You are on page 1of 13

Câu 1: Anh/chị hãy nêu đặc điểm chính của tiếng Việt.

- Đặc điểm loại hình:


 Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (không biến đổi hình thái)
 Tiếng Việt là ngôn ngữ có 6 thanh điệu (huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng và thanh ngang). Từ Thanh
Hóa trở vào (Trung và Nam Bộ), tiếng việt còn 5 thanh điêu.
 Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính, nghĩa là lời nói được phân chia thành các âm tiết một
cách rõ ràng, mỗi âm tiết là một thành tố cấu tạo từ hoặc làm thành một từ.
 Ở tiếng Việt, dòng lời nói (nói ra, hoặc viết ra) luôn luôn được phân cắt thành các âm tiết. mỗi
âm tiết được nói và viết tách bạch, với các đường ranh giới rõ ràng. Có cấu trúc chặt chẽ và luôn
luôn mang thanh điệu. Ở dạng tối đa, mỗi âm tiết có một phụ âm đầu, một âm đệm, một âm
chính, một âm cuối và một thanh điệu. Ở dạng tối thiểu mỗi âm tiết có một âm chính (luôn luôn
là nguyên âm) và một thanh điệu.
 Nhìn chung mỗi âm tiết tiếng Việt là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Mỗi âm tiết là một thành tố
cấu tạo từ, hoặc làm thành một từ.
- Đặc điểm ngữ pháp:
 Các phương thức ngữ pháp chủ yếu thể hiện qua: (nêu ví dụ)
+) Phương thức trật tự từ
Vd: thứ tự bước để nấu một món ngon là: chuẩn bị nguyên liệu, chế biến thực phẩm, nấu
nước sôi, và cuối cùng là thưởng thức
+) Phương thức hư từ
Vd: ánh sáng mặt trời nhẹ nhàng vuốt nhẹ lên đỉnh các tòa nhà, như những ngón tay mộng
mơ của thiên thần
+) Phương thức lặp
Vd: con ăn cơm chưa, con ăn cơm với gì
 Ranh giới giữa các từ loại là không rõ ràng hoặc mơ hồ
 Ở tiếng Việt, từ không biến đổi hình thức âm thanh và cấu tạo khi tham gia vào cấu tạo
câu. Dù đó là từ có cấu tạo thế nào, hay thuộc về loại từ nào thì nó vẫn giữ nguyên một
hình thức khi ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp của từ có thanh đổi.
+) Có sự khác biệt giữa các hư từ khác nhau:
Tôi mua hàng của nó ≠ Tôi mua hàng cho nó
Bức ảnh của nó chụp ≠ Bức ảnh do nó chụp
 Tuy nhiên khi hoàn cảnh giao tiếp, hoặc ngữ cảnh cho phép thì việc dùng hư từ cũng có thể
linh hoạt, mềm dẻo (không nhất thiết phải dùng hư từ).
Ví dụ: Hôm qua, tôi (đã) mua quyển sách ấy rồi.
Câu 2: Anh/chị hãy cho biết tiếng Việt hiện nay có bao nhiêu thanh điệu, hãy nêu ví dụ
về các thanh điệu đó.
Thanh điệu là một đơn vị siêu đoạn tính, nó được thể hiện trong âm tiết hay là toàn bộ phần
thanh tính của âm tiết bao gồm cả âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Có tác dụng là thay đổi ý
nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
- Tiếng Việt hiện nay có 6 thanh điệu:
 Thanh ngang (thanh không dấu): đường nét bằng phẳng
Ví dụ: Đan xem, loi choi, công ty, cây cam….
 Thanh huyền: đường nét đi xuống
Ví dụ: đồng hồ, lồng bàn, sàn nhà, …
 Thanh ngã: đường nét giống thanh hỏi nhưng bị đứt đoạn ở giữa
Ví dụ: ngã, cũ, mũm mĩm, ...
 Thanh hỏi: đường nét đi xuống rồi đi lên
Ví dụ: hải sản, tảo biển, tỉ mỉ, …
 Thanh sắc: đường nét đi lên
Ví dụ: ấm áp, chứng khoán, háo hức, …
 Thanh nặng: là thanh điệu thuộc âm vực thấp, ít nhầm lẫn nhất trong những thanh điệu vì
cảm xúc ngắn, bất ngờ đột ngột và mạnh của thanh điệu này dễ nhớ hơn so với số còn lại.
Dấu thanh cho âm này là (.) và được đặt dưới nguyên âm.
Ví dụ: đặc biệt, dịch vụ, học thuật, …

