O
(Natri zincat)
Al2O3 + 6HCl 
 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH 
 2NaAlO2 + H2O
(Natri aluminat)
4. Oxit trung tính (oxit không tạo muối) là những oxit không tác dụng với axit, bazơ,
nước.
Ví dụ: CO, NO,…

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG

A. CANXI OXIT (CaO)


+ Tên thường là vôi sống
+ Là một oxit bazơ
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ cao ( khoảng 2585oC)
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
CaO có đầy đủ tính chất hóa học của oxit bazơ
1. Tác dụng với nước
CaO + H2O 
 Ca(OH)2
CHÚ Ý: Ca(OH)2 tan ít trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ (hay gọi dung
dịch nước vôi trong)
2. Tác dụng với axit
CaO + 2HCl 
 CaCl2 + H2O
(Canxi clorua)
CaO + H2SO4 
 CaSO4 + H2O
(Canxi sunfat)
3. Tác dụng với oxit axit
CaO + CO2 
 CaCO3 (canxi cacbonat)
CaO + SO2 
 CaSO3 (canxi sunfit)
III. ỨNG DỤNG
– CaO dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa
học.
– CaO dùng khử chua đất, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm,...
IV. SẢN XUẤT CANXI OXIT
1. Nguyên liệu
– Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi.
– Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên,...
2. Các phản ứng xảy ra
o
t
– Than cháy tỏa nhiều nhiệt: C + O2   CO2

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

– Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi thành vôi sống (trên 900 oC):
o
t
CaCO3   CaO + CO2

B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT (SO2)


+ SO2 còn được gọi là khí sunfurơ
+ Là một oxit axit
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp,...), nặng hơn không khí
64
(d SO = ).
2 /KK
29
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
SO2 có đầy đủ tính chất hóa học của oxit axit.
1. Tác dụng với nước
SO2 + H2O 
 H2SO3 (dd axit sunfurơ)
CHÚ Ý: SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các nguyên nhân gây ra mưa
axit.
2. Tác dụng với dung dịch bazơ (kiềm)
SO2 + 2NaOH 
 Na2SO3 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 
 CaSO3 + H2O
3. Tác dụng với oxit bazơ
SO2 + BaO 
 BaSO3
SO2 + Na2O 
 Na2SO3
III. ỨNG DỤNG
– SO2 dùng để sản xuất axit H2SO4.
– SO2 dùng tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, diệt nấm móc,...
IV. SẢN XUẤT SO2
1. Trong phòng thí nghiệm
Na2SO3 + H2SO4 
 Na2SO4 + SO2 + H2O

Cu + 2H2SO4 (đặc) 
 CuSO4 + SO2 + 2H2O
* SO2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.
2. Trong công nghiệp
o
t
+ Đốt lưu huỳnh trong không khí: S + O2   SO2
o
t
+ Đốt quặng pirit sắt (FeS2): 4FeS2 + 11O2   2Fe2O3 + 8SO2

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC


1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu
Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
CHÚ Ý: Tính chất này dùng để nhận biết dung dịch axit
2. Axit tác dụng với kim loại
Dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng,...) tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và giải
phóng khí H2.
AXIT + KIM LOẠI 
 MUỐI + H2
Ví dụ: 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2

Fe + H2SO4 
 FeSO4 + H2
CHÚ Ý: + Kim loại có nhiều hóa trị sẽ tạo ra muối của kim loại có hóa trị thấp.
+ Kim loại Cu, Ag, Hg,... không tác dụng với dd HCl, H2SO4 loãng
+ Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải
phóng khí H2.
3. Axit tác dụng với bazơ ( gọi là phản ứng trung hòa)
AXIT + BAZƠ 
 MUỐI + H2O
Ví dụ: H2SO4 + Cu(OH)2 
 CuSO4 + 2H2O
HCl + NaOH 
 NaCl + H2O
4. Axit tác dụng với oxit bazơ
AXIT + OXIT BAZƠ 
 MUỐI + H2O
Ví dụ: 6HCl + Fe2O3 
 2FeCl3 + 3H2O
H2SO4 + CuO 
 CuSO4 + H2O
CHÚ Ý: Fe3O4 + 8HCl 
 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
5. Axit tác dụng với muối
AXIT + MUỐI 
 MUỐI MỚI + AXIT MỚI

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

Điều kiện xảy ra: Sản phẩm sinh ra có kết tủa hoặc chất khí
Ví dụ: CaCO3 + 2HCl 
 CaCl2 + CO2↑ + H2O
AgNO3 + HCl 
 AgCl↓ + HNO3
II. AXIT MẠNH VÀ AXIT YẾU
1. Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3,...
2. Axit yếu: H2S, H2CO3, H2SO3, CH3COOH,...

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG

A. AXIT CLOHIĐRIC (HCl)


I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
– Khí hiđro clorua (HCl) tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric HCl.
– Dung dịch axit clohiđric đậm đặc có nồng độ khoảng 37%.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Dung dịch HCl có những tính hóa học của một axit mạnh
1. Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
2. Tác dụng với kim loại (Mg, Zn, Al, Fe,...)
2Al + 6HCl 
 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl 
 FeCl2 + H2
3. Tác dụng với bazơ
HCl + NaOH 
 NaCl + H2O
2HCl + Cu(OH)2 
 CuCl2 + 2H2O
4. Tác dụng với oxit bazơ
6HCl + Fe2O3 
 2FeCl3 + 3H2O
2HCl + CuO 
 CuCl2 + H2O
Fe3O4 + 8HCl 
 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
5. Tác dụng với muối
CaCO3 + 2HCl 
 CaCl2 + CO2↑ + H2O
AgNO3 + HCl 
 AgCl↓ + HNO3
II. ỨNG DỤNG
Axit clohiđric dùng để:
– Điều chế các muối clorua.
– Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.
– Tẩy gỉ kim loại trước khi sơn, tráng, mạ kim loại.
– Chế biến thực phẩm, dược phẩm,...

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

B. AXIT SUNFURIC (H2SO4)


I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
– Axit sunfuric là chất lỏng sánh, không màu, nặng hơn nước, không bay hơi.
– Tan dễ dàng trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt.
CHÚ Ý: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, phải rót từ từ axit đặc vào nước rồi khuấy
đều. Làm ngược lại sẽ gây nguy hiểm.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc có một số tính chất hóa học khác nhau.
1. Axit sunfuric loãng có tính chất hóa học của axit
a) Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
b) Tác dụng với kim loại (Mg, Zn, Al, Fe,...)
2Al + 3H2SO4 
 Al2(SO4)3 + 3H2

Fe + H2SO4 
 FeSO4 + H2
c) Tác dụng với bazơ
H2SO4 + 2NaOH 
 Na2SO4 + 2H2O
H2SO4 + Cu(OH)2 
 CuSO4 + 2H2O
d) Tác dụng với oxit bazơ
6H2SO4 + 2Fe2O3 
 2Fe2(SO4)3 + 6H2O
H2SO4 + CuO 
 CuSO4 + H2O
e) Tác dụng với muối
CaCO3 + H2SO4 
 CaSO4 + CO2↑ + H2O
BaCl2 + H2SO4 
 BaSO4↓ + 2HCl
2. Axit sunfuric đặc có tính chất hóa học riêng
a) Tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt)  muối sunfat + khí SO2 + H2O
o
t
Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng)   CuSO4 + SO2 + 2H2O
o
t
2Fe + 6H2SO4 (đặc, nóng)   Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
CHÚ Ý: + Muối sunfat của kim loại đạt hóa trị cao nhất.
+ Khí thoát ra thường là SO2, không tạo ta H2.
+ Fe, Al, Cr thụ động đối với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
b) Tính háo nước

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

– Axit sunfuric đặc hút nước rất mạnh:


H SO
C12H22O11   12C + 11H2O
2 4 ñaëc

– Sau đó C tác dụng với H2SO4 đặc:


C + 2H2SO4 
 CO2 + 2SO2 + 2H2O
III. SẢN SUẤT AXIT SUNFURIC
– Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc
– Nguyên liệu là lưu huỳnh (hoặc quặng pirit), không khí và nước.
– 3 công đoạn sản xuất axit sunfuric:
+ Sản xuất SO2 từ S (hoặc pirit sắt FeS2):
o
t
S + O2   SO2
o
t
4FeS2 + 11O2   2Fe2O3 + 8SO2
o
t
+ Sản xuất SO3: 2SO2 + O2 
VO
 2SO3 2 5

+ Sản xuất H2SO4: SO3 + H2O 


 H2SO4
IV. NHẬN BIẾT AXIT SUNFURIC VÀ MUỐI SUNFAT
– Dùng thuốc thử là dung dịch muối BaCl2, Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2
– Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng BaSO4 không tan trong axit và nước.
H2SO4 + BaCl2 
 BaSO4 + 2HCl

