You are on page 1of 3

TỪ VỰNG VÀ NGỮ DỤNG HỌC

 NHÓM 2 
Thành viên:
1. Phạm Thị Thu Thảo
2. Nguyễn Thị Phương Thảo
3. Nguyễn Thị Phương Thanh
4. Trần Thu Thủy
5. Nguyễn Minh Thúy
6. Phan Ngọc Thanh

ĐỀ BÀI: TRÌNH BÀY SỰ PHÂN LOẠI TỪ LÁY


1. Khái quát từ láy
1.1 Định nghĩa
Có rất nhiều cách định nghĩa từ láy: quan điểm Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn
Tài Cẩn, Hoàng Văn Hành...
Trên đây, em đưa ra Định nghĩa về từ láy theo GS. TS ĐỖ Hữu Châu:
Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức
lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với những thanh điệu giữ
nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu, biến
đổi theo 2 nhóm, nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm
thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có
nghĩa

1.2 Cấu tạo từ láy:


- Về hình thức ngữ âm, là một âm tiết như từ tố cơ sở, có hình thức ngữ âm
và nghĩa giống toàn bộ hay bộ phận với từ tố cơ sở
- Từ tố láy có thể giống từ tố cơ sở về toàn bộ âm tiết, hoặc về phụ âm đầu
hay phần vần
- Về thanh điệu, nếu từ láy 2 âm tiết thì 2 âm tiết có thanh điệu đi với nhau
theo 2 nhóm thanh:
• Nhóm cao: “hỏi, sắc, không”
• Nhóm thấp: “huyền, ngã, nặng”

2. Sự phân loại từ láy

2.1 Từ láy hoàn toàn (từ láy toàn bộ)


- Khái niệm: là những từ có cả phần âm, phần vần, thậm chí là thanh điệu
cũng được lặp lại giống nhau. 
 Ví dụ: Xanh xanh, ào ào, hồng hồng, tím tím, luôn luôn,…
- Đôi khi để tạo sự hài hòa về âm thanh và dùng để nhấn mạnh, một số từ có
thể được thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối.
 Ví dụ: Ngoan ngoãn, lồng lộng, thoang thoảng, tim tím,…

2.2 Từ láy bộ phận được chia làm 2 kiểu:

+ Điệp âm (láy âm)

+ Điệp vận (láy vận)

-         Từ điệp âm là những từ láy mà phụ âm đầu của từ tố láy lặp đi lặp lại phụ âm
đầu của từ tố cơ sở, còn khuôn vần khác với khuôn vần của từ tố cơ sở.

     VD: đẹp -> đẹp đẽ

     xinh -> xinh xắn

            dịu -> dịu dàng

            tập -> tập tễnh

Có hai kiểu từ láy âm lớn là từ láy âm có hình vị cơ sở ở trước và từ láy âm có hình


vị cơ sở ở sau.

VD từ láy âm có hình vị cơ sở ở trước:

             a (vội vã), ac (phờ phạc), ai (dễ dãi),...

VD từ láy âm có hình vị cơ sở ở sau:

             ấc (lấc láo), âm (tấm tức), ân (thẩn thơ),...


-         Từ điệp vận là những từ láy mà vần của từ tố láy lặp đi lặp lại vần của từ tố cơ
sở, còn phụ âm đầu thì khác

VD: lúng -> lúng túng (vần ung)

      chỏng -> lỏng chỏng (vần ong)

      rối  -> bối rối (vần ôi)

   -         Các điệp âm được chia nhỏ hơn theo khuôn vần của L. Có những khuôn
vần có tính năng sản cao cũng có những khuôn vần có tính năng sản thấp. 

   VD: Các khuôn vần có tính năng sản cao: /ang/, /ai/, /ich/, /âp/, /iêc/,...

-         Các từ điệp vận được chia thành nhóm theo phụ âm đầu của L 
   VD: Phụ âm /l/ của L đi với phụ âm đầu /b/ của C: lầu bầu, lèm bèm, lềnh bềnh,
lúng búng,...
Ngoài ra, còn có:  /l/+/đ/, /l/+/nh/, /b/+/nh/, /b/+/r/, /k/+/nh/, /ch/+/v/, /t/+/m/,
/t/+ng/, /t/+/b/, /0/+/n/
   VD: 
 Phụ âm /l/ của L đi với phụ âm đầu /đ/ của C: lờ đờ, long đong,...
 Phụ âm /l/ của L đi với phụ âm đầu /nh/ của C: lằng nhằng, lô nhô,...
 Phụ âm /b/ của L đi với phụ âm đầu /nh/ của C: bắng nhắng, bầy nhầy,...
 Phụ âm /b/ của L đi với phụ âm đầu /r/ của C: bối rối, bịn rịn,...
 Phụ âm /ch/ của L đi với phụ âm đầu /v/ của C: chới với, chênh vênh,...
 Phụ âm /t/ của L đi với phụ âm đầu /m/ của C: táy máy, tò mò, tẩn mẩn,...
 Phụ âm /t/ của L đi với phụ âm đầu /ng/ của C: tầng ngần, tủn ngủn,...
 Phụ âm đầu của L vắng đi với phụ âm đầu /n/ của C: áy náy, ăn năn,...

You might also like