Câu 3: Anh chị hãy cho biết thế nào là chính tả tiếng Việt.
- Chính tả là hệ thống quy tắc thể hiện cách viết chữ được coi là chuẩn hay còn gọi là hệ thống
các quy định về việc viết chữ của một thứ tiếng, được xem là chuẩn mực.
- Chính tả (spelling) là chữ viết đúng, được nhiều người chấp nhận sử dụng thống nhất trên
văn bản.
- Chính tả Tiếng Việt là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết của Tiếng Việt.
- Mặc dù có tính ổn định cao, nhưng chuẩn chính tả vẫn có thể thay đổi ít nhiều nhằm thay thế
cho những chuẩn chính tả đã lỗi thời hoặc để đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội.
Một số quy tắc chính tả tiếng Việt và các văn bản quy định chính tả tiếng Việt
• Ngày 30/11/1980, Bộ Giáo dục và Ủy ban KHXH đã ban hành một số quy định về chính tả
tiếng Việt
• Ngày 01/7/1983, Hội đồng Chuân hóa chính tả và Hội đồng Chuẩn hóa thuật ngữ đã ban
hành nghị quyết về chính tả cùng thuật ngữ tiếng Việt.
• Ngày 5/3/1984, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra quyết định số 240/QĐ-BGD Quy định về chính tả
tiếng Việt và thuật ngữ tiếng
• Ngày 19/01/2011, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 01/2011/TT-BNV về HƯớng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hình chính
• Ngày 25/5/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chính tả trong chương trinh,
sách giáo khoa phổ thông.
• Ngày 5/3/2020, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định 30/2020/NĐ-CP về Công tác văn
thư
Các văn bản này đưa ra một số quy tắc chính tả chung như nhau:
- Viết theo nguyên tắc ghi âm (âm vị)
- Viết rời từng chữ
- Có dấu thanh cho mỗi chữ
- Ngoài ra còn có các quy tắc: i/y, viết hoa, tắt, viết tên riêng, phiên âm từ nc ngoài.

Câu 4: Anh chị hãy nêu những lỗi chính tả tiếng Việt thường gặp.
- Lỗi chính tả là lỗi viết chữ sai chuẩn chính tả.
- Một số loại lỗi chính tả thường gặp:
Lỗi sai chính tả thường gặp bao gồm
o Lỗi sai chính tả âm vị
 Lỗi sai chính tả âm vị siêu đoạn tính (lỗi sai thanh điệu)
 Lỗi đặt sai vị trí thanh điệu
Ví dụ: toán-> đặt dấu sắc ở chữ a
 Lỗi viết sai thanh điệu (thường dấu hỏi và dấu ngã)
Ví dụ: nỗi bật-> nổi bật, vỗi vả, chán nãn
 Lỗi sai chính tả đoạn tính
 Lỗi sai chính tả âm đầu vd: ch/tr chung thành, trà đạp, từng
chải, …s/x: sương máu, xum họp, sâu sa,….v/d dĩa hè,
dâng lệnh,….gi/d thúc dục, dan dối, dành lại,…
Ví dụ: xạch-> sạch, bàn trân-> bàn chân
 Lỗi sai chính tả âm đệm
Ví dụ: lẩn quẩn-> luẩn quẩn
 Lỗi sai chính tả âm chính
+) Lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn:
Ví dụ: ă / â: câm phẫn, che lắp, tái lặp, trùng lập, tối tâm, hắp tắp, e ắp…
o / ô / ơ: bốc lột, tận góc, mưa mốc, chốp bu, chốp lấy, hồi hợp…
+) Lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn với các chữ cái ghi nguyên âm đôi:
Ví dụ: ê / i / iê: điều đặn, điu đứng, điểu cáng, kiềm kẹp, chệu đựng, nâng niêu…
u / uô: tuổi thân, muổi lòng, đen đuổi, theo đui, hất huổi, xuôi khiến, xui tay...