Na2SO4 + BaCl2 
 BaSO4 + 2NaCl
– Để phân biệt axit sunfuric và muối sunfat, có thể dùng một số kim loại như Mg, Zn, Al,
Fe,…

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ

1. Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu
Các dung dịch bazơ (kiềm) là NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 làm đổi màu chất chỉ thị:
– Quỳ tím chuyển sang màu xanh.
– Phenolphtalein không màu thành màu hồng.
2. Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit
DUNG DỊCH BAZƠ + OXIT AXIT 
 MUỐI + H2O
Ví dụ: 2NaOH + CO2 
 Na2CO3 + H2O
3Ba(OH)2 + P2O5 
 Ba3(PO4)2 + 3H2O
3. Tác dụng của bazơ với axit
BAZƠ + AXIT 
 MUỐI + H2O
Ví dụ: KOH + HCl 
 KCl + H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 
 CuSO4 + 2H2O
Fe(OH)3 + 3HNO3 
 Fe(NO3)3 + 3H2O
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
o
t
BAZƠ KHÔNG TAN   OXIT BAZƠ + H2O
o
t
Ví dụ: Cu(OH)2   CuO + H2O
o
t
2Al(OH)3   Al2O3 + 3H2O
5. Tác dụng của dung dịch bazơ với dung dịch muối
DUNG DỊCH BAZƠ + MUỐI 
 BAZƠ MỚI + MUỐI MỚI
Điều kiện: + Muối đem tác dụng phải tan
+ Sản phẩm phải có chất kết tủa
Ví dụ: FeCl2 + 2NaOH 
 Fe(OH)2↓ + 2NaCl
Na2SO4 + Ba(OH)2 
 BaSO4 ↓ + 2NaOH
MgCl2 + Ca(OH)2 
 Mg(OH)2 ↓ + CaCl2

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG

A. NATRI HIĐROXIT
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
– Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa
nhiệt.
– Dung dịch NaOH có tính nhờn, mục vải, giấy và ăn mòn da  sử dụng cẩn thận.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
NaOH có những tính chất của bazơ tan (kiềm)
1. Đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch NaOH làm đổi màu chất chỉ thị:
+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh
+ Phenolphtalein không màu thành màu hồng
2. Tác dụng với oxit axit
2NaOH + CO2 
 Na2CO3 + H2O
NaOH + CO2 
 NaHCO3
2NaOH + SO2 
 Na2SO3 + H2O
3. Tác dụng với axit
NaOH + HCl 
 NaCl + H2O
2NaOH + H2SO4 
 Na2SO4 + 2H2O
4. Tác dụng với dung dịch muối
FeCl2 + 2NaOH 
 Fe(OH)2↓ + 2NaCl
CuSO4 + 2NaOH 
 Cu(OH)2↓ + 2Na2SO4
III. SẢN XUẤT NATRI HIĐROXIT
Dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn:
ñieän phaân
2NaCl + 2H2O 
coù maøng ngaên
 2NaOH + H2 + Cl2

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

B. CANXI HIĐROXIT – THANG pH


I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Dung dịch Ca(OH)2 có những tính chất của bazơ tan
1. Đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch Ca(OH)2 làm đổi màu chất chỉ thị:
+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh
+ Phenolphtalein không màu thành màu hồng.
2. Tác dụng với oxit axit
Ca(OH)2 + CO2 
 CaCO3 + H2O

Ca(OH)2 + SO2 
 CaSO3 + H2O
3. Tác dụng với axit
Ca(OH)2 + 2HCl 
 CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 
 CaSO4 + 2H2O
4. Tác dụng với dung dịch muối
FeCl2 + Ca(OH)2 
 Fe(OH)2↓ + CaCl2
CuSO4 + Ca(OH)2  Cu(OH)2↓ + CaSO4

II. THANG pH
Dùng thang pH để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch:
+ Nếu pH = 7 thì dung dịch trung tính.
+ Nếu pH > 7 thì dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ càng lớn.
+ Nếu pH < 7 thì dung dịch có tính axit, pH càng nhỏ độ axit của dung dịch càng lớn.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI


1. Tác dụng với kim loại
MUỐI + KIM LOẠI 
 MUỐI MỚI + KIM LOẠI MỚI
Điều kiện phản ứng:
+ Muối phản ứng phải tan.
+ Kim loại phải đứng trước kim loại của muối (thứ tự: Mg – Al – Zn – Fe – Pb – Cu –
Ag,.. )
Ví dụ: Cu + 2AgNO3 
 Cu(NO3)2 + 2Ag
Fe + CuCl2 
 FeCl2 + Cu
Mg + FeSO4 
 MgSO4 + Fe
2. Tác dụng với axit
MUỐI + AXIT 
 MUỐI MỚI + AXIT MỚI
Điều kiện phản ứng: Sản phẩm sinh ra có kết tủa hoặc chất khí
Ví dụ: CaCO3 + 2HCl 
 CaCl2 + CO2↑ + H2O
AgNO3 + HCl 
 AgCl↓ + HNO3
BaCl2 + H2SO4 
 BaSO4↓ + 2HCl
3. Tác dụng với muối
MUỐI + MUỐI 
 2 MUỐI MỚI
Điều kiện phản ứng:
+ 2 muối phản ứng phải tan
+ Muối mới sinh ra phải có kết tủa
Ví dụ: BaCl2 + CuSO4 
 BaSO4↓ + CuCl2
AgNO3 + NaCl 
 AgCl↓ + NaNO3
CuCl2 + Na2S 
 CuS↓ + 2NaCl
4. Tác dụng với dung dịch bazơ

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

MUỐI + dd BAZƠ 
 MUỐI MỚI + BAZƠ MỚI
Điều kiện phản ứng:
+ Muối phản ứng phải tan
+ Sản phẩm sinh ra phải có kết tủa
Ví dụ: CuCl2 + 2NaOH 
 Cu(OH)2↓ + 2NaCl
Na2CO3 + Ba(OH)2 
 BaCO3↓ + 2NaOH
5. Phản ứng phân hủy
Một số muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao: KClO3, KMnO4, CaCO3, KNO3,…
o
MnO , t C
2KClO3   2KCl + 3O2
2

o
t
2KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2
o
t
CaCO3   CaO + CO2
o
t
2KNO3   2KNO2 + O2
II. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH
1. Một số phản ứng trao đổi
CaCO3 + 2HCl 
 CaCl2 + CO2↑ + H2O
AgNO3 + NaCl 
 AgCl↓ + NaNO3
CuCl2 + 2NaOH 
 Cu(OH)2↓ + 2NaCl
2. Định nghĩa
Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao
đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
Sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
CHÚ Ý: Phản ứng trung hòa cũng thuộc phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
2NaOH + H2SO4 
 Na2SO4 + H2O

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG

I. MUỐI NATRI CLORUA (NaCl)


1. Trạng thái tự nhiên
– Natri clorua là thành phần chủ yếu trong nước biển.
VD: Trong 1m3 nước biển có hòa tan chừng 27kg NaCl, 5kg MgCl, 1kg CaSO4 và một
khối lượng nhỏ những muối khác).
– Ngoài ra, trong lòng đất cũng chứa một khối lượng muối natri clorua kết tinh gọi là
muối mỏ.
2. Cách khai thác
– Ở những nơi có biển hoặc hồ nước mặn, người ta khai thác NaCl từ nước mặn trên. Cho
nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.
– Ở những nơi có mỏ muối, người ta đào hầm hoặc giếng sâu đến mỏ muối để lấy muối
lên.
3. Ứng dụng
Muối NaCl có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất:

II. KALI NITRAT KNO3


Kali nitrat còn gọi là diêm tiêu, là chất rắn màu trắng.
1. Tính chất
– KNO3 là chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt.
– KNO3 bị nhiệt phân tạo natri nitrit và khí oxi, vì vậy nó có tính oxi hóa mạnh:
o
t
2KNO3   2KNO2 + O2↑
2. Ứng dụng
– KNO3 dùng chế tọ thuốc nổ đen.
– Làm phân bón,cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng.
– Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

PHÂN BÓN HÓA HỌC

I. NHỮNG NHU CẦU CỦA CÂY TRỒNG


1. Thành phần của thực vật
– Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong thực vật, khoảng 90%. Các chất khô còn lại chừng 10%.
– Trong thành phần chất khô có tới 99% nguyên tố C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S. Còn lại
khoảng 1% là những nguyên tố vi lượng như B (bo), Cu, Zn, Fe, Mn (mangan).
2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật
– Các nguyên tố C, H, O là những nguyên tố cơ bản cấu tạo nên hợp chất gluxit ( đường,
tinh bột, xenlulozơ) của thực vật.
AÙnh saùng
nCO2 + mH2O 
Chaát dieäp luïc
 Cn(H2O)m + nO2↑

