You are on page 1of 12

7. Anh/chị hãy đối chiếu số lượng nguyên âm Việt Anh.

1. Nguyên âm tiếng Việt

1.1 Định nghĩa:


 Là những âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động được tạo bằng luồng khí phát
ra tự do, không có chướng ngại.

1.2 Mô tả nguyên âm tiếng Việt.


 Số lượng: 16 nguyên âm
 Gồm 2 loại:

+ 13 nguyên âm đơn:

● 9 nguyên âm dài:

/i/- “i, y”: xin, ý tưởng /ε/- “e”: nem, xem /u/- “u”: ru ngủ

/e/- “ê”: nến, hến /ɤ/ - “ơ”: bơ vơ /o/- “ô”: ô tô

/ɯ/- “ư”: bền vững /a/- “a”: lan man /ɔ/ - “o, oo”: xoong

● 4 nguyên âm ngắn:

/εˇ/ - “a”: lách cách /ɔˇ/ - “o”: dòng

/ɤˇ/: cân, mận /ă/ - “ă, a”: căn, may

+ 3 nguyên âm đôi :

/ie̮/- “iê, ia”: xiên, rìa /uo̮/- “uô, ua”: buông, lúa

/ɯɤ̮/- “ua, ươ”: mua, gương

+ 2 bán nguyên âm:

/i̮ / - “y, i”: uy, mới /u̮ / - “u,o”: sếu, ao

● 1 âm đệm:

/-u/ - “u, o”: song, hóa, quy

2. Nguyên âm tiếng Anh:


2.1 Định nghĩa:
 Trong tiếng Anh, nguyên âm là những âm mà khi phát âm thì khoang miệng mở và lưỡi
không tiếp xúc răng hay chạm lên vòm miệng.
 Ví dụ: /ɔ/- sport; /i:/- beat

2.2 Mô tả nguyên âm tiếng Anh:


 Số lượng: 25 nguyên âm
 Gồm 3 loại:

+ 12 nguyên âm đơn:

● 5 nguyên âm dài:
/i:/: meet, need /a:/: after, last, ask
/u:/: school, moon /з:/: burst, word
/ɔ:/: for, more

● 7 nguyên âm ngắn:
/i/: lit, hit /æ/: apple, happen
/ʌ/: done, but /ʊ/: book, look
/e/: end, send /ə/: letter
/ɒ/: bond, cross

+ 8 nguyên âm đôi:
/ɪə/: appear, clear /eɪ/: veil, neighbor
/əʊ/: alone, episode /ai/: sky, my
/ɔɪ/: choice, avoid /aʊ/: mouth, house
/eə/: care, air /ʊə/: tour

+ 5 nguyên âm ba:
/eiə/: slayer, layer /əʊə/: blower, sewer
/aʊə/: allowance, hour /aiə/: inspire, Ireland
/ɔiə/: loyalty, royalty

+ Ngoài ra tiếng Anh còn có 2 bán nguyên âm: /j/ và /w/ .

3. Đối chiếu:

3.1 Giống nhau:


 Tiếng Anh và Tiếng Việt đều có nguyên âm đơn, đôi và bán nguyên âm.
 Nguyên âm đơn trong tiếng Anh và tiếng Việt đều chia thành nguyên âm đơn ngắn và đơn
dài.
 Số lượng nguyên âm đơn gần bằng nhau tiếng Việt có 13 nguyên âm và tiếng Anh có 12
nguyên âm.
 Tiếng Anh và tiếng Việt có nguyên âm đơn giống nhau: /e/ và /u/
 Tiếng Việt và tiếng Anh đều có nguyên âm đôi giống nhau là: /ie/
3.2 Khác nhau

Tiêu chí Nguyên âm Tiếng Việt Nguyên âm Tiếng Anh

Số lượng 16 nguyên âm 25 nguyên âm

9 nguyên âm dài 5 nguyên âm dài

Nguyên âm dài /i/, /u/, /o/, /e/, /a/, /ɛ/, /ɔ/, /ɤ/, /ɯ/. /ɑ:/, /ɔ:/, /ɜ:/, /u:/, /i:/

