You are on page 1of 15

Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

Chương 5: kết cấu tác phẩm văn học


A. Thành viên nhóm thuyết trình
1. Lê Thu Trang Dk67
2. Nguyễn Xuân Xuân Dk67

B. Mục lục

STT Nội dung Trang

1 I. Tóm tắt chương 5 giáo trình 2

2 1. Khái niệm kết cấu của tác phẩm văn học 2

3 1.1 Kết cấu và lịch sử khái niệm 2

4 1.2 Kết cấu là phương tiện biểu đạt ý nghĩa nghệ 3


thuật

5 1.3 Các bình diện và cấp độ kết cấu 3

6 2. Các bình diện kết cấu bề mặt của văn bản 4

7 2.1 Hệ thống hình tượng nhân vật 4

8 2.2 Kết cấu cốt truyện 5

9 2.3 Kết cấu văn bản ngôn từ 6

10 2.3.1 Bố cục và thành phần của trần thuật 6

11 2.3.2 Tổ chức điểm nhìn trần thuật 7

12 3. Kết cấu bề sâu của văn bản 8

13 3.1 Yếu tố bề sâu của kết cấu 8

14 3.2 Cấu trúc bề sâu và ý nghĩa của văn bản 8

15 II. Tóm tắt nguyên tắc kết cấu của Lotman 9

16 III. Tóm tắt Hai nguyên tắc của truyện kể của Todorov 11

17 IV. Thực hành, vận dụng 13

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 1


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

C. Nội dung
I. Tóm chương 5 giáo trình: Kết cấu tác phẩm văn học
1. Khái niệm kết cấu của tác phẩm văn học
1.1 Kết cấu và lịch sử khái niệm
Thuật ngữ kết cấu được mượn từ kiến trúc, hội họa
* Khái niệm: Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm, phục tùng đặc
trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình.
Kết cấu tác phẩm không tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác
phẩm

* Lịch sử khái niệm


- Ở Trung Quốc: các nhà lí luận cổ xưa chú ý vào tổ chức văn bản
+ Gọi kết cấu là: “bố cục” (sắp xếp các bộ phận), “bố trí” (sắp đặt thứ tự),
“phân bố” (sắp ra trên bề mặt), “chương pháp” (cách tổ chức một bài văn, bài
thơ theo từng phần và liên kết nội tại).
+ khái niệm kết cấu được hình dung khá cụ thể.

- Ở Phương Tây: thời cổ đại Hy Lạp với đại biểu đặc trưng là Platon, Aristote
+ Kết cấu là một kết cấu hành động: tác phẩm văn học là một thể thống nhất
hữu cơ, cốt truyện phải là một hành động thống nhất
+ Platon: “Kết cấu của mỗi bài văn phải là một yếu tố có sức sống, có cái thân
thể vốn có của nó, có đầu, có đuôi, có phần thân, có tứ chi, có bộ phận này và
bộ phận khác, có quan hệ bộ phận và toàn thể, tất cả đều phải có vị trí của nó”
+ Aristote: “Các phần của sự kiện (chi tiết), cần phải sắp xếp như thế nào để
khi thay đổi hay bỏ đi một phần thì cái chỉnh thể cũng phải biến động theo”

- Ở Việt Nam: Nhữ Bá Sĩ (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX) cũng quan tâm tới
kết cấu. Ông cho rằng: “Loại văn chương tột bậc của thiên hạ đúng là không ở
trong cái giới hạn đóng, mở, kết cấu, nhưng mà không đóng, mở, kết cấu thì
cũng không thành văn chương”

- Lí luận khoa học hiện đại: Gọi khái niệm kết cấu là cấu trúc với 4 nội dung cơ
bản
+ Một là, kết cấu là thực thể: đây là cách hiểu truyền thống, nghĩa là tổ chức và
sắp xếp sự vật. Đem các nhân tố khác nhau sắp xếp vào một trật tự, khiến cho
các sự vật tương tự thành cặp, thành đôi.
+ Hai là, kết cấu là quan hệ: nghĩa là làm cho các bộ phận của sự vật có thể gắn
két hữu cơ hài hòa. Làm cho các bộ phận của văn bản được chuyển tiếp, quá
độ, có mở đầu - kết thúc, có chỗ tỉ mỉ, sơ lược. Theo chủ nghĩa cấu trúc, ý

