You are on page 1of 48

LÝ THUYẾT THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC

1. CÁCH THU KHÍ


Dời chỗ không khí
Dời chỗ nước
Cách 1: Để ngược bình Cách 2: Để ngửa đứng
Các khí nhẹ hơn không khí: Các khí nặng hơn không khí: Các khí có độ tan kém hoặc không tan
H2, CH4, C2H2, N2, NH3, CO2, SO2, Cl2, HCl, H2S, O2. trong nước: H2, N2, O2, CH4, C2H2,
CO. C2H4, CO2.
2. CÁCH LÀM KHÔ KHÍ
Điều kiện của chất làm khô:
- Không tác dụng hoá học với khí.
- Không có khả năng xúc tác các quá trình tự oxi hoá, trùng hợp hay ngưng tụ,…
- Trong PTN, thường làm khô khí bằng cách dẫn khí qua bình rửa khí hoặc qua cột làm khô.
Làm khô bằng bình rửa khí Làm khô bằng cột làm khô

H2SO4 đặc làm khô Cl2, HCl, CO2, SO2, O2,… CaO làm khô NH3, H2, N2, CH4,…
không dùng H2SO4 đặc làm khô H2.
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT
3.1. Phương pháp chưng cất: Tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều. Hỗn hợp chất ban
đầu được trộn lẫn vào nhau. Chất có nhiệt độ sôi thấp sẽ đi ra trước.
Lưu ý:
- Lắp ống sinh hàn đúng: phải lắp nghiêng ống sinh hàn như hình, nước làm lạnh đi vào từ dưới, nước
nóng đi ra khỏi ống sinh hàn từ phía trên. Mục đích là làm lạnh để chuyển chất ở dạng hơi thành dạng
lỏng và thu lại vào bình hứng.
- Nhiệt kế để đo nhiệt độ của chất cần chưng cất (chứ không phải hỗn hợp trong bình cầu).
3.2. Phương pháp chiết: Tách hai chất lỏng không trộn lẫn vào nhau.

Lưu ý: Chất nhẹ hơn nổi phía trên, chất nặng hơn chìm phía dưới.
3.3. Phương pháp lọc, tách: Tách chất rất ra khỏi dung dịch.
4. NHỮNG KỸ NĂNG CẦN NẮM
KỸ NĂNG 1: BẢNG TÍNH TAN
- Bảng tính tan của các chất (kim loại, phi kim, oxit, axit, bazo, muối,…).
+ Hầu hết các axit đều tan (trừ H2SiO3 không tan).
+ Các bazo thường không tan trừ LiOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH.
+ Với muối, kiểm tra theo thứ tự:
(1) Các muối của kim loại kiềm (như Na+, K+), các muối nitrat, các muối axit bậc cao (-H2PO4, -
HCO3, -HS), muối amoni (-NH4) thường tan.
(2) NaHCO3 ít tan.
(3) Tra bảng:

Muối clorua Muối sunfat Muối cacbonat, photphat, sunfit Muối sunfua

Tan tốt trừ Tan tốt trừ Hầu như không tan. - FeS, ZnS: không tan trong
AgCl, PbCl2. BaSO4, CaSO4, nước nhưng tan trong axit
HCl, H2SO4 loãng.
PbSO4, - CuS, PbS, Ag2S: không
Ag2SO4. tan trong nước và axit
loãng.
- Tính chất hoá học của các chất.
- Quan sát, hệ thống các dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
KỸ NĂNG 2: NHẬN BIẾT ĐỐI VỚI CHẤT KHÍ
Chất
CO2 SO2 NH3 Cl2 H2S HCl N2 NO NO2 CO
khí
Vàng
Màu Không màu Không màu Nâu đỏ X
lục
Thuốc Trứng
Mùi X Hắc Khai Xốc Không X Mùi gắt X
tẩy thối
Thuốc Nước Quỳ NaI + Pb(NO3)2, Que
Ca(OH)2 AgNO3 FeSO4 PdCl2
thử Br2 tím ẩm HTB Cu(NO3)2 đóm
Hiện Kết tủa Mất Hoá Xanh Kết tủa Kết tủa Phức Kết
Tắt
tượng trắng màu xanh tím đen trắng nâu tủa Pd
KỸ NĂNG 3: NHẬN BIẾT CÁC CHẤT CÓ TRONG DUNG DỊCH
Dùng chỉ thị (quỳ
Dùng axit (HCl) Dùng bazo (NaOH) Dùng muối
tím, phenolphthalein)
𝐶𝑂32− , 𝐻𝐶𝑂3− → CO2  𝑁𝐻4+ → NH3 (mùi - Dung dịch có tính 𝑆𝑂42− + Ba2+ → BaSO4
khai) axit, các muối của kim 
S2-, HS- → H2S  (mùi Các ion kim loại: Mg2+, loại yếu với gốc axit 𝑃𝑂43− + Ag+ → Ag3PO4
trứng thối) Cu2+, Al3+, Zn2+,… mạnh (FeCl3,  (vàng)

𝑆𝑂2− , 𝐻𝑆𝑂− → SO  Cu(OH)2: màu xanh lơ NaHSO4,…) làm quỳ


3 3 2

(mùi hắc) Fe(OH)2: màu trắng tím hoá đỏ.


- Dung dịch có tính
Ag+ → AgCl  (kết tủa xanh
Fe(OH)3: màu nâu đỏ bazo, các muối của kim AgCl: trắng
trắng)
Al(OH)3: kết tủa keo loại mạnh với gốc axit AgBr: vàng nhạt
trắng, tan trong OH- dư yếu (Na2CO3,…) làm AgI: vàng đậm
M(OH)n: kết tủa trắng quỳ tím hoá xanh, PP
hoá đỏ.
(1) Khi đề yêu cầu dùng 1 thuốc thử, thay axit HCl bằng H2SO4; thay NaOH bằng Ba(OH)2.
(2) Khi đề yêu cầu phân biệt thì phải dùng ít nhất 2 thuốc thử.
KỸ NĂNG 4: MỘT SỐ PHẢN ỨNG ĐẶC TRƯNG KHÁC ĐƯỢC DÙNG TRONG NHẬN BIẾT
Nhận biết dung dịch HNO3: Dùng bột đồng đỏ và đun ở nhiệt độ cao làm xuất hiện dung dịch màu
xanh và có khí màu nâu thoát ra của NO2.
3Cu + 8H+ + 2𝑁𝑂3− → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O (NO không màu)
2NO + O2 → 2NO2, NO2 (màu nâu đỏ)
Dung dịch H2S: Dùng dung dịch Pb(NO3)2 hoặc Cu2+ xuất hiện kết tủa màu đen của PbS (hoặc CuS)
H2S + Pb(NO3)2 → PbS  + 2HNO3
H2S + Cu(NO3)2 → CuS  + 2HNO3
MnO2 cho tác dụng với dung dịch HCl đặc có khí màu vàng lục xuất hiện.
𝑡0
MnO2 + 4HClđặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Khắc chữ lên thủy tinh bằng HF: Dùng SiO2 không tan trong nước, nhưng tan trong dung dịch NaOH
hoặc dung dịch HF.
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
5. THỰC NGHIỆM
VẤN ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI (LỚP 11)

