You are on page 1of 13

CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO

I. NITƠ,

- CTPT: N2

- CTCT: N º N

1. Tính chất vật lý

- Là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, không duy trì sự cháy và sự hô hấp.

2. Tính chất hóa học

- Nitơ có liên kết ba rất bền, nên nitơ khá trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường.

Đun nóng có N2 hoạt động hóa học mạnh hơn . N2 vừa tính oxi hoá(tác dụng với Kim loại, H2 thể hiện hóa
trị 3), vừa có tính khử ( tác dụng với O2)

a. N2 có tính oxi hóa

0 to,p,xt –3

N2 + 3H2 2NH3 DH = -92KJ

- Ở nhiệt độ thường N2 chỉ tác dụng với kim loại Li

6Li + N2 → 2Li3N

- Ở nhiệt độ cao N2 tác dụng được với nhiều kim loại : Ca, Mg, Al

3Mg + N2 → Mg3N2 (magie nitrua)

b. N2 có tính khử

N2 + O2 → 2NO ( không màu )

2NO + O2 → 2NO2

3. Điều chế

+ Trong công nghiệp: Nitơ được sản xuất bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng

+ Trong PTN: Nhiệt phân muối nitrit

NH4NO2 → N2 + 2H2O

NH4Cl + NaNO2 → N2 + NaCl +2H2O

II. AMONIAC (NH3)

1
1. tính chất vật lý

- chất khí , không màu, mùi khai, sốc , tan tốt trong nước

- nhẹ hơn không khí : thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy không khí (úp bình)

2. tính chất hóa học

a. NH3 có tính khử

- , N có số oxi hóa thấp nhất của nên NH 3 là một chất khử. Khi tác dụng với chất ôxi hóa
thường N-3 bị ôxi hóa thành N0 (N2), một ít tạo N+2 (NO)

4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O

4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O

2NH3 + 3CuO N2 + 3Cu + 3H2O

b.Dung dịch amoniac là dung dịch bazơ yếu

NH3 + H2O NH4+ + OH-

- dd NH3 đổi quỳ tím sang màu xanh, đổi dung dịch phenolphtalein sang màu hồng

- Tác dụng với dd axit tạo muối amoni (axit mạnh hay axit tan)

Nhớ NH3 + HCl NH4Cl (khói trắng, chứng tỏ khí NH3 là bazơ)

NH3 + H+ NH

- Tác dụng với dd muối tạo hidrôxit không tan

2NH3 + 2H2O + Fe2+ Fe(OH)2 + 2NH

3.Điều chế amoniac:

a. Trong công nghiệp

N2 + 3H2 2NH3

b.Trong phòng thí nghiệm

NH4NO3 + NaOH NaNO3 + NH3 + H2O

III. MUỐI AMONI (NH4+):

Muối amoni là hợp chất ion, phân tử gồm cation NH (amoni) và anion gốc axit. Tất cả muối amoni
điều tan, là chất điện li mạnh

(NH4)nA nNH + An-

2
Ion NH4+ là một axit yếu

- Tác dụng với dung dịch bazơ tạo NH3, nay là phản ứng dùng để nhận biết muối amoni (tạo khí có
mùi khai), dung điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm.

NH + OH- NH3 + H2O

- Phản ứng phân hủy đa số muối amoni điều không bền nhiệt.

+ Muối amoni của axit dễ bị phân hủy hay không có tính oxi hóa mạnh khi nhiệt phân tạo NH 3 và axit
tương ứng.

NH4Cl NH3 + HCl

+ Muối amoni của axit có tính oxi hóa mạnh khi bị nhiệt phân tạo không tạo NH 3 mà tạo sản phẩm ứng
soh cao hơn

NH4NO3 N2O + 2H2O

IV. AXIT NITRIC

- Rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt: 4HNO3 4NO2 + O2  + 2H2O

- là một axit mạnh đồng thời là một chất ôxi hóa rất mạnh. Tác dụng với nhiều kim loại, chất khử.

1. HNO3 là axit mạnh

2. là chất ôxi hóa mạnh

- Tác dụng với kim loại tác dụng hầu hết với kim loại trừ Au và Pt.

M + HNO3 M(NO3)n + H2O + sp khử (NO2, NO, N2, N2O, NH4NO3)

+ n: là hóa trị cao nhất của kim loại

+ Fe, Al, Cr… không tác dụng với HNO3 đặc nguội do kim loại bị thụ động hóa.

