You are on page 1of 3

Hóa 9 – hk1

TỔNG HỢP KIẾN THỨC CHƯƠNG 1


I. OXIT
PHÂN LOẠI
1. Oxit axit (td với bazơ) gồm: CO2, SO2, SO3, N2O5, P2O5, …
( Gốc axit tương ứng: =CO3, =SO3, =SO4, -NO3, ≡PO4 )
2. Oxit baz (td với axit) gồm:
- tan: Li2O, K2O, Na2O, CaO, BaO.
- không tan: FeO, CuO, ZnO, MgO, Al2O3, Fe2O3,…
3. Oxit trung tính (k0 td với axit/bazơ/nước) gồm: CO, NO, …
4. Oxit lưỡng tính(td với axit/bazơ) gồm: ZnO, Al2O3, …
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. OA + H2O → A
2. OBtan + H2O → Btan
3. OA + Btan → M + H2O
4. OB + A → M + H2O
5. OBtan + OA → M
Lưu ý: OBlưỡng tính + A/B → Muối + H2O
MỘT SỐ PHẢN ỨNG ĐIỀU CHẾ
1. Điều chế CaO từ đá vôi CaCO3: CaCO3 ⎯⎯ → CaO + CO2
o
t

2. Điều chế SO2 trong PTN:


Na2SO3 + H2SO4 → 2Na2SO4 + H2O + SO2
Cu + 2H2SO4 đặc ⎯⎯ → CuSO4 + SO2 + 2H2O
o
t

Điều chế SO2 trong công nghiệp:


S + O2 ⎯⎯ → SO2
o
t

4FeS2 + 11O2 ⎯⎯ → 2Fe2O3 + 8SO2


o
t

Pirit sắt

II. AXIT
PHÂN LOẠI MỘT SỐ AXIT THƯỜNG GẶP
1. Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, …
2. Axit yếu: H2S, H2SO3 (dễ phân huỷ thành SO2 + H2O), H2CO3 (dễ phân huỷ thành CO2 +
H2O)
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC (HCl, H2SO4 loãng …)

1. Axit làm quỳ tím hóa đỏ


2. A + KL (-Cu,Hg,Ag,Pt,Au) → Muối (KL hóa trị thấp) + H2
3. A + B → M + H2O
4. A + OB → M + H2O
5. Td với dung dịch muối (học ở bài sau)
-1-
Hóa 9 – hk1

TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT CỦA AXIT SUNFURIC ĐẶC


1.H2SO4 đặc +KL(- Pt, Au) → muối sunfat (KL hoá trị cao) + SO2(H2S/S) + H2O
2Ag + 2H2SO4 đặc ⎯⎯ → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
o
t

Cu + 2H2SO4 đặc ⎯⎯→ CuSO4 + SO2 + 2H2O


o
t

2Fe + 6H2SO4 đặc ⎯⎯ → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O


o
t

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2


2. Tính háo nước:
Khi tiếp xúc với đường: C12H22O11 ⎯⎯⎯→ 2H SO d
4
11H2O + 12C
Lưu ý:
- H2SO4 đặc nguội ko td với Al, Fe,…
-Muốn pha loãng axit H2SO4 đặc ta phải rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều.
Làm ngược lại sẽ gây nguy hiểm.
-Axit yếu + baz tan (khó pứ với baz ko tan, KL, oxit baz và muối …)
SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC
SO3 → H2SO4
o
S hoặc FeS2 ⎯⎯ → SO2 ⎯⎯⎯⎯→
o
t V O ,450 C
2 5

NHẬN BIẾT GỐC =SO4 (AXIT SUNFURIC, MUỐI SUNFAT)


Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết gốc =SO4, hiện tượng là xuất hiện chất không tan (chất kết
tủa) màu trắng BaSO4.
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

III. BAZƠ
PHÂN LOẠI BAZƠ
1. Baz tan trong nước (kiềm): NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, …
2. Baz không tan trong nước: Mg(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

TÍNH CHẤT HOÁ HỌC


1. làm đổi màu chất chỉ thị:
- dd baz làm quỳ tím hoá xanh
- dd baz làm dd phenolphthalein (PP) không màu hoá hồng
2. B + A → M + H2O (Phản ứng trung hòa)
3. Btan + O.A → M + H2O
4. Bko tan ⎯⎯ → O.Btương ứng + H2O
o
t

5. Td với dung dịch muối (học ở bài sau)

MỘT SỐ PHẢN ỨNG ĐIỀU CHẾ


 Điều chế NaOH bằng pp điện phân dung dịch NaCl:
2NaCl + 2H2O ⎯⎯⎯ Dpcmn
→ 2NaOH + H2 + Cl2
Thang pH: Người ta dùng độ pH để biểu thị độ axit hay bazơ của dung dịch.
pH = 7: Môi trường trung tính; pH < 7: Môi trường axit; pH > 7: Môi trường baz
-2-
Hóa 9 – hk1

IV. MUỐI
PHÂN LOẠI và MÀU SẮC CỦA MUỐI
- Muối tan: đa số các muối hoà tan trong nước tạo dd không màu. Vd: BaCl2, AgNO3, ZnSO4,
- Muối không tan: đa số muối màu trắng. Vd: BaSO4, AgCl, CaCO3
Đặc biệt: Muối của Cu (II) có màu xanh lam, muối của Fe (III) có màu vàng nâu.

TÍNH CHẤT HOÁ HỌC


1. Mtan + KL(-K,Ba,Ca,Na,…) → Mmới tan + KLmới
(đk: KL tự do mạnh hơn KL trong muối trước pư)
2. Mtan + Btan → Mmới + Bmới (đk: 2 chất pư tan + sp có kết tủa)
3. M + A → Mmới + Amới (đk: sp có , chất khí , hoặc H2O)
4. Mtan + Mtan → 2Mmới (đk: 2 chất pư tan + sp có kết tủa)
5. Một số muối bị phân hủy:
- CaCO3 ⎯⎯ → CaO +CO2 (- muối cacbonat của Na và K)
o
t

- Ca(HCO3)2 ⎯⎯→ CaCO3 + CO2 + H2O


o
t

- 2NaHCO3 ⎯⎯→ Na2CO3 + CO2 + H2O


o
t

- 2KClO3 ⎯⎯→ 2KCl + 3O2


o
t

- 2KMnO4 ⎯⎯→ K2MnO4 + MnO2 + O2


to

- 2KNO3 ⎯⎯→ 2KNO2 + O2


o
t

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI


Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với
nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
ĐK pư trao đổi (2), (3), (4) xảy ra: sản phẩm có kết tủa , chất khí , hoặc H2O.
Lưu ý: Phản ứng giữa axit và bazo là phản ứng trung hòa (cũng thỏa điều kiện của phản
ứng trao đổi)

Bảng tính tan tóm tắt:


- Bazơ: Hầu hết ko tan. (-Ca, Li, Na, Ba, K)
- Axit: Hầu hết tan. (-H2SiO3)
- Muối:
✓ Tất cả muối có Na, K, NO3 đều tan.
✓ Muối có gốc Cl: Hầu hết tan (trừ AgCl).
✓ Muối có gốc SO4: Hầu hết tan (trừ BaSO4, PbSO4, Ag2SO4, CaSO4).
✓ Muối có gốc PO4, SO3, CO3: Hầu hết ko tan ( trừ muối của Na, K).
✓ Muối có gốc S: Hầu hết ko tan ( trừ muối của Na, K, Ca, Ba).

Dãy hoạt động hóa học của kim loại:


K Na Ba Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au

-3-

You might also like