You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI

Chuyên đề: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

ĐỀ BÀI:

1). Phân tích đặc điểm về từ ngữ địa phương (3 vùng Bắc– Trung–
Nam).

2). Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ, có nhận xét như sau "Từ
vựng nói chung biến đổi không ngừng bổ sung thêm nhiều từ ngữ
ngữ vào kho từ vựng chung". Thông qua việc phân tích các hiện
tượng từ ngữ mới hiện nay trong tiếng Việt (và tiếng Nhật). Hãy
chứng minh cho nhận định trên.

Họ và tên: Lê Thị Hằng

Lớp: Ngôn ngữ Nhật 1

Mã sinh viên: 2010500014

HÀ NỘI - 2021
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, thầy cô những
người đã luôn ở bên và giúp em hoàn thành được bài tiểu luận môn dẫn luận
ngôn ngữ này. Để hoàn thành bài tiểu luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nguyễn Trãi, khoa Quốc tế đã tạo mọi điều
kiện tốt nhất để em được học tập, rèn luyện và nghiên cứu trong suốt thời gian
qua.
- Quý thầy cô khoa Quốc tế nhất là các thầy cô ngành ngôn ngữ Nhật đã tận
tình truyền đạt những kiến thức và chỉ bảo, giúp đỡ tận tình trong suốt thời
gian nghiên cứu đề tài này.
- Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Hứa Ngọc Tân, người đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành bài
tiểu luận này. Thầy đã cho em nhiều ý kiến quý báu giúp em hiểu rõ những
điểm hạn chế trong đề tài của mình để hoàn thiện đề tài được tốt hơn.
- Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, động viên,
cũng như hộ trợ tận tình từ gia đình, bạn bè và quý thầy cô đã giúp em hoàn
thành tốt bài tiểu luận cuối kì này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 1 tháng 9 năm 2021


Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Hằng
BÀI LÀM

Câu 1 (4 điểm). Đặc điểm về từ ngữ địa phương (3 vùng Bắc – Trung –
Nam):
Khái niệm: Những từ thuộc một phương ngữ ( tiếng địa phương) nào đó
của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó,
thì được gọi là từ địa phương.

1.1) Những tương ứng – biến đổi trong phát âm (phụ âm đầu, phần
vần, ...)

1.1.1) Miền Bắc


- Thanh điệu: 6 thanh
- Phụ âm đầu: 23 phụ âm:  bán phân biệt s/x; tr/ch; r/d/gi; và phân biệt
v/d.
Chẳng hạn vùng biên giới phía Bắc và vùng hạ lưu sông Hồng và ven biển thì
phân biệt s/x; tr/ch; r/d/gi/ ; còn vùng đồng bằng Bắc Bộ lại bán phân biệt
- Phần vần: không phân biệt ưu/iu; ươu/iêu.
Chẳng hạn như: vùng đồng bằng Bắc Bộ ( trừ khu vực hạ lưu sông Hồng và
ven biển) thì phần vần có xu hướng biến đổi từ /r/ thành /gi/.
- Phụ âm cuối: có đầy đủ các âm ghi trong chính tả

1.1.2) Miền Trung


- Thanh điệu: 5 thanh, không phân biệt thanh ngã và thanh hỏi
- Phụ âm đầu: 23 phụ âm, phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch, v/d
Ví dụ ở Bình Trị thì phụ âm /nh/ -> /d/ ( cũ ).
- Phụ âm cuối: phụ âm / -n,-k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả 3
hàng. Tuy vậy, trong những từ chính trị - xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn
có các cặp âm cuối [ -nh, ch] và [ng, k ].
- Phần vần: ví dụ như ở Thừa Thiên - Huế: mất nhiều vần, vần biến đổi
(oi -> oai, anh-> ăn/ân, ach -> ăt, on ->oong, ông->ôông, iên->iêng,...)

1.1.3) Miền Nam


- Thanh điệu: 5 thanh, không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã
- Phụ âm đầu: 23 phụ âm. Có các âm phụ uốn lưỡi /ş, z, t / (chữ viết ghi
là s, r, tr). Ở Nam Bộ, có thể phát âm rung lưỡi [r]. So với các phương ngữ
khác, phương ngữ Nam thiếu phụ âm /v/, nhưng lại có thêm âm [w] bù lại;
không có âm /z/ và được thay thế bằng âm [j].
Chẳng hạn: ở Nam Bộ ở một số vùng thì phụ âm /r/ -> /g/,  bán phân biệt
/s/x/, /r/d/gi/, /tr/ch/.
- Phần vần: mất nhiều vần, biến đổi rất nhiều vần (â->ă, ô->ơ lẫn lộn,
êch->ơt...).