Ví dụ: chi, ngủ, cho, xem VD: bar, sport, move

4 nguyên âm ngắn 7 nguyên âm ngắn

Nguyên âm ngắn /ɛ̆/, /ɔ̌/, /ɤ̌/,/ă/ /i/, /e/, /æ/, /ʌ/, /ɒ/, /ʊ/, /ə/

VD: chăn, sơ VD: lit, end, done, book

3 nguyên âm đôi 8 nguyên âm đôi

Nguyên âm đôi /ie/, /ɯə/ và /uo/ /ɪə/, /eɪ/, /əʊ/, /ai/, /ɔɪ/, /aʊ/,
/eə/, /ʊə/
VD: miền, mương, suông
VD: veil, may, I

5 nguyên âm

Nguyên âm ba Không có /eɪə/, /əʊə/, /ɑɪə/, /ɔɪə/, /ɑʊə/

VD: player, power

Âm đệm Có âm đệm /-u/: quỳ Không có âm đệm

 7 nguyên âm đơn có trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Anh: /ɯ/, /ɛ/,/ɔ/, /ɛ̆ /,
/ɤ̌/,/ă/, /ɔ̌/.
 7 nguyên âm đơn có trong tiếng Anh mà không có trong tiếng Việt: /ɜ:/, /ʊ/, /ɑ:/, /e/, /æ/,
/ʌ/, /ɒ/.
Câu 10: Anh (chị) hãy đối chiếu các phụ âm tắc trong Tiếng Việt và Tiếng Anh 

1. Khái niệm:

Định nghĩa: Phụ âm là những âm bao gồm tiếng động, luồng hơi trước khi thoát ra ngoài đã bị cản trở
theo những cách thức khác nhau.
Phụ âm tắc là phụ âm khi phát âm luồng không khí từ phổi đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự cản
trở ấy để phát ra tạo thành tiếng nổ.

2. Mô tả:

  2.1. Phụ âm tắc trong Tiếng Việt

  2.1.1. Tính chất

   -Phụ âm tắc trong Tiếng Việt mang tính chất bật hơi và tính chất mũi

+ Tính chất bật hơi thể hiện ở chỗ không khí trong cơ quan phát âm tạo ra tiếng nổ

             đồng thời khi thoát ra có cọ xát ở khe hở giữa 2 mép dây thanh. 

           + Tính chất mũi thể hiện khi luồng khí phát ra từ phổi lên phải qua mũi (khoang mũi)

             mà ra chứ không phải qua đường miệng.

  2.1.2 Vị trí cấu âm:                                                                                                 

    - 6 vị trí: môi, đầu lưỡi bẹt, đầu lưỡi quặt, mặt lưỡi, gốc lưỡi, thanh hầu

   2.1.3. Các phụ âm tắc trong tiếng Việt

-12 phụ âm tắc: /t’/, /t/, / ʈ/ (xem lại sách để viết đúng phiên âm chữ tr), /c/, /k/, / ʔ/, /b/, /d/, /m/, /n/, /
ɲ/, / ŋ/

