You are on page 1of 31

1

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ


BÀI 1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN
LOẠI OXIT
I. Tính chất hóa học của oxit
1. Oxit bazơ: Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
Thí dụ:
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO,
Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.
b) Tác dụng với axit: Oxit bazơ + axit → muối + nước
Thí dụ:
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
c) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit
tạo thành muối.
Thí dụ:
CaO + CO2 → CaCO3
2. Oxit axit: oxit axit có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Thí dụ:
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dd bazơ → muối + nước.
Thí dụ:
CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3
Những oxit khác như SO2, P2O5,…. Cũng có phản ứng tương tự.
c) Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.
2

Thí dụ:
CO2 + BaO → BaCO3
3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là
oxit lưỡng tính.
Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…
Thí dụ:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)
4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch,
bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…
II. Khái quát về sự phân loại oxit
Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại như sau:
1. Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
2. Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
3. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo
thành muối và nước.
4. Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ,
nước
Sơ đồ tư duy: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.
3

BÀI 2. MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG


I. CANXI OXIT (CaO)
1. Tính chất hóa học
- CaO (vôi sống) là một oxit bazơ tan trong nước và phản ứng với nước, có những tính chất hóa học
sau:
a) Tác dụng với nước:
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Phản ứng của canxi oxit với nước gọi là phản ứng tôi vôi; chất Ca(OH)2 tạo thành gọi là vôi tôi, là
chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ còn gọi là nước vôi trong.
b) Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
c) Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Ví dụ:
CaO + CO2 → CaCO3
2. Ứng dụng của canxi oxit
- CaO có những ứng dụng chủ yếu sau đây:
+ Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp
hóa học.
+ Canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng,
diệt nấm, khử độc môi trường,…
+ Canxi oxit có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
3. Sản xuất canxi oxit trong công nghiệp
- Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi (chứa CaCO3). Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự
nhiên,…
- Các phản ứng hóa học xảy ra khi nung vôi:
+ Than cháy sinh ra khí CO2 và tỏa nhiều nhiệt:
C + O2 ->to CO2
+ Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi ở khoảng trên 9000C:
CaCO3 →to CaO + CO2
Sơ đồ tư duy: CaO
4
5

BÀI 3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT


I. Tính chất hóa học của axit:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

2. Axit tác dụng với kim loại


- Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
- Dãy hoạt động hóa học
K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
- Điều kiện: kim loại đứng trước HH trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì tác dụng với axit.
Thí dụ:
3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
3. Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
Thí dụ:
H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
- Phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.
4. Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
Thí dụ:
Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối
Thí dụ:
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O
II. Axit mạnh và axit yếu
Dựa vào khả năng phản ứng, axit được chia làm 2 loại:
6

+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…


+ Axit yếu như H2S, H2CO3,…
Sơ đồ tư duy: Tính chất hóa học của axit.

+ Axit yếu: H2CO3, H2SO3, H3PO4, H2S


7

BÀI 4. MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG


A. Axit clohiđric HCl
I. Tính chất
1. Tính chất vật lí: Khi hòa tan khí HCl vào nước ta thu được dung dịch HCl
- Dung dịch HCl đậm đặc là dung dịch bão hòa hiđroclorua, có nồng độ khoảng 37%, từ đây ta có thể
pha chế thành dung dịch HCl có nồng độ khác nhau.
2. Tính chất hóa học: HCl là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất của một axit mạnh
a) Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
b) Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,...) tạo thành muối clorua và giải phóng khí H2
c) Tác dụng với bazơ tạo thành muối + nước.
d) Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối + nước.
e) Tác dụng với một số muối.
* Điều kiện xảy ra phản ứng: thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau
+ Tạo ra chất khí
+ Tạo ra kết tủa
+ Tạo ra nước (hoặc axit yếu)
Ví dụ: BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 ↑ + H2O
II. Ứng dụng.
HCl dùng để:
- Điều chế các muối clorua.
- Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.
- Tẩy gỉ kim loại trước khi sơn, tráng, mạ kim loại.
- Dùng trong chế biến thực phẩm, dược phẩm
B. Axit sunfuric H2SO4
I. Tính chất vật lí
Axit H2SO4 là chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp hai lần nước, không bay hơi, tan dễ dàng trong
nước và tỏa nhiều nhiệt
* Cách pha loãng dung dịch H2SO4
8

II. Tính chất hóa học


Axit H2SO4 loãng và H2SO4 đặc có những tính chất hóa học khác nhau.
1. Tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng:
H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một axit mạnh.
a) Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
b) Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,...) tạo thành muối sunfat và giải phóng khí H2
c) Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat + nước.
d) Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối sunfat + nước.
e) Tác dụng với một số muối
2. Axit H2SO4 đặc có tính chất hóa học riêng.
a) Tác dụng với kim loại
Axit H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hiđro. Khí nóng tạo thành
muối sunfat (ứng với hóa trị cao của kim loại nếu kim loại có nhiều hóa trị) và khí sunfurơ
2Fe + 6H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6 H2O
b) Tính háo nước.