Ví dụ: Ở Bình Định:*ê /e/ → [i] trước -m, -p, -u; → [ɤ] trước -n, -t, -nh,
-ch và trong vần mở (zero).
*a, ă /a, ă/ → [æ]
Nhưng ở Nam Bộ thì lại có phần vần đồng nhất -in, -it, -un, -ut với -inh, -ich,
-ung, -uc.
- Phụ âm cuối: biến đổi /n/-> /ng/, /t/ -> /c/, âm /a/ và /ă/ biến động đa
dạng.

1.2) Những đặc điểm trong từ vựng

Phương ngữ Bắc: mang đầy đủ những đặc điểm về từ vựng của tiếng
Việt. Hệ thống từ láy, từ ghép, từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa đa dạng,
phong phú. Ngôn ngữ gợi cảm giàu hình ảnh, âm thanh với một số lượng lớn
từ tượng hình, tượng thanh.
Nhìn chung, phương ngữ Bắc Bộ luôn được coi là chuẩn mực, là cái gốc
để hình thành nên những phương ngữ khác.
Có những tổ hợp song âm nhưng Phương ngữ Nam chọn yếu tố thứ nhất
còn Phương ngữ Bắc chọn yếu tố thứ hai: dơ bẩn, đau ốm, lời lài, bao bọc,
mai mối, hư hỏng, dư thừa, kêu gọi, sợ hãi, hình ảnh, la mắng, bồng bế, hăm
dọa...
Cũng có những tổ hợp ngược lại Phương ngữ Bắc chọn yếu tố đầu,
Phương ngữ Nam chọn yếu tố sau: thóc lúa, dẫm đạp, đón rước, lau chùi, thứ
hạng, chăn mền, chậm trễ, tìm kiếm....

Phương ngữ Nam: có lớp đặc từ vựng phong phú, nhóm từ đồng âm với
từ toàn dân phong phú, chịu ảnh hưởng nhiều của tiếng Pháp từ thuần Việt
nên có lớp từ riêng và có hiện tượng tạo lớp từ riêng. Ngôn ngữ giàu tình
hình tượng, so sánh cụ thể, giàu tính cường điệu khuếch đại, giàu tính dí
dỏm, hài hước, khỏe khoắn. Giàu biểu cảm chú ý mưc độ tình cảm hơn logic
dùng nhiều thán từ ngữ khí từ giàu tính bình dân giản dị mộc mạc.
Chẳng hạn: nhiều từ vựng phương ngữ miền Nam có nguồn gốc từ bối
cảnh sông nước, đặc điểm tự nhiên của miền Tây Nam Bộ, như: có giang,
quá giang, anh em cọc chèo (phân biệt chèo lái, chèo kế, chèo mũi) chỉ anh
em đồng hao ở ngoài Bắc, khẳm (chỉ thứ gì nhiều quá ví dụ khẳm tiền), chìm
xuồng (chỉ vụ việc bị lãng quên), tới bến, xuống nước...

Phương ngữ Trung: từ vựng phương ngữ Trung còn mang tính chất của
phương ngữ chuyển tiếp, lớp từ đặc phương ngữ khá phong phú, còn mang
nhiều yếu tố cổ và có hệ thống từ đồng âm, từ đồng nghĩa phong phú.
Ví dụ so sánh sự khác nhau về từ vựng giữa ba miền Bắc - Trung - Nam:

Bảng so sánh từ vựng về một số đại từ giữa các phương ngữ:

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam

Này Ni/ nì Nầy

Thế này Ri Vầy

Ấy Nớ/ tê Đó

Sao/ thế nào Răng Sao

Tôi Tui Tui

Tao Tau Tao / qua (wa)

Mày Mi Mầy

Ông ấy Ôông nớ Ổng


Chị ấy Ả nớ Chỉ
.... .... ....

Bảng so sánh từ vựng về danh từ giữa các phương ngữ:

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam

Lợn Lợn Heo

Ngan Ngan Vịt xiêm

Dọc mùng Môn ngọt Bạc hà

Dứa Gai Thơm / Khóm

Chăn Chăn Mền

Bát Đọi Chén


Muôi Môi Vá

Bút Bút Viết


..... ..... .....

Bảng so sánh từ vựng của một số động từ giữa các phương ngữ:

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam

Dùng Dùng Xài

Là Là Ủi

Ngã Bổ Té

Xơi / ăn Ăn Ăn

Mắng Chưởi Chửi

Rẽ Quẹo Quẹo

Nhìn Ngó

Vặt Bẻ
..... ..... .....