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 2


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

nghĩa của văn bản không phải do ý thức tác giả truyền vào mà do mối quan hệ
của các bộ phận tạo nên.
+ Ba là, cấu trúc là quy tắc, trật tự, logic: cấu trúc được hiểu như logic liên kết
của các sự vật cùng loại, hoặc là cấu trúc bề sâu của sự vật, có tính chất đồng
đại và vĩnh hằng, là cơ chế, quy tắc quy định sự sinh thành và biến đổi của sự
vật.
+ Bốn là, cấu trúc là phương pháp và mô hình: cấu trúc là mô hình từ sự giản
lược sự vật, khiến ta có cái nhìn thống nhất đối với sự vật, là phương pháp phân
tích ý nghĩa, tháo dỡ văn bản để giải cấu trúc, giải thích văn bản.

Tóm lại: kết cấu, cấu trúc là tổ chức vật thể, quan hệ hay quy tắc,
phương pháp, mô hình tạo thành văn bản. Đây là cơ sở tiền đề của chủ
nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa giải cấu trúc tiến hành những cách giải
thích khác nhau về ý nghĩa văn bản.

1.2 Kết cấu là phương tiện biểu đạt ý nghĩa nghệ thuật
- Vai trò của kết cấu: là phương tiện tổ chức hình tượng nghệ thuật và khái quát
tư tưởng - cảm xúc nhà văn, ý đồ nghệ thuật tác phẩm.

+ Phương tiện tổ chức hình tượng nghệ thuật: kết cấu xuất hiện như một mặt
của bản thân hình tượng nghệ thuật được sáng tạo. Hệ thống nhân vật và hệ
thống sự kiện được hình thành và xuất hiện cùng nội dung tác phẩm.

+ khái quát tư tưởng - cảm xúc nhà văn, ý đồ nghệ thuật tác phẩm: kết cấu tác
phẩm không chỉ đơn thuần là liên kết các hiện tượng, con người mà phải làm
sao cho cái điều muốn nói được nổi bật lên, cái quan trọng gây được ấn tượng
mạnh mẽ → việc tạo ra kết cấu tác phẩm cho thấy quá trình xử lí tư liệu sống
của nhà văn, quá trình tư duy và vận động tư duy và tư tưởng sống động của
nhà văn.

1.3 Các bình diện và cấp độ kết cấu


- Lý thuyết ngữ học của nhà ngữ học Mỹ Chomsky cho rằng kết cấu có tính
chất song trùng: kết cấu bề mặt và kết cấu bề sâu

- Kết cấu bề mặt: là cái tầng ngữ cú có thể quan sát, thể nghiệm trực tiếp, có tác
dụng BIỂU HIỆN. Đó là kí hiệu âm thanh, chữ viết, cú pháp.
+ Gồm nhiều tầng bậc:
● Sự tổ chức, sắp xếp ngôn từ (văn xuôi/văn vần, thơ tự do/thơ luật)

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 3


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

● Tổ chức các bộ phận của văn bản (bắt đầu, kết thúc, trình tự sắp xếp,
nhấn mạnh/lướt qua)
● Tổ chức hệ thống hình tượng, sự kiện, nhân vật.
+ Không ổn định, biến hóa đa dạng, phụ thuộc vào đặc trưng thể loại, nội dung
cụ thể cá tính sáng tạo của tác giả.

- Kết cấu bề sâu: là nội dung trừu tượng của câu, là cấu trúc của ý nghĩa ĐƯỢC
BIỂU ĐẠT, chúng ta phải trải qua hành động giải mã lặp đi lặp lại mới thu
nhận được.
+ Cấu trúc bề sâu là phần chìm, cung cấp quy tắc, trật tự, chức năng cho tổ
chức bề mặt.
+ Biểu đạt hàm ý, tình cảm nung nấu trong tâm hồn tác giả.

Như vậy, cấu trúc bề sâu quy định kết cấu bề mặt.

Kết cấu tác phẩm Kết cấu bề mặt


văn học
Kết cấu bề sâu

2. Các bình diện kết cấu bề mặt của văn bản


2.1 Hệ thống hình tượng nhân vật
- Hệ thống hình tượng: là toàn bộ mối quan hệ qua lại các yếu tố cụ thể cảm
tính, tạo nên hình tượng nghệ thuật mà trung tâm là mối quan hệ của các nhân
vật.

