You are on page 1of 8

Họ

và tên: Family/Lớp:

ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT

NỘI DUNG CẦN ÔN TẬP


- Sự điện li. Chất điện li. Axit – Bazơ – Hidroxit lưỡng tính – Muối
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
- Sự điện li của nước. pH. Chỉ thị axit – bazơ
- Nitơ. Amoniac – Muôi amoni. Axit nitric – Muối nitrat

TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Sự điện li. Chất điện li. Axit – Bazơ – Hidroxit lưỡng tính – Muối.

Sự điện li Chất điện li Phương trình điện li


Quá trình một chất Chất tan trong nước và phân li ra ion Đối với chất điện li mạnh
tan trong nước và
Chất điện li thường là axit, bazơ, muối… Na2SO4 ® 2Na+ + SO42–
phân li ra ion
Chất không điện li thường là đơn chất, Đối với chất điện li yếu
oxit, đường, rượu…
CH3COOH ⇄ CH3COO– + H+

Axit Bazơ Hidroxit lưỡng tính Muối


Chất khi tan trong Chất khi tan trong Chất khi tan có thể phân li Chất gồm cation kim loại hoặc
nước phân li ra H+ nước phân li ra OH– theo 2 kiểu, kiểu axit hoặc NH4+ và anion gốc axit
kiểu bazơ
VD: HCl, CH3COOH VD: NaOH, Mg(OH)2 VD: Al(OH)3, Zn(OH)2 VD: Na2SO4, Ca(HCO3)2

Lưu ý:
1. Học thuộc một số axit mạnh, bazơ mạnh 2. Muối được phân loại thành muối axit và muối trung
- Axit mạnh: HCl, HBr, HI, H2SO4, HNO3… hoà.
- Bazơ mạnh: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2… Trong đó muối axit có gốc anion còn khả năng điện li
Các muối tan đều là các chất điện li mạnh ra H+ (vì khả năng này yếu nên không được điện li
muối axit hoàn toàn ra H+)

2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch


- Phản ứng giữa các ion xảy ra khi chúng tạo được ít nhất 1 trong 3 loại chất:
chất kết tủa chất khí chất điện li yếu
- Trong phương trình ion thu gọn, ta loại đi các ion không tham gia phản ứng, giữ nguyên các chất điện li yếu, chất
khí, chất kết tủa ở dạng phân tử. Chú ý tối giản hệ số.

3. Sự điện li của nước. pH. Chỉ thị axit – bazơ
- H2O điện li rất yếu theo phương trình: H2O ⇄ H+ + OH–.
Trong đó [H+][OH–] = 10-14 gọi là tích số ion của nước (hằng số tại 25oC)
- Đại lượng pH là thước đo [H+] trong dung dịch, pH = –log10[H+]
pH < 7 : môi trường axit pH = 7 : môi trường trung tính pH > 7 : môi trường bazơ
Ngoài ra ta còn sử dụng đại lượng pOH, trong đó pH + pOH = 14.
- Chỉ thị axit – bazơ là chất có màu sắc biến đổi tuỳ thuộc pH của môi trường


Lưu ý: pH của muối không phải lúc nào cũng là 7
- Muối tạo bởi các ion trung tính (Na+, K+, Cl–, NO3–, SO42–…) có pH = 7
- Muối tạo bởi cation khác (vd: Ag+, Cu2+…) và anion trung tính có pH < 7
- Muối tạo bởi cation trung tính và anion khác (vd: CO32–, PO43–…) có pH > 7

4. Nitơ. Amoniac – Muối amoni. Axit nitric – Muối nitrat


Tính chất hoá học
Trơ ở nhiệt độ thường. Chỉ phản ứng được với Li.
6Li + N2 ® 2Li3N (liti nitrua)
Ở nhiệt độ cao có tính oxi hoá và tính khử.
N2 là chất oxi hoá khi tác dụng với kim loại mạnh, H2
Nitơ "°
3Mg + N2 → Mg3N2 (magie nitrua)
N2
N2 + 3H2 2NH3
N2 là chất khử khi tác dụng với O2
N2 + O2 2NO
Tính oxi hoá là chủ yếu
NH3 là chất khử khi tác dụng với O2, halogen