Lưu ý: Dung dịch NƯỚC của axit, bazo, muối là dung dịch điện li được và tạo dung dịch dẫn điện.
1. Sự điện li: là quá trình phân li của chất tan trong nước ra ion.
- Chất điện li là những chất tan trong nước phân li ra ion (axit, bazo, muối,...).
Chất điện li Chất điện li mạnh Chất điện li yếu
Axit mạnh như HNO3, HCl, HBr, HI, - HF, HCN, HClO, HClO2
Axit
H2SO4, HClO3, HClO4,... - RCOOH (HCOOH, CH3COOH,...)
Bazo NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,… Mg(OH)2, Bi(OH)3
Muối Hầu hết các muối là chất điện li mạnh (trừ muối của Hg).
- Phương trình điện li: biểu diễn sự điện li.
Chất điện li mạnh (→) Chất điện li yếu ()
NaCl → Na+ + Cl- CH3COOH  CH3COO- + H+
NaOH → Na+ + OH- HCN  H+ + CN-
Lưu ý:
(1) Sự điện li của H2SO4:
𝐻2 𝑆𝑂4 → 𝐻 + + 𝐻𝑆𝑂4−
{
𝐻𝑆𝑂4−  𝐻 + + 𝑆𝑂42−
(2) Sự điện li của muối axit:
𝑁𝑎𝐻𝑆𝑂4 → 𝑁𝑎+ + 𝐻𝑆𝑂4−
{
𝐻𝑆𝑂4−  𝐻 + + 𝑆𝑂42−
2. Axit, bazo, muối
Bazo (KL- Muối (cation kim loại hoặc NH4 và gốc
Axit (HX với X là gốc axit)
OH) axit)
Một nấc Nhiều nấc NaOH, KOH, Muối trung hòa Muối axit
HCl, HNO3, - Hai nấc: H2S, H2CO3, Ca(OH)2, NaCl, BaCl2, NaHSO4, KHCO3,
HF, H3PO2. H2SO3, H3PO3. Ba(OH)2,… CuSO4, NaH2PO2; NaH2PO3, NaH2PO4,
- Ba nấc: H3PO4. Na2HPO3 Na2HPO4, KHS,...
Hidroxit lưỡng tính (chất điện li yếu) – vừa có khả năng phân li theo kiểu axit, vừa có khả năng phân
li theo kiểu bazo
Zn(OH)2, Be(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2 Cr(OH)3, Al(OH)3
(Gốc axit 𝑋𝑂22− ) (Gốc axit 𝑋𝑂2− )
𝑏𝑎𝑧𝑜: 𝑍𝑛(𝑂𝐻)2  𝑍𝑛2+ +2𝑂𝐻 − 3+
𝑏𝑎𝑧𝑜: 𝐴𝑙(𝑂𝐻)3  𝐴𝑙 +3𝑂𝐻 −
𝑍𝑛(𝑂𝐻)2 | 𝑎𝑥𝑖𝑡: 𝑍𝑛(𝑂𝐻)2  2𝐻 + +𝑍𝑛𝑂22−
𝐴𝑙(𝑂𝐻)3 | 𝑎𝑥𝑖𝑡: 𝐴𝑙(𝑂𝐻)  𝐻 + +𝐴𝑙𝑂 − + 𝐻
3 2 2𝑂

VẤN ĐỀ 2: ĂN MÒN KIM LOẠI (Lớp 12)


Là sự phá hủy của kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
Trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion duong: M → Mn+ + ne
Có 2 loại ăn mòn kim loại (ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa)
(đều có bản chất là sự oxi hóa – khử) → Nếu không phải là ăn mòn điện hóa thì sẽ là ăn mòn hóa
học
Ăn mòn hóa học Ăn mòn điện hoá
Sự phá hủy kim loại hay hợp kim khi cho chúng Sự phá hủy kim loại hay hợp kim khi cho chúng
tiếp xúc với chất khí/ hơi nước ở nhiệt độ cao. tiếp xúc với chất điện li, phát sinh dòng điện.
Ăn mòn hóa học không kèm theo phát sinh dòng Ví dụ: Thép (Fe – C) để trong không khí ẩm.
điện. Nhiệt độ càng cao, vận tốc ăn mòn càng
lớn.
Phải có đủ 3 điều kiện (cần lưu ý điều kiện 1) thì mới có ăn mòn điện hoá:
(1) Có 2 điện cực (chất rắn) khác nhau: Kim loại — Kim loại; Kim loại — Phi kim; Kim loại —
Hợp chất hóa học. Trong đó kim loại mạnh hơn đóng vai trò cực âm (anot): bị ăn mòn.
(2) Các điện cực phải cùng tiếp xúc với nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp).
(3) Các điện cực phải tiếp xúc với dung dịch điện li (axit, bazơ, muối, không khí ẩm,...).
Ví dụ: Dây phơi đồ bằng thép (Fe - C) để dưới trời mưa: ăn mòn điện hoá (đúng); ăn mòn hoá học
(sai); ăn mòn kim loại (đúng).
Lưu ý 1: Sắt tráng thiếc (sắt tây) không bị ăn mòn điện hoá (do thiếc nằm bên ngoài, sắt nằm bên
trong → không thoả điều kiện số 3: cùng tiếp xúc với dung dịch điện li).
Lưu ý 2: Sắt tráng thiếc (sắt tây) bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm nếu như sắt tây bị xây xước
vào tận bên trong.
Cơ chế ăn mòn điện hóa: anot (cực âm, xảy ra sự oxi hoá), catot (cực dương, xảy ra sự khử).
Tác hại sự ăn mòn kim loại:
- Phá hủy các kim loại, hợp kim.
- Khi ăn mòn điện hóa xảy ra, kim loại có tính khử mạnh bị ăn mòn.
- Tốc độ ăn mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học. Hai kim loại càng chênh lệch về bản
chất thì tốc độ ăn mòn xảy ra càng nhanh.
Các biện pháp chống ăn mòn: 2 biện pháp
- Phương pháp bảo vệ bề mặt: dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men, ...
- Phương pháp điện hóa: dùng vật hi sinh. Ví dụ: bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép (Fe-C), gắn vào vỏ
tàu các tấm kim loại Zn, Mg (ống nước).
VẤN ĐỀ 3: TÍNH TAN CỦA NH3 VÀ HCl