Ví dụ: khi cho axit H2SO4 vào đường, đường sẽ hóa thành than
III. Ứng dụng
Hàng năm, thế giới sản xuất gần 200 triệu tấn axit H2SO4 . Axit H2SO4 là nguyên liệu của nhiều ngành
sản xuất hóa học như sản xuất phân bón, phẩm nhuộm, chế biến dầu mỏ,..
IV. Sản xuất axit H2SO4
Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Nguyên liệu là lưu huỳnh
(hoặc quặng pirit sắt), không khí và nước.
Quá trình sản xuất axit H2SO4 gồm 3 công đoạn sau:
9

- Sản xuất axit H2SO4 bằng cách cho SO3 tác dụng với nước:
SO3 + H2O → H2SO4
V. Nhận biết axit H2SO4 và muối sunfat
- Để nhận ra axit H2SO4 trong các axit và nhận ra muối sunfat trong các muối, ta dùng thuốc thử là
dung dịch muối bari,
- Khi cho dung dịch muối bari vào dung dịch H2SO4 hoặc muối sunfat, thấy có chất kết tủa màu
trắng, không tan trong nước và trong axit là BaSO4 xuất hiện.
Phương trình hóa học:
H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4
10

BÀI 5. LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
I. Sơ đồ thể hiện tính chất chung của oxit

II. Sơ đồ thể hiện tính chất chung của axit


11

BÀI 7. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ


12

BÀI 8. MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG


A. NATRI HIĐROXIT (NaOH)
I. Tính chất vật lí
- Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
- Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải giấy và ăn mòn da. Khi sử dụng NaOH phải hết sức cẩn
thận.
II. Tính chất hóa học
Natri hiđroxit có đầy đủ tính chất của một bazơ tan (kiềm).
1. Làm đổi màu chất chỉ thị.
- Dung dịch NaOH làm đổi màu qùy tím thành xanh.
- Dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.
2. Tác dụng với axit → muối + nước (phản ứng trung hòa)
NaOH + HCl → NaCl + H2O
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
3. Tác dụng với oxit axit → muối + nước
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
(khi NaOH tác dụng với CO2,SO2CO2,SO2 còn có thể tạo ra muối axit NaHCO3, NaHSO3)
4. Tác dụng với dung dịch muối.
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
III. Ứng dụng
Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất. Nó được dùng trong:
13

IV. Sản xuất Natri hiđroxit


- Trong công nghiệp, NaOH được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl

- Phương trình điện phân:

- Tác dụng của màng ngăn xốp: không cho khí clo thoát ra tác dụng với dung dịch NaOH vì xảy ra
phản ứng:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
B. CANXI HIĐROXIT Ca(OH)2
I. Tính chất hóa học Ca(OH)2
- Ca(OH)2 có tính chất hóa học của một bazơ tan.
1. Làm đổi màu chất chỉ thị
- Làm đổi màu qùy tím thành xanh.
- Dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.
2. Ca(OH)2 + axit → muối + nước (phản ứng trung hòa)
Phương trình hóa học :
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + H2O
3. Dung dịch Ca(OH)2 + oxit axit → muối + nước
Phương trình hóa học
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3↓ + H2O
4. Ca(OH)2 + dung dịch muối → muối mới + bazo mới
Phương trình hóa học Ca(OH)2 + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + CaCl2
14

II. Ứng dụng


- Làm vật liệu trong xây dựng.
- Khử chua đất trồng trọt.
- Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật…
III. Thang PH
- pH = 7: Dung dịch là trung tính Thí dụ : nước cất có pH = 7
- pH < 7: Dung dịch có tính axit, pH càng nhỏ độ axit càng lớn.
- pH > 7: Dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ càng lớn.
Sơ đồ tư duy: Một số bazo quan trọng
15

