You are on page 1of 56

GIÁO TRÌNH TIẾNG LA TINH

Giới thiệu
Đây là một giáo trình vắn gọn, được soạn thảo như một dẫn khởi vào học tiếng La-tinh.
Vì thế, các bạn đừng đòi hỏi hơn những gì thuộc bước khởi đầu này.
Trước hết, tiếng La-tinh không phải là một tử ngữ.
Tử ngữ là một ngôn ngữ chết, với ý nghĩa là không còn được sử dụng nữa, thí dụ tiếng
Phạn, tiếng cổ Trung Hoa, v.v... Vì thế tiếng la-tinh không phải là một tử ngữ. Đúng ra nó
là một căn ngữ, với ý nghĩa nó là gốc một phần lớn ngôn ngữ châu Âu, và như thế, là gốc
của nhiều ngôn ngữ châu Mỹ và châu Đại Dương
Sau đây là trích bản tin Đài Chân lý Á Châu ngày 20 / 02 / 2012 , khi đưa tin về bài
phỏng vấn của Hãng tin Zenit phỏng vấn cha Roberto Spataro, giáo sư khoa Văn chương
Kitô giáo và Khảo cổ của Viện đại học Giáo hoàng Salêdiêng: “để trả lời cho nhận định
về tiếng La-tinh như là một "ngôn ngữ chết"”, cha Spataro cho biết:
”Ðây thật là một cách nói không phù hợp. Tôi tự hỏi tại sao người ta lại bảo ngôn ngữ
ấy là tử ngữ, ngôn ngữ mà Seneca, thánh Augustinô, thánh Tôma Aquinô và bao nhiêu
thế hệ các nhà khoa học, từ Galvani là nhà phát minh điện lực, đến Gauss là ông trùm
toán học, tất cả đều sử dụng.
......Trước đây ít lâu, một giáo sư của một đại học nổi tiếng ở Ðức quốc nói với tôi rằng
trường có hơn 800,000 học sinh trung học và sinh viên đại học học tiếng La tinh. Còn tại
Viện hàn lâm của chúng tôi, chúng tôi nhận những sinh viên Trung quốc được đại học
của họ gởi đến, bởi vì họ cảm thấy nhu cầu hiểu biết nền văn minh và nguồn gốc văn hóa
của Âu Châu được trình bày bằng tiếng La tinh.”
Hơn nữa, ngày nay tên các động vật và thực vật cũng như các y dược vẫn còn dùng
tiếng La-tinh.
Tóm lại, nếu tiếng La-tinh là một tử ngữ, chúng ta khỏi cần đến giáo trình này. Cũng
xin lưu ý là đối với các bạn học dược, chỉ cần học danh từ thôi.
Những đặc điểm của tiếng La-tinh
Đặc điểm thứ nhất của tiếng La-tinh là có 4 loại từ phải chia. Đó là Danh từ
(substantivum), tính từ (adjectivum), đại từ (pronomen) và động từ (verbum). Ai đã học
tiếng Nga thì dễ hiểu đặc tính này.
Mỗi mẫu chia của một từ La-tinh gồm 6 cách số ít và 6 cách số nhiều.
Cách ở đây theo La-tinh gọi là casus bởi động từ cadere có nghĩa là ngã xuống hoặc rơi
xuống (từng nấc). Để dễ gọi, tôi lấy theo tiếng Pháp là cas : trường hợp , cho dễ hiểu,
đồng thời tên các cách tôi cũng lấy theo tiếng Pháp cho dễ gọi như sau:
Ca chủ: (Nominatif) đứng làm chủ ngữ và tất nhiên là chưa chia,
Ca gốc: (Génitif) nó có sẵn phần gốc để chia các ca khác,
Ca cho: (Datif) khi cho ai, thì người nhận đặt ở ca này,
Ca chịu: (Accusatif) làm túc từ trực tiếp cho một động từ,
Ca gọi: (Vocatif) tức là để xưng hô,
Ca từ: (Ablatif) từ đó, bởi đó, chỉ xuất xứ, nơi chốn.
Chú ý : Ca cho, lấy theo nghĩa gốc của từ ngữ, đúng ra phải gọi là ”ca nhận”, nhưng gọi
là Ca cho và sau đó là ca chịu, thì dễ nhớ hơn.
Đặc điểm thứ hai của tiếng La-tinh là không có kính ngữ. Người Pháp họ bảo tiếng la-
tinh xưng mày tao với tất cả mọi người ( Le latin tutoie tous les homes ). Nhưng xin vui
lòng nhớ cho là trong ngôn ngữ tiếng Pháp, xưng mày tao là kiểu nói rất thân mật đó nhé !
Cách đọc tiếng La-tinh
Vì tiếng Việt chủ yếu lấy tự dạng và âm vận của tiếng La-tinh, nên cách đọc tiếng Latin
tương tự cách đọc của tiếng Việt.
1- Riêng chữ e trong tiếng La-tinh, chúng ta thường đọc là e theo tiếng Việt, nhưng
đúng ra phải độc là ê. Cũng vậy, chữ o phải đọc là ô. Thí dụ : Domine, phải đọc là Đô-
mi-nê.
Khi gặp một âm có dấu sắc ( ’ ) thì đó là một âm phải nhấn thanh khi đọc.
2- Cách đọc một số liên âm (dipthongus) : Liên âm là khi kết hợp 2 nguyên âm thành
một âm.
a) Vần au là liên âm ( đọc như đau trong đau đớn ), nhưng mấy danh từ riêng tận aus,
aum , thì u đọc với chữ sau, như Nicolaus ( đọc : Ni-cô-la-uts ) v.v…
b) Vần eu khi sau nó có S hay M, hoặc trong các từ kép bởi DE, RE mà ra, thì không
phải liên âm, như deus, thì đọc là đê-uts. Từ eun, euntis và các từ kép bởi nó cũng vậy.
Từ heus và các từ khác thì eu là liên âm .
c) Vần ua, ue, uae, ui, uo, uu khi đứng sau Q hay NG thì là liên âm , như qui, lingua.
Các trường hợp khác thì đọc riêng, như ardua (đọc ar-đu-a).
d) Các từ suadeo, suavis, suesco, và các từ kép từ đó, nếu đọc theo các Rô-ma, thì ua,
ue là liên âm.
3- Chữ H, nếu
- đứng sau C thì kết hợp với C mà đọc như K, như brachia ( đọc bra-ki-a ),
- đứng sau P thì kết hợp với P mà đọc như F, như pharus ( đọc pha-ruts ),
- đứng sau các chữ khác thì thành H câm (tức là không đọc), như thus ( đọc tuts ),
myrrha ( đọc my-ra ), thronus ( đọc t-ro-nuts ) …
Các từ sau đây, nếu đọc theo cách rôma, thì H đọc như K: mihi, nihil, nihilum,
nihilominus, annihilare.
4- Vần TI, đứng trước nguyên âm thì đọc như xi, như statio, đọc : sta-xi-ô. Nhưng
nếu đứng đầu từ hay đứng sau S, X thì đọc là TI như thường. Trong các từ Antiochus,
Antiochia cũng đọc như thường.
5- Chữ N đứng sau G, theo cách Rôma, thì đọc như NH. Thí dụ : agnus ( đọc a-nhuts)
6- Khi trước R có một phụ âm, thì phụ âm đó phải đọc riêng, không được ghép với
nguyên âm trước nó. Thí dụ : volucris ( đọc : vô-lu-crits ).
7- Chữ S, nếu đọc theo âm La-tinh thì đọc như X (không uốn lưỡi).
8- Chữ X khi đứng giữa 2 nguyên âm thì đọc với cả hai ( đọc như kx hoặc cx. Thí dụ
sexus ( đọc : xêk-xuts ).
9- Vần ex và trans đứng trước nguyên âm, nếu là từ kép, thì x và s đọc như Z. Thí dụ :
exaudi (kép bởi ex và audi) đọc : êk-zau-di, transire (kép bởi trans và ire) đọc : t-ran-zi-
rê ) ...
CHÚ Ý :
- Trong các sách cũ, khi viết chữ in hoa, có khi gặp chữ V thay cho chữ U. Thí dụ :
đáng lẽ viết là PAULUS thì người ta viết là PAVLVS.
- Chữ I và J tuỳ trường hợp, có thể dùng lẫn cho nhau. Thí dụ : Alleluia, cũng viết là
Alleluja.
IV. Cấu tạo của mỗi bài trong giáo trình này.
Mỗi bài của giáo trình này gồm 3 phần
Phần thứ nhất là chủ đề của bài. Phần này thường đi ngay vào chủ đề chứ không giải
thích nhiều, vì coi như những ai đã tham khảo giáo trình này đều biết những điểm cơ bản
ngữ pháp của một ngôn ngữ có gốc từ La-tinh, như Anh, Ý, Pháp, Đức, v.v.... Thường thì
phần này dàn dựng làm thành một tiết, nhưng nếu dài, có thể chia làm nhiều tiết.
Phần thứ hai là phần khảo sát. Phần này có thể coi như phần khảo cổ , giúp các bạn đi
săn lùng những từ, những câu La-tinh ”gặp trên đường đời”, kích thích sự tò mò tìm hiểu,
để chúng ta coi đó là những thí dụ trong việc học hỏi tiếng La-tinh. Hy vọng những thắc
mắc của các bạn đóng góp nhiều cho phần này.
Phần thứ ba là một câu ghi nhớ : Đó là một thành ngữ hoặc châm ngôn hay phương
ngôn bằng tiếng La-tinh, giúp chúng ta quen sử dụng những câu đó và đào sâu việc học
hỏi tiếng La-tinh.
Cuối cùng là một bài đọc thêm, không thuộc giáo trình kẻo làm ”đau đầu các bạn”,
nhưng rất nên đọc vì đó thường là những ngoại lệ hay gặp.
Bài 1. DANH TỪ
Có 5 cách chia danh từ tuỳ theo tận , tức là tuỳ theo vần hoặc chữ cuối cùng của danh từ đó.
Như đã nói, sau ca chủ, ca gốc là gốc của các ca khác, nó xác định cách chia của danh từ, nên tự
điển luôn luôn cho chúng ta ca chủ và ca gốc. Khi học từ ngữ, cũng nhớ phải học cả ca gốc để
biết một danh từ chia theo mẫu nào.
Cách chia I và V có 1 mẫu. Cách chia II có 3 mẫu. Cách chia III có 4 mẫu. Cách chia IV có 2
mẫu. Tổng cộng có 11 mẫu chia. Nhưng các bạn đừng lo, vì rồi sẽ thấy, giữa các mẫu chia, có rất
nhiều điểm giống nhau.
Chia danh từ cách I (Ca gốc tận ae)
Mensa, ae (f) : cái bàn

Ca Số ít Số nhiều
Chủ Mens a Mens ae
Gốc Mens ae Mens arum
Cho Mens ae Mens is
Chịu Mens am Mens as
Gọi Mens a Mens ae
Từ Mens a Mens is

Tất cả các danh từ ở số ít tận a-ae, hoặc ở số nhiều tận ae-arum, đều chia theo mẫu này. Thí dụ:
Aqua, ae : nước, gloria, ae : vinh quang, …
Để dễ nhớ, ở số ít, các bạn có thể nói : cá trê chê cám cá tra. (...!...).
Những danh từ chia theo mẫu này thường là giống cái, trừ những danh từ chỉ người, như :
Propheta,ae : ngôn sứ.
Khảo sát :
Chữ ghi trên thánh giá INRI (đúng ra phải viết : I.N.R.I.) là những chữ viết tắt của 4 từ la-tinh :
JESUS NAZARENUS REX JUDEORUM : Giê-su (người thành) Na-gia-rét (là) Vua (của những
người) Do-thái.
Câu ghi nhớ :
Da mihi animas, Domine, cetera tolle !
Lạy Chúa, hãy cho con các linh hồn, mọi cái khác xin cứ lấy đi !
Bài đọc thêm 1
Ngoại lệ của cách I
1- Những danh từ giống cái sau đây, ở số nhiều, ca cho và ca từ tận abus : anima (linh hồn),
dea (thần nữ), liberta (người nữ tự do), filia (con gái), domina (bà, bà chủ), vicina (bà láng
giềng, hàng xóm), famula (nữ tỳ, tớ gái), socia (bạn gái), equa (ngựa cái), mula (la cái),
capra (dê cái), asina (lừa cái).
Thuộc lòng :
Linh hồn, thần, nữ, con, bà,
Láng giềng, tớ, bạn, ngựa, la, dê, lừa.
2- Một số danh từ xuất xứ từ tiếng Hy-lạp, ở số ít, ca gốc tận es, ca cho tận ae, ca chịu tận en,
ba ca khác tận e. Như epitome,es (f) : sách toát yếu, musice,es (f) : âm nhạc,
grammatice,es : ngữ pháp.
3- Một số danh từ, ở số ít, ca chủ tận es, ca gốc và ca cho tận ae, ca chịu tận en, 2 ca sau tận e.
Như cometes,ae : sao chổi , Anchises,ae (m) : ông An-ki-xê, v.v…
4- Một số danh từ riêng bởi tiếng Hếp-rêu, ca gốc và ca cho tận ae, các ca khác tận am không
chia (giữ nguyên như ca chủ), như Adam,ae : nguyên tổ A-đam, Abraham,ae : Ông Áp-ra-
ham.
5- Một số danh từ riêng khác, ca chủ tận as, ca chịu tận am hay an, các ca khác biến đổi theo
mẫu. Như Isaias,ae : ông I-sai-a, v.v…
Bài 2. CHIA DANH TỪ CÁCH II
(Ca gốc tận i)
Trong cách II, ca chủ số ít có tận us , tận er hay ir , và tận um , do đó có 3 mẫu :

