You are on page 1of 16

* Assimilation

Trong số những khía cạnh liên quan đến phát âm, nối từ là một khía cạnh quan
trọng thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, khía cạnh này thường chưa được
khai thác một cách đầy đủ. Trong thực tế, nối từ còn có thể xảy ra giữa hai phụ âm,
và điều này là biểu hiện của một hiện tượng trong phát âm có tên là Đồng
hóa (Assimilation). Bài viết này sẽ đi phân tích khái niệm Đồng hóa ở khía cạnh
nối âm giữa hai phụ âm, đồng thời cung cấp cho độc giả một số ví dụ thực tế giúp
người học cải thiện phát âm tiếng Anh, giúp cho lời nói trở nên tự nhiên hơn.
* Một số ví dụ về hiện tượng đồng hóa trong khi phát âm
- Âm /t/ bị biến thành /p/ khi đứng trước /m/, /b/, /p/
/m/, /b/, /p/ là ba âm có điểm cấu âm môi, vì vậy khi đứng trước những âm này, âm
/t/ được đồng hóa thành âm môi /p/. Ở đây, /t/ chỉ được đồng hóa thành /p/ mà
không phải thành hai âm còn lại là do cả /t/ và /p/ đều là âm vô thanh, tức không có
sự rung của dây thanh quản. Trong khi đó, cả /m/ và /b/ đều là hai âm hữu thanh.
Ví dụ:
- That person. /ðæp ˈpɜːsən/
- That man /ðæp mæn/
- It breaks /Ip breik/
- Âm /d/ bị biến thành /b/ khi đứng trước /m/, /b/, /p/
Tương tự như trên, âm /d/ khi đứng trước nhóm âm môi môi bị đồng hóa thành /b/
– do /d/ và /b/ đều là âm tắt hữu thanh.
/Ví dụ:
Good morning /ɡʊb ˈmɔːnɪŋ/
Mud bath /mʌb bɑːθ/
Food processor /fuːb ˈprəʊsesə(r)/
Âm /n/ bị biến thành /m/ khi đứng trước /m/, /b/, /p/
Như trên, âm /n/ khi đứng trược bộ ba âm môi môi sẽ bị đồng hóa thành âm
môi môi /m/ – do /n/ và /m/ đều là âm mũi
/Ví dụ:
In my / ɪm maɪ /
In bags / ɪm bæɡ /
Ten pens / tem penz /
- Âm /t/ bị biến thành /k/ khi đứng trước /k/, /g/
Âm /k/, /g/ có điểm cấu âm ngạc, vì vậy khi đứng trước hai âm này, /t/ bị đồng hóa
thành âm ngạc /k/ – do /t/ và /k/ đều là âm vô thanh.
Ví dụ:
That cup /ðæk kʌp/
That gun /ðæk gʌn/
Âm /d/ bị biến thành /g/ khi đứng trước /k/, /g/
Tương tự, âm /d/ khi đứng trước nhóm âm ngạc bị đồng hóa thành /g/ – do /d/ và
/g/ đều là âm hữu thanh.
Ví dụ:
Should come /ʃəg kʌm/
Should go /ʃəg gəʊ/
Âm /n/ bị biến thành /ŋ/ khi đứng trước /k/, /g/
Như trên, âm /n/ khi đứng trước nhóm âm ngạc bị đồng hóa thành âm ngạc /ŋ/ – do
/n/ và /ŋ/ đều là âm mũi.
Ví dụ:
One kind /wʌŋ kaɪnd/
Ten games /teŋ ɡeɪmz/
Một số trường hợp khác
Dress shop /dres ʃɒp/ -> /dreʃ ʃɒp/
Cheese shop /tʃiːz ʃɒp/ -> /tʃiːʒ ʃɒp/
In the /ɪn ðə/ -> /in nə/
That side /ðæt said/ -> /ðæs said/
Would you /wʊd ju:/ -> /wʊdʒu:/
Meet you /mi:t ju:/ -> / mi:tʃu:/