(Gluxit)
– Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh.
– Nguyên tố P: kích thích rễ thực vật phát triển.
– Nguyên tố K: kích thích cây ra hoa, làm hạt, tổng hợp diệp lục.
– Nguyên tố S: tổng hợp protein.
– Nguyên tố Ca và Mg: giúp cây sản sinh diệp lục.
– Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật.
II. NHỮNG LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG
– Phân bón hóa học là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón
cho cây để nâng cao năng suất cây trồng.
– Phân bón hóa học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép.
1. Phân bón dạng đơn
Phân bón dạng đơn chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân
(P) và kali (K).
a) Phân đạm (chứa N)
– Ure CO(NH2)2: tan trong nước, chứa 46% nitơ.
– Amoni nitrat NH4NO3 tan trong nước, chứa 35% nitơ.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

– Amoni sunfat (NH4)2SO4: tan trong nước, chứa 21% nitơ.


b) Phân lân (chứa P)
– Photphat tự nhiên là phân lân chưa qua chế biến hóa học, thành phần chính
chứa Ca3(PO4)2, không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
– Supephotphat là phân lân đã qua chế biến hóa học, thành phần chính là
Ca(H2PO4)2 tan trong nước.
c) Phân kali (chứa K): thành phần chủ yếu là KCl và K2SO4 đều dễ tan trong nước.
2. Phân bón dạng kép
Phân bón dạng kép là có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K. Người ta
tạo ra phân bón kép bằng cách:
– Hỗn hợp những phân bón đơn được trộn với nhau theo tỉ lệ lựa chọn thích hợp với từng
loại cây trồng.
VD: Phân NPK là hỗn hợp các muối NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl. Phân bón NPK dễ
tan, cung cấp cho cầy đồng thời đạm, lân và kali.
– Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học như KNO3 ( kali và đạm), (NH4)2HPO4 (
đạm và lân),…
3. Phân bón vi lượng
Chứa một số nguyên tố hóa học (bo, kẽm, mangan,… dưới dạng hợp chất) mà cây cần
rất ít nhưng lại cần thiết cho sự phát triển của cây trồng.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA


BAZƠ VÀ MUỐI

1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ


Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Giải thích: NaOH tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo ra kết tủa Fe(OH)3 nâu đỏ.
Phương trình: 3NaOH + FeCl3 
 Fe(OH)3↓ + NaCl
Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.
Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.
Hiện tượng: Kết tủa tan.
Giải thích: Kết tủa tan là do HCl tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd trong suốt màu xanh lam.
Phương trình: Cu(OH)2 + 2HCl 
 CuCl2 + 2H2O
Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.
2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI.
Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.
Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.
Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4. Cu bám vào trên bề mặt đinh sắt.
Phương trình: Fe + CuSO4 
 FeSO4 + Cu
Kết luận: Kim loại tác dụng với muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.
Giải thích: BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo ra BaSO4 màu trắng không tan.
Phương trình: BaCl2 + Na2SO4 
 BaSO4↓ + 2NaCl
Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới.
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích: BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa trắng BaSO4
Phương trình: BaCl2 + H2SO4 
 BaSO4↓ + 2HCl
Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới và axit mới.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI

I. TÍNH DẺO
– Kim loại có tính dẻo.
– Kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau.
– Những kim loại có tính dẻo cao: Au, Ag, Al, Cu,...
– Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác
nhau.
II. TÍNH DẪN ĐIỆN
– Kim loại có tính dẫn điện.
– Nhiệt độ của kim loại càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm.
– Kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau.
– Tính dẫn điện của kim loại giảm dần từ: Ag > Cu > Al > Fe >….
– Do có tính dẫn điện, một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện (như Cu, Al,...)
III. TÍNH DẪN NHIỆT
– Kim loại có tính dẫn điện.
– Kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau.
– Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt: Ag > Cu > Al > Fe >….
– Do có tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ (inox) được
dùng làm dụng cụ nấu ăn.
IV. ÁNH KIM
– Kim loại có ánh kim.
– Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và đồ trang trí.
KẾT LUẬN:
4 tính chất vật lí chung của kim loại là do sự có mặt của các electron tự do
trong kim loại gây ra.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

I. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI PHI KIM


1. Tác dụng với oxi
* Hầu hết các kim loại ( trừ Au, Ag, Pt) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ
cao tạo thành oxit (thường là oxit bazơ)
o o
t C t C
2Mg + O2   2MgO ; 4Al + 3O2   2Al2O3
o
t C
3Fe + 2O2   Fe3O4
2. Tác dụng với phi kim khác
* Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.
+ Với khí Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất).
o o
t C t C
2 Fe + 3Cl2   2 Fe Cl3 ; Cu + Cl2   Cu Cl2
+ Với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường)
o o
t C t C
Cu + S   CuS ; Fe + S   FeS
Hg + S 
 HgS
II. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT (HCl, H2SO4 loãng,...)
Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit ( H2SO4 loãng, HCl…) tạo thành muối và
giải phóng khí hiđro.
Fe + 2HCl 
 FeCl2 + H2
Zn + H2SO4 loãng 
 ZnSO4 + H2
CHÚ Ý: Với axit H2SO4 đặc (xem lại tính chất của bài H2SO4 đặc)
o
t
2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng)   Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
o
t
2Al + 6H2SO4 (đặc, nóng)   Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
III. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH MUỐI
1. Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat
Cu + 2AgNO3 
 Cu(NO3)2 + 2Ag
Nhận xét: Cu đẩy bạc ra khỏi muối → Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

2. Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng (II) sunfat
Zn + CuSO4 
 ZnSO4 + Cu
Hiện tượng: Chất rắn màu đỏ bám vào dây kẽm, màu xanh lam dung dịch đồng (II)
sunfat nhạt dần, kẽm tan dần.
Nhận xét: Zn đã đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối CuSO4 → Zn hoạt động hóa học mạnh
hơn Cu.
 Hoạt động hóa học của Zn > Cu > Ag
KẾT LUẬN:
Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca, Ba,...) có thể đẩy kim loại hoạt
động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối , tạo thành muối mới và kim loại mới.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC


CỦA KIM LOẠI

I. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI


Các kim loại được sắp xếp thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học:
K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au

Kim loại mạnh, Kim loại trung bình, Kim loại yếu,
tan trong nước không tan trong nước không tan trong nước

CHÚ Ý: Nhẩm “câu thần chú” để học thuộc dãy:


Khi Ba Cô Nàng May Áo Màu Za Cam Fái Người Sang Phố Hỏi
Cửa Hàng Á Phi Âu
II. Ý NGHĨA CỦA DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
1. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.
 K là kim loại hoạt động mạnh nhất và Au là kim loại kém hoạt động nhất.
2. Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na) phản ứng được với nước ở nhiệt độ
thường
2Na + 2H2O 
 2NaOH + H2

Ba + 2H2O 
 Ba(OH)2 + H2
3. Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng,...) tạo H2
Fe + 2HCl 
 FeCl2 + H2
 không phản ứng (vì Cu đứng sau H)
Cu + 2HCl 
4. Kim loại không tan trong nước (từ Mg về sau) đẩy được kim loại đứng sau nó
trong dung dịch muối
Fe + CuSO4 
 FeSO4 + Cu
Cu + 2AgNO3 
 Cu(NO3)2 + 2Ag
CHÚ Ý: Khi cho Na vào dung dịch CuCl2 thì:
+ Na phản ứng với nước trước: 2Na + 2H2O 
 2NaOH + H2

+ Sau đó xảy ra phản ứng: CuCl2 + 2NaOH 


 Cu(OH)2 + 2NaCl

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

NHÔM

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


– Nhôm là kim loại có màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ ( d = 2,7 g/cm3), dẫn điện, dẫn
nhiệt tốt, nóng chảy ở 660 oC.
– Nhôm có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo thành sợi.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại
1. Tác dụng với phi kim
o
t C
+ Với oxi : 4Al + 3O2   2Al2O3 (nhôm oxit)
o
t C
+ Với khí Cl2: 2Al + 3Cl2   2AlCl3 (nhôm clorua)
o
t C
+ Với lưu huỳnh: 2Al + 3S   Al2S3 (nhôm sunfua)
2. Tác dụng với dung dịch axit
+ Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
2Al + 6HCl 
 2AlCl3 + 3H2

2Al + 3H2SO4 loãng 


 Al2(SO4)3 + 3H2
+ Với dung dịch H2SO4 đặc, HNO3
o
t
2Al + 6H2SO4 (đặc, nóng)   Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
CHÚ Ý: Al thụ động với axit H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội
3. Tác dụng với dung dịch muối
Nhôm phản ứng được với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động hóa học
yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới
Al + 3AgNO3 
 Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3CuCl2 
 2AlCl3 + 3Cu
4. Tác dụng với dung dịch kiềm như : NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
2Al + 2NaOH + 2H2O 
 2NaAlO2 + 3H2
(Natri aluminat)