 Lỗi sai chính tả âm cuối vd c/t biền biệc, buộc miệng, chất
phát, heo húc, …..n/ng du túng, hiên ngan, hoang hỉ, lãng
mạng…..o/u báo vật, cao có, lao lách,láo lỉnh, mếu máo….
Ví dụ: báo vật, đài đọa, mai mắn

o Lỗi sai không viết hoa


 Lỗi viết hoa không theo quy định chính tả
Ví dụ: phan Bội châu( Phan Bội Châu), chí Phèo( Chí Phèo)
 Lỗi viết hoa tùy tiện
Ví dụ: Giai cấp Tư Sản( giai cấp tư sản), chế độ Phong kiến tàn ác( chế độ phong
kiến tàn ác)
o Lỗi viết tắt
Ví dụ: PV( phóng viên), HS( học sinh)
o Lỗi viết số và chữ biểu thị số
 Lẫn lộn hai loại số
Ví dụ:thế kỉ 10( thế kỉ X)
 Lẫn lội số và chữ biểu thị số
Ví dụ: ngày hai mươi tháng mười năm một nghìn chín trăm ba tư( ngày 20 tháng
10 năm 1934)
Câu 5: Anh chị hãy nêu nội dung quy tắc chính tả tiếng Việt.
- Nội dung quy tắc chính tả:
Quy tắc chính tả là những quy định về các viết để sử dụng thống nhất trên văn bản.
Đây là một hệ thống quy tắc về các viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các kí tự dấu câu, lối
viết hoa.
 Bảng chữ cái tiếng Việt
Ví dụ: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.
(Thêm chữ viết thường vào nữa nhé)
 Viết rời từng chữ
Ví dụ: nhà, cửa, sạch, sẽ.
 Quy tắc ghi dấu thanh: đặt trên / dưới chữ cái ghi âm chính của mỗi âm tiết.
Ví dụ: mái nhà, hòa nhạc, quý hóa,..
 Quy tắc viết hoa từ tiếng việt: viết hoa từ dấu câu hay sau dấu chấm, dấu chấm than, dấu
chấm hỏi, mở đầu câu, trích dẫn trực tiếp.
 Quy tắc viết hoa tên riêng tiếng Việt.
Ví dụ: Trần Quốc Tuấn
Ông Gióng (Ông là từ chung thể hiện sự tôn trọng)
Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo
Danh từ chung + Tên gọi cụ thể = Tên riêng => Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người
Ví dụ: Bà Trưng, Đề Thám…
 Quy tắc viết hoa tên địa lí
+) Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: Hà Nội, Hải Dương…
Chú ý: Tên địa lí được cấu tạo
Danh từ chỉ hướng / danh từ chung + Tên gọi cụ thể = Danh từ riêng chỉ tên địa lí
Ví dụ: Đèo Ngang, Đông Bắc, Hồ Gươm…
 Cách viết tên dân tộc Việt Nam
+) Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: Tày, Kinh, Mường, Dao…
Chú ý: Tên người, tên địa lí và tên các địa tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số có cấu tạo từ
đa âm tiết (các âm đọc liền nhau) đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và
có gạch nối giữa các âm tiết,
Ví dụ: Ê – đê, Ba – na, Xơ – đăng…
 Quy tắc phiên chuyển tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài
Ví dụ: Victor Hugo, Thomas Edison…
 Viết hoa tên cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
+) Ở dạng đầy đủ nhất:
o Sự phân cấp về mặt quản lí: Viện, Ủy ban…(từ đơn âm hay đa âm)
o Chức năng và nhiệm vụ chuyên môn: Thương Mại, Nông nghiệp…
o Biệt hiệu: Chiến Thắng, Bình Minh…
o Nơi trú đóng, phạm vi hoạt động: Hà Nội, Huế
Ví dụ: Nhà máy cao Sao Vàng ở Hà Nội.
Câu 6: Anh chị cho biết thế nào là từ và nêu ví dụ từ tiếng Việt
 Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng
gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.
Đặc điểm của từ tiếng Việt:
- Đặc điểm về ngữ âm: hình thức âm thanh cố định, bất biến trong mọi quan hệ, mọi
chức năng, có khả năng gợi cảm, phỏng sự vật
- Đặc điểm về ngữ pháp: - Kết hợp theo quy tắc nhất định để tạo thành câu
- Đặc điểm ngữ pháp gắn bó chặt chẽ với ý nghĩa của từ
 Ví dụ: nhà, người, áo, cũng, nếu, sẽ, thì, ...
Câu 7: Dựa vào cấu tạo hình thức, từ tiếng Việt được phân chia thành các loại nào?
 Dựa vào số lượng tiếng trong từ, có các loại từ sau:
 Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng (ví dụ: cá, thóc, vua, mèo,…).
 Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng (ví dụ: sách giáo khoa, con cháu, lom khom,…).
o Từ phức được phân thành từ ghép và từ láy.
 Từ ghép: từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về
nghĩa (ví dụ: ông bà, con cháu, hoa quả, xe đạp,…).
- Ghép chính phụ ví dụ: xe đạp, hoa hồng, hiền hòa,...
- Ghép đẳng lập: bố mẹ, ông bà, anh chị,...
- Ghép ngẫu hợp ví dụ: áo mưa, đèn pin, bàn ăn, trái tim,...
 Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng (ví dụ: loắt choắt, lác đác, sạch
sành sanh,…)
- Căn cứ vào cách thức lặp lại:
+ Láy toàn bộ: đo đỏ, tim tím
+ Láy bộ phận: long lanh,lấp lánh, khúc khuỷu
- Căn cứ vào số lượng:
Láy đôi ví dụ: đo đỏ, long lanh, lung linh,...
Láy ba: sạch sành sanh
Láy tư: tíu ta tíu tít, lăng nha lăng nhăng
Câu 9: Anh chị hãy nêu những lỗi dùng từ tiếng Việt thường gặp.
3.1. Dùng từ sai về âm thanh và hình thức cấu tạo
VD: Lớp chúng em đã khuyên góp được nhiều sách vở, giấy bút để ủng hộ các bạn vùng lũ lụt.
Khuyên góp-> quyên góp
3.2. Dùng từ sai về nghĩa
VD: Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín
-> thầm lặng
3.3. Dùng từ sai về về quan hệ kết hợp
VD: Học sinh không được ngắt hoa, tưới nước cho cây.
=> Học sinh tưới nước cho cây và không được ngắt hoa.
3.4. Dùng từ sai về phong cách ngôn ngữ của văn bản
VD:
3.5. Lặp từ, thừa từ, sáo rỗng, quá lời
- Thừa từ:
VD: Nghiên cứu mạng lưới y tế cơ sở nhằm góp phần cải thiện và nâng cao năng lực hoạt động để
không ngừng, ngày một đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu
=> thừa một trong 2 từ không ngừng, ngày một
Lặp từ: - "Em em đi vào chúng ta ta ta lòng trong." (Lặp từ "em" và "ta" nhiều lần.) - "Anh ơi, anh
anh đừng đi xa xa quá." (Lặp từ "anh" và "xa" nhiều lần.)
2. Thừa từ: - "Cô bé nhỏ nhỏ ấy ấy cầm cầm cái quyển vở." (Thừa từ "ấy" và "cầm" nhiều lần.) -
"Tôi tôi thực sự thực sự rất rất hạnh phúc." (Thừa từ "tôi" và "thực sự" nhiều lần.)
3. Sáo rỗng: - "Ngày hôm qua, tôi đi mua sắm, ăn trưa ở một nhà hàng và sau đó trở về nhà ngay
sau đó." (Sáo rỗng khi nói "ngay sau đó" ngay sau khi kể "sau đó".)
4. Quá lời: - "Anh ấy to đùng xấu xí, bạn ấy thật là béo phì." (Quá lời khi nói "to đùng" và "xấu xí"
về ngoại hình, "béo phì" về dáng người.) - "Cô ấy đẹp đằm thắm như hoa hướng dương." (Quá lời
khi so sánh "đẹp đằm thắm" với "hoa hướng dương".)
Câu 10: Anh chị hãy nêu một số biện pháp chữa lỗi sử dụng từ tiếng Việt
- Tham khảo các từ điển chính tả để tránh lỗi sai về âm thanh và hình thức cấu tạo
- Tra từ điển để nắm được các loại nghĩa của từ, căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng để lựa chọn từ
đồng nghĩa phù hợp, huyển nghĩa từ cho phù hợp với đối tượng đề cập
- Thay thế bằng các từ có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp; nắm vững quan hệ NP của từ để tránh
những lỗi sai về kết hợp ngữ nghĩa và ngữ pháp
- Tìm từ đồng nghĩa có sắc thái biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp để thay
thế, bỏ từ khẩu ngữ trong văn bản gọt giũa và ngược lại để tránh lỗi sử dụng từ sai phong
cách.
- Lược bỏ từ lặp ở vị trí không cần thiết. Hoặc thay thế bằng những từ đồng nghĩa tương ứng;
Dựa vào văn cảnh của câu để xác định một cách cụ thể nội dung muốn biểu đạt; Sửa lại cách
diễn đạt để tránh lỗi lặp từ, thừa từ, sử dụng từ sáo rỗng.
Câu 11: Anh chị hãy nêu khái niệm câu và thành phần câu tiếng Việt.
- Khái niệm câu tiếng Việt: “Câu là 1 đơn vị lời nói có tổ chức riêng và mang thông tin nhất
định. Đơn vị này được xây dựng trên vật liệu từ và các kết cấu, chủ yếu là kết cấu chủ vị”
(Hoàng Trọng Phiến).
=> Xem lại thành phần câu tiếng Việt
a. Thành phần chính: Chủ ngữ, Vị ngữ