BÀI 9. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI


I. Tính chất hóa học của muối
1. Tác dụng với kim loại → muối mới + kim loại mới
- Điều kiện: Kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
2. Tác dụng với axit → muối mới + axit mới
* Điều kiện xảy ra phản ứng: sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa hoặc nước
BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
3. Tác dụng với dung dịch muối → 2 muối mới
* Điều kiện xảy ra phản ứng: sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa hoặc nước
AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
4. Tác dụng với dung dịch bazơ → muối mới + bazơ mới
* Điều kiện xảy ra phản ứng: sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa hoặc nước
Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
5. Phản ứng phân hủy muối
- Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch


1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao
đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan
hoặc chất khí.
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.
- Chú thích: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
16
17

BÀI 10. MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG


I. MUỐI NATRI CLORUA (NaCl)
1. Trạng thái tự nhiên
- Natri clorua có trong nước biển. Cho nước biển bay hơi, ta được chất rắn là hỗn hợp của nhiều muối,
thành phần chính là NaCl (trong 1m3 nước biển có hòa tan chừng 27kg NaCl, 5kg MgCl2, 1kg
CaSO4 và một khối lượng nhỏ những muối khác).
- Ngoài ra, trong lòng đất cũng chứa một khối lượng muối natri clorua kết tinh gọi là muối mỏ.
- Những mỏ muối có nguồn gốc từ những hồ nước mặn đã cạn đi từ hàng triệu năm.
2. Cách khai thác
- Ở những nơi có biển hoặc hồ nước mặn, người ta khai thác NaCl từ nước mặn trên. Cho nước mặn
bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.
- Ở những nơi có mỏ muối, người ta đào hầm hoặc giếng sâu đến mỏ muối để lấy muối lên.
- Muối mỏ sau khi khai thác, được nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch.
3. Ứng dụng
Muối NaCl có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, nó được dùng để:
- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm. Muối iot là muối ăn NaCl có trộn thêm một ít KIO3 + KI
- Làm nguyên liệu để sản xuất: Na, NaOH, H2, Cl2, Na2CO3, nước gia – ven NaClO,…
II. KALI NITRAT KNO3 (ĐỌC THÊM)
1. Tính chất: KNO3 là chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt, KNO3 bị nhiệt phân:

2KNO3 2KNO2 + O2
2. Ứng dụng: KNO3 dùng chế tạo thuốc nổ, làm phân bón, bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.
18

BÀI 11. PHÂN BÓN HÓA HỌC


I. Phân bón hóa học là gì?
1. Khái niệm
- Phân bón hóa học là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm
nâng cao năng suất cây trồng.
- Các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca, Mg, B, Cu, Zn,…
2. Thành phần của thực vật

- Nước 90%
- Chất khô 10% gồm C, H, O, N, K, Mg, S và các nguyên tố vi lượng B, Cu, Zn, Fe, Mn.
3. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật
- Nguyên tố C, H, O: tạo nên gluxit (đường, tinh bột, xenlulozơ) của thực vật nhờ quá trình quang hợp.
- Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh
- Nguyên tố P: kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.
- Nguyên tố K: kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.
- Nguyên tố S: tổng hợp nên protein.
- Nguyên tố Ca và Mg: giúp cây sinh sản chất diệp lục.
- Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật (dùng thừa hoặc thiếu nguyên tố vi lượng
sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây).
II. Những phân bón hóa học thường dùng
1. Phân bón dạng đơn (chứa một nguyên tố dinh dưỡng)
a) Phân đạm (chứa N):
19

- Ure CO(NH2)2 , tan trong nước, chứa 46% nitơ.


- Amoni nitrat NH4NO3, tan trong nước, chứa 35% nitơ.
- Amoni sunfat (NH4)2SO4, tan trong nước, chứa 21% ni tơ.
b) Phân lân (chưa P):
- Photphat tự nhiên chứa Ca3(PO4), không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
- Supephotphat, thành phần chính là Ca(H2PO4)2, tan trong nước.
c)Phân kali (chứa K):
KCl, K2SO4,… đều dễ tan trong nước.
2. Phân bón dạng kép (chứa hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng)
a) Phân NPK, chứa {NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl}.
b) Phân amophot, chứa {NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4}.
3. Phân bón vi lượng: chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp
chất.
Sơ đồ tư duy: Phân bón hóa học
20