Định nghĩa về cách nối âm thông qua Linking Speech Sounds


Linking Speech Sounds là kỹ thuật nối những âm đơn lẻ với nhau khi nói, để hình
thành nên sự liên kết giữa các từ với nhau. Các từ khi được liên kết thường có cách
đọc không giống như khi chúng đứng riêng lẻ. Thông thường, có hai loại Nối Âm
phổ biến như sau:
*Nối phụ âm cuối và nguyên âm đầu
Đây là kỹ thuật nối phụ âm là tận cùng của một từ sang nguyên âm là bắt đầu của
một từ khác.
Ví dụ: Today is a wonderful day.
Khi vận dụng cách nối âm trong tiếng Anh, thay vì đọc những âm đơn lẻ như
sau: /təˈdeɪ ɪz ə ˈwʌndəfʊl deɪ/. Người đọc có thể liên kết âm z (tận cùng của từ
“is”) và âm “ə” (mở đầu của từ “a” )
/ təˈdeɪ ɪzə ˈwʌndəfʊl deɪ/
*Nối nguyên âm với nguyên âm
Đây là kỹ thuật nối 2 nguyên âm lần lượt là tận cùng và bắt đầu của hai từ khác
nhau.
Trường hợp 1: Khi từ đầu tiên kết thúc bằng những âm nguyên âm a,e,i [ eɪ / i: / aɪ
], người nói sẽ chèn thêm âm y trước chữ cái nguyên âm bắt đầu của từ tiếp theo.
Ví dụ:
The apple
Khi vận dụng cách nối âm, thay vì đọc những âm đơn lẻ như sau: /ði ˈæpl/
người đọc có thể liên kết âm i (tận cùng của từ “The”) và âm æ (bắt đầu của từ
“apple) bằng âm y chính giữa=>/ ði yˈæpl /
Trường hợp 2: Khi từ đầu tiên kết thúc bằng những âm nguyên âm o, u [ əʊ / u: ],
người nói sẽ chèn thêm âm w (phát âm giống âm “quờ” trong tiếng Việt) trước chữ
cái nguyên âm bắt đầu của từ tiếp theo.
Ví dụ: Show up hay vì đọc những âm đơn lẻ như sau: /ʃəʊ ʌp/. Người đọc có thể
liên kết âm əʊ (tận cùng của từ “show”) và âm ʌ (bắt đằu của từ “up”) bằng âm w
chính giữa /ʃəʊ wʌp/

Yêu cầu từng band điểm IELTS Speaking cho tiêu chí nối âm
Các tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking sẽ được dựa trên Bảng mô tả thang điểm
(Band Descriptors).
Đối với band 5.0 IELTS Speaking
Linked Speech
The candidate frequently doesn’t link her speech sounds or words and, instead
frequently speaks each word separately, like a robot.
Phân tích: Khi nói, thí sinh đạt band điểm 5.0 ở tiêu chí Pronunciation thường
không thường xuyên nối các âm và chữ với nhau hoặc thường nói những âm và từ
một cách đơn lẻ.
Ví dụ: Chủ đề Speaking Part 1: Clothes
Câu hỏi: What is your favorite color of clothes?
Trả lời: My favorite colors are pink and blue.
Thí sinh band 5.0 sẽ chỉ cần phát âm một cách đơn lẻ như sau: /maɪ ˈfeɪvərɪt ˈkʌləz
ɑː pɪŋk ænd bluː. /
Hoặc có thể chỉ nối âm chữ colors và are như sau: maɪ ˈfeɪvərɪt ˈkʌləzɑː pɪŋk ænd
bluː.
Đối với band 6.0 IELTS Speaking
Linked Speech Sounds:
The candidate mostly links her speech sounds in a natural way but
occasionally speaks each word separately, liks a robot.
Phân tích: Khi nói, thí sinh đạt điểm band 6.0 ở tiêu chí Pronunciation thường
xuyên liên kết các âm của những từ trong bài nói một cách tự nhiên nhưng thỉnh
thoảng phát âm các từ một cách đơn lẻ.
Ví dụ: Chủ đề IELTS Speaking Part 1: Handwriting
Câu hỏi: Is your handwriting easy for others to read?
Trả lời: Well, I’m proud of my clear and neat handwriting. You know, my friends
often compliment me on my beautiful handwriting.
Nếu phát âm đơn lẻ, câu trả lời trên sẽ được phát âm như sau:
/wɛl, aɪm praʊd ɒv maɪ klɪər ænd niːt ˈhændˌraɪtɪŋ. juː nəʊ, maɪ frɛndz ˈɒf(ə)n
ˈkɒmplɪmənt miː ɒn maɪ ˈbjuːtəfʊl ˈhændˌraɪtɪŋ. /
Thí sinh band 6.0 sẽ thường xuyên liên kết các âm như sau:
/wɛl, aɪm praʊdɒv maɪ klɪərænd niːt ˈhændˌraɪtɪŋ. juː nəʊ, maɪ frɛndz ˈɒf(ə)n
ˈkɒmplɪmənt miː ɒn maɪ ˈbjuːtəfʊl ˈhændˌraɪtɪŋ. /
Hoặc chỉ thỉnh thoảng phát âm một cách đơn lẻ như sau: (không đọc nối chữ clear
và and)
/wɛl, aɪm praʊdɒv maɪ klɪər ænd niːt ˈhændˌraɪtɪŋ. juː nəʊ, maɪ frɛndz ˈɒf(ə)n
ˈkɒmplɪmənt miː ɒn maɪ ˈbjuːtəfʊl ˈhændˌraɪtɪŋ. /