- Hệ thống nhân vật: là tổ chức các quan hệ nhân vật của thể của tác phẩm.
+ Quan hệ đối lập: các nhân vật thường loại trừ nhau, một mất một còn, là cơ
sở tạo thành các tuyến nhân vật của tác phẩm.
+ Quan hệ đối chiếu, tương phản: làm nổi bật sự đối lập và khác biệt của nhân
vật. Sự tương phản khiến cho các đối lập, khác biệt hiện ra gay gắt. Còn đối
chiếu ở một mức độ thấp hơn tương phản → Đây là một nguyên tắc kết cấu phổ
biến, giúp làm nổi bật các tuyến nhân vật đối lập và làm các nhân vật cùng
tuyến thêm sắc nét.
+ Quan hệ bổ sung: là quan hệ của các nhân vật cùng loại, nhằm mở rộng phạm
vi của một loại hiện tượng. Nhân vật bổ sung thường là nhân vật phụ, làm nổi
bật nhân vật chính, có tính chất phụ thuộc nhưng có tác dụng mở rộng đề tài.

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 4


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

+ Quan hệ bổ sung đồng đẳng: các nhân vật bổ sung cho nhau nhưng không
phụ thuộc vào nhau, cùng thể hiện chủ đề và đề tài tác phẩm.

Tóm lại, hệ thống nhân vật là tổ hợp nhân vật làm cho chúng phản ánh
nhau, tác động nhau, soi sáng nhau, để cùng phản ánh đời sống. Trong
hệ thống hình tượng tác phẩm, nhân vật văn học vừa đóng các vai trò
văn học, vừa đóng vai trò xã hội, các vai trò này gắn bó với nhau trong
quan hệ nội dung và hình thức.

2.2 Kết cấu cốt truyện


- Khái niệm sự kiện: là những biến đổi, tác động, sự cố có ý nghĩa quan trọng
đối với nhân vật, làm cho nhân vật và các quan hệ của chúng không giữ nguyên
trạng thái và phải biến đổi theo.
- Hệ thống sự kiện: là một yếu tố quan trọng để sự liên kết các nhân vật (hệ
thống nhân vật) được thực hiện trong tác phẩm. Giúp các nhân vật được tiếp
xúc với nhau (gặp gỡ, va chạm, đấu tranh, đồng tình, phản đối hay hãm hại)
- Vai trò của sự kiện:
+ Phản ánh các quan hệ, xung đột xã hội của nhân vật, làm cho nhân vật gần
nhau hoặc xa nhau, chống nhau → buộc nhân vật bộc lộ những gì thuộc bản
chất của nó và mở ra các hướng phát triển cho nhân vật.
● Xung đột xã hội: xảy ra giữa các tập đoàn người
● Xung đột cá nhân: xung đột giữa các cá nhân do các mối quan hệ cụ thể,
và cả xung đột của nhân vật với bản thân nhân vật.
+ Phản ánh sự vận động của đời sống và vận động của tác phẩm
- Hình thức tổ chức sự kiện (chủ yếu ở các tác phẩm tự sự): liên kết các sự kiện
lại thành truyện. Cấu trúc cốt truyện hình thành phụ thuộc vào quan hệ thẩm
mỹ của tác giả với hiện thức.
+ Xáo trộn trật tự sự kiện: nhằm tìm biết một bí mật nào đó, khêu gợi sự hiếu
kì, tạo hấp dẫn cho tác phẩm
+ Cốt truyện đơn giản nhất về mặt nhân quả
→ văn học hiện đại thường có sự kết hợp của hai hình thức này
Ví dụ: “Tên cớm và bản thánh ca” - O’ Henry
+ Motif và tình huống truyện: được sử dụng với hình thức “vay mượn” để làm
sườn cho cốt truyện mới. Tuy nhiên không nên thổi phồng vai trò quyết định
của các yếu tố này vì việc tổ chức sự kiện trong tác phẩm bao giờ cũng bị chi
phối bởi đặc điểm tính cách của nhân vật hay do tư tưởng tác giả quy định. Từ
cái có sẵn, tác giả có thể bộc lộ thêm những suy nghĩ mới của mình.