T Vi trí Chức năng Cấu Trả lời cho Từ loại


P tạo câu hỏi/ chú đảm nhiệm
ý

C - Thường đứng trước V - Nêu lên đối tượng Từ, Ai? cái gì? Thường là
chính được nói đến việc gì?
cụm danh từ
trong câu từ, hiện tượng
gì?
cụm
CV
V - Thường đặt ngay sau C, - Nêu lên đặc trưng Ntn? Thường do
không ngăn cách bằng dấu của đối tượng được ra sao? động từ,
phẩy nêu ở C
làm sao? tính từ,
là +số từ
b. Thành phần phụ:
- Thành phần phụ của câu: Tình thái ngữ, liên ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, phụ chú ngữ

Tình - Có thể đứng đầu, - Biểu lộ thái độ, + Một số kiểu cấu tạo của Chẳng lẽ
thái cuối hoặc giữa câu. cảm xúc, sự đánh tình thái ngữ: quýt làm
ngữ giá của người nói cam phải
- Tình thái từ (tiểu từ hoặc
hoặc đánh dấu chịu hay
thán từ: à, ư, nhỉ, nhé,
hành vi ngôn ngữ sao?
chăng, ối, ôi, a, ái, á, eo ơi,
ồ…
- Quán ngữ tình thái: chết
thật, nói của đáng tội, nói
trộm vía, khốn khổ,
- Cặp tình thái từ/ quán ngữ
tình thái: dễ
thường....phỏng/ chắc, hình
như... thì phải,

Liên Thường đứng đầu - Liên kết đồng - QH từ (kết từ: và, Tôi không
câu hoặc xen giữa C thời biểu thị quan nhưng, tuy, còn, vả thích bóng
ngữ
và V hệ giữa các câu lại) đá. Còn anh
với nhau ta lại là một
- Quán ngữ (từ ngữ
fan cuồng
chuyển tiếp): mặt
nhiệt.
khác, hơn nữa, nhìn
chung, nói tóm lại,
tóm lại, nói cách
khác, như vậy…)

Trạng - Thường đứng - BS những chi tiết Một từ, cụm từ, giới ngữ
trước kết cấu C - V, như tgian, đđiểm,
ngữ Tôi, chỉ nay mai thôi, sẽ
tách khỏi nòng cốt hcảnh, tình thế, tạm biệt mảnh đất này.
câu bởi dấu phẩy, đk, ptiện, bpháp,
nhưng cũng có thể cách thức, ngnhân, Những con dê đang ăn cỏ
đứng sau hoặc xen mđích cho cả câu trên sườn núi.
giữa C và V
- Có thể thay đổi vị
trí
Khởi - Đứng đầu câu, - Nêu và nhấn - Một từ, ngữ, quan hệ từ +
ngữ được tách khỏi nòng mạnh chủ đề của ngữ
cốt câu bởi dấu câu Cây này thì lá vàng.
phẩy hoặc trợ từ thì/
là/ mà Tôi, tôi không bao giờ nói
dối.

GT - Có thể xuất hiện ở - Chú thích hoặc - QH lỏng lẻo với


ngữ/ nhiều vị trí khác phụ thêm một số nòng cốt câu,
Phụ nhau: đứng xen giữa chi tiết ngoài lề - Tách biệt khỏi nòng
TN và C, đứng giữa cho câu cốt câu bởi dấu ,
chú
C và V hoặc ở cuối dấu - dấu (), dấu :
ngữ
câu.
- Cần phân biệt phụ chú
ngữ (TPP của câu) với giải
ngữ (TPP của từ).
Ngày mai ra trận - điều này
cũng thường thôi - tôi có
thể ngã xuống.

- Thành phần phụ của từ: bổ ngữ, định ngữ, giải ngữ

Vị trí Chức năng Cấu tạo VD

Bổ - Đứng trước hoặc sau - Làm rõ thêm các Từ, cụm Sinh viên đang học
ngữ động từ, tính từ làm VN ý nghĩa hành động, từ, cụm tiếng Việt thực hành.
của câu. trạng thái, tính CV
chất…được nêu ở
vị từ trong câu

Định - Đứng trước hoặc sau - Thường đi với Những bức tranh treo
ngữ danh từ trung tâm danh từ, bổ sung ý trên tường rất đẹp.
nghĩa cho danh từ

Giải - Đi sau từ mà nó làm rõ - Dùng để giải Cả nước hướng về Hà


ngữ nghĩa, thường đặt trong thích cho từ trong Nội, trái tim của cả
dấu (); sau dấu :, giữa hai câu nước.
dấu phẩy, dấu - Nam (anh họ tôi) rất
thông minh và đẹp trai.