Trước khi phân tích yêu cầu nối âm với các band điểm 7.0 và 8.0, bài viết sẽ
giới thiệu với người đọc về khái niệm chunking trong bài thi IELTS Speaking.
Chunking là kỹ thuật đọc nối những cụm từ đơn lẻ có sự liên kết và thường đi kèm
với nhau. Các cụm từ đó thường xuất hiện với nhiều hình thức như “collocation”
(các từ thường đi chung với nhau), “idioms’ (thành ngữ) hay discourse markers
(các cụm từ nối),vv.
Ví dụ:
Collocation: make a bed (dọn giường), take a nap (ngủ trưa), …
Idioms: up in the air (không chắc chắn), beat around the bush (nói vòng vo), …
Discourse markers: To be honest (thành thật mà nói), On top of that (bên cạnh đó),
….
Đối với band 7.0 IELTS Speaking

Phân tích: Thí sinh đạt band 7.0 ở tiêu chí Pronunciation thường xuyên nối các âm
đơn lẻ lại với nhau và thành thạo trong kỹ thuật chunking để các “chunks” (các
cụm từ thường đi với nhau) được phát âm một cách nhanh hơn. Thông thường,
những cụm “chunks” thường được phát âm như một từ dài chứ không phải một từ
đơn lẻ.
Bên cạnh đó, thí sinh band 7.0 cho thấy khả năng liên kết và hoà âm (bật rõ các
phụ âm ghép như br, bl, vv) như người bản xứ cho những cụm từ ngắn.
Ví dụ 1: ”did you” có thể được phát âm là “dIdʒ’ə” thay cho “dɪd juː”.
Ví dụ 2: Chủ đề Speaking Part 3: Relationship
Câu hỏi: Why do some people have few friends?
Câu trả lời:
I don’t know for sure but maybe it’s something to do with their personality, I mean
some people consider themselves introverts and find it hard to start a conversation
with others. For example, when those people go to a party, they tend to stand in the
corner and may not have so much fun. On top of that, I think some people don’t
have a lot of friends because they prefer quality than quantity. It doesn’t mean they
will be sad or something, but they just want to have a few close friends instead of a
group of casual acquaintances whom they do not know very well.

- Vì đoạn trả lời có nội dung dài nên bài viết sẽ highlight những đặc điểm chính khi
thí sinh band 7.0 liên kết các âm và các cụm “chunks”:
Cụm từ “don’t know” có thể được đọc nhanh thành /dəʊnnəʊ/ thay cho dəʊnt nəʊ
Cụm từ nối “it’s something to do with” có thể được đọc nhanh thành /ɪtz ˈsʌmθɪŋ
tuː duː wɪð/
Cụm từ “introverts and find it hard” có thể được đọc nối thành “ˈ/ɪntrəʊ
ˌvɜːtsændfaɪndɪt hɑːd/” thay cho ˈɪntrəʊˌvɜːts ændfaɪnd ɪt hɑːd
Cụm từ “For example” có thể được đọc nhanh thành /fɔːr ɪzɑːmpl/ thay cho fɔːr ɪg
ˈzɑːmpl
Cụm từ “stand in” có thể được đọc nối thành /stændɪn/ thay cho stænd ɪn
Cụm từ nối “on top of that” có thể được đọc nhanh thành /ɒn tɒp ɒv ðæt/
Cụm từ “sad or something”có thể được đọc nối thành /sædɔː ˈsʌmθɪŋ/ thay cho sæd
ɔː ˈsʌmθɪŋ
Cụm từ “want to” có thể được đọc nhanh thành /wɒntə/ thay cho wɒnt tuː
Cụm từ nối “instead of”có thể được đọc nhanh thành /ɪnˈstɛdɒvə /thay cho ɪnˈstɛd
ɒv ə