Lưu ý 1: Các chất khí dễ tan trong nước gồm NH3 (và các amin CH3NH2, C2H5NH2, (CH3)2NH,
(CH3)3N), HCI, SO2 (Lưu ý: SO3 là chất lỏng; CO2 tưởng giống SO2 nhưng nó không giống: CO2 tan
ít trong nước, không tác dụng với dung dịch Br2).
Lưu ý 2: Các chất khí ít tan trong nước như H2S, CO2, H2, N2, O2, CH4, ...
Lưu ý 3: Trong thí nghiệm về tính tan của amoniac trong nước, khí NH3 lại phun vào bình thành
những tia có màu hồng do NH3 tan nhiều trong nước, áp suất của khí NH3 trong bình giảm đột ngột,
nước trong cốc bị hút vào bình qua ống thủy tinh vuốt nhọt → phun thành các tia. Lại thêm NH3 có
tính bazơ làm phenolphtalein chuyển màu hồng.
Lưu ý 4: Trong thí nghiệm về tính tan của HCl trong nước, khí HCl lại phun vào bình thành những
tia có màu đỏ do HCl tan nhiều trong nước, áp suất của khí HCl trong bình giảm đột ngột, nước
trong cốc bị hút vào bình qua ống thủy tinh vuốt nhọt → phun thành các tia. Lại thêm HCl có tính
axit làm phenolphtalein chuyển màu đỏ.
VẤN ĐỀ 4: NH3 CHÁY TRONG O2

VẤN ĐỀ 5: NH3 TÁC DỤNG HCl


Lưu ý 1: Nếu đổ dung dịch HCl vào dung dịch NH3 thì sẽ tạo thành muối NH4CI là một muối dễ tan
trong nước, nên không thấy hiện tượng.
Lưu ý 2: Nếu để hai lọ đựng HCl và NH3 kế nhau thì hơi của chúng kết hợp nhau tạo thành muối
NH4CI (dạng rắn, hiện tượng là khói trắng nằm phía trên miệng lọ). Do đó có thể phân biệt hai chất
này.
Lưu ý 3: Khói trắng dày đặc hơn và gần phía của HCl hơn NH3, vì HCl nặng di chuyển chậm hơn
so với NH3.
VẤN ĐỀ 6: NHIỆT PHÂN NH4Cl

Lưu ý 1: Nhiệt phân (= phân hủy chất rắn bằng nhiệt) nghĩa là chất phải ở dạng rắn.
Lưu ý 2: NH3 và HCl sinh ra bay lên trên (phía trên có nhiệt độ thấp hơn) nên chúng kết hợp với
nhau tạo khói trắng (tinh thể) NH4Cl.
VẤN ĐỀ 7: KHỬ OXIT KIM LOẠI

Lưu ý 1: Oxit bị khử phải là oxit của kim loại đứng phía sau Al.
Lưu ý 2: H2 không khử ZnO.
VẤN ĐỀ 8: PHOTPHO BỐC CHÁY

Độ hoạt động của P trắng cao hơn P đỏ.


Lưu ý: Photpho trắng (P4) bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ trên 400C (dễ cháy khi để ngoài không
khí), và không than trong nước → Bảo quản P4 bằng cách ngâm nó trong nước, hoặc đặt trong hộp
thép, lọ thủy tinh đậy nắp kín để phòng tránh cháy nổ.
VẤN ĐỀ 9: CO2 TÁC DỤNG Mg

𝑡0
2Mg + CO2 → 2MgO + C
VẤN ĐỀ 10: HƠI NƯỚC ĐI QUA THAN NÓNG ẨM

Lưu ý 1: Hỗn hợp khí than ướt CO (44%), H2, N2, CO2,… thu được bằng cách cho hơi nước qua than
nung đỏ.
Lưu ý 2: Hỗn hợp khí than khô, thổi không khí qua than nung đỏ (CO2, CO 25%, N2,…).
VẤN ĐỀ 11
Đốt nhôm trong không khí: Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng.

H2 tác dụng với S

Lưu ý: Ống nghiệm có kết tủa đen.


Cl2 tác dụng với KBr và KI

Lưu ý 1: KClO3, KMnO4 tác dụng HCl đặc không cần đun nóng, MnO2 + HCl đặc thì cần đun nóng.
Lưu ý 2: Có thể thay cốc chứa NaOH đặc bằng cốc chứa dung dịch có tính kiềm như KOH, Ca(OH)2
H2S cháy trong không khí

Pha loãng H2SO4 đặc: Khi đổ nước vào dung dịch H2SO4 đặc do nước nhẹ hơn nên nổi lên trên.
Trong khi đó, phản ứng sinh ra nhiều nhiệt nên làm nước sôi gây nguy hiểm. Khi làm ngược lại, H2SO4
nặng hơn nên chìm dần xuống, phân tán đều trong nước.

VẤN ĐỀ 12: THÍ NGHIỆM HỮU CƠ


Benzen và brom
Hình vẽ bên dưới mô tả thí nghiệm benzen tác dụng với brom. Hãy trả lời câu hỏi dưới đây:
a) Chất rắn Y có trong bình cầu có tên là gì? Đóng vai trò gì trong phản ứng giữa benzen với brom?
Chất rắn Y là bột Fe, là chất xúc tác trong phản ứng của benzen và brom.
b) Khí X là khí gì? Viết phương trình tạo ra khí X. Khí X là HBr.
C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr 
c) Ống sinh hàn có tác dụng làm lạnh để các chất (ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường) đang
hóa hơi, đi ngang qua ống sẽ ngưng tụ và quay trở lại bình cầu thay vì thoát ra theo ống dẫn khí X.
Để đảm bảo tác dụng đó của ống sinh hàn, hãy cho biết nước làm nguội đi vào ống theo đầu số (1)
hay đầu số (2) trên hình vẽ. Vì sao? Theo nguyên tắc đối lưu, H2O lạnh đi ở đầu số 2 và thoát ra
khỏi ống sinh hàn ở đầu số 1.
d) Nắp Z đậy bình chứa dung dịch NaOH có điểm gì sai? Vì sao? Nắp Z không được kín vì phản ứng
tỏa nhiệt làm giãn nở không khí trong bình, bịt kín gây áp suất cao sẽ làm vỡ bình hoặc bật các nắp
đậy.
e) Vai trò của dung dịch NaOH là gì? Có thể thay bằng dung dịch Ca(OH)2 được không?
Dung dịch Nao dùng để hấp thụ HBr, có thể thay bằng Ca(OH)2.
Toluen, benzen phản ứng với brom

C6H5OH/C6H5NH2 + Br2

VẤN ĐỀ 13: PHƯƠNG PHÁP TINH CHẾ CHẤT VÀ PHÂN TÍCH CHẤT HỮU CƠ
- CuO đóng vai trò gì? Tại sao ống nghiệm phải để nghiêng xuống phía dưới (nhưng không được
nghiêng quá mức)? Bột CuO có tác dụng oxi hóa hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn
giản.
- Hệ thống trên dùng để phân tích những nguyên tố nào? Có phân tích được N hay không? Làm sao
để nhận biết sự có mặt của N? Thí nghiệm trên dùng để xác định sự có mặt của nguyên tố C và H
trong hợp chất hữu cơ. Không thể phân tích được N.
- Vai trò của Ca(OH)2? Có thể thay Ca(OH)2 bằng gì? Có thể thay Ca(OH)2 bằng KOH, NaOH hay
không? Dung dịch Ca(OH)2 có vai trò nhận biết sự có mặt CO2 (dung dịch Ca(OH)2 từ dung dịch
trong suốt sang kết tủa màu trắng) → Từ đó nhận biết được trong X có C. Có thể thay Ca(OH)2 bằng
Ba(OH)2 và không thể thay Ca(OH)2 bằng KOH, NaOH vì không tạo kết tủa.
- Vai trò của bông tẩm CuSO4? Màu của CuSO4 lúc đầu và lúc sau thí nghiệm? Bông trộn CuSO4 khan
có vai trò nhận biết có H2O sinh ra (CuSO4 khan có màu trắng sẽ chuyển sang dung dịch màu xanh)
từ đó biết được trong X có H.
- Khi không thực hiện tiếp thí nghiệm, cần xử lí hệ này như thế nào?
VẤN ĐỀ 14: ĐIỀU CHẾ KHÍ
H2

