You are on page 1of 116

~1~

~2~
Lời nói đầu
Xin chào bạn,

chúng ta hãy cùng làm quen nhé ☺ Mình tên là Trần Khắc Đạt, một
cựu du học sinh Đức và cũng là founder của blog
DatTranDeutsch.com - một website chia sẻ về kiến thức tiếng Đức.

Sau gần hai năm viết blog và được rất nhiều người ủng hộ (xin cảm
ơn tất cả mọi người) nhưng bản thân blog còn khá nhiều khiếm
khuyết khiến mình chưa thể hài lòng như: Hệ thống các bài học
chưa có sự xuyên suốt, khiến một số bạn bối rối không biết nên
bắt đầu từ đâu. Một số mảng kiến thức quan trọng vẫn chưa xuất
hiện trên blog, và đặc biệt blog vẫn còn thiếu phần bài tập.

Đó là lý do mình muốn cho ra đời một cuốn sách có thể khắc phục
hết các thiếu sót trên. Một cuốn sách ngữ pháp tiếng Đức dành
cho người Việt, được viết theo một hệ thống tư duy logic hoàn
chỉnh.

Bạn sẽ không phải bắt gặp và choáng ngợp với những mảng kiến
thức lạ xuất hiện đột ngột như trong các cuốn sách truyền thống
mà tất cả đều sẽ được sắp xếp và hé lộ dần dần một cách khoa
học qua từng chương. Cuốn sách được bổ sung thêm rất nhiều
mảng kiến thức mới chưa từng xuất hiện trên blog. Phần bài tập
cuối mỗi chương được biên soạn ngắn gọn nhưng tập trung đúng
vào trọng tâm của mỗi chương, giúp người học tiết kiệm thời gian
những vẫn thực hành được toàn bộ phần lý thuyết.

Cuốn sách sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm hoàn toàn mới
bằng thiết kế nội dung đầy màu sắc thông qua từng bảng biểu,
từng tiêu đề, từng chữ cái được tô màu tỉ mỉ. Tất cả đều nhằm hỗ

~3~
trợ người đọc nắm bắt được bài học một cách nhanh nhất và dễ
hiểu nhất. Vì mình luôn tâm niệm rằng: Hãy cứ viết sách bằng sự
tử tế, viết bằng cái tâm và viết dưới góc độ của người đọc, ắt rồi
thành quả cũng sẽ đến.

Hãy tận hưởng cuốn sách nhé!

P/S: Đây là một cuốn sách được in màu 100% trên giấy couché và đi
kèm với sách là một thẻ thành viên dành cho độc giả của
DatTranDeutsch.com. Hãy kiểm tra lại cả hai điều trên để đảm bảo
quyền lợi của bạn (Nếu sách in đen trắng hoặc in màu nhưng trên
giấy thường và không có thẻ thành viên đi kèm thì có nghĩa sách đã
bị in lậu).

Copyright © DatTranDeutsch.com. All rights reserved.

Bản quyền thuộc về Trần Khắc Đạt.

Tác giả Trần Khắc Đạt giữ bản quyền cuốn sách này. Bất cứ hành động
sao chép, chuyển thể sang các định dạng khác, phát tán trên mạng
hoặc các kênh truyền thông nào khác mà không có sự đồng ý bằng
văn bản từ tác giả Trần Khắc Đạt, đều là bất hợp pháp và vi phạm
luật xuất bản Việt Nam, luật bản quyền quốc tế, công ước Berne về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và phải hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm
pháp lý liên quan.

~4~
Lưu ý
Đây là một bản đọc thử của cuốn sách "Ngữ pháp tiếng
Đức theo cách dễ hiểu" với nhiều phần nội dung và bài tập
bị giản lược nhằm mục đích giúp độc giả có một sự hình
dung ban đầu về bố cục sách.
Để tiếp cận với toàn bộ nội dung đầy đủ của cuốn sách, xin
vui lòng đặt sách trực tiếp qua website:
www.dattrandeutsch.com

~5~
rước khi bắt đầu chương I, chúng ta sẽ phải nói ngắn gọn về
đại từ nhân xưng (Personalpronomen), vì đây chính là những
từ mà bạn sẽ bắt gặp đầu tiên trong mọi cuốn sách dạy tiếng Đức.

Đại từ nhân xưng có hai cách sử dụng như sau:

 Cách 1 

Đúng như cái tên của nó, đại từ nhân xưng được dùng để con
người giao tiếp, xưng hô với nhau (nhân xưng). Ở cách sử dụng
này, đại từ nhân xưng bao gồm:

 Ngôi thứ nhất (chỉ bản thân chúng ta): ich (tôi) và wir (chúng
tôi)
 Ngôi thứ hai (chỉ đối phương - người mà chúng ta đang giao
tiếp): du (bạn), ihr (các bạn) và Sie (Ngài hoặc các Ngài).

 Cách 2 

Đại từ nhân xưng còn được dùng để nói về ai đó hoặc vật gì đó. Ở
cách sử dụng này, đại từ nhân xưng chỉ bao gồm:

 Ngôi thứ ba (chỉ người hoặc vật được nhắc đến): er (anh ấy),
sie (cô ấy), es (nó) và sie (họ).

Bạn có thể thắc mắc, tại sao sie (cô ấy) và sie (họ) lại viết giống
nhau như vậy, làm cách nào để phân biệt? Đúng là phải cẩn thận
để tránh nhầm lẫn giữa hai đại từ nhân xưng này, nhưng cách

~6~
phân biệt chúng ta chưa cần đi sâu cụ thể mà sẽ nhắc đến ở những
chương sau.

Tóm lại, khi mới bắt đầu học tiếng Đức chúng ta có một bảng đại
từ nhân xưng đơn giản như sau:

ich tôi
du bạn
er anh ấy
sie cô ấy
es nó
ihr các bạn
wir chúng tôi
sie họ
Sie (viết hoa) Ngài / các Ngài

Bài tập chương 0

Điền các đại từ nhân xưng tương ứng bằng tiếng Đức:

anh ấy
các bạn
Ngài / các Ngài
tôi
cô ấy
chúng tôi
bạn

họ

~7~
hia động từ ở thì hiện tại (Konjugation der Verben im Präsens)
là phần cơ bản và cốt lõi nhất của ngữ pháp tiếng Đức khi
chúng ta mới bắt đầu học. Ở trình độ khởi đầu A1 bạn sẽ được học
về cách chia động từ ở thì hiện tại cho các chủ ngữ (đại từ nhân
xưng): ich, du, er/sie/es (ese), ihr, wir, sie và Sie.

Lưu ý

Trong chương này, ba ngôi er/sie/es sẽ được viết tắt là ese.

Chúng ta chỉ cần học cách chia động từ với các ngôi ich/du/ese/ihr.
Đối với 3 ngôi wir (chúng tôi), sie (họ) và Sie (Ngài) động từ luôn giữ
nguyên dạng nguyên thể ban đầu.

 Verbstamm là gì?
Trước khi đi vào quy tắc chia động từ cụ thể, chúng ta cần tìm hiểu
về Verbstamm. Verbstamm đơn giản là gốc của động từ.

Tất cả các động từ trong tiếng Đức đều có đuôi kết thúc bằng -en
(machen, kommen …) hoặc -n (wandern, erinnern …). Khi chúng ta
bỏ phần đuôi -en/-n này đi, ta sẽ nhận được gốc của động từ đó
(Verbstamm).

Ví dụ:

 machen có Verbstamm là mach


 kommen có Verbstamm là komm

~8~
 wandern có Verbstamm là wander
 erinnern có Verbstamm là erinner

 Quy tắc chia động từ


Chúng ta sẽ dùng phần gốc động từ Verbstamm này để sử dụng
trong những quy tắc tương ứng của các nhóm động từ sau đây:

 Nhóm A - Nhóm động từ có quy tắc


Hầu hết các động từ trong tiếng Đức đều thuộc nhóm phổ biến
nhất này. Quy tắc chia động từ:

e/st/t

Trong đó:

 Ngôi ich sẽ chia theo quy tắc: Verbstamm + e


 Ngôi du sẽ chia theo quy tắc: Verbstamm + st
 Ngôi ese/ihr sẽ chia theo quy tắc: Verbstamm + t

Ví dụ:

 ich: mache, komme, wandere, erinnere


 du: machst, kommst, wanderst, erinnerst
 ese/ihr: macht, kommt, wandert, erinnert

~9~
Trong nhóm A này lại có hai nhóm nhỏ đặc biệt:

 Nhóm A.1

Là những động từ có Verbstamm kết thúc bằng các đuôi:

 –t (Ví dụ: Động từ arbeiten có Verbstamm: arbeit)


 –d (Ví dụ: Động từ baden có Verbstamm: bad)
 –chn (Ví dụ: Động từ zeichnen có Verbstamm: zeichn)
 –dn (Ví dụ: Động từ ordnen có Verbstamm: ordn)
 –fn (Ví dụ: Động từ öffnen có Verbstamm: öffn)
 –gn (Ví dụ: Động từ begegnen có Verbstamm: begegn)
 –tm (Ví dụ: Động từ atmen có Verbstamm: atm)

Với nhóm A.1, chúng ta vẫn áp dụng quy tắc e/st/t, nhưng thêm e
vào hai cách chia với ngôi du và ngôi ese/ihr:

e/est/et

Trong đó:

 Ngôi ich sẽ chia theo quy tắc: Verbstamm + e


 Ngôi du sẽ chia theo quy tắc: Verbstamm + est
 Ngôi ese/ihr sẽ chia theo quy tắc: Verbstamm + et

Ví dụ:

 ich: arbeite, bade, zeichne, ordne, öffne, begegne, atme


 du: arbeitest, badest, zeichnest, ordnest, öffnest,
begegnest, atmest
 ese/ihr: arbeitet, badet, zeichnet, ordnet, öffnet,
begegnet, atmet

~ 10 ~
 Nhóm A.2

Là những động từ có Verbstamm kết thúc bằng các đuôi:

 –s (Ví dụ: Động từ reisen có Verbstamm: reis)


 –ß (Ví dụ: Động từ heißen có Verbstamm: heiß)
 –x (Ví dụ: Động từ faxen có Verbstamm: fax)
 –z (Ví dụ: Động từ sitzen có Verbstamm: sitz)

Với nhóm A.2, chúng ta vẫn áp dụng quy tắc e/st/t, nhưng bỏ s
trong quy tắc của ngôi du:

e/t/t

Trong đó:

 Ngôi ich sẽ chia theo quy tắc: Verbstamm + e


 Ngôi du sẽ chia theo quy tắc: Verbstamm + t
 Ngôi ese/ihr sẽ chia theo quy tắc: Verbstamm + t

Ví dụ:

 ich: reise, heiße, faxe, sitze


 du: reist, heißt, faxt, sitzt
 ese/ihr: reist, heißt, faxt, sitzt

~ 11 ~
 Nhóm B - Nhóm động từ bất quy tắc
Điểm chung của nhóm động từ có quy tắc (nhóm A) chính là:
Nguyên âm trong Verbstamm khi chia động từ không hề bị biến đổi.

Ví dụ:

 machen → ich mache / du machst / er macht … Nguyên âm


a trong gốc động từ (mach) vẫn được giữ nguyên khi chúng
ta chia động từ với các ngôi.

Còn nhóm B thì hoàn toàn ngược lại, nguyên âm trong Verbstamm
sẽ bị biến đổi một cách bất quy tắc khi chúng ta chia động từ.

Nhóm B bao gồm hai nhóm nhỏ như sau:

 Nhóm B.1

Là một số động từ mà Verbstamm của nó có chứa nguyên âm a


hoặc nguyên âm e:

 schlafen
 sehen
 geben
 fahren
 sprechen

Điểm đặc biệt chính là khi chúng ta chia những động từ này ở ngôi
du và ngôi er/sie/es, các nguyên âm a hoặc e này sẽ bị biến âm:

 a biến thành ä
 e biến thành ie hoặc i

~ 12 ~
Ngược lại, ở ngôi ich và ngôi ihr, nguyên âm sẽ không bị biến đổi.
Quy tắc chia động từ e/st/t vẫn giữ nguyên:

e/st/t

du/ese: a ä; e ie/i

Trong đó:

 Ngôi ich: Verbstamm + e


 Ngôi du: Verbstamm + st (a → ä, e → ie/i)
 Ngôi ese: Verbstamm + t (a → ä, e → ie/i)
 Ngôi ihr: Verbstamm + t

Ví dụ:

 ich: schlafe, sehe, gebe, fahre, spreche


 du: schläfst, siehst, gibst, fährst, sprichst
 ese: schläft, sieht, gibt, fährt, spricht
 ihr: schlaft, seht, gebt, fahrt, sprecht

Tuy nhiên không phải bất kỳ động từ nào có Verbstamm chứa a


hoặc e đều sẽ thuộc về nhóm B.1 này. Không có quy luật nào cho
việc phán đoán nên chúng ta sẽ cần phải học thuộc danh sách và
cách chia của chúng.

Một số động từ khác thuộc nhóm B.1: essen, nehmen, treffen,


vergessen, lesen, helfen, halten, laufen, tragen, fangen, waschen…

~ 13 ~
 Nhóm B.2

Gồm 10 động từ bất quy tắc hoàn toàn. Không chỉ các nguyên âm
trong Verbstamm bị biến đổi, mà quy tắc chia động từ e/st/t cũng
không tồn tại.

 Các trợ động từ (Hilfsverben): sein, haben, werden


 Các động từ khuyết thiếu (Modalverben): wollen, sollen,
müssen, können, dürfen, mögen
 Động từ đặc biệt: wissen

Sau đây là bảng chia động từ của 10 động từ bất quy tắc này:

ich du er/sie/es ihr wir/sie/Sie


sein bin bist ist seid sind
haben habe hast hat habt haben
werden werde wirst wird werdet werden
wollen will willst will wollt wollen
können kann kannst kann könnt können
müssen muss musst muss müsst müssen
sollen soll sollst soll sollt sollen
dürfen darf darfst darf dürft dürfen
mögen mag magst mag mögt mögen
wissen weiß weißt weiß wisst wissen

Cách sử dụng những động từ này sẽ lần lượt được đề cập đến
trong những chương kế tiếp.

~ 14 ~
Bài tập chương 1

Nối các ngôi và các động từ tương ứng với cách chia của
chúng (một ngôi có thể nối với nhiều động từ và ngược lại)

er lernen

Sie gibst

ihr sitzt

ich kauft

sie (cô ấy) reise

wir arbeitet

es sieht

du sprecht

sie (họ) badest

Chia động từ trong các câu sau:

a. Ich _____________ Peter Mustermann. (heißen)

b. Ich _____________ Peter. (sein)

c. Du _____________ Lisa (heißen) und er _____________ Tom. (heißen)

~ 15 ~
d. Wir _____________ Tom und Linda. (sein)

e. Anna _____________ in Berlin. (arbeiten)

f. Er _____________ ein Buch. (lesen)

g. Wann _____________ du zur Schule? (fahren)

h. Max _____________ heute Peter. (treffen)

i. Ich _____________ ihm (helfen) und er _____________ mir. (helfen)

j. _____________ du gern Cola? (trinken)

k. _____________ ihr ein Buch? (schreiben)

l. Wie lange _____________ du schon Deutsch? (sprechen)

m. Es _____________ um 17.00 Uhr. (öffnen)

n. Es _____________ das Auto. (waschen)

o. Er _____________ im Bodensee. (baden)

p. _____________ du einen Nachtisch? (nehmen)

q. Wir _____________ durch Europa. (reisen)

r. Warum _____________ ihr das immer? (vergessen)

s. _____________ du gern? (zeichnen)

t. Er _____________ ihr eine Blume. (geben)

u. Bitte _____________ Sie zu! (ordnen)

v. Anna _____________ langsam. (laufen)

w. Maria _____________ in einem Garten. (sitzen)

~ 16 ~
ì sao phải nhắc đến cả hai khái niệm quán từ và danh từ
(Artikel und Nomen) cùng lúc? Lý do là vì quán từ và danh từ
có mối quan hệ mật thiết với nhau: Khi trong câu có một quán từ
xuất hiện thì sẽ luôn có một danh từ đi theo sau nó.