+ Không nói tạogì thì nhớ HNO3 đặc (tạo NO2), HNO3 loãng (tạo NO).

6HNO3 (đ) + Fe Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

8HNO3 (l ) + 3Cu 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

- Tác dụng với phi kim :

C + 4HNO3đ CO2 + 4NO2  + 2H2O

S + 6HNO3đ H2SO4 + 6NO2  + 2H2O


3
- Tác dụng với các hợp chất : FeO + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

3/ Điều chế:

a. Trong công nghiệp :

NH3 → NO → NO2 → HNO3

b. Trong phòng thí nghiệm

NaNO3 (rắn) + H2SO4 (đặc) Na2SO4 + HNO3

VI. MUỐI NITRAT (NO3-)

- Tất cả muối nitrat điều tan : M(NO3)n Mn++ nNO

- Nhiệt phân muối nitrat :

+Muối kim loại hoạt động (từ Na đến Ca ) Muối nitrit + O2

+Muối kim loại hoạt động trung bình (Từ sau Mg đến Cu) Oxit KL + NO2 + O2

+Muối kim loại yếu (sau Cu) Kim loại + NO2 + O2

* Để nhận biết ion nitrat trong dung dịch, người ta dùng thuốc thử KL Cu và H 2SO4 loãng, hiện tượng
có dung dịch màu xanh(Cu2+) và khí không màu hóa nâu ngoài không khí (NO).

3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O ; 2NO + O2 → 2NO2

VII. PHOT PHO

- P có 2 dạng thù hình: trắng và đỏ.

- Tính chất hóa học tương tự N2

+ Tác dụng với oxi có thể tạo hai sản phẩm

4P + 3O2 2P2O3

4P + 5O 2 2P2O5

+ Tác dụng với phi kim khác :

2P + 3Cl2 2PCl3

2P + 5Cl2 2PCl5

- Điều chế P: Ca3(PO4)2 + 5C + 3SiO2 3 CaSiO3 + 2P + 5CO

VIII. AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT

1. AXIT PHỐTPHORIC (H3PO4) là một axit trung bình yếu, làm quỳ tím hóa đỏ

- Trong dd H3PO4 ngoài phân tử H3PO4 còn có các ion H+, H2PO , HPO , PO
4
- Tác dụng với bazơ

H3PO4 + NaOH NaH2PO4 + H2O

H3PO4 + 2NaOH Na2HPO4 + 2H2O

H3PO4 +3NaOH Na3PO4 + 3H2

- Tác dụng với kim loại trước hidro tạo muối và hiđrô

3Mg + 2H3PO4 Mg3(PO4)2 + 3H2

*H3PO4 không có tính oxi hóa

- Điều chế H3PO4: Ca3 (PO4)2 +3H2SO4 đ 3H3PO4 + 3CaSO4

2. MUỐI PHÔTPHAT (chứa PO43-) có muối trung hòa, muối axit (đihyđrô hay monohiđrô)

- Tất cả muối trung hòa, muối axit của natri, kali, amôni đều tan trong nước.

- Với các kim loại khác chỉ có muối đihiđrophotphat tan.

- Nhận biết muối amoni, cho tác dụng với AgNO3 (thuốc thử)

PO43- + 3Ag+ Ag3PO4 màu vàng

IX. PHÂN BÓN HÓA HỌC

1. PHÂN ĐẠM : cung cấp Nitơ cho cây dưới dạng NO , NH .

Amôni CTPT NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3

Phân đạm urea ( loại tốt nhất ) CTPT (NH2)2CO

NH3 + CO 2 (NH2)2CO + H2O.

(NH2)2CO + 2H2O (NH4)2CO3 (khi bị ướt)

Phân đạm nitrat CTPT : KNO3, Ca(NO3)2, …

2. PHÂN LÂN : cung cấp phôtpho cho cây dưới dạng ion PO .

Phân lân tự nhiên : CTPT Ca3(PO4)2, điều chế từ quặng Apatit, Photphorit

Supe photphat (Supe lân) CTPT Ca(H2PO4)2

Ca 3(PO 4)2 + 2H2SO4 Ca(H2PO 4)2 + 2CaSO4

Supe photphat đơn: Ca(H2PO4)2 , CaSO4

Ca 3(PO4)2 + 4H3PO4 3Ca(H2PO 4)2

Supe photphat kép : Ca(H2PO4)2

5
Amophot là loại phân bón phức hợp : N, P. CTPT : NH4H2PO4, (NH4)2HPO4.

Nitrophotka là phân bón hỗn hợp gồm : N,P,K . CTPT : (NH4)2HPO4 , KNO3

3. PHÂN KALI cung cấp Kali cho cây dưới dạng ion K+.

CTPT KCl, K2SO4, K2CO3 (tro thực vật).