Đối với band 8.0 IELTS Speaking


Phân tích: Thí sinh đạt band 8.0 ở tiêu chí Pronunciation cực kì thành thạo và cho
thấy khả năng nối âm của mình bằng việc liên tục thay đổi tốc độ nói khi phát âm
những cụm từ “chunks”.
Ví dụ: Chủ đề Speaking Part 3: Photos
Câu hỏi: What are the advantages and disadvantages of taking a photo with a
phone?
Câu trả lời:
Well, there are many benefits and drawbacks of using phones to take photos. In
terms of advantages, phones are small, light and portable. I mean, people can easily
bring phones with them and just get them out, take a photo whenever they want.
When it comes to the disadvantages, I suppose quality must be the major problem.
Although cameras on phones have come a long way in recent years, they’re not as
good as professional cameras.

- Thí sinh band 8.0 có sự liên kết âm đầy đủ như sau:


Cụm từ “benefits and” có thể được đọc nối thành bɛnɪfɪtsænd thay cho bɛnɪfɪts ænd
Cụm từ nối “In terms of” có thể được đọc nhanh thành ɪn tɜːmzɒv
Cụm từ “phones are” có thể được đọc nối thành fəʊnz ɑː thay cho fəʊnz ɑː
Cụm từ “light and” có thể được đọc nối thành laɪt ændthay cho laɪt ænd
Cụm từ nối “When it comes to” có thể được đọc nhanh thành wɛnɪt kʌmz tuː
Cụm từ “cameras on” có thể được đọc nối thành ˈkæmərəzɒn thay cho ˈkæmərəz
ɒn
Cụm thành ngữ “have come a long way” được đọc nhanh thành hæv kʌmə lɒŋ weɪ
Ngoài ra, thí sinh band 8.0 có sự thay đổi tốc độ liên tục khi phát âm những ý và
cụm từ trong câu:

Well,/ there are many benefits and drawbacks of using phones to take photos. In
terms of advantages,/ phones are small, light and portable./ I mean,/ people can
easily bring phones with them and just get them out, take a photo whenever they
want. When it comes to the disadvantages,/ I suppose quality must be the major
problem. / Although cameras on phones have come a long way in recent years,
they’re not as good as professional cameras.

Lưu ý: dấu / là khoản ngưng khi nói của thí sinh

Pausing là gì?
Để có thể giao tiếp rõ ràng và dễ hiểu khi sử dụng tiếng Anh, người nói không chỉ
phải phát âm được các nguyên âm và phụ âm một cách chính xác hay có một nhịp
điệu, nhấn từ và nói từ một cách tự nhiên. Ngoài ra, một nguyên tắc quan trọng nữa
để giao tiếp rõ ràng và mạch lạc là Pausing, những khoảng ngừng giữa những
nhóm từ ở trong câu hoặc ở giữa các câu.
Khi giao tiếp người bản ngữ không nói liên tục, họ sẽ dành một khoảng thời gian
rất ngắn để ngừng giữa những nhóm từ. Sử dụng Pausing một cách hiệu quả sẽ
giúp việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn. Nếu sử dụng một cách hợp lý, người nghe
sẽ không nhận ra được các khoảng dừng đó mà chú trọng vào nội dung người nói
muốn truyền tải hơn. Tuy niên, nếu sử dụng không chính xác, người nghe sẽ khó
theo được mạch văn của người nói, làm cho ý tưởng bị đứt đoạn, gây khó hiểu,
nhầm lẫn.