 Khái niệm về quán từ


Quán từ luôn đứng trước danh từ và nó quán xuyến luôn việc chỉ
ra giống (đực, cái, trung), số lượng (ít/nhiều) và cách của danh từ đó
(cách 1 Nominativ, cách 2 Genitiv, cách 3 Dativ, cách 4 Akkusativ).

Ví dụ: Nếu chỉ viết duy nhất danh từ “Tisch”, ta sẽ không biết nó
mang những thông tin gì thêm, trừ mỗi nghĩa của nó là “cái bàn”.
Nhưng khi thêm quán từ “der” vào, và có der Tisch thì chúng ta có
thể biết được đây là một danh từ giống đực, ở dạng số ít và đang ở
cách 1 Nominativ.

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể ba vấn đề vừa nêu trên:

 Giống: Làm thế nào để phân biệt và nhận biết ba giống đực,
cái, trung của danh từ?
 Số lượng: Làm thế nào để ghi nhớ dạng số nhiều của danh
từ?
 Cách: Nhận biết bốn cách (Kasus) thông qua quán từ như
thế nào?

~ 17 ~
 Các giống của danh từ
Giống Quán từ
Giống đực der
Giống cái die
Giống trung das

Sau đây là những quy tắc giúp chúng ta xác định giống của từng
danh từ:

 Danh từ giống đực

 Nghề nghiệp hoặc quốc tịch của một người mang giới
tính nam: der Professor (nam giáo sư), der Pilot (phi công
nam), der Vietnamese (người đàn ông Việt Nam), der
Amerikaner (người đàn ông Mỹ) …
 Các danh từ chỉ thứ, buổi, tháng, mùa, phương hướng: der
Montag (thứ Hai), der Morgen (buổi sáng), der Januar (tháng
Một), der Frühling (mùa Xuân), der Westen (hướng Tây) …
 Các danh từ kết thúc bằng -ling và -ismus: der Liebling
(người yêu), der Schmetterling (con bướm), der Kapitalismus
(chủ nghĩa tư bản), der Hinduismus (đạo Hindu) …

 Danh từ giống cái

 Nghề nghiệp hoặc quốc tịch của một người mang giới
tính nữ: die Ärztin (nữ bác sĩ), die Lehrerin (giáo viên nữ), die
Koreanerin (người phụ nữ Hàn Quốc), die Japanerin (người
phụ nữ Nhật Bản) …

~ 18 ~
 Các danh từ kết thúc bằng -heit: die Wahrheit (sự thật), die
Freiheit (sự tự do) …
 Các danh từ kết thúc bằng -ie: die Kopie (bản sao), die
Akademie (học viện) …
 Các danh từ kết thúc bằng -tion: die Option (tùy chọn), die
Nation (quốc gia) …
 Các danh từ kết thúc bằng -keit: die Tätigkeit (hoạt động),
die Höflichkeit (sự lịch sự) …
 Các danh từ kết thúc bằng -schaft: die Mannschaft (đội
tuyển), die Gemeinschaft (cộng đồng) …
 Các danh từ kết thúc bằng -tät: die Nationalität (quốc tịch),
die Kreativität (sự sáng tạo) …
 Các danh từ kết thúc bằng -ung: die Lösung (lời giải), die
Prüfung (kỳ thi) …

 Danh từ giống trung

 Các danh từ chỉ màu sắc: das Blau (màu xanh), das Rot (màu
đỏ) …
 Các danh từ được hình thành từ động từ nguyên thể: das
Lesen (sự đọc), das Schreiben (sự viết) …
 Các danh từ kết thúc bằng -chen: das Lachen (nụ cười), das
Mädchen (cô gái) …
 Các danh từ kết thúc bằng -ment: das Dokument (tài liệu),
das Medikament (thuốc) …
 Các danh từ kết thúc bằng -nis: das Zeugnis (văn bằng), das
Ereignis (sự kiện) …
 Các danh từ kết thúc bằng -um: das Visum (thị thực), das
Studium (sự học tập) …

~ 19 ~
 Các danh từ kết thúc bằng -zeug: das Spielzeug (đồ chơi),
das Werkzeug (công cụ) …

 Các dạng số nhiều của danh từ


Không như 3 giống đực (der), cái (die), trung (das), dạng số nhiều
của danh từ chỉ sử dụng duy nhất quán từ die.

Giống Quán từ
Giống đực der
Giống cái die
Giống trung das
Số nhiều die

Có 12 cách biến đổi từ dạng danh từ số ít sang số nhiều như sau:

1. Thêm đuôi -e der Tisch → die Tische


2. Thêm đuôi -n die Lampe → die Lampen
3. Thêm đuôi -en die Lösung → die Lösungen
4. Thêm đuôi -er das Bild → die Bilder
5. Thêm đuôi -s das Auto → die Autos
6. Thêm đuôi -se das Zeugnis → die Zeugnisse
7. Thêm đuôi -nen die Ärztin → die Ärztinnen
8. Không thêm gì das Theater → die Theater
9. Không thêm gì nhưng thay der Vater → die Väter
đổi nguyên âm của dạng số ít
10. Thay đổi nguyên âm và die Hand → die Hände
thêm đuôi -e
11. Thay đổi nguyên âm và das Buch → die Bücher
thêm đuôi -er
12. Dạng biến đổi đặc biệt das Museum → die Museen

~ 20 ~
Khi nào thì thêm -e, khi nào thì thêm -en … hẳn sẽ là những câu
hỏi mà bạn muốn được giải đáp. Nhưng chúng ta sẽ không có quy
luật cho toàn bộ 12 quy tắc trên mà chỉ có quy luật cho các quy
tắc 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9. Các quy luật đó như sau:

 Danh từ kết thúc bằng -e thì dạng số nhiều sẽ thêm đuôi -n (Quy
tắc 2):

 die Lampe → die Lampen, die Schule → die Schulen

 Danh từ kết thúc bằng -heit, -tion, -keit, -schaft, -tät, -ung thì dạng
số nhiều sẽ thêm đuôi -en (Quy tắc 3):

 die Freiheit → die Freiheiten, die Information → die


Informationen, die Höflichkeit → die Höflichkeiten, die
Mannschaft → die Mannschaften, die Aktivität → die
Aktivitäten, die Lösung → die Lösungen

 Danh từ kết thúc bằng -o, -y và các danh từ vay mượn từ tiếng
Anh (der Job, das Hotel, der Park, das Taxi, das Sofa …) thì dạng số
nhiều sẽ thêm đuôi -s (Quy tắc 5):

 das Auto → die Autos, das Hobby → die Hobbys, der Job →
die Jobs, das Hotel → die Hotels, der Park → die Parks, das
Taxi → die Taxis, das Sofa → die Sofas

 Danh từ kết thúc bằng -nis thì dạng số nhiều sẽ thêm đuôi -se
(Quy tắc 6):

 das Zeugnis → die Zeugnisse, das Geheimnis → die


Geheimnisse

~ 21 ~
 Danh từ kết thúc bằng -in thì dạng số nhiều sẽ thêm đuôi -nen
(Quy tắc 7):

 die Ärztin → die Ärztinnen, die Lehrerin → die Lehrerinnen

 Danh từ kết thúc bằng -er, -en, -el thì dạng số nhiều sẽ giữ
nguyên không thêm đuôi (Quy tắc 8 & 9). Nếu danh từ chứa các
nguyên âm a, o, u thì khi biến đổi sang dạng số nhiều, đa phần
những nguyên âm này sẽ bị thêm Umlaut (a → ä, o → ö, u → ü):

 das Zimmer → die Zimmer, der Garten → die Gärten, der


Sessel → die Sessel

Các quy tắc còn lại (1, 4, 10, 11, 12) sẽ không có quy luật nhận diện
danh từ. Bạn sẽ tích lũy dần dần vốn từ trong quá trình học tiếng
Đức.

 Biến cách của quán từ


Có tổng cộng bốn cách trong tiếng Đức: Cách 1 (Nominativ), cách
2 (Genitiv), cách 3 (Dativ) và cách 4 (Akkusativ). Cho đến giờ, những
gì chúng ta vừa làm quen với các quán từ der/die/das chính là hình
thái của cách 1 - Nominativ.

Tuy nhiên, quán từ không chỉ xuất hiện ở duy nhất cách 1
Nominativ mà nó còn thay đổi hình thái qua các cách 2 Genitiv,
cách 3 Dativ và cách 4 Akkusativ.

Trong những bài học đầu tiên này, chúng ta chưa cần quan tâm
đến những vấn đề như khái niệm các cách của danh từ là gì hay
khi nào và tại sao những quán từ này lại thay đổi hình thái (sẽ được
giải quyết trong chương 7) mà trước mắt chỉ làm quen với việc
những quán từ đó thay đổi hình thái như thế nào.

~ 22 ~
Điều này được gọi là Deklination der Artikel (Sự thay đổi hình thái
của quán từ qua từng cách):

Nominativ Akkusativ Dativ Genitiv

Giống đực der den dem des

Giống cái die die der der

Giống trung das das dem des

Số nhiều die die den der

 Quán từ giống đực lần lượt bị thay đổi hình thái qua các
cách Nominativ, Akkusativ, Dativ, Genitiv: der/den/dem/des.
 Quán từ giống cái lần lượt bị thay đổi hình thái qua các cách
Nominativ, Akkusativ, Dativ, Genitiv: die/die/der/der.
 Quán từ giống trung lần lượt bị thay đổi hình thái qua các
cách Nominativ, Akkusativ, Dativ, Genitiv: das/das/dem/des.
 Quán từ số nhiều lần lượt bị thay đổi hình thái qua các cách
Nominativ, Akkusativ, Dativ, Genitiv: die/die/den/der.

Bước đầu nhờ việc làm quen với những sự thay đổi hình thái này,
bạn có thể hiểu được vì sao thông qua quán từ, người ta có thể chỉ
ra được (hoặc ít nhất khoanh vùng được) danh từ đó đang ở cách
nào. Hãy cùng xem xét 2 trường hợp sau đây:

Một danh từ giống đực đi với quán từ der (Ví dụ: der Hund - con
chó): Hãy nhìn vào hàng ngang chỉ giống đực, chúng ta có 4 quán
từ tương ứng với 4 cách: der - den - dem - des. Vậy chắc chắn ta có
thể khẳng định, danh từ der Hund đang ở cách 1 Nominativ.

~ 23 ~
Một danh từ giống cái đi với quán từ die (Ví dụ: die Katze - con mèo):
Tương tự, hãy nhìn vào hàng ngang chỉ giống cái, chúng ta có 4
quán từ tương ứng với 4 cách: die - die - der - der. Do đó, ta chưa
thể chỉ rõ danh từ die Katze đang ở cách nào, nhưng ít nhất ta có
thể khoanh vùng được, hoặc die Katze đang ở cách 1 Nominativ,
hoặc die Katze đang ở cách 4 Akkusativ.

 Lưu ý cuối chương


Chủ ngữ trong câu luôn luôn ở cách 1 Nominativ và động từ trong
câu luôn chia theo chủ ngữ.

Ở chương I chúng ta đã học cách chia động từ cho chủ ngữ là các
đại từ nhân xưng (ich, du, er, sie, es, ihr, wir, sie và Sie). Đối với chủ
ngữ là các danh từ, ta cần xét số ít và số nhiều của danh từ đó:

 Nếu danh từ số ít (bất kể giống đực/cái/trung), ta sẽ chia


động từ theo ngôi er/sie/es.
 Nếu danh từ số nhiều, ta chia động từ bằng cách giữ
nguyên động từ nguyên thể.

~ 24 ~
Bài tập chương 2

Điền giống của các danh từ sau:

die Fremdheit Journalistin Mai

Brötchen Polizist Sekretärin

Kellnerin Grün Osten

Winter Mittwoch Lektion

Linie Wirtschaft Erdling

Qualität Abend Instrument

Zentrum Mechaniker Judaismus

Arzt Spanierin Möglichkeit

Lehrling Bildung Erlebnis

Hören Franzose Feuerzeug

~ 25 ~
Điền dạng số nhiều của các danh từ sau:

die Blume die Blumen das Visum

das Kino der Plan

die Produktion die Spezialität

das Kind das Heft

das Büro die CD

die Wirklichkeit das Haus

der Mann der Satz

das Verzeichnis die Erklärung

die Freundin das Zimmer

der Schlüssel die Party

das Datum das Land

die Krankheit das Pronomen

das Radio die Stadt

das Praktikum das Verhältnis

die Straße der Bruder

die Landschaft die Praxis

der Whisky die Uhr

der Hund die Firma

~ 26 ~
uyên suốt các chương trước, bạn đã phải trải qua khá nhiều
bảng biến cách của các loại quán từ. Trong chương này
chúng ta sẽ giải quyết rõ hơn hai vấn đề:

 Khái niệm các cách của danh từ.


 Khi nào thì dùng các cách khác nhau trong một câu?

Tạm thời, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến ba loại cách đó là Nominativ,


Akkusativ và Dativ. Cách Genitiv sẽ được nhắc đến ở một chương
riêng (chương 24) vì đây là một loại cách đặc biệt.

 Khái niệm các cách của danh từ


Rất đơn giản, cách chẳng qua chỉ là một khái niệm nhằm chỉ ra
một danh từ đang đóng vai trò gì ở trong câu:

 Nếu danh từ đó đang đóng vai trò chủ ngữ → Danh từ đó


phải ở cách Nominativ
 Nếu danh từ đó đang đóng vai trò tân ngữ (tân ngữ nghĩa
là một đối tượng bị một hành động tác động lên, tân ngữ có
thể là người hoặc sự vật) → Danh từ đó phải ở cách
Akkusativ hoặc cách Dativ

Nếu một danh từ đóng vai trò chủ ngữ thì hiển nhiên nó sẽ ở dạng
Nominativ. Nhưng nếu một danh từ đóng vai trò tân ngữ thì ta
cũng chưa thể chắc chắn nó ở dạng Akkusativ hay Dativ. Do đó, để
chỉ ra một danh từ nằm ở cách nào, chúng ta cũng sẽ dựa vào cả

~ 27 ~
động từ. Trong tiếng Đức, có những động từ luôn chỉ đi kèm với
cách Nominativ, cách Akkusativ hoặc cách Dativ.

Ngoài động từ, còn một cách khác để nhận ra các cách đó là dựa
vào giới từ. Vấn đề này sẽ được giải quyết ở chương 12.

 Cách Nominativ

 Nếu danh từ đóng vai trò chủ ngữ → Danh


từ đó sẽ ở dạng Nominativ

 Der Tisch ist sehr gut (Cái bàn này rất tốt)

Rõ ràng “Tisch - cái bàn” chính là chủ ngữ trong câu này và nó là
một danh từ giống đực. Do đó ta phải sử dụng quán từ xác định
của giống đực ở cách Nominativ: Đó chính là der.