Hệ thống này dùng để làm gì? Đề xuất các chất cần thiết trong sơ đồ trên?
Dùng để điều chế khí H2. Các chất cần thiết trong sơ đồ trên là: Dung dịch X (HCl), chất rắn Y (Zn,
Fe, Al,…), khí Z (H2).
Cl2
Hệ thống này dùng để làm gì (điều chế khí, làm sạch khí, làm khô khí)? Đề xuất chất chứa trong bình
1 và bình 2? Vai trò của bình 1 và bình 2? Có thể hoán đổi vị trí của bình 1 và bình 2 cho nhau được
không? MnO2 có thể được thay thế bằng chất rắn nào, khi đó hệ thống cần điều chỉnh gì?
𝑡0
MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
Sản phẩm chui ra khỏi bình cầu: Cl2, HCl, H2O
Bình 2 đựng H2SO4 đặc, bình 1 chứa NaCl để hấp thụ HCl.
Có thể thay MnO2 bởi các chất oxi hoá mạnh như KMnO4, PbO2, CaOCl2, KClO3,…
Lưu ý: Khí điều chế phải khô nên bình làm khô nằm sát bình thu khí.
HCl

O2

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN PHÂN NƯỚC


N2

NH3

HNO3

CO2
Tại sao không dùng (hạn chế dùng) H2SO4? Vì H2SO4 tác dụng CaCO3 sẽ tạo CaSO4 ít tan ngăn cản
phản ứng.
SO2

CH4: Phương pháp vôi tôi – xút

CH3COONa + CaO + NaOH


𝐶𝑎𝑂,𝑡 0
CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3
Vai trò của CaO: tránh làm vỡ ống nghiệm, tạo lớp hỗn hợp rắn xốp giúp chất khí dễ thoát ra, hút ẩm
nước của NaOH (do NaOH hút ẩm).
C2H4
C2H2

VẤN ĐỀ 15: ĐIỀU CHẾ CHẤT LỎNG


Ester

VẤN ĐỀ 16: ĐIỀU CHẾ CHẤT RẮN


Kim loại trung bình và yếu

Mạ kim loại

Ví dụ: Muốn mạ 1 lớp Cu lên vật X thì ta cần đặt X ở cực âm.
Nhiệt nhôm

BÀI TẬP VỀ THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC HỮU CƠ


PHẦN 1. CÁC CÂU THỰC NGHIỆM VÔ CƠ ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Một học sinh thực hiện thí nghiệm lần lượt như sau: Lấy 3 ống nghiệm được đánh số theo
thứ tự (1), (2), (3). Cho vào mỗi ống 3 ml nước và vài giọt dung dịch phenolphtalein, sau đó cho 3
mẫu kim loại Na, Mg, Al nhỏ bằng hạt đậu (vừa được làm sạch bề mặt) lần lượt vào mỗi ống. Tiến
hành đun nóng nghiệm (2) và (3). Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nước trong cả 3 ống nghiệm đều chuyển sang màu hồng nhạt.
B. Phản ứng (1) xảy ra mạnh, bọt khí thoát ra nhanh, dung dịch nhuốm màu hồng nhanh chóng.
C. Ống (2) phản ứng xảy ra chậm, chỉ có ít bọt khí thoát ra, ống (3) hầu như chưa phản ứng.
D. Đun nóng ống (2), (3) thì phản ứng xảy ra nhanh hơn và khí thoát ra ở ống (2) nhiều hơn ống (3).
Câu 2: Thí nghiệm dưới đây mô tả quá trình của phản ứng nhiệt nhôm:

Cho các phát biểu sau:


(1) X là Al2O3 nóng chảy và Y là Fe nóng chảy.
(2) Phần khói trắng bay ra là Al2O3.
(3) Dải Mg khi đốt được dùng để khơi mào phản ứng nhiệt nhôm.
(4) Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng toả nhiệt.
(5) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ sắt khi hàn đường ray.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất rắn
X, dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác bằng phương pháp đẩy không khí như hình vẽ
sau:

Các chất X, Y, Z lần lượt là:


A. Fe, H2SO4, H2. C. CaCO3, HCl, CO2.
B. Cu, H2SO4, SO2. D. NaOH, NH4Cl, NH3.
Câu 4: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong
phòng thí nghiệm.
a) Hình 2 có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H2, NH3, CO2, HCl, N2?

A. H2, N2, NH3. B. H2, N2, C2H2. C. N2, H2. D. HCl, CO2.
b) Hình 1 có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H2, NH3, CO2, HCl, N2?
A. H2, N2, NH3. B. H2, N2, C2H2. C. N2, H2. D. HCl, CO2.
c) Hình 3 có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H2, NH3, CO2, HCl, N2?
A. H2, N2, NH3. B. H2, N2, C2H2. C. N2, H2. D. HCl, CO2.
Câu 5: Ở điều. kiện thường, thực hiện thí nghiệm với khí NH3 như sau: Nạp đầy khí NH3 vào bình
thuỷ tinh rồi đậy bình bằng nắp cao su. Dùng ống thuỷ tinh vuốt nhọn đầu nhúng vào nước, xuyên ống
thuỷ tinh qua nắp cao su rồi lắp bình thuỷ tinh lên giá như hình vẽ:

Cho phát biểu sau:


(a) Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay thế NH3 bằng HCl.
(b) Thí nghiệm trên để chứng minh tính tan tốt của khí NH3 trong nước.
(c) Tia nước phun mạnh vào bình thủy tinh do áp suất trong bình cao hơn áp suất không khí.
(d) Trong thí nghiệm trên, nếu thay dung dịch phenolphtalein bằng dung dịch quỳ tím thì nước trong
bình sẽ có màu xanh.
(e) So với điều kiện thường, khí X tan trong nước tốt hơn ở điều kiện 60°C và 1 atm.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
PHẦN 2. THU KHÍ
Câu 1: Các hình vẽ sau mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành ở phòng thí nghiệm. Cho
biết từng phương pháp (1), (2), (3) có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau: O2, N2, Cl2,
HCl, NH3, SO2?