Mẫu 1 : Dominus, i (m) : Chúa, chủ

Ca Số ít Số nhiều

Chủ Domin us Domin i

Gốc Domin i Domin orum

Cho Domin o Domin is

Chịu Domin um Domin os

Gọi Domin e Domin i

Từ Domin o Domin is

Mẫu 2 : Puer, i (m) : trẻ em

Ca Số ít Số nhiều

Chủ Puer Puer i

Gốc Puer i Puer orum

Cho Puer o Puer is

Chịu Puer um Puer os

Gọi Puer Puer i

Từ Puer o Puer is

Chú ý :
1- Những danh từ ở số ít tận us, i thì chia theo mẫu 1, tận er, i hay ir, i thì chia theo mẫu 2, còn
ở số nhiều tận i, orum thì chia theo mẫu nào cũng được, vì ở số nhiều, cả hai mẫu đều giống
nhau.
2- Như đã thấy, mẫu 2 chỉ là dạng đặc biệt của mẫu 1. Chỉ khác là ca chủ và ca gọi số ít giống
nhau, còn ca gốc thì chỉ thêm i vào thôi. Nên có thể phát biểu cách tổng quát : Các danh từ
ca gốc tận i thì chia theo cách II, nhưng nếu ca chủ tận er hay ir thì ca gọi số ít giữ nguyên
như ca chủ.
3- Những danh từ chia theo mẫu 2, có khi ca gốc số ít bỏ e trước vần ri, để làm gốc cho các
ca khác, như Liber, libri ( cuốn sách ), v.v…
Mẫu 3 : Templum, i (n) : đền thờ

Ca Số ít Số nhiều

Chủ Templ um Templ a

Gốc Templ i Templ orum

Cho Templ o Templ is

Chịu Templ um Templ a

Gọi Templ um Templ a

Từ Templ o Templ is

1- Những danh từ số ít tận um, i , hoặc số nhiều tận a, orum thì chia theo mẫu 3.
2- Những danh từ chia theo mẫu 3 đều là giống trung.
3- Các bạn thử phân tích mẫu 3 có gì chung và không chung với mẫu 1, để thấy tại sao mẫu 3
lại được xếp vào cách chia II.
Khảo sát :
Chữ X và P là 2 chữ đầu của từ Hy-lạp : XPISTOS (cờ-rít-stôts) : Đấng được xức dầu, tức là
Ki-tô. Tiếng la tinh là Christus. Vì thế, chữ P và X (thường trang trí viết lồng lên nhau cho đẹp)
không nên trang trí ở toà Đức Mẹ hay các thánh.
Hai chữ này khác hẳn với chữ P và M cũng thường được viết lồng lên nhau và thường trang trí
ở toà Đức Mẹ. Theo tôi, đó là hai chữ viết tắt của Per Mariam ( nhờ Mẹ Maria ) trong câu kinh
điển về lòng tôn sùng Đức Mẹ : Ad Jesum per Mariam ( Nhờ Mẹ Maria đến cùng Chúa Giê-su ).
Câu ghi nhớ :
Non mihi, Domine, sed nomini tuo da gloriam !
Lạy Chúa, không phải cho con, nhưng cho danh Chúa được vinh sáng !
Bài đọc thêm 2. NGOẠI LỆ CỦA CÁCH II
1- Từ Deus (Thiên Chúa), agnus (con chiên), chorus (ca đoàn), thì ca gọi giống như ca chủ.
Nhưng từ deus khi là danh từ chung, chỉ chư thần, thì có số nhiêù như sau :
Ca chủ : dii
Ca gốc : deorum
Ca cho : diis hay deis
Ca chịu : deos
Ca gọi : dii
Ca từ : diis hay deis
2- Từ Jesus (Chúa Giê-su), thì ca chủ là Jesus, Ca chịu là Jesum, các ca khác đều là Jesu.
3- Những danh từ tận ius, như Gregorius (ông Gregorius), filius (con trai), genius (thần), v.v…
thì ở số ít, ca gọi bỏ e đi. Trừ pius. Thí dụ : Hỡi con trai ta : Fili mi ! - Lạy Chúa Giêsu từ nhân :
Pie Jesu Domine !
4- Một ít từ giống trung, ở số ít, các ca chủ, chịu và gọi tận us, có từ tận on, như vulgus,i : dân
(từ này có khi dùng như giống đực), virus,i : nhựa độc, pelagus,i : biển, Lexicon,i : tự điển nhỏ.
Từ vulgus, ca chịu cũng có khi là vulgum. Từ virus cũng có khi dùng cách không chia. Lại 3 từ :
vulgus, pelagus và virus đều thiếu số nhiều.
5- Một số danh từ riêng bởi tiếng Hy-lạp, ca chủ tận eus, ca gốc tận ei hay eos, ca chịu
tận eum, eon, hay ea, ca gọi tận eu, ca cho và ca từ tận eo như thường. Như : Orpheus, Perseus,
v.v…
6- Một số danh từ có ca chủ tận os, ca chịu tận um hay on, các ca khác như thường, như Delos,
deli (f) : gò Delos.
7- Trong cách chia này, đôi khi gặp một ít từ giảm thiểu một đôi vần, như : di, virum, thay vì
dii, virerum.
8- Khi muốn chia các tên riêng tiếng Hếp-rêu, thì thêm tận us vào tên đó, rồi lấy ca gốc tận i để
chia như thường. Thí dụ : Jacob, làm thành Jacobus,i …
Bài 3. CHIA DANH TỪ CÁCH III
(Ca gốc tận is)
Cách này có 4 mẫu : mẫu 1 và 2 cho các danh từ giống đực và cái, mẫu 3 và 4 cho các danh từ
giống trung.
Mẫu 1 : Soror, is (f) : chị

Ca Số ít Số nhiều

Chủ Soror Soror es

Gốc Soror is Soror um

Cho Soror i Soror ibus

Chịu Soror em Soror es

Gọi Soror Soror es

Từ Soror e Soror ibus

Mẫu 2 : Avis, is (f) : chim

Ca Số ít Số nhiều

Chủ Av is Av es

Gốc Av is Av ium

Cho Av i Av ibus

Chịu Av em Av es

Gọi Av is Av es

Từ Av e Av ibus

Những danh từ có ca gốc tận is, nếu ca gốc nhiều vần hơn ca chủ, thì chia theo Soror, nếu bằng
vần ca chủ thì chia theo Avis.
Khảo sát :
Ba chữ JHS thường ghi ở cửa Nhà Tạm là những chữ viết tắt của JESUS HOMINUM
SALVATOR : Chúa Giê-su Đấng Cứu độ nhận loại. Vì thế, không nên đặt những chữ này ở toà
Đức Mẹ hay các thánh.
Câu ghi nhớ :
Abyssus abyssum invocat : Vực thẳm kêu gào vực thẳm.
Similis similem quaerit : Chu tầm chu, mã tầm mã.
Bài đọc thêm 3. NGOẠI LỆ CỦA CÁCH CHIA III
1- Những từ sau, ở số ít, ca chịu tận im, và ca từ tận i : amussis (mực tầu), sinapis (rau cải),
buris (bắp cày), sitis (sự khát), vis (sức, sự va chạm), tussis (bệnh ho), ravis (sự khan cổ), cucumis
(quả dưa), canabis (dây gai, dây rợ). Các tên sông có tận is , như sông Tigris, và tên thành có
tận polis , như thành Neapolis, thì cũng chia như thế.
2- Những từ sau, ở số ít, ca chịu có 2 tận là em hoặc im, ca từ cũng có 2 tận là e hoặc i : restis
(dây), securis (rìu), sementis (hạt giống), turris (tháp), febris (bệnh sốt rét), clavis (chìa khoá),
strigilis (dụng cụ kỳ da khi tắm), pelvis (chậu), navis (tàu thủy), puppis (phía đàng lái của tàu
thuyền).
3- Những từ sau, ca từ số ít tận i :
a) Những từ có ca chịu tận im, như securis, v.v...
b) Những từ dùng mượn tính từ, như aprilis, v.v...
c) Những từ giống trung mà ca chủ tận ar, al, e. Trừ những từ sau ca từ số ít vẫn tận e : far,aris
(lúa mì), nectar,aris (đồ mĩ vị), jubar,aris (sao mai), hepar,atis (gan), sal,alis (muối), rete,is (lưới),
baccar,aris (cỏ giải bùa).
4- Những từ sau, ca từ số ít tận e, nhưng cũng có khi tận i : avis (chim), neptis (cháu gái),
anguis (con lươn), classis (đoàn tàu), finis (tận cùng), civis (công dân), ignis (lửa), fustis (gậy,
côn), amnis (sông), imber,bris (cơn mưa), postis (thanh cửa), unguis (vuốt, móng), vectis (đòn
gánh).
5- Những từ sau có ca gốc số nhiều tận ium :
a) Những từ có ca từ số ít tận i, như cubile,
b) Những từ giống đực hay giống cái mà ca gốc số ít bằng vần ca chủ, như avis.
Trừ những từ sau, ca gốc số nhiều vẫn tận um : frater (anh, em), proles (con cháu), vates (thầy
bói), mater (mẹ), pater (cha), canis (chó), opis (ong), panis (bánh), strues (đống củi), juvenis (trẻ),
senex (già), accipiter (chim ó, chim cắt), volucris (chim).
Thuộc lòng :
Anh em, con cháu, mẹ, cha,
Chó, ong, bánh, đống, trẻ, già, ó, chim
Câu thuộc lòng trên vẫn còn thiếu từ thầy bói, bạn nào thư rỗi làm lại giùm.
c) những từ ở ca gốc số ít, trước tận is có nhiều phụ âm, như mons, montis ... Trừ những từ này :
gigas-antis (người cao lớn), parens-entis (cha mẹ). Trái lại, những từ sau đây trước is chỉ có một
phụ âm, mà ca gốc số nhiều vẫn tận bằng ium : dos-otis (của vu qui), fraus-audis (sự gian tà),
sal-alis (m,n) (muối), mus-uris (con chuột), lis-litis (sự kiện), trabs-abis (cái xà), nix-nivis (tuyết).
Thuộc lòng :
Của vu qui, sự gian tà,
Muối, chuột, sự kiện, cái xà, tuyết rơi.
Bài 4 CHIA DANH TỪ CÁCH III (tiếp theo)
Mẫu 3 : Corpus, oris (n) : thân thể

Ca Số ít Số nhiều

Chủ Corpus Corpor a

Gốc Corpor is Corpor um

Cho Corpor i Corpor ibus

Chịu Corpus Corpor a

Gọi Corpus Corpor a

Từ Corpor e Corpor ibus

Mẫu 4 : Cubile, is (n) : giường

Ca Số ít Số nhiều

Chủ Cubil e Cubil ia

Gốc Cubil is Cubil ium

Cho Cubil i Cubil ibus

Chịu Cubil e Cubil ia

Gọi Cubil e Cubil ia

Từ Cubil i Cubil ibus

Những danh từ giống trung có ca gốc tận is:


- Nếu ca chủ tận e, ar, al thì chia theo Cubile (mẫu 4)
- Nếu ca chủ tận khác, thì chia theo Corpor (mẫu 3).
Khảo sát :
Chữ RIP ghi ở nghĩa địa hoặc ở các ngôi mộ. Chữ này có 2 dạng :
Dạng số ít : Requiescat In Pace : Xin cho linh hồn (này, ấy) được nghỉ yên (muôn đời).
Dạng số nhiều : Requiescant In Pace : Xin cho các linh hồn (này, ấy) được nghỉ yên (muôn đời).
Dịch đúng từ : Mong sao người ấy (linh hồn ấy), những người ấy (những linh hồn ấy) được ở
trong an bình.
Câu ghi nhớ : AD MAJOREM DEI GLORIAM (Để Thiên Chúa được vinh quang).
Bài đọc thêm 4. NGOẠI LỆ CỦA CÁCH CHIA III (tiếp theo)
6- Những từ có ca gốc số nhiều tận um là :
a) Những từ giống đực hay giống cái, có ca gốc nhiều vần hơn ca chủ, mà trước is chỉ có một
phụ âm.
b) Những từ giống trung, mà ca chủ không tận bằng ar, al, e, như corpus...
7- Một số từ, ca gốc số nhiều tận um, nhưng có khi gặp tận ium, và ngược lại. Như : mus,muris
(con chuột), lar,laris (thổ chủ), fraus,audis (mưu gian), apis,is (con ong), volucris (chim), renes,is
(quả thận).
8- Những từ giống trung tận ma, thì ca cho và ca từ số nhiều tận bằng atis hay atibus. Như :
diadema,atis (triều thiên), dogma,atis (tín điều), chema,atis (dàn bài), aenigma,atis (câu đố),
stratagema,atis (mưu kế).
9- Một số danh từ bởi tiếng Hy-lạp, ca chịu có 2 tận : số ít là em hay a, số nhiều là es hay as.
Như : heros,herois (anh hùng), aer, aeris (khí), crater,eris (chén), aether,eris (khí trời),
Macedo,onis (người dân Macedo), Arcas,adis (người xứ Arca), Pallas, adis (thần Pallát).
10- Một số từ khác cũng bởi tiếng Hy-lạp, ở số ít : ca gốc tận is hay eos, ca chịu tận im hay in,
ca từ tận i - ở số nhiều : ca gốc tận eon. Các ca khác như thường. Thí dụ : hoeresis,is hay eos (lạc
giáo), v.v... Các danh từ tận esis hay asis cũng chia như vậy. Thí dụ : poesis,is hay eos (thơ phú),
thesis,is (eos) (bài luận văn), phrasis,is (eos) (câu văn).
11- Một số ít danh từ có vài ca bất thường , như :
Jupiter (thần Jupiter) : ca chủ và ca gọi : Jupiter, ca gốc : Jovis, ca cho và ca từ: Jovi, ca chịu:
Jovum.
Bos, bovis (bò đực) : ở số nhiều, ca gốc : boum, ca cho và ca từ : bobus hay bubus.
Tigris,is (con hổ) : ở số ít, ca gốc : tigris hay tigridis, ca chịu : tigrim, tigrin hay tigridim.
Iris, (cái mống), ở số ít , ca gốc : iridis, ca chịu : irim.
Vis,is (sức mạnh), ở số ít, ca gốc : vis, ca chịu : vim, ca từ : vi. Ở số nhiều : vires, ium, ibus.
12- Sau cùng, muốn chia các danh từ riêng bởi tiếng Hêp-rêu, thì thêm is, nis làm ca gốc để
chia. Thí dụ : Samuel, Samuelis - Salomon, Salomonis...
Bài 5. CHIA DANH TỪ CÁCH IV
(Ca gốc tận Ûs)
Mẫu 1 : Manus, Ûs (f) : tay