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 : NITƠ – PHỐTPHO

Câu 1: Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA:

A. ns2np5. B. ns2np3. C. ns2np2. D. ns2np4.

Câu 2: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí.

A. Li, Mg, Al. B. Li, H2, Al.

C. H2,O2. D. O2,Ca, Mg.

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, nitơ tinh khiết được điều chế từ.

A. Không khí B. NH3,O2

C. NH4NO2 D. Zn và HNO3

Câu 4: Chọn muối khi nhiệt phân tạo thành khí N2.

A. NH4NO2. B. NH4NO3.

C. NH4HCO3. D. NH4NO2 hoặc NH4NO3.

Câu 5: Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau :

N2 NH3 (A) (B) HNO3

A. (A) là NO, (B) là N2O5. B. (A) là N2, (B) là N2O5.

C. (A) là NO, (B) là NO2. D. (A) là N2, (B) là NO2.

Câu 6: Ở điều kiện thường, nitơ phản ứng được với :

A. Mg. B. K. C. Li. D. F2.

Câu 7: Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?

A. N2 + 3H2 ® 2NH3. B. N2 + 6Li ® 2Li3N.

C. N2 + O2 ® 2NO. D. N2 + 3Mg ® Mg3N2.

6
Câu 8: Nhỏ từ từ dd NH3 đến dư vào dd CuSO4 và lắc đều dung dịch. Quan sát thấy :

A. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành.

B. Có dd màu xanh thẫm tạo thành.

C. Lúc đầu có kết tủa keo xanh lam,sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch xanh thẫm.

D. Có kết tủa xanh lam,có khí nâu đỏ thoát ra.

Câu 9: Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch :

A. NaCl, CaCl2.

B. CuCl2, AlCl3.

C. KNO3, K2SO4.

D. (NO3)2, AgNO3.

Câu 10: Muối được ứng dụng làm bột nổi trong thực phẩm :

A. (NH4)2CO3 B. NH4HCO3 C. Na2CO3 D. NH4Cl.

Câu 11: Chất nào sau đây làm khô khí NH3

A. P2O5 B. H2SO4 đ

C. CuO bột. D. NaOH rắn.

Câu 12: Cho sơ đồ: NH4)2SO4 NH4Cl NH4NO3

Trong sơ đồ A,B lần lượt là các chất :

A. HCl, HNO3. C. CaCl2, HNO3.

B. BaCl2, AgNO3. D. HCl, AgNO3.

Câu 13: Khi cho NH3 dư tác dụng với Cl2 thu được:

A. N2, HCl. C. HCl, NH4Cl.

B. N2, HCl,NH4Cl. D. NH4Cl, N2.

Câu 14: Vai trò của NH3 trong phản ứng

4 NH3 + 5 O2 4 NO +6 H2O là

A. Chất khử. C. Chất oxi hóa. B. Axit. D. Bazơ.

Câu 15: Cho các phản ứng sau :

H2S + O2 dư Khí X + H2O

NH3 + O2 Khí Y + H2O

NH4HCO3 + HClloãng Khí Z + NH4Cl + H2O

7
Các khí X,Y,Z thu được lần lượt là :

A. SO2, NO, CO2. C. SO2, N2, NH3.

B. SO3, NO, NH3. D. SO3, N2, CO2.

Câu 16: Hiện tượng xảy ra khi chogiấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là :

A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

C. giấy quỳ mất màu. D. giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 17: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lạigần
nhau thì thấy xuất hiện

A. khói màu trắng. B. khói màu tím.

C. khói màu nâu. D. khói màu vàng.

Câu 18: Để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH4Cl K2SO4, (NH4)2SO4, ta có thể chỉ
dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau:

A. Dung dịch AgNO3. B. Dung dịch BaCl2.

C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch Ba(OH)2.

Caâu 19: Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào dứơi đây là không đúng ?