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 5


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

Ví dụ: Trong Romeo và Juliet của Shakespeare, Romeo giết chết anh họ của
Juliet nhưng hai người vẫn yêu nhau và chết cho tình yêu đấy. Nhưng trong
Hamlet, Hamlet đã giết nhầm Polonius, cha của Ofelia khiến nàng phát điên và
chết đuối. Nhưng bi kịch của Hamlet không phải tình yêu.
+ Xây dựng cốt truyện bằng các xung đột: có hai loại xung đột chính
● Xung đột cục bộ: gắn liền với một biến động, nguyên nhân cụ thể nào
đó. Khi nguyên nhân và biến động đó được giải quyết thì xung đột chấm
dứt. Cốt truyện đồng nhất với xung đột: cốt truyện kết thúc thì xung đột
cũng chấm dứt.
Ví dụ: truyện “Tấm Cám”, “Sọ Dừa”,...

Biến động → Giải quyết → Kết truyện kết thúc, xung đột chấm dứt

● Xung đột phổ biến: bộc lộ xung đột, phạm vi của cốt truyện nhỏ hơn
xung đột, kết thúc truyện thường mang tính chất để ngỏ, mâu thuẫn chưa
được giải quyết.
Ví dụ: tác phẩm “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố), “Sống mòn” (Nam Cao),...

Biến động → Giải quyết → Kết truyện kết thúc, xung đột KHÔNG chấm
dứt

Tóm lại, trong văn học nói chung, ứng với nhân vật loại hình thì cốt
truyện bộc lộ tính cách và số phận nhân vật, ứng với nhân vật tính cách,
nhân vật tư tưởng thì cốt truyện có vai trò dựng lại cả quá trình lịch sử
mà một tính cách được hình thành và phát triển trong quan hệ với nó.

2.3 Kết cấu văn bản ngôn từ


- Khái niệm kết cấu văn bản ngôn từ: là sự tổ chức ở bình diện trần thuật, sự
phân bố thế giới hình tượng qua một văn bản ngôn từ nhằm đạt được hiệu quả
tư tưởng thẩm mỹ.
2.3.1 Bố cục và thành phần của trần thuật
- Trần thuật:
+ Khái niệm: là sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết, sự kiện, tình tiết,
quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật. Dựa trên cách trình bày cụ thể, hấp
dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định.
→ Trần thuật nói ngắn gọn là sự biểu đạt hình tượng văn học đến người đọc.
+ Các thành phần của trần thuật:

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 6


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

● Ứng với thành phần của cốt truyện nhưng có tính năng động
● Bao gồm các sự kiện, biến đổi, có các đoạn văn ứng với các sự kiện
● Thành phần tĩnh tại: giới thiệu lai lịch nhân vật, miêu tả chân dung,
ngoại cảnh, tả đồ vật, môi trường,...
● Các lời xen ngoại đề của tác giả
→ Không phải tác phẩm nào cũng có đầy đủ bằng ấy thành phần, trật tự liên
kết của chúng là thiên hình vạn trạng.
→ Việc phối hợp các thành phần của trần thuật: luân phiên, phối hợp các sự
kiện, đan xen tả cảnh, tả tình, hồi tưởng,...sẽ tạo nên nhịp điệu cho trần thuật.

- Khái niệm bố cục của trần thuật:


+ Khái niệm: là sắp xếp, tổ chức sự tương ứng giữa các phương diện khác nhau
của hình tượng với các thành phần khác nhau của văn bản.
+ Vai trò của bố cục: giải quyết mối tương quan của thời gian cốt truyện và
thời gian trần thuật theo một trật tự sau trước
Điểm mở đầu, kết thúc của trần thuật không phải lúc nào cũng trùng với điểm
mở đầu, kết thúc của cốt truyện. Sự so le này giúp cho trần thuật những khả
năng biểu hiện lớn.
Việc xác định đúng điểm mở đầu và kết thúc của trần thuật sẽ làm cho nổi bật
chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Vì vậy, một tác phẩm không được phép mở đầu
và kết thúc tùy tiện.
Ví dụ: Điểm mở đầu - kết thúc của “Tên cớm và bản thánh ca”. Mở đầu là
nhân vật Soapy sống tại công viên, kết thúc tác phẩm Soapy thức tỉnh trước
nhà thờ và bị kết án tù 3 tháng. Từ đây cho thấy cái tư tưởng của O’ Henry
trong việc phản ánh số phận những con người dưới đáy xã hội trên con đường
tha hóa và tìm đến lương thiện, đồng thời đề cao khả năng thức tỉnh con người,
thanh lọc tâm hồn bằng nghệ thuật, qua đó tố cáo và bóc trần hiện thực xã hội
Mỹ thời điểm bấy giờ.