Nominativ Akkusativ Dativ Genitiv


Giống đực der den dem des
Giống cái die die der der
Giống trung das das dem des
Số nhiều die die den der

 Nếu danh từ chịu sự tác động của 4 động


từ sein (rằng, thì, là), werden (trở thành),
bleiben (vẫn là) và heißen (được gọi là) →
Danh từ đó sẽ ở dạng Nominativ

 Das ist das Buch von Tom (Đó là cuốn sách của Tom)

~ 28 ~
“Buch - cuốn sách” là một danh từ giống trung và nó đứng phía sau
động từ ist (sein). Do đó ta phải sử dụng quán từ xác định (cũng có
thể dùng quán từ không xác định) của giống trung ở cách Nominativ:
Đó chính là das (hoặc ein).

 Ich werde ein Arzt (Tôi sẽ trở thành một bác sĩ)

“Arzt - bác sĩ” là một danh từ giống đực và nó đứng phía sau động
từ werde (werden). Do đó ta phải sử dụng quán từ không xác định
(hoặc quán từ xác định) của giống đực ở cách Nominativ: Đó chính
là ein (hoặc der).

Nominativ Akkusativ Dativ Genitiv

Giống đực ein einen einem eines

Giống cái eine eine einer einer

Giống trung ein ein einem eines

Số nhiều - - - -

 Sie bleibt eine Lehrerin (Cô ấy vẫn là một giáo viên)

“Lehrerin - nữ giáo viên” là một danh từ giống cái và nó đứng phía


sau động từ bleibt (bleiben). Do đó ta phải sử dụng quán từ không
xác định (hoặc quán từ xác định) của giống cái ở cách Nominativ:
Đó chính là eine (hoặc die).

 Es heißt der Schatz (Nó được gọi là kho báu)

“Schatz - kho báu” là một danh từ giống đực và nó đứng phía sau
động từ heißt (heißen). Do đó ta phải sử dụng quán từ xác định

~ 29 ~
(hoặc quán từ không xác định) của giống đực ở cách Nominativ: Đó
chính là der (hoặc ein).

 Cách Akkusativ
Ngoại trừ 4 động từ đã nhắc đến ở phần trước (sein, werden,
bleiben, heißen), đại đa số động từ trong tiếng Đức là những động
từ tác động lên nhóm đối tượng (tân ngữ) là sự vật. Các sự vật đó
chính là những danh từ nằm ở cách Akkusativ.

Nominativ Akkusativ Dativ Genitiv


Giống đực der den dem des
Giống cái die die der der
Giống trung das das dem des
Số nhiều die die den der

Nominativ Akkusativ Dativ Genitiv


Giống đực ein einen einem eines
Giống cái eine eine einer einer
Giống trung ein ein einem eines
Số nhiều - - - -

Chúng ta có rất nhiều động từ tác động lên sự vật như:

 bekommen (nhận cái gì đó)


 bestellen (đặt mua cái gì đó)
 brauchen (cần cái gì đó)

~ 30 ~
 essen (ăn cái gì đó)
 haben (có cái gì đó)
 hören (nghe cái gì đó)
 kaufen (mua cái gì đó)
 lesen (đọc cái gì đó)
 suchen (tìm cái gì đó)
 trinken (uống cái gì đó)
 vergessen (quên cái gì đó)
 verlieren (mất cái gì đó)
 ……

Một số ít động từ tuy tác động lên nhóm đối tượng con người
nhưng vẫn yêu cầu cách Akkusativ như:

 lieben (yêu ai đó)


 fragen (hỏi ai đó)
 verstehen (hiểu ai đó)
 besuchen (thăm ai đó)
 abholen (đón ai đó)
 ……

 Tất cả những danh từ chịu sự tác động của các động từ kể trên
đều sẽ nằm ở cách Akkusativ.

bekommen (nhận cái gì đó)

 Martin bekommt einen Studienplatz in Medizin (Martin


nhận được một chỗ học trong ngành Y)

bestellen (đặt mua cái gì đó)

 Sie bestellt das Buch im Internet (Cô ấy đặt mua cuốn sách
trên mạng)

~ 31 ~
brauchen (cần cái gì đó)

 Die Kinder brauchen die Schuhe (Lũ trẻ cần những đôi giày
đó)

essen (ăn cái gì đó)

 Ich esse einen Apfel (Tôi ăn một quả táo)

fragen (hỏi ai đó)

 Er fragt seine Freundin nach meiner Handynummer (Anh


ấy hỏi bạn gái về số điện thoại của tôi)

Trong ví dụ trên, chúng ta đã sử dụng danh từ giống cái (Freundin)


đi với quán từ sở hữu seine ở cách Akkusativ. Dưới đây là bảng
biến cách của quán từ sở hữu với ngôi er. Đối với các ngôi còn lại
bạn có thể xem lại chương 6.

Nominativ Akkusativ Dativ Genitiv

Giống đực sein seinen seinem seines

Giống cái seine seine seiner seiner

Giống trung sein sein seinem seines

Số nhiều seine seine seinen seiner

haben (có cái gì đó)

 Mein Bruder hat ein Auto (Anh trai tôi có một chiếc xe hơi)

~ 32 ~
hören (nghe cái gì đó)

 Ich höre eine CD von Michael Jackson (Tôi đang nghe một
đĩa nhạc của Michael Jackson)

kaufen (mua cái gì đó)

 Wir kaufen einen Teppich (Chúng tôi mua một tấm thảm)

lieben (yêu ai đó)

 Ich liebe den Arzt (Tôi yêu ông bác sĩ đó)

lesen (đọc cái gì đó)

 Der Student liest ein Buch (Cậu sinh viên đang đọc một cuốn
sách)

suchen (tìm cái gì đó)

 Sie sucht einen Mann (Cô ấy đang tìm một người đàn ông)

trinken (uống cái gì đó)

 James trinkt einen Orangensaft (James uống một cốc nước


cam)

vergessen (quên cái gì đó)

 Nina vergisst schon den Termin (Nina đã quên cuộc hẹn)

verlieren (mất cái gì đó)

 Verlierst du deinen Schlüssel? (Cậu đánh mất chìa khóa à?)

verstehen (hiểu ai đó)

 Ich verstehe meine Frau nicht (Tôi không hiểu nổi vợ tôi)

~ 33 ~
 Cách Dativ
Trong phần trước chúng ta đã được biết, một số ít động từ tuy tác
động lên nhóm đối tượng con người nhưng vẫn yêu cầu cách
Akkusativ như lieben, fragen, verstehen, besuchen, abholen …

Tuy nhiên sự thật là đại đa số các động từ tác động lên nhóm đối
tượng con người sẽ yêu cầu cách Dativ. Có nghĩa là các đối tượng
con người đó chính là những danh từ nằm ở cách Dativ.

Nominativ Akkusativ Dativ Genitiv


Giống đực der den dem des
Giống cái die die der der
Giống trung das das dem des
Số nhiều die die den der

Nominativ Akkusativ Dativ Genitiv


Giống đực ein einen einem eines
Giống cái eine eine einer einer
Giống trung ein ein einem eines
Số nhiều - - - -

Chúng ta có rất nhiều động từ tác động lên con người như:

 helfen (giúp đỡ ai đó)


 gratulieren (chúc mừng ai đó)
 antworten (trả lời ai đó)

~ 34 ~
 danken (cảm ơn ai đó)
 zuhören (lắng nghe ai đó)
 gefallen (làm cho ai đó thích)
 passen (phù hợp với ai đó)
 gehören (thuộc về ai đó)
 wehtun (làm đau ai đó)
 zustimmen (đồng ý với ai đó)
 vertrauen (tin tưởng ai đó)
 ……

 Tất cả những danh từ chịu sự tác động của những động từ kể


trên đều sẽ nằm ở cách Dativ.

antworten (trả lời ai đó)

 Der Mann antwortet der Frau (Người đàn ông trả lời người
phụ nữ)

danken (cảm ơn ai đó)

 Ich danke dem Mann (Tôi cảm ơn người đàn ông đó)

gratulieren (chúc mừng ai đó)

 Wir gratulieren deiner Mutter zum Geburtstag (Chúng tôi


chúc mừng mẹ bạn nhân dịp sinh nhật)

Trong ví dụ trên, chúng ta đã sử dụng danh từ giống cái (Mutter)


đi với quán từ sở hữu deiner ở cách Dativ. Dưới đây là bảng biến
cách của quán từ sở hữu với ngôi du. Đối với các ngôi còn lại bạn
có thể xem lại chương 6.

~ 35 ~
Nominativ Akkusativ Dativ Genitiv

Giống đực dein deinen deinem deines

Giống cái deine deine deiner deiner

Giống trung dein dein deinem deines

Số nhiều deine deine deinen deiner

gefallen (làm cho ai đó thích)

 Das Haus gefällt den Leuten (Ngôi nhà làm cho mọi người
thích)

gehören (thuộc về ai đó)

 Das Auto gehört dem Chef (Chiếc ô tô thuộc về ông sếp)

helfen (giúp đỡ ai đó)

 Er hilft seinem Bruder bei den Hausaufgaben (Anh ấy giúp


em trai làm bài tập về nhà)

passen (phù hợp với ai đó)

 Die Schuhe passen der Frau gut (Đôi giày rất hợp với người
phụ nữ)

wehtun (làm đau ai đó)

 Der Kopf tut der Frau weh (Cái đầu làm đau người phụ nữ =
Người phụ nữ bị đau đầu)

zustimmen (đồng ý với ai đó)

 Ich stimme meiner Lehrerin zu (Tôi đồng ý với cô giáo mình)

~ 36 ~
zuhören (lắng nghe ai đó)

 Die Kinder hören der Oma zu (Lũ trẻ lắng nghe người bà)

 Nhóm động từ đi với cả Dativ lẫn


Akkusativ
Nhóm động từ cuối cùng chúng ta nhắc đến ở đây chính là những
động từ đòi hỏi cả hai tân ngữ Dativ và Akkusativ trong câu, nếu
không thì câu sẽ trở nên không đầy đủ và vô nghĩa.

Ví dụ như động từ geben (đưa cho). Vậy thì câu đầy đủ và có nghĩa
sẽ phải là đưa cho ai đó (yêu cầu tân ngữ Dativ) cái gì đó (yêu cầu
tân ngữ Akkusativ).

Nominativ Akkusativ Dativ Genitiv


Giống đực der den dem des
Giống cái die die der der
Giống trung das das dem des
Số nhiều die die den der

Nominativ Akkusativ Dativ Genitiv


Giống đực ein einen einem eines
Giống cái eine eine einer einer
Giống trung ein ein einem eines
Số nhiều - - - -

Tương tự như vậy, chúng ta còn có các động từ như:

~ 37 ~
 schenken (tặng cho ai đó cái gì đó)
 servieren (phục vụ ai đó cái gì đó)
 bringen (mang cho ai đó cái gì đó)
 schreiben (viết cho ai đó cái gì đó)
 kaufen/verkaufen (mua/bán cho ai đó cái gì đó)
 zeigen (chỉ cho ai đó cái gì đó)
 wünschen (cầu nguyện/mong ước cho ai điều gì đó)
 schicken (gửi cho ai đó cái gì đó)
 erklären (giải thích cho ai đó điều gì đó)
 geben (đưa cho ai đó cái gì đó)
 ……

 Sau đây là các động từ đi kèm với tân ngữ Dativ (đối tượng người
tô màu cam) và theo sau đó là một tân ngữ Akkusativ (đối tượng
vật tô màu xanh).

bringen (mang cho ai đó cái gì đó)

 Heute bringt er den Gästen das Frühstück (Hôm nay anh ấy


mang cho những vị khách bữa sáng)

erklären (giải thích cho ai đó điều gì đó)

 Kannst du meinem Vater die Unterschiede zwischen


Windows und Linux erklären? (Bạn có thể giải thích cho cha
tôi sự khác nhau giữa Windows và Linux?)

geben (đưa cho ai đó cái gì đó)

 Die Mutter gibt dem Baby die Flasche (Bà mẹ đưa cho đứa
trẻ cái chai)

~ 38 ~
kaufen (mua cho ai đó cái gì đó)

 Der Vater kauft dem Sohn einen Computer (Người cha mua
cho con trai một chiếc máy vi tính)

schenken (tặng cho ai đó cái gì đó)

 Mein Bruder schenkt meiner Schwester ein Buch (Anh tôi


tặng chị tôi một quyển sách)

servieren (phục vụ ai đó cái gì đó)

 Sie serviert den Leuten die Getränke (Cô ấy phục vụ mọi


người đồ uống)

schreiben (viết cho ai đó cái gì đó)

 Der Mann schreibt seiner Freundin einen Brief (Người đàn


ông viết cho bạn gái của anh ta một bức thư)

schicken (gửi cho ai đó cái gì đó)

 Ich schicke unserem Lehrer eine Flasche Wein (Tôi gửi cho
thày của chúng tôi một chai rượu)

wünschen (cầu nguyện/mong ước cho ai điều gì đó)

 Wir wünschen deiner Familie ein tolles Weihnachtsfest


(Chúng tôi chúc gia đình bạn một Giáng sinh vui vẻ)

zeigen (chỉ cho ai đó cái gì đó)

 Wir zeigen unseren Gästen das Haus (Chúng tôi chỉ cho
những vị khách ngôi nhà)

~ 39 ~
Bài tập chương 7

Chọn các quán từ tương ứng (lưu ý cách và giống của


danh từ phía sau).

a. (der / den / dem) Junge gratuliert (die / der) Frau zum Geburtstag.

b. (die / der) Hose passt (das / dem) Mädchen.

c. (die / der) Mutter hat (ein / einen / einem) Schirm.

d. (das / dem) Buch gefällt (die / der) Frau.

e. (die / der) Oma schenkt (der / den / dem) Enkel (ein / einem) Auto.

f. (der / den / dem) Vater trinkt (der / den / dem) Kaffee.

g. Er hilft (der / den / dem) Großvater.

h. Ich schicke (die / den) Professoren (eine / einer) Email.

~ 40 ~
Điền các quán từ sở hữu theo ngôi tương ứng trong
ngoặc đơn.

a. Das Mädchen liebt __seine__ Mutter. (das Mädchen)

b. Tom besucht oft _______ Freunde. (Tom)

c. Wir danken _______ Tutoren. (wir)

d. _______ Opa isst gern Nudeln. (ich)

e. _______ Eltern fahren nach Deutschland. (wir)

f. Der Vater gibt ______ Kind ein Geburtstagsgeschenk. (der Vater)

g. ________ Tante ist Krankenschwester. (ich)

h. _______ Methode gefällt mir nicht. (du)

i. Ich helfe _______ Tochter bei Liebeskummer. (ich)

j. Anna und Nina suchen _______ Tasche. (Anna und Nina)

k. _______ Bilder finde ich schön. (ihr)

l. Peter kauft _______ Freundin einen Gutschein. (Peter)

m. Maria bekommt _______ Führerschein. (Maria)

n. Geben Sie mir _______ Telefonnummer! (Sie)

~ 41 ~
chương 0 nếu bạn còn nhớ, chúng ta có một câu hỏi: Làm sao
để phân biệt giữa 2 đại từ nhân xưng sie (cô ấy) và sie (họ)?

ich tôi
du bạn
er anh ấy
sie cô ấy
es nó
ihr các bạn
wir chúng tôi
sie họ
Sie (viết hoa) Ngài / các Ngài

Tất cả những đại từ nhân xưng đến nay chúng ta học (ich, du, er,
sie, es, ihr, wir, sie, Sie) đều thuộc về nhóm đại từ nhân xưng đóng
vai trò làm chủ ngữ. Nghĩa là nhóm đại từ nhân xưng này luôn
luôn nằm ở cách Nominativ.

Bây giờ ta đã có thể dễ dàng phân biệt 2 ngôi sie (cô ấy) và sie (họ)
nhờ quy tắc:

Động từ luôn được chia theo chủ ngữ.