Câu 12: Anh chị hãy cho biết các lỗi sử dụng câu tiếng Việt thường gặp.
3. Chữa lỗi thường gặp về câu
3.1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp
Lỗi về cấu tạo ngữ pháp thường gặp gồm:
a. Lỗi thiếu thành phần mang thông tin chính:
Chủ, Vị, Chủ - Vị, bổ ngữ, trạng ngữ
VD: - Nói đến Truyện Kiều là một tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam. (thiếu chủ
ngữ)
VD: Hình ảnh chị Út Tịch là chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam (thiếu vị ngữ)
b. Câu không phân định rõ thành phần
VD: “Trước sự tấn công áp đảo liên tiếp của các cầu thủ Braxin bằng các đường bóng phối
hợp nhỏ đã khiến các cầu thủ Thụy Điển chống đỡ rất khó khăn”
c. Câu dùng sai vị trí các thành phần
VD: Đợt thi đua kéo dài hai tháng của chúng ta.
3.2. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa
Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa thường gặp gồm:
a. Câu phản ánh sai hiện thực khách quan
VD: Trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngô Tất Tố, có thể nói “Chị Dậu” là tác phẩm
thành công nhất.
b. Câu có quan hệ nghĩa giữa các thành phần, các vế câu không logic
VD: Sau khi cả chồng và con qua đời, chị Thảo sống một mình, chỉ còn duy nhất đứa con
trai út là chỗ dựa tinh thần giúp chị vượt qua những ngày tháng khó khăn.
c. Câu có các thành phần cùng chức không đồng loại
VD: Những dòng sông trên khắp mọi miền Tổ quốc như sông Hồng, sông Mã, Hương giang,
Đà giang, …hầu hết đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa và là nguồn cảm hứng vô tận cho sự sáng
tạo của các nghệ sĩ.
3.3. Lỗi về thông tin
VD: Chú mèo nhà tôi có hai con mắt. (Thiếu thông tin)
3.4. Lỗi về dấu câu
Một số lỗi thông thường về dấu câu:
- Không đánh dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc hoặc đánh dấu ngắt câu ở chỗ câu chưa kết
thúc
- Không đánh dấu câu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu
- Lẫn lộn chức năng các dấu câu
- Ngắt sai quy tắc các bộ phận của câu
VD: Ví dụ: “Sống trong gia đình anh tôi rất hạnh phúc.”
→ Lỗi câu: thiếu dấu phẩy khiến khó phân định CN câu
→ Cách chữa lỗi: thêm dấu phẩy trước CN, ta có câu: “Sống trong gia đình, anh tôi rất hạnh phúc.”
Hoặc “Sống trong gia đình anh, tôi rất hạnh phúc.”
3.5. Lỗi về phong cách
VD: Tôi làm đơn này xin là Khoa và Nhà trường xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ. Nếu được như vậy,
tôi rất chi là cảm ơn nhiều lắm!
Câu 13: Anh chị hãy nêu những biện pháp để sửa chữa lỗi sử dụng câu tiếng Việt
thường gặp.

1. Bổ sung thành phần chính, thành phần mang thông tin thiết yếu trong câu. VD tôi đã mua một
chiếc điện thoại mới. => tôi….mới,một sảnphẩm công nghệ tiên tiến với nhiều tính năng đáng
chú ý.
2. Chỉnh sửa lỗi về quan hệ ngữ nghĩa thường gặp: Sử dụng từ ngữ mang nội dung thông tin đúng
với quan hệ ngữ nghĩa trong câu. VD: với sx, nó là ng luoon có sáng kiến (dùng sai qhe từ làm
câu k logic)=> trong sx,……
3. Chữa lỗi câu sai về thông tin: bổ sung thông tin cần thiết để nội dung câu trọn vẹn. VD: trg nhà
em có một người mà em rất yêu quý (thiếu tt người e yêu quý là ai)=>…..,đó là bà em.
4. Chữa lỗi về dấu câu: sử dụng dấu câu để phân biệt các thành phần của câu và mục đích của câu.
VD: sống trg gia đình anh tôi rất hạnh phúc (thiếu dấu phẩy khiến khó phân định CN)=>sống
trg gđ anh, tôi….
5. Chữa lỗi về phong cách: sử dụng câu trong đó chứa từ ngữ, dấu câu phù hợp với phong cách,
phạm vi và lĩnh vực giao tiếp. VD: lớp trưởng (hô khẩu lệnh): nào, cả lớp đứng nghiêm, đi đều
và bc đi! (câu sai phong cách, khaảu lệnh dài dòng thiếu dứt khoát)=>cả lớp đúng nghiêm! Đi
đều! Bước!