4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

Amoniac 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
NH3 NH3 là bazơ yếu khi tác dụng với axit mạnh (H+) và một số muối (Al3+, Fe2+, Fe3+…)
NH3 + HCl ® NH4Cl (NH3 + H+ ® NH4+)
3NH3 + 3H2O + Al(NO3)3 ® Al(OH)3 + 3NH4NO3
(3NH3 + 3H2O + Al3+ ® Al(OH)3 + 3NH4+)
Muối NH4+ là axit yếu khi tác dụng với bazơ mạnh
NH4Cl + NaOH ® NaCl + NH3 + H2O (NH4+ + OH– ® NH3 + H2O)
Muối amoni Muối NH4+ dễ bị nhiệt phân theo kiểu không OXH-K hoặc kiểu OXH-K
NH4+ "° "°
NH4Cl → NH3 + HCl (NH4)2CO3 → 2NH3 + H2O + CO2
"° "°
NH4NO2 → N2 + 2H2O NH4NO3 → N2O + 2H2O
HNO3 là axit mạnh khi tác dụng với bazơ, oxit bazơ, một số muối
CuO + 2HNO3 ® Cu(NO3)2 + H2O
Ba(OH)2 + 2HNO3 ® Ba(NO3)2 + 2H2O
CaCO3 + 2HNO3 ® Ca(NO3)2 + H2O + CO2
HNO3 là chất oxi hoá mạnh khi tác dụng với kim loại, một số phi kim, một số hợp chất
- HNO3 tác dụng với hầu hết kim loại, trừ Au và Pt, cho ra sản phẩm khử của N(+5)

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Axit nitric "°
HNO3 3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

5Mg + 12HNO3 loãng → 5Mg(NO3)2 + N2 + 6H2O
Lưu ý: Fe, Al không tác dụng với HNO3 đặc nguội
- HNO3 đặc nóng có thể tác dụng với một số phi kim C, S, P…

C + 4HNO3 đặc → CO2 + 4NO2 + 2H2O

S + 6HNO3 đặc → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
- HNO3 tác dụng được một số hợp chất vô cơ, hữu cơ
Muối NO3–dễ bị nhiệt phân
- Muối của K, Na… phân huỷ thành muối NO2– và O2

2KNO3 → 2KNO2 + O2
Muối nitrat - Muối của Mg, Al, Zn, Fe, Pb, Cu… phân huỷ thành oxit, NO2, O2

NO3– 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
- Muối của Ag, Hg… phân huỷ thành kim loại, NO2, O2

2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
Muối NO3 trong môi trường H có tính chất như HNO3
– +



CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho dãy các chất C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 2: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?
A. HCl → H+ + Cl– B. CH3COOH ⇄ CH3COO– + H+
C. H3PO4 → 3H+ + PO43– D. Na3PO4 → 3Na+ + PO43–
Câu 3: Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là
A. KOH, NaCl, H2CO3 B. Na2S, Mg(OH)2, HCl
C. HClO, NaNO3, Ca(OH)2 D. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2
Câu 4: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, NO3– B. H+, NO3–, H2O
C. H+, NO3–, HNO3 D. H+, NO3–, HNO3, H2O
Câu 5: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO– B. H+, CH3COO–, H2O
C. H+, CH3COO–, CH3COOH D. H+, CH3COO–, CH3COOH, H2O
Câu 6: Theo thuyết Ahrrenius, kết luận nào sau đây đúng?
A. Bazơ là chất khi tan trong nước phân li cho anion OH–
B. Bazơ là những chất có khả năng phản ứng với axit.
C. Một Bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH– trong thành phần phân tử.
D. Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH–
Câu 7: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các muối trung hoà
A. KHSO3, MgSO4, CuCl2 B. Na2CO3, Al2(SO4)3, CH3COONa
C. Ca(HCO3)2, ZnS, KNO2 D. NaH2PO4, NaHSO4, AgNO3
Câu 8: Cặp chất nào sau đây là các hidroxit lưỡng tính
A. Al(OH)3, Fe(OH)2 B. Zn(OH)2, Al(OH)3
C. Al(OH)3, Mg(OH)2 D. Mg(OH)2, Cu((OH)2
Câu 9: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là :
A. Có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
B. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
C. Không có kết tủa, có khí bay lên.
D. Chỉ có kết tủa keo trắng.
Câu 10: Cho các dung dịch muối: Na2CO3 (1), NaNO3 (2), Na3PO4 (3), NaCl (4), Na2SO4 (5), CH3COONa (6), Na2S (7).
Những dung dịch muối làm quỳ hoá xanh là :
A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (3), (5), (6)
C. (1), (3), (6), (7) D. (2), (5), (6), (7)
Câu 11: Cho các chất : Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch
HCl, dung dịch NaOH là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 12: Cho các muối sau đây: NaNO3; K2CO3; CuSO4; FeCl3; AlCl3; KCl. Các dung dịch có pH = 7 là :
A. NaNO3, KCl B. K2CO3, CuSO4, KCl
C. CuSO4; FeCl3; AlCl3 D. NaNO3; K2CO3; CuSO4
Câu 13: Có bao nhiêu dung dịch có pH < 7 trong các dung dịch sau đây : K2SO3, NH4NO3, CuSO4, MgCl2, NaHCO3,
CH3COOH, KHSO4, BaCl2, Ca(NO3)2, HClO, Na3PO4, H2SO4.
A. 5 B. 7 C. 2 D. 6
Câu 14: Có bao nhiêu dung dịch có pH > 7 trong các dung dịch sau đây : Na2S, Ba(OH)2, ZnSO4, AlCl3, CH3COONa,
NaNO3, AgNO3, CaSO4, KHCO3, HCOOH, H2S, nước clo, nước Giaven
A. 1 B. 3 C. 6 D. 5
Câu 15: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Câu 16: Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Na+, Mg2+, NO3–, SO42– B. Ba2+, Al3+, Cl–, HSO4–
C. Cu2+, Fe3+, SO42–, Cl– D. K+, NH4+, OH–, PO43–
Câu 17: Các ion nào sau có thể cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Na+, NH4+, SO42–, Cl– B. Mg2+, Al3+, NO3–, CO32–
C. Ag+, Mg2+, NO3–, Br– D. Fe2+, Ag+, NO3–, CH3COO–
Câu 18: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?
A. AlCl3 và Na2CO3 B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH D. NaCl và AgNO3
Câu 19: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch ?
A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
B. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3
D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Câu 20: Phản ứng tạo thành PbSO4 nào dưới đây không phải là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch ?
A. Pb(NO3)2 + Na2SO4 → PbSO4 + 2NaNO3
B. Pb(OH)2 + H2SO4 → PbSO4 + 2H2O
C. PbS + 4H2O2 → PbSO4 + 4H2O
D. (CH3COO)2Pb + H2SO4 → PbSO4 + 2CH3COOH
Câu 21: Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH– → H2O ?
A. HCl + NaOH → H2O + NaCl B. NaOH + NaHCO3 → H2O + Na2CO3
C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4 D. H2SO4 +Ba(OH)2 → 2H2O + BaSO4
Câu 22: Cho các phản ứng sau:
(1 Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit – bazơ là
A. (2), (4) B. (3), (4) C. (2), (3) D. (1), (2)
Câu 23: Cho các phản ứng sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 (2) CuSO4 + Ba(NO3)2
(3) Na2SO4 + BaCl2 (4) H2SO4 + BaSO3
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2
Trong các phản ứng trên, những phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn là
A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (3), (5), (6).
C. (1), (2), (3), (6). D. (3), (4), (5), (6).
Câu 24: Cho các phản ứng sau:
(1) NaHCO3 + NaOH (2) NaHCO3 + KOH
(3) Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2 (4) NaHCO3 + Ba(OH)2
(5) KHCO3 + NaOH (6) Ba(HCO3)2 + NaOH →
Trong các phản ứng trên, số phản ứng có phương trình ion thu gọn HCO3– + OH– → CO32– + H2O là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 25: Dãy ion nào sau đây chứa các ion đều phản ứng được với ion OH ?
A. H+, NH4+ , HCO3– , CO32– B. Fe2+, Zn2+, HSO4– . SO32–
C. Ba2+, Mg2+, Al3+, PO43– D. Fe3+, Cu2+, Pb2+, HS–
Câu 26: Nồng độ mol/L của dung dịch HNO3 có pH = 3 là
A. 3 M B. 0,3 M C. 10–3 M D. 0,01 M
Câu 27: Một dung dịch có nồng độ H+ bằng 0,001M thì pH và [OH–] của dung dịch này là
A. pH = 2, [OH–] = 10–10 M B. pH = 3, [OH–] = 10–10 M
C. pH = 10–3; [OH–] = 10–11 M D. pH = 3, [OH–] = 10–11 M
Câu 28: Dẫn 4,48 lít HCl đktc vào 2 lít nước thu được dung dịch có pH là
A. 2 B. 1,5 C. 1 D. 3
Câu 29: Hòa tan hoàn toán 0,1 gam NaOH vào nước thu được 250mL dung dịch có pH là
A. 2 B. 12 C. 3 D. 13