A. (1) thu O2, N2; (2) thu SO2, Cl2; (3) thu NH3, HCl.
B. (1) thu O2, HCl; (2) thu SO2, NH3; (3) thu N2, HCl.
C. (1) thu NH3; (2) thu HCl, SO2; (3) thu O2, N2.
D. (1) thu NH3, N2, Cl2; (2) thu SO2; (3) thu O2, HCl.
Câu 2: Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:

a) Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây?
A. NH3, CO2, SO2, Cl2. C. H2, N2, O2, HCl.
B. CO2, O2, N2, H2. D. O2, N2, HBr, CO2.
b) Hình trên có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H6, NH3, SO2, HCl, N2?
A. H2, N2, C2H6. C. N2, H2.
B. HCl, SO2, NH3. D. H2, N2, NH3.
Câu 3: Các chất khí điều chế trong PTN thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1,
cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?
A. Cách 3. C. Cách 2.
B. Cách 1 hoặc cách 3. D. Cách 1.
Câu 4: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn
Z. Hình vẽ bên không minh hoạ phản ứng nào sau đây?

A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.


B. Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4. D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl.
Câu 5: Xác định các chất (hoặc hỗn hợp) X và Y tương ứng không thoả mãn thí nghiệm:

A. NaHCO3, CO2. B. NH4NO3, N2. C. CaCO3, CO2. D. KMnO4, O2.


Câu 6: Cho hình vẽ thu khí như sau:

Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3, O2, Cl2, CO2, HCl, SO2, H2S có thể thu được theo cách
bên?
A. H2, NH3, N2, HCl, CO2. C. O2, Cl2, H2S, SO2, CO2, HCl.
B. H2, N2, NH3, CO2. D. Tất cả các khí trên.
Câu 7: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X khi cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim
loại hoặc muối)
Hình vẽ minh hoạ phản ứng nào sau đây?
A. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
D. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Câu 8: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục từ từ khí CO2
vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào?

A. Ban đầu mờ dần đi rồi lại sáng dần lên. C. Ban đầu không đổi, sau đó sáng dần lên.
B. Mờ dần đi rồi sau đó tắt hẳn. D. Mờ dần đi sau đó vẫn mờ mờ.
PHẦN 3. ĂN MÒN ĐIỆN HOÁ
Câu 1: Hình vẽ sau do một học sinh vẽ để mô tả lại thí nghiệm ăn mòn điện hoá học khi cắm hai lá
Cu và Zn (được nối với nhau bằng một dây dẫn) vào dung dịch H2SO4 loãng. Trong hình vẽ bên chi
tiết nào chưa đúng?

A. Chiều dịch chuyển của ion Zn2+.


B. Bề mặt hai thanh Cu và Zn.
C. Chiều chuyển dịch của các electron trong dây dẫn.
D. Kí hiệu các điện cực.
Câu 2: Có sơ đồ thí nghiệm sau:

Để yên hai cốc sau một thời gian. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Ở cốc (1) nếu thay đinh sắt bằng hợp kim Fe – Cu thì Cu sẽ bị ăn mòn trước.
B. Ở cốc (2) Zn và Fe đều không bị ăn mòn.
C. Ở cốc (1) Fe không bị ăn mòn.
D. Ở cốc (2) Zn bị ăn mòn trước, khi Zn bị ăn mòn hết thì Fe sẽ bị ăn mòn.
Câu 3: Tiến hành thí nghiệm với 3 chậu nước như hình vẽ sau:

Đinh sắt trong cốc nào bị ăn mòn nhanh nhất?


A. Cốc 2. B. Cốc 3. C. Cốc 2 và 3. D. Cốc 1.
PHẦN 4. ĐIỀU CHẾ KHÍ
Câu 1: Cho thí nghiệm về tính tan của khí HCl như hình vẽ. Trong bình ban đầu chứa khí HCl, trong
nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím.

Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thuỷ tinh vào nước:
A. Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ.
B. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh.
C. Nước phun vào bình và vẫn có màu tím.
D. Nước phun vào bình và chuyển thành không màu.
Câu 2: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây?

A. NH3. B. SO2. C. HCl. D. H2S.


Câu 3: Khí hidro clorua là chất khí tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohidric. Trong
thí nghiệm thử tính tan của khí hidroclorua trong nước, có hiện tượng nước phun mạnh vào bình
chứa khí như hình vẽ mô tả dưới đây. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đó là:
A. Do khí HCl tác dụng với nước kéo nước vào bình.
B. Do HCl tan mạnh làm giảm áp suất trong bình.
C. Do trong bình chứa khí HCl ban đầu không có nước.
D. Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng.
Câu 4: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm sau. Dung dịch X là dung dịch nào trong các dụng dịch sau?

A. H2S. B. KMnO4. C. NH3. D. HCl.


Câu 5: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về NH3 (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh
chứa nước cất có nhỏ vài giọt phenolphtalein). Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước và có tính bazơ.
B. Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh làm giảm áp suất trong bình.
C. Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay NH3 bằng CH3NH2.
D. Nước phun vào trong bình chuyển từ không màu thành màu xanh.
Câu 6: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z.

Cho các phản ứng hoá học sau:


(1) CaCO3 + HCl → CaCl2 + SO2 + H2O. (3) C + Fe3O4 → Fe + CO2.
(2) CuO + CO → Cu + CO2. (4) Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O.
Số phản ứng thoả mãn thí nghiệm trên là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 7: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCI:

a) Khí Cl2 đi ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1)
và bình (2) lần lượt đựng:
A. Dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
B. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
D. Dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
b) Nếu không dùng đèn cồn thì có thể thay MnO2 bằng hóa chất nào (các dụng cụ và hóa chất khác
không thay đổi) sau đây?
A. NaCl hoặc KCl. C. KClO3 hoặc KMnO4.
B. CuO hoặc PbO2. D. KNO3 hoặc K2MnO4.
Câu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong thể thí nghiệm như sau:
a) Hóa chất không được dùng trong bình cầu (1) là:
A. H2O2. B. KMnO4. C. KCIO3. D. MnO2.
b) Để phản ứng xảy ra được nhất thiết phải đun nóng. Trong số các chất: MnO2, KMnO4, KClO3,
K2Cr2O7, số chất có thể đã được dùng trong bình cầu (1) là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
c) Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.
B. Khí clo thu được trong bình erlen là khí clo khô.
C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.
D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.
d) Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. MnO2 đựng trong bình cầu có thể thay thế bằng KMnO4, K2Cr2O7, CaCl2.
B. Dung dịch NaCl để giữ khí HCI.
C. H2SO4 đặc để giữ hơi nước.
D. Bình đựng khí clo phải có nút bông tẩm dung dịch kiềm.
e) Khí clo thu được trong bình erlen là:
A. Khí clo khô. C. Khí clo có lẫn khí HCI.
B. Khí clo có lẫn H2O. D. Cả B và C đều đúng.
Câu 9: Cho biết bộ thí nghiệm điều chế Clo trong phòng thí nghiệm:
Hãy cho biết hóa chất đựng trong mỗi bình tương ứng lần lượt là:
A. Dung dịch HCl, MnO2 rắn, dung dịch NaCl, dung dịch H2SO4.
B. Dung dịch NaCl, MnO2 rắn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.
C. Dung dịch HCl, dung dịch KMnO4, dung dịch H2SO4, dung dịch NaCl.
D. Dung dịch H2SO4, dung dịch KMnO4, dung dịch HCl, dung dịch NaCl.
Câu 10: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:

Bình (1) đựng NaCl, bình (2) đựng dung dịch H2SO4 đặc.
a) Vai trò của bình (1) là gì?
A. Hòa tan khí Cl2. C. Giữ lại hơi nước.
B. Giữ lại khí HCI. D. Làm sạch bụi.
b) Vai trò của bình (2) là gì?
A. Hòa tan khí Cl2. C. Giữ lại hơi nước.
B. Giữ lại khí HCI. D. Làm sạch bụi.
c) Cho các phát biểu sau:
(1) Bình 1 để hấp thụ khí HCI, bình 2 để hấp thụ hơi nước.
(2) Có thể đổi vị trí của bình 1 và bình 2 cho nhau.
(3) Sử dụng bông tẩm kiềm để ngăn khí Cl2 thoát ra ngoài môi trường.
(4) Chất lỏng sử dụng trong bình 1 lúc đầu là nước cất.
(5) Có thể thay thế HCI đặc bằng H2SO4 đặc, khi đó chất rắn trong bình cầu là NaCl và KMnO4.
(6) Bình 2 đựng H2SO4 đặc có thể thay thế bằng bình đựng CaO (viên).
Số phát biểu không đúng là:
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 11: Cho sơ đồ điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm:
a) Phản ứng xảy ra:
NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl (1)
2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl (2)
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phản ứng thứ hai xảy ra ở nhiệt độ cao hơn.
B. Phản ứng thứ nhất xảy ra ở nhiệt độ thưởng hoặc không quá 250°C.
C. HCI là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi dung dịch muối.
D. HCl sinh ra sau phản ứng ở dạng khí được hòa tan vào nước cất ta được dung dịch axit clohidric.
b) Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. NaCl dùng ở trạng thái rắn.
B. H2SO4 phải đặc.
C. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng.
D. Khí HCl thoát ra hòa tan vào nước cất tạo thành dung dịch axit clohidric.
c) Phải dùng NaCl rắn, H2SO4 đặc và phải đun nóng vì:
A. Khí HCl tạo ra có khả năng tan trong nước rất mạnh.
B. Đun nóng để khí HCl thoát ra khỏi dung dịch.
C. Để phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.
D. Cả 3 đáp án trên.
d) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Không được sử dụng H2SO4 đặc vì nếu dùng thì sản phẩm tạo thành là Cl2.
B. Do HCI là axit yếu nên phản ứng mới xảy ra.
C. Để thu được HCl người ta đun nóng dung dịch hỗn hợp NaCl và H2SO4 loãng.
D. Sơ đồ trên không thể dùng để điều chế HBr, HI và H2S.
Câu 12: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí hiđrohalogenuat:

Hai hiđrohalogenua (HX) có thể điều chế theo sơ đồ trên là:


A. HBr và HI. B. HCl và HBr. C. HF và HCI. D. HF và HI.
Câu 13: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không
khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí O2?
A. Chỉ cách 1. C. Chỉ cách 3.
B. Chỉ cách 2. D. Cách 2 hoặc cách 3.
Câu 14: Cho hình vẽ bên dưới minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm:

Khí Y có thể là khí nào dưới đây?


A. O2. B. Cl2. C. NH3. D. H2.
Câu 15: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X:
Hình vẽ trên minh họa điều chế khí Y nào sau đây?
A. HCI. B. Cl2. C. O2. D. NH3.
Câu 16: Cho hình vẽ bên mô tả quá trình điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm:

Tên dụng cụ và hóa chất theo thứ tự 1, 2, 3, 4 trên hình vẽ đã cho là:
A. 1: KClO3; 2: ống dẫn khí; 3: đèn cồn; 4; khí Oxi.
B. 1: KClO3; 2: đèn cồn; 3: ống dẫn khí; 4: khí Oxi.
C. 1: khí Oxi; 2: đèn cồn; 3: ống dẫn khí; 4: KClO3.
D. 1: KClO3; 2: ống nghiệm; 3: đèn cồn; 4: khí Oxi.
Câu 17: Phản ứng nào sau đây phù hợp với hình vẽ thí nghiệm?

A. Ca(OH)2 rắn + NH4Clrắn → CaCl2 + NH3 + H2O.


B. KCIO3 → KCl + O2 ↑.
C. Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2 ↑.
D. Fe + HCl → FeCl2 + H2.
Câu 18: Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ:
Biết các khí có cùng số mol. Nghiêng ống nghiệm để nước ở nhánh A chảy hết sang nhánh B. Xác
định thành phần của chất khí sau phản ứng.
A. CO2, O2. B. CO2. C. O2, CO2, I2. D. O2.
Câu 19: Cho hình vẽ bên minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm. Khí Y là khí N2 thì
dung dịch X là:

A. NH4NO3. C. H2SO4 và Fe(NO3)2.


B. NH4Cl và NaNO2. D. NH3.
Câu 20: Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về
quá trình điều chế HNO3?
A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy khỏi muối.
B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83°C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
Câu 21: Mô tả thí nghiệm điều chế khí CO2 từ dung dung dịch HCl và CaCO3. Khí CO2 sinh ra
thường có lẫn hơi nước và hiđroclorua. Để thu được khí CO2 khô thì bình (1) chứa X và bình (2)
chứa chất Y lần lượt là các dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch Na2CO3 bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc.
B. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaHCO3 bão hòa.
C. Dung dịch NaHCO3 bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc.
D. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch Na2CO3 bão hòa.
Câu 22: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm. X là khí nào
trong các khí sau:

A. NH3 B. CO2. C. HCl. D. N2.


Câu 23: Phản ứng xảy ra trong bình hứng (erlen) có thể là:

A. HCl + Br₂ → 2HBr + Cl2. C. SO₂ + Br₂ + 2H2O → 2HBr + H2SO4.


B. 5Cl2 + Br₂+ 6H2O → 10HCl + 2HBrO3. D. Na2SO3 + Br2 + H2O→ Na2SO4 + 2HBr.
Câu 24: Cho hình vẽ sau:
Hiện tượng xảy ra trong bình erlen Br2:
A. Có kết tủa xuất hiện.
B. Dung dịch Br2 bị mất màu.
C. Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2.
D. Không có phản ứng xảy ra.
Câu 25: Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau:

Phương trình hóa học nào sau đây phù hợp với mô hình thu khí trên?
A. CaC₂ + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.
B. CH3COONa + NaOH → Na2CO3 + CH4.
C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
D. NH4Cl + NaNO2 → NaCl + N₂+ 2H2O.
ĐIỀU CHẾ CHẤT RẮN
Câu 1: Cho sơ đồ điện phân dung dịch CuSO4 như sau:
Chọn nhận định đúng?
A. Thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch CuCl2 thì bản chất quá trình điện phân không thay đổi.
B. Điện phân một thời gian Cu bám lên catot, đồng thời anot tan ra.
C. Trong quá trình điện phân pH của dung dịch giảm.
D. Khí X là H2.
Câu 2: Dưới đây là hình vẽ tiến hành phản ứng nhiệt nhôm từ Al và Fe2O3