Sự quan trọng của Pausing


Các lý do tại sao người nói nên sử dụng Pausing:

Cho người nghe thời gian để hiểu nội dung người nói vừa truyền tải
Cho thời gian để người nói suy nghĩ thêm, sắp xếp các ý tưởng của mình
Nhấn mạnh được một từ quan trọng, mang ý nghĩa chính trong một nhóm từ
Trong IELTS Speaking, sử dụng Pausing rất có lợi cho tiêu chí “Fluency and
Coherence” vì nó giúp cho bài nói trở nên tự nhiên, mạch lạc và dễ hiểu hơn.
*Các trường hợp sử dụng Pausing
- Ngừng để thể hiện dấu câu
Trong văn viết, các câu sẽ được ngăn cách với nhau bởi các dấu câu, ví dụ như dấu
chấm câu, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than hoặc khi chuyển đoạn văn. Tuy
nhiên, khi nói, người nghe không thể nhận thấy các dấu câu này, vì vậy, nhiệm vụ
của người nói là cho người nghe thấy được các dấu câu này bằng các khoảng
ngừng. Những khoảng ngừng này sẽ cho người nghe thời gian để tiếp nhận, xử lý
và hiểu được thông tin của người nói muốn truyền tải.
- Dấu phẩy
Sử dụng một khoảng ngừng ngắn (khoảng ¼ – ½ giây) trong bài nói nếu như muốn
trình bày một dấu phẩy để ngăn cách 2 mệnh đề trong câu.
Ví dụ: Today, / I’d like to talk to you about simplicity.
- Dấu chấm (. ? !)
Khoảng ngừng của dấu chấm sẽ dài hơn dấu phẩy (khoảng ½ – 1 giây). Sử dụng nó
khi muốn trình bày một dấu chấm câu trong văn viết để phân biệt 2 câu văn với
nhau. Người nói cần lưu ý không kết nối các câu bằng từ “and” nhiều lần vì sẽ gây
khó khăn cho người nghe.
Ví dụ: Today, / I’d like to talk to you about simplicity. // How many of you in this
room think this matters?
- Ngừng để giúp cho người nghe hiểu được ý nghĩa muốn truyền tải
Trong văn nói, việc nói liên tục các từ trong câu đôi khi sẽ khiến người nghe khó
nắm bắt được ý mà người nói truyền đạt do thiếu thời gian để liên kết các thông
tin. Vì vậy, việc ngắt nghỉ đúng chỗ cũng sẽ cho người nghe một khoảng thời gian
ngắn để nắm bắt những thông tin đã được trình bày trước khi chuyển qua những
nội dung tiếp theo.
Ví dụ: So sánh 2 cách đọc cho cùng một câu sau:
Who would you go to school when you could work and earn money?
Có thể thấy rằng cách thứ hai dễ hiểu hơn rất nhiều – ngay cả đối với người bản
ngữ – bởi vì người nói có dừng lại giữa các nhóm từ, những nhóm từ này trình bày
một ý tưởng giống nhau. Điều này cho phép người nghe tiếp nhận và hiểu từng
phần của câu trước khi chuyển sang một phần khác.

Thought groups

Vậy, làm thể nào để người nói có thể nhận ra những chỗ cần ngừng trong bài nói
của minh? Thông thường, những khoảng ngừng sẽ được diễn ra sau một thought
group. Thought group là một nhóm từ, tuy nhiên, không giống như chunks of
words, nó được sử dụng để truyền tải 1 thông tin. Nó có thể là một từ hoặc nhiều từ
tùy theo ngữ cảnh và thông điệp muốn truyền tải. Ví dụ như sau:
Maria said, “The student is asleep.”
Ở câu ví dụ này, có một học sinh đang ngủ (không phải là Maria) và Maria là
người nói câu này thì chúng ta chỉ có 2 thought groups là “Maria said” (sử dụng để
truyền tải thông tin là Maria là người nói) và “The student is asleep” (sử dụng để
truyền tải thông tin là một học sinh đang ngủ).

“Maria,” said the student, “is asleep”.