Câu 30: Cho m Na vào nước dư thu được 1,5 lít dung dịch pH = 12. Giá trị m là
A. 0,23 g B. 0,46 g C. 0,115 g D. 0,345 g
Câu 31: Trộn 20 mL dung dịch HCl 0,05M với 20 mL dung dịch H2SO4 0,075M thu được dung dịch có pH bằng bao
nhiêu
A. 3 B. 1 C. 2 D. 1,5
Câu 32: Trộn 20 mL dung dịch KOH 0,35M với 80 mL dung dịch HCl 0,1M thu được 100 mL dung dịch có pH là
A. 2 B. 12 C. 7 D. 13
Câu 33: Số oxi hóa của nitơ tăng dần trong dãy chất nào sau đây ?
A. NO, N2O, NH3, NH4NO3, N2O5 B. (NH4)2S, N2O, NO, NaNO2, KNO3
C. NH3, NaNO2, NO, N2O3, HNO3 D. NH4Cl, N2, N2O5, N2O3, N2O
Câu 34: Nitơ có những đặc điểm về tính chất như sau :
(1) Nguyên tử nitơ có 5 e ở lớp ngoài cùng nên chỉ có khả năng tạo hợp chất cộng hóa trị trong đó nitơ có số oxi
hóa +5 và – 3
(2) Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường
(3) Nitơ là phi kim tương đối hoạt động ở nhiệt độ cao
(4) Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại mạnh và hidro
(5) Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn
Các phát biểu đúng là
A. (1), (4), (5) B. (1), (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (2), (3), (4), (5)
Câu 35: Phản ứng nào sau đây chứng minh N2 có tính khử
A. Tác dụng với O2 B. Tác dụng với Mg C. Tác dụng với H2 D. Tác dụng với Li
Câu 36: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm,
cách tốt nhất người ta nút ống nghiệm bằng:
A. bông khô B. bông có tẩm nước
C. bông có tẩm nước vôi D. bông có tẩm giấm ăn
Câu 37: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì
thấy xuất hiện
A. khói màu trắng B. khói màu tím C. khói màu nâu D. khói màu vàng.
Câu 38: Phản ứng nào sau đây chứng minh NH3 có tính khử
A. Tác dụng với HCl B. Tác dụng với AlCl3 C. Tác dụng với O2 D. Tác dụng với CuSO4
Câu 39: Phản ứng nào sau đây chứng minh NH3 có tính bazơ
A. Tác dụng với H2O B. Tác dụng với AlCl3 C. Tác dụng với O2 D. Tác dụng với NaOH
Câu 40: Cho các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung
dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6.

Câu 41: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số nguyên, tối giản trong phương trình bằng bao
nhiêu?
A. 22 B. 20 C. 16 D. 12
Câu 42: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không
khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là :
A. Amoni clorua B. Amoni sunfat C. Natri nitrat D. Amoni nitrat
Câu 43: Axit nitric đặc nguội có thể tác dụng được với dãy chất nào sau đây:
A. Al, Al2O3, Mg, Na2CO3. B. Cu, Mg, Zn(OH)2, CaCO3.
C. Fe, CuO, Zn, Fe(OH)3 D. S, ZnO, Mg, Au
Câu 44: Nhận xét nào về muối amoni là đúng
A. Các muối amoni đều bền với nhiệt.
B. Một số muối amoni khó tan trong nước.
C. Các muối amoni là chất điện li yếu.
D. Các muối amoni đều tác dụng với dung dịch kiềm.
Câu 45: Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch : NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaCl là :
A. NaOH B. Ba(OH)2 C. BaCl2 D. NH3
Câu 46: Dãy muối nào sau đây khi bị đun nóng tạo sản phẩm là oxit :
A. Ca(NO3)2, Hg(NO3)2, Fe(NO3)2. B. Hg(NO3)2, AgNO3, NH4NO3.
C. Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Zn(NO3)2. D. Fe(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2 .
Câu 47: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là
A. Ag, NO, O2. B. Ag2O, NO2, O2. C. Ag2O, NO, O2. D. Ag, NO2, O2.
Câu 48: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, nitơ đioxit và oxi?
A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2 B. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3
C. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3 D. Hg(NO3)2, AgNO3
Câu 49: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở
đktc). Khí X là
A. N2O B. NO2 C. N2 D. NO.
Câu 50: Hỗn hợp X chứa 0,1 mol Mg và 0,1 mol MgO vào dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được V lít khí NO (đkc)
và dung dịch Y chứa 30,4 gam muối. Giá trị của V là :
A. 1,49 lít B. 0,896 lít C. 1,344 lít D. 1,12 lít

You might also like