Ca Số ít Số nhiều

Chủ Man us Man us

Gốc Man Ûs Man uum

Cho Man ui Man ibus

Chịu Man um Man us

Gọi Man us Man us

Từ Man u Man ibus

Những danh từ số ít tận u, Ûs (ca gốc trên chữ u có dấu mũ ^) thì chia theo mẫu trên. Một số ít
danh từ giống trung thuộc cách này, nhưng tận bằng u, u thì chia theo mẫu sau :
Mẫu 2 : Cornu (n) sừng

Ca Số ít Số nhiều

Chủ Corn u Corn ua

Gốc Corn u Corn ua

Cho Corn u Corn ua

Chịu Corn u Corn ua

Gọi Corn u Corn ua

Từ Corn u Corn ua

Như ta thấy, đúng ra đây có thể không coi là một mẫu, mà chỉ là một ngoại lệ. Có thể phát biểu :
Những danh từ giống trung tận u, u, thì số ít, các ca đều tận u - còn số nhiều, các ca đều tận ua.
Khảo sát :
Ave: Chào ! (chào một người). Avete: Chào ! (chào nhiều người).
Vale: Tạm biệt ! (một người). Valete: Tạm biệt ! (nhiều người). Đúng từ thì có nghĩa là: Khoẻ
nhé! hoặc: Mạnh giỏi nhé!
Gratias tibi: Cảm ơn bạn! (một người). Gratias vobis: Cảm ơn các bạn! (Ở đây hiểu ngậm động
từ Ago).
Câu ghi nhớ : Timeo unius libri hominem : Tôi chỉ sợ người một sách . Ý nói : còn các sách
khác (thiên kinh vạn quyển), họ đã ghi nhớ trong đầu họ rồi.
Bài đọc thêm 5. NGOẠI LỆ CỦA CÁCH CHIA IV
1- Từ domus (f) : nhà :
Số it Số nhiều
Ca chủ: Dom us Dom us
Ca gốc: Dom us hay i Dom uum hay orum
Ca cho: Dom ui hay o Dom ibus
Ca chịu: Dom um Dom us hay os
Ca gọi: Dom us Dom us
Ca từ: Dom o Dom ibus
Ca gốc domi dùng trong cách nói ở nhà : Estne domi ? - Nó có ở nhà không ?
2- Những từ giống trung tận u, đôi khi gặp ca gốc tận us, và ca cho tận ui, như cornus, tonitrui,
v.v...
3- Những từ sau, ở số nhiều, có ca cho và ca từ tận ubus : acus,us (kim), arcus,us (cây cung),
artus,us (khớp xương), lacus,us (đầm, hồ), partus,us (sự sinh con), portus,us (cửa biển),
quoestus,us (lợi lãi), quercus,us (cây sồi),specus,us (hang hốc), tribus,us (dòng dõi). Riêng từ
portus,us (cửa biển), quoestus,us (lợi lãi), thì tận ubus hay ibus cũng được.
Từ artus (khớp xương) và idus (mười rằm) chỉ có số nhiều.
4- Có ít từ bởi tiếng Hy-lạp, ca gốc tận us, còn các ca khác tận o hay os, như : echo,us (f) :
tiếng vang, eos,us (f) : rạng đông.
Bài 6. CHIA DANH TỪ CÁCH V
Mẫu : Dies (m,f) : ngày

Ca Số ít Số nhiều

Chủ Di es Di es

Gốc Di ei Di erum

Cho Di ei Di ebus

Chịu Di em Di es

Gọi Di es Di es

Từ Di ei Di ebus

Những danh từ chia theo cách này thì ít dùng ca gốc, ca cho và ca từ ở số nhiều. Trừ các từ res,
dies, và species thì dùng đủ các ca.
Khảo sát :
Ad bonum annum : Chúc mừng năm mới (Chúc Năm mới tốt lành).
Cũng có thể nói : Ad prosperum annum : (Chúc năm mới may mắn).
Ad bonam sanitatem : Chúc sức khoẻ.
Câu ghi nhớ :
Ne quid nimis : Đừng cái gì quá (Nên giữ mức quân bình)
Bài đọc thêm 6. VỀ SỐ CỦA DANH TỪ NÓI CHUNG
1- Từ nemo (không ai, không người nào) và những danh từ chỉ môn học, tên riêng, - nhân
đức, nết xấu, kim loại, tuổi nào, thì không có số nhiều.
Không ai, môn học, tên riêng,
Nhân đức, nết xấu, loài kim, tuổi nào.
2- Có những từ ở số ít nhưng lại có nghĩa số nhiều, như các danh từ tổng hợp. Thí dụ :
grex,gregis (đoàn lũ) ...
3- Có những từ số nhiều, nhưng mang nghĩa số ít, như scopae (cái chổi), Athenae (thành
Athenae)...
4- Có những từ khi ở số nhiều thì khác nghĩa khi ở số ít, như :
Số ít Số nhiều
Fides : Đức Tin, Fides : dây đàn,
Mos : lệ thói Mores : nết na, đức hạnh,
AEdes : chùa AEdes : nhà,
Ops : sự giúp đỡ, opes : của cải, binh sĩ.
5- Có từ ở số ít chỉ sự việc, nhưng số nhiều lại chỉ các hành động của việc đó. Như : cogitatio :
sự tư tưởng, - cogitationes : những ý tưởng.
6- Có từ ở số nhiều đổi cách chia, nên có khi đổi cả giống nữa :
Số ít Số nhiều
Coelum,i (n) : trời, Coeli,orum (m) : các tầng trời,
Vas,asis (n) : cài bình. Vasa, orum,
Tartarus,i (m) : âm phủ, Tartara,orum (n)
Locus,i (m) : nơi, chỗ, loci và loca,orum (m,n)
Jocus,i (m) : sự chơi, Joci và joca,orum (m,n)
Avernus,i (m) : hoả ngục, averna,orum (n).
Balneum,i (n) : nhà tắm, Balneae,arum (f).
Balteus,i (m) : đai lính Baltea,orum (n),
Epulum,i (n) : yến tiệc, Epulae, arum (f),
Rastrum,i (n) : cái cào Rastri,orum (m),
Dlicium,i (n) : sự khoái lạc, Deliciae, arum (f),
Capistrum,i (n) : khớp, Capistri,orum (m),
Frenum,i (n) : khớp, Freni,orum (m)
Bài 7 NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ CÁC CÁCH CHIA DANH TỪ

1- Gốc của ca gốc là gốc chung của các ca, trừ ca chủ và đôi khi ca gọi. Điều này giải thích tại
sao trong tự điển, luôn luôn người ta phải cho ca gốc kèm theo ca chủ. Khi chúng ta học từ cũng
thế.
2- Ở số nhiều, ca cho và ca từ luôn giống nhau,
3- Các danh từ giống trung có 3 ca luôn giống nhau là ca chủ, ca chịu và ca từ. Lại 3 ca đó ở số
nhiều luôn luôn tận bằng a.
4- Những danh từ thiếu ca
- Fas (nên), nefas (không nên), chỉ có ca chủ, ca chịu và ca gọi số ít.
- Macte (hãy vững vàng), chỉ có ca gọi số ít : macte và số nhiều: macti.
- Nauci, flocci (chẳng ra gì), chỉ có ca gốc số ít.
- Opis, opem, ope (sự hỗ trợ), chỉ có ca gốc, ca chịu và ca từ số ít.
- Grates (sự cảm ơn), chỉ có ca chủ và ca chịu số nhiều.
- Rogatu (sự cầu xin), natu (sự sinh ra) và promtu (sự có sẵn), chỉ có ca từ số ít.
- Lues (nước), chỉ có ca chủ, ca chịu : luem và ca từ : lue số ít.
Chia danh từ kép
- Nếu 2 từ tạo thành đều ở ca chủ, thì chia cả hai (tuỳ theo mẫu của mỗi từ đó), như : respublica,
reipublicae, ...
- Nếu chỉ có một từ ở ca chủ, thì chỉ chia từ đó, như :
Agricultor, agricultoris, ...
Paterfamilias, patrisfamilias, ...
Khảo sát :
Chữ viết tắt etc ... có nghĩa là vân vân ... chính là do từ la-tinh et cetera ( và các cái khác tương
tự như thế).
Chữ AM : Ante meridiem (trước trưa), PM : Post meridiem (sau trưa),
Chữ AC : Ante Christum (trước Chúa Kitô, trước công nguyên), PC : Post Christum (sau công
nguyên).
Câu ghi nhớ :
Omnia tempus habent : Mọi việc đều có thời giờ của nó (Giờ nào việc nấy).
Bài đọc thêm 7. VỀ GIỐNG CỦA DANH TỪ NÓI CHUNG
A- Những danh từ giống đực :
- Theo nghĩa : những từ bất kể thuộc cách chia nào, về :
Người nam, vật đực, đàn ông,
Tên dân, tên gió, tháng, sông, núi đồi.
Chú ý : Câu “Người nam, vật đực, đàn ông” chỉ là để nối vận với câu sau, các bạn đừng cười !
- Theo tận :
1- Những từ chia theo cách II có tận us, er, và ir. Trừ :
a) Từ vulgus, pelagus và virus thuộc giống trung.
b) Những từ tận odus, như synodus (công đồng), và những từ sau đây thuộc giống cái : Humus
(đất), bysus (vải linô), vannus (nong), papyrus (giấy), abyssus (vực sâu), biblus (sách), nardus
(cây cam tùng), pharus (cột đèn pha), topazius (đá hoàng ngọc), crystallus (thuỷ tinh), antidotus
(thuốc giải độc), dipthongus (liên âm), eremus (nơi hoang vắng), artos và artus (chòm sao Bắc
đẩu).
2- Những từ chia cách III nhiều vần tận er, o, or, os, an, in, on, guis, nis, ax, ex , và những từ
tận es mà ca gốc nhiều vần hơn ca chủ, như pes, pedis (bàn chân), v.v... Trừ :
- Những từ sau thuôc giống cái : dos, dotis (của vu qui), cos, cotis (đá mài), arbor,oris (cây),
sindon (khăn liệm), icon (biểu tượng), fornax (lò lửa), tomex (dây gai), halex (nước mắm),
supellex,ectilis (đồ lề, đoàn vật), từ này ở số nhiều lại thuộc giống trung.
- Những từ sau thuộc giống trung : ador (bột lọc), cor, ordis (tim), mamor (đá hoa cương),
aequor (biển), uber (vú), tuber (củ rả), piper (hồ tiêu), cicer (đỗ ván), cadaver (xác chết), ver (mùa
xuân), paraver (cây a phiến), iter,itineris (đường đi, cuộc hành trình), os, oris (miệng), laser (a
nguỳ), verber (roi vọt), siler (cây mây), laver (rau cần), os,ossis (xương).
3- Những từ chia theo cách IV tận us. Trừ những từ sau thuộc giống cái:
Acus (cái kim), domus (nhà), manus (tay), porticus (tiền đường, cửa), tribus (dòng dõi), idus,
uum (ngày rằm).
B. Những từ thuộc giống cái :
Theo nghĩa : Những từ chỉ : Đàn bà, vật cái, gò, cây, xứ, thành, hiệu sách, thơ hay tên tàu.
Theo tận :
1- Những từ chia theo cách I. Trừ những từ sau thuộc giống đực :
a) Những từ chỉ người, như agricola (nông dân),
b) Những từ Hy-lạp tận as, như tiaras (mũ Giáo Hoàng),
c) Từ Adria (biển Adriatique), planeta (hành tinh), cometa (tuệ tinh).
2- Những từ chia theo cách III tận as, es mà ca gốc bằng vần ca chủ,
- Những từ tận is, do, go, io, x mà ca chủ chỉ có một vần,
- Những từ tận s đứng sau một phụ âm,
- Những từ ca gốc tận utis, udis, và ys.
Trừ những từ sau thuộc giống đực :
a) Những từ có nhiều vần tận ps, như hydrops,opis (bệnh thuỷ thũng),
b) Những từ chỉ phần đồng tiền, như trians (đồng 3 xu), quadrans (đồng 4 xu), sextans,antis
(đồng 6 xu), v.v...
c) Những từ sau : as,assis (đồng tiền), calix,icis (ly, cốc có chân), adamas,antis (kim cương),
elephas,antis (voi), bombyx,icis (tằm), formix,icis (nhịp cầu), natrix,icis (roi da), cucumis (quả
dưa), vomis (lưỡi cày), piscis (con cá), aqualis (bình đựng nước), cossis (con mọt), sentis (bụi
gai), cassis,idis (mũ chiến), collis (đồi), follis (bễ), ensis (gươm), mensis (tháng), vermis (sâu bọ),
callis (đường nhỏ), vectis (đòn gánh), postis (thanh cửa), fustis (gậy), axis (trục, chốt), torris (que
lửa), caulis (cải bắp), lapis (đá), fascis (bó), dux,cis (tướng), grex,egis (đoàn), rudens (dây chằng),
pons (cầu), fons (suối), dens (răng), mons (núi), torrens (thác), princeps (thủ lĩnh), Oriens
(phương Đông), Occidens (phương Tây), seps, epis (m,f) (con rết) , harpago, onis (f) (câu liêm),
cudo, onis (mũ chiến bằng da), udo, onis (dép rê), ordo, inis (thứ tự), cardo, inis (mộng, chốt),
ligo, onis (cuốc, xẻng), unio, onis (đá ngọc), verres (lợn khoang), torques (vòng cổ), vepres (gai
góc), acinaces (gươm hình cong). Từ vas, asis (bình) thuộc giống trung.
2- Những từ chia theo cách V.
Trừ : dies (m,f) (ngày), meridies (m,f) (nửa ngày, nửa phần, hướng Nam).
C. Giống trung :
1- Những danh từ chung không chia, như nil, fas, pondo ... và tên các chữ như A longum, Y
graecum, v.v...
2- Những từ thuộc động từ, trạng từ, phân từ ... dùng như danh từ, như : posse meum, triste
vale ...
3- Những danh từ chia theo cách II tận um, on.
4- Những danh từ chia theo cách III tận a, ar, e, en, ur, us, c, l, t.
Trừ những từ sau thuộc giống đực :
a) Những từ kép với pus, như tripus, odis (ghế ba chân)...
b) Những từ sau : furfur (cám), fur (m,f) (kẻ trộm), turtur (chim gáy), vultur (chim kền kền),
mus,uris (con chuột), lepus, oris (con thỏ), sal (m,n) (muối), himen (lễ cưới), splens (thăn), pecten
(cái lược), ren, ensis (quả thận), liens, enis (lá lách), licen, enis (hắc lào), sol (mặt trời)
c) Những từ tận us mà ca gốc tận utis hay udis thì thuộc giống cái.
3- Những từ chia theo cách IV có tận u, như genu, v.v...
Những từ có hai giống :
- Nhiều danh từ chỉ người và vật có hai giống, như custos, canis v.v...tuỳ khi dùng chỉ về giống
nào.
- Có một số danh từ, có hai giống, theo giống nào tuỳ ý , như dies (m,f), cortex (m,f) (vỏ).
Bài 8+9: TÍNH TỪ (Adjectifs)