Tuy nhiên, ở câu này, Maria là người ngủ và người nói là một học sinh khác,
chúng ta sẽ có 3 thought groups bao gồm: “Maria” (thể hiện tên của người đang
ngủ), “said the student” (dùng để truyền đạt thông tin là học sinh là người nói) và
“is asleep” (thể hiện hành động đang ngủ của Maria.
Qua 2 ví dụ trên, có thể thấy có bao nhiêu thought groups trong 1 câu tùy thuộc
vào ngữ cảnh và loại thông điệp mà người nói muốn truyền tải. Tuy nhiên, có 3
nguyên tắc cố định sau mà người nói nên nhớ:

Quy tắc số 1: Không được ngắt quãng giữa mạo từ, giới từ, đại từ sở hữu và
danh từ đứng trước chúng. Điều này có nghĩa là thường không có khoảng
dừng giữa các từ trong các cụm từ sau:
- The store
- At school
- Or my daughter.
Quy tắc số 2: Các to-infinitive (dạng động từ nguyên mẫu thêm “to”) được
giữ cùng nhau, vì vậy thường không có khoảng dừng giữa:
- To go
- To eat
- Or to drive.
Quy tắc số 3: Các cụm từ thường bắt đầu bằng liên từ, thay vì kết thúc bằng
liên từ. Điều này có nghĩa là phổ biến hơn nhiều khi nói:

Do you want coffee / or tea?


Thay vì
Do you want coffee or / tea?

Stress
Việc ngừng trong tiếng Anh cũng cần được hiểu rõ, vì khi bắt đầu cuộc trò chuyện,
người nói tiếng Anh vô thức nhấn mạnh từ nội dung cuối cùng của nhóm suy nghĩ.
Do đó, từ nội dung cuối cùng của nhóm suy nghĩ sẽ được phát âm với trọng âm
hơn và có cao độ lớn hơn.
Ví dụ: Who would you go to school when you could work and earn money?
Người ta sẽ thường nói [như sau]
Thay vì: [nói]
Việc nhấn âm không bắt buộc phải rơi vào từ cuối cùng của 1 thought group mà nó
sẽ được nhấn vào các từ mang nội dung chính của câu (content word). Các dạng
content word thông thường:
Danh từ
Động từ chính
Tính từ
Phó từ
Phủ định (“not”)
Wh-words (“what, where, when…”)
Sự cảm thán (“wow!”)
Lưu ý rằng các quy tắc nhấn mạnh trong một thought group sẽ thay đổi nếu
người nói:
- Trình bày những ý tưởng tương phản
- Đưa ra một thông tin mới
- Sửa chữa một lỗi;
- Nhấn mạnh sự đồng tình.
Hãy nhớ rằng, trong tiếng Anh, công việc của người nói là truyền đạt thông tin một
cách thật rõ ràng. Người nghe KHÔNG phải tốn quá nhiều công sức để hiểu bài
nói. Vì vậy, tạm dừng và nhấn trọng âm các từ nội dung mang ý nghĩa rất quan
trọng, yêu cầu người nói tiếng Anh phải hiểu rõ.

Ngừng trong khi nói dài


Phần ngừng này sẽ đặc biệt quan trọng trong IELTS Speaking Part 2 vì đây có thể
xem như là một bài “thuyết trình” ngắn của thí sinh. Tạm ngừng là bình thường.
Những khoảng dừng bình thường sẽ không làm người nghe nhầm lẫn.

Một số tạm dừng thông thường sử dụng để:


Thở!
Kiểm tra ghi chú (notes).
Suy nghĩ thêm ý tưởng, từ vựng.
Tạm dừng giúp tâm trí “bắt kịp” với miệng. Nó sẽ cho người nói thêm thời gian để
suy nghĩ. Một lỗi thường gặp là khi cần thời gian để suy nghĩ hoặc kiểm tra lại ghi
chú của mình, nhiều thí sinh thường sử dụng âm phụ – “ah, oh, umm”. Những điều
này sẽ ảnh hưởng đến điểm ở tiêu chí Fluency & Coherence của thí sinh vì nó
khiến cho người nghe cảm thấy thí sinh đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn
ngôn ngữ và giảm độ trôi chảy. Tạm ngừng ngắn (như tạm ngừng dấu phẩy =
khoảng ¼ – ½ giây, hoặc ngắt giữa các cụm chunks of words) sẽ tốt hơn vì nó là
cách tự nhiên mà người bản ngữ cũng sử dụng khi nói.