A. NH4Cl → NH3 + HCl B. NH4NO3 → NH3 + HNO3

C. NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2 D. NH4NO2 → N2 + 2H2O

Câu 20: Trong các loại phân bón : NH4Cl, (NH2)2CO,(NH4)2SO4,NH4NO3. Phân nào có hàm lượng đạm cao
nhất?

A. (NH2)2CO. B. (NH4)2SO4. C. NH4Cl. D. NH4NO3.

Câu 21: Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Hóa chất đó là

A. BaCl2. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. AgNO3.

Câu 22: Khi nhiệt phân AgNO3 thu được những sản phẩm nào?

A. Ag, NO2, O2. B. Ag, NO,O2.

C. Ag2O, NO2, O2. D. Ag2O, NO, O2.

Câu 23: Nồng độ ion NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9 ppm. Nếu thừa ion NO 3- sẽgây một loại
bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin, một hợp chấtgây ung thư đường tiêu hóa. Để nhận biết ion NO 3-,
người ta dùng:

A. CuSO4 và NaOH. B. Cu và NaOH.

C. Cu và H2SO4. D. CuSO4 và H2SO4.

8
Câu 24: Phản ứnggiữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một phần hóa nâu
ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là

A. CO2 và NO2. B. CO2 và NO.

C. CO và NO2. D. CO và NO

Câu 25: Tổng hệ số (các số nguyên, tốigiản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với
dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 10. B. 11. C. 8. D. 9.

Câu 26: Một oxit Nitơ có CT NOx trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức của oxit Nitơ đó là

A. NO. B. NO2. C. N2O2. D. N2O5.

Câu 27: Cho dung dịch NaOH dư vào 150,0ml dung dịch (NH4)2SO4 1,00M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí thu
được (đktc) là bao nhiêu ?

A. 3,36 lít. B. 33,60 lít. C. 7,62 lít. D. 6,72 lít.

Câu 28: Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết rằng thể tích của các
khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.

A. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2. B. 8,4 lít N2 và 25,2 lít H2.

C. 268,8 lít N2 và 806,4 lít H2. D. 134,4 lít N2 và 403,2 lít H2.

Câu 29: Hỗn hợp hai khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Tỉ lệ số mol hoặc thể tích của
NO và N2O trong hỗn hợp lần lượt là

A. 1:3. B. 3:1. C. 1:1. D. 2:3.

Câu 30: Cho hỗn hợpgồm N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với hiđro là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H 2SO4
đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần trăm (%) theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp
lần lượt là

A. 25% N2, 25% H2 và 50% NH3. B. 25% NH3, 25% H2 và 50% N2.

C. 25% N2, 25% NH3 và 50% H2. D. 15% N2, 35% H2 và 50% NH3.

Câu 31: Hoà tan hoàn toàn mgam Al vào dung dịch HNO 3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol
khí N2O và 0,01mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là

A. 13,5gam. B. 1,35gam. C. 0,81gam. D. 8,1gam.

Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 1,2g kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 (đktc).giả thiết
phản ứng chỉ tạo ra khí N2. Vậy X là

A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Al.

Câu 33: Cho 1,35gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 896 ml hỗn hợpgồm NO và NO 2 có
(khí ở đktc).. Khối lượng muối nitrat sinh ra là

9
A. 9,41gam. B. 10,08gam. C. 5,07gam. D. 8,15gam.

Câu 34: Hòa tan hết 4,43gam hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng thu được dung dịch A và 1,568 lít (đktc)
hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59gam trong đó có một khí bị hóa thành màu nâu trong
không khí. Tính số mol HNO3 đã phản ứng.

A. 0,51 mol. A. 0,45 mol. C. 0,55 mol. D. 0,49 mol.

Câu 35: Để khử hoàn toàn 3,04gam hỗn hợp Xgồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thì cần 0,05 mol H2. Mặt khác Hòa
tan hoàn toàn 3,04gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm
khử duy nhất ở đktc) là.
A. 224 ml. B. 448 ml. C. 336 ml. D. 112 ml.

Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 9,4gam đồng bạch (hợp kim Cu – Ni ) vào dun dịch HNO 3 loãng dư. Khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,09 mol NO và 0,003 mol N2. Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp là

A. 74, 89%. B. 69.04%. C. 27.23%. D. 25.11%.

Câu 37: Hòa tan hết 35,4g hỗn loại Ag và Cu trong dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 5,6 lít khí duy nhất
không màu hóa nâu trong không khí. Khối lượng Ag trong hỗn hợp.