Tính từ trong tiếng La-tinh chia theo danh từ các cách I, II và III, phân làm hai loại :
1- Loại I chia theo danh từ cách I và II, có hai mẫu chia,
2- Loại II chia theo danh từ cách III, có ba mẫu chia.

A. Loại I
1- Mẫu thứ nhất : Bonus, a, um (tốt), dành cho những tính từ tận us, a, um.
- Tận us, chia theo Dominus (m) - tận a chia theo mensa (f), - tận um chia theo templum (n). Cụ
thể như sau :

Ca Số ít Số nhiều

g. đực g. cái g. trung g. đực g. cái g. trung

Chủ bon us bon a bon um bon i bon ae bon a

Gốc bon i bon ae bon i bon orum bon arum bon orum

Cho bon o bon ae bon o bon is bon is bon is

Chịu bon um bon am bon um bon os bon as bon a

Gọi bon e bon a bon um bon i bon ae bon a

Từ bon o bon a bon o bon is bon is bon is

2- Mẫu thứ hai : miser, misera, miserum (khốn khổ), dành cho những tính từ tận er, a, um.
Tận er chia theo puer (m), tận a chia theo mensa (f), tận um chia theo templum (n). Cụ thể như
sau :

Ca Số ít Số nhiều

g. đực g. cái g. trung g. đực g. cái g. trung

Chủ miser miser a miser um miser i miser ae miser a

Gốc miser i miser ae miser i miser orum miser arum miser orum

Cho miser o miser ae miser o miser is miser is miser is

Chịu miser um miser am miser um miser os miser as miser a

Gọi miser miser a miser um miser i miser ae miser a

Từ miser o miser a miser o miser is miser is miser is


Chú ý :
1) những tính từ chia theo mẫu này (cũng như các danh từ chia cùng mẫu), đôi khi ca gốc mất
chữ e, như pulcher, pulchra, pulchrum.
2) cũng như danh từ, có thể coi mẫu này chỉ là một ngoại lệ của mẫu I.
3) từ bài này, bỏ phần khảo sát.
Câu ghi nhớ : Quid nunc Christus ? - Nếu lúc này Đức Kitô ở vào trường hợp của bạn, Người sẽ
làm gì (sẽ cư xử thế nào) ?

Truyện vui về tiếng La-tinh


Ngày xửa ngày xưa có một cha già đồng bàn với mấy cha trẻ tại một nhà xứ. Ban đầu cha xứ
mở một chai rượu “tây” mới, nghĩ là rượu ngon. Cha già nâng ly làm một tợp, rồi khen : “Vinum
bonus”. Ý ngài muốn nói là “rượu ngon”, nhưng ngài đã đọc sai, vì đáng lẽ vinum (rượu) là giống
trung, nhưng tính từ bonus ngài lại để ở giống đực. Mấy cha trẻ đưa mắt nhìn nhau, không dám
cười để khỏi thất lễ.
Cha xứ thấy rượu không được ngon lắm, nên mở chai nhãn khác. Cha già sau khi nhấm nháp
cũng khen : “Vinus bonum”. Lần này thì gay go rồi. Vì ngài đọc sai từ “vinum” ra “vinus” thì
không còn nghĩa gì hết. Cha già lẩm cẩm thật rồi. Khéo phải thưa Đức Cha đưa ngài về nhà hưu
thôi !... Cha xứ làm ra vẻ tỉnh bơ, phụ hoạ theo : “Đúng là rượu này ngon hơn rượu trước. Chai
trước chỉ được cái mã thôi”. Cha già cười tủm tỉm.
Gần cuối bữa, cha xứ chợt nhớ còn chai rượu mới uống nửa vời, có thể loại đó ngon hơn hai
loại trước, liền lấy ra tiếp. Cha già sau khi uống loại thứ ba này, đập tay vào bàn nói to : “Có thế
chứ . Đây mới là bonum vinum !”
Lúc đó các cha trẻ mới biết là cha già hóm hỉnh ... !

B. Loại II
1- Mẫu thứ nhất : Prudens, entis (khôn ngoan), dành cho các tính từ có ca gốc tận is, và chia
như sau :
- ở số ít chia theo soror (m và f) và corpus (n). Riêng ca từ có hai tận e và i. Tận e hợp với
từ chỉ người, tận i hợp với từ chỉ sự việc.
- ở số nhiều chia theo avis (m và f) và cubile (n)
- ở cả hai số, giống đực và giống cái như nhau.
Cụ thể là :

Số ít Số nhiều

Ca m.-f. n m.-f. n

Chủ prudens prudens prudent es prudent ia

Gốc prudent is prudent is prudent ium prudent ium

Cho prudent i prudent i prudent ibus prudent ibus

Chịu prudent em prudens prudent es / is prudent ia


Gọi prudens prudens prudent es prudent ia

Từ prudent e/i prudent e/i prudent ibus prudent ibus

Những tính từ ca chủ chỉ có một tận, mà ca gốc tận is, thì chia theo prudens.
Chú ý 1: Về ca từ số ít :
a) Những tính từ sau ca từ luôn tận i : anceps, ancipitis (nghi nan), locuples, etis (sung túc),
suplex,icis (xin), par,paris (bằng), memor,oris (nhớ), immemor, oris (quên), vigil,ilis (tỉnh thức) .
(Thuộc lòng : Nghi nan, sung túc, xin, bằng; Nhớ, quên, tỉnh thức thì hằng tận i).
b) Những tính từ sau luôn tận e : dives, itis (giầu), pauper, eris (nghèo), senex (già), vetus,
eris (cũ), plus, pluris (nhiều hơn).
(Thuộc lòng : Giầu nghèo, già, cũ, nhiều hơn; Tận e phải nhớ giữ luôn kẻo nhầm).
Chú ý 2 : Về ca gốc số nhiều :
Ca gốc số nhiều tận um, đó là :
a) Những tính từ khi dùng như danh từ chỉ người,
b) Những tính từ ở tận chỉ có một phụ âm, trừ phụ âm c, vì trong những trường hợp đó, ca từ
số ít dùng tận e, còn ở số nhiều, ba ca riêng của giống trung không dùng. Duy có tính từ vetus
(cũ), ba ca đó là vetera.
c) Những tính từ tận c, hay tận x, thì ca gốc số nhiều tận ium, trừ ba từ sau tận um : supplex,
icis (xin), redux, ucis (người trở về), trux, ucis (xấu, thô kệch).
2- Mẫu thứ hai : Fortis, e (ca gốc số ít tận is) : mạnh mẽ, can đảm. Tận is chia theo Avis, dành
cho giống đực và giống cái, nhưng ca từ số ít tận i. Tận e, dành cho giống trung, chia theo cubile.
Cụ thể là :

Ca Số ít Số nhiều

m-f n m-f n

Chủ fort is fort e fort es fort ia

Gốc fort is fort is fort ium fort ium

Cho fort i fort i fort ibus fort ibus

Chịu fort em fort e fort es / is fort ia

Gọi fort is fort e fort es fort ia

Từ fort i fort i fort ibus fort ibus

Chú ý : Có một số tính từ chia theo mẫu này có ca từ số ít tận e khi dùng như danh từ chỉ người,
như : Affinis (bạn bè, thân hữu), v.v...
3- Mẫu thứ ba : celeber, celebris, celebre (nổi tiếng), ca gốc số ít là celebris.
a) Ở số ít :
- tận er (m) chia theo soror, nhưng ca từ tận i,
- tận is (f), chia theo avis, nhưng ca từ tận i,
- tận e (n), chia theo cubile.
b) Ở số nhiều :
- tận er và is, chia theo avis,
- tận e cũng chia theo cubile.
Cụ thể như sau :