Chất X và Y lần lượt là:


A. Al và FeO. C. Al2O3 và Fe.
B. Al2O3 và Fe2O3. D. Al và Fe.
Câu 3: Trong công nghiệp người ta điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 như
sau:

Cho các phát biểu:


(1) Chất X là Al nóng chảy.
(2) Chất Y là hỗn hợp Al2O3 và criolit nóng chảy.
(3) Na3AlF6 được thêm vào oxit nhôm trong điện phân nóng chảy sẽ tạo được một hỗn hợp chất điện
li nổi lên trên bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa bởi O2 không khí.
(4) Trong quá trình điện phân, ở anot thường xuất hiện hỗn hợp khí có thành phần là CO, CO2 và
O2.
(5) Trong quá trình điện phân, cực dương luôn phải được thay mới do điện cực làm bằng graphit
(than chì) nên bị khí sinh ra ở cực dương ăn mòn.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
TỔNG HỢP (BÀI TẬP VỀ NHÀ)
Câu 1: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khi E (không màu, độc). Biết A là chất rắn, B là chất
lỏng.

Cho các bộ ba hóa chất A; B; D tương ứng cần dùng khi điều chế khí E như sau:
I. Na2SO3, H2SO4, HCl. IV. Na2SO3, NaOH, Ca(OH)2.
II. Na2SO3, H2SO4, NaOH. V. NaCl rắn khan, H2SO4 đặc, NaOH.
III. Zn, HCI, NaOH. VI. FeS, HCl, NaOH.
Trong các bộ ba hóa chất kể trên, số bộ ba hóa chất thỏa mãn hình vẽ điều chế khí E là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Cho các khí sau: O2, O3, N2, H2, C2H2, Cl2, HCl, SO2, H2S. Hình vẽ bên cạnh là dụng cụ điều
chế một số khí trong phòng thí nghiệm.
Trong các khí trên, dụng cụ này được dùng điều chế bao nhiêu khí?
A. 6. B. 5. C. 7. D. 4.
Câu 3: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng thí nghiệm dùng để điều chế chất tương ứng trong phòng
thí nghiệm?

A. .

B. .

C. .
D. .
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế bao nhiêu khí trong
số các khí sau: Cl2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
PHẦN 2. CÁC CÂU THỰC NGHIỆM HỮU CƠ
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun nóng cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 70°C.
Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(b) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(c) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn.
(d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.
(e) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Cho mô hình thí nghiệm sau:
Cho các nhận xét sau:
a) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định định tính cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ.
b) Bông tẩm CuSO4 khan nhằm phát hiện sự có mặt của nước trong sản phẩm cháy.
c) Ông nghiệm được lắp hơi chúi xuống để oxi bên ngoài dễ vào để đốt cháy chất hữu cơ.
d) Ông nghiệm đựng nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 và khí CO.
e) Chất sử dụng để oxi hóa chất hữu cơ trong thí nghiệm trên là CuO.
f) Có thể sử dụng mô hình trên để xác định nitơ trong hợp chất hữu cơ.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
CuSO4 khan có màu trắng, khi nó hấp thụ nước thì nó sẽ chuyển thành màu xanh CuSO4.5H2O (có
nghĩa là 1 phân tử CuSO4.5H2O có 1CuSO4 và 5H2O).
Câu 3: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:
Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
X hoặc T Tác dụng với quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh
Y Có kết tủa Ag
Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng
Z Không hiện tượng
Y hoặc Z Dung dịch xanh lam
Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
T Có màu tím
Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Anilin, Glucozo, Saccarozo, Lys – Gly – Ala.
B. Etylamin, Glucozo, Saccarozo, Lys – Val – Ala.
C. Etylamin, Glucozo, Saccarozo, Lys – Val.
D. Etylamin, Fructozơ, Saccarozơ, Glu – Val – Ala.
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế etyl axetat từ axit axetic, etanol và H 2SO4 (xúc
tác) theo sơ đồ hình vẽ bên.

Sau khi kết thúc phản ứng este hóa, người ta tiến hành các bước sau:
+ Bước 1: Cho chất lỏng Y vào phễu chiết, lắc với dung dịch Na2CO3 đến khi quỳ tím chuyển màu
xanh.
+ Bước 2: Mở khóa phễu chiết để loại bỏ phần chất lỏng phía dưới.
+ Bước 3: Thêm CaCl2 khan vào, sau đó tiếp tục bỏ đi rắn phía dưới thì thu được etyl axetat.
Cho các phát biểu sau:
(1) Nước trong ống sinh hàn nhằm tạo môi trường có nhiệt độ thấp để hóa lỏng các chất hơi.
(2) CaCl2 được thêm vào để tách nước và ancol còn lẫn trong etyl axetat.
(3) Dung dịch Na2CO3 được thêm vào để trung hòa axit sunfuric và axit axetic trong chất lỏng Y.
(4) Dung dịch X được tạo từ axit axetic nguyên chất, etanol nguyên chất và H2SO4 98%.
(5) Có thể thay thế CaCl2 khan bằng dung dịch H2SO4 đặc.
Số phát biểu sai là:
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 5: Hình vẽ bên dưới mô tả thí nghiệm benzen tác dụng với brom. Hãy trả lời câu hỏi dưới đây:
a) Chất rắn Y có trong bình cầu có tên là gì? Đóng vai trò gì trong phản ứng giữa benzen với brom?
b) Khí X là khí gì? Viết phương trình tạo ra khí X.
c) Ống sinh hàn có tác dụng làm lạnh để các chất (ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường) đang
hóa hơi, đi ngang qua ống sẽ ngưng tụ và quay trở lại bình cầu thay vì thoát ra theo ống dẫn khí X.
Để đảm bảo tác dụng đó của ống sinh hàn, hãy cho biết nước làm nguội đi vào ống theo đầu số (1)
hay đầu số (2) trên hình vẽ. Vì sao?
d) Nắp Z đậy bình chứa dung dịch NaOH có điểm gì sai? Vì sao?
e) Vai trò của dung dịch NaOH là gì? Có thể thay bằng dung dịch Ca(OH)2 được không?
PHƯƠNG PHÁP TINH CHẾ CHẤT VÀ PHÂN TÍCH CHẤT HỮU CƠ
Câu 1: Cho hình vẽ của bộ dụng cụ chưng cất thường. Cho biết ý nghĩa các chữ cái trong hình vẽ
bên.

A. a: Nhiệt kế; b: Đèn cồn; c: Bình cầu có nhánh; d: Sinh hàn; e: Bình hứng (erlen).
B. a: Đèn cồn; b: Bình cầu có nhánh; c: Nhiệt kế; d: Sinh hàn; e: Bình hứng (erlen).
C. a: Đèn cồn; b: Nhiệt kế; c: Sinh hàn; d: Bình hứng (erlen); e: Bình cầu có nhánh.
D. a: Nhiệt kế; b: Bình cầu có nhánh; c: Đèn cổn; d: Sinh hàn; e: Bình hứng (erlen).
Câu 2: Khi dùng phễu chiết có thể tách riêng hai chất lỏng X và Y. Xác định các chất X, Y tưởng
ứng trong hình vẽ?