          /t’/ Tắc ồn, đầu lưỡi bẹt, bật hơi

          Vd: thơ, thu

          /t/ Tắc ồn, đầu lưỡi bẹt, không bật hơi, vô thanh

          Vd: tốt, tan

          /t/ Tắc ồn, đầu lưỡi quặt, không bật hơi, vô thanh

           Vd: trong, tranh

          /c/ Tắc ồn, mặt lưỡi, không bật hơi, vô thanh

           Vd: chào, chân

          /k/ Tắc ồn, gốc lưỡi, không bật hơi, vô thanh

           Vd: cây, có

         / ʔ/ Tắc ồn, thanh hầu, không bật hơi, vô thanh


          Vd: ăn, uống

        /b/ Tắc ồn, môi, không bật hơi, hữu thanh

           Vd: bay, bốn

          /d/ Tắc ồn, đầu lưỡi bẹt, không bật hơi, hữu thanh

          Vd: đi, đứng

         /m/ Tắc vang mũi, môi

           Vd: mơ, má

         /n/ Tắc vang mũi, đầu lưỡi bẹt

            Vd: na, nam

        / ɲ/ Tắc vang mũi, mặt lưỡi

            Vd: nhà, nhảy

        / ŋ/ Tắc vang mũi, gốc lưỡi

             Vd: ngàn, ngày

2.2. Phụ âm tắc trong Tiếng Anh

   2.2.1 Vị trí cấu âm

  -4 vị trí: môi, lợi, mạc, ngạc

          2.2.2. Các phụ âm tắc trong tiếng Anh

-Có 11 phụ âm tắc: / p/, /b/, /t/, /d/, /k/, /g/, /m/, /n/, /tʃ/, /ʤ/, / ŋ/

              /p/ Tắc, môi môi, vô thanh

               Vd: people, pen

              /b/ Tắc, môi môi, hữu thanh

               Vd: ball, bay

              /t/ Tắc, lợi, vô thanh

               Vd: tab. to

              /d/ Tắc, lợi, hữu thanh


                Vd: do, dad

              /k/ Tắc, mạc, vô thanh

                    Vd: kill, character

              / g/ Tắc, mạc, hữu thanh

                     Vd: get, give

/ ŋ/

    /tʃ/ Tắc-xát, ngạc-lợi, vô thanh

               Vd: chat, chocolate

     /ʤ/ Tắc- xát, ngạc lợi, hữu thanh

               Vd: job, jar

3. Đối chiếu

   3.1 Giống nhau:

  - Định nghĩa về phụ âm tắc trong tiếng Anh và tiếng Việt giống nhau

   - Phương thức cấu âm: đều là phương thức tắc

    - Phụ âm tắc trong tiếng Việt và tiếng Anh có một vị trí cấu âm giống nhau là môi: /b/, /m/

    - Các phụ âm tắc đều có tiêu chí vô thanh và hữu thanh để xác định

    - Các phụ âm tắc có trong cả Tiếng Việt và Tiếng Anh: /b/, /t/, /d/, /k/

  3.2.  Khác nhau:

    - Số lượng các phụ âm tắc trong Tiếng Việt nhiều hơn trong Tiếng Anh:

    + Tiếng Việt có 6 phụ âm tắc: liệt kê theo bên trên

    + Tiếng Anh có 11 phụ âm tắc: liệt kê theo bên trên

    - Tiếng Anh có phụ âm tắc- xát, Tiếng Việt không có: /tʃ/, /ʤ/

   - Những phụ âm tắc có trong Tiếng Việt mà Tiếng Anh không có: /t’/, / ʈ/, /c/, / ʔ/, /b/, /d/,
/m/, /n/, / ɲ/, / ŋ/

    - Những phụ âm tắc có trong Tiếng Anh mà không có trong Tiếng Việt: / p/, /g/
    - Những phụ âm tắc có phiên âm giống nhau trong Tiếng Việt và Tiếng Anh, nhưng chữ viết
khác nhau

     + /d/: Chữ viết trong tiếng Việt là đ         Vd: đi đứng

               Chữ viết trong tiếng Anh là d       Vd: daddy

     + /k/:  Chữ viết trong tiếng Việt là c,k,q  Vd: co (c) – kẹo (k) – quả (q)

               Chữ viết trong tiếng Anh là c, q              Vd: cat, quite

 /ŋ/: Chữ viết trong tiếng Việt là ng, ngh, nh (ngừng, minh, nghèo)

      Chữ viết trong tiếng Anh là ng, n (interesting, monkey)

  - Phần cấu âm của phụ âm tắc Tiếng Việt tập trung vào lưỡi, trong khi Tiếng Anh tập trung vào
nhiều chi tiết hơn: môi, răng, môi-răng, lợi, ngạc, ngạc- lợi, mạc