Ca Số ít Số nhiều

m f n m f n

Chủ Celeber Celebr is Celebr e Celebr es Celebr es Celebr ia

Gốc Celebr is Celebr is Celebr is Celebr um Celebr ium Celebr ium

Cho Celebr i Celebr i Celebr i Celebr ibus Celebr ibus Celebr ibus

Chịu Celebr em Celebr em Celebr e Celebr es Celebr es Celebr ia

Gọi Celeber Celebr is Celebr e Celebr es Celebr es Celebr ia

Từ Celebr i Celebr i Celebr i Celebr ibus Celebr ibus Celebr ibus

Những tính từ tận er, is, e thì chia theo mẫu trên.
Câu ghi nhớ : Hilarem datorem diligit Deus : Thiên Chúa yêu thích kẻ cho vui vẻ (Cho tự
nguyện, không bị ép buộc).
Bài 10. BA CẤP SO SÁNH CỦA TÍNH TỪ
Có 3 cấp so sánh của tính từ :
1- thường cấp (positif). Thí dụ : sanctus (thánh),
2- tương cấp (comparatif). Thí dụ : sanctior (thánh hơn),
3- tuyệt cấp (superlatif). Thí dụ : sanctissimus (rất thánh, cực thánh).
- Muốn đưa một tính từ ở thường cấp lên tương cấp, ta lấy ca có tận i, rồi thêm or (m,f), và us
(n). Thí dụ : sanctus - sanctior - sanctius.
-Tận or chia theo soror, tận us chia theo corpus, nhưng cả hai cách chia, ca từ số ít đều có hai
tận e và i.
- Muốn đưa tính từ lên tuyệt cấp, ta cũng lấy ca nào tận i, rồi thêm ssimus (m), ssima (f),
ssimum (n) và chia theo bonus, bona, bonum. Thí dụ : sanctus - sanctissimus, a, um.
Ngoài ra, có một số ngoại lệ như sau :
1- những tính từ tận er, khi đưa lên tuyệt cấp thì thêm rimus, a, um tiếp theo er. Thí dụ : Miser -
miserrimus, a, um.
2- những tính từ tận dicus, ficus, volus, khi lên tương cấp, đổi tận us thành entior, entius, - khi
lên tuyệt cấp, đổi us thành entissimus, a, um.
Thí dụ:
- maledicus (hay nói hành) - maledicentior - maledicentissimus,
- beneficus (quảng đại, hay làm ơn) - beneficentior - beneficentissimus,
- benevolus (nhân hậu) - benevolentior - benevolentissimus, v.v...
3- những tính từ tận lis vẫn theo qui tắc chung, trừ những tính từ sau, khi lên tuyệt cấp thì bỏ is,
rồi thêm limus, a, um : facilis (dễ dàng), difficilis (khó), similis (giống nhau), disimilis (khác,
không giống), gracilis (gầy gò), imbecillis (yếu đuối), humilis (khiêm nhu), agilis (nhẹ nhàng).
Riêng imbecillis thì thành imbecillimus (vì có sẵn một chữ l rồi, nếu thêm limus thì sẽ có 3 chữ l
liền nhau.
(Thuộc lòng : Gầy còm, yếu đuối, nhẹ nhàng. Khiêm nhu, khác, giống, dễ dàng, khó khăn, )
( Khi lên tuyệt cấp đừng lầm. Phải thêm limus cho nhằm chớ quên. )
Những tính từ lên cấp ngoại luật
Thường cấp : Tương cấp : Tuyệt cấp :
Bomus (tốt) melior optimus
Malus (xấu) pejor pessimus
Magnus (to,lớn) major maximus
Parvus (nhỏ) minor minimus
Multi (nhiều) plures, a plurimi
Dives (giầu) ditior ditissimus
Sperus (trên) superior supremus hay summus
Inferus (dưới) inferior infimus
Exter exterior extremus
Posterus (sau) posterior postremus hay postumus
Nequam (xấu) nequior nequissimus
Vetus (cũ) veterior veterrimus
5- Một số tính từ thiếu thường cấp, như :
Tương cấp: Tuyệt cấp:
Deterior (xấu hơn) deterrimus
Ocior (nhanh hơn) ocissimus
Potior (tốt hơn) potissimus
Một số khác lại thiếu tương cấp, như :
Thường cấp: Tuyệt cấp:
Novus (mới) novissimus (sau cùng, cuối chót)
Vetus (cũ) veterrimus
Sacer (thánh) sacerrimus.
Một số khác lại thiếu tuyệt cấp, như :
Thường cấp: Tương cấp:
Adolescens (trẻ tuổi) adolescentior
Dexter (tài ba) dexterior
Juvenis (trẻ trung) junior
Senex (già) senior
Longinquus (xa) longinquior
Mediocris (trung bình) mediocrior
Sinister (bên tay trai) sinistrior
Sublimis (cao trọng) sublimior
6- Những tính từ tận eus, ius, uus không theo qui tắc chung. Vì thế, muốn đưa lên tương cấp thì
dùng trợ từ magis (hơn), còn tuyệt cấp thì dùng trợ từ maxime hay valde (rất, cực) đặt trước.
Thí dụ :

Thường cấp : Tương cấp : Tuyệt cấp :


Idoneus magis idoneus maxime idoneus
Nhưng những tính từ có tận uus đứng sau q thì lên cấp như thường lệ.
Thí dụ : antiquus - antiquior - antiquissimus.
Tính từ pius ở tuyệt cấp cũng có khi dùng là piissimus.
6- Những tình từ sau đây không có lên cấp :
a) Tính từ chỉ giờ, số, bằng gì, thuộc về, cân, đong, đo, đếm. v.v... ,
b) những tính từ giảm thiểu,
c) những tính từ kép bởi fero, gero,
d) những tính từ tận : ivus, bundus, inus, orus, onus. Trừ divinus và vicinus.
Câu ghi nhớ : Nemo dat quod non habet : Chẳng ai có thể cho cái gì mình không có.
Bài 11. SỐ ĐẾM
Con số Chữ số Số thứ tự Số chỉ phần

1 unus, a, um prior, prius singuli, ae, a


2 duo, duae, duo secundus, a, um bini, ae, a
3 tres, tria, tertius, a, um terni, ae, a
4 quattuor quartus, a, um quaterni, ae, a
5 quinque quintus, a, um quini, ae, a
6 sex sextus, a, um seni, ae, a
7 septem septimus, a, um septeni, ae, a
8 octo octavus, a, um octoni, ae, a
9 novem nonus, a, um noveni, ae, a
10 decem decimus, a, um deni, ae, a

11 undecim undecimus, a, um
undeni, ae, a
12 duodecim duodecimus, a, um
etc.
13 tredecim tertius decimus
14 quattuordecim quartus decimus
15 quindecim quintus decimus
16 sedecim sextus decimus
17 septemdecim septimus decimus
18 duodeviginti duodevicesimus
19 undeviginti undevicesimus
20 viginti vicesimus

21 viginti unus vicesimus primus


22 viginti duo vicesimus secundus
etc. etc. etc.
28 duodetriginta duodetricesimus
29 undetriginta undetricesimus

30 triginta tricesimus
40 quadraginta quadragesimus
50 quinquaginta quinquagesimus
60 sexaginta sexagesimus
70 septuaginta septuagesimus
80 octoginta octogesimus
90 nonaginta nonagesimus
100 centum centesimus

200 ducenti, ae, a ducentesimus


300 trecenti, ae, a trecentesimus
400 quadringenti, ae, a quadringentesimus
500 quingenti, ae, a quingentesimus
600 sescenti, ae, a sescentesimus
700 septingenti, ae, a septingentesimus
800 octingenti, ae, a octingentesimus
900 nongenti, ae, a nongentesimus
1000 mille millesimus
2000 duo milia bis millesimus
etc. etc. etc.

Cách chia đặc biệt ba chữ số đầu và chữ số chỉ ngàn:

tres (m. et
unus, a, um duo, duae, duo milia
f.), tria

N. unus una unum duo duae duo tres tria milia

G. unius unius unius duorum duarum duorum trium trium milium

Acc. unum unam unum duos duas duo tres tria milia

D. uni uni uni duobus duabus duobus tribus tribus milibus

Abl. uno una uno duobus duabus duobus tribus tribus milibus

Nhìn vào bảng, chúng ta thấy, ngoài 3 số cơ bản đầu tiên (một, hai, ba) và số hàng nghìn, còn
hai loại phải chia là :
1) Các số đếm bắt đầu từ 200 (ducenti, ae, a)
2) Tất cả các số thứ tự.
Câu ghi nhớ : Oculus nequam corpus nequam : Mắt tối (xấu) thì toàn thân đều tối.
Bài 12 ĐẠI TỪ
1. Đại từ nhân xưng (Pronoms personels)
Ngôi thứ nhất : Ego,
Ngôi thứ hai : Tu,
Ngôi thứ ba : Is, hic, ille, iste, sui.
Ngôi thứ nhất và thứ hai chia như sau :
Ngôi thứ nhất Nggôi thứ hai

Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều

Ego Nos Tu Vos

Mei Nostrum / nostri Tui Vestrum / vestri

Mihi Nobis Tibi Vobis

Me Nos Te Vos

(thiếu) (thiếu) Tu Vos

Me Nobis Te Vobis
Ngôi thứ ba đồng thời cũng là những đại từ chỉ thị, nên sẽ nói sau về những đại từ này.
Trừ sui vì cũng là đại từ phản hồi (chịu tác dộng của động từ phản hồi về chính mình) ,
nên chỉ có :
ca gốc : sui,
ca cho : sibi,
ca chịu và ca từ đều là : se.
Chú ý : Se, có khi gặp : sese, và tu, cũng có khi gặp là : tute hay tete.
2. Đại từ chỉ thị (Pronoms démontratifs)
Đại từ chỉ thị là những từ : hic, ille, iste,is, ipse, idem. Những từ này khi đi với danh từ
sẽ trở thành tính từ chỉ thị (adjectifs démontratifs).
- Hic chia như sau :
Ca Số ít Số nhiều

g. đực g. cái g. trung g. đực g. cái g. trung

Chủ Hic Hoec Hoc Hi Hoe Hoec

Gốc Hujus Hujus Hujus Horum Horum Horum


Cho Huic Huic Huic His His His

Chịu Hunc Hanc Hoc Hos Has Hoec

Gọi (thiếu)

Từ Hoc Hâc Hoc His His His


Chú ý : Hic, hoec, hoc thường được thêm cine vào sau ca tận c, hoặc thêm ce sau ca
tận s để nhấn mạnh hơn. Thí dụ : Hisce temporibus (trong chính thời gian này)
- Ille và iste chia như sau :
Ca Số ít Số nhiều

g. đực g. cái g. trung g. đực g. cái g. trung

Chủ Ille Illa Illud Illi Illae Illa

Gốc Illius Illius Illius Illorum Illarum Illorum

Cho Illi Illi Illi Illis Illis Illis

Chịu Illum Illam Illud Illos Illas Illa

Gọi (thiếu)

Từ Ille Illâ Illo Illis Illis Illis


Is chia như sau :
Ca Số ít Số nhiều

g. đực g. cái g. trung g. đực g. cái g. trung

Chủ Is ea Id Ii/Ei Eae Ea

Gốc Ejus Ejus Ejus Eorum Earum Eorum

Cho Ei Ei Ei Iis/Eis Iis/Eis Iis/Eis

Chịu Eum Eam Id Eos Eas Ea

Gọi (thiếu)

Từ Eo Ea Eo Iis/Eis Iis/Eis Iis/Eis


- Idem chia như is ở trên, thêm dem liền sau. Trừ ca chủ số ít là : Idem, Eadem, Idem.
- Ipse chia như sau :
Ca Số ít Số nhiều

g. đực g. cái g. trung g. đực g. cái g. trung

Chủ Ipse Ipsa Ipsum Ipsi Ipsae Ipsa

Gốc Ipsius Ipsius Ipsius Ipsorum Ipsarum Ipsorum

Cho Ipsi Ipsi Ipsi Ipsis Ipsis Ipsis

Chịu Ipsum Ipsam Ipsum Ipsos Ipsas Ipsa

Gọi (thiếu)

Từ Ipso Ipsa Ipso Ipsis Ipsis Ipsis


Chú ý : Ipse khi đi với me, te, se quen viết liền lại, như teipsum. Cũng có khi đi liền
với metipsum, như temetipsum (mang ý nghĩa nhấn mạnh). Từ met cũng có khi đặt sau
một đại từ, như egomet, ipsemet, meâmet, v.v...
Bài 13
3. Đại từ và tính từ sở hữu (pronoms et adjectifs possessifs)
Những đại từ và tính từ sở hữu là :
Meus, mea, meum (của tôi) : chia theo Bonus,
Tuus, tua, tuum (của anh) : chia theo bonus,
Suus, sua, suum (của nó, của chúng nó) : chia theo Bonus,
Noster, nostra, nostrum (của chúng tôi) : chia theo Miser,
Vester, vestra, vestrum (của các anh) : chia theo Miser,
Nhưng :
Tuus, suus, và vester không có ca gọi.
Meus, thì ca gọi số ít là meus hay mi, ma, meum
Nostras và vestras, (thuộc về họ hàng, bà con, phe phái) chia theo prudens, entis, nhưng
vestras thiếu ca gọi.
Có 2 đại từ sở hữu ngoại lệ là :
Cujus, cuja, cujum (thuộc về ai) chỉ có ca chủ và đôi khi ca chịu.
Cujas, atis (thuộc về quê quán, họ hàng) là từ cũ, nay không dùng.
Chú ý : sau đại từ sở hữu ở ca từ số ít, có khi thêm pte, như suopte, v.v...

Đến đây, nhớ lại nỗi vất vả của các cụ ngày xưa, đang đọc và viết tiếng Việt bằng chữ
Nôm, một kiểu tiếng Việt mượn tự dạng chữ Hán, khi phải học tiếng La-tinh theo vần
a-b-c, đã ngỡ ngàng lại đọc méo cả miệng, liền rung đùi ngâm câu thơ thất thất :
Buồn vì một nỗi Hung, Hăng, Hóc, Cu-giụt, Cu-già lại Néu-te ...!
Ta học ngày hôm nay đỡ vất vả hơn các cụ nhiều.
4. Đại từ liên kết (Pronoms relatifs)
Đại từ Qui, quoe, quod hay quid
Ca Số ít Số nhiều

g. đực g. cái g. trung g. đực g. cái g. trung

Chủ Qui Quoe Quod Qui Quoe Quoe

Gốc Cujus Cujus Cujus Quorum Quarum Quorum

Cho Cui Cui Cui Quibus Quibus Quibus

Chịu Quem Quam Quod Quos Quas Quoe

Gọi (thiếu)

Từ Quo Qua Quo Ipsis Ipsis Ipsis


Chú ý : ca từ số ít còn một dạng nữa là qui (i có dấu mũ) nay không dùng. Cũng thế, ở
ca cho và ca từ có dạng queis không dùng nữa. Tuy nhiên cũng phải nói để khi gặp trong
các sách cũ, các bạn cũng rõ.
Đại từ trên có khi kèm theo phần cuối không chia, như quidam, quilibet, quivis,
quicumque...
5. Đại từ nghi vấn (Pronoms interrogatifs)
Đại từ nghi vấn cũng là đại từ kết nối như trên, và cũng có khi đi với phần cuối không
chia, như quisnam, quispiam, quisquam, quisque, hoặc kép với phần trên không đổi,
như : ecquis, ecquisnam, aliquis ...
Chú ý :
1- ecquis và aliquis ở giống cái số ít ca chủ tận a - ở giống trung số nhiều, ca chủ và ca
chịu cũng tận a. Aliquis cũng gặp trường hợp bỏ ali đi, như si quis (nếu ai) thay vì si
aliquis, v.v...
2- những từ sau chia như aliquis : Ecquis (nào có ai), Nunquis (nào ai), Nequis (đừng
ai), Siquis (nếu ai),
3- Đại từ kép quisquis (dù ai, ai ai) chia cả hai phần : quisquis, quoequoe, quidquid ....
Nhưng chỉ có : ở số ít : ca cho : cuicui, ca từ : quoquo - và ở số nhiều : ca chịu : quosquos.
4- Khi nói về những gì đếm được thì dùng 2 từ bất biến : aliquot thay aliquis, và
quotquot thay quisquis. Thí dụ : Aliquot venerunt (có ít người đến) - quotquot venerunt
(mỗi một người đến).