Câu 14: Anh chị hãy cho biết thế nào là dấu câu và ví dụ về dấu câu trong tiếng Việt.

- Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết
một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa
các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên
trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà
còn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm,
thái độ của người viết.

- Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu,
có thể gây ra hiểu lầm. Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa.
VD về dấu câu: học, đủ, chín, hỏi, ngại, lạ, na.

1: Dấu chấm (.): Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc. Viết hiết câu phải ghi dấu
chấm. Khi đọc, gặp dấu chấm phải hạ giọng và nghỉ hơi (nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian
đọc một chữ). Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Dấu chấm thường đặt ở cuối câu kể, đồng thời có khả
năng đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn.

Ví dụ: Tôi đi học.


2: Dấu phẩy (,)
- Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu. Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy. Khi đọc, gặp
dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn (thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm). Dấu
phẩy giúp cho các ý, các phần trong câu được phân cách rõ ràng.
- Dấu phẩy dùng để:
+ Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
+ Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.
+ Tách các vế câu ghép.
Ví dụ: Anh ấy thông minh, nhanh nhẹn và hài hước.
3: Dấu chấm hỏi (?): Dùng đặt cuối câu hỏi. Khi đọc câu có dấu chấm hỏi, cần nhấn mạnh vào nội
dung cần hỏi. Thời gian nghỉ lấy hơi sau dấu phẩy như dấu chấm. Sau dấu chầm hỏi, bắt đầu một
câu khác, phải viết hoa chữ cái đầu câu.
Ví dụ: Cuối tuần này bạn có rảnh không?
4: Dấu chấm than (dấu chấm cảm) (!): Là dấu câu dùng để đặt cuối câu cảm hoặc câu khiến. Khi
gặp dấu chấm cảm phải nghỉ hơi như dấu chấm.
Ví dụ: Cậu đã làm rất tốt!

5: Dấu chấm phẩy (;): Là dấu dùng đặt giữa các vế câu hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau. Khi
đọc phải ngắt ở dấu chấm phẩy, ngắt quãng dài hơn so với dấu phẩy và ngắn hơn so với dấu chấm.
Ví dụ: Hôm nay trời mưa; tôi không muốn ra ngoài.

6: Dấu hai chấm (:)


- Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại (dùng kèm dấu ngoặc kép
hoặc dấu gạch đầu dòng).
- Báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết minh cho bộ phận đứng trước nó.

Ví dụ: Điều quan trọng nhất là: không bao giờ từ bỏ hy vọng.

7: Dấu gạch ngang: (-)


- Đặt trước những câu hội thoại.
- Đặt trước bộ phận liệt kê.
- Dùng để tách phần giải thích với các bộ phận khác của câu.
- Dùng để đặt trước các con số, tên riêng để chỉ sự liên kết.

Ví dụ: Thấy tôi đến gần, ông hỏi tôi:


- Cháu con ai ?

8: Dấu ngoặc đơn () - Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn.


- Chỉ ra lời giải thích.

Ví dụ: Nguyễn Văn A (sinh năm 1990).

9: Dấu ngoặc kép “ ”


- Báo hiệu lời dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu tên một tác phẩm.
- Báo hiệu những từ trong ngoặc kép phải hiểu theo nghĩa khác với nghĩa vốn có của nó hoặc hiểu
theo nghĩa ngược lại, mỉa mai.
Ví dụ: " Thơ chính là tâm hồn" - M.Gorki.

10: Dấu chấm lửng (dấu ba chấm) …

- Biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động.


- Ghi lại những chỗ kéo dài của âm thanh.
- Chỉ ra rằng người nói chưa nói hết.
Ví dụ: cuộc sống, cơm áo, gạo tiền…

Câu 15: Anh chị hãy kể tên các dấu câu trong tiếng Việt và cho ví dụ minh chứng
1. Dấu chấm (.)
VD: Trời hôm nay rất lạnh.
2. Dấu phẩy (,)
VD: Học, học nữa, học mãi.