A. 16,2g. B. 19,2g. C. 32,4g. D. 35,4g.

Câu 38: Hoà tan Fe trong đung dịch HNO 3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO 2 và 0,02 mol NO.
Khối lượng Fe bị tan là

A. 0,56g. B. 1,12g. C. 1,68g. D. 2,24g.

Câu 39: Cho 11g hỗn hợp Fe, Al tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng thu được 0,3 mol khí NO. Tính %
khối lượng Al.

A. 49,1%. B. 50,9%. C. 36,2%. D. 63,8%.

Câu 40: Cho 18,5gam hỗn hợp Zgồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và

khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc) dung dịch X và còn
lại 1,46gam kim loại. Nồng độ mol/ lít của dung dịch HNO3 là

A. 3,5M. B. 2,5M. C. 3,2M. D. 2,4M.

Câu 41: Cho mgam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO 3 thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO và NO 2 (đktc)
có khối lượng là 15,2gam.giá trị m là

A. 25,6. B. 16. C. 2,56. D. 8.

Câu 42: Hoà tan hoàn toàn 32gam kim loại M trong dung dịch HNO 3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí
gồm NO2 và NO, có tỉ khối so H2 bằng 17. Kim loại M là

A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Ca.

Câu 43: Cho 2,16gam Mg tác dụng với dung dịch HNO 3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối kh

10
an thu được khí cô cạn dung dịch X là

A. 8,88g B. 13,92g C. 6,52g. D. 13,32g.

Câu 44: Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Ag vào dung dịch HNO 3 dư rồi cô cạn và nung nóng đến khối
lượng không đổi thì thu được chất rắn nặng:

A. 4,26g. B. 4,5g. C. 3,78g. D. 7,38g.

Câu 45: Để 2,8gam bột Fe ngoài không khí một thờigian thấy khối lượng tăng lên 3,44gam. Phần trăm Fe
đã phản ứng là (Giả sử phản ứng chỉ tạo nên Fe3O4)

A. 48.8%. B. 60%. C. 81.4 %. D. 99.9%.

Câu 46: Cho 0,8 mol Al tác dụng với dung dịch HNO 3 thu được 0,3 mol khí X ( không có sản phẩm khác).
Khí X là

A. NO2. B. NO. C. N2O. D. N2.

Câu 47: Cho 2,16g kim loại Mg tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung
dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là

A. 13,92g. B. 8,88g. C. 13,32g. D. 6,52g.

Câu 48: Hòa tan hết 12g hỗn hợp kim loại X, Y vào dung dịch HNO 3 thu được mgam muối khan và 1,12 lít
khí N2 (đktc). Giá trị của m là

A. 34g. B. 44g . C. 43g . D. 33g.

Câu 49: Cho 1,35g Xgồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với HNO 3 thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO 2. Khối
lượng muối là

A. 5,69gam. B.4,45gam. C. 5,5gam. D. 6,0gam.

Câu 50: Cho 1,35gam hỗn hợp Agồm Cu, Mg, Al tác dụng với HNO 3 dư được 1,12 lít NO và NO2 có khối
lượng trung bình là 42,8. Biết thể tích khí đo ở đktc. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là

A. 9,65g. B. 7,28g. C. 4,24g. D. 5,69g.

Câu 51: (Trích đề thi vào ĐHSP Hà Nội 1998) Để mgam bột sắt (A) ngoài không khí, sau một thờigian biến
thành hỗn hợp (B) có khối lượng 12 gam gồm Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3. Cho B tác dụng hoàn toàn với dung
dịch HNO3 thấy sinh ra 2,24l khí NO duy nhất ở đktc. Tính m.

A. 20,08g. B. 30,08g. C. 21,8g. D. 22,08g.

Câu 52: (Đề tuyển sinh ĐH-CĐ Khối B năm 2007)

Nung m gam sắt trong oxy dư thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch
HNO3 dư thoát ra 0,56 lít khí (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 2,22g. B. 2,62g. C. 2,52g. D. 2,32g.

Câu 53: Để mgam bột sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được 6gam hỗn hợp các chất rắn. Hòa tan
hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là
11
A. 10,08g. B. 1,08g. C. 5,04g. D. 0,504g.

