You are on page 1of 4

QUY TẮC PHÁT ÂM

Dẫu biết rằng để phát âm đúng không thể chỉ đọc lý thuyết là được nhưng
chúng tôi nhận thấy người học cũng cần có một cái nhìn tổng thể về những khó
khăn trong phát âm tiếng Anh để từ đó biết phải làm gì và tập trung hòan thiện
những điểm yếu của bản thân. Phần này sẽ là những quy tắc phát âm tiếng Anh
chúng tôi gạn lọc lại để các bạn có thể từng bước từng bước vượt qua những
chướng ngại vật trên đường đạt tới một khả năng phát âm tiếng Anh thật chuẩn.

1. QUY TẮC PHÁT ÂM ĐẦU TIÊN


Quy tắc đầu tiên bạn cần nhớ là: CHÚ Ý ĐỌC ÂM CUỐI.

2. QUY TẮC PHÁT ÂM THỨ HAI


Quy tắc này không kém phần quan trọng: ĐỌC ĐÚNG TRỌNG ÂM
TRONG TỪNG TỪ.
Quy tắc này khó làm theo hơn quy tắc ĐỌC ÂM CUỐI vì: trọng âm của từ
trong tiếng Anh không phải theo chỉ một vài quy tắc đơn giản (việc thuộc lòng hết
những quy tắc này là không thực tế chút nào). Vì vậy, tốt nhất chúng ta phải học
trọng âm của từ khi học từ đó. Như vậy, biết một từ tiếng Anh bao gồm nhiều
phương diện như sau:
Biết từ loại của nó (danh từ, động từ hay tính từ...),
Biết nghĩa của nó,
Biết cách đặt 1 thí dụ tiêu biểu với từ đó,
Biết cách phát âm từ đó, bao gồm đọc đúng các âm đặc trưng mà tiếng Việt
không có, CŨNG NHƯ đọc đúng TRỌNG ÂM.

3. QUY TẮC PHÁT ÂM THỨ BA


QUY TẮC PHÁT ÂM THỨ BA: XỬ LÝ CÁC ÂM KHÓ.
Thế nào là âm khó? Những âm khó là những âm chúng ta thường đọc sai
nhất vì chúng không tồn tại trong hệ thống âm từ của tiếng mẹ đẻ chúng ta.
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét tất cả các trường hợp khó trong hệ thống âm từ
của tiếng Anh trong bài này,
NHÓM ÂM NGUYÊN ÂM:
/æ/:âm này a không phải a mà e không phải e, nó nằm ở khoảng giữa. Thí dụ:
APPLE, FAT, CAT, DAD, MAD, CHAT...
/i:/ dấu : trong phiên âm quốc tế biểu thị sự kéo dài hơn, nhấn mạnh hơn cho
một âm nguyên âm, tư thế môi giãn ra như thể mỉm cười. Thí dụ: EAT, FEED,
NEED, CHEAT, MEET, FEET, ...
/r/: âm r không có gì khó khi nó nằm trước 1 nguyên âm (ví dụ: RED, RUN,
WRONG, RIGHT, RIP), nhưng khi nó nằm ở giữa  hoặc ở cuối 1 từ thì thật không
dễ cho người Việt chúng ta. Thí dụ: TEACHER, DOCTOR, PAPER,
DAUGHTER, OR, BORN, CORN, TURN, CONCERN...  
NHÓM ÂM PHỤ ÂM:
Sự kết hợp nhiều phụ âm liền nhau: BL, CR, SPL, THR, CHR, PL, ...Thí dụ:
BLUE, GREEN, SPLEEN, SPLASH, FLASH, CRASH, THROW, PLAY, ...Điều
này hoàn tòan không tồn tại trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta nên hơi khó thực hiện
nhưng đây vẫn không phải là thử thách quá khó so với các âm khó khác.  
/ʃ/: âm này rất khó với nhiều người. Các từ thí dụ: SHE, SHINE, SHOW,
SHOE, SHIP, SHEEP, SHIT, SHAKE, ...
/θ/: âm này không khó, nhưng ít ai chịu đọc đúng, có lẽ vì...thấy kỳ kỳ. Lý do
là âm này cũng như âm TH trong tiếng Việt (thờ, thà, thì...) nhưng cái đầu lưỡi phải
để giữa 2 hàm răng khi phát âm. Thí dụ: THIN, THIGH, THING, THINK, THICK,
THEME...
/ð/: âm này cũng có tình trạng như âm trên, tương tự như âm Đ tiếng Việt
nhưng đầu lưỡi phải để giữa 2 hàm răng khi phát âm. Thí dụ: THE, THIS, THAT,
THESE, THOSE, THEN