    + Tiếng Việt (âm lưỡi): /t’/, /t/, / ʈ/ (xem lại sách viết phiên âm chữ tr cho đúng nhá), /c/, /k/,
/d/, /n/, / ɲ/, /ŋ/

  - Những vị trí cấu âm phụ âm tắc trong tiếng Anh có mà tiếng Việt không có: lợi (/t/, /d/), mạc
(/k/, /g/)

  - Những vị trí cấu âm phụ âm tắc trong tiếng Việt có mà tiếng Anh không có: lưỡi (/t’/, /t/, / ʈ/,
/C/, /k/, /d/, /n/, / ɲ/, / ŋ/), thanh hầu (/ ʔ/)

  - Trong lúc phụ âm /k/, /g/ Anh là tắc mạc thì /k/ Việt lại là tắc gốc lưỡi còn / g /lại xát gốc lưỡi.

Câu 11: Đối chiếu phụ âm xát trong tiếng Việt và tiếng Anh

1. Trong Tiếng Việt

1.1. Định nghĩa

Phụ âm xát là phụ âm hình thành do cọ xát, phát sinh do luồng không khí đi ra bị cản trở một phần, phải
lách qua khe hở để phát ra với sự cọ xát của bộ phận cấu âm.

1.2. Vị trí cấu âm

Gồm 5 vị trí: môi, đầu lưỡi bẹt, đầu lưỡi quặt, gốc lưỡi, thanh hầu

1.3. Số lượng

Gồm 10 âm xát là: /f/, /v/, /s/, /z/, /h/, /l/, /χ/, /ş/, /ʐ/, /ɣ/
1.4. Mô tả phụ âm xát

(Dựa vào vị trí cấu âm và lực phát âm, âm thanh( vô thanh, hữu thanh) và trạng thái của vòm miệng để
miêu tả phụ âm xát )

+ môi, xát, ồn, vô thanh: /f/ (ph) ----- Phố, phở

+ môi, xát, ồn, hữu thanh: /v/ ----- Vi Vu, vui vẻ

+ đầu lưỡi- răng bẹt, xát, ồn, hữu thanh: /z/ (d/gi) ---------Da Diết---------Gà, gái

+ đầu lưỡi- răng bẹt, xát, ồn, vô thanh: /s/ (x)------- Xao Xuyến, xôi xéo

+ đầu lưỡi- răng bẹt, xát, vang bên: /l/ --------------Lưu Luyến,lung linh

+ đầu lưỡi- răng quặt, xát, ồn, vô thanh: /Ş/ (s)--------- Sao, sỏi,

+ đầu lưỡi- răng quặt, xát, ồn, hữu thanh: /ʐ/ (r)-------------- Ru rú

+ gốc lưỡi, xát, ồn, vô thanh: /χ/(kh)---------------KHế, khỏe

+ gốc lưỡi, xát, ồn, hữu thanh: /ɣ/(g/gh) ---------------- GHế Gỗ

+ thanh hầu, xát, ồn, vô thanh: /h/-----------Hải Hà

2. Trong tiếng Anh

2.1. Định nghĩa

Phụ âm xát tiếng Anh là các phụ âm được tạo ra từ dòng khí bị cản trở một phần và luồng khí hẹp.

2.2. Vị trí cấu âm

- Gồm 5 vị trí:  môi – răng, răng, lợi, ngạc – lợi, họng

2.3. Số lượng

Số lượng phụ âm xát trong Tiếng Anh bao gồm 12 âm trong đó:

+ 10 âm xát: /ð/, /θ/, /v/, /f/, /ʒ/, /ʃ/, /z/, /s/, /h/, /l/

+ 2 âm tắc – xát: /tʃ/, /ʤ/

2.4. Mô tả phụ âm xát

(Dựa vào vị trí cấu âm, phương thức cấu âm và trạng thái dây thanh để miêu tả phụ âm xát)