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

III. ỨNG DỤNG


– Nhôm và hợp kim nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống như: đồ dùng gia đình,
dây dẫn điện,...
– Hợp kim Đuyra ( hợp kim của nhôm với Cu, Mn, Fe, Si) nhẹ và bền dùng chế tạo máy
bay, tàu vũ trụ,...
IV. SẢN XUẤT
+ Nguyên liệu: Quặng boxit (thành phần chủ yếu là Al2O3)
+ Phương pháp: điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 và criolit
ñpnc
2Al2O3 
criolit
 4Al + 3O2

CHÚ Ý: Các oxit kim loại từ Al trở về trước dãy hoạt động kim loại dùng phương pháp
điện phân nóng chảy đề điều chế kim loại.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

SẮT

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


– Sắt là kim loại có màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém
hơn nhôm.
– Sắt dẻo nên dễ rèn.
– Sắt có tính nhiễm từ ( sắt bị nam châm hút).
– Sắt là kim loại nặng ( d = 7,86 g/cm3), nóng chảy ở 1539 oC.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
NHẬN XÉT:+ Sắt có những tính chất hóa học của kim loại
+ Tùy điều kiện phản ứng mà sắt thể hiện dạng hóa trị II hay III.
1. Tác dụng với phi kim
o
t
+ Với oxi : 3Fe + 2O2   Fe3O4 (oxit sắt từ nâu đen là hỗn hợp FeO.Fe2O3)
o
t
+ Với khí Cl2: 2Fe + 3Cl2   2FeCl3 (sắt (III) clorua, màu nâu đỏ)
o
t
+ Với lưu huỳnh: Fe + S   FeS (sắt sunfua)
2. Tác dụng với dung dịch axit
+ Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) và H2
Fe + 2HCl 
 FeCl2 + H2
Fe + H2SO4 loãng 
 FeSO4 + H2
+ Với dung dịch H2SO4 đặc, HNO3 tạo muối sắt (III) và không giải phóng H2
o
t
2Fe + 6H2SO4 (đặc, nóng)   Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
o
t
Fe + 6HNO3(đặc, nóng)   Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
CHÚ Ý: Fe thụ động với axit H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
3. Tác dụng với dung dịch muối
Sắt phản ứng được với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động hóa học yếu
hơn tạo ra muối sắt (II) và kim loại mới.
Fe + 2AgNO3 
 Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + CuCl2  FeCl2 + Cu

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP

I. HỢP KIM CỦA SẮT


– Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại
khác nhau hoặc của kim loại và phi kim.
– Hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng là gang và thép.
1. Gang là gì ?
– Gang là hợp kim của sắt và cacbon (2-5%) và một số nguyên tố khác như Si, Mn, S,...
– Gang cứng và giòn hơn sắt.
– Gang có 2 loại: gang trắng (dùng luyện thép) và gang xám (dùng đúc bệ máy).
2. Thép là gì ?
– Thép là hợp kim của sắt và cacbon ( < 2%) và một số nguyên tố khác như Si, Mn, S,...
– Thép có nhiều tính chất vật lí quý hơn sắt như tính đàn hồi, cứng, ít bị ăn mòn,...
II. SẢN XUẤT GANG VÀ THÉP
1. Sản xuất gang
a) Nguyên liệu:
– Quặng manhetit (chứa Fe3O4) và hematit (chứa Fe2O3).
– Than cốc, không khí giàu oxi và chất phụ gia như CaCO3,...
b) Nguyên tắc sản xuất
Dùng cacbon oxit (CO) khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim (lò cao)
c) Quá trình sản xuất gang trong lò cao
+ Phản ứng tạo khí CO:
o
t
C + O2   CO2
o
t
C + CO2   2CO
+ Khí CO khử oxit sắt trong quặng sắt thành sắt:
o
t
3CO + Fe2O3   2Fe + 3CO2
+ CaCO3 bị phân hủy thành CaO. CaO kết hợp với SiO2,... có trong quặng thành xỉ:
o
t
CaO + SiO2   CaSiO3 (canxi silicat)

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

Xỉ nhẹ nổi lên trên và được đưa ra ngoài.


+ Khí tạo thành trong lò cao được thoát ra ở phía trên gần miện lò.
2. Sản xuất thép
a) Nguyên liệu: Gang, sắt phế liệu và khí oxi.
b) Nguyên tắc sản xuất:
Oxi hóa một số kim loại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố C, Si,
Mn,...
c) Quá trình sản xuất thép:
– Thổi khí oxi vào lò đựng gang nóng chảy ở nhiệt độ cao. Khí oxi oxi hóa các nguyên tố
trong gang như C, Mn, Si, S, P,...
o
t
Ví dụ: C + O2   CO2
– Sản phẩm thu được là thép.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ


KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN

I. ĐỊNH NGHĨA
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi
trường.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĂN MÒN KIM LOẠI
1. Ảnh của các chất trong môi trường
Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành
phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
III. BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường
– Sơn, mạ, bôi dầu mở, mạ điện,...lên bề mặt kim loại.
– Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng.
2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn
– Sản xuất một số hợp kim ít bị ăn mòn như thép không gỉ (inox), thép crom,...

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

CHƯƠNG 3:
PHI KIM.
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 25 TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


– Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: trạng thái rắn (lưu huỳnh, cacbon,
photpho,...), trạng thái lỏng (brom), trạng thái khí (oxi, nitơ, hiđro,...).
– Phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
– Một số phi kim độc như clo, brom, iot.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với kim loại
a) Oxi tác dụng với kim loại  oxit
o o
t t
2Cu + O2   2CuO 3Fe + 2O2   2Fe3O4
b) Clo tác dụng với kim loại  muối clorua (hóa trị kim loại đạt cao nhất)
o o
t t
2Fe + 3Cl2   2FeCl3 Cu + Cl2   CuCl2
c) Lưu huỳnh tác dụng với kim loại  muối sunfua
o o
t t
Fe + S   FeS 2Na + S   Na2S
2. Tác dụng với hiđro
o
t
+ Với oxi: 2H2 + O2   2H2O (hơi nước)
o
t
+ Với clo: 2H2 + Cl2   2HCl (hiđro clorua)
o
t
+ Với phi kim khác: 2H2 + C   CH4 (khí metan)
o
t
H2 + S   H2S (hiđro sunfua)
* NHẬN XÉT: Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành chất khí.
3. Tác dụng với oxi
o
t
S + O2   SO2
(vàng) (không màu)
o
t
C + O2   CO2
(đen) (không màu)
o
t
4P + 5O2   2P2O5
(đỏ) (trắng)

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

* NHẬN XÉT: Nhiều phi kim phản ứng với oxi tạo thành oxit axit.
4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim
– Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng
và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
– Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (trong đó flo là phi kim mạnh nhất).
– Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 26 CLO

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


– Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc.
71 o
– Clo nặng gấp 2,5 lần không khí (d Cl 2 /KK
  2,5) và tan được trong nước. Ở 20 C, một
29
thể tích nước hòa tan 2,5 thể tích khí clo.
– Clo là khí độc.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Clo có những tính chất hóa học của phi kim
a) Tác dụng với kim loại  muối clorua (hóa trị kim loại đạt cao nhất)
o
t
2Fe + 3Cl2   2FeCl3
(trắng xám) (vàng lục) (nâu đỏ)
o
t
Cu + Cl2   CuCl2
(đỏ) (vàng lục) (vàng nâu)
b) Tác dụng với hiđro
o
t
2H2 + Cl2   2HCl (hiđro clorua)
CHÚ Ý: + Khí hiđro clorua tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric
+ Clo không tác dụng trực tiếp với oxi
2. Clo có những tính chất hóa học riêng
a) Tác dụng với nước
Khi cho khí clo vào nước thu được nước clo. Các quá trình xảy ra:
+ Quá trình vật lí: clo tan trong nước
+ Quá trình hóa học: clo tác dụng một phần với nước:

 HCl + HClO
Cl2 + H2O 
 (Axit hipoclorơ)
CHÚ Ý: + Nước clo có màu vàng lục là dung dịch hỗn hợp các chất: Cl2, HCl, HClO
+ Khi cho quỳ tím vào nước clo, lúc đầu quy tím hóa đỏ nhưng nhanh chóng
bị mất màu do tác dụng oxi hóa mạnh của axit HClO.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

+ Axit HClO yếu, kém bền và có tính oxi hóa mạnh.