2.3.2 Tổ chức điểm nhìn trần thuật


Khái niệm: là cách tổ chức cách tiếp cận hình tượng cho người đọc, quyết định
quan điểm đánh giá - cảm thụ của người trần thuật, đồng thời quy định tính
chất tư tưởng, cảm xúc, quan hệ thẩm mỹ của hình tượng.

- Các cách tạo dựng điểm nhìn trần thuật:


+ Tác giả trần thuật theo quan điểm của mình
+ Tác giả trao nó cho người trần thuật
+ Theo điểm nhìn của một trong số các nhân vật
+ Kết hợp luân phiên điểm nhìn của các nhân vật

- Phân loại:
+ Xét về trường nhìn trần thuật: tức là điểm nhìn từ một chỗ đứng cụ thể ra bao
quát một phần thế giới

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 7


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

Trường nhìn tác giả: trần thuật theo sự quan sát, hiểu biết của người trần thuật
đứng ngoài truyện
→ Nó thường mang tính khách quan tối đa cho trần thuật.
Ví dụ: “Anh béo và anh gầy” (Chekhov), “Con kỳ nhông” (Chekhov),...
Trường nhìn nhân vật: trần thuật theo quan điểm một nhân vật trong tác phẩm,
bị hạn chế bởi địa vị, hiểu biết, lập trường của nhân vật đó
→ Cho phép đưa vào trần thuật những quan điểm riêng, sắc thái tâm lý, cá tính,
mang đậm tính chủ quan, tăng cường chất trữ tình.
Ví dụ: “Nhật kí người điên” (Lỗ Tấn), “Đời thừa” (Nam Cao),...

Lưu ý: Hai loại điểm nhìn trên đôi khi không tách bạch riêng rẽ mà phối
hợp, luân phiên nhau trong một hệ thống trần thuật.

+ Xét về bình diện tâm lý:


Điểm nhìn bên ngoài: nhìn từ bên ngoài của nhân vật, đánh giá khách quan từ
bên ngoài nhân vật.
Điểm nhìn bên trong: điểm nhìn thông qua một lăng kính, tâm trạng, trạng thái
tâm lý cụ thể, dễ dàng tái hiện được những chuyển biến trong vận động tâm lý
nhân vật.
Ví dụ: “Đời thừa” (Nam Cao),...

Lưu ý: Tương tự, hai loại điểm nhìn này không độc lập riêng rẽ mà có sự
kết hợp, luân phiên thay đổi trong tác phẩm.

3. Kết cấu bề sâu của văn bản


3.1 Yếu tố bề sâu của kết cấu
- Khái niệm kết cấu bề sâu: là cấu trúc bên trong của văn bản, tức là một mã,
quy tắc biểu đạt ngầm.
→ Chỉ khi nào người ta tìm được kết cấu của các yếu tố trừu tượng ở bề sâu thì
người ta mới hiểu được ý nghĩa của văn bản

3.2 Cấu trúc bề sâu và ý nghĩa của văn bản


- Điều quan trọng nhất trong việc phân tích cấu trúc bề sâu đó chính là tìm ra
các “​ cặp đối lập”
Ví dụ: bài thơ “Thề non nước” (Tản Đà)
+ Kết cấu bề mặt: lời nhớ nhung của non, lời an ủi của nước
+ Kết cấu bề sâu: cặp đối lập non - nước, vừa tách rời vừa hòa hợp trong tâm
thức người Việt, từ đó cho thấy một tấm lòng thổn thức với vận mệnh dân tộc,
một tâm hồn nhớ nước da diết.
- Mô hình cặp đối lập vô cùng phổ biến: ngôn ngữ/lời nói, cái biểu đạt/cái được
biểu đạt, trục kết hợp/trục liên tưởng, tổ chức không gian/thời gian, trật tự trần
thuật/trật tự biên niên của sự kiện,...