Do đó:

 Nếu động từ trong câu được chia theo ngôi thứ 3 số ít (Gốc
động từ + đuôi -t: macht, lernt) → Chủ ngữ phải là sie - cô
ấy.

~ 42 ~
 Nếu động từ trong câu được chia theo ngôi thứ 3 số nhiều
(Động từ giữ nguyên dạng nguyên thể: machen, lernen) →
Chủ ngữ phải là sie - họ.

Trong chương 9 này, ta sẽ tiếp tục nghiên cứu nhóm đại từ nhân
xưng ở cách Dativ và cách Akkusativ (Đại từ nhân xưng rất hiếm khi
được sử dụng trong cách Genitiv nên sẽ tạm thời được bỏ qua).

 Biến cách của đại từ nhân xưng


Nom. ich du er sie es wir ihr sie Sie

Akk. mich dich ihn sie es uns euch sie Sie

Dativ mir dir ihm ihr ihm uns euch ihnen Ihnen

 Các cách sử dụng đại từ nhân xưng

 Cách 1

Đại từ nhân xưng được dùng để con người giao tiếp, xưng hô với
nhau (nhân xưng). Ở cách sử dụng này, đại từ nhân xưng bao gồm:

 Ngôi thứ nhất (chỉ bản thân chúng ta): ich/mich/mir (tôi) và
wir/uns/uns (chúng tôi) lần lượt tương ứng với các cách
Nominativ/Akkusativ/Dativ
 Ngôi thứ hai (chỉ đối phương - người mà chúng ta đang giao
tiếp): du/dich/dir (bạn), ihr/euch/euch (các bạn) và
Sie/Sie/Ihnen (Ngài hoặc các Ngài) lần lượt tương ứng với
các cách Nominativ / Akkusativ / Dativ

~ 43 ~
 Ví dụ 1 

 Ich liebe dich (Tôi yêu em)

Trong câu này, ta sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất để chỉ
bản thân (Tôi) và đại từ nhân xưng này nằm ở cách Nominativ vì
nó đang đóng vai trò chủ ngữ trong câu. Do đó, sự lựa chọn sẽ
phải là: ich/mich/mir

Đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai (em) đang nằm ở cách Akkusativ
vì nó đang đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp (thuộc nhóm đối tượng
người) bị tác động bởi hành động lieben (yêu ai đó). Do đó, sự lựa
chọn sẽ phải là: du/dich/dir

 Ví dụ 2 

 Wir danken euch (Chúng tôi cảm ơn các bạn)

Trong câu này, ta sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất để chỉ
bản thân (Chúng tôi) và đại từ nhân xưng này nằm ở cách
Nominativ vì nó đang đóng vai trò chủ ngữ trong câu. Do đó, sự
lựa chọn sẽ phải là: wir/uns/uns

Đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai (các bạn) đang nằm ở cách Dativ
vì nó đang đóng vai trò là tân ngữ gián tiếp (thuộc nhóm đối tượng
người) bị tác động bởi hành động danken (cảm ơn ai đó). Do đó,
sự lựa chọn sẽ phải là: ihr/euch/euch

~ 44 ~
 Cách 2

Đại từ nhân xưng còn được dùng để nói về ai đó hoặc vật gì đó,
nhằm tránh phải nhắc lại danh từ đã được đề cập đến. Ở cách sử
dụng này, đại từ nhân xưng chỉ bao gồm:

 Ngôi thứ ba (chỉ người hoặc vật được nhắc đến): er/ihn/ihm,
sie/sie/ihr, es/es/ihm và sie/sie/ihnen lần lượt tương ứng
với các cách Nominativ / Akkusativ / Dativ

Đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba sẽ thay thế cho những


danh từ nào?

Danh từ Đại từ nhân xưng thay thế


Danh từ giống đực er/ihn/ihm
Danh từ giống cái sie/sie/ihr
Danh từ giống trung es/es/ihm
Danh từ số nhiều sie/sie/ihnen

Đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba sẽ nằm ở cách nào?

Điều này tùy thuộc vào vai trò của đại từ nhân xưng đó trong câu
(chủ ngữ hay tân ngữ) và tùy thuộc vào động từ tác động lên nó.

Giả sử chúng ta có một câu như sau:

 Das ist eine Frau (Đó là một người phụ nữ)

Bây giờ, bạn muốn đặt thêm một câu thứ 2 nhưng không muốn
nhắc lại danh từ người phụ nữ. Đó là lúc bạn cần dùng đại từ nhân
xưng.

~ 45 ~
Xét theo bảng trên, Frau là một danh từ giống cái, do đó chúng ta
chỉ có các lựa chọn sau đây: sie/sie/ihr lần lượt tương ứng với các
cách Nominativ / Akkusativ / Dativ.

Giờ là lúc chúng ta có thể đặt thêm các câu như sau:

 Das ist eine Frau. Sie ist sehr nett (Đó là một người phụ nữ.
Cô ấy rất tử tế)

Trong câu này, ta sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba (cô ấy)
để thay thế cho danh từ giống cái Frau và đại từ nhân xưng này
nằm ở cách Nominativ vì nó đang đóng vai trò chủ ngữ trong câu.
Do đó, sự lựa chọn sẽ phải là: sie/sie/ihr.

 Das ist eine Frau. Ich liebe sie sehr (Đó là một người phụ nữ.
Tôi rất yêu cô ấy)

Trong câu này, ta sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba (cô ấy)
để thay thế cho danh từ giống cái Frau và đại từ nhân xưng này
nằm ở cách Akkusativ vì nó đang đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp
(thuộc nhóm đối tượng người) bị tác động bởi hành động lieben
(yêu ai đó). Do đó, sự lựa chọn sẽ phải là: sie/sie/ihr.

 Das ist eine Frau. Ich schenke ihr ein Buch (Đó là một người
phụ nữ. Tôi tặng cô ấy một cuốn sách)

Trong câu này, ta sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba (cô ấy)
để thay thế cho danh từ giống cái Frau và đại từ nhân xưng này
nằm ở cách Dativ vì nó đang đóng vai trò là tân ngữ gián tiếp (thuộc
nhóm đối tượng người) bị tác động bởi hành động schenken (tặng
cho ai đó). Do đó, sự lựa chọn sẽ phải là: sie/sie/ihr.

~ 46 ~
Bài tập chương 9

Thay thế các từ trong ngoặc bằng các đại từ nhân xưng
tương ứng (lưu ý cách và giống của chúng).

a. Wir trinken ___ihn___. (Wein)

b. Fragen Sie bitte _______. (Mechaniker)

c. Mein Onkel hilft _______ immer. (ich)

d. Das Kleid passt _______ nicht. (du)

e. Peter schickt _______ einen Brief. (Maria)

f. Liest du gern _______? (Bücher)

g. Besuchen Sie _______? (wir)

h. Ich schicke _______ die Adresse. (Sie)

i. Schenkst du _______ das Handy? (ich)

j. Gefällt _______ das Essen? (ihr)

k. Das Handy gehört _______. (Sekretärin)

l. Ich hole _______ ab. (Freunde)

m. Die Bücher gefallen _______ nicht. (Leuten)

n. Er isst _______. (Brot)

o. Herr Moriarty, wie geht es _______? (Sie)

~ 47 ~
iới từ (Präpositionen) là gì? Giới từ là loại từ không thể đứng
một mình trong câu mà luôn nằm ở phía trước đại từ nhân
xưng hoặc danh từ (danh từ đó có thể có hoặc không có quán từ đi
kèm), nhằm bổ sung ý nghĩa cho những đại từ nhân xưng hoặc
danh từ đó.

Các giới từ trong tiếng Đức được chia thành ba loại phổ biến:

 Giới từ đi với cách Akkusativ (6 giới từ)


 Giới từ đi với cách Dativ (8 giới từ)
 Giới từ có thể đi với cách Akkusativ hoặc cách Dativ (9 giới
từ)

Mỗi giới từ lại có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào cách
chúng ta sử dụng chúng.

Giới từ đi với Giới từ đi với Giới từ đi với


Akkusativ Dativ Akkusativ / Dativ
bis ab an
durch aus auf
für bei hinter
gegen mit in
ohne nach neben
um seit unter
von über
zu vor
zwischen

~ 48 ~
 Cách viết liền giới từ và quán từ
Một số giới từ có thể đi kèm với quán từ xác định để tạo nên
những cụm từ cố định sau đây:

 an + dem = am
 an + das = ans
 bei + dem = beim
 in + dem = im
 in + das = ins
 von + dem = vom
 zu + dem = zum
 zu + der = zur

 8 giới từ đi với cách Dativ

 Giới từ ab (+ Dativ)

ab mang ý nghĩa “từ” về mặt thời gian - Diễn tả thời gian sẽ bắt
đầu từ một mốc cụ thể nào đó:

 Ab dem Juli lernen wir Deutsch (Từ tháng 7 chúng tôi sẽ học
tiếng Đức)

ab mang ý nghĩa “đi từ”, nhằm chỉ sự xuất phát từ một địa điểm:

 Der Zug fährt ab Berlin (Chuyến tàu khởi hành từ Berlin)

 Giới từ aus (+ Dativ)

aus mang ý nghĩa “từ” đối với tên riêng của các thành phố, đất
nước (Nhằm chỉ nguồn gốc, xuất xứ):

~ 49 ~
 Ich komme aus Deutschland (Tôi đến từ nước Đức)

aus mang ý nghĩa “từ” đối với đồ vật:

 Ich habe kein Glas. Kannst du aus der Flasche trinken? (Tôi
không có cốc. Bạn có thể uống trực tiếp từ chai không?)

aus mang ý nghĩa làm “từ vật liệu” gì:

 Der Ring ist aus Gold (Cái nhẫn làm từ vàng)

aus mang ý nghĩa “từ nguyên nhân” hoặc “vì”:

 Aus Angst vor der Prüfung meldete sie sich krank (Vì sợ thi
nên cô ấy đã cáo bệnh)

 Giới từ bei (+ Dativ)

bei mang ý nghĩa “ở”, nhằm chỉ vị trí đối với người:

 bei dir (ở chỗ bạn), bei Lisa (ở chỗ Lisa), bei dem Chef (ở chỗ
ông sếp), bei dem Arzt (ở chỗ bác sĩ)

bei mang ý nghĩa “ở gần” một địa điểm nào đó:

 Potsdam liegt bei Berlin (Thành phố Potsdam nằm ở gần


thành phố Berlin)

bei mang ý nghĩa “khi”, nhằm chỉ một thời điểm:

 Bei dem Lernen hört sie gern Musik (Khi học thì cô ấy thích
nghe nhạc)

~ 50 ~
 Giới từ mit (+ Dativ)

mit mang ý nghĩa “với”:

 Ich fahre mit Lisa nach Hamburg (Tôi tới Hamburg cùng với
Lisa)

mit mang ý nghĩa “bằng”:

 Ich fahre mit dem Bus (Tôi đi bằng xe buýt)

 Giới từ nach (+ Dativ)

nach mang ý nghĩa “sau”, nhằm chỉ thời điểm sau một mốc thời
gian hoặc sau một sự kiện nào đó:

 Nach 19 Uhr muss ich lernen (Sau 7 giờ tối thì tôi phải học
bài)
 Nach der Party muss ich aufräumen (Sau bữa tiệc tôi phải
dọn dẹp)

nach mang ý nghĩa “đến” đâu đối với tên riêng của các thành phố,
đất nước:

 Wir fliegen nach Deutschland (Chúng tôi đang bay đến Đức)

nach mang ý nghĩa chỉ phương hướng:

 nach links abbiegen (rẽ trái), nach rechts abbiegen (rẽ phải),
nach draußen gehen (đi ra ngoài), nach drinnen gehen (đi
vào trong)

nach mang ý nghĩa đặc biệt “về nhà” trong cụm từ “nach Hause”:

 Ich gehe nach Hause (Tôi đang đi về nhà)

~ 51 ~
 Giới từ seit (+ Dativ)

seit mang ý nghĩa “từ” về mặt thời gian: Nhưng khác với ab (diễn
tả thời gian sẽ bắt đầu từ một mốc cụ thể nào đó), seit diễn tả một
sự kiện đã bắt đầu trong quá khứ và vẫn đang tiếp tục diễn ra ở
hiện tại:

 Seit 6 Monaten lerne ich Deutsch (Tôi đã học tiếng Đức từ 6


tháng nay – Và hiện tại vẫn đang tiếp tục học)

 Giới từ von (+ Dativ)

von mang ý nghĩa “từ”: Nhưng khác với aus (mang ý nghĩa “từ” đối
với tên riêng của các thành phố, đất nước), von mang ý nghĩa “từ”
với những danh từ còn lại:

 von dem Strand (từ bãi biển), von Nina (từ chỗ Nina), von
dem Tennisplatz (từ sân Tennis), von dem Arzt (từ chỗ bác
sĩ)

von mang ý nghĩa “của”, nhằm chỉ sự sở hữu :

 Der Bruder von meiner Freundin ist schon verheiratet (Anh


trai của bạn gái tôi đã kết hôn)

 Giới từ zu (+ Dativ)

zu mang ý nghĩa “đến” đâu đối với người, địa điểm, các hoạt động
như:

 zu dir (đến chỗ bạn), zu der Schule (đến trường), zu dem Arzt
(đến chỗ bác sĩ), zu dem Picknick (đến chỗ dã ngoại), zu Nina
(đến chỗ Nina)

~ 52 ~
zu mang ý nghĩa đặc biệt “ở nhà” trong cụm từ “zu Hause”:

 Ich bin zu Hause (Tôi đang ở nhà)

 6 giới từ đi với cách Akkusativ

 Giới từ durch (+ Akkusativ)

durch mang ý nghĩa “xuyên” qua một cái gì đó:

 Er geht durch die Tür (Anh ấy đi xuyên qua cửa)


 Sie fahren durch die Stadt (Họ lái xe xuyên qua thành phố)

durch mang ý nghĩa “bằng cách” hoặc “nhờ”:

 Durch langsames Fahren können wir Benzin sparen (Bằng


cách lái xe chậm / Nhờ lái xe chậm mà chúng tôi có thể tiết
kiệm xăng)

 Giới từ für (+ Akkusativ)

für mang ý nghĩa “dành cho”:

 Hier ist ein Geschenk für dich (Đây là một món quà dành
cho bạn)

für mang ý nghĩa “đối với”:

 Das Jahr 1997 war sehr wichtig für mich (Năm 1997 là một
năm rất quan trọng đối với tôi)

für mang ý nghĩa “trong vòng”, nhằm chỉ một khoảng thời gian kéo
dài bao lâu:

~ 53 ~
 Wir machten für eine Woche Urlaub (Chúng tôi đã đi nghỉ
trong vòng 1 tuần)

 Giới từ gegen (+ Akkusativ)

gegen mang ý nghĩa có sự va chạm, đâm thẳng vào vật gì đó:

 Das Auto fährt gegen den Baum (Chiếc xe đâm thẳng vào cái
cây)

gegen mang ý nghĩa “khoảng”, nhằm để ước lượng một khoảng


thời gian:

 Ich komme gegen 18 Uhr (Tôi sẽ đến vào khoảng 18 giờ)

gegen mang ý nghĩa “chống lại”:

 Das ist ein Krieg gegen den Terrorismus (Đây là một cuộc
chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố)

 Giới từ ohne (+ Akkusativ)

ohne mang ý nghĩa “không” hoặc “thiếu” cái gì đó:

 Ohne gute Ideen können wir nicht weitermachen (Chúng ta


không thể tiếp tục làm mà thiếu những ý tưởng tốt)

 Giới từ um (+ Akkusativ)

um mang ý nghĩa “vòng quanh” cái gì đó:

 Das Auto fährt um den Baum (Chiếc xe chạy vòng quanh cái
cây)
 Wir sitzen um den Tisch (Chúng tôi ngồi quanh bàn)

~ 54 ~
um dùng để chỉ giờ:

 Ich stehe morgens um 6 Uhr auf (Tôi thức dậy mỗi sáng vào
lúc 6h)

um mang ý nghĩa đặc biệt trong cụm từ “um Mitternacht” khi nói
về thời điểm nửa đêm:

 Ich liege um Mitternacht noch wach im Bett (Vào lúc nửa


đêm tôi vẫn nằm thức trên giường)

 Giới từ bis (+ Akkusativ)

bis mang ý nghĩa “cho đến”, nhằm diễn tả thời gian sẽ kết thúc ở
một mốc cụ thể nào đó:

 Bis nächste Woche musst du die Hausaufgabe abgeben


(Cho đến tuần sau bạn phải nộp bài tập về nhà)

bis mang ý nghĩa “đến” đâu và nơi đó mang tính chất chỉ là nơi
trung chuyển:

 Ich fahre bis Berlin (Tôi lái xe đến Berlin và Berlin chỉ là điểm
trung chuyển tạm thời. Câu sau có thể sẽ là: Dann fahre ich
weiter nach Amsterdam – Sau đó tôi tiếp tục đến
Amsterdam)

 Cặp giới từ von – bis và vom – bis zum

 Cặp giới từ von - bis (von + Dativ và bis +


Akkusativ)

Cặp giới từ von - bis mang ý nghĩa “từ – đến” về mặt thời gian:

~ 55 ~
 Von Montag bis Freitag habe ich von 8 bis 11 Uhr
Deutschkurs (Từ thứ 2 cho đến thứ 6 tôi có lớp tiếng Đức từ
8h đến 11h)

 Cặp giới từ vom – bis zum (vom + Dativ và


bis zum + Dativ)

Cặp giới từ vom - bis zum cũng mang ý nghĩa “từ – đến” về mặt
thời gian. Nhưng chỉ sử dụng cho những mốc thời gian có ngày
tháng cụ thể.