Cách ứng dụng Chunking và Pausing vào IELTS Speaking


Để có thể ứng dụng Chunking và Pausing vào IELTS Speaking, người viết cần đọc
và hiểu rõ những định nghĩa và sự quan trọng được đề cập ở trên. Từ đó, người học
có thể tự ghi âm bài nói của mình và kiểm tra xem mình có sử dụng được pausing
và chunking như đã liệt kê ở trên hay không. Sau đây, bài viết sẽ giới thiệu cho
người học một vài lỗi sai thường gặp khi áp dụng Chunking và Pausing và phân
tích một câu trả lời mẫu dựa trên 2 yếu tố trên.
Các lỗi sai thường gặp trong việc áp dụng Chunking và Pausing
Đầu tiên, bài viết sẽ giới thiệu cho người đọc một vài lỗi trong việc ứng dụng
Chunking và Pausing vào IELTS Speaking:

Ví dụ câu sau: Does it really matter whether people speak with an accent as long as
they can be easily understood?
Trong trường hợp này, người nói không sử dụng pausing. Vì vậy, câu nói trở nên
rất dài dòng, không có điểm nhấn và ý chính, làm cho người nghe cảm thấy khó
hiểu, không theo kịp ý của người nói.
Trong trường hợp trên, người nói có khoảng ngừng giữa các từ. Tuy nhiên, người
nói chỉ phát âm từ từng riêng lẻ, không áp dụng được Chunking trong trường hợp
này. Vì vậy, câu nói trở nên nhàm chán, thiếu tự nhiên, gây ra sự khó chịu cũng
như không có sự kết nối âm và ngữ điệu.

Ở cách đọc này, mặc dù người nói có áp dụng pausing và chunking. Tuy nhiên,
việc xác định chunking và thought groups (Does it really; matter whether
people…) là không phù hợp. Các cụm từ mà người nói chia ra không mang ý nghĩa
chính nào cũng như không phải là một chunk of word thông thường trong tiếng
Anh. Vì vậy, câu nói trở nên khó hiểu, người nghe không nắm được ý của câu.

(Cach 4)Trong cách đọc này, người nói áp dụng được pausing và chunking. Chia ra
được Chunking (does it really matter) và thought groups (people speak with an
accent; they can be easily understood). Ngoài ra, giữa các chunks và thought
groups đều có những khoảng ngừng hợp lý. Vì vậy, câu nói là tự nhiên và dễ hiểu.

Phân tích một câu trả lời mẫu của IELTS Speaking
Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn vào một câu trả lời mẫu ở phần 2 của IELTS
Speaking. Người học cần chú ý cách sử dụng pausing và chunking trong câu trả lời
sau. Sau khi nghe, người học cũng có thể nhìn vào transcript để thấy rõ hơn cách
sử dụng của 2 phương pháp này. Pausing sẽ được kí hiệu bởi dấu “/”, các chunks
of words sẽ được in đậm.

Describe something you enjoy doing with an old person in your family
You should say:
• What it is
• How often you do it
• Who you do it with
• Why you enjoy doing it with this person
Cách đọc
Okay so, / I’m going to tell you about an activity that I like to do / with an elderly
person in my family, / and that is playing backgammon / with my mother.
You know backgammon is quite a popular board game back at home, / and
whenever I go home and visit my mother, / you know we always sit down with a
cup of tea / in the evening / and we have a few games of backgammon.
We both really enjoy to play this game. / And initially she taught me how to play
this game a few years ago, / and I was able to practice with some of my friends /
when I was traveling for a while,/ and / I became quite good at this game. / And /
you know eventually when one time when I went home to play to my to visit my
mum, / we played a few games. You know I would win all the time / against her. /
But eventually / you know she learned how to play a little bit better / and / she
started to win a few games / but you know we are both quite competitive when we
are playing this game / so you know it is a lot of fun. /But, nowadays usually /
we’re about we are equally matched I think when we play / so sometimes she
wins, / sometimes I win, but / you know we have a great time playing this game.

I think playing this game you know it allows us to / strengthen our relationship I
think / and have some fun together.

You might also like