BÀI 12. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI CHẤT VÔ CƠ


PHẢN ỨNG HÓA HỌC MINH HỌA
1. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
2. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
3. K2O + H2O → 2KOH
4. Cu(OH)2 → CuO + H2O
5. SO3 + H2O → H2SO4
6. Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
7. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
8. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
9. H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O
21

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI


BÀI 15. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI
I. Tính chất vật lí chung
1. Tính dẻo
Tiến hành thí nghiệm:

STT Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích

1 Dùng búa đập một đoạn ruột bút chì Ruột bút chì bị gãy vụn Ruột bút chì không có
tính dẻo

2 Dùng tay bẻ một đoạn dây đồng Dây đồng không bị gãy Đồng có tính dẻo

3 Dùng búa đập một đoạn dây nhôm Dây nhôm chỉ bị dát mỏng Nhôm có tính dẻo

- Khi tác dụng cơ học đủ mạnh lên kim loại, nó bị biến dạng. Sự biến dạng này là do các lớp mạng tinh
thể kim loại trượt lên nhau. Nhưng các lớp mạng tinh thể này không tách rời nhau mà vẫn liên kết với
nhau nhờ các electron tự luôn luôn di chuyển qua lại giữa các lớp màng tinh thể. Do vậy, kim loại có
tính dẻo.
- Những kim loại có tính dẻo hơn cả là Au, Al, Cu, Ag, Sn,… Người ta có thể dát được những lá vàng
mỏng tới 1/20 micrô (1 micrô =1/1000 mm) và ánh sáng có thể đi qua được.
2. Tính dẫn điện
- Kim loại có tính dẫn điện
- Những kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau là do mật độ electron tự do của chúng không
giống nhau.
+ Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,…
+ Kim loại nào dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt
3. Tính dẫn nhiệt
- Đốt nóng một đây kim loại, những electron tự do ở đây di chuyển nhanh hơn. Trong quá trình chuyển
động, những electron này truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng có nhiệt độ thấp hơn, vì vậy
kim loại dẫn nhiệt được.
- Nói chung những kim loại nào dẫn điện thì dẫn nhiệt tốt.
- Những kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt không giống nhau. Thí dụ tính dẫn nhiệt của các
kim loại giảm theo thứ tự Ag, Cu, Al, Zn, Fe,…
22

- Kim loại nào dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt
4. Tính ánh kim
Hầu hết kim loại đều có ánh kim, vì các electron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt những tia sáng có
bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được.
- Một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
*Tóm lại, những tính chất của kim loại nói trên là do electron tự do trong kim loại ra
II. Những tính chất khác của kim loại
1. Tỉ khối
- Những kim loại khác nhau có tỉ khối khác nhau rõ rệt. Ví dụ kim loại có tỉ khối nhỏ nhất (kim loại
nhẹ nhất) là Li 0,5, kim loại có tỉ khối lớn nhất (kim loại nặng nhất) là Os 22,6
- Quy ước những kim loại có tỉ khối nhỏ hơn 5 là kim loại nhẹ, như Na, K, Mg, Al,… Những kim loại
có tỉ khối lớn hơn 5 là kim loại nặng, như Fe, Zn, Cu, Ag, Au,…
2. Nhiệt độ nóng chảy
- Nhiệt độ của kim loại loại cũng khác nhau. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg (-390C),
kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W (34220C).
3. Tính cứng
- Những kim loại khác nhau có tính cứng khác nhau. Có kim loại mềm như sáp, dùng dao cắt được dễ
dàng như Na, K,… Ngược lại có kim loại rất cứng không thể dũa được như W, Cr
Những tính chất: tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng của kim loại phụ thuộc chủ yếu vào bán kính và
điện tích ion, khối lượng nguyên tử, mật độ electron tự do trong kim loại.
23

BÀI 16. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI


I. Tác dụng với phi kim
1. Tác dụng với oxi
2Mg + O2 to→ 2MgO
3Fe + 2O2 to→ Fe3O4
* Kết luận: Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt) phản ứng với oix ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao
tạo thành oxit.
2. Tác dụng với phi kim khác
- Tác dụng với Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất)
Cu + Cl2 to→ CuCl2
2Fe + 3Cl2 to→ 2FeCl3
Nếu Fe dư: Fedư + 2FeCl3 to→ 3FeCl2
- Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường)
Fe + S to→ FeS
Hg + S → HgS
=> Ứng dụng: dùng lưu huỳnh để thu hồi thủy ngân khi ống nhiệt kế bị vỡ
II. Tác dụng với dung dịch axit
1. Tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng (trừ Cu, Ag, Au, Pt)
Fe + HCl → FeCl2 + H2
Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2
2. Tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng và HNO3 đặc nóng
2Ag + H2SO4 đặc to→ Ag2SO4 + SO2 ↑ + 2H2O
2Al + 6H2SO4 đặc to→ Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
Lưu ý: Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội
III. Tác dụng với dung dịch muối
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Nhận xét: Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Nhận xét: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu
=> Hoạt động hóa học của Fe > Cu > Ag
24