 Ich habe vom 11.01 bis zum 18.01 Urlaub (Tôi sẽ đi nghỉ từ
11.01 đến 18.01)

 9 giới từ đi với cả Dativ lẫn Akkusativ


Có những giới từ không gắn liền cố định với chỉ riêng cách Dativ
hay cách Akkusativ. Tùy theo ý nghĩa mà có lúc chúng đi với Dativ,
có lúc chúng lại có thể đi với Akkusativ.

Chúng ta sẽ nghiên cứu trước tiên ý nghĩa về vị trí vì đây là một


dấu hiệu nhận diện rất đặc trưng của nhóm giới từ này, trước khi
xem xét các ý nghĩa khác của chúng.

 Ý nghĩa về vị trí của những giới từ này khi


đi với cách Dativ

Những giới từ này đi với cách Dativ khi chúng chỉ ra vị trí của đối
tượng được đề cập và trả lời cho câu hỏi Wo? (Ở đâu?)

~ 56 ~
 Giới từ an (+ Dativ) 

an (+ Dativ) mang ý nghĩa: Ở bên cạnh (có sự tiếp xúc)

 Der Tisch ist an dem Fenster (Cái bàn ở cạnh cái cửa sổ và
có tiếp xúc, có chạm vào cửa sổ).

 Giới từ auf (+ Dativ) 

auf (+ Dativ) mang ý nghĩa: Ở bên trên (có sự tiếp xúc)

 Die Vase ist auf dem Tisch (Cái bình ở trên cái bàn và có sự
tiếp xúc với mặt bàn)

~ 57 ~
 Giới từ hinter (+ Dativ) 

hinter (+ Dativ) mang ý nghĩa: Ở phía sau

 Die Bonbons sind hinter dem Buch (Những cái kẹo ở phía
sau cuốn sách)

 Giới từ in (+ Dativ) 

in (+ Dativ) mang ý nghĩa: Ở bên trong

 Die Blumen sind in der Vase (Những bông hoa ở trong cái
bình)

~ 58 ~
 Giới từ neben (+ Dativ) 

neben (+ Dativ) mang ý nghĩa: Ở gần (không có sự tiếp xúc)

 Der Drucker ist neben dem Tisch (Cái máy in ở gần cái bàn
và không chạm vào cái bàn)

 Giới từ unter (+ Dativ) 

unter (+ Dativ) mang ý nghĩa: Ở bên dưới

 Das Radio ist unter dem Stuhl (Cái đài ở bên dưới cái ghế)

~ 59 ~
 Giới từ über (+ Dativ) 

über (+ Dativ) mang ý nghĩa: Ở bên trên (không có sự tiếp xúc)

 Ein Vogel fliegt über dem Baum (Một con chim đang bay trên
cái cây)

 Giới từ vor (+ Dativ) 

vor (+ Dativ) mang ý nghĩa: Ở phía trước

 Die Tastatur ist vor dem Bildschirm (Cái bàn phím ở trước
cái màn hình)

~ 60 ~
 Giới từ zwischen (+ Dativ) 

zwischen (+ Dativ) mang ý nghĩa: Ở giữa

 Der Kugelschreiber ist zwischen der Tastatur und dem


Buch (Cây bút bi nằm giữa cái bàn phím và cuốn sách)

Ý nghĩa về vị trí của những giới từ này khi đi


với cách Akkusativ

Những giới từ này đi với cách Akkusativ khi chúng chỉ ra một sự
chuyển động hay nói cách khác là một sự di chuyển đến vị trí được
đề cập trong câu và trả lời cho câu hỏi Wohin? (Đến đâu?)

 Giới từ an (+ Akkusativ) 

an (+ Akkusativ) mang ý nghĩa: Đến bên cạnh (có sự tiếp xúc)

 Ich stelle den Stuhl an den Tisch (Tôi đặt cái ghế đến bên
cạnh cái bàn)

Bạn có thể đã nhận ra sự khác biệt, trong câu này an không đi với
cách Dativ (dem Tisch) nữa mà nó đang đi với cách Akkusativ (den
Tisch). Vì ở đây có một sự chuyển động: Tôi đã di chuyển cái ghế
từ vị trí ban đầu của nó đến vị trí cạnh cái bàn.

~ 61 ~
 Giới từ auf (+ Akkusativ) 

auf (+ Akkusativ) mang ý nghĩa: Lên trên (có sự tiếp xúc)

 Wir stellen die Flasche auf das Buch (Chúng tôi đặt cái chai
lên trên cuốn sách)

Có một sự chuyển động: Cái chai từ tay chúng tôi được di chuyển
đến vị trí trên cuốn sách.

 Giới từ hinter (+ Akkusativ) 

hinter (+ Akkusativ) mang ý nghĩa: Ra phía sau

 Sie geht hinter den Baum (Cô ấy đi ra sau cái cây)

Có một sự chuyển động: Cô gái từ vị trí đứng ban đầu, di chuyển


đến vị trí phía sau cái cây.

 Giới từ in (+ Akkusativ) 

in (+ Akkusativ) mang ý nghĩa: Vào trong

 Ich gehe in die Stadt (Tôi đi vào trong thành phố)

Có một sự chuyển động: Tôi từ vị trí ban đầu, di chuyển vào trong
thành phố.

~ 62 ~
 Giới từ neben (+ Akkusativ) 

neben (+ Akkusativ) mang ý nghĩa: Đến gần (không có sự tiếp xúc)

 Er stellt den Tisch neben das Fenster (Anh ấy đặt cái bàn
đến gần cái cửa sổ)

Có một sự chuyển động: Anh ấy đã di chuyển cái bàn từ vị trí ban


đầu của nó đến vị trí cạnh cái cửa sổ.

 Giới từ unter (+ Akkusativ) 

unter (+ Akkusativ) mang ý nghĩa: Xuống dưới

 Wir legen die Bücher unter das Regal (Chúng tôi đặt những
quyển sách xuống dưới cái kệ sách)

Có một sự chuyển động: Những quyển sách từ tay chúng tôi được
di chuyển đến vị trí phía dưới cái kệ .

 Giới từ über (+ Akkusativ) 

über (+ Akkusativ) mang ý nghĩa: Lên trên (không có sự tiếp xúc)

 Die Vögel fliegen über den Baum (Những con chim bay lên
trên cái cây)

Có một sự chuyển động: Những con chim từ vị trí ban đầu của
chúng, đã di chuyển theo hướng lên trên cái cây.

~ 63 ~
 Giới từ vor (+ Akkusativ) 

vor (+ Akkusativ) mang ý nghĩa: Ra phía trước

 Ich stelle das Sofa vor den Schrank (Tôi đặt cái ghế sô pha
ra phía trước cái tủ)

Có một sự chuyển động: Tôi đã di chuyển cái ghế sô pha từ vị trí


ban đầu của nó đến vị trí phía trước cái tủ.

 Giới từ zwischen (+ Akkusativ) 

zwischen (+ Akkusativ) mang ý nghĩa: Vào giữa

 Ich stelle die Lampe zwischen den Stuhl und den Tisch (Tôi
để cái đèn vào giữa cái ghế và cái bàn)

Có một sự chuyển động: Tôi đã di chuyển cái đèn từ vị trí ban đầu
của nó đến vị trí ở giữa cái ghế và cái bàn.

Những ý nghĩa khác

 Giới từ an 

an (+ Dativ) được dùng để chỉ thời gian là ngày và buổi. Vì các ngày
hay các buổi đều mang giống đực, nên chúng ta sẽ có cách viết tắt
an dem = am:

 am Montag (vào thứ Hai), am Dienstag (vào thứ Ba), am


Mittwoch (vào thứ Tư), am Donnerstag (vào thứ Năm), am
Freitag (vào thứ Sáu), am Samstag (vào thứ Bảy), am
Sonntag (vào Chủ nhật)

~ 64 ~
 am Morgen (vào buổi sáng sớm), am Vormittag (vào buổi
sáng muộn), am Mittag (vào buổi trưa), am Nachmittag (vào
buổi chiều), am Abend (vào buổi tối)

an (+ Akkusativ) mang ý nghĩa "đến" đâu, đối với những khu vực
liên quan đến nước:

 an das Meer gehen (đi đến biển), an den Strand gehen (đi
đến bãi biển), an den See gehen (đi đến hồ)

an (+ Dativ) mang ý nghĩa “ở” đâu, đối với những khu vực liên quan
đến nước:

 am Meer (ở biển), am Strand (tại bãi biển), am See (tại hồ)

 Giới từ auf 

auf (+ Akkusativ) được sử dụng đặc biệt đối với Platz và Markt,
mang ý nghĩa "đến":

 auf den Tennisplatz gehen (đến sân Tennis), auf den Markt
gehen (đến khu chợ)

auf (+ Dativ) được sử dụng đặc biệt đối với Platz và Markt, mang ý
nghĩa "ở":

 auf dem Tennisplatz (ở sân Tennis), auf dem Markt (ở khu


chợ)

auf được sử dụng với ngôn ngữ và mang ý nghĩa “bằng” thứ tiếng
đó:

 Ich schreibe den Text auf Deutsch (Tôi đang viết đoạn văn
này bằng tiếng Đức)

~ 65 ~
 Giới từ in 

in (+ Dativ) được dùng để chỉ thời gian là năm, tháng và mùa. Vì


năm mang giống trung và tháng, mùa đều mang giống đực, nên
chúng ta sẽ có cách viết tắt in dem = im:

 Im Jahr 2017 lerne ich Deutsch (Tôi học tiếng Đức vào năm
2017).
 im Frühling (vào mùa xuân), im Sommer (vào mùa hè), im
Herbst (vào mùa thu), im Winter (vào mùa đông)
 im Januar (vào tháng 1), im Februar (vào tháng 2), im März
(vào tháng 3), im April (vào tháng 4), im Mai (vào tháng 5), im
Juni (vào tháng 6), im Juli (vào tháng 7), im August (vào tháng
8), im September (vào tháng 9), im Oktober (vào tháng 10),
im November (vào tháng 11), im Dezember (vào tháng 12)

Lưu ý: Riêng đối với đơn vị thời gian là năm, có thể không cần dùng
giới từ in mà ta có thể viết trực tiếp số năm:

 2017 lerne ich Deutsch (Tôi học tiếng Đức vào năm 2017) -
Tuy nhiên không được phép viết là: In 2017 lerne ich
Deutsch.

Khác với giới từ an (+ Dativ) được dùng để chỉ các buổi trong ngày,
chỉ riêng in (+ Dativ) được dùng đặc biệt để chỉ thời điểm vào ban
đêm:

 Ich lerne gut in der Nacht (Tôi học hiệu quả vào ban đêm)

in (+ Akkusativ) mang ý nghĩa “đến” đâu đối với tên riêng của các
đất nước, nhưng khác với giới từ nach, giới từ in chỉ được sử dụng
đối với tên những đất nước có đi kèm quán từ như:

~ 66 ~
 in die USA fliegen (bay đến Mỹ), in die Schweiz fliegen (bay
đến Thụy Sĩ), in die Türkei fliegen (bay đến Thổ Nhĩ Kỳ)

in (+ Dativ) mang ý nghĩa “trong vòng bao lâu nữa”, nhằm chỉ một
sự kiện nào đó sẽ xảy ra ở tương lai:

 Wir fliegen in zwei Wochen nach Deutschland (Chúng tôi sẽ


bay đến Đức trong 2 tuần nữa)

 Giới từ über 

über mang ý nghĩa “nhiều hơn, vượt quá”:

 Hanoi hat über 6 Millionen Einwohner (Hà Nội có trên 6 triệu


dân)

Ta thấy über 6 Millionen Einwohner ở cách Akkusativ chỉ vì chịu


ảnh hưởng từ động từ haben. Bản thân giới từ über không quyết
định cách cho 6 Millionen Einwohner vì ở đây nó chỉ đóng vai trò
như một trạng từ với ý nghĩa là „trên“ 6 triệu dân.

 Hanoi mit über 6 Millionen Einwohnern (Hà Nội với trên 6


triệu dân)

Ta thấy mit über 6 Millionen Einwohnern ở cách Dativ (Danh từ số


nhiều Einwohnern kết thúc bằng đuôi -n) vì chịu ảnh hưởng của
giới từ mit.

 Giới từ unter 

unter (+ Dativ) mang ý nghĩa dưới một điều kiện, một sự tác động
nào đó:

~ 67 ~
 Ich möchte gern meine Bachelorarbeit unter Ihrer
Betreuung machen (Tôi muốn làm luận án cử nhân dưới sự
hướng dẫn của Ngài).

unter mang ý nghĩa “ít hơn, dưới”:

 Hanoi hat unter 6 Millionen Einwohner (Akkusativ: Hà Nội


có dưới 6 triệu dân)
 Hanoi mit unter 6 Millionen Einwohnern (Dativ: Hà Nội với
ít hơn 6 triệu dân)

Cách giải thích tương tự như đối với giới từ über.