b) Tác dụng với dung dịch NaOH
Cl2 + 2NaOH 
 NaCl + NaClO + H2O
Natri hipolcorit
Dung dịch hỗn hợp 2 muối NaCl và NaClO được gọi là nước Gia-ven. Nước Gia-ven
có tính oxi hóa mạnh như HClO (NaClO là chất oxi hóa mạnh).
III. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
– Phương pháp: Dùng chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4 tác dụng với dung dịch
HCl đặc.
– Phương trình hóa học:
o
t
MnO2 + 4HCl   MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(đen) (không màu) (vàng lục)
o
t
2KMnO4 + 16HCl   2MnCl2 + 2 KCl + 5Cl2 + 8H2O
– Khí clo được làm khô bằng H2SO4 đặc và thu vào bình bằng cách đẩy không khí.
2. Trong công nghiệp
– Phương pháp: Dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn
xốp.
– Phương trình hóa học:
ñpdd
2NaCl + 2H2O 
cmn
 2NaOH + Cl2 + H2
CHÚ Ý:
+ Nếu không có màng ngăn thì Cl2 sinh ra sẽ tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành
dung dịch nước Gia-ven.
+ Khí clo được sản xuất ở nhà máy hóa chất Việt Trì, nhà máy giấy Bãi Bằng và nhiều
nhà máy khác.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 27 CACBON

I. CÁC DẠNG THÙ HÌNH CỦA CACBON


1. Dạng thù hình là gì ?
Các dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố
đó tạo nên.
Ví dụ: + Nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình oxi (O2) và ozon (O3).
+ Nguyên tố lưu huỳnh có 2 dạng thù hình là lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu
huỳnh đơn tà (Sβ).
2. Các dạng thù hình của cacbon
– Kim cương : cứng, trong suốt, không dẫn điện.
– Than chì: mềm, dẫn điện.
– Cacbon vô định hình: xốp, không dẫn điện ( than gỗ, than đá,than xương, mồ hóng,…)
CHÚ Ý: Cacbon vô định hình hoạt động mạnh nhất nên tìm hiểu tính chất của nó.
II. TÍNH CHẤT CỦA CACBON
1. Tính chất hấp phụ
– Than gỗ, than xương,...mới điều chế có tính hấp phụ cao được gọi là than hoạt tính. Đó
là khả năng hấp phụ chất màu tan trong dung dịch.
– Than hoạt tính được dùng làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc,...
2. Tính chất hóa học
Do cacbon là phi kim hoạt động yếu nên ở nhiệt độ thường, cacbon khá trơ. Khi đốt nóng,
cacbon tác dụng với nhiều chất.
o
t
a) Tác dụng với oxi : C + O2   CO2
CHÚ Ý: Phản ứng tỏa nhiều nhiệt nên cacbon được dùng làm nhiên liệu trong đời
sống và sản xuất.
b) Tác dụng với oxit kim loại
o
t
2CuO + C   2Cu + CO2
(đen) (đen) (đỏ) (không màu)

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

CHÚ Ý: Cacbon khử được một số oxit kim loại sau nhôm (Al) như CuO, PbO, ZnO,...
thành kim loại:
o
t
2PbO + C   2Pb + CO2
o
t
2ZnO + C   2Zn + CO2
III. ỨNG DỤNG
Tùy thuộc vào tính chất của mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong đời
sống, sản xuất và trong kĩ thuật :
– Than chì được dùng làm điện cực, ruột bút chì,...
– Kim cương được dùng làm đồ trang sức quý hiếm, mũi khoan, dao cắt kính,...
– Cacbon vô định hình được dùng làm than hoạt tính, mặt nạ phòng hơi độc, khử màu,...
– Than đá, than gỗ được dùng làm nhiên liệu, làm chất khử để điều chế kim loại,...

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

CÁC OXIT CỦA CACBON

I. CACBON OXIT (CO)


1. Tính chất vật lí
– Là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không
28
khí (d CO/KK  ).
29
– Rất độc.
2. Tính chất hóa học
a) CO là oxit trung tính: Ở điều kiện thường, CO không phản ứng với nước, kiềm và axit.
b) CO là chất khử: Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại ( sau Al)
o
t
+ Khử oxit kim loại: CO + CuO   Cu + CO2
o
t
4CO + Fe3O4   3Fe + 4CO2
o
t
+ Cháy trong oxi: CO + O2   CO2
3. Ứng dụng
– CO được dùng làm nhiên liệu, chất khử,...
– CO được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp hóa học.
II. CACBON ĐIOXIT (CO2)
1. Tính chất vật lí
44
– CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí (d CO 2 /KK
 ).
29
– Không duy trì sự sống và sự cháy.
– CO2 bị nén là làm lạnh thì hóa rắn, được gọi là nước đá khô (tuyết cacbonic).
2. Tính chất hóa học
CO2 có những tính chất hóa học của một oxit axit
a) Tác dụng với nước

 H2CO3
CO2 + H2O 

CHÚ Ý: + Axit H2CO3 là axit yếu, kém bền, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

+ Cho quỳ tím vào nước, rồi sục khí CO2 vào thì quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Khi đun nóng lại chuyển thành màu tím.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ (kiềm)
CO2 + 2NaOH 
 Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH 
 NaHCO3
CHÚ Ý: Tùy thuộc vào tỉ lệ số mol giữa CO2 và NaOH mà tạo muối trung hòa hay muối
axit hoặc hỗn hợp hai muối.
c) Tác dụng với oxit bazơ: CO2 + CaO 
 CaCO3
3. Ứng dụng
– CO2 được dùng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm.
– CO2 được dùng trong sản xuất nước giải khát có gaz, sản xuất sôđa, phân đạm,...

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT

I. AXIT CACBONIC (H2CO3)


1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí
– Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí CO2. Một phần khí CO2 tác dụng với nước
tạo thành dung dịch axit cacbonic, phần lớn tồn tại dạng CO2 trong khí quyển.
– Khi đun nóng, khí CO2 bay ra khỏi dung dịch.
2. Tính chất hóa học
– H2CO3 là một axit yếu: Dung dịch H2CO3 làm quỳ tím hóa đỏ nhạt.
– H2CO3 là một axit không bền:

 CO2 + H2O
H2CO3 

II. MUỐI CACBONAT
1. Phân loại
+ Muối cacbonat trung hòa (muối cacbonat), không còn nguyên tố H trong thành
phần gốc axit: CaCO3, Na2CO3, MgCO3,...
+ Muối cacbonat axit (muối hiđrocacbonat), còn có nguyên tố H trong thành phần gốc
axit: Ca(HCO3)2, NaHCO3, KHCO3,...
2. Tính chất
a) Tính tan
+ Đa số muối cacbonat không tan trong nước trừ Na2CO3, K2CO3,...
+ Hầu hết muối hiđrocacbonat tan trong nước như Ca(HCO3)2, NaHCO3,...
b) Tính chất hóa học
+ Tác dụng với axit
K2CO3 + 2HCl 
 2KCl + CO2 + H2O

KHCO3 + HCl 
 KCl + CO2 + H2O
CHÚ Ý: + Phản ứng có hiện tượng sủi bọt khí.
+ Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit mạnh hơn axit cacbonic như HCl,
H2SO4,... tạo thành muối mới và CO2.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

+ Tác dụng với dung dịch bazơ


K2CO3 + Ca(OH)2 
 CaCO3 + 2KOH

Na2CO3 + Ba(OH)2 
 BaCO3 + 2NaOH
CHÚ Ý: + Điều kiện phản ứng là muối cacbonat tham gia phản ứng tan và muối
cacbonat tạo thành không tan.
+ Muối hiđrocacbonat tác dụng với kiềm  muối trung hòa + nước:
NaHCO3 + NaOH 
 Na2CO3 + H2O
+ Tác dụng với dung dịch muối
K2CO3 + CaCl2 
 CaCO3 + 2KCl

Ba(HCO3)2 + Na2SO4 
 BaSO4 + 2NaHCO3
CHÚ Ý: + Điều kiện phản ứng là muối tham gia phản ứng tan và muối tạo thành có
chất không tan.
+ Phản ứng nhiệt phân
Nhiều muối cacbonat không tan (trừ Na2CO3, K2CO3,...) và tất cả muối hiđrocacbonat
kém bền nhiệt:
o
t
CaCO3   CaO+ CO2
o
t
NaHCO3   Na2CO3 + CO2 + H2O
CHÚ Ý: + Nung nóng đến khối lượng không đổi Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2,… thì thu
được chất rắn cuối cùng là MgO, CaO
o
t C
Mg(HCO3)2   MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
o
t C
MgCO3   MgO + CO2

 muối hiđrocacbonat
+ Sự chuyển hóa qua lại của: muối cacbonat 


 Ca(HCO3 )2
CaCO3 

CaCO3 + CO2 + H2O 


 Ca(HCO3)2
o
t C
Ca(HCO3)2   CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
3. Ứng dụng
– CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, đá phấn, được dùng làm nguyên liệu sản xuất
vôi, xi măng.
– Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, thủy tinh.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

– NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,...
III. CHU TRÌNH CACBON TRONG TỰ NHIÊN
Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa cacbon từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển
hóa này diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 30 SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT

I. SILIC
1. Trạng thái thiên nhiên
– Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, sau oxi. Silic chiếm ¼ khối lượng
vỏ Trái Đất.
– Trong thiên nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ ở dạng hợp chất như cát
trắng, đất sét,...
2. Tính chất
– Là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém.
– Tinh thể silic tinh khiết là chất bán dẫn.
– Silic là phi kim hoạt động yếu hơn cacbon, clo.
– Ở nhiệt độ cao, silic phản ứng với oxi tạo thành silic đioxit
o
t C
Si + O2   SiO2
– Silic được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và được dùng để chế tạo
pin mặt trời,...
II. SILIC ĐIOXIT (SiO2)
– Silic đioxit là oxit axit:
o
t C
SiO2 + 2NaOH   Na2SiO3 + H2O
(Natri silicat)
o
t C
SiO2 + CaO   CaSiO3 (canxi silicat)
– Silic đioxit không phản ứng với nước.
CHÚ Ý: SiO2 tan trong axit flohiđric (Không có axit khác nào có tính chất này!)
SiO2 + 4HF 
 SiF4  + 2H2O

 dùng dung dịch HF để khắc chữ và hình trên thuỷ tinh.


III. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHIỆP SILICAT(XEM THÊM SGK HÓA HỌC 9)
1. Sản xuất đồ gốm
2. Sản xuất xi măng
3. Sản xuất thủy tinh

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 31
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC
NTHH

I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
– Năm 1869, Men-đê-lê-ép sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo chiều tăng
dần của nguyên tử khối (có vài trường hợp ngoại lệ).
– Hiện nay, bảng tuần hòa được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
nguyên tử.
II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN
1. Ô nguyên tố
– Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối
của nguyên tố đó.

– Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.


– Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Ví dụ: Số hiệu nguyên tử của magie là 12 cho biết:
+ Magie ở ô số 12 + Điện tích hạt nhân là 12+
+ Số đơn vị điện tích hạt nhân là 12 + Số proton = số electron = 12
2. Chu kì
– Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được
sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
– Số thứ tự chu kì = số lớp electron.
– Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì, trong đó chu kì 1, 2, 3 là chu kì nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 là
chu kì lớn.
Ví dụ:
Chu kì 1: Gồm 2 nguyên tố H và He, có 1 lớp electron trong nguyên tử.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

Chu kì 2: Gồm 8 nguyên tố Li đến Ne, có 2 lớp electron trong nguyên tử.
Chu kì 3: Gồm 8 nguyên tố Na đến Ar, có 3 lớp electron trong nguyên tử.
3. Nhóm
– Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng
nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được sếp thành cột theo chiều tăng của điẹn
tích hạt nhân nguyên tử.
– Số thứ tự nhóm = số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Ví dụ:
Nhóm I: gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh và nguyên tử chúng đều có 1
electron lớp ngoài cùng. (Li, Na, K, Rb, Cs, Fr)
Nhóm VII: gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh và nguyên tử chúng đều có 7
electron lớp ngoài cùng. (F, Cl, Br, I, At)
III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN
HOÀN
1. Trong một chu kì
Trong chu kì, khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì:
+ Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8.
+ Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố
tăng dần.
+ Đầu chu kì là một kim loại kiềm, cuối chu kì là halogen, kết thúc chu kì là khí hiếm
2. Trong một nhóm
Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì:
“Số lớp electron của nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần,
đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần”.
IV. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của
nguyên tố
Ví dụ: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết
cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận.
Gợi ý trả lời
+ Số hiệu nguyên tử là 17  điện tích hạt nhân là 17+, có 17 electron.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

+ Chu kì 3, nhóm VII  3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 7 electron.


+ A ở cuối chu kì 3  A là phi kim hoạt động mạnh, tính phi kim của A (clo) mạnh hơn
lưu huỳnh (đứng trước).
+ A ở gần đầu nhóm VII  tính phi kim của A yếu hơn Flo (ở trên) nhưng mạnh hơn Br
(ở dưới).
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của
nguyên tố đó.
Ví dụ: Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp electron, lớp ngoài
cùng có 6 electron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của
nó.
Gợi ý trả lời
+ Điện tích hạt nhân là 16+  số thứ tự 16
+ 3 lớp electron  chu kì 3
+ 6 electron lớp ngoài cùng  nhóm VI, là nguyên tố phi kim vì đứng gần cuối chu kì 3
và gần đầu nhóm VI.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

KHÁI NIỆM HỢP VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ


BAØI 34
VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ

I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ (HCHC)


1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu ?
HCHC có ở xung quanh ta, trong cơ thể sinh vật, cơ thể người và trong hầu hết các
loại lương thực, thực phẩm, trong các loại đồ dùng và ngay trong cơ thể chúng ta.
2. Hợp chất hữu cơ là gì ?
HCHC là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3 và muối cacbonat kim loại...)
3. Phân loại hợp chất hữu cơ
– Dựa vào thành phần phân tử, HCHC được chia thành hai loại chính là hidrocacbon và
dẫn xuất hidrocacbon.
– Hiđrocacbon là HCHC mà trong phân tử chỉ có hai nguyên tố là cacbon và hidro.
VD: CH4, C2H4, C6H6,…
– Dẫn xuất hiđrocacbon là HCHC mà trong phân tử ngoài hai nguyên tố là cacbon và
hidro còn có các nguyên tố khác: oxi, nitơ, clo..
VD: C2H4O, C2H4O2, CH3Cl,…
II. KHÁI NIỆM VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
– Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và những
chuyển đổi của chúng.
– Hóa học hữu cơ có các phân ngành như hóa học dầu mỏ, hóa học polime, hóa học các
hợp chất thiên nhiên... và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 35 CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ


1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử
– Trong các hợp chắt hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV, hiđro có hóa trị I, oxi có hóa trị
II. (mỗi hóa trị được biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử liên kết)

– Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu
diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.

2. Mạch cacbon
– Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với
nhau tạo thành mạch cacbon.
– Có 3 loại mạch cacbon: mạch thẳng (mạch không phân nhánh), mạch nhánh và mạch
vòng.

Mạch thẳng Mạch nhánh Mạch vòng


3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

VD: Cùng Công thức phân tử C2H6O lại có hai chất khác nhau là rượu etylic ( chất lỏng)
và đimetyl ete (chất khí).

Nguyên nhân là do trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong 2 chất trên là khác nhau.
II. CÔNG THỨC CẤU TẠO
– Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức
cấu tạo (CTCT).
– Công thức cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên
tử trong phân tử.
– Một số ví dụ:
Hợp chất CTCT đầy đủ CTCT viết gọn

Metan CH4

Rượu etylic CH3–CH2–OH

Đimetyl ete CH3–O–CH3

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 36 METAN

I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÍ


– Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí
mỏ dầu), trong các mỏ than (khí mỏ than), trong bùn ao ( khí bùn ao), trong khí biogaz.
16
– Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí (d CH 4 /KK
= ) và tan rất ít
29
trong nước.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
– Trong phân từ metan chỉ có 4 liên kết đơn:

H C H

H
– Những hiđrocacbon mạch hở, phân tử chỉ có liên kết đơn giống như metan gọi là ankan,
có công thức chung CnH2n+2, (n  1).
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với oxi
– Khi đốt trong oxi, metan cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.
o
t
CH4 + 2O2   CO2 + 2H2O
– Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.
2.Tác dụng với clo khi có ánh sáng

AÙnh saùng
Viết gọn: CH4 + Cl2   CH3Cl + HCl
(Metyl clorua)

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

NHẬN XÉT: Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl,
vì vậy được gọi là phản ứng thế.
IV. ỨNG DỤNG
– Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được đùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản
xuất.
– Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ đồ:
o
xt, t
CH4 + 2H2O   CO2 + 4H2
– Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 37 ETILEN

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


28
Etilen là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí (d C H = )
4 /KK
2
29
và ít tan trong nước.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
– Etilen có công thức cấu tạo:

Viết gọn là : CH2=CH2


– Trong phân tử etilen C2H4, có một liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon.
– Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kêt này dễ đứt ra trong các phản ứng
hóa học.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1) Tác dụng với oxi
Khi đốt trong oxi, etilen cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.
o
t
C2H4 + 3O2   2CO2 + 2H2O
2) Tác dụng với dung dịch brom (phản ứng cộng)
CH2= CH2 + Br2 
 Br – CH2 – CH2 – Br
– Hiện tượng: Dung dịch brom màu da cam bị mất màu. Có thể dùng dung dịch brom để
nhận biết khí etilen.
– Nhìn chung các chất liên kết đôi (tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng (brom,
hiđro, clo,…)
3. Các phân tử etilen kết hợp với nhau (phản ứng trùng hợp)
– Ở điều kiện thích hợp các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo thành phân tử có kích
thước và khối lượng rất lớn gọi là polietilen (viết tắt là PE).
o
xt, t
....+ CH2= CH2 + CH2= CH2 +.... p
 ....–CH2– CH2 – CH2– CH2–....