3. Dấu chấm hỏi (?)


VD: Thời tiết ngày mai như thế nào bạn nhỉ?

4. Dấu chấm than (!)


VD: Ôi trời! Con mèo đó đẹp quá.

5. Dấu ba chấm (...)


VD: Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Công Nghệ, ...là các trường thành viên của Đại học
Quốc gia HN.

6. Dấu chấm phẩy (;)


VD: Chị N nấu cơm cho anh em ăn, trở thành người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh
em không màng đến bản thân.

7. Dấu hai chấm (:)


VD: Hôm đi siêu thị, tôi đã mua: trứng gà, sữa tươi, bánh mì, rau củ...

8. Dấu gạch ngang (-)


VD: Tình hữu nghị giữa VN – TQ được xây dựng và duy trì từ lâu đời.

9. Dấu ngoặc đơn ( )


VD: Axit hyaluronic (HA) là một glycosaminoglycan tự nhiên có trong các mô liên kết
của cơ thể.

10. Dấu ngoặc kép (“”)


VD: Hàng loạt sách và giáo trình như “Cảm biến”, “Truyền động điện”... ra đời nhằm
thiết kế các hệ thống hộp số tự động với chất lượng cao.
11. Dấu ngoặc vuông ([ ])
VD: Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học [NXB Khoa học và Kỹ thuật].
Câu 18: Thế nào là đoạn văn?
- Đoạn văn là một phần nhỏ trong một văn bản, thường bao gồm một nhóm câu liên quan đến một
chủ đề hoặc ý chính cụ thể.
- Một đoạn văn có thể tỏ ra độc lập, nhưng thường được tích hợp vào cấu trúc lớn hơn của một bài
văn hay một tác phẩm văn học.
- Về mặt nội dung, đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.
- Mỗi đoạn văn diễn đạt một ý của văn bản, giữa các đoạn văn trong văn bản có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau dựa trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản.
- Một đoạn văn thường có ba phần chính:
Câu Chủ Đề: Đây là câu mở đầu của đoạn văn và thường là câu mô tả ý chính hoặc chủ đề của
đoạn. Câu chủ đề giúp định hình nội dung chính mà đoạn muốn truyền đạt
Câu Khai triển: Những câu này đi kèm sau câu chủ đề và cung cấp thông tin chi tiết, ví dụ, dẫn
chứng, hoặc lý do để hỗ trợ câu chủ đề. Chúng giúp phát triển và minh họa ý chính của đoạn
Câu Kết: Câu kết luận là câu cuối cùng của đoạn văn và thường tóm tắt ý chính của đoạn hoặc kết
luận một ý kiến. Nó có thể làm kết nối với câu chủ đề hoặc mở rộng ý kiến của đoạn về một khía
cạnh nào đó
Câu 20: Cấu trúc của một văn bản?
- Văn bản là một loại hình phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể
này sang chủ thể khác bằng ký hiệu gọi là chữ viết. Nó gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội
dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất
định. Hay nói khác đi, văn bản là một dạng sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được
thể hiện ở dạng viết trên một chất liệu nào đó (giấy, bia đá,...). Văn bản bao gồm các tài liệu, tư
liệu, giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định, được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước,
các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế... như: các văn bản pháp luật, các công
văn, tài liệu, giấy tờ.
Phần Mở Đầu:
 Giới Thiệu: Giới thiệu đề tài hoặc vấn đề mà văn bản sẽ đề cập. Thường có một câu hỏi, thông
tin chung, hoặc lý do làm cho độc giả quan tâm.
 Tuyên Bố Chủ Đề: Một câu tóm tắt ý chính của văn bản, nêu rõ quan điểm hoặc ý kiến mà tác
giả muốn truyền đạt.
Phần Chính:
 Đoạn Văn: Mỗi đoạn văn tập trung vào một ý chính. Có thể chứa thông tin hỗ trợ, ví dụ, và
luận điểm để giải thích ý chính.
 Phát Triển Ý: Cung cấp chi tiết, dẫn chứng, và lập luận để hỗ trợ và phát triển ý chính.
Phần Kết Luận:
 Tóm Tắt: Tóm tắt lại những điểm chính đã được đề cập trong phần chính.
 Kết Luận: Đưa ra nhận định cuối cùng, kết luận, hoặc mở rộng ý kiến. Cũng có thể chứa đề
xuất tương lai hoặc mời gọi độc giả hành động.

You might also like