 Giới từ vor 

vor (+ Dativ) mang ý nghĩa trước một mốc thời gian hoặc một sự
kiện nào đó:

 Vor 6 Uhr muss ich aufstehen (Tôi phải dậy trước 6h)

 Giới từ zwischen 

zwischen (+ Dativ) mang ý nghĩa giữa 2 mốc thời gian:

 Zwischen 6 und 8 Uhr bin ich zu Hause (Khoảng thời gian


giữa 6h và 8h thì tôi có mặt ở nhà)

zwischen mang ý nghĩa “trong khoảng” về số lượng:

 Hanoi hat zwischen 6 Millionen und 8 Millionen Einwohner


(Akkusativ: Hà Nội có khoảng từ 6 đến 8 triệu dân)
 Hanoi mit zwischen 6 Millionen und 8 Millionen
Einwohnern (Dativ: Hà Nội với khoảng từ 6 đến 8 triệu dân)

Cách giải thích tương tự như đối với giới từ über.


~ 68 ~
 Một số lưu ý chung

 Sự khác biệt giữa "zu" và "in"

Ví dụ 1:

 Ich gehe zur Schule (Tôi đến trường nhưng chưa chắc đã vào
hẳn bên trong trường) - Tuy nhiên nếu dùng với ý nghĩa đi
học - là một hoạt động thường ngày thì chúng ta vẫn dùng
zur Schule.
 Ich gehe in die Schule (Tôi đi vào bên trong trường)

Ví dụ 2:

 Wir gehen zur Bank (Chúng tôi đến ngân hàng, nhưng chỉ
nhằm mục đích rút tiền ở cây ATM bên ngoài ngân hàng chẳng
hạn)
 Wir gehen in die Bank (Chúng tôi tới ngân hàng và vào hẳn
bên trong ngân hàng để gửi tiền)

 Sự khác biệt giữa "nach" và "bis"

 Ich fahre nach Berlin (Tôi lái xe đến Berlin và Berlin là điểm
dừng chân cuối cùng của tôi).
 Ich fahre bis Berlin (Tôi lái xe đến Berlin và Berlin chỉ là điểm
trung chuyển tạm thời. Câu sau có thể sẽ là: Dann fahre ich
weiter nach Amsterdam – Sau đó tôi tiếp tục đến Amsterdam).

~ 69 ~
 Sự khác biệt giữa "aus" và "von"

Một số địa điểm có thể dùng cả với giới từ aus và giới từ von như
Schule:

 Er kommt aus der Schule. (Anh ấy vừa từ trường về) - Ý


nghĩa: Đã ở hẳn bên trong trường và giờ mới quay về.
 Er kommt von der Schule. (Anh ấy vừa từ trường về) - Ý
nghĩa: Có đến trường nhưng không vào hẳn bên trong
trường mà đã quay về nhà.

Bài tập chương 12

Đánh dấu các giới từ tương ứng:

Giới từ đi với Akkusativ Giới từ đi với Dativ

Giới từ đi với Akkusativ / Dativ

an bei in über ohne

auf bis neben seit für ab

gegen zu zwischen aus unter von

nach vor durch hinter mit um

~ 70 ~
Điền các giới từ chỉ thời gian:

a. _________ Juni f. _________ 2018

b. _________ Wochenende g. _________ 11 Uhr

c. _________ Mitternacht h. _________ Abend

d. _________ Vormittag i. _________ Freitag

e. _________ Frühling j. _________ Nacht

Điền các giới từ chỉ nơi chốn:

a. Woher kommst du? e. Wohin fährst du?

_____Aus____ Vietnam. ___________ Hause.

b. Woher kommst du? f. Wo wohnst du?

___________ Arzt. ___________ den Eltern.

c. Wohin fliegst du? g. Wo bist du?

___________ Deutschland. ___________ Arzt

d. Wohin gehst du? h. Wohin gehst du?

___________ Arzt. ___________ Schule.

~ 71 ~
Điền các quán từ thích hợp (Akkusativ / Dativ):

Er stellt das Spielzeug … Das Spielzeug steht dann …

a1. vor ___die___ Lampe. a2. vor ___der___ Lampe.

b1. unter ______ Stuhl. b2. unter ______ Stuhl.

c1. neben ______ Tisch. c2. neben ______ Tisch.

d1. an ______ Wand. d2. an ______ Wand.

e1. auf ______ Heft. e2. auf ______ Heft.

f1. hinter ______ Tasche. f2. hinter ______ Tasche.

Điền các quán từ thích hợp (Akkusativ / Dativ):

a. Der Hund liegt unter ____dem____ Tisch.

b. Der Bus hält vor _______ Kirche.

c. Wir fliegen nächsten Monat in _______ USA.

d. Viele Studenten möchten in _______ USA studieren.

e. Das Fahrrad steht vor _______ Baum.

f. Sie stellt das Buch in _______ Regal.

~ 72 ~
g. Er ist in _______ Disko.

h. Gehen Sie heute in _______ Disko?

i. Der Brief liegt auf _______ Stuhl.

j. Fahren Sie nächste Woche an _______ Bodensee?

k. Das Bild hängt an _______ Wand.

l. Max legt das Messer neben _______ Gabel.

m. Möchtest du lieber in _______ Stadt oder auf _______ Land leben?

n. Das Bild hängt über _______ Bett.

o. Er wartet an _______ Bushaltestelle.

p. Wir stellen das Sofa vor _______ Fenster.

q. Die Vase ist zwischen _______ Tür und _______ Fenster.

r. Stellen Sie bitte den Mülleimer hinter _______ Schrank.

~ 73 ~
räteritum là một trong 3 thì quá khứ của tiếng Đức (cùng với
Perfekt và Plusquamperfekt). Cùng mang chức năng để miêu
tả những sự kiện, hành động trong quá khứ, vậy khi nào chúng ta
sử dụng thì quá khứ Präteritum?

 Sự khác nhau giữa Perfekt và Präteritum


Có hai sự khác biệt giữa thì Perfekt và thì Präteritum:

 Điều 1

Präteritum diễn tả các hành động và sự kiện diễn ra trong quá


khứ, đã kết thúc và không ảnh hưởng đến hiện tại.

Trong khi đó, Perfekt ngoài việc CŨNG diễn tả các hành động và
sự kiện diễn ra trong quá khứ, đã kết thúc và không ảnh hưởng
đến hiện tại, nó CÒN có thể diễn tả các hành động và sự kiện đã
kết thúc trong quá khứ nhưng vẫn còn có ảnh hưởng đến hiện tại.

Do đó, Perfekt có thể thay thế cho Präteritum trong mọi trường
hợp nhưng Präteritum không phải lúc nào cũng có thể thay thế
Perfekt.

Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau:

~ 74 ~
 Ich bin noch müde, denn ich habe vor einer Stunde einen
Holztisch gebaut (Tôi vẫn còn mệt, vì cách đây một tiếng tôi
vừa đóng một cái bàn bằng gỗ)

Đây là một câu sử dụng thì Perfekt (habe gebaut). Hành động đóng
cái bàn đã kết thúc, nhưng nó vẫn còn ảnh hưởng đến hiện tại, nó
làm cho cơ thể của tôi vẫn cảm thấy mệt. Do đó, chúng ta sử dụng
thì Perfekt ở đây là hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên hãy thử chuyển câu trên sang thì Präteritum với baute
là dạng Präteritum của động từ bauen:

 Ich bin noch müde, denn ich baute vor einer Stunde einen
Holztisch (Tôi vẫn còn mệt, vì cách đây một tiếng tôi vừa đóng
một cái bàn bằng gỗ)

Đây là một câu sử dụng thì Präteritum và do đó câu này sai. Vì nếu
dùng Präteritum thì hành động đóng cái bàn xem như đã kết thúc
và không có bất kỳ tác động nào đến hiện tại nữa. Nó không thể
làm cho tôi mệt như vậy.

 Điều 2

Präteritum chủ yếu dùng trong văn viết (Schriftsprache) như: Văn
học, báo chí, thư từ mang tính chính thống, thông báo...

Còn trong giao tiếp hay văn nói (gesprochene Sprache) hoặc các
email, thư từ mang tính cá nhân chúng ta sẽ chủ yếu dùng thì
Perfekt.

Tuy nhiên, có ngoại lệ với các động từ: sein, haben, werden và các
động từ khuyết thiếu: dürfen, können, mögen, möchten, müssen,
sollen, wollen. Khi diễn tả một sự kiện trong quá khứ, bạn sẽ luôn

~ 75 ~
ưu tiên sử dụng thì Präteritum của những động từ này bất kể viết
hay nói.

 Chia động từ ở thì Präteritum


Tương tự như khi chia động từ ở dạng Partizip 2 trong chương 15,
chúng ta cũng sẽ chia động từ thành hai nhóm: Nhóm các động
từ mạnh và nhóm các động từ yếu.

Nếu vẫn chưa nắm được khái niệm động từ mạnh/yếu và khái
niệm về gốc động từ (Verbstamm) , bạn có thể xem lại chương 1 và
chương 15 trước khi đọc tiếp.

 Nhóm A: Nhóm các động từ yếu

Chúng ta sẽ chia theo quy tắc cố định sau:

Verbstamm + te / test / tet / ten

Trong đó phần đuôi te / test / tet / ten sẽ tương ứng với lần lượt
các ngôi ich + ese / du / ihr / wir + sie + Sie

Cụ thể như sau:

Ngôi Quy tắc chia Präteritum


ich, er, sie , es Verbstamm + te
du Verbstamm + test
ihr Verbstamm + tet
wir, sie, Sie Verbstamm + ten

~ 76 ~
Chia động từ ở thì Präteritum một số động từ yếu thường gặp:

Động từ yếu Ý nghĩa Präteritum với ngôi ich


bauen xây dựng baute
holen lấy cái gì holte
hören nghe hörte
kaufen mua kaufte
kochen nấu kochte
lachen cười lachte
leben sống lebte
lernen học lernte
lieben yêu liebte
machen làm machte
malen vẽ malte
putzen lau chùi putzte
sagen nói sagte
spielen chơi spielte
stellen đặt stellte
suchen tìm kiếm suchte
wohnen sống wohnte
zahlen trả tiền zahlte

Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục với một nhóm động từ nhỏ cũng nằm
trong nhóm động từ yếu, nhưng chúng lại có một số khác biệt.

 Nhóm A.1 

Là những động từ yếu & có Verbstamm kết thúc bằng các đuôi –t
(arbeiten), –d (baden), –chn (zeichnen), –dn (ordnen), –fn (öffnen),
–gn (regnen), –tm (atmen).

~ 77 ~
Chúng ta sẽ chia theo quy tắc cố định sau:

Verbstamm + ete / etest / etet / eten

Trong đó phần đuôi ete / etest / etet / eten vẫn tương ứng với lần
lượt các ngôi ich + ese / du / ihr / wir + sie + Sie.

Dễ dàng nhận thấy, quy tắc gần như giữ nguyên chỉ khác ta sẽ
thêm -e vào phía trước tất cả các quy tắc.

Cụ thể như sau:

Ngôi Quy tắc chia Präteritum


ich, er, sie , es Verbstamm + ete
du Verbstamm + etest
ihr Verbstamm + etet
wir, sie, Sie Verbstamm + eten

Chia động từ ở thì Präteritum một số động từ yếu thường gặp của
nhóm A.1:

Động từ yếu nhóm A.1 Ý nghĩa Präteritum với ngôi es


arbeiten làm việc arbeitete
baden tắm badete
zeichnen vẽ zeichnete
ordnen sắp xếp ordnete
öffnen mở öffnete
regnen mưa regnete
atmen thở atmete

~ 78 ~
 Nhóm B: Nhóm các động từ mạnh

Nhóm động từ mạnh là nhóm động từ có nguyên âm ở gốc động


từ (Verbstamm) bị biến đổi ở một trong 3 thì Präsens, Perfekt và
Präteritum khi ta thực hiện việc chia động từ với ngôi er/sie/es.

Sự biến đổi này không theo một quy tắc cố định nào, nên chúng
cũng thường được biết đến với cái tên các động từ bất quy tắc.

Phần khó nhất chính là tìm ra được dạng Präteritum bất quy tắc
của ngôi ich/er/sie/es - hay còn gọi là gốc Präteritum (Ở phần sau
sẽ có một số quy luật để giúp bạn việc đó).

Sau khi chúng ta có được dạng Präteritum của ngôi ich/ese (gốc
Präteritum), ta áp dụng công thức sau cho các ngôi còn lại:

Ngôi Quy tắc chia Präteritum


ich, er, sie , es Gốc Präteritum
du Gốc Präteritum + st
ihr Gốc Präteritum + t
wir, sie, Sie Gốc Präteritum + en

Quy luật tìm gốc Präteritum của các động từ mạnh

Lưu ý : Những quy luật dưới đây chỉ đúng trong đa số các trường hợp
chứ không phải trong mọi trường hợp.

 Quy luật 1 

a, ei → ie

~ 79 ~
Nếu trong gốc động từ nguyên thể có chứa a hoặc ei thì trong gốc
Präteritum, a hoặc ei sẽ bị biến thành ie.

Động từ mạnh (a, ei) Ý nghĩa Gốc Präteritum (ie)


fallen ngã, rơi fiel
halten nắm, dừng hielt
lassen để lại ließ
schlafen ngủ schlief
bleiben ở lại blieb
leihen vay mượn lieh
scheinen chiếu sáng schien
schreiben viết schrieb
schreien la hét schrie
steigen leo, tăng stieg

 Quy luật 2 

a→u

Với một số động từ khác, nếu trong gốc động từ nguyên thể có
chứa a thì trong gốc Präteritum, a sẽ bị biến thành u.

Động từ mạnh (a) Ý nghĩa Gốc Präteritum (u)


fahren đi bằng xe fuhr
graben đào grub
schlagen đập, đánh schlug
tragen mang, mặc trug
wachsen lớn lên, mọc lên wuchs
waschen giặt, rửa wusch

~ 80 ~
 Quy luật 3 

ie → o

Nếu trong gốc động từ nguyên thể có chứa ie thì trong gốc
Präteritum, ie sẽ bị biến thành o.

Động từ mạnh (ie) Ý nghĩa Gốc Präteritum (o)


biegen uốn cong bog
fliegen bay flog
fließen chảy floß
riechen ngửi roch
schließen đóng, khóa schloß
verlieren thua, mất verlor
wiegen cân wog
ziehen kéo zog

 Quy luật 4 

e, i → a

Nếu trong gốc động từ nguyên thể có chứa e hoặc i thì trong gốc
Präteritum, e hoặc i sẽ bị biến thành a.

Động từ mạnh (e, i) Ý nghĩa Gốc Präteritum (a)


empfehlen giới thiệu empfahl
essen ăn aß
geben đưa gab
helfen giúp half
lesen đọc las
messen đo đạc maß
nehmen lấy, dùng nahm

~ 81 ~
sehen nhìn sah
sprechen nói sprach
stehen đứng stand
treffen gặp gỡ traf
vergessen quên vergaß
beginnen bắt đầu begann
finden tìm thấy fand
gewinnen thắng gewann
schwimmen bơi schwamm
singen hát sang
sitzen ngồi saß
springen nhảy sprang
trinken uống trank

Sau khi có được gốc Präteritum, ta áp dụng công thức dưới đây
cho các ngôi còn lại. Hãy lấy ví dụ với động từ trinken, chúng ta đã
tìm được gốc Präteritum là trank.

Ngôi Quy tắc chia Präteritum


ich, er, sie , es Gốc Präteritum: trank
du Gốc Präteritum + st: trankst
ihr Gốc Präteritum + t: trankt
wir, sie, Sie Gốc Präteritum + en: tranken

Ví dụ:

 Ich trank gestern eine Flasche Whisky (Hôm qua tôi đã uống
một chai whisky)

~ 82 ~
 Letzte Woche tranken wir Bier (Tuần trước chúng tôi đã uống
bia)

Tương tự đối với tất cả các động từ khác.

Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục với một nhóm động từ nhỏ cũng nằm
trong nhóm động từ mạnh, nhưng chúng lại có một số khác biệt.