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

Viết gọn:

– Phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng hợp.


IV. ỨNG DỤNG
– Etilen dùng để điều chế axit axetic, rượu etylic, poli (vinyl clorua),...
– Etilen dùng kích thích quả mau chín.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 38
AXETILEN

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


Axetilen C2H2 là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không
26
khí (d C H 2 /KK
= ).
2
29
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
– Axetien có công thức cấu tạo H–C ≡ C–H; viết gọn HC ≡ CH.
– Trong phân tử axetilen có một liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon.
– Trong liên kết ba, có hai liên kết kém bền, dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC


1. Tác dụng với oxi
Axetilen cháy trong oxi tạo thành CO2 và H2O tương tự metan và etilen.
o
t
2C2H2 + 5O2   4CO2 + 2 H2O
2. Phản ứng cộng với dung dịch brom
– Axetilen làm mất màu dung dịch brom tương tự etilen:
HC≡CH + Br2 
 Br–CH=CH–Br (đibrom etilen)

Br–CH=CH–Br + Br2 
 Br2–CH–CH–Br2 (tetra brometan)
Phương trình viết tổng cộng:
HC≡CH + 2Br2 
 Br2CH–CHBr2
– Trong điều kiện thích hợp, axetilen còn tham gia phản ứng cộng với nhiều chất khác
như H2, Cl2...
IV. ỨNG DỤNG
– Axetilen được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi–axetilen để hàn, cắt kim loại.
– Dùng làm nguyên liệu trong tổng hợp hữu cơ để sản xuất poli(vinyl clorua) (dùng sản
xuất nhựa PVC), cao su, axit axetic và nhiều hóa chất khác.
IV. ĐIỂU CHẾ

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

– Trong phòng thí nghiệm axetilen được điều chế bằng cách cho canxi cacbua phản ứng
với nước.
CaC2 + 2H2O 
 C2H2↑ + Ca(OH)2
– Phương pháp hiện đại để điều chê axetilen hiện nay là nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao,
sau đó làm lạnh nhanh.
o
1500 C
2CH4 
laøm laïnh nhanh
 C2H2 + 3H2

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 39 BENZEN

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


– Benzen (C6H6) là chất lỏng, không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, hòa tan
nhiều chất như: dầu ăn, cao su, nến, iot..
– Benzen độc.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
– Công thức cấu tạo của benzen:
H

H C H CH
C C CH CH
hoaëc hoaëc
C C CH CH
H C H CH

– Sáu nguyên tử cacbon trong phân tử benzen liên kết với nhau tạo thành mạch vòng sáu
cạnh đều, có ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với oxi
Benzen dễ cháy tạo thành CO2 và H2O. Tuy nhiên khi cháy trong không khí còn sinh ra
muội than.
o
t
2C6H6 + 15O2   12CO2 + 6H2O
2. Phản ứng thế với với brom
Đun nóng hỗn hợp benzen và brom nguyên chất có mặt bột sắt, benzen phản ứng thế với
brom:
o
Fe, t
C6H6 + Br–Br   C6H5Br + HBr ↑
Brom benzen Hiđro bromua
Nguyên tử H trong benzen được thay thế bởi nguyên tử Br.
3. Phản ứng cộng
– Benzen khó tham gia phản ứng cộng (không phản ứng với dung dịch brom).

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

– Trong điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất như H2, Cl2..
o
Ni, t
C6H6 + 3H2   C6H12
Xiclohexan
KẾT LUẬN: Do phân tử có cấu tạo đặc biệt nên benzen vừa có phản ứng thế, vừa có
phản ứng cộng. Tuy nhiên phản ứng cộng khó hơn so với etilen và axetilen.
IV. ỨNG DỤNG
– Benzen là nguyên liệu quan trọng để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm,
thuốc trừ sâu..
– Benzen là dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm hữu cơ.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN

I. DẦU MỎ
1. Tính chất vật lí
Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
2. Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ
Dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ
dầu. Mỏ dầu thường có ba lớp:
– Lớp khí ở trên, được gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành, có thành phần chính là
khí metan.
– Lớp dầu lỏng là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng nhỏ
các hợp chất khác.
– Lớp nước mặn ở dưới đáy.
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
– Chưng cất dầu mỏ, các sản phẩm được tách ra ở những nhiệt độ khác nhau gồm: Khí
đốt, xăng, dầu thắp, dầu điezen, dầu mazut, nhựa đường.
– Để tăng lượng xăng, người ta tiến hành phương pháp cracking.
II. KHÍ THIÊN NHIÊN
– Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất.
– Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan.
– Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
III. DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM
– Dầu mỏ và khí thiên nhiên nước ta tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam.
– Ưu điểm nổi bật của dầu mỏ nước ta là chứa ít lưu huỳnh. Tuy nhiên, do chứa
nhiều parafin, nên dầu mỏ nước ta dễ bị đông đặc.
– Chúng ta đã khai thác dầu, khí ở Bạch Hổ, Đại Hùng, Rạng Đông,...
– Khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ, khí thiên nhiên phải tuân thủ nghiêm
ngặt qui định về an toàn đã đặt ra.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 41 NHIÊN LIỆU

I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Thí dụ: than, củi, dầu hỏa, khí ga....
II. PHÂN LOẠI NHIÊN LIỆU
Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí.
1. Nhiên liệu rắn
– Than mỏ gồm các loại: than gầy, than mỡ, than non và than bùn.
– Gỗ hiện nay chủ yếu được sử dụng làm vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho công
nghiệp giấy.
2. Nhiên liệu lỏng
– Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa..) và rượu.
– Nhiện liệu lỏng được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để
đun nấu và thắp sáng
3. Nhiên liệu khí
– Gồm các khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than.
– Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi
trường.
– Nhiên liệu khí được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp.
III. CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NHIÊN LIỆU
1. Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy.
2. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu rắn với với không khí hoặc oxi.
3. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 44
RƯỢU ETYLIC

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


– Rượu etylic (ancol etylic hoặc etanol) là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,3oC, nhẹ hơn
nước, tan vô hạn trong nước và hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…
– Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100 ml dung dịch rượu.
Ví dụ: 100 ml dung dịch rượu 45o chứa 45 ml rượu etylic nguyên chất.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
– Rượu etylic có công thức cấu tạo:

hay viết gọn CH3–CH2–OH


– Một nguyên tử H liên kết trực tiếp với nguyên tử O tạo nhóm –OH. Chính nhóm –OH
này làm cho rượu có tính chất đặc trưng.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng cháy
Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.
o
t
C2H5OH + 3O2   2CO2 + 3H2O
2. Tác dụng với kim loại mạnh (K, Na,...)
2C2H5OH + 2Na 
 2C2H5ONa + H2↑
Natri etylat
Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, mẫu natri tan dần.
3. Tác dụng với axit
Rượu etylic tác dụng với axit axetic có H2SO4 đặc tạo ra este và nước:
o
H SO ,t

CH3COOH + HO–C2H5   CH3COOC2H5 + H2O

2 4 ñaëc

Axit axetic Etylic Etylaxetat


IV. ỨNG DỤNG

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

– Rượu etylic được dùng làm nguyên liệu sản xuất axit axetic, dược phẩm, cao su tổng
hợp; dùng pha chế các loại rượu uống,...
– Uống nhiều rượu rất có hại cho sức khỏe.
V. ĐIỀU CHẾ
– Phương pháp lên men rượu từ tinh bột hoặc đường:
men röôïu
C6H12O6   2C2H5OH + 2CO2↑
(Đường glucozơ)
– Phương pháp hydrat hóa etilen:
axit
CH2 = CH2 + H2O  C2H5OH

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI AXIT AXETIC


45

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


Axit axetic CH3COOH là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
– Axit axetic có công thức cấu tạo:

– Trong phân tử axit axetic có nhóm –COOH làm cho phân tử có tính axit.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính axit
Axit axetic là một axit yếu, mang đầy đủ tính chất của một axit.
– Làm quỳ tím hóa đỏ.
– Tác dụng với kim loại (trước H):
2CH3COOH + Zn 
 (CH3COO)2Zn + H2↑
– Tác dụng với oxit bazơ và bazơ:
2CH3COOH + CaO 
 (CH3COO)2Ca + H2O

CH3COOH + NaOH 
 CH3COONa + H2O
– Tác dụng với muối:
2CH3COOH + CaCO3 
 (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O
2. Tác dụng với rượu etylic
– Axit axetic tác dụng với rượu etylic với có H2SO4 đặc tạo ra este và nước:
o
H SO ,t

CH3COOH + HO–C2H5   CH3COOC2H5 + H2O

2 4 ñaëc

Axit axetic Etylic Etylaxetat


– Sản phẩm của phản ứng giữa axit và rượu gọi là este. Phản ứng này gọi là phản ứng
este hóa.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

– Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.