KẾT LUẬN: Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca, Ba…) có thể đẩy kim loại hoạt động
yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
Sơ đồ tư duy: Tính chất hoá học của kim loại
25

BÀI 17. DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI
I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ
hoạt động hóa học của chúng.
- Dãy hoạt động của một số kim loại:

* Mẹo nhớ: Khi (K) bà (Ba) con (Ca) nào (Na) may (Mg) áo (Al) giáp (Zn) sắt (Fe) nhớ (Ni) sang (Sn)
phố (Pb) hỏi (H) cửa (Cu) hàng (Hg) á (Ag) phi (Pt) âu (Au)
II. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại
a) Mức độ hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải
=> K là kim loại hoạt động mạnh nhất và Au là kim loại hoạt động kém nhất.
b) Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na) phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
c) Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl; H2SO4loãng,….) tạo ra H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ Cu + 2HCl → không phản ứng (vì Cu đứng sau H)
d) Kim loại không tan trong nước (từ Mg trở về sau) đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung
dịch muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Chú ý: Khi cho Na vào dung dịch CuCl2 thì:
+ Na phản ứng với nước trước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
+ Sau đó xảy ra phản ứng: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
26

BÀI 18. NHÔM


I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Nhôm là kim loại nhẹ (D = 2,7 g/cm3), màu trắng bạc, có ánh kim, nóng chảy ở 6600C
- Nhôm có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
- Nhôm có tính dẻo nên có thể cán mỏng được
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Nhôm phản ứng với phi kim
a) Phản ứng của nhôm với oxi
4Al + 3O2 to→ 2Al2O3
Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững. Lớp oxit này bảo vệ
đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng với oxi trong không khí và nước.
b) Phản ứng với phi kim khác
2Al + 3Cl2 to→ 2AlCl3
2Al + 3S to→ Al2S3
2. Tác dụng với nước
- Vật bằng nhôm không tác dụng với nước kể cả khi đun nóng vì có lớp màng Al2O3 không cho nước
thấm qua
- Nếu phá bỏ lớp Al2O3 thì Al tác dụng với nước
2Al + 6H2O → Al(OH)3 + 3H2
3. Nhôm phản ứng với dung dịch axit
- Nhôm phản ứng với dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng tạo thành muối nhôm và giải phóng hiđro
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
- Nhôm phản ứng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng và HNO3 đặc, nóng
8Al + 30HNO3đặc to→ 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
8Al + 15H2SO4 đặc to→ 4Al2(SO4)3 + 3H2S + 12H2O
*Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội
4. Nhôm phản ứng với dung dịch muối
Nhôm phản ứng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối nhôm và giải
phóng kim loại trong muối
2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu
5. Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm
27

Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
6. Tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao (phản ứng nhiệt nhôm)
Nhôm khử được các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học
2Al + Fe2O3 to→ 2Fe + Al2O3
2Al + 3CuO to→ 3Cu + Al2O3
III. ỨNG DỤNG
Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống: đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật
liệu xây dựng....
IV. SẢN XUẤT NHÔM
- Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng bôxit có thành phần chủ yếu là Al2O3
Phương pháp: Điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit, thu được hỗn hợp nhôm và oxi
28