 Nhóm B.1 

Là nhóm động từ khá đặc biệt, được gọi là nhóm động từ lai. Lý
do vì chúng có đặc điểm của nhóm động từ yếu, đó là quy tắc chia
Präteritum vẫn là Verbstamm + te / test / tet / ten, tuy nhiên phần
Verbstamm sẽ không còn là Verbstamm gốc nữa mà sẽ bị biến đổi
không theo quy tắc nào (đặc điểm của nhóm động từ mạnh):

Verbstamm bị biến đổi + te / test / tet / ten

Danh sách một số động từ lai thường gặp:

Động từ lai Ý nghĩa Gốc Präteritum


brennen đốt cháy brannte
bringen mang brachte
denken nghĩ dachte
kennen quen biết kannte
nennen đặt tên, nêu tên nannte
rennen chạy rannte
senden gửi sandte
wissen biết về wusste

~ 83 ~
Các động từ khuyết thiếu cũng tuân theo quy tắc tương tự:

ich/er/sie/es du ihr wir/sie/Sie

dürfen durfte durftest durftet durften

können konnte konntest konntet konnten

möchten mochte mochtest mochtet mochten

mögen mochte mochtest mochtet mochten

müssen musste musstest musstet mussten

sollen sollte solltest solltet sollten

wollen wollte wolltest wolltet wollten

Lưu ý: mögen và möchten có dạng Präteritum giống nhau

 Nhóm B.2 

Ba động từ đặc biệt thường được ưu tiên sử dụng với thì quá khứ
Präteritum hơn là với thì quá khứ Perfekt: sein, haben và werden.

Động từ Ý nghĩa Gốc Präteritum

sein rằng, thì, là war

haben có hatte

werden trở nên, trở thành wurde

~ 84 ~
Sau khi có được gốc Präteritum, ta áp dụng công thức dưới đây
cho các ngôi còn lại:

Ngôi Quy tắc chia Präteritum

ich, er, sie , es Gốc Präteritum: war, hatte, wurde

du Gốc Präteritum + st: warst, hattest, wurdest

ihr Gốc Präteritum + t: wart, hattet, wurdet

wir, sie, Sie Gốc Präteritum + en: waren, hatten, wurden

Lưu ý: Đối với gốc Präteritum kết thúc bằng đuôi –e (hatte, dachte,
durfte … ) thì khi chia ở ngôi wir/sie/Sie ta chỉ cần lấy gốc
Präteritum + n (chứ không + en): hatten, dachten, durften ….

Ví dụ:

 Ich war zwei Jahre in Deutschland (Tôi đã ở Đức được 2 năm


rồi)
 Wir hatten einen schönen Urlaub (Chúng tôi đã có một kỳ
nghỉ tốt đẹp)
 Er wurde Arzt (Anh ấy đã trở thành bác sĩ)

~ 85 ~
 Cách kiểm tra động từ mạnh và yếu
Cách kiểm tra này đòi hỏi bạn cần có kiến thức tổng hợp của cả ba
chương: Chương 1, chương 15 và chương 16. Chúng ta nhắc lại
định nghĩa về động từ mạnh và yếu:

 Nhóm động từ yếu là nhóm động từ có nguyên âm ở gốc


động từ (Verbstamm) không bị biến đổi mà được giữ
nguyên ở cả 3 thì Präsens, Perfekt và Präteritum khi ta thực
hiện việc chia động từ với ngôi er/sie/es.
 Nhóm động từ mạnh là nhóm động từ có nguyên âm ở gốc
động từ (Verbstamm) bị biến đổi ở một trong 3 thì Präsens,
Perfekt và Präteritum khi ta thực hiện việc chia động từ với
ngôi er/sie/es.

Do đó khi kiểm tra một động từ có phải là động từ mạnh hay yếu,
ta phải xem xét cách chia động từ đó ở cả thì hiện tại (xét Präsens)
và thì quá khứ (xét cả Perfekt và Präteritum).

Trong quá trình chia động từ, chỉ cần một trong 3 thì xảy ra hiện
tượng biến đổi nguyên âm ở Verbstamm, thì đó là động từ mạnh.

Ngược lại, trong quá trình chia động từ nếu cả 3 thì không xảy ra
hiện tượng biến đổi nguyên âm ở Verbstamm, thì nó mới chắc
chắn là động từ yếu.

 Ví dụ 1: machen

Xét chia động từ machen ở thì hiện tại

Động từ machen có Verbstamm là mach. Chia động từ với ngôi


er/sie/es:

~ 86 ~
 er/sie/es macht

Nguyên âm a trong Verbstamm mach không bị biến đổi → Thông


qua.

Xét chia động từ machen ở thì Perfekt

 Partizip 2 của động từ machen: gemacht

Nguyên âm a trong Verbstamm không bị biến đổi → Tiếp tục


thông qua.

Xét chia động từ machen ở thì Präteritum

 Gốc Präteritum của động từ machen: machte

Nguyên âm a trong Verbstamm không bị biến đổi. Kết luận:


machen là động từ yếu.

 Ví dụ 2: beginnen

Xét chia động từ beginnen ở thì hiện tại

Động từ beginnen có Verbstamm là beginn. Chia động từ với ngôi


er/sie/es:

 er/sie/es beginnt

Nguyên âm i trong Verbstamm beginn không bị biến đổi → Thông


qua.

~ 87 ~
Xét chia động từ beginnen ở thì Perfekt

 Partizip 2 của động từ beginnen: begonnen

Nguyên âm i trong Verbstamm bị biến đổi thành o. Dừng xét và


kết luận: beginnen là động từ mạnh.

 Ví dụ 3: heißen

Xét chia động từ heißen ở thì hiện tại

Động từ heißen có Verbstamm là heiß. Chia động từ với ngôi


er/sie/es:

 er/sie/es heißt

Nguyên âm kép ei trong Verbstamm heiß không bị biến đổi →


Thông qua.

Xét chia động từ heißen ở thì Perfekt

 Partizip 2 của động từ heißen: geheißen

Nguyên âm kép ei trong Verbstamm không bị biến đổi → Tiếp tục


thông qua.

Xét chia động từ heißen ở thì Präteritum

 Gốc Präteritum của động từ heißen: hieß

Nguyên âm kép ei trong Verbstamm bị biến đổi thành ie. Kết luận:
heißen là động từ mạnh.

~ 88 ~
Bài tập chương 16

Chia động từ ở thì Präteritum theo ngôi ich/er/sie/es


(gốc Präteritum).

kaufen kaufte haben


essen kennen
laufen wissen
sehen fallen
besuchen gehen
sein treffen
sollen arbeiten
schwimmen fahren
schlafen bestellen
geben aussteigen
gewinnen mögen
können einziehen
kommen nehmen
bleiben passieren
fernsehen mitbringen
teilnehmen einladen
trinken einsteigen
vergessen ausziehen
sprechen müssen
helfen fliegen
verlieren bekommen
beginnen denken
dürfen aufstehen

~ 89 ~
hì tương lai đơn (Futur 1) là một thì trong tiếng Đức có chức
năng miêu tả các hành động hay sự kiện xảy ra trong tương
lai.

 Công thức xây dựng thì tương lai đơn

werden + Infinitiv

Trong đó, Infinitiv là động từ nguyên thể và trợ động từ werden sẽ


được chia theo các ngôi tương ứng như sau:

Ngôi Động từ werden chia theo ngôi


ich werde
du wirst
er/sie/es wird
ihr werdet
wir/sie/Sie werden

Ví dụ:

 Ich werde ein neues Haus kaufen (Tôi sẽ mua một căn nhà
mới)
 Wir werden nach Deutschland fliegen (Chúng tôi sẽ bay sang
Đức)

~ 90 ~
 Miêu tả tương lai với thì hiện tại
Trên thực tế, để miêu tả các hành động hay sự kiện xảy ra trong
tương lai chúng ta còn có thể sử dụng thì hiện tại đi kèm với một
mốc thời gian chỉ tương lai như:

 morgen (ngày mai)


 bald (sắp, sớm)
 nächste Woche (tuần sau)
 nächstes Jahr (sang năm)
 nächsten Tag (hôm sau)

Ví dụ:

 Ich kaufe nächste Woche ein neues Haus (Tuần sau tôi sẽ
mua một căn nhà mới)
 Wir fliegen bald nach Deutschland (Chúng tôi sẽ sớm bay
sang Đức)

 Sự khác nhau giữa thì hiện tại kèm mốc


thời gian & thì tương lai đơn
Khi chúng ta miêu tả tương lai bằng cách sử dụng thì hiện tại đi
kèm với một mốc thời gian, điều đó có nghĩa rằng đó là một kế
hoạch chắc chắn sẽ được thực hiện:

 Wir fliegen nächstes Jahr nach Deutschland (Sang năm


chúng tôi sẽ bay sang Đức)

Sự kiện "Sang năm chúng tôi sẽ bay sang Đức" chắc chắn sẽ xảy ra
vào năm tới bởi chúng tôi đã hoàn thành hết các thủ tục như đặt
vé máy bay, đặt phòng …

~ 91 ~
Nhưng khi chúng ta miêu tả tương lai bằng cách sử dụng thì tương
lai đơn, điều đó có nghĩa rằng đó mới chỉ là một dự định hoặc một
phỏng đoán chưa chắc chắn:

 Wir werden nächstes Jahr nach Deutschland fliegen (Sang


năm chúng tôi sẽ bay sang Đức)

Sự kiện "Sang năm chúng tôi sẽ bay sang Đức" có thể xảy ra mà cũng
có thể không. Chúng tôi chưa biết chắc vào thời điểm đó chúng tôi
có bận gì không và chúng tôi cũng chưa đặt vé máy bay.

 Thì tương lai đơn đi kèm với động từ


khuyết thiếu
Công thức xây dựng:

werden + Infinitiv + Động từ khuyết thiếu

Trong đó trợ động từ werden sẽ được chia theo ngôi của chủ ngữ
tương ứng. Tùy theo động từ khuyết thiếu nào được sử dụng mà
chúng ta có thể có những câu miêu tả tương lai với các sắc thái ý
nghĩa khác nhau:

 Er wird bald zur Schule gehen müssen (Nó sẽ sớm phải đi


học)
 Er wird bald zur Schule gehen können (Nó sẽ sớm có thể đi
học)
 Er wird bald zur Schule gehen dürfen (Nó sẽ sớm được phép
đi học)

~ 92 ~
 Cấu trúc bị động ở thì tương lai đơn
Công thức xây dựng:

werden + Partizip 2 + werden

Trong đó trợ động từ werden đầu tiên sẽ được chia theo ngôi của
chủ ngữ tương ứng, còn động từ werden thứ hai sẽ giữ nguyên
dạng nguyên thể.

Ví dụ:

 Die Hausaufgabe wird nächste Woche gemacht werden


(Bài tập về nhà này sẽ được thực hiện vào tuần tới)

 Thì tương lai hoàn thành (Futur 2)


Công thức xây dựng:

werden + Partizip 2 + haben/sein

Thì tương lai hoàn thành (Futur 2) thường được sử dụng để miêu
tả một sự kiện sẽ được hoàn thành vào một thời điểm cụ thể/nhất
định trong tương lai (Ví dụ: morgen um 10 Uhr - ngày mai lúc 10 giờ).

Tuy nhiên, vì thì tương lai đơn (Futur 1) cũng có thể miêu tả được
với chức năng tương tự nên Futur 2 vốn có cấu trúc phức tạp ngày
càng được ít sử dụng và bị thay thế bởi Futur 1.

~ 93 ~
Ví dụ:

 Er wird das Auto morgen um 10 Uhr repariert haben (Anh


ấy sẽ sửa xe vào lúc 10 giờ ngày mai)

Bài tập chương 20

Biến đổi những câu ở thì hiện tại dưới đây thành câu ở
thì tương lai đơn mà không làm thay đổi ý nghĩa.

a. Unsere Kinder müssen morgen viel arbeiten.

b. Er kann bald nicht mehr arbeiten.

c. Nächste Woche müsst ihr früh aufstehen.

Biến đổi những câu chủ động ở thì tương lai dưới đây
thành câu bị động.

a. Peter wird ein Praktikum machen.

b. Der Lehrer wird euch loben.

c. Du wirst das interessante Buch lesen.

d. Der Arzt wird den Mann operieren.

e. Die nette Frau wird der kranken Katze helfen.

~ 94 ~
onjunktiv 2 (Giả định thức) là một thức trong tiếng Đức dùng
để nói về những giả định, ước mơ, tưởng tượng ... Tuy nhiên
Konjunktiv 1 lại hoàn toàn không liên quan đến những điều kể
trên. Để có sự hình dung đầu tiên về Konjunktiv 1, chúng ta hãy
cùng theo dõi câu chuyện bên dưới:

Ich bin Tom sagte, er


verheiratet! sei verheiratet.

Tom Max Max Peter

Tom tới gặp Max và nói:

 "Ich bin verheiratet!" ("Tớ vừa kết hôn rồi!")

Max nghe xong liền chạy đi kể lại với Peter:

 Tom sagte, er sei verheiratet (Tom nói rằng nó vừa kết hôn)

Qua câu chuyện trên, bạn phần nào đã có thể hình dung được
công dụng của Konjunktiv 1 rồi chứ?

~ 95 ~
Konjunktiv 1 được sử dụng trong lối nói gián tiếp, nhằm tường
thuật hay kể lại lời nói của người khác. Do đó nó thường sử dụng
các động từ mang tính chất tường thuật lại như: sagen (nói),
behaupten (khẳng định), berichten (báo cáo, trình báo), erzählen
(kể), vermuten (cho rằng), versprechen (hứa) …

 Lisa sagte, sie habe Hunger (Lisa nói rằng cô ấy đói)

Trong những ví dụ trên ta thấy có một sự đặc biệt: er sei (không


phải er ist) và sie habe (không phải sie hat).

Đó chính là dạng Konjunktiv 1 của động từ sein và động từ haben


đối với ngôi er/sie/es. Ngay sau đây, ta sẽ đến với việc xây dựng
dạng Konjunktiv 1 của từng động từ cụ thể.

 Cách xây dựng Konjunktiv 1 ở thì hiện tại


Cách xây dựng Konjunktiv 1 ở thì hiện tại có những quy tắc chính
như sau:

 Duy nhất động từ sein có thể chia dạng Konjunktiv 1 cho


tất cả các ngôi (ich, du, er, sie, es, ihr, wir, sie, Sie)
 Đối với các động từ còn lại, ngày nay trong tiếng Đức chỉ
còn duy nhất ngôi er/sie/es được chia dạng Konjunktiv 1
(bằng cách lấy gốc động từ + đuôi -e).
 Các ngôi khác (ich, du, ihr, wir, sie, Sie) thường được sử dụng
Konjunktiv 2 khi muốn miêu tả lối nói gián tiếp thay vì sử
dụng Konjunktiv 1.
 Các động từ khuyết thiếu dùng Konjunktiv 1 cho ngôi ich và
er/sie/es, các ngôi còn lại dùng Konjunktiv 2 khi muốn miêu
tả cách nói gián tiếp.