Câu 54: Nung mgam sắt trong không khí, sau một thời gian người ta thu được 104,8gam hỗn hợp rắn A gồm
Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn A trong HNO3 dư thu được dung dịch B và 12,096 lít khí hỗn hợp
khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với He là 10,167. Giá trị của m là

A. 72. B. 69,54. C. 91,28. D. 78,4.

Câu 55: Đốt cháy 5,6gam bột Fe trong bình đựng O2 thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Fe.
Hòa tan hoàn toàn lượng hỗn hợp A bằng dung dịch HNO 3 thu được V lít hỗn hợp khí Bgồm NO và NO 2. Tỉ
khối của B so với H2 bằng 19. Giá trị của V ở đktc là

A. 672 ml. B. 336 ml. C. 448 ml. D. 896 ml.

Câu 56: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe 2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian người ta thu được
6,72g hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau A. Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO 3 dư
thấy tạo thành 0,448 lit khí B duy nhất có tỷ khối so với H2 bằng 15. Giá trị của m là

A. 5,56g. B. 6,64g. C. 7,2g. D. 8,8g.

Câu 57: Cho H2 đi qua ống sứ chứa agam Fe2O3 đun nóng, sau một thời gian thu được 5,2gam hỗn hợp X
gồm 4 chất rắn. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng HNO3 đặc, nóng thu được 0,785 mol khí NO2. Giá trị a là

A. 11,48. B. 24,04. C. 17,46. D. 8,34.

Câu 58: Cho CO qua ống sứ chứa m gam Fe 2O3, đun nóng. Sau một thời gian ta thu đuợc 5,2g hỗn hợp X
gồm Fe và 3 oxit kim loại. Hòa tan X bằng HNO3 đặc, nóng thì thu được 0,05 mol khí NO2. Giá trị của m là

A. 5,6g. B. 4,7g. C. 4,76g. D. 4,04g.

Câu 59: Trộn 0,54g bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A.
Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO 3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là
1:3. Thể tích (đktc) khí NO và NO2 lần lượt là

A. 0,224 lít và 0,672 lít. B. 0,672 lít và 0,224 lít.

C. 2,24 lít và 6,72 lít. D. 6,72 lít và 2,24 lít.

Câu 60: Hoà tan hoàn toàn mgam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư, tất cả lượng khí NO thu được đem
oxy hoá thành NO2 rồi sục vào nước cùng dòng khí O 2 để chuyển hết thành HNO3. Cho biết thể tích khí oxy
(đktc) đã tham gia quá trình trên là 3,36 lít. Khối lượng m của Fe3O4 là giá trị nào sau đây?

A. 139,2gam. B. 13,92gam. C. 1,392gam. D. 1392gam.

Câu 61: Hòa tan hoàn toàn 28,8g kim loại Cu vào dung dịch HNO 3 loãng, tất cả khí NO thu được đem oxy
hóa thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxy để chuyển hết thành HNO 3. Thể tích khí oxy ở đktc đã tham gia
vào quá trình trên là

A. 100,8 lít. B. 10,08 lít. C. 50,4 lít. D. 5,04 lít.

Câu 62: Cho hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe3O4 có số mol ba chất đều bằng nhau tác dụng hết với dung dịch
HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO. Số mol của mỗi chất là
12
A. 0,12 mol. B. 0,24 mol. C. 0,21 mol. D. 0,36 mol.

Câu 63: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng mgam Fe 2O3 nung nóng. Sau một thờigian thu được
10,44gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe 2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu
được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m là

A. 12gam. B. 24gam. C. 21gam. D. 22gam.

Câu 64: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO 3, toàn bộ lượng khí NO thu được đem oxy
hóa thành NO2 rồi chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí oxy (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là

A. 3,36 lít. B. 33,6 lít. C. 2,24 lít. D. 22,4 lít.

Câu 65: Cho hỗn hợpgồm FeO, CuO, Fe3O4 có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO 3 thấy tạo
ra 1,008 lít NO2 và 0,112 lít NO (các khí ở đktc). Số mol của FeO là

A. 0,04 mol. B. 0,01 mol. C. 0,02 mol. D. 0,03 mol.

ĐÁP ÁN chương 2: nitơ – photpho

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

B C C D C C C C C B D B D A A D A D B A

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

C A C B A B D D A A B C C D A A A C A C

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60

A A B A B C A C A B A C C D D C A A A A

61 62 63 64 65

D A A A D

13

You might also like