A. Dung dịch NaOH và phenol. C. Benzen và H2O.


B. H2O và dầu hỏa. D. Nước muối và nước đường.
Câu 3: Kết tinh là một trong những phương pháp phổ biến để tách biệt và tinh chế
hợp chất hữu cơ. Hình bên mô tả các bước tiến hành kết tinh:

a) Hoà tan bão hoà hỗn hợp chất rắn ở nhiệt độ sôi của dung môi.
b) Lọc nóng loại bỏ chất không tan.
c) Để nguội cho kết tinh.
d) Lọc hút để thu tinh thể.
Trình tự các bước tiến hành kết tinh đúng là:
A. a, b, c, d. B. a, c, b, d. C. b, a, c, d. D. b, c, a, d.
Câu 4: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí
nghiệm được mô tả như hình vẽ:

a) Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.
B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2.
D. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.
b) Hãy cho biết thí nghiệm bên dùng để xác định nguyên tố nào trong hợp chất hữu cơ.
A. Xác định C và H. B. Xác định H và Cl.
C. Xác định C và N. D. Xác định C và S.
c) Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2.
A. Có kết tủa trắng xuất hiện. C. Dung dịch chuyển sang màu xanh.
B. Có kết tủa đen xuất hiện. D. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
d) Hãy cho biết sự vai trò của CuSO4 (khan) và biến đổi của nó trong thí nghiệm.
A. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
B. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.
C. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
D. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.
e) Cho các nhận xét sau:
(1) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định định tính cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ.
(2) Bông tẩm CuSO4 khan nhằm phát hiện sự có mặt của nước trong sản phẩm cháy.
(3) Ông nghiệm được lắp hơi chúi xuống để oxi bên ngoài dễ vào để đốt cháy chất hữu cơ.
(4) Ống nghiệm đựng nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 và khí CO.
(5) Chất để sử dụng để oxi hóa chất hữu cơ trong thí nghiệm trên là CuO.
Có thể sử dụng mô hình trên để xác định nitơ trong hợp chất hữu cơ. Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
ĐIỀU CHẾ KHÍ
Câu 1: Hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm

Một học sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau:
(a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy H2O.
(b) Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.
(c) Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn khí.
(e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là:
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 2: Cho sơ đồ điều chế và thử tính chất của chất X như hình vẽ:

a) X và Y lần lượt là:


A. CH4 và NaOH đặc. C. CH4 và H2SO4 đặc.
B. C2H4 và NaOH đặc. D. C2H4 và H2SO4 đặc.
b) Chọn phát biểu đúng:
A. Chất khí sau khi đi qua bông tẩm NaOH đặc có thể làm mất màu dung dịch brom hoặc KMnO4.
B. Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ lượng C2H5OH chưa phản ứng bị bay hơi.
C. Phản ứng chủ yếu trong thí nghiệm là 2C2H5OH → (C2H5)2O + H2O.
D. Vai trò chính của H2SO4 đặc là oxy hóa C2H5OH thành H2O và CO2.
Câu 3: Cho hình vẽ:

Hãy cho biết hóa chất đựng trong bình ngâm trong chậu nước đá là:
A. Axit axetic. B. Ancol etylic. C. Anđehit axetic. D. Axetilen.
Câu 4: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaC2 và Al4C3:
Vậy khí Y là:
A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.
Câu 5: Cho hình vẽ:

Có thể dùng bộ dụng cụ trên để điều chế chất nào trong phòng thí nghiệm?
A. Etan. C. Axetilen.
B. Etilen. D. Buta – 1,3 – dien.
ĐIỀU CHẾ CHẤT LỎNG

Câu 1: Tiến hành thí nghiệm điều chế nitrobenzen theo các bước sau:
Bước 1: Cho 29 ml HNO 3 đặc và 25 ml H2SO4 đặc vào bình cầu ba có lắp ống sinh hàn, phễu nhỏ
giọt, nhiệt kế rồi làm lạnh hỗn hợp đến 30°C.
Bước 2: Cho từng giọt benzen vào hỗn hợp phản ứng, đồng thời lắc đều và giữ nhiệt độ ở 60°C trong
1 giờ.
Bước 3: Để nguội bình, sau đó rót hỗn hợp phản ứng vào phễu chiết, tách bỏ phần axit ở dưới sau
đó chưng cất ở 210°C thì thu được nitrobenzen.
Phát biểu nào sau đây sai:
A. H2SO4 đặc vừa làm chất xúc tác vừa làm chất hút nước.
B. Lắc đều hỗn hợp phản ứng để tăng khả năng tiếp xúc của các chất phản ứng.
C. Trong bước 3, chưng cất ở 210°C để loại nitrobenzen.
D. Mục đích của sinh hàn là tăng hiệu suất phản ứng.
Câu 2: Thực hiện phản ứng tổng hợp nitrobenzen theo sơ đồ:

Cho các phát biểu sau:


(a) Vai trò của axit H2SO4 là hút nước sinh ra trong phản ứng, do đó ngăn cản được quá trình
nitrobenzen tác dụng với nước.
(b) Nếu thay axit H2SO4 bằng axit HClO4 thì phản ứng nitro hóa vẫn xảy ra.
(c) Nitrobenzen sinh ra trong phản ứng là chất rắn, không màu.
(d) Nếu không có axit H2SO4, chỉ có axit HNO3 đậm đặc thì phản ứng nitro hóa không xảy ra.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế chất lỏng Y từ dung dịch X:
Trong thí nghiệm trên, có thể xảy ra phản ứng hóa học nào sau đây?
𝐻2 𝑆𝑂4 đặ𝑐, 𝑡 0
A. CH3COOH + CH3CH2OH ↔ CH3COOC2H5 + H2O.
𝐻2 𝑆𝑂4 đặ𝑐, 𝑡 0
B. C2H5OH → C2H4 + H2O.
𝐻2 𝑆𝑂4 𝑙𝑜ã𝑛𝑔, 𝑡 0
C. C2H4 + H2O → C2H5OH.
𝑡0
D. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.
Câu 4: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?
A. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H1106)2Cu + H2O.
𝐻2 𝑆𝑂4 đặ𝑐, 𝑡 0
B. CH3COOH + C2H5OH ↔ CH3COOC2H5 + H2O.
C. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.
D. CH3COOH + NaOH → CH 3COONa + H2O.
Câu 5: Điều chế este CH3COOC2H5 trong phòng thí nghiệm được mô tả theo hình vẽ sau:

Cho các phát biểu sau:


(a) Etyl axetat có nhiệt độ sôi thấp (77°C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
(b) H2SO4 đặc vừa làm chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước.
(c) Etyl axetat qua ống dẫn dưới dạng hơi nên cần làm lạnh bằng nước đá để ngưng tụ.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi tháo ống dẫn hơi etyl axetat.
(e) Vai trò của đá bọt là để bảo vệ ống nghiệm không bị vỡ.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 6: Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau:

Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là:
A. CH3COOH và C2H5OH. C. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc.
B. CH3COOH và CH3OH. D. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.

You might also like