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 8


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

II. Tóm tắt nguyên tắc kết cấu của Lotman


1. Cấu trúc ngôn ngữ chung
- Trình tự kí hiệu/các yếu tố kí hiệu trong giới hạn của một cấp độ này hay cấp
độ khác
- Bao gồm những cấp độ riêng lẻ, trong đó hoạt động của mỗi cấp độ đều mang
tính nội tại.

2. Phân chia cấp độ trong văn bản văn học


- Ngữ âm
- Cú pháp
- Từ vựng - ngữ nghĩa
- Cú pháp vi tế (câu)
- Cú pháp vĩ mô (trên câu)
→ việc phân chia cấp độ chỉ có ý nghĩa sơ bộ, thăm dò
→ Sự tác động qua lại của các cấp độ: trong hoạt động thực tế của văn bản
nghệ thuật lớn hơn rất nhiều trong những cấu trúc phi nghệ thuật

Như vậy, kết cấu của văn bản nghệ thuật được tổ chức như một trình tự
các yếu tố hành chức khác loại, một trình tự các mắt xích cấu trúc ở
những cấp độ khác nhau.

3. Sự liên kết các yếu tố ở những cấp độ không cùng loại


- Trong băng hình điện ảnh, chỉ ra được cơ cấu vận hành các cảnh => mô tả
được kích cỡ về mặt cấu trúc của cảnh
- Tương tự, ta có thể làm như thế với trình tự trì hoãn/ tăng tốc của các khuôn
hình; cấu trúc các nhân vật; hệ thống hỗ trợ âm thanh
- Thực tế văn bản:
+ Mảng quay từ viễn cảnh được thay thế bằng những mảng trái ngược, hoặc
những mảng có súc đồ trở thành yếu tố mang nghĩa.
+ Cảnh không biến mất nhưng lại là cái nền cấu trúc khó nhận biết.

Văn bản bình thường/ phi nghệ Văn bản nghệ thuật
thuật Nói với độc giả bằng ​một số ngôn
Tiếp xúc với tiến trình giao tiếp trong ngữ, cái giọng nói vang lên to nhất sẽ
phạm vi một ngôn ngữ ​chung thay đổi liên tục.

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 9


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

Bản thân trình tự + quan hệ tương tác giữa các thông tin = hệ thống thông tin
nghệ thuật chung mà văn bản truyền tải

- Văn bản và các cấp độ của văn bản càng tổ chức phức tạp thì các điểm giao
cắt, liên thông giữa các tiểu cấu trúc riêng lẻ càng trở nên bất ngờ
- Một yếu tố cụ thể được đặt vào một khối lượng cấu trúc càng lớn, thì yếu tố
ấy càng mang tính “ngẫu nhiên”,
→ Xuất hiện một nghịch lý chỉ có ở văn bản nghệ thuật: sự gia tăng tính cấu
trúc sẽ làm giảm bớt khả năng tiên đoán.
- Bên trong từng cấp độ, các trình tự nối tiếp nhau sẽ được tổ chức theo nguyên
tắc liên kết những yếu tố không cùng loại
+ Một mặt, tạo ra những trình tự cấu trúc xác định, có thể nhận biết
+ Mặt khác, tạo ra sự phá vỡ liên tục các trình tự ấy (do chồng xếp lên đó
những cấu trúc khác và sự tác động khiến chúng bị “nhiễu loạn”)

⇒ Như vậy, ​các yếu tố cấu trúc vênh lệch rõ rệt được tổ chức trên ​bình diện
ngôn ngữ chung của nội dung và bình diện biểu hiện ở những cấp độ khác nhau
Như “nhân vật” và vần điệu, sự phá vỡ quán tính nhịp điệu và đề từ, sự chuyển
cảnh, chuyển điểm nhìn và sự phá vỡ ngữ nghĩa trong ẩn dụ v.v…, tất cả những
cái đó hoạt động như những yếu tố bình đẳng của một tổ chức ngữ đoạn duy
nhất.

Tóm lại: một trong những quy luật cấu trúc cơ bản của văn bản nghệ
thuật là ​tính không đồng đều – sự phối hợp của những yếu tố khác loại về
phương diện cấu trúc.