Bảng so sánh từ vựng của một số tính từ giữa các phương ngữ:

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam

Gầy Gầy ( Thanh Nghệ Tĩnh) Ốm


Ốm ( Bình Trị Thiên)
Béo Béo ( Thanh Nghệ Tĩnh) Mập, ú
Mập ( Bình Trị Thiên)
Muộn Muộn (Thanh Nghệ Tĩnh) Trễ
Trễ ( Trị Thiên)
Buồn Nhột Nhột

Thủng Lủng (Lộc Hà, Hà Tĩnh) Lủng


Thủng
Kiêu Chảnh ( Bình Trị Thiên) Chảnh

Lác (mắt) Lé ( Bình Trị Thiên) Lé

Hỏng Hư Hư
..... ..... .....

1.3) Những vấn đề về ngữ pháp giữa các phương ngữ

Ngữ pháp phương ngữ ba miền Bắc - Trung - Nam tương đối thống nhất
với hệ thống ngữ pháp toàn dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số khác biệt về mặt
ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ miền Bắc được dùng nhiều trong các kênh thông tin đại
chúng của quốc gia như Đài Truyền hình Việt Nam và được coi như là ngôn
ngữ toàn dân. Bên cạnh những đặc điểm chung thì phương ngữ Bắc cũng có
một số đặc điểm điểm hình để phân biệt với các phương ngữ khác như:
- Về hệ thống đại từ chỉ định và nghi vấn: này, thế này, ấy, thế ấy, kia,
kìa, đâu, thế nào,...
- Về hệ thống đại từ xưng hô: tôi, tao, chúng tôi, chúng tao, mày, chúng
mày, nó, chúng nó, ông ấy, bà ấy,...
- Về đại từ hóa danh từ: Những từ có tần số xuất hiện cao như “ấy”, “với
lại”, được rút ngắn trong phương ngữ Bắc, nhưng không tạo thành một
phương thức ngữ pháp như “ấy” thành “ý” (anh ý, chị ý) “Với” thành mí (đi
mí tôi), “chứ lại” thành “chú ly”.

Ngữ pháp phương ngữ miền Trung tương đối thống nhất với hệ thống
ngữ pháp của ngôn ngữ toàn dân. Bên cạnh đó, vẫn có một số nét khác biệt về
mặt ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân và các phương ngữ khác. Ngữ pháp
của phương ngữ Trung có sự thống nhất nhưng lại không đồng nhất với ngôn
ngữ toàn dân:
- Hệ thống đại từ chỉ định, nghi vấn đối ứng với hệ thống từ toàn dân:
tức là mỗi từ chỉ trỏ, nghi vấn ở từ toàn dân thì phương ngữ miền Trung có
một từ khác tương ứng với nó như: ni, mô, răng, rứa, tê, tề, ri, chi, nớ....
Chẳng hạn như :
“ Răng mà cứ theo tui hòa rứa
Cái ông ni có dị chưa tề
Sáng chiều trưa hai buổi đi về
Đưa với đón làm răng không biết

Ôi đôi mắt sao mà thiết tha


Đừng nhìn làm ngượng bước chân tui
Lá thơ tình ông gởi làm chi
Thầy mẹ biết rầy la tui chết”.
( Mường Mán, Đồng Khánh ngày xưa)
- Hệ thống đại từ xưng hô khá phong phú và đối ứng với ngôn ngữ toàn
dân như: tui, tau, bầy tui, bầy choa, mi, bây, bọn hắn, bọn bây, hắn, nghỉ....
- Không có hiện tượng đại từ hóa danh từ.

Cuối cùng, ngữ pháp phương ngữ miền Nam cũng có những đặc điểm
riêng biệt đối với hệ thống ngữ pháp toàn dân và hai phương ngữ trên. Và chỉ
có riêng ở vùng miền Nam như:
- Hệ thống đại từ chỉ định, nghi vấn: nầy, rày, nè, vầy, như vầy, đó, vậy,
vậy đó, chi, zậy,.....
- Hệ thống đại từ xưng hô: tui, tao, qua ( wa), tụi tui, nó, mầy, tụi mầy,
bây, bay, ổng, bả, cổ, chỉ, ảnh....
- Hiện tượng đại từ hóa danh từ tồn tại thành một hệ thống, là phương
thức ngữ pháp sử dụng rộng rãi: hôm - ‘hổm’, ngoài - ‘ngoái’, trên - ‘trển’,....
Câu 2: Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ, có nhận xét như sau
"Từ vựng nói chung biến đổi không ngừng bổ sung thêm nhiều từ ngữ
ngữ vào kho từ vựng chung". Thông qua việc phân tích các hiện
tượng từ ngữ mới hiện nay trong tiếng Việt (và tiếng Nhật). Hãy
chứng minh cho nhận định trên.

BÀI LÀM

You might also like