BÀI 19. SẮT


I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Sắt là kim loại, màu trắng xám, có tính dẻo, ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém nhôm
- Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút)
- Sắt là kim loại nặng, khối lượng riêng 7,86g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 15390C
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
Sắt là kim loại có hai hóa trị là II và III.
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi.
3Fe + 2O2 to→ Fe3O4 (oxit sắt từ, là oxit hỗn hợp: FeO.Fe2O3)
b) Tác dụng với phi kim khác.
- Tác dụng với Cl2 tạo muối sắt (III): 2Fe + 3Cl2 to→ 2FeCl3
- Tác dụng với S tạo muối sắt (II): Fe + S to→ FeS
Ngoài oxi và lưu huỳnh, sắt có thể tác dụng được với nhiều phi kim khác như Cl2, Br2,… tạo thành
muối
2. Tác dụng với dung dịch axit
- Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng H2.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe bị thụ động hóa trong axit HNO3 đặc nguội và axit H2SO4 đặc nguội do tạo ra lớp oxit bảo vệ, ngăn
cản kim loại tác dụng với axit
- Sắt tác dụng với HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng tạo thành muối sắt III, không giải phóng H2
Fe + H2SO4 đặc to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Fe + 6HNO3 đặc to→ Fe(NO3)3 + 3NO2 + H2O
3. Tác dụng với dung dịch muối
- Sắt tác dụng với dung dịch muối của những kim loại kém hoạt động hơn, tạo thành dung dịch muối
sắt và giải phóng kim loại trong muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Sơ đồ tư duy: Sắt
29

BÀI 20. HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP


I. HỢP KIM CỦA SẮT
Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc
của kim loại và phi kim.
1. Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2-5%, ngoài ra còn có
một lượng nhỏ các nguyên tố khác như Si, Mn, S,... Gang cứng và giòn hơn sắt.
2. Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm
dưới 2%. Thép có nhiều tính chất lí, hóa quý hơn sắt. Thép được dùng làm vật liệu xây dựng, chế tạo
máy, dụng cụ lao động...
II. SẢN XUẤT GANG, THÉP
1. Sản xuất gang như thế nào?
- Nguyên liệu: sản xuất gang là quặng sắt, thí dụ quặng manhetit (chứa Fe304), quặng hematit; than cốc
(than đã được tinh chế); không khí giàu oxi và một số chất phụ gia khác như đá vôi CaCO3,...
- Nguyên tắc sản xuất gang: dùng CO khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim.
- Quá trình: sản xuất gang trong lò luyện kim (lò cao).
- Phản ứng tạo thành khí CO:
C + O2 to→ CO2
C + CO2 to→ 2CO
- Phản ứng khử oxit sắt thành sắt
30

3CO + Fe203 to→ 2Fe + 3C02


- Sắt nóng chảy hòa tan một ít cacbon tạo thành gang.
- Đá vôi bị phân hủy thành CaO, kết hợp vơi SiO2 có trong quặng tạo thành xỉ.
CaO + SiO3 → CaSiO3
- Xỉ nhẹ nổi lên trên và được đưa ra ở cửa tháo xỉ.
2. Sản xuất thép như thế nào?
- Nguyên liệu: sản xuất thép là gang, sắt phế liệu, khí oxi.
- Nguyên tắc sản xuất thép: Oxi hóa kim loại, phi kim để loại các nguyên tố X, Si, Mn,… ra khỏi gang.
- Quá trình: luyện thép được thực hiện trong lò Bet-xơ-me. Khí oxi oxi hóa các nguyên tố trong gang
như C, Mn, Si,..
=> Sản phẩm thu được là thép.
Sơ đồ tư duy - Hợp kim sắt: Gang, thép
31

BÀI 21. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN


MÒN
I. THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI?
- Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
Thí dụ: Cầu sắt, cửa sổ sắt, vỏ tàu thủy bị gỉ.
II. NHỮNG YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI?
1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc
vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
Thí dụ: trong nước biển sắt, thép bị ăn mòn nhanh hơn so với trong không khí.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ: nhiệt độ càng cao sự ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh.
Ví dụ:
+ Đinh sắt trong không khí khô không bị ăn mòn
+ Đinh sắt trong nước có hòa tan oxi bị ăn mòn chậm
+ Đinh sắt trong dung dịch muối ăn bị hòa tan nhanh
+ Đinh sắt trong nước cất không bị ăn mòn
III. LÀM THỂ NÀO ĐỂ BẢO VỆ CÁC ĐỒ VẬT KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN?
a) Ngăn không cho kỉm loại tiếp xúc với môi trường
Ví dụ: + Thép được bôi dầu mỡ + Sơn chống ăn mòn kết cấu thép các công trình trên biển
b) Sơn, mạ, bôi dầu mỡ... lên trên bề mặt kim loại. Để đồ vật nơi khô ráo,thường xuyên lau chùi
sạch sẽ sau khi sử dụng cũng làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn.
c) Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn
Thí dụ: cho thêm vào thép một số kim loại như crom, niken làm tăng độ bền của thép.

You might also like