~ 96 ~
Sau đây là cách chia Konjunktiv 1 cụ thể với từng ngôi:

sein haben werden kommen

ich sei hätte würde würde kommen


du seiest hättest würdest würdest kommen

er/sie/es sei habe werde komme

ihr seiet hättet würdet würdet kommen


wir/sie/Sie seien hätten würden würden kommen

dürfen können mögen müssen sollen wollen

ich,er, dürfe könne möge müsse solle wolle


sie,es

du dürftest könntest möchtest müsstest solltest wolltest

ihr dürftet könntet möchtet müsstet solltet wolltet

wir,sie, dürften könnten möchten müssten sollten wollten


Sie

Dựa vào bảng trên, chúng ta sẽ giải thích kỹ hơn từng quy tắc:

 sein có thể chia dạng Konjunktiv 1 cho tất cả các ngôi (ich:
sei, du: seiest, er/sie/es: sei, ihr: seiet, wir/sie/Sie: seien).
 Duy nhất ngôi er/sie/es được chia dạng Konjunktiv 1 (bằng
cách lấy gốc động từ + đuôi -e): haben → habe, werden →
werde, kommen → komme.

~ 97 ~
 Các ngôi khác (ich, du, ihr, wir, sie, Sie) thường được sử dụng
Konjunktiv 2: haben → ich hätte, du hättest, ihr hättet, wir
hätten hay kommen → ich würde kommen …
 Các động từ khuyết thiếu dùng Konjunktiv 1 cho ngôi ich và
er/sie/es, các ngôi còn lại dùng Konjunktiv 2: dürfen → ich
dürfe, er/sie/es dürfe nhưng du dürftest, ihr dürftet,
wir/sie/Sie dürften …

Một số ví dụ:

 Sie vermutet, sie habe keine Zeit (Cô ấy cho rằng cô ấy không
có thời gian)
 Mein Lehrer sagt, Deutsch sei nicht schwer (Thầy tôi nói
rằng tiếng Đức không khó)
 Lena sagte, ihr hättet keine Zeit für sie (Lena nói rằng các
bạn không dành thời gian cho cô ấy)
 Er erzählt, sie würden nächste Woche ins Kino gehen (Anh
ấy kể rằng họ sẽ đi xem phim vào tuần sau)
 Paul sagt, er müsse täglich 10 Stunden arbeiten (Paul nói
rằng anh ấy phải làm việc 10 tiếng mỗi ngày)

 Lưu ý

Khi sử dụng các động từ mang tính chất tường thuật lại chúng ta
hoàn toàn có thể kết hợp chúng với cấu trúc dass (rằng).

Nếu sử dụng dass, ta được phép sử dụng cả Konjunktiv 1 và cả thì


hiện tại khi tường thuật lại, nhưng sẽ có sự khác biệt như sau:

 Peter sagt, dass er 18 Jahre alt ist (Peter nói rằng anh ấy 18
tuổi)

~ 98 ~
Nếu dùng thì hiện tại để tường thuật lại câu nói của Peter, điều đó
có nghĩa rằng: Bản thân chúng ta cũng tin tưởng và chắc chắn rằng
Peter 18 tuổi, hay nói cách khác đó là sự đánh giá chủ quan từ
phía chúng ta.

 Peter sagt, dass er 18 Jahre alt sei (Peter nói rằng anh ấy 18
tuổi)

Nếu dùng Konjunktiv 1 để tường thuật lại câu nói của Peter, điều
đó có nghĩa rằng: Bản thân chúng ta cũng không chắc chắn rằng
Peter 18 tuổi và chúng ta cũng không muốn phán xét về điều đó
mà chỉ muốn tường thuật lại câu nói đó một cách khách quan.

 Cách xây dựng Konjunktiv 1 thì quá khứ


Đối với các thì quá khứ Perfekt, Präteritum và Plusquamperfekt
chúng ta đều chỉ áp dụng duy nhất công thức sau đây:

sein/haben ở dạng Konjunktiv 1 hoặc


Konjunktiv 2 + Partizip 2

Quá khứ với sein Quá khứ với haben

ich sei + Partizip 2 hätte + Partizip 2

du seiest + Partizip 2 hättest + Partizip 2

er/sie/es sei + Partizip 2 habe + Partizip 2

ihr seiet + Partizip 2 hättet + Partizip 2

wir/sie/Sie seien + Partizip 2 hätten + Partizip 2

~ 99 ~
Một số ví dụ:

 Sie berichtet, sie sei nach Frankfurt gefahren (Cô ấy trình


báo rằng cô ấy đã đi Frankfurt)
 Sie sagten, sie hätten ein neues Auto gekauft (Họ nói rằng
họ đã mua một chiếc xe mới)
 Er behauptete, er habe nichts getan (Anh ấy khẳng định
rằng anh ấy đã không làm điều gì cả)

 Cách xây dựng Konjunktiv 1 thì tương lai


Ngôi Konjunktiv 1 trong thì tương lai
ich würde + Infinitiv
du würdest + Infinitiv
er/sie/es werde + Infinitiv
ihr würdet + Infinitiv
wir/sie/Sie würden + Infinitiv

Có thể thấy, công thức xây dựng Konjunktiv 1 trong thì tương lai
khá giống với công thức xây dựng Konjunktiv 2 trong thì hiện tại.
Điểm khác biệt duy nhất đến từ ngôi er/sie/es với công thức:
werde + Infinitiv (động từ nguyên thể).

Một số ví dụ:

 James behauptet, er werde Anna immer lieben (James


khẳng định rằng anh ấy sẽ luôn yêu Anna)
 Die Kinder versprechen, sie würden ihr Zimmer
aufräumen (Bọn trẻ hứa rằng chúng sẽ dọn dẹp phòng)

~ 100 ~
 Cách xây dựng Konjunktiv 1 trong mệnh
lệnh thức
Khi sử dụng lối nói gián tiếp trong mệnh lệnh thức, chúng ta cần
thêm động từ khuyết thiếu sollen vào trong câu.

Ví dụ:

Räume dein Vater sagte, ich


Zimmer auf! solle mein Zimmer
aufräumen.

Vater Lisa Lisa Mutter

Cha nói với Lisa:

 "Räume dein Zimmer auf!" ("Dọn phòng của con đi!")

Lisa nghe xong liền chạy đi kể lại với mẹ:

 Vater sagte, ich solle mein Zimmer aufräumen (Cha nói


rằng con phải dọn phòng)

Động từ khuyết thiếu sollen được sử dụng ở dạng Konjunktiv 1 với


ngôi ich (solle) vì đây là một câu tường thuật lại. Tân ngữ dein
Zimmer phải được chuyển thành mein Zimmer để hợp logic của
ngữ cảnh.

~ 101 ~
 Cách xây dựng Konjunktiv 1 trong câu
hỏi
Việc chia động từ ở dạng Konjunktiv 1 trong câu hỏi cũng hoàn
toàn tương tự như những gì chúng ta vừa học. Tuy nhiên có hai
điểm cần lưu ý khi sử dụng lối nói gián tiếp trong câu hỏi:

 Với câu hỏi dạng có/không, cần thêm ob vào trong câu hỏi.
 Lưu ý thay đổi các chủ ngữ hay tân ngữ cho phù hợp logic
ngữ cảnh của câu hỏi.

Tom fragte
Bist du faul? mich, ob ich
faul sei.

Tom Max Max Peter

Tom tới gặp Max và hỏi:

 "Bist du faul?" ("Cậu có lười biếng không?")

Max nghe xong liền chạy đi kể lại với Peter:

 Tom fragte mich, ob ich faul sei (Tom hỏi tớ rằng tớ có lười
biếng không)

Chủ ngữ du phải được chuyển thành ich để hợp logic của ngữ
cảnh.

~ 102 ~
Warum bist Tom fragte
du so faul? mich, warum
ich so faul sei.

Tom Max Max Peter

Tom tới gặp Max và hỏi:

 "Warum bist du so faul?" ("Tại sao cậu lại lười biếng đến
vậy?")

Max nghe xong liền chạy đi kể lại với Peter:

 Tom fragte mich, warum ich so faul sei (Tom hỏi tớ rằng tại
sao tớ lại lười biếng đến vậy)

Chủ ngữ du phải được chuyển thành ich để hợp logic của ngữ
cảnh.

~ 103 ~
Bài tập chương 35

Tường thuật lại các câu nói dưới đây một cách gián tiếp.

a. Lisa und Nina: “Wir sind Zwillinge.“

Lisa und Nina sagten, sie seien Zwillinge.

b. Monika: “Mein Sohn ist krank.“

___________________________________________________________________

c. Peter und Maria: “Unsere Kinder singen sehr gut.“

___________________________________________________________________

d. Max: “Wie heißt der neue Lehrer?“

___________________________________________________________________

e. Malte: “Spielst du Fußball?“

___________________________________________________________________

f. James: “Wie alt ist Yuki?“

___________________________________________________________________

g. Anna: “Wann hat Thomas Zeit, mir zu helfen?“

___________________________________________________________________

~ 104 ~
h. Angela: “Ich habe ein Handy gekauft.“

___________________________________________________________________

i. Samuel: “Ich war vorgestern in Paris“

___________________________________________________________________

j. Julia: “Ich werde morgen ins Konzert gehen.“

___________________________________________________________________

k. Meine Mutter: “Du musst nach Hause gehen.“

___________________________________________________________________

l. Herr Bauermann: “Seien Sie bitte leise.“

___________________________________________________________________

m. Herr Fischer: „Hilf bitte meiner Frau.“

___________________________________________________________________

~ 105 ~
 Chương 0
anh ấy er
các bạn ihr
Ngài / các Ngài Sie
tôi ich
cô ấy sie
chúng tôi wir
bạn du
nó es
họ sie

 Chương 1

Bài 1

 lernen (wir/sie/Sie)
 gibst (du)
 sitzt (du/er/sie/es/ihr)
 kauft (er/sie/es/ihr)
 reise (ich)
 arbeitet (er/sie/es/ihr)
 sieht (er/sie/es)
 sprecht (ihr)
 badest (du)

~ 106 ~
Bài 2

a. heiße i. helfe, hilft q. reisen

b. bin j. Trinkst r. vergesst

c. heißt, heißt k. Schreibt s. Zeichnest

d. sind l. sprichst t. gibt

e. arbeitet m. öffnet u. ordnen

f. liest n. wäscht v. läuft

g. fährst o. badet w. sitzt

h. trifft p. Nimmst

 Chương 2

Bài 1

die Fremdheit der Arzt die Wirtschaft

das Brötchen der Lehrling der Abend

die Kellnerin das Hören der Mechaniker

der Winter die Journalistin die Spanierin

die Linie der Polizist die Bildung

die Qualität das Grün der Franzose

das Zentrum der Mittwoch der Mai

~ 107 ~
die Sekretärin der Erdling die Möglichkeit

der Osten das Instrument das Erlebnis

die Lektion der Judaismus das Feuerzeug

Bài 2

die Blume, -n die Landschaft, -en

das Kino, -s der Whisky, -s

die Produktion, -en der Hund, -e

das Kind, -er das Visum, Visa

das Büro, -s der Plan, Pläne

die Wirklichkeit, -en die Spezialität, -en

der Mann, Männer das Heft, -e

das Verzeichnis, -se die CD, -s

die Freundin, -nen das Haus, Häuser

der Schlüssel, - der Satz, Sätze

das Datum, Daten die Erklärung, -en

die Krankheit, -en das Zimmer, -

das Radio, -s die Party, -s

das Praktikum, Praktika das Land, Länder

die Straße, -n das Pronomen, -

~ 108 ~
die Stadt, Städte die Praxis, Praxen

das Verhältnis, -se die Uhr, -en

der Bruder, Brüder die Firma, Firmen

 Chương 7

Bài 1

a. der, der d. das, der g. dem

b. die, dem e. die, dem, ein h. den, eine

c. die, einen f. der, den

Bài 2

b. seine g. Meine l. seiner

c. unseren h. Deine m. ihren

d. Mein i. meiner n. Ihre

e. Unsere j. ihre

f. seinem k. Eure

~ 109 ~
 Chương 9
b. ihn g. uns l. sie

c. mir h. Ihnen m. ihnen

d. dir i. mir n. es

e. ihr j. euch o. Ihnen

f. sie k. ihr

 Chương 12

Bài 1

an bei in über ohne

auf bis neben seit für ab

gegen zu zwischen aus unter von

nach vor durch hinter mit um

Bài 2

a. im Juni c. um e. im Frühling
Mitternacht
b. am f. 2018
Wochenende d. am Vormittag
g. um 11 Uhr

~ 110 ~
h. am Abend i. am Freitag j. in der Nacht

Bài 3

b. Vom e. Nach h. Zur

c. Nach f. Bei

d. Zum g. Beim

Bài 4

b1. den d1. die f1. die

b2. dem d2. der f2. der

c1. den e1. das

c2. dem e2. dem

Bài 5

b. der h. die n. dem

c. die i. dem o. der

d. den j. den p. das

e. dem k. der q. der, dem

f. das l. die r. den

g. der m. der, dem

~ 111 ~
 Chương 16
kaufen kaufte haben hatte
essen aß kennen kannte
laufen lief wissen wusste
sehen sah fallen fiel
besuchen besuchte gehen ging
sein war treffen traf
sollen sollte arbeiten arbeitete
schwimmen schwamm fahren fuhr
schlafen schlief bestellen bestellte
geben gab aussteigen ausstieg
gewinnen gewann mögen mochte
können konnte einziehen einzog
kommen kam nehmen nahm
bleiben blieb passieren passierte
fernsehen fernsah mitbringen mitbrachte
teilnehmen teilnahm einladen einlud
trinken trank einsteigen einstieg
vergessen vergaß ausziehen auszog
sprechen sprach müssen musste
helfen half fliegen flog
verlieren verlor bekommen bekam
beginnen begann denken dachte
dürfen durfte aufstehen aufstand

~ 112 ~
 Chương 20

Bài 1

a. Unsere Kinder werden morgen viel arbeiten müssen.


b. Er wird bald nicht mehr arbeiten können.
c. Nächste Woche werdet ihr früh aufstehen müssen.

Bài 2

a. Ein Praktikum wird gemacht werden.


b. Ihr werdet gelobt werden.
c. Das interessante Buch wird gelesen werden.
d. Der Mann wird operiert werden.
e. Es wird der kranken Katze geholfen werden.

 Chương 35
a. Lisa und Nina sagten, sie seien Zwillinge.
b. Monika sagte, ihr Sohn sei krank.
c. Peter und Maria sagten, ihre Kinder würden sehr gut
singen.
d. Max fragte mich, wie der neue Lehrer heiße.
e. Malte fragte mich, ob ich Fußball spielen würde.
f. James fragte mich, wie alt Yuki sei.
g. Anna fragte mich, wann Thomas Zeit habe, ihr zu helfen.
h. Angela sagte, sie habe ein Handy gekauft.
i. Samuel sagte, er sei vorgestern in Paris gewesen.
j. Julia sagte, sie werde morgen ins Konzert gehen.
k. Meine Mutter sagte, ich müsse nach Hause gehen.

~ 113 ~
l. Herr Bauermann sagte, wir sollten leise sein.
m. Herr Fischer sagte, ich solle seiner Frau helfen.

~ 114 ~
HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Địa chỉ: 65 Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

Email: nhaxuatbanhongduc65@gmail.com Điện thoại: 0439260024

NGỮ PHÁP TIẾNG ĐỨC THEO CÁCH DỄ HIỂU

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc BÙI VIỆT BẮC

Chịu trách nhiệm nội dung:

Tổng biên tập LÝ BÁ TOÀN

Biên tập

NGUYỄN KHẮC OÁNH

Trình bày, minh họa

TRẦN KHẮC ĐẠT

Sửa bản in

TRẦN KHẮC ĐẠT

Thực hiện liên kết

TRẦN KHẮC ĐẠT

Số XNĐKXB: 4240-2018/CXBIPH/42-111/HĐ

Số QĐXB: 1629/QĐ-NXBHĐ NXB Hồng Đức cấp ngày 12-12-2018

Mã ISBN: 978-604-89-5964-7 In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2018

You might also like