 /ʤ/:âm này rất khó vì rất nhiều người đọc không được. Các bạn cần luyện
tập nghe và đọc âm này thật nhiều và kỹ lưỡng cho đến khi thành thạo vì nó là một
âm xuất hiện nhiều trong tiếng Anh. Các từ thí dụ: JEANS, CHANGE , GIN,
GINGER, JOIN, JEEP, JAM, JUMP, JUST, GIST, ENJOY, JOY,
CHALLENGE ....
/ʒ/: âm này thường bị người học tưởng lầm là âm /z/ (như trong ZOO, ZIP,
LAZY, EASY, ZERO, ZEBRA...). Ngay cả khi bạn đọc nhầm âm /ʒ/ thành âm /z/
thì vẫn người nước ngoài vẫn có thể hiểu bạn, nhưng bạn cần cố gắng nghe cho
được sự khác nhau giữa /z/ và /ʒ/. Cuối cùng là tiến tới đọc cho được hai âm này để
sở hữu được một giọng tiếng Anh hay hơn, chuẩn hơn. Các thí dụ cho âm /ʒ/:
MEASURE, VISION, PLEASURE, ASIA, USUAL, LEISURE, DECISION,
GARAGE, MASSAGE, REGIME. ..
/l/: âm này chỉ khó khi nó nằm sau nguyên âm. Thí dụ: OIL, COIL, MEAL,
ILL, KILL, STILL, FEEL, KNEEL...Rất nhiều người bỏ qua âm L cuối này và kết
quả là cách phát âm của họ KHÓ HIỂU đối với người nước ngoài và nghe có vẻ
Việt quá.
Để phát âm đúng, bạn không thể chỉ xem lý thuyết trên đây mà phải nghe
người bản xứ đọc và đọc theo nhiều lần. Nếu có giáo viên phát âm chuẩn hỗ trợ thì
quá tốt. Nếu tự học, bạn có thể nghe người bản xứ đọc và đọc theo qua các video
hoặc phần mềm luyện phát âm (như phần mềm Pronunciation Power, có thể
download  trong phần "DOWNLOAD TÀI LIỆU HỌC" của TiengAnhOnline.com)
. Chúc các bạn thành công!

4. QUY TẮC PHÁT ÂM THỨ TƯ


Khi gặp 1 động từ có thêm ED, nhiều người cứ đọc đại đuôi ED như âm /id/
mà không biết đúng hay sai có lẽ vì ED nhìn giống /id/. Đây là một trong những lỗi
thường gặp nhất trong phát âm tiếng Anh của người Việt Nam. Trong bài này,
chúng ta sẽ học CÁCH ĐỌC ĐUÔI ED Ở ĐỘNG TỪ CÓ QUY TẮC .

5. QUY TẮC PHÁT ÂM THỨ NĂM


Đây là QUY TẮC PHÁT ÂM KHI MỘT TỪ CÓ ĐUÔI S.
Khi nào một từ có đuôi S? Khi danh từ số ít chuyển sang số nhiều, khi động
từ ở thì hiện tại đơn có chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít, khi thành lập sở hữu cách (chủ
sở hữu + 'S + vật sở hữu) và khi viết tắt (IS hoặc HAS viết tắt là 'S).
Như các bạn thấy, những trường hợp có đuôi S theo như nói trên là nhiều vô
số kể trong tiếng Anh. Vì vậy, nếu không nằm lòng quy tắc phát âm đuôi S ở cuối
một từ thì cách phát âm của chúng ta sẽ bị ...sai vô số kể. Vì vậy, bạn cần phải
luyện ngay quy tắc này càng sớm càng tốt.

You might also like