6. Đại từ vô định (Pronoms indéfinitifs)


Đại từ vô định dùng những từ sau : Quidam, quilibet, quicumque, quisnam, quispiam,
aliquis theo cách chia như đã nói trên, và những từ sau :
Nemo, inis (không ai), Nullus, a, um (không .... nào), neuter, tra, trum (chẳng ai trong
hai), alter, era, erum (người kia trong hai), alteruter, tra, trum (một trong hai), uterque,
utraque, utrumque (cả hai), alius, a, ud (người khác), unusquisque, unaquoeque,
unumquodque (mỗi người).
Chú ý :
1- từ nemo chia như soror, nhưng không có ca gọi, và tất nhiên không có số nhiều.
2- Các từ khác chia như ille, a, ud, nhưng không có số nhiều, trừ alius và nullus.
3- Uterque thì chia uter, que thì bất biến. Từ này đôi khi dùng số nhiều.
4- Unusquisque phần nào chia theo phần nấy, riêng que bất biến.
Câu ghi nhớ : Nemo dat quod non habet : Chẳng ai (có thể) cho cái mình không có.
Bài 14 ĐỘNG TỪ
Tiếng La-tinh có 9 loại động từ :
1- Trợ động từ, là động từ giúp chia một số thì kép của các động từ khác. Chỉ có một
động từ duy nhất loại này là động từ esse (to be, être). Vì ngôi thứ nhất thì hiện tại của
thể khẳng định là sum, nên thường cũng gọi là động từ sum.
2- Động từ tác động(verbum activum) là động từ có túc từ trực tiếp,
3- Động từ vô tác là động từ không có túc từ trực tiếp,
4- Động từ thụ động là động từ biểu thị một tình trạng thụ động.
5- Động từ độc lập (verbum deponens), là động từ không cần có túc từ.
6- Động từ vô ngôi (verbum unipersonale = một ngôi)), là động từ chỉ có ngôi thứ ba
số ít, nhưng gọi là vô ngôi vì khi nói không biểu thị ngôi. Thí dụ : Pluit (trời mưa).
7- Động từ trung lập (verbum neuter) là động từ chia như động từ tác động, nhưng
không có túc từ trực tiếp và không chuyển thành thụ động được.
8- Động từ ngoại lệ (iregulare) là động từ không chia theo các mẫu đã cho.
9- Động từ khiếm khuyết là động từ không đầy đủ các thì như thường lệ.
Đặc tính của các động từ la-tinh là ngoài các thể cách (*) và các thì như trong các ngoại
ngữ phải chia, còn có động tính từ, vừa mang tính chất tính từ, vừa mang tính chất động
từ, và có hai loại : động tính từ tác động (gérondif, gerundium), gọi tắt là tác tính từ và
động tính từ thụ động (supin, supinum), gọi tắt là thụ tính từ.
Lại nữa, động từ La-tinh ngoài phân từ hiện tại, còn có phân từ tương lai, và ngoài thì
tương lai còn có thì khứ lai (biểu thị một quá khứ so với một sự việc trong tương lai).
Muốn chia một động từ tiếng La-tinh thì phải biết ngôi thứ nhất và thứ hai thì hiện tại,
ngôi thứ nhất thì quá khứ và thụ tính từ của động từ đó. Vì thế, trong tự điển khi cho một
động từ, luôn luôn cho tất cả các gốc để chia. Thí dụ : động từ amare (yêu), thì tự điển sẽ
cho: Amo, as, avi, atum, are. Trong tự điển thì nguyên từ (amare) cho cuối cùng, nhưng
trong thực hành để dễ học, thì thường ta sắp xếp khác đôi chút: Amo, as, are, avi, atum
Chắc các bạn đồng ý với tôi là như thế dễ nhớ hơn.
Cũng phát xuất từ việc khi tự điển cho chúng ta một động từ, thì trước hết cũng cho
ngôi thứ nhất số ít của thì hiện tại thể khẳng định. Nên đáng lẽ, trong thí dụ trên, phải nói
là động từ amare (nguyên từ), thì người ta cũng nói là động từ amo.
(*) Ở đây, tôi dùng “thể” thay cho “cách” để khỏi lẫn với các cách chia danh từ. Thí dụ :
Thể khẳng định (indicatif), thể giả định (subjonctif), v.v...
Tôi cũng dùng tên vị quá khứ (imparfait), “vị” ở đây là “thiếu”, để diễn tả một quá khứ
chưa hoàn chỉnh, chưa là quá khứ so mới một sự kiện cũng ở quá khứ , trái với “toàn quá
khứ”, là một sự kiện quá khứ của một sự kiện quá khứ khác.
Tất cả các thì của một động từ đều hình thành từ 3 gốc (radicale) :
a) Gốc thứ nhất lấy ở thì hiện tại thể khẳng định,
b) Gốc thứ hai lấy ở thì quá khứ thể khẳng định,
c) Gốc thứ ba lấy ở thụ tính từ.

TRỢ ĐỘNG TỪ SUM (Sum, fui, esse)


Các thì hình thành từ gốc của thì hiện tại :
Khẳng định Giả định Mệnh lệnh Nguyên từ Phân từ

sum sim
es sis
es
est sit
Hiện tại esse
sumus simus
estis sitis
este
sunt sint

eram essem
eras esses
erat esset
Vị quá khứ
eramus essemus
eratis essetis
erant essent

ero
eris esto
fore hay futurus,
erit futurus,
Tương lai a, um esse
erimus a, um
eritis estote
erunt sunto
Những thì hình thành từ gốc của thì quá khứ :
Khẳng định Giả định Nguyên từ

fui fuerim
fuisti fueris
fuit fuerit
Quá khứ fuisse
fuimus fuerimus
fuistis fueritis
fu erunt/ere fuerint

fueram fuissem
fueras fuisses
Toàn quá khứ fuerat fuisset
fueramus fuissemus
fueratis fuissetis
fuerant fuissent

fuero
fueris
fuerit futurus, a, um esse/
Khứ lai
fuerimus fore
fueritis
fuerint
Những động từ kép với sum :
Possum (được, có thể), Prosum (làm ích), absum (vắng mặt), adsum (có mặt), desum
(thiếu), insum (ở trong), intersum (ở giữa), obsum (làm hại), praesum (cai), subsum (ở
dưới), supersum (còn lại), đều chia như sum, trừ possum có một số biến dạng sẽ nói sau.
Nhưng :
1- prosum, khi gặp thì hay ngôi nào của sum có nguyên âm e đứng đầu, thì pro đổi
thành prod (thêm d để tránh hai nguyên âm liền nhau). Thí dụ : ở thì hiện tại : prosum,
prodes, prodest, ...
2- absum và praesum có phân từ hiện tại là absens và praesens.
3- Insum không có thể truyền khiến và phân từ tương lai.
Nhận xét :
1- Cần chú ý những chữ cuối ở các ngôi trong các thì.
2- Những thì sau đây tương quan với nhau :
Vị quá khứ và Toàn quá khứ,
Tương lai và Khứ lai (Futurum proeteritum).
3- Những điêù nói trên hiểu về các động từ tác dộng và động từ trung lập.
Định luật về các thì kép :
A. Định luật cho động từ esse :
Muốn chia các thì kép của động từ Sum, ta lấy gốc của thì quá khứ tiếp thêm thì đơn
tương quan với nó.
Thí dụ muốn chia toàn quá khứ, ta lấy gốc fu của fui (quá khứ), rồi thêm thì đơn
tương quan với nó là eram của vị quá khứ, ta được fueram. Trừ ngôi thứ ba số nhiều, thì
khứ lai thể khẳng định là erint chứ không là erunt.
Công thức :
Toàn quá khứ = gốc của quá khứ + vị quá khứ.
B. Định luật cho các động từ tác động và trung lập :
Muốn chia các thì kép của các động từ tác động và động từ trung lập, ta viết tận các
thì kép của động từ esse vào gốc của thì quá khứ hai loại động từ đó.
Thí dụ : thì khứ lai của động từ amo là : Amav + ero = amavero.
Công thức : Thì kép = gốc của quá khứ + tận của thì cùng tên của esse.
Vì tận của thì kép của động từ esse lại là thì đơn tương quan với nó theo định luật A,
nên công thức B có thể viết : Thì kép của các động từ tác động và trung lập là :
gốc của quá khứ + thì tương quan với thì cùng tên của động từ esse.
Nói như thế để thêm một mẹo cho dễ nhớ. Còn nếu các bạn lấy đó làm đau đầu, thì
xin cứ đi dạo chơi một vòng cho thoải mái đã ... !
Câu ghi nhớ : Melius est dare quam accipere : Cho đi thì tốt hơn nhận được.
Bài 15 CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ TÁC ĐỘNG
Động từ tác động có 4 cách chia. Cách chia thứ tư có 2 mẫu, nên tổng cộng có 5 mẫu.
Mẫu I : Amo, as, are, avi, atum (yêu),
Mẫu II: Moneo, es, ere, ui, itum (báo,bảo),
Mẫu III: Ago, is, ere, i, actum (làm),
Mẫu IVa: Audio, is, ire, ivi, itum (nghe),
Mẫu IVb: Capio, is, ere, cepi, captum (cầm giữ).
Các thì hình thành từ gốc của ngôi thứ nhất thì hiện tại
Chú ý : Ở đây viết cả 5 mẫu song song với nhau để dễ đối chiếu. Nhưng khi học thì
nên tách ra để học, trừ khi bạn có một trí nhớ siêu đẳng !
Thể khẳng định (Indicatif) :
Mẫu I Mẫu II: Mẫu III Mẫu IVa Mẫu IVb

Hiện tại

amo moneo ago audio capio


amas mones agis audis capis
amat monet agit audit capit
amamus monemus agimus audimus capimus
amatis monetis agitis auditis capitis
amant monent agunt audiunt capiunt

Vị quá khứ (Imparfait)

amabam monebam agebam audiebam capiebam


amabas monebas agebas audiebas capiebas
amabat monebat agebat audiebat capiebat
amabamus monebamus agebamus audiebamus capiebamus
amabatis monebatis agebatis audiebatis capiebatis
amabant monebant agebant audiebant capiebant

Tương lai

amabo monebo agam audiam capiam


amabis monebis ages audies capies
amabit monebit aget audiet capiet
amabimus monebimus agemus audiemus capiemus
amabitis monebitis agetis audietis capietis
amabunt monebunt agent audient capient
Thể giả định (Subjonctif)
I. II. III. IVa. IVb.

Hiện tại (Présent)

amem moneam agam audiam capiam


ames moneas agas audias capias
amet moneat agat audiat capiat
amemus moneamus agamus audiamus capiamus
ametis moneatis agatis audiatis capiatis
ament moneant agant audiant capiant

Vị quá khứ (Imparfait)

amarem monerem agerem audirem caperem


amares moneres ageres audires caperes
amaret moneret ageret audiret caperet
amaremus moneremus ageremus audiremus caperemus
amaretis moneretis ageretis audiretis caperetis
amarent monerent agerent audirent caperent
Thể truyền khiến (Impératif)
I. II. III. IV. IVbis.

Hiện tại

Số ít ama mone age audi cape


Số nhiều amate monete agite audite capite

Tương lai

Số ít amato moneto agito audito capito


Số nhiều amatote monetote agitote auditote capitote
Chú ý : các động từ Dicere (nói), ducere (đưa), facere (làm) ở thể truyền khiến thì hiện
tại, ngôi thứ hai số ít là : dic, duc, fac.
Thể truyền khiến thì tương lai của động từ : scire và memini cũng có khi gặp : scito,
scitote và memento, mementote.
Các thì hình thành từ gốc của thì quá khứ :
Thể khẳng định
I. II. III. IV. IVbis.

Quá khứ
amavi monui egi audivi cepi
amavisti monuisti egisti audivisti cepisti
amavit monuit egit audivit cepit
amavimus monuimus egimus audivimus cepimus
amavistis monuistis egistis audivistis cepistis
amaverunt/ere monuerunt/ere egerunt/ere audiverunt/ere ceperunt/ere

Toàn quá khứ

amaveram monueram egeram audiveram ceperam


amaveras monueras egeras audiveras ceperas
amaverat monuerat egerat audiverat ceperat
amaveramus monueramus egeramus audiveramus ceperamus
amaveratis monueratis egeratis audiveratis ceperatis
amaverant monuerant egerant audiverant ceperant

Khứ lai

amavero monuero egero audivero cepero


amaveris monueris egeris audiveris ceperis
amaverit monuerit egerit audiverit ceperit
amaverimus monuerimus egerimus audiverimus ceperimus
amaveritis monueritis egeritis audiveritis ceperitis
amaverint monuerint egerint audiverint ceperint
Thể giả định :
I. II. III. IV. IVbis.