IV. ỨNG DỤNG
– Từ axit axetic, điều chế các sản phẩm sau:

– Dung dịch axit axetic nồng độ từ 2 – 5 % dùng làm giấm ăn.


V. ĐIỀU CHẾ
– Phương pháp lên men giấm:
men giaám
CH3CH2OH + O2   CH3COOH + H2O
– Trong công nghiệp:
o
xt, t
2C4H10 + 5O2   4CH3COOH + 2H2O

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 47 CHẤT BÉO

I. CHẤT BÉO CÓ Ở ĐÂU


Chất béo chính là mỡ động vật và dầu thực vật
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong dầu hỏa, xăng…
III. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO CỦA CHẤT BÉO
– Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung
(R–COO)3C3H5.
– Glixerol (glixerin) có công thức cấu tạo sau :

– Các axit béo là axit hữu cơ có công thức:


C17H35COOH : axit stearic
C17H33COOH : axit oleic
C15H31COOH : axit panmitic ;…
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
– Phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit tạo ra các axit béo và glixerol:
o
axit, t

(RCOO)3C3H5 + 3H2O   3RCOOH + C3H5(OH)3

– Phản ứng thủy phân nhờ xúc tác kiềm tạo ra muối của các axit béo và glixerol (phản
ứng xà phòng hóa):
o
t
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH   3RCOONa + C3H5(OH)3
* Xà phòng là hỗn hợp muối natri (hoặc kali) của các axit béo.
V. ỨNG DỤNG
– Làm thức ăn cho người và động vật.
– Dùng để sản xuất xà phòng, glixerol.
– Để lâu trong không khí, chất béo có mùi ôi. Đó là do tác dụng của hơi nước, oxi và vi
khuẩn lên chất béo.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 50 GLUCOZƠ

I. TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN


– Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều trong quả chín (đặc biệt là trong
quả nho chín).
– Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Glucozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
III.TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng oxi hóa glucozơ:
– Tác dụng với dung dịch nitrat bạc trong amoniac
o
NH ,t
C6H12O6 + Ag2O   C6H12O7 + 2Ag
3

(Axit gluconic)
– Phản ứng trên được dùng để tráng gương nên gọi là phản ứng tráng gương.
– Hiện tượng: có màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.
2. Phản ứng lên men rượu
men röôïu
C6H12O6 
30 35 C o 2C2H5OH + 2CO2↑

IV. ỨNG DỤNG


Glucozơ được dùng để pha huyết thanh; tráng gương, tráng ruột phích, sản xuất vitamin
C,…

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 51 SACCAROZƠ

CTPT: C12H22O11 ( M = 342 g/mol)


I. TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN
– Saccarozơ có trong nhiều loại thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt,...
– Nồng độ saccarozơ trong nước mía có thể đạt tới 13%.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Saccarozơ là chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, tan nhiều trong nước, nhất là nước
nóng.
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Saccarozơ KHÔNG có phản ứng tráng gương
2. Phản ứng thủy phân
– Trong môi trường axit, saccarozơ bị thủy phân tạo glucozơ và fructozơ:
o
Axit, t
C12H22O11 + H2O   C6H12O6 + C6H12O6
Saccarozơ Glucozơ Fructozơ
– Fructozơ có cấu tạo khác glucozơ. Fructozơ ngọt hơn glucozơ. Sản phẩm sau thủy phân
tham gia phản ứng tráng gương.
IV. ỨNG DỤNG
Saccarozơ dùng làm thức ăn cho người, là nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, làm
nguyên liệu để pha chế thuốc.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 52 TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ

I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN


– Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như: lúa, ngô, sắn,...
– Xenlulozơ là thành phần chính của bông, tre, gỗ, nứa...
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
– Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, tan được
trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
– Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ
– Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn.
– Phân tử tinh bột và xenlulozơ được tạo thành do nhiều mắt xích -C6H10O5- liên kết với
nhau, viết gọn là
– Số mắt xích trong phân tử tinh bột n ≈ 1200–6000.
– Số mắt xích trong xenlulozơ n ≈ 10.000–14.000 lớn hơn tinh bột rất nhiều.
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng thủy phân
Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, tinh bột hoặc xenlulozơ bị thủy phân thành
glucozơ.
o
Axit, t
+nH2O   C6H12O6
2. Tác dụng của tinh bột với iot
Nhỏ dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh đặc trưng. Đun nóng, màu
xanh biến mất, để nguội màu xanh lại xuất hiện.
V. ỨNG DỤNG
– Tinh bột và xenlulozơ được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp:

Clorophin
6nCO2 + 5nH2O 
AÙnh saùng
 + 6nO2

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

– Tinh bột là lương thực quan trọng của con người, còn là nguyên liệu để sản xuất đường
glucozơ và rượu etylic.
– Xenlulozo được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, sản xuất vải sợi, sản xuất
giấy.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 53 PROTEIN

I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN


Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật như trứng, thịt, máu, sữa, tóc,
sừng, lá, quả, hạt...
II. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ
1. Thành phần nguyên tố
Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, kim
loại…
2. Cấu tạo phân tử
– Protein có phân tử khối rất lớn và có cấu tạo rất phức tạp.
– Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một "mắt xích"
trong phân tử protein.
III. TÍNH CHẤT
1. Phản ứng thủy phân
Khi đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ, protein bị thủy phân sinh ra các
amino axit:
o
t
Protein + nước 
axit hoaëc bazô
 Hỗn hợp amino axit

2. Sự phân hủy bởi nhiệt


Khi đun nóng mạnh hoặc đốt cháy, protein bị phân hủy tạo thành những chất bay hơi
và có mùi khét (giống như tóc, thịt cháy).
3. Sự đông tụ
Khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất (rượu etylic, axit...) xảy ra sự kết tủa protein.
Hiện tượng đó gọi là sự đông tụ.
Thí dụ: đun nóng lòng trắng trứng.
IV. ỨNG DỤNG
– Protein là thực phẩm quan trọng của người và động vật.
– Dùng trong công nghiệp dệt (len, tơ tằm), da, mĩ nghệ (sừng, ngà)…

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

BAØI 54 POLIME

I. KHÁI NIỆM VỀ POLIME


1. Polime là gì ?
– Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo
nên.
– Dựa vào nguồn gốc, polime được phân thành hai loại chính:
+ Polime thiện nhiên (có sẵn trong tự nhiên): tinh bột, xenlulozơ, tơ tằm, cao su thiên
nhiên...
+ Polime tổng hợp (do con người tổng hợp): cao su buna, poli(vinyl clorua), tơ nilon,...
2. Cấu tạo và tính chất của polime
– Phân tử polime được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
Thí dụ: Polieitlen có mắt xích là (-CH2-CH2-)
– Các mắt xích liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh.
– Các polime thường là chất rắn, không bay hơi.
– Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường
III. ỨNG DỤNG CỦA POLIME
1. Chất dẻo
– Chất dẻo là một loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo.
– Thành phần chủ yếu của chất dẻo là polime, có thể có một số chất khác như chất hóa
dẻo, chất độn, chất phụ gia.
– Chất phụ gia để tạo màu, tạo mùi, tăng độ bền đối với môi trường.
– Chất dẻo có nhiều ưu điểm nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công,...
– Ngày nay chất dẻo đã thay thế kim loại, sành sứ, thủy tinh trong nhiều lĩnh vực của đời
sống và sản xuất.
2. Tơ
– Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài
thành sợi.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com
HÓA HỌC MỖI NGÀY – CÀNG HỌC CÀNG THÍCH

– Dựa vào nguồn gốc và quá trình chế tạo, tơ được phân thành:
+ Tơ thiên nhiên: tơ tằm, sợ bông, sợi đay.
+ Tơ hóa học: gồm tơ nhân tạo ( tơ visco, tơ axetat) và tơ tổng hợp (tơ nilon, tơ
capron)
– Tơ hóa học được sản xuất với số lượng rất lớn.
3. Cao su
– Cao su là polime (thiên nhiên hay tổng hợp) có tính đàn hồi, không thấm nước, không
thấm khí,...
– Cao su được phân thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
– Phổ biến trong cao su tổng hợp là cao su cao su Buna.
– Cao su được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Biên soạn: HÓA HỌC MỖI NGÀY Website: www.hoahocmoingay.com


FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày Email: hoahocmoingay.com@gmail.com

You might also like