You are on page 1of 31

BÀI TẬP NHÓM

TÌM HIỂU VỀ PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT


CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM
1. Khái niệm chung về phong cách học tiếng việt
- Khái niệm phong cách và phong cách học
 Phong cách và Phong cách học không hoàn toàn giống nhau mặc dù
đều là những khái niệm được du nhập từ ngôn ngữ học Châu Âu.
 Trong lý luận văn học, thuật ngữ “Phong cách được dùng để chỉ đặc
điểm sáng tác của một nhà văn , của tác phẩm hay trào lưu văn
học ,…bao hàm cả các vấn đề về thi pháp trong đó có thế giới quan
sáng tác , cá tính sáng tạo của một nhà văn hoặc của nhiều nhà văn
thuộc vùng một trào lưu( VD: phong cách thơ lãng mạn, ..)
 Trong nghiên cứu văn hóa, phong cách được dùng để chỉ những đặc
điểm văn hóa mang tính dân tộc, thời đại (VD: Phong cách Á Đông,
phong cách dân tộc,..)
 Trong điêu khắc, hội họa, phong cách được biểu thị một cách thức,
trường phái sáng tác (vd: phong cách tả thực, phong cách truyền
thống,…)
 Trong nghệ thuật biểu diễn, phong cách được dùng để chỉ đặc điểm
về nghệ thuật trình bày (Phong cách biểu diễn dân gian,..)
 Trong thể thao, phong cách dùng để chỉ lối chơi trong thi đấu
 Phong cách học mà chúng ta nghiên cứu thực chất là phong cách học
ngôn ngữ. Đó là bộ môn khoa học nghiên cứu những đặc điểm và
phong cách sử dụng ngôn ngữu trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
- Phong cách và chuẩn mực
Khi nghiên cứu phong cách học, chúng ta không thể không bàn đến khái
niệm chuẩn mực
 Chuẩn trước hết là những thói quen giao tiếp được định hình về mặt
xã hội và được chấp nhận trong cảm thức ngôn ngữ của người bản
ngữ.
 Sự phân biệt giữa chuẩn và không chuẩn là rất cần thiết trong nghiên
cứu phong cách học. Cái đúng là cơ sở để tạo nên cái chuẩn nhưng
chưa phải là chuẩn. Để cho cái đúng trong ngôn ngữ trở thành chuẩn
thì cần phải xem xét nó trong một hoàn cảnh cụ thể, trong một phong
cách chức năng cụ thể.
 Xem xét hiện tượng chuẩn trong phong cách chức năng thực chất là
đưa những tiêu chuẩn lý thuyết vào kiểm nghiệm trong thực tế.
Chuẩn bao gồm cả những bộ quy tắc được định hình và những cái
đang xuất hiện. Do đó, chuẩn không phải là khái niệm bất biến mà
vận động theo thời gian, vừa có sự ổn định lại vừa có tính biến đổi
nhưng là biến đổi từ từ.
 Chuẩn ngữ âm được đặ ra khi có hai hay nhiều biến thể phát âm cho
cùng một từ, là chuẩn, là hiện thượng được dùng chung trong toàn
quốc gia, cho mọi lĩnh vực giao tiếp, mọi phong cách chức năng.
 Chuẩn từ vựng
 Chuẩn chính tả là những quy định cụ thể về cách viết, các phiên âm
cho từng âm cụ thể
 Chuẩn ngữ pháp là bộ những quy tắc quy định cho việc tổ chức câu
trong quá trình giao tiếp.
- Chuẩn ngôn ngữ và chuẩn phong cách:
 Chuẩn phong cách được xây dựng từ cơ sở của chuẩn ngữ pháp và
chuẩn ngôn ngữ.
 Chuẩn là những quy ước được hình thành về mặt xã hội sau một quá
trình phát triển dựa vào các nhân tố ngôn ngữ và những điều kiện
khách quan của lịch sử xã hội.
- Phong cách ngôn ngữ và phong cách lời nói.
 Phong cách ngôn ngữ không phải là một khái niệm chung. Nói tới
phong cách ngôn ngữ là nói tới một phong cách chức năng cụ thể,
trong đó cách sử dụng ngôn ngữ đã được định hình về mặt thời gian
và về mặt xã hội. Có thể nói phong cách ngôn ngữ chính là sự lặp lại
một số kiểu lời nói để tạo thành các khuôn mẫu nhất định trong từng
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
 Phong cách lời nói là cái gắn liền với cách sử dụng ngôn ngữ của cá
nhân. Về bản chất, phong cách lời nói chính là sự cụ thể hóa phong
cách ngôn ngữ , là biến dạng phong phú của phong cách ngôn ngữ .
Về mặt đồng đại thì phong cách ngôn ngữ và phong cách lời nói hỗ
trợ lẫn nhau. Cái này là nguyên nhân phát triển cái kia và ngược lại.
Sự phát triển của phong cách lời nói sẽ làm cho phong cách ngôn
ngữ luôn đổi mới, khôn đơn điệu và nhàm chán.
 Phong cách ngôn ngữ và phong cách lời nói là những khái niệm rất
quan trọng của phong cách học. Đó là những khái niệm cơ sở giúp
cho ta nghiên cứu nhiều hiện tượng thú vị trong giao tiếp ngôn ngữ,
nhất là các hiện tượng ngôn ngữ thuộc phong cách văn học nghệ
thuật.
- Màu sắc phong cách – màu sắc tu từ
 Màu sắc phong cách là khái niệm gắn bó với phong cách ngôn ngữ,
tức là gắn với một phong cách chức năng cụ thể. Thể hiện qua những
đặc trưng cơ chung về việc dùng từ, đặt câu ở từng phong cách chức
năng cụ thể. Màu sắc phong cách có tính ổn định tương đối và có giá
trị thông dụng.
 Màu sắc tu từ gắn liền với phong cách lời nói. Nó là cái hình thành
có tính chất âm thời, là phần giá trị biểu cảm, đánh giá của người nói
nhằm tăng thêm tính tình thái của lời nói trong hoạt động giao tiếp.
 Một sự khác biệt giữa màu sắc phong cách và màu sắc tu từ là ở tính
khách quan- chủ quan trong cách biểu hiện. Màu sắc phong cách là
tập hợp những đặc điểm mang tính khác biệt của phong cách chức
này với phong cách chức năng kia nên nó mang tính khách quan.
Còn màu sắc tu từ thể hiện cái riêng trong cách thức truyền đạt thông
tin của người nói nên nó mang ý đạm tính chủ quan.
 Giữa màu sắc phong cách và màu sắc tu từ thường có sự chuyển hóa
lẫn nhau. Một số yếu tố của màu sắc tu từ được dùng lặp lại nhiều
lần, sẽ dần dần ổn định và đi vào hệ thống các yếu tố của màu sắc
phong cách . Ngược lại, yếu tố vốn thuộc màu sắc phong cách mà
mất đi giá trị ban đầu mà vẫn được sử dụng thì sẽ tạo thành màu sắc
tu từ.
- Phong cách và phong cách chức năng
 Phong cách là những biểu hiện mang tính đặc trưng cho một sự vật,
hiện tượng hay hành động nhằm khu biệt nó vwois sự vật , hiện
tượng hay hành động khác.
 Phong cách chức năng là khái niệm dùng để chỉ dạng thức tồn tại
của ngôn ngữ trong những phạm vi giao tiếp nhất định của đời sống.

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU


1. Ở phương Tây
- Ở phương Tây theo truyền thuyết, vào thế kỉ thứ V trước CN ở đảo Sicie,
hai nhà hùng biện là corax và tisias đã sang tạo ra môn tu từ học, nghiên
cứu hoạt động ngôn từ với tư cách là diễn từ. sau này các nhà hùng biện
Hy Lạp và La Mã dù có nhấn mạnh bộ phận này hay bộ phận khác của tu
từ học nhưng về đại thể vẫn giữ lại những nét chung tiêu biểu.
- Đến thế kỉ IV-III trước CN , một số triết gia Hy Lạp và La Mã như praton,
democrite,… đã hình thành nên một môn học là Rheetorike. Đến thế kỉ I
trước CN, Virgile, nhà thơ La Mã đề xuất ý kiến về sự phân chia các phong
cách diễn đạt.
- Đầu thế kỷ XX, khoa học ngôn ngữ trên thế giới bước vào 1 thời kì mới,
mở đầu bằng hệ thống các luận điểm trong bài giảng của nhà ngôn ngữ học
người Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure. Ông đã đào tạo ra nhiều nhà ngôn
ngữ giỏi trên thế giới.
- Năm 1909, quyển khảo luận về phong cách học tiếng pháp của Charles
Bally ra đời, trong đó tác giả đề cập những vấn đề về đối tượng, nội dung,
phương pháp nghiên cứu của phong cách học Charles Bally được coi như
là người đề xướng và khai sinh cho ngành phong cách học ở nước Pháp nói
riêng và trên thế giới nói chung.
- Suốt nửa đầu thế kỉ, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm nhiều
đến các vấn đề ngôn ngữ học đại cương, lí luận âm vị học, lí luận ngữ pháp
mà ít quan tâm tới phong cách học, phong cách học chỉ thực sự phát triển
mạnh ở nửa sau thế kỉ XX.
2, Ở phương Đông.
- Vào thế kỉ IV Trc CN, Mặc Tử đã có những ý kiến bàn luận về sự biến
hóa của lời nói trong các văn cảnh khác nhau bằng khái niện thiên hành.
Đó thực chất là bàn luận về sự hành chức của các đơn vị ngôn ngữ trong
thực tiền nói năng
3, Ở Việt Nam
Trong các quyển vân đài loại ngữ, kiến văn tiểu lục, Lê Qúy Đôn cho
biết các nhà trí thức Việt Nam như Hoàng Đức Lương, Phùng Khắc
Khoan, Lê Hữu Kiều,… đã có những ý kiến bàn luận về cách luyện văn,
luyện câu , luyện chữ nghĩa trong văn chương. Từ cuối thế kỷ XIX đến
khoảng trước 1964, nhiều học giả đã nghiên cứu, khảo sát và khái quát
những vấn đề về ngữ pháp ngữ âm. Từ vựng của tiếng việt như Trương
Vĩnh Kí, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ,…

CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI PHONG CÁCH CHỨC NĂNG


TRONG TIẾNG VIỆT
6 phong cách chức năng trong tiếng Việt hiện đại: 1. Phong cách khẩu ngữ tự
nhiên; 2. Phong cách hành chính – công vụ; 3. Phong cách khoa học, 4. Phong
cách báo chí; 5. Phong cách chính luận và cuối cùng là Phong cách nghệ thuật
trên các bình diện như: định nghĩa, đặc điểm cơ bản, kết cấu, vấn đề sử dụng từ
ngữ, khả năng chuyển hóa phong cách, vai trò, điểm nổi bật của một số yếu tố
trong phong cách; các dạng thức tồn tại của từng phong cách chức năng…

I. PHONG CÁCH KHẨU NGỮ


1. KHÁI NIỆM
1.1. Tên gọi
+ Phong cách khẩu ngữ
Có 2 biến thể phong cách khẩu ngữ:
+ Phong cách khẩu ngữ tự nhiên
+ Phong cách khẩu ngữ văn hoá
1.2. Định nghĩa
Phong cách khẩu ngữ là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp sinh
hoạt
hằng ngày của cá nhân, có tính chất tự nhiên, tự phát, không chuẩn bị trước.
Chẳng hạn ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình, bạn bè, hàng xóm, láng giềng, ...
nói về những đề tài thường ngày của cuộc sống.
Ví dụ:
+ Một đoạn hội thoại của sinh viên:
– Lan: Ê tụi mày! Nghe nói ngày mai được nghỉ.
– Hoa: Thiệt hông mày? Nói xạo tao cho đi Tây Thiên đó cưng.
– Lan: Tao xạo mày làm gì? Để được hưởng bổng lộc nhà nước hả? (cười
lớn). Mai nghỉ, đi kara xả xì trét đi tụi bây!
– Hùng: Biết nghỉ hay không mà rủ nhau chí chóe vậy. Mất công mấy bữa
được “miễn thi” cả lũ chứ chơi à.
1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách
1.3.1. Vai giao tiếp
Vai giao tiếp cá nhân.
1.3.2. Nội dung giao tiếp
Những vấn đề thông thường trong cuộc sống hằng ngày (một mẩu tâm sự, một
câu thăm hỏi, một lời đàm tiếu, một thái độ phản ứng tức thì, …).
1.3.3. Mục đích giao tiếp
Tiếp xúc, tạo lập quan hệ cá nhân, thông tin về cuộc sống hằng ngày.
1.3.4. Hoàn cảnh giao tiếp
Đối thoại trực tiếp (hoặc bán trực tiếp qua điện thoại, qua internet như yahoo,
messenger, facebook, skype), thân mật, không mang tính chất chính thức xã hội.
1.4. Dạng thức ngôn ngữ
Dạng thức ngôn ngữ nói (đàm thoại hằng ngày) là chủ yếu.
Có thể bằng hình thức ngôn ngữ viết: thư cá nhân, nhật ký cá nhân.
2. CHỨC NĂNG
Trao đổi tư tưởng tình cảm (chức năng giao tiếp hiểu theo nghĩa hẹp).
3. ĐẶC TRƯNG
Có 3 đặc trưng:
+ Tính tự nhiên (phi nghi thức)
+ Tính cảm xúc
+ Tính cụ thể
+ Tính cá thể
3.1. Tính tự nhiên
Ngôn ngữ trong phong cách khẩu ngữ là ngôn ngữ tự nhiên, tự phát của một người
cụ thể, gắn chặt với một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Đó là loại ngôn ngữ không có “tính chuẩn bị trước”, không gọt giũa, trau chuốt,
không hướng về chuẩn mực.
3.2. Tính cảm xúc
Ngôn ngữ khẩu ngữ luôn có sắc thái biểu cảm rõ ràng, thể hiện một thái độ, một
cách đánh giá, một cách quan niệm về đối tượng được nói đến.
Ngôn ngữ khẩu ngữ tiếng Việt thường có khuynh hướng sắc thái biểu cảm âm
tính.
3.3. Tính cụ thể
Lời nói của phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ bao giờ cũng cụ thể, hình ảnh, điều
đó phù hợp với hình thức giao tiếp trực tiếp, tức thời.
3.4. Tính cá thể
Trong nói năng hằng ngày, mỗi người ít nhiều đều có phong cách, sắc thái riêng.
Sắc thái riêng đó có thể là về cách phát âm hoặc cách dùng từ, đặt câu, cách sử
dụng phép tu từ, hoặc là cách trình bày, lập luận, diễn đạt, … Để hiểu đúng ý
tưởng của ngôn ngữ khẩu ngữ, nhiều khi phải nắm được sắc thái, thần thái riêng
này của người nói, vì nó làm khúc xạ khá nhiều nội dung đang được trình bảy.
4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
4.1. Ngữ âm
Không mang tính chuẩn mực, không theo chuẩn mực.
Giọng điệu, cách phát âm mang màu sắc riêng của cá nhân, gắn liền với một địa
phương, một tầng lớp người hoặc một nghề nghiệp nhất định.
Thường sử dụng các hình thức lược âm, biến âm.

hăm ba ← hai mươi ba; phỏng ← phải không; hợp ← hợp tác xã; thanh ← thanh

tra (/thanh toán); …


Hay sử dụng các yếu tố ngữ điệu như kéo dài, nhấn giọng, ngắt giọng, ... để tạo
sự chú ý, tăng sức biểu cảm. Ví dụ:
- Mày mà không về đây thì bà g . . i . .ế . . t mày đi!
- Lấy vợ mà đẻ ra con thì ai chẳng lấy được, lấy vợ mà ĐẺ ra tiền mới khó
con ơ . . i !
4.2. Từ ngữ
Phong cách khẩu ngữ có một lớp từ ngữ riêng, rất phong phú, đa dạng. Đó là lớp
từ ngữ khẩu ngữ, một lớp từ chuyên dùng cho giao tiếp thường ngày, vừa đóng
vai trò rất quan trọng cho việc tái hiện ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác văn
chương.
Từ ngữ khẩu ngữ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, biểu cảm:
Mới sáng mồng một, vừa mở mắt đã quàng quạc cái mồm như con quạ khoang.
Đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết nó ra, tội vạ đâu ông chịu.
4.3. Ngữ pháp
Thường dùng loại câu rút gọn, câu đặc biệt, câu không đầy đủ cấu trúc.
Câu văn khẩu ngữ thường lược bớt các quan hệ từ, thêm nhiều từ ngữ chêm xen,
đưa đẩy, nhiều trợ từ, thán từ.
Câu văn bị giãn ra, nhiều từ ngữ bị dư, lượng thông tin ý niệm thấp. Độ dài câu
văn thường ngắn (thường khoảng 5 – 25 âm tiết).
Cấu trúc nói chung là đơn giản, thiên về cấu trúc đề – thuyết.
4.4. Tu từ
Dùng rất nhiều phép tu từ khác nhau, sinh động, đặc sắc.
Những phép tu từ mà phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ hay sử dụng: ẩn dụ, hoán
dụ, nhân hóa, vật hóa, thậm xưng, nhã ngữ, chơi chữ, . . .Ví dụ:
- Chú mày phải nói năng cẩn thận, coi chừng có ngày mất chỗ đội nón! (Hoán
dụ)
- Có chuyện gì nó cũng lên hót lại với cô giáo chủ nhiệm (Vật hóa).
- Cậu em không biết mình đây là dân mặc áo chuyên gia, đi xe cố vấn à?
(Chơi chữ)
4.5. Kết cấu diễn ngôn
Các phát ngôn không tập hợp thành một diễn ngôn chặt chẽ, thống nhất về đề tài,
chủ đề, lôgic.
Liên kết phát ngôn hội thoại mang tính liên tưởng tự do (ngẫu hứng, chuyện nọ
xọ chuyên kia).

II. PHONG CÁCH HÀNH CHÍNH


1. KHÁI NIỆM
1.1. Tên gọi
+ Phong cách hành chính, phong cách ngôn ngữ hành chính
+ Phong cách hành chính – công vụ (Cù Đình Tú – Lê Anh Hiền – Nguyễn Thái
Hoà, Võ Bình 1982), phong cách văn phòng (Lê Đức Trọng 1993), phong cách
hành chính sự vụ (Một số tác giả khác).
1.2. Định nghĩa
Phong cách hành chính là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp của
việc quản lý, điều hành, tổ chức hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể,
hoặc giữa các cá nhân với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể.
Ví dụ ngôn ngữ trong:
+ một cuộc họp cơ quan, công ty, xí nghiệp
+ quyết định bổ nhiệm cán bộ
+ giấy triệu tập
+ luật, sắc lệnh, …
1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách
1.3.1. Vai giao tiếp
Vai giao tiếp của người giao tiếp trong phong cách hành chính là vai giao tiếp xã
hội:
+ giữa các tổ chức hành chính
+ giữa thành viên trong một tổ chức hành chính
+ giữa người dân, công dân với một tổ chức hành chính.
Xét về vị thế, vai giao tiếp trong phong cách hành chính có thể là:
+ ngang cấp
+ khác cấp: trên cấp, dưới cấp
Vị thế giao tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến ngữ khí của văn bản hành chính, nhất là
hệ thống các từ ngữ yêu cầu phải thực thi những nội dung truyền đạt trong văn
bản, như: yêu cầu, đề nghị, bắt buộc phải, cần, nên, cấm, tuyệt đối cấm, …
1.3.2. Nội dung giao tiếp
Những vấn đề thuộc công tác hành chính (quản lý, điều hành bộ máy tổ chức nhà
nước, quản lý xã hội, …) mang tính pháp lý.
1.3.3. Mục đích giao tiếp
Thông báo để nhận thức và thực hiện.

1.3.4. Hoàn cảnh giao tiếp


Mang tính chính thức, nghi thức.
1.4. Dạng thức ngôn ngữ
1.4.1. Hình thức ngôn ngữ viết (tiêu biểu, phổ biến)
Các loại văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ ngôn ngữ hành chính:
+ Văn bản hành chính – pháp luật: hiến pháp, luật, sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định,
điều lệ, quy chế, nội quy, quy định, . . .
+ Văn bản hành chính – ngoại giao: hiệp định, hiệp ước, thông cáo, quốc thư,
công hàm (công văn ngoại giao của nước này gửi cho nước khác), giác thư (thư
ngoại giao của chính phủ nước này gửi cho chính phủ nước khác), bị vong lục
(văn bản ngoại giao do chính phủ hoặc bộ ngoại giao công bố), . . .
+ Văn bản hành chính quân sự: lệnh, điều lệnh, chỉ thị, ...
+ Văn bản văn thư: đơn từ, biên bản, hợp đồng, báo cáo, thông tư, công văn, quyết
định, . . .
1.4.2. Hình thức ngôn ngữ nói
+ Lời phát biểu, trình bày của các thành viên của một tổ chức hành chính trong
một cuộc họp, một hội nghị, trong buổi xử án, …
+ Lời đối thoại giữa một cá nhân với đại diện của một cơ quan tổ chức trong một
buổi làm việc có tính chất hành chính, ...
2. CHỨC NĂNG
Thông báo – cầu khiến (yêu cầu phải thực hiện).
Một số tài liệu khác: thông báo – ý nguyện (hiệu lệnh, sai khiến).
Mỗi văn bản hành chính đều có chức năng thông báo một điều gì đó về công tác
hành chính – nhà nước, và đòi hỏi người có trách nhiệm phải thực hiện một việc
gì đó trong một giới hạn thời gian nhất định.
Văn bản hành chính luôn có một giá trị pháp lý và một hiệu lực pháp lý nhất định.
3. ĐẶC TRƯNG
Có 3 đặc trưng cơ bản:
+ Tính nghiêm túc – khách quan
+ Tính chính xác – minh bạch
+ Tính khuôn mẫu
3.1. Tính nghiêm túc – khách quan
Giao tiếp trong phong cách hành chính là dạng điển hình nhất của hình thức giao
tiếp chính thức, nghi thức. Phong cách giao tiếp: nghiêm túc, trịnh trọng, trang
trọng.
Cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết vấn đề trong ngôn ngữ hành chính phải xuất
phát từ cách nhìn nhận chung của cả một tập thể, một tổ chức.
Ngôn ngữ hành chính nói chung phải trung hòa về sắc thái biểu cảm, không tỏ ra
khinh hay trọng, tán dương hay chê ghét, ngoại trừ những văn bản có tính chất
hành chính ngoại giao, hoặc những lời nói hành chính có tính chất công thức lễ
tân.
3.2. Tính chính xác – minh bạch
Ngôn ngữ hành chính luôn yêu cầu có tính chính xác, chặt chẽ ở mức độ cao nhất.
Vì điều này liên quan đến hiệu lực pháp lý của văn bản hành chính.
Từ ngữ trong văn bản hành chính phải đơn nghĩa. Câu văn cũng phải đơn nghĩa.
Các cách thức hạn định để làm cho từ ngữ, hoặc câu văn của ngôn ngữ hành chính
được chính xác luôn được đề cao.
- (Dùng định ngữ mở rộng để hạn định khái niệm)
- (Dùng thành phần giải thích, chú thích để xác định khái niệm)
- (Dùng dấu chấm phẩy để chính xác hóa cấu trúc)
Nói chung, về nguyên tắc, ngôn ngữ hành chính phải hướng tới đại chúng là
những người tiếp cận và thực hiện nó. Vì vậy ngôn ngữ hành chính phải rõ ràng,
minh bạch để đại đa số quần chúng đọc và hiểu được.
Để làm được như vậy, từ ngữ và cách đặt câu của ngôn ngữ hành chính phải tương
đối giản dị, dễ hiểu. Các thuật ngữ khó hiểu phải được giải thích, định nghĩa một
cách rõ ràng. Từ Hán Việt phải dùng hạn chế, nếu có thể thì thay hoặc bổ sung
bằng từ ngữ thuần Việt tương đương.
Ví dụ : Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn, sinh sống và
cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền
và nhân dân địa phương. (Bộ luật hình sự (1999), điều 38)
3.3. Tính khuôn mẫu
Cách trình bày, diễn đạt của ngôn ngữ hành chính phải tuân theo những quy định
nhất định mang tính chất thể thức hành chính.
Cách đặt câu của ngôn ngữ hành chính phải theo những khuôn mẫu câu hành
chính.
Văn bản hành chính thường xây dựng theo những kiểu cấu trúc có sẵn, với hai
dạng : (1) dạng mẫu có sẵn, người viết chỉ cần điền vào; (2) dạng theo mẫu hướng
dẫn chung.
4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
4.1. Ngữ âm, chữ viết, hình thức trình bày
Phải tuân theo những quy định có tính chất chuẩn mực chính thức.

– Ngữ âm: Phải phát âm theo chuẩn, hướng theo chuẩn, tránh cách phát âm
địa phương và những lỗi phát âm.

– Chữ viết: Phải theo những quy định chính tả của cơ quan có thẩm quyền
(Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Quốc hội).

– Hình thức trình bày: Phải tuân theo những quy định về thể thức trình bày
do các cơ quan nhà nước quy định.
Ví dụ: văn bản thông báo tuyển dụng
4.2. Từ ngữ

– Phong cách ngôn ngữ hành chính có một lớp từ ngữ riêng gọi là lớp từ ngữ hành
chính.
Đây là lớp từ ngữ tương đối phong phú, đơn nghĩa, trung hòa về sắc thái biểu cảm.
Ví dụ : theo đề nghị, căn cứ vào, nay ban hành, chịu trách nhiệm, vấn đề thứ nhất
là, vấn đề thứ hai là, . . ., Uỷ ban nhân dân, Viện Kiểm sát, Chánh thanh tra, Giám
đốc, Vụ trưởng, …
– Từ ngữ hành chính chủ yếu là lớp từ Hán – Việt, chiếm tỷ lệ khoảng 75%
đến 85%, vì lớp từ này đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ, nghiêm túc.

– Từ ngữ trong phong cách hành chính phải được sử dụng tuyệt đối chính
xác; không (hoặc hạn chế tối đa) sử dụng từ ngữ địa phương, những cách nói
mang tính chất khẩu ngữ.

– Xuất hiện nhiều từ ngữ mang tính chất cầu khiến (sai khiến, cấm đoán) do
đòi hỏi yêu cầu phải thực hiện (hoặc không được thực hiện), như: đề nghị, yêu
cầu, phải, cần, nên, thi hành, thực hiện, …
4.3. Ngữ pháp

– Phong cách ngôn ngữ hành chính thích dùng loại câu đầy đủ về cấu trúc,
chặt chẽ, chính xác, đơn nghĩa.

– Độ dài của câu văn hành chính tương đối lớn, cấu trúc thường có nhiều
tầng bậc.

– Sử dụng nhiều quan hệ từ, nhiều từ ngữ liên kết, nhiều loại dấu câu để nâng
cao tính chính xác.

– Sử dụng nhiều loại câu theo khuôn mẫu định sẵn (“khuôn câu hành chính”).

– Trong văn bản hành chính thường xuất hiện những cách xuống dòng đặc
biệt. Câu văn thường trải rộng, có khi hầu như bao quát cả văn bản (toàn văn bản
thực chất chỉ có một câu văn).
4.4. Tu từ
Phong cách ngôn ngữ hành chính không sử dụng các phép tu từ vì phong cách
ngôn ngữ này không có nhu cầu diễn đạt hình ảnh, biểu cảm.
Phong cách hành chính đối lập với cách diễn đạt của phép tu từ.
4.5. Kết cấu văn bản
Cấu trúc văn bản hành chính phải mang tính chính xác, chặt chẽ, chuẩn mực và
thống nhất toàn quốc.
Văn bản hành chính có kết cấu khuôn mẫu, bắt buộc phải tuân theo, không cho
phép sự sáng tạo cá nhân (đối lập với phong cách văn chương).
Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm
5. CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIỂU
5.1. Văn bản hành chính – pháp luật: Hiến pháp, Luật, Sắc lệnh, Pháp lệnh,
Nghị định, Điều lệ, Quy chế
5.2. Văn bản hành chính – ngoại giao: Hiệp định, Hiệp ước, Thông cáo, Quốc
thư, Công hàm, Giác thư, Bị vong lục
5.3. Văn bản hành chính quân sự: Lệnh, Điều lệnh, Chỉ thị
5.4. Văn bản văn thư (đơn từ, biên bản, hợp đồng, báo cáo, thông tư, công văn,
quyết định, …
III. PHONG CÁCH KHOA HỌC
1. KHÁI NIỆM
1.1. Tên gọi
Phong cách khoa học, phong cách ngôn ngữ khoa học.
1.2. Định nghĩa
Phong cách khoa học là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa
học của những người nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến khoa học.
Phong cách khoa học là một phong cách ngôn ngữ tiêu biểu cho những thành tựu
phát triển của tiếng Việt hiện đại và rất cần thiết cho nhu cầu giao tiếp, thông tin
của con người trong xã hội công nghệ, kỹ thuật.
Đây là phong cách tiêu biểu của ngôn ngữ nghi thức, được xây dựng trên cơ sở
tư duy lôgic và có sự đối lập rõ rệt với phong cách văn chương (tư duy hình tượng).
Phong cách ngôn ngữ khoa học của tiếng Việt ra đời muộn (đầu thế kỷ XX). Sự
phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ở nước ta thúc đẩy quá trình
hoàn thiện phong cách khoa học.
1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách
1.3.1. Vai giao tiếp
+ Nhà khoa học ↔ nhà khoa học
+ Nhà khoa học ↔ độc giả, sinh viên (học sinh)
+ Nhà giáo ↔ sinh viên (học sinh)
+ Người phổ biến tri thức khoa học ↔ độc giả
+ Sinh viên, độc giả khoa học ↔ sinh viên, độc giả khoa học
1.3.2. Nội dung giao tiếp
Những tri thức khoa học (quy luật, bản chất của tự nhiên và xã hội)
1.3.3. Mục đích giao tiếp
Nhận thức, truyền bá các tri thức khoa học, thay đổi nhận thức độc giả về lý trí.
1.3.4. Hoàn cảnh giao tiếp
Diễn ra trong môi trường của những người hoạt động khoa học, quan tâm tới khoa
học; nghiêm túc, khách quan, tuân thủ theo những nguyên tắc và tiền đề khoa học.
1.4. Dạng thức ngôn ngữ
1.4.1. Dạng viết
+ Văn bản khoa học chuyên sâu: công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, báo
cáo khoa học, bài báo khoa học, . . .
+ Văn bản khoa học giáo khoa: giáo trình, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa,
giáo án, bài thi, bài kiểm tra, . . .
+ Văn bản khoa học phổ cập: sách phổ biến khoa học, tài liệu tuyên truyền, phổ
biến khoa học, …
1.4.2. Hình thức lời nói miệng
+ Lời giảng bài của giáo viên, giảng viên
+ Lời thuyết trình, lời phát biểu trong hội thảo, hội nghị khoa học, …
+ Lời nhận xét, lời hỏi đáp, lời tranh luận về khoa học, . . .
2. CHỨC NĂNG
Thông báo – chứng minh.
Ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ khoa học không phải thực hiện chức năng
thông báo thuần túy mà còn chứng minh, xác nhận các vấn đề đưa ra trình bày,
thảo luận từ góc độ khoa học nhằm đi tới chân lý khoa học.
3. ĐẶC TRƯNG
+ Tính trừu tượng – khái quát.
+ Tính chính xác
+ Tính khách quan
3.1. Tính trừu tượng – khái quát
Phong cách khoa học tiếp cận và trình bày vấn đề từ góc độ khái quát và trừu
tượng nhằm chỉ ra các quy luật và đặc điểm bản chất của đối tượng nhận thức
(khác với cách tiếp cận cụ thể và cảm tính của khẩu ngữ và ngôn ngữ văn chương).
Đối với phong cách ngôn ngữ khoa học mang tính chuyên sâu, chỉ những người
trong lĩnh vực chuyên môn mới hiểu một cách tường tận thông tin của văn bản
(diễn ngôn).
3.2. Tính chính xác
Phong cách khoa học đòi hỏi tính chính xác ở mức độ cao. Thông tin đưa ra trong
văn bản khoa học phải được khảo cứu, phân tích, chứng minh một cách cẩn trọng,
nghiêm túc và phải được kiểm chứng bởi những nhà khoa học khác.
Phong cách khoa học không chấp nhận (trừ một số trường hợp đặc biệt) những
cách
diễn đạt không chắc chắn, xác định như: có lẽ, có thể, hình như, phỏng chừng, …
Tuy nhiên vì chân lý khoa học mang tính tương đối theo hướng tiếp cận gần nhất
với chân lý, nên trong một số trường hợp, cùng một vấn đề, giữa các nhà khoa
học có thể chấp nhận những quan niệm khác nhau, cách giải quyết khác nhau, đặc
biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn.
3.3. Tính khách quan
Phong cách khoa học hạn chế đến mức tối đa sự chủ quan cá nhân trong cách
miêu tả, giải thích, trình bày vấn đề.
Mọi tri thức đưa ra trong văn bản (diễn ngôn) khoa học phải xuất phát từ những
nguyên tắc khoa học, có bằng cứ, lý lẽ khẳng định một cách khách quan, thuyết
phục, tránh sự suy đoán chủ quan, hàm hồ, thiên kiến, hoặc theo định hướng bên
ngoài khoa học.
4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
4.1. Ngữ âm, chữ viết
+ Tuân theo hình thức ngữ âm, chính tả chuẩn mực.
+ Có thể sử dụng những cách phát âm xa lạ với hệ thống ngữ âm dân tộc (thuật
ngữ nước ngoài, từ ngữ quốc tế).
+ Ngoài kênh chữ viết, còn sử dụng những hệ thống ký hiệu, sơ đồ, bảng biểu,
công thức, .. theo yêu cầu của từng ngành khoa học.
4.2. Từ ngữ
+ Có một hệ thống thuật ngữ riêng, chuyên dùng trong từng lĩnh vực chuyên môn
sâu.
+ Từ ngữ mang tính chất trừu tượng, khái quát ở mức độ cao.
+ Từ ngữ đơn nghĩa, chỉ dùng với nghĩa đen, trung hòa về sắc thái biểu cảm.
4.3. Ngữ pháp
+ Thường sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng để đảm
bảo tính chính xác, rõ ràng, mạch lạc về tư duy lôgic (cú pháp tiêu chuẩn –
standard syntax)
+ Sử dụng nhiều loại câu ghép, câu phức để diễn đạt đầy đủ, súc tích các vấn đề
cần bàn luận, phân tích.
+ Hay sử dụng các loại câu khuyết chủ ngữ và chủ ngữ không xác định (phiếm
chỉ).
Tác dụng: giúp cho việc trình bày được mang tính khái quát hoặc tính khách quan.
+ Sử dụng nhiều các hình thức liên kết giữa các thành phần câu, giữa các câu, các
đoạn để đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác.
4.4. Tu từ
Phong cách ngôn ngữ khoa học, nói chung, không dùng phép tu từ vì không có
nhu cầu diễn đạt hình ảnh, bóng bẩy, biểu cảm như phong cách văn chương hay
phong cách chính luận.
Tuy nhiên có sự khác biệt giữa các biến thể của phong cách khoa học về việc
dùng phép tu từ.
Trong các văn bản khoa học xã hội nhân văn và trong các thể loại văn bản phổ
biến khoa học, người ta có thể sử dụng các phép tu từ theo những mức độ khác
nhau nhằm làm cho sự diễn đạt hấp dẫn, sinh động, gần gũi với đối tượng độc giả.
4.5. Kết cấu văn bản
Nói chung các loại văn bản khoa học chuyên sâu đều phải tuân theo những quy
định
có tính chất khuôn mẫu về kết cấu.
Đặc biệt là các loại văn bản khoa học trình bày kết quả nghiên cứu nhằm đạt một
học vị, một chức danh khoa học như luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa
học, đề tài khoa học.
Tính chất khuôn mẫu về kết cấu thể hiện tính nghiêm túc của công tác nghiên cứu
khoa học, vừa tạo sự thuận tiện, dễ dàng trong đánh giá, xử lý kết quả.
5. CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIỂU: Báo cáo khoa học, Tiểu luận, Luận văn,
Sách giáo khoa, Chuyên luận

IV. PHONG CÁCH BÁO CHÍ


1. KHÁI NIỆM
1.1. Tên gọi
+ Phong cách báo chí, phong cách ngôn ngữ báo chí
+ Phong cách báo (Đinh Trọng Lạc)
+ Phong cách báo chí – tin tức
+ Phong cách báo chí – chính luận (D. E. Rozental; xem báo chí chỉ là một phần
của phong cách chính luận)
+ Phong cách thông tấn
1.2. Định nghĩa
Phong cách báo chí là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp của
báo, đài phát thanh, đài truyền hình.
Các loại hình báo chí:
+ Theo loại hình chủ sở hữu: báo tư nhân, báo của các tổ chức phi chính phủ, báo
của nhà nước, …
+ Theo cách thức truyền tải: báo viết, báo nói (đài phát thanh), báo hình (đài
truyền
hình), báo điện tử (báo mạng).
+ Theo thời gian phát hành (dùng cho báo viết): nhật báo, tuần báo, bán nguyệt
san,
tập san, …
Chú ý: phân biệt “thông tấn” (thu thập và cung cấp tin tức) và “báo chi” (đăng tải,
phát hành tin tức).
1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối phong cách
1.3.1. Vai giao tiếp
Nhà báo, người đưa tin (cộng tác viên) ↔ khán thính giả. Người quảng cáo, người
giới thiệu sản phẩm ↔ công chúng.
Khán thính giả ↔ khán thính giả, nhà quản lý, người lãnh đạo, …
1.3.2. Nôi dung giao tiếp
Tin tức thời sự về chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, ngoại
giao quốc phòng, thể dục thể thao, thời trang, điện ảnh, ẩm thực, hàng hoá, …
1.3.3. Mục đích giao tiếp
Thông tin về tin tức, qua đó gián tiếp tác động tới độc giả làm thay đổi nhận thức,
thái độ của họ về thời cuộc, về lối sống, cách sống, …
1.3.4. Hoàn cảnh giao tiếp
Mang tính chính thức xã hội (với nhiều mức độ, tuỳ theo loại hình báo chí).
1.4. Dạng thức ngôn ngữ
Không phải mọi loại văn bản đăng trên báo hoặc phát trên đài phát thanh, đài
truyền hình đều thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
Mà chỉ những loại văn bản sau đây:
+ Văn bản tin tức: tin vắn, bản tin, tin tổng hợp, ghi chép, phóng sự, phỏng vấn,…
+ Văn bản phản ánh công luận: ý kiến bạn đọc, tiểu phẩm, . . .
+ Văn bản thông tin – quảng cáo: nhắn tin, thông báo, rao vặt, quảng cáo,…
2. CHỨC NĂNG
Chức năng: thông tin – tác động.
Lưu ý: Tiêu ngữ của đài VOA (Đài Tiếng nói Hoa Kỳ Voice of America): “Thông
tin để tiến bộ”.
Báo chí là công cụ thông tin đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn của một
giai cấp, một thể chế xã hội.
Ở phương Tây, báo chí được coi là lực lượng quan trọng thứ tư trong bốn lực
lượng (tứ quyền – Fourth Estate) quan trọng trong xã hội (lập pháp, hành pháp,
tư pháp, báo chí).
3. ĐẶC TRƯNG
3.1. Tính thời sự
Ngôn ngữ báo chi luôn theo sát các diễn biến mới nhất của thời cuộc, đưa lại cho
người đọc, người nghe một cái nhìn mới mẻ về tình hình mọi mặt của đời sống,
giúp họ luôn luôn có những tin tức được cập nhật từng ngày, từng giờ, làm thay
đổi nhận thức của họ về cuộc sống xã hội.
Báo chí là chiếc cầu nối quan trọng nối độc giả với cuộc sống sôi động, nhiều mặt
của xã hội.
3.2. Tính hấp dẫn
Báo chí muốn tồn tại và phát triển phải gắn liền với độc giả.
Số lượng độc giả là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín của
một tờ báo hoặc một kênh phát thanh, truyền hình. Đặc biệt là những tờ báo (hoặc
kênh phát thanh, truyền hình) có khuynh hướng thương mại.
Vì vậy báo chí phải đề cao yếu tố hấp dẫn độc giả về ngôn từ diễn đạt, về hình
thức trình bày. Trong đó đầu đề các bài báo là một yếu tố rất được chú trọng.
3.3. Tính đại chúng
Ngôn ngữ báo chí phải giản dị, dễ hiểu, cách diễn đạt phải phù hợp với trình độ
phổ thông của đại đa số độc giả.
3.4. Tính ngắn gọn
Lý do:
+ Khuôn khổ tờ báo (4 trang – 12 trang) và thời lượng phát tin có hạn.
+ Người đọc, người nghe của báo chí hiện đại chỉ có nhu cầu thông tin và họ tự
suy nghĩ, phán xét, không muốn nghe người khác phân tích, bình luận dài dòng
với dụng ý tuyên truyền, giáo dục.
Thể hiện:
+ Câu văn báo chí ngày càng ngắn gọn. Một câu dài nên tách ra thành nhiều câu
ngắn để thông tin được rõ ràng.
+ Khuôn khổ một bài báo ngày càng nhỏ lại, hình nhiều, chữ ít hơn. Báo mạng
đề cao
hình thức truyền tải đa phương tiện (chữ, hình (tĩnh và động – video), tiếng nói,
âm thanh)
3.5. Tính cụ thể, xác thực
Tin tức báo chí đưa ra phải cụ thể, rõ ràng (5 WH – what, who, where, when,
how). Phải chỉ rõ ai là người cung cấp tin, tin tức được có độ xác thực ra sao, đã
được kiểm chứng như thế nào.
Tin tức của báo chí phải chú trọng số liệu, hình ảnh kèm theo để chứng thực cho
độ tin cậy của tin.
4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
4.1. Ngữ âm
+ Ngữ âm chuẩn mực, hướng về chuẩn mực (phát thanh viên, bình luận viên, biên
tập viên, MC của đài phat thanh và đài truyền hình).
+ Ngữ âm phải mang tính chân thực của cuộc sống, của nhân chứng, sự kiện,
tránh dàn dựng, lạm dụng kỹ thuật.
4.2. Từ ngữ
+ Có một lớp từ vựng thuộc về nghề báo được sử dụng lặp đi lặp lại như : phóng
viên, bạn đọc, cộng tác viên, đặc phái viên, thông tấn, hãng thông tấn, theo nguồn
tin, ….
+ Sử dụng một lớp từ ngữ có màu sắc biểu cảm rõ rệt và được cấu tạo theo một
dạng
thức đặc biệt có tính chất hình ảnh, tu từ.
+ Hay sử dụng lớp từ ngữ mới tạo ra (tân từ) có tính chất thời thượng.

4.3. Ngữ pháp


+ Câu văn tương đối ngắn gọn (thường từ 10 đến 30 âm tiết), linh hoạt, đa dạng.
+ Có những khuôn câu theo phong cách báo chí.
4.4. Tu từ
+ Hay sử dụng các phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tượng trưng,
chơi chữ, …, đảo ngữ, tương phản, lặp cú pháp, câu hỏi tu từ, . . .
4.5. Kết cấu văn bản
Thường có những khuôn mẫu cấu trúc định sẵn cho từng thể loại báo, nhưng
không nhất thiết phải bắt buộc theo một cách máy móc.
5. CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIỂU
5.1. Bản tin
Thường có các yếu tố: thời gian, địa điểm, sự kiện để cung cấp chính xác những
tin tức cho người đọc.
Một số kiểu kết cấu bản tin
- Kết cấu kim tự tháp ngược
Tin tức sắp xếp theo thứ tự độ quan trọng giảm dần. Thông điệp cốt lõi phải được
nói ngay ở đoạn đầu. Các đoạn sau phát triển các thông tin bổ sung.
Những độc giả không có nhiều thời gian có thể ngừng đọc sau khi đã nắm những
thông tin chính. Nhưng cấu trúc này thường khiến kết luận của bài không được
hay, vì phần này gồm những thông tin ít giá trị nhất.
- Kết cấu thời gian
Sự việc gì xảy ra trước thì tường thuật trước.
Có thể kết cấu theo kiểu thời gian đảo ngược. Nhưng cách này khó đọc.
Cách tốt nhất là trộn hai cách.

Kết cấu tổng hợp


Kết cấu này tương tự kết cấu một bài phát biểu về lịch sử. Chúng ta bắt đầu bằng
sự việc hoặc tình trạng, sau đó nói đến nguyên nhân hoặc kết quả.
Kết cấu này đơn giản và logic, cho phép đề cập kỹ một vấn đề mà không làm độc
giả chán. Nhưng khó tìm được trình tự thông tin và kết nối các đoạn.
Kết cấu dạng chứng minh
Phù hợp với loại bài phân tích, điều tra, bình luận. Phải đề cập đến thông tin chính,
sau đó chứng minh bằng một loạt lý lẽ dựa trên các sự việc.
5.2. Phóng sự
Thực chất cũng là bản tin, được mở rộng phần tường thuật chi tiết, sự kiện, và
miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, chi tiết, sinh động về
vấn đề.
Phóng sự, một thể loại của ký, là "cuộc hôn nhân" giữa văn học và báo chí. Phóng
sự khác với thông tấn ở chỗ nó không chỉ đưa tin mà còn có nhiệm vụ dựng lại
hiện trường cho mọi người quan sát, phán xét. Do đó, phóng sự nghiêng hẳn về
phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật, nhưng nội dung tự sự thường không dựa vào
một cốt truyện hoàn chỉnh.
Phóng sự đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để điều tra, thâm nhập thực tế và
phỏng vấn nhiều người. Phóng sự cung cấp cho người đọc một cái nhìn cận cảnh
và toàn cảnh về một hiện tượng, thường là đặc biệt, diễn ra trong xã hội. Thông
qua những ghi chép cụ thể, sinh động tình hình một vấn đề, một sự việc nào đó
đang là vấn đề thời sự mang tính bức xúc, phóng sự thể hiện tính chiến đấu cao
độ, dùng sự thật để bác lại những nhận thức còn sai lệch lấy sự thật đời sống để
ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội. Do đặc thù thể loại, tính chân thực về thời
gian, địa điểm, sự kiện, con người và chi tiết là những yếu tố cốt lõi của phóng
sự.
5.3. Phỏng vấn
5.3. Tiểu phẩm
Tương đối tự do về đề tài, cách viết, ngôn ngữ…và thường mang dấu ấn cá nhân
người viết. Nó bộc lộ chính kiến của người viết.
5.4. Quảng cáo
Thông điệp quảng cáo nên súc tích, ngắn ngọn. Bạn không thể mong độc giả
giành nhiều thời gian cho quảng cáo của bạn. Quảng cáo nên thật đơn giản, tập
trung vào những lợi ích. Nhấn mạnh điểm độc đáo của sản phẩm của bạn. Không
nên quanh co hay là quá sắc sảo, tinh ranh. Nắm bắt được tiêu điểm. Và hãy cẩn
thận khi sử dụng sự hài hước. Không phải tất cả mọi người đều hiểu được câu
chuyện hài hước của bạn.
V. PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN
1. KHÁI NIỆM
1.1. Tên gọi
Phong cách chính luận, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách báo chí –
chính luận (D.E. Rozental; báo chí là một phần của phong cách chính luận; Việt
Nam: Cù Đình Tú, Nguyễn Nguyên Trứ, …).
Chú ý: phân biệt “chính luận” và “nghị luận”.
+ Chính luận: “d. Thể văn phân tích, bình luận các vấn đề chính trị, xã hội đương
thời.
Phong cách chính luận.” [Hoàng Phê chủ biên 2006, 162]
+ Nghị luận: “đg. Bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó. Văn nghị luận
(văn dùng lý lẽ phân tích, giải quyết vấn đề).” [Hoàng Phê chủ biên 2006, 678]
1.2. Định nghĩa
Phong cách chính luận là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp bàn
luận về các vấn đề chính trị – xã hội như an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa –
tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật, ...
1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách
1.3.1. Vai giao tiếp
Người giao tiếp có thể thể hiện vai giao tiếp với tư cách cá nhân hoặc tư cách đại
diện của một tổ chức. Đó là vai giao tiếp của:
+ Nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị – xã hội (tổng thống, thủ tướng, nhà văn,
nghị sĩ, …
+ Công dân của một đất nước, thành viên một cộng đồng xã hội, sắc tộc, …
+ Thành viên của một tổ chức chính trị – xã hội
1.3.2. Nội dung giao tiếp
Các vấn đề chính trị – xã hội mang tính thời sự của cuộc sống đương thời: nạn
ngoại xâm, dịch bệnh, nạn tham nhũng, suy thoái kinh tế, chủ nghĩa bá quyền, di
hại của chất độc màu da cam, tội phạm tuổi teen, ngôn ngữ chát, phim kinh dị, …
1.3.3. Mục đích giao tiếp
+ Trình bày, giải thích, thể hiện chính kiến của mình về vấn đề
+ Tuyên truyền, động viên, thuyết phục, khích lệ mọi người tin theo và làm theo
quan điểm, lập trường của người viết (nói).
1.3.4. Hoàn cảnh giao tiếp
Diễn ra trong môi trường mang tính chất cộng đồng xã hội rộng rãi, công khai,
chính thức; trong không khí nóng bỏng, sục sôi đấu tranh cho chân lý, cho lẽ phải.
1.4. Dạng thức ngôn ngữ
1.4.1. Ngôn ngữ viết
Văn bản viết: hịch, cáo, chiếu, xã luận, bình luận, báo cáo chính trị, tuyên ngôn,
lời kêu gọi, bài diễn thuyết, bài phát biểu, diễn văn, điếu văn, thư ngỏ (bày tỏ
quan điểm, chính kiến),…
1.4.2. Ngôn ngữ nói
Bài nói chuyện, lời phát biểu, lời diễn thuyết trong một cuộc mít tinh, tuần hành,
trong nghị trường, trong vận động bầu cử, …
2. CHỨC NĂNG
Thông báo – thuyết phục.
+ Thông báo những vấn đề thời sự về chính trị – xã hội đang diễn ra (theo dạng
tóm tắt, điểm lại, lược thuật lại). Phần này không phải là nội dung chính.
+ Bàn luận, phân tích vấn đề và thuyết phục người đọc, người nghe (cả về lý trí
và tình cảm) tin theo quan điểm của mình về cách giải quyết vấn đề, từ đó có thái
độ, hành động phù hợp với quan điểm, lập trường, lợi ích của mình (giai cấp
mình).
3. ĐẶC TRƯNG
3.1. Tính truyền cảm
Ngôn ngữ chính luận phải giàu sức biểu cảm, gây xúc động mạnh mẽ nơi lòng
người đọc, truyền cho họ một niềm tin, một hy vọng, một dũng khí.
3.1. Tính hùng biện
Phong cách ngôn ngữ chính luận vận dụng nhiều thủ thuật lập luận có sức tác
động lớn, thuyết phục cao.
Phần lớn các cách thức lập luận đó đều đã được đề cập trong nghệ thuật hùng
biện thời xưa.
3.1. Tính đại chúng
Ngôn ngữ chính luận phải hướng tới đông đảo quần chúng, đặc biệt là các tầng
lớp lao động, nên ngôn ngữ từ phải giản dị, dễ hiểu.
Cách dùng từ, cách đặt câu của ngôn ngữ chính luận phải mang tính chất phổ
thông.
Lời lẽ diễn đạt phải gần gũi với quần chúng.
Tính đại chúng của ngôn ngữ chính luận Việt Nam thể hiện rõ nhất trong văn
chính luận của Hồ Chí Minh.

“Chủ nghĩa cá nhân khéo dỗ dành người ta đi xuống, mà ai cũng biết xuống dốc
thì dễ hơn lên dốc.” (Đạo đức cách mạng)
4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
4.1. Ngữ âm
Phát âm chuẩn mực, thân mật, biểu cảm, hùng hồn.
Giọng điệu, ngữ điệu và những yếu tố phi lời kèm theo trong dạng nói của phong
cách chính luận đặc biệt quan trọng.
Âm sắc, màu sắc của lời nói luôn thay đổi phù hợp với nội dung, tình cảm của
từng đoạn văn.
Tình cảm, niềm tin của người nói phải thể hiện qua giọng nói, lời nói và truyền
đến người nghe bằng sự lay động của trái tim và nhận thức.
4.2. Từ ngữ

– Sử dụng lớp từ ngữ thuật ngữ chính trị – xã hội tùy thuộc vào từng loại văn
bản.

– Từ ngữ giàu màu sắc biểu cảm, hình tượng.

– Có thể sử dụng từ ngữ khẩu ngữ để làm tăng tính hình ảnh, tính biểu cảm
và tính quần chúng.
4.3. Ngữ pháp
Phong cách ngôn ngữ chính luận sử dụng nhiều loại câu văn khác nhau, linh hoạt,
uyển chuyển; kết hợp cả loại câu ngắn và câu dài, câu đơn giản và câu phức tạp.
Nhìn chung, câu văn trong phong cách ngôn ngữ chính luận thường tương đối dài,
có nhiều tầng bậc cấu trúc; sử dụng nhiều loại hình câu lập luận.
4.4. Tu từ
Thường xuyên sử dụng các phép tu từ nhằm tăng sức hấp dẫn, thuyết phục, tác
động.
Một số phép tu từ hay được sử dụng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hóa dụ, thậm xưng,
chơi chữ, tương phản, điệp ngữ, lặp cú pháp, sóng đôi cú pháp, tăng cấp, câu hỏi
tu từ, trường cú (câu tuần hoàn), ...
Các phép tu từ gần như là yếu tố không thể thiếu được của ngôn ngữ chính luận,
đặc biệt là loại ngôn ngữ chính luận thiên về phương diện hùng biện.
4.5. Kết cấu văn bản
Theo yêu cầu cấu trúc của từng thể loại, nhưng nói chung không quá gò bó.
CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIỂU: Diễn văn, Điếu văn, Hịch, Cáo, Chiếu, Tuyên
ngôn, Lời kêu gọi, Bài phát biểu, Xã luận, Bài phê bình
VI. PHONG CÁCH VĂN CHƯƠNG
1. KHÁI NIỆM
1.1. Tên gọi
+ Phong cách văn chương, phong cách ngôn ngữ văn chương [Cù Đình Tú 1983],
[Nguyễn Nguyễn Trứ 1988]
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật [Cù Đình Tú – Lê Anh Hiền – Nguyễn Thái
Hoà – Võ Bình 1982], [Võ Bình – Lê Anh Hiền 1983].
1.2. Định nghĩa
Phong cách văn chương là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các tác phẩm văn
chương và các tác phẩm nghệ thuật có sử dụng ngôn từ (ca từ trong bản nhạc, lời
thoại trong kịch, lời thoại trong điện ảnh).
Tác phẩm văn chương:
+ văn vần: thơ, ca dao, phú, tục ngữ, câu đối, câu đố, …
+ văn xuôi nghệ thuật: bút ký, phóng sự, tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch
bản văn học, …
Ngôn ngữ văn chương trong dạng lý tưởng là sự thể hiện toàn vẹn nhất, sáng chói
nhất những bước phát triển của ngôn ngữ toàn dân. (Cù Đình Tú)
Phong cách ngôn ngữ văn chương tiếng Việt xuất hiện sớm và trải qua hai thời
kỳ: thời kỳ chỉ có văn chương truyền miệng và thời kỳ vừa có văn chương truyền
miệng vừa có văn chương viết (khoảng từ thế kỷ XV, chữ Nôm với Quốc âm thi
tập).
1.3. Những nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách
1.3.1. Vai giao tiếp
Tác giả, nghệ sĩ ↔ độc giả yêu thích văn chương, nghệ thuật
1.3.2. Nội dung giao tiếp
Tâm tư tình cảm, hiện thực cuộc sống, bức tranh về đời sống tâm lý xã hội được
soi rọi, nhận thức qua lăng kính nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của tác giả.
1.3.3. Mục đích giao tiếp
Giải bày tâm sự, phản ánh hiện thực, cảnh tỉnh, thức tỉnh độc giả, tâm tình, đối
thoại với độc giả bằng tâm hồn, cảm xúc, lý trí.
1.3.4. Hoàn cảnh giao tiếp
Tự nguyện
Trong môi trường thông tin nghệ thuật: đề cao cái đẹp, đề cao cảm xúc, chấp nhận
các nhân tố của mã nghệ thuật: hư cấu (fiction), hình tượng, lối nói ẩn dụ, ám chỉ
(allusion), … và sự mã hoá ngôn ngữ (một dạng ngôn ngữ mật mã).
Người đọc phải là những người giàu cảm xúc và phải có khả năng giải mã ngôn
ngữ nghệ thuật.
2. CHỨC NĂNG
Có 3 chức năng cơ bản.
+ Thông báo
+ Thẩm mỹ (chức năng trung tâm, đặc thù)
+ Trao đổi tư tường tình cảm (giao tiếp)
2.1. Thông báo
Ngôn ngữ văn chương phản ánh cuộc sống và con người, thể hiện nhận thức của
nhà văn, nhà thơ về thế giới cũng như về bản thân mình. Văn chương cung cấp
cho người đọc những hiểu biết phong phú, đa dạng về lịch sử, địa lý, văn hoá, xã
hội, phong tục, tập quán, tâm lý, tư tưởng, … của con người và xã hội. Văn
chương là một hình thức sắc bén giúp con người tiếp cận chân lý hiện thực và
chân lý đời sống.
2.2. Thẩm mỹ
Tạo dựng lên bức tranh về cái đẹp và giáo dục về cái đẹp cho con người.
Đây là chức năng trung tâm và là chức năng đặc thù của phong cách văn chương.
Sự thưởng thức văn chương nghệ thuật là một hoạt động tự nguyện, chủ yếu gắn
với nhu cầu về cái đẹp, muốn vươn tới lý tưởng, vươn tới sự hoàn thiện về tâm
hồn, nhân cách. Văn chương có nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu ấy thông qua phản
ánh quan niệm thẩm mỹ của con người, quan hệ thẩm mỹ của con người với thiên
nhiên và cuộc sống xã hội, bồi dưỡng, phát triển cho con người năng lực cảm thụ
và sáng tạo thẩm mỹ.

2.3. Trao đổi tư tưởng tình cảm (giao tiếp)


Văn chương đáp ứng nhu cầu giãi bày, chia sẻ, trao đổi, đối thoại, … tâm tư tình
cảm giữa nhà văn, nhà thơ với độc giả.
Văn chương là chiếc cầu nối giữa trái tim với những trái tim.
3. ĐẶC TRƯNG
3.1. Tính hình tượng
Cũng như các ngành nghệ thuật khác, văn chương thực hiện các chức năng của
mình thông qua các hình tượng được xây dựng nên trong các tác phẩm. Do đó
ngôn ngữ văn chương phải làm thế nào để dựng nên được các hình tượng trong
tác phẩm.
Ngôn ngữ có tính hình tượng là ngôn ngữ có khả năng tái hiện hiện thực, làm xuất
hiện ở người đọc những biểu hiện thị giác, xúc giác, khứu giác những biểu tượng
vận động của con người, vật, cảnh đời…
Ngôn ngữ văn chương dựng lên trước mắt người đọc một bức tranh cụ thể, sống
động về hiện thực, làm cho họ có cảm giác như có thể dùng các giác quan để tiếp
nhận trực tiếp về nó. Ví dụ :
Ôi những cánh đồng quê chảy máu, Dây thép gai đâm nát trời chiều.
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Đó là một thứ ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm và có sức biểu trưng lớn.
Ngôn ngữ văn chương tồn tại nhiều tầng nghĩa. Từ hình tượng văn chương gợi ra
nhiều cách cảm, cách nghĩ, điều đó tạo nên tính đa nghĩa và sức hấp dẫn của tác
phẩm văn chương.
3.2. Tính truyền cảm
Tác phẩm văn chương là sản phẩm của cảm xúc của người nghệ sĩ trước cảnh đời,
cảnh người, trước thiên nhiên. Bởi vậy, ngôn ngữ văn chương phải biểu hiện cho
được cảm xúc của tác giả và truyền được cảm xúc của tác giả đến người đọc, dấy
lên ở người đọc những cảm xúc như cảm xúc của tác giả.
3.3. Tính cá thể hóa (phong cách ngôn ngữ cá nhân)
Tính cá thể hóa là làm nổi bật lên cái vẻ riêng, cái đặc sắc riêng về ngôn ngữ tác
giả.
Đó là lối phô diễn riêng (cái giọng riêng – tone) của nhà văn, nhà thơ.
Tính cá thể của ngôn ngữ văn chương thể hiện ở hai mặt:
+ Phong cách ngôn ngữ cá nhân tác giả trong tác phẩm.
Giong thơ đầy cá tính, tự tin, bản lĩnh. Giọng thơ đi trước thời đại hơn một thế
kỷ.
+ Kỹ thuật của tác giả làm rõ sự khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác,
giữa sự vật này với sự vật khác, giữa cảnh đời này với cảnh khác.
3.4. Tính tổng hợp
Ngôn ngữ văn chương có khả năng sử dụng yếu tố ngôn ngữ của tất cả các phong
cách ngôn ngữ khác và “tái tạo lại” (Vinogradov) thành yếu tố riêng của mình.
Trong ngôn ngữ văn chương, ta thấy đầy đủ bóng dáng các phong cách khác.
Ngôn ngữ văn chương tiêu biểu cho ngôn ngữ thời đại, đồng thời chứa đựng
những yếu tố dự báo của ngôn ngữ dân tộc trong tương lai.
Trong các phong cách ngôn ngữ, ngôn ngữ văn chương có quan hệ đặc biệt với
khẩu ngữ. Khẩu ngữ là cội nguồn tiếp sức cho ngôn ngữ văn chương. Tài năng
của nhà văn về mặt ngôn ngữ trước hết và lớn nhất là về phương diện sử dụng
khẩu ngữ sống động, cảm xúc, giàu hình ảnh của thời mình đang sống.
4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
4.1. Ngữ âm
Ngôn ngữ văn chương sử dụng tất cả các phương tiện ngữ âm của ngôn ngữ dân
tộc phục vụ cho nhu cầu biểu đạt của tác phẩm văn chương: tiếng địa phương,
tiếng nước ngoài, những cách nói biến âm, trại âm, những cách phát âm mang
màu sắc riêng của cá nhân, ... Về phương diện này, ngôn ngữ văn chương rất
giống với khẩu ngữ, nhưng trong văn chương, những yếu tố vừa nói được nghệ
thuật hoá, cách điệu hoá.
Yếu tố ngữ âm được đặc biệt coi trọng trong thơ và các loại văn vần. Ngữ âm là
một phương diện thi pháp hàng đầu của thơ (vần, nhịp điệu, nhạc điệu, tiết tấu,
niêm, luật, ...).
Yếu tố ngữ âm cũng được chú ý trong văn xuôi nghệ thuật (nhịp điệu, tiết tấu, sự
luân
phiên, hài hoà về bằng trắc, độ dài ngắn của câu văn, ...).

4.2. Từ ngữ
Phong cách ngôn ngữ văn chương có một lớp từ ngữ riêng gọi là từ ngữ văn
chương (hoặc từ ngữ thi ca).
Ví dụ: phu quân, tân lang, tân nương, mẫu tử, hôn lễ, nơi chôn nhau cắt rốn, . . .
Số lượng lớp từ ngữ này tương đối ít.
Từ ngữ văn chương có tính cụ thể, hình ảnh, cảm xúc. Từ ngữ được chọn lọc, trau
chuốt hết sức công phu
Từ ngữ thường chứa những kết hợp bất thường và những từ ngữ mới lạ
Từ ngữ mang tính cá thể hóa.
4.3. Ngữ pháp
Sử dụng nhiều loại câu khác nhau, linh hoạt, uyển chuyển, sinh động Câu văn
thường đa nghĩa, sử dụng nhiệu phép tu từ cú pháp.
Câu văn thường mang đặc điểm cá nhân của từng tác giả.
Thơ ca (“Vương quốc của ẩn dụ”) thường có những kết cấu cú pháp đặc trưng
(“cú
pháp thi ca”). Thơ là siêu ngữ pháp (sự phi lý và hỗn độn).
4.4. Tu từ
Sử dụng nhiều và một cách có nghệ thuật các phép tu từ khác nhau. Ngôn ngữ
văn chương là “vương quốc của các phép tu từ”.
4.5. Kết cấu văn bản
Tự do, linh hoạt, sáng tạo, luôn luôn đổi mới.
Có một khuôn mẫu kết cấu cho tác phẩm văn chương (hiện đại) là không có kết
cấu nào cả .
5. CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIỂU
5.1. Truyện ngắn
5.2. Tiểu thuyết
5.3. Bút ký
5.4. Tuỳ bút
5.5. Thơ
Thơ luôn luôn gắn với hội hoạ. Người xưa nới “Thi trung hữu hoạ”. Đặc biệt thơ
Việt
Nam luôn gắn với nhạc. Rất nhiều bài thơ đã được phổ nhạc.
Gồm có: Thơ cách luật, Thơ tự do, Thơ văn xuôi
5.6. Kịch: Kịch nói, Chèo, Tuồng, Cải lương

You might also like