Quá khứ

amaverim monuerim egerim audiverim ceperim


amaveris monueris egeris audiveris ceperis
amaverit monuerit egerit audiverit ceperit
amaverimus monuerimus egerimus audiverimus ceperimus
amaveritis monueritis egeritis audiveritis ceperitis
amaverint monuerint egerint audiverint ceperint

Toàn quá khứ

amavissem monuissem egissem audivissem cepissem


amavisses monuisses egisses audivisses cepisses
amavisset monuisset egisset audivisset cepisset
amavissemus monuissemus egissemus audivissemus cepissemus
amavissetis monuissetis egissetis audivissetis cepissetis
amavissent monuissent egissent audivissent cepissent
Chú ý :
a. Nhiều khi dùng nguyên từ và tác tính từ như một danh từ trung tính số ít. Thí dụ :
động từ amare :
Ca chủ : amare
Ca gốc: amandi
Ca cho: amando
Ca chịu: amare / amandum (*)
Ca gọi: không có
Ca từ: amando
(* Ca chịu chỉ dùng tận um khi đứng trước nó là những giới từ yêu cầu ca chịu, như ad,
inter, vv...).
b. Những động từ ở thì quá khứ tận bằng avi, evi, ivi, có khi bớt một ít chữ, như :
Amarunt thay amaverunt
Replessem thay replevissem,
Audieram thay audiveram, v.v...
Nên nhớ ở thể mệnh lệnh, ngôi thứ nhất số nhiều lấy ở Thể giả định. Ngôi thứ ba số
nhiều lấy ở thể khẳng định thêm o (cả hai trường hợp đều lấy ở thì hiện tại).
Câu ghi nhớ : Qui justus est, justificetur adhuc : Ai công chính, hãy công chính hơn nữa.
Bài 16. ĐỘNG TỪ THỤ ĐỘNG
Động từ thụ động biến hoá từ các động từ tác động, cũng có 4 cách chia và các thì như
động từ tác động, nhưng thiếu tác tính từ (gérondif) và hiện tại phân từ.
Các thì quá khứ của động từ thụ động đều chia với trợ động từ sum và gọi là các thì kép.
Các thì kia gọi là các thì đơn.
Để chuyển một động từ tác động thành thụ động, các thì đơn thành lập như sau :
1) ở thể khẳng định và thể giả thiết
- thêm R cho ngôi thứ nhất số ít. Thì nào tận M thì đổi M thành R Thí dụ : amo = amor,
amabam = amabar. Ngôi thứ nhất số nhiều đổi mus làm mur. Thí dụ : amamus = amamur.
- ngôi thứ hai bỏ S, thêm RIS. Thí dụ : amas = amaris. Ngôi thứ hai số nhiều
đổi tis làm mini. Thí dụ : amatis = amamini.
- ngôi thứ ba cả hai số thêm ur. Thí dụ : amat = amatur, amant = amantur.
Thuộc lòng :
Số ít : Thêm rờ (R) ngôi nhất cho O,
Thì nào mờ ở (M) đặt rờ (R) thế mơ (M),
Ngôi hai đặt RIS thế Sơ (S),
Ngôi ba hai số đặt hờ thêm UR,
Số nhiều : Ngôi nhất đổi MUS làm MUR,
Ngôi hai bỏ TIS đoạn lùa MINI.
Trừ : Trong cách chia III, ngôi thứ hai thì hiện tại thể khẳng định phải đổi is thành eris.
Thí dụ : agis - ageris.
2) Thể mệnh lệnh thành lập như sau :
- Ngôi thứ hai số ít thêm RE, - số nhiều đổi TE thành MINI (hoạ : MINOR).
- Ngôi thứ nhất số nhiều đổi MUS thành MUR.
- Ba trường hợp có vần TO thì thêm R.
3) thì hiện tại nguyên từ đổi re thành ri. Thí dụ : : amare = amari. Trừ cách chia III
đổi ere thành I.
4) Thì tương lai của thể nguyên từ lấy thụ tính từ thêm IRI, hay lấy tác tính từ tận DUM
thêm ESSE. Thì khứ lai nguyên từ cũng thế, nhưng thêm fuisse.
5 ) Phân từ quá khứ lấy thụ tính từ đổi um thành us, a, um (chia theo giống và số).
6) Phân từ tương lai lấy tác tính từ di đổi ra us, a, um.
7) Thụ tính từ lấy thụ tính từ của động từ tác động bỏ M
Như thế, từ động từ tác động amo, amas, amare, amavi, amatum (yêu) đổi thành động
từ thụ động : amor, amaris, amari, amatus sum (được yêu).
Các thì kép (các thì quá khứ) thành lập như dã nói trên là lấy thụ tính từ đổi um ra us, a,
um và thêm vào động từ sum.
Cụ thể như sau :
- Quá khứ thể khẳng định : thêm sum hay fui,
- Toàn quá khứ thể khẳng định : thêm eram hay fueram,
- Khứ lai thể khẳng định : thêm ero hay fuero,
- Quá khứ thể giả định : thêm sim hay fuerim,
- Toàn quá khứ thể giả định : thêm essem hay fuissem,
- Quá khứ thể nguyên từ : thêm esse hay fuisse,
Nhưng thì cuối cùng này phải lấy tận um, am, um, như : amatum, am, um esse hay
fuisse.
Sau đây là bảng biến đổi của 5 mẫu sang thụ dộng từ :
Các thì hình thành từ gốc của thì hiện tại :
Thể khẳng định
I. II. III. IV. IVbis.

Hiện tại

amor moneor agor audior capior


amaris/re moneris/re ageris/re audiris/re caperis/re
amatur monetur agitur auditur capitur
amamur monemur agimur audimur capimur
amamini monemini agimini audimini capimini
amantur monentur aguntur audiuntur capiuntur

Vị quá khứ

amabar monebar agebar audiebar capiebar


amabaris/re monebaris/re agebaris/re audiebaris/re capiebaris/re
amabatur monebatur agebatur audiebatur capiebatur
amabamur monebamur agebamur audiebamur capiebamur
amabamini monebamini agebamini audiebamini capiebamini
amabantur monebantur agebantur audiebantur capiebantur

Tương lai

amabor monebor agar audiar capiar


amaberis/re moneberis/re ageris/re audieris/re capieris/re
amabitur monebitur agetur audietur capietur
amabimur monebimur agemur audiemur capiemur
amabimini monebimini agemini audiemini capiemini
amabuntur monebuntur agentur audientur capientur
Thể giả định
I. II. III. IV. IVbis.

Hiện tại

amer monear agar audiar capiar


ameris/re monearis/re agaris/re audiaris/re capiaris/re
ametur moneatur agatur audiatur capiatur
amemur moneamur agamur audiamur capiamur
amemini moneamini agamini audiamini capiamini
amentur moneantur agantur audiantur capiantur

Vị quá khứ

amarer monerer agerer audirer caperer


amareris/re monereris/re agereris/re audireris/re capereris/re
amaretur moneretur ageretur audiretur caperetur
amaremur moneremur ageremur audiremur caperemur
amaremini moneremini ageremini audiremini caperemini
amarentur monerentur agerentur audirentur caperentur
Thể mệnh lệnh
I. II. III. IV. IVbis.

Hiên tại

amare monere agere audire capere


amamini monemini agimini audimini capimini
Các thì kép :
Thể khẳng định
I. II. III. IV. IVbis.

Quá khứ

amatus sum monitus sum actus sum auditus sum captus sum
amatus es monitus es actus es auditus es captus es
amatus est monitus est actus est auditus est captus est
amati sumus moniti sumus acti sumus auditi sumus capti sumus
amati estis moniti estis acti estis auditi estis capti estis
amati sunt moniti sunt acti sunt auditi sunt capti sunt

Toàn quá khứ


amatus eram monitus eram actus eram auditus eram captus eram
amatus eras monitus eras actus eras auditus eras captus eras
amatus erat monitus erat actus erat auditus erat captus erat
amati eramus moniti eramus acti eramus auditi eramus capti eramus
amati eratis moniti eratis acti eratis auditi eratis capti eratis
amati erant moniti erant acti erant auditi erant capti erant

Khứ lai

amatus ero monitus ero actus ero auditus ero captus ero
amatus eris monitus eris actus eris auditus eris captus eris
amatus erit monitus erit actus erit auditus erit captus erit
amati erimus moniti erimus acti erimus auditi erimus capti erimus
amati eritis moniti eritis acti eritis auditi eritis capti eritis
amati erunt moniti erunt acti erunt auditi erunt capti erunt
Thể giả định
I. II. III. IV. IVbis.

Quá khứ

amatus sim monitus sim actus sim auditus sim captus sim
amatus sis monitus sis actus sis auditus sis captus sis
amatus sit monitus sit actus sit auditus sit captus sit
amati simus moniti simus acti simus auditi simus capti simus
amati sitis moniti sitis acti sitis auditi sitis capti sitis
amati sint moniti sint acti sint auditi sint capti sint

Toàn quá khứ

amatus essem monitus essem actus essem auditus essem captus essem
amatus esses monitus esses actus esses auditus esses captus esses
amatus esset monitus esset actus esset auditus esset captus esset
amati essemus moniti essemus acti essemus auditi essemus capti essemus
amati essetis moniti essetis acti essetis auditi essetis capti essetis
amati essent moniti essent acti essent auditi essent capti essent
Nguyên từ
Dạng tác động

Hiện tại Quá khứ Tương lai

amare amauisse amaturus,


monere monuisse a, um esse
agere egisse moniturus, a,
audire audiuisse um esse
capere cepisse acturus, a,
um esse
auditurus, a,
um esse
capturus, a,
um esse

Dạng thụ động

Hiện tại Quá khứ Tương lai

amari amatus, a, um esse amatum iri


moneri monitus, a, um esse monitum iri
agi actus, a, um esse actum iri
audiri auditus, a, um esse auditum iri
capi captus, a, um esse captum iri
Phân từ
Hiện tại Quá khứ Tương lai

Dạng tác động

amans, amantis amaturus, a, um


monens, monentis moniturus, a, um
agens, agentis acturus, a, um
audiens, audientis auditurus, a, um
capiens, capientis capturus, a, um

Dạng thụ động

amatus, a, um
monitus, a, um
actus, a, um
auditus, a, um
captus, a, um

Các bạn thấy không : rất khó ! ... nhưng khi đã nắm được qui tắc biến hoá thì lại dễ.
Tuy nhiên cũng không dễ lắm đâu, vì :
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp La-tinh.
Câu ghi nhớ : Ubi thesaurus tuus est, ibi cor tuum : Kho tàng của bạn ở đâu thì lòng bạn
cũng ở đó.
Bài 17. ĐỘNG TỪ ĐỘC LẬP - TRUNG LẬP - VÔ NGÔI
A. Động từ độc lập
Động từ độc lập là động từ không có túc từ trực tiếp. Nó khác với động từ vô ngôi ở
chỗ có đầy đủ các thì các ngôi như các động từ khác.
Có 3 loại động từ độc lập :
a. loại chia theo động từ tác động nhưng lại có nghĩa thụ động.
b. loại chia theo động từ thụ động nhưng lại có nghĩa tác động.
c. loại chia theo theo động từ thụ động nhưng có cả hai nghĩa tác và thụ động.
Có một số động từ bán độc lập, như :
Audeo, es, ere, ausus sum : dám
Gaudeo, es, ere, gavisus sum : vui mừng
Soleo, es, ere, solitus sum : quen
Fido, is, ere, fisus sum : tin cậy
Và, các động từ kép bởi fido, như confido, diffido, v.v... Những động từ đó có nghĩa tác
động : các thì đơn chia như động từ tác động, các thì kép chia như động từ thụ động.
Chú ý :
Động từ Audeo ở thì hiện tại thể giả định cũng gặp là : ausim, ausis, v.v... Những động
từ độc lập chia theo cách thụ động thì ở nguyên từ có thêm một số dạng như động từ tác
động. Cụ thể là :
1. Tương lai và khứ lai của thể tác động tận : urum, uram, urum esse / fuisse.
2. Phân từ hiện tại là : ans, ens, v.v....
3. Phân từ tương lai là : urus, a, um.
4. Có hai thụ tính từ, một của thể tác động và một của thể thụ động.
5. Có tác tính từ là : di, do, dum.
B. Động từ trung lập
Động từ trung lập là động từ chia như động từ tác động , nhưng không có túc từ trực
tiếp và không chuyển thành thụ động được.
B. Động từ vô ngôi
Động từ vô ngôi là động từ chỉ có ngôi thứ ba số ít mà thôi, nhưng gọi là vô ngôi vì khi
nói không biểu thị ngôi. Động từ loại này có loại vốn là vô ngôi, như pluit (trời mưa), có
loại dùng theo cách vô ngôi, như : dicitur, itur, v.v....
Động từ nguyên là vô ngôi,
- có loại chỉ thời tiết, như : pluit, pluit, pluere (mưa),
- có loại chỉ cần thiết, có ích, như : licet, licuit, licere (nên),
- có loại chỉ tâm tình, như : poenitet, poenituit, penitere (hối hận), pudet, puduit,
pudere (xấu hổ), toedet, teduit, tedere (nhàm chán), miseret, ere (thương xót).
Chú ý :
Động từ vô ngôi chia theo các cách ở trên, nhưng chỉ có ngôi thứ ba thì hiện tại thể
khẳng định, còn thể giả định thì chỉ có ngôi thứ ba của hiện tại và quá khứ.
Động từ toedet còn có quá khứ là pertoesum est.
Động từ poenitet và pudet cũng có phân từ hiện tại là poenitens, pudens, và cũng có tác
tính từ nữa.
Câu ghi nhớ : Dummodo nomen Domini Jesu Christi annuntietur :
Miễn sao danh Chúa Giêsu Kitô được loan truyền.
Bài 18. ĐỘNG TỪ NGOẠI LỆ
1. Động từ possum, potes, potui, posse (có thể) : động từ này là động từ kép của sum,
nên chia như sum. Nhưng :
a) Ở các thì đơn, thì nào hay ngôi nào của sum có e đứng trước, thì pos đổi thành pot.
b) Các thì kép chia như moneo.
c) Không có thể mệnh lệnh. Thay vì đó thì dùng thể mệnh lệnh của động từ facio
cộng với hiện tại thể giả định của possum. Thí dụ : fac possis.
d) Vị quá khứ của thể giả định là : possem, posses, ...
e) Ở thể nguyên từ, hiện tại là : posse. Quá khứ là : potuisse.
f) Chỉ có hiện tại phân từ là : potens, entis.
2. Những động từ :
Volo, vis, volui, velle (muốn), nolo, nonvis, nolui, nolle (không muốn), malo, mavis,
malui, malle (thà), chia như sau :
Thể khẳng định / Thì hiện tại

Volo Nolo Malo

Vis Nonvis mavis

Vult Nonvult Mavult

Volumus Nolumus Malumus

Vultis Nonvultis Mavultis

Volunt Malunt Malunt

Thể khẳng định / Thì vị quá khứ

Volebam Nolebam Malebam

Volebas ... Nolebas ... Malebas ...