+ /f/: xát, môi – răng, vô thanh                   VD: fan

+ /v/: xát, môi – răng, hữu thanh                 VD: vote


+ /θ/: xát, răng, vô thanh                             VD: think

+ /ð/: xát, răng, hữu thanh                           VD: this

+ /s/: xát, lợi, vô thanh                                VD: sea

+ /z/: xát, lợi, hữu thanh                              VD: zip

+ /ʃ/: xát, ngạc – lợi, vô thanh                     VD: shop

+ /ʒ/: xát, ngạc – lợi, hữu thanh                  VD:  measure

+ /h/: xát, họng, vô thanh                          VD: hear, hour

+ /l/: xát, vang, bên, lợi, hữu thanh             VD: lateral

+ /tʃ/: tắc – xát, ngạc – lợi, vô thanh        VD: chair

+ /ʤ/: tắc – xát, ngạc – lợi, hữu thanh        VD: orange

3. Đối chiếu

3.1. Giống nhau  

* Định nghĩa cơ bản giống nhau

* Phương thức cấu âm: Đều là phương thức xát

* Số lượng vị trí cấu âm: cả tiếng Anh và tiếng Việt đều có 5 vị trí cấu âm . Vị trí cấu âm giống nhau:
môi, thanh hầu (trong việt), họng (trong tiếng anh)

* Số lượng phụ âm hoàn toàn xát bằng nhau (10)

- Trạng thái dây thanh: đều được chia là 2 loại là vô thanh và hữu thanh.

+ Các phụ âm hữu thanh giống nhau: /v/, /z/, /l/

+ Các phụ âm vô thanh giống nhau: /f/, /s/, /h/

-Các phụ âm xát trong tiếng Anh và tiếng Việt có hai cách thể hiện chữ viết:

+ Tiếng Anh: / ʒ/ ghi là “s” trong vision, television và “g” trong mirage

/ ∫ / ghi là « sh » trong ship, she và « ch » trong champage…

+ Tiếng Việt: / ɣ / ghi là « g » và « gh » trong gỗ, ghế…

/z/ ghi là « d » và « gi » trong giàn, dày…

3.2. Khác nhau


- Những phụ âm xát trong tiếng Việt có mà tiếng Anh không có đó là: /χ/, /ş/, /ʐ/ /ɣ/

- Những phụ âm xát trong tiếng Anh có mà tiếng Việt không có đó là: /ð/, /θ/, /ʒ/, /ʃ/

*) Trạng thái dây thanh

Vô thanh:

+ Trong tiếng Anh có các phụ âm /θ/, /∫/, /t∫/ mà tiếng Việt không có

+ Trong tiếng Việt có các phụ âm /χ/, /ş/ mà tiếng Anh không có

Hữu thanh

+ Trong tiếng Anh có các phụ âm /ð/, / ʒ /, /d ʒ / mà tiếng Việt không có

*) Âm / ɣ / trong tiếng Việt là âm xát trong khi âm /g/ trong tiếng Anh là âm tắc

- Các phụ âm xát có cách phiên âm giống nhau trong tiếng Việt và tiếng Anh nhưng chữ viết khác nhau
đó là: /f/, /s/, /z/

Phiên âm
Chữ viết trong TV
Chữ viết trong TA

/f/ Ph f,  ph, gh

/s/ X s, c

/z/ d, gi z,s

VD: /f/: phung phí (ph) – fine (f), photograph (ph), cough (gh)

       /s/: xinh xắn (x) – sea (s) - cease (c)

       /z/: dây, gió (d, gi) – zoo (z) 

Câu 12: Đối chiếu các loại âm tiết trong tiếng Việt và tiếng Anh

CÁC LOẠI ÂM TIẾT

1.  Các loại âm tiết tiếng Việt

a. Định nghĩa: Âm tiết là một tổ hợp các âm tố được cấu tạo bởi một hạt nhân (nguyên âm) và các âm
khác bao quanh (phụ âm) cùng với thanh điệu. Nói cách khác, âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất

b. Tiêu chí phân loại âm tiết: Dựa vào cách kết thúc âm tiết được chiaw làm 3 loại âm tiết mở, âm tiết
khép và âm tiết phụ âm
c. Các loại âm tiết: + Căn cứ vào cách kết thúc âm tiết, có 4 loại âm tiết

(1) Âm tiết mở (kết thúc bằng nguyên âm), Ví dụ: lô, nhô.

(2) Âm tiết nửa mở (kết thúc bằng bán nguyên âm /i̯ / /u̯/. Ví dụ: đại, nội, lẩu, ngày, nay

(3) Âm tiết khép (kết thúc bằng phụ âm không vang), như /p/, /t/, /k/... Ví dụ: tập, sát, thác, các...

(4) Âm tiết nửa khép (có âm kết thúc bằng phụ âm vang), như /m/, /n/, /ƞ/. Ví dụ: làm, ngang, tin...

- Tiếng Việt có thanh điệu: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng -> làm thay đổi độ trầm bổn của âm tiết

- Âm tiết tiếng Việt là đơn âm tiết, không nối âm giữa các âm tiết. VD: đi làm, làm ăn

2.  Các loại âm tiết tiếng Anh

a. Các loại âm tiết tiếng Anh

b. Định nghĩa:

Âm tiết là 1 đơn vị phát âm có chứa 1 nguyên âm, có thể có hoặc không có phụ âm đi kèm, tạo thành 1
từ hoặc 1 phần của 1 từ.

- Tiêu chí phân loại âm tiết: Cách kết thúc âm tiết hoặc khép/ mở để phân chia.

- Đặc điểm:

+) Âm tiết có thể mang các hiện tượng ngôn điệu như trọng âm (police) và ngữ điệu

+) Giữa các âm trong tiếng anh có sự nối âm (ví dụ: leave it)

+) TA có từ đơn âm tiết, đa âm tiết (1 từ gồm nhiều âm tiết): an, what, pupil 

c. Các loại âm tiết

+ Căn cứ vào cách kết thúc âm tiết, có 3 loại âm tiết:

– Âm tiết mở: Kết thúc bằng nguyên âm VD: see, tea, …

– Âm tiết khép: Kết thúc bằng phụ âm VD: stop, laugh, …

– Âm tiết phụ âm: Những phụ âm có thể làm thành âm tiết trong tiếng anh là: /l/, /n/, /m/, /ŋ/ 3.  Đối
chiếu

✓ Giống:

 - Định nghĩa âm tiết của tiếng Việt và tiếng Anh tương đối giống nhau

- Tiêu chí phân loại âm tiết tương đối giống nhau


- Cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có âm tiết mở (VD: hoa; car) và âm tiết khép (VD: tâm; cap)

✓ Khác

- Tiếng Việt có 4 loại âm tiết nhiều hơn tiếng Anh chỉ có 3 loại âm tiết

- Tiếng Việt có âm tiết nửa mở và âm tiết nửa khép nhưng trong Tiếng Anh không có loại này.

 Ví dụ: âm tiết nửa mở (táy máy /tăḭ măḭ/, đầu lâu /daṷ laṷ/), âm tiết nửa khép (bần thần, bâng khuâng)

- Tiếng Anh có âm tiết phụ âm, tiếng Việt không có (table, doodle)

- Trong âm tiết Tiếng Việt có thanh điệu nhưng Tiếng Anh không có

Ví dụ: Tiếng Việt có thanh điệu: ma – má – mà – mả - mạ

- Âm tiết Tiếng Anh có trọng âm nhưng âm tiết Tiếng Việt không có

Ví dụ: teacher /'ti:tʃə/, university /,ju:ni'və:siti/

-Trong âm tiết Tiếng Anh có sự nối âm giữa các âm tiết nhưng trong Tiếng Việt không có

Ví dụ: love you /lʌv_vju/

You might also like