VD: Nguyên tắc phối cảnh của tranh thánh Nga, B.A.Uspenxki chỉ ra (theo
nguyên tắc cấu trúc hội họa Nga thời trung đại): Ngoại vi và trung tâm bức
tranh luôn có nhiều điểm nhìn phối cảnh khác nhau cùng được sử dụng
Mở rộng sang văn bản => có sự luân chuyển của những phân đoạn, (trong đó
những nguyên tắc giống hệt nhau với mức độ đậm đặc khác nhau, hoặc những
mảng kiến tạo theo những kiểu khác nhau của văn bản được phối hợp với
nhau.)

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 10


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

- Ở cấp độ văn bản, khi gia nhập vào các hệ thống cấu trúc khác nhau, những
phân đoạn văn bản tương tồn trên một cấp độ cao hơn sẽ nhập vào một cấu trúc
chung
+ Tác giả tập trung vào nội dung trong hệ thống ngôn ngữ chung.
+ Độc giả chú ý trước tiên tới biểu hiện trong cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên.

4. Sự kết hợp gắn liền với sự chuyển đổi sang một cấu trúc khác
- Tại thời điểm chuyển tiếp từ một phân đoạn này sang một phân đoạn khác ở
tác giả (cả ở cử tọa, trong cấu trúc đón đợi của họ), chí ít có hai khả năng:
+ Tiếp tục vận hành tổ chức theo cấu trúc đã biết.
+ Xuất hiện một tổ chức theo cấu trúc mới.
→ Chính sự chọn lựa + sự tác động qua lại giữa văn bản với sự đón đợi →
chứa đựng thông tin nghệ thuật được nảy sinh ở trong đó.
Ví dụ: Trong điện ảnh
+ Đen-trắng đồng loạt/ màu đồng loạt => sự luân chuyển đen-trắng - màu
không thể trở thành nhân tố mang nghĩa.
+ Một số khuôn ảnh mẫu + khuôn đen-trắng => sự đón đợi và phối hợp của
những khuôn hình này hay những khuôn hình khác theo nguyên tắc quan hệ
màu sắc là những nhân tố mang nghĩa.
→ Các đơn vị không tương thích được kết hợp với nhau trong một hệ thống
thống buộc người đọc phải kiến tạo một cấu trúc bổ trợ, trong đó cái không thể
có hoàn toàn bị xoá bỏ.

Văn bản có quan hệ với cả hai chiều, và chính điều đó làm tăng thêm các
khả năng ngữ nghĩa.

III. Tóm tắt Hai nguyên tắc của truyện kể (Todorov)


Trước khi đi vào sâu phân tích nội dung “Hai nguyên tắc của truyện kể” (Todoro)
nhóm thuyết trình muốn làm rõ về tư liệu tham khảo và phân tích. Nhóm thuyết trình
sẽ sử dụng bài viết của ThS. Nguyễn Hoàng Yến được in trên Tạp chí Giáo dục số 254
(kì 2 - 1/2011) có tên đầu đề là “Ngữ pháp truyện và việc ứng dụng phân tích truyện
cười ““văn hay”””. Nguyên do là nhóm thuyết trình không tìm được các tài liệu gốc
phiên dịch lại tác phẩm của Todorov về thi pháp học.

1. Khái quát về nhà khoa học Tzvetan Todorov


- Tên thật Tzvetan Todorov, sinh năm 1939 trong một gia đỉnh nhân viên thư viện tại
Sofi, Bulgari.

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 11


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

- Là một nhà nghiên cứu văn học, nghiên cứu lịch sử văn hóa, nhà triết học người
Pháp.
- Ở Tây Phương, Tzvetan Todorov là một tên tuổi trong giới nghiên cứu về lý thuyết
văn học.Ông là người am hiểu tường tận những vấn đề lớn như: thuyết cấu trúc, ký
hiệu học, thời Khai sáng, văn học Nga và môn phê bình văn học. Ở Pháp, ông điều
khiển ngành Nghệ thuật - Ngôn Ngữ ở Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học
(CNRS), ngoài ra ông còn là giáo sư thỉnh giảng tại các đại học lớn ở Mỹ: Harvard,
Columbia,...

2. Hai nguyên tắc truyện kể của Todorov


- Ngữ pháp truyện kể (Pháp: La Gramaire du récit, Anh: Story Grammar) gói gọn là
ngữ pháp truyện được nghiên cứu bởi Todorov, một đại diện kì cựu của chủ nghĩa cấu
trúc.
- Có thể hiểu khái quát như sau:
+ Theo Todorov trong “