Thể khẳng định / Thì quá khứ

Volui ... Nolui ... Malui ...

Các thì kép theo luật chung ...

Thể mệnh lệnh

(không có) Noli hay (không có)


Nolito (tu)

Nolite hay
Nolitote (vos)

Hoạ: Nolito
(ille) và
Nolunto (illi)

Thể giả định / Thì hiện tại :

Velim Nolim Malim

Velis ... Nolis ... Malis ...

Thể giả định / Thì vị quá khứ :

Vellem Nollem Mallem

Velles ... Nolles ... Malles ...

Nguyên từ

Velle Nolle Malle


Voluisse Noluisse Maluise

Ba động từ trên thiếu thụ tính từ. Malo thiếu phân từ hiện tại.
3- Các động từ :
Eo, is, ivi, ire, itum (đi),
Fio, fis, fieri, factus sum (hoá nên),
Fero, fers, ferre, tuli, latum (đem đi), và thể thụ động của nó là:
Feror, ferris, ferri, latus sum (bị đem đi),
Chia như sau :
Thể khẳng định / Thì hiện tại

Eo Fio Fero Feror

Is Fis Fers Ferris/ ferre

It Fit Fert Fertur

Imus Fimus Ferimus Fermur


Itis Fitis Fertis Ferimini

Eunt Fiunt Ferunt Feruntur

Thể khẳng định / Thì Quá khứ :

Ivi ... Factus sum ... Tuli ... Latus sum ...

Các thì quá khứ khác thành lập theo qui tắc chung.

Thể khẳng định / Thì Tương lai :

Ibo Fiam Feram Ferar

Ibis ... Fies ... Feres ... Fereris ...

Thể mệnh lệnh

I hay Ito Fi hay Fito Fer hay Ferto Ferre / Fertor

Ito (Ille) Fito (Ille) Ferto (Ille) Fertor

Ite/ Itote Fite / Fitote Ferte/ Fertote Ferimini

Eunto Fiunto Ferunto Feruntor

Ngôi thứ nhất số nhiều lấy ở thể giả định thành lập theo qui tắc chung.

Thể giả định - thì hiện tại

Eam Fiam Feram Ferar

Eas ... Fias ... Feras ... Feraris ...

Thể giả định - thì vị quá khứ

Irem Fierem Ferrem Ferrer

Ires ... Fieres ... Ferres ... Ferreris ...

Thể nguyên từ - Thì hiện tại

Ire Fieri Ferre Ferri

Thể nguyên từ - Thì quá khứ

Ivisse Factum, am, Tulisse Latum, am,


um esse um esse

Thể nguyên từ - Thì ương lai

Factum iri / Latum iri /


Iturum, am, Laturum, am,
Faciendum, Ferendum, am, um
um esse um esse
am, um esse esse

Thì khứ lai theo qui tắc chung.

Phân từ hiện tại

Iens, Euntis Ferens, entis

Phân từ quá khứ

Factus Latus

Tác tính từ

Eundi, o, um Ferendi, o, um

Chú ý :
1- những động từ kép bởi eo và fero cũng chia như thế.
2- Một đôi khi eo và một số động từ không có túc từ trực tiếp kép bởi nó như : adeo,
ineo, transeo, v.v.... dùng như thụ động từ.
3- Các động từ kép bởi eo chia như nó, trừ : queo, quis, quire (được), nequeo, nequis,
nequire (không được), thiếu thể mệnh lệnh và tác tính từ.
4- Động từ Fio là dạng thụ động của Facio, nên phải chia : fio, fis, fit v.v... như trên.
Thể mệnh lệnh của fio ít dùng.
5- Thể mệnh lệnh của các động từ kép bởi facio mà còn giữ chữ A, thì ngôi thứ hai
hình thành như facio. Thí dụ : satisfacio, benefacio, thì hình thành : satisfac, benefac,
v.v....
6- Các động từ kép bởi facio mà còn giữ chữ A, thì ở thể thụ động chia như facio. Thí
dụ : satisfacio, benefacio, thì thụ động là : satisfio, benefio, v.v... Thể mệnh lệnh của
chúng cĩng ít dùng.
Bài 19. ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT
Động từ khiếm khuyết là động từ thiếu nhiều thì. Sau đây là một số như thế :
1- Memini, meministi, meminise (nhớ)
Thể khẳng định :
Hiện tại (và khá khứ) : memini, meministi, v.v....
Vị quá khứ (và toàn quá khứ) : memineram, ...
Tương lai (và khứ lai) : meminero, ...

Thể mệnh lệnh :


Memento, memento (ille), mementote (vos).

Thể giả định :


Hiện tại (và quá khứ) : meminerim, ...
Vị quá khứ (và toàn quá khứ) : meminissem, ...
Nguyên từ :
Hiện tại (và quá khứ) : meminisse.

Muốn dễ nhớ, nên liên hệ với các thì tương quan.

Các động từ sau cũng chia như thế, nhưng thiếu thể mệnh lệnh :
Novi, novisti, novisse (biết),
Coepi, coepisti, coepisse (bắt đầu),
Consuevi, consuevisti, consuevisse (quen),
Odi, odisti, odisse (ghét)

Chú ý :
a) động từ odi có thì quá khứ là osus sum (hay fui), - toàn quá khứ là osus osus eram
(hay fueram), phân từ tự động (part. deponens) là osus, a, um và phân từ tương lai là
osurus, a, um.
b) Các thì đơn của động từ coepi thì dùng incipio, is, ere. Còn ở thể thụ động, các thì
kép dùng coeptus, a, um sum, fueram, fuero, v.v....

2- Aio, ais (nói)

Thể khẳng định :


Thì hiện tại : aio, ais, ait, ajunt.
Vị quá khứ : ajebam, ajebas, ...
Quá khứ : aisti, ait, aistis.

Thể mệnh lệnh : ai (tu)


Thể giả định :
Thì hiện tại : ajam, ajas, ajat, ajant.
Phân từ : ajens, entis.
3- Ave (chào)
Thể mệnh lệnh : Ave / Aveto (tu) - Avete / Avetote (vos).
Nguyên từ : Avere.

4- Edo, is, ere, edi, esum (ăn)


Chia như thường, nhưng có một số thì và ngôi còn sử dụng cách khác như sau :
Thể khẳng định/ thì hiện tại :
(dạng tác động) : tu es, ille est.
(dạng thụ dộng) : ille estur.
Thể mệnh lệnh : es / esto (tu)
Esto (ille)
Este / estote (vos)
Hiện tai thể giả định : edim, edis ...
Vị quá khứ giả định : essem, esses, esset, ...
Nguuyên từ : esse
Thụ tính từ : esum / estum

Chú ý : những thì này ngày nay ít dùng.


Những động từ kép bơi nó như comedo, exedo cũng chia như thế.

5- Explicit (hết)
Hiện tai thể khẳng định : explicit.

6- Faxo (làm)
Hiện tại / Tương lai thể khẳng định : Faxo, faxis, faxit
Hiện tại thể giả định : faxim, is, it, imus, itis, int.

7- Fari (động từ độc lập) : nói.


Thể khẳng định :
Hiện tại : tu faris, ille fatur.
Quá khứ : fatus sum, ...
Toàn quá khứ : factus fueram ...
Tương lai/ khứ lai : fabor, fabitur (ille).
Vị quá khứ : fare (tu).
Nguyên từ : fari.
Tác tính từ : ca gốc : fandi, ca cho : fando.
Thụ tính từ : Fatu.
Phân từ hiện tại : Fans, antis.
Phân từ quá khứ : Fatus, a, um.

8- Forem (nghĩa như Sum)


Giả định : Forem, es, est, forent.
Nguyên từ : Fore.

9- Inquam (nói)
Thể khẳng định :
Hiện tại : inquam, is, it, uimus, uitis, uiunt.
Vị quá khứ : inquiebat, inquiebant.
Quá khứ : inquisti, inquistis, inquit.
Tương lai / khứ lai : inquies, inquiet, inquient.
Thể mệnh lệnh : inque / inquito, inquito (ille)
Phân từ hiện tại : inquiens, inquientis.

10-Ovat (chiến thắng)


Hiện tại thể khẳng định : ovat.
Phân từ hiện tại : ovans, ovantis.

11- Quaeso (xin)


Hiện tại thể khẳng định : quaeso (ego) - quaesumus (nos).

12- Ausim (cả dám)


Hiện tại thể giả định : ausim, is, it.

13- Salvere (chào)


Thì tương lai thể khẳng định : salvebis
Thể mệnh lệnh : salve / salveto - salvete / salvetote.
Nguyên từ : salvere.

14- Valere (khoẻ)


Thì tương lai thể khẳng định : valebis.
Thể mệnh lệnh : vale / valeto. - valete / valetote.
Thể giả định: valeas, valeatis, valeant.
Nguyên từ : valere.
Bài 20. TRỢ TỪ
1-Những trợ từ chỉ cách, thường biến hoá từ tính từ như sau :
- Loại thứ nhất, lấy gốc thêm è , có khi thêm ò, (dấu huyền không thay đổi âm).
- Loại thứ hai có tận ans, ens đổi ra anter, enter.
- Các loại khác, lấy ca cho số ít thêm ter
- Có khi dùng ngay tính từ trung tính làm trợ từ, như recens, torvum ... Cũng có
khi dùng giới từ cum kèm theo danh từ thế cho trợ từ. Lại có khi lấy danh từ với tính từ
cách không chia dùng như trợ từ, như : medius tertius (ngày kia, ngày mốt)
2- Những trợ từ bởi tính từ thường cũng có đủ ba cấp so sánh như tính từ :
- Tương cấp thì lấy tương cấp trung tính của tính từ.
- Tuyệt cấp thì lấy ca gọi số ít của tính từ giống đực, như : malè, pejus, pessime.
Đó là qui tắc chung, nhưng cũng có những trợ từ biến hoá theo cách khác, như : bene
thay bone.
3- Có một số trợ từ không bởi tính từ, nhưng cũng có các cấp so sánh :
Thường cấp Tương cấp Tuyệt cấp
Soepe (năng) soepius soepissime
Diu (lâu) diutius diutissime
Propè (gần) propius proxime
Secus (cách khác) secius (không có)
Satis (đủ) satius (không có)
Nuper (vừa rồi) (không có) nuperrime.
Những trự từ thiếu tương cấp thì dùng magis , thiếu tuyệt cấp thì dùng maxime đặt
trước.
4-Trợ từ thường đặt trước từ nó trợ giúp, nhưng cũng có trợ từ đặt sau, như circiter,
scilicet, proesertim, imprimis, v.v.... Thí dụ : Decem circiter annos natus.
Bài 21. GIỚI TỪ VÀ LIÊN TỪ
(Prepositio - Conjunctio)
1- Có giới từ đòi danh từ đi sau phải ở ca chịu. Có loại đòi ở ca từ. Lại có loại đòi ca
chịu hay ca từ tuỳ trường hợp, như :
In : chỉ sự dời chỗ , đòi ca chịu. Khi có nghĩa : trên, dưới, trong, ngoài, thì đòi ca từ.
Sub : dưới chân, gần : đòi ca chịu. Đang lúc, giữa, dưới : đòi ca từ.
Super : trên, đừng kể, đang khi : đòi ca chịu. Về : đòi ca từ.
Subter : dưới : thường đòi ca chịu, có khi ca từ.

2- Có giới từ lúc dùng như giới từ, lúc lại dùng như trợ từ, như circiter meridiem
(gần trưa).
3- Thường giới từ đặt trước danh từ, nhưng có một số đặt liên sau,
như cum trong vobiscum. Thí dụ : Dominus vobiscum : Chúa ở cùng anh chị em. Ở
đây hiểu ngầm có động từ Sum ở thể giả định = Dominus sit vobiscum.
4- Một số liên từ (conjunctio) cũng đặt liền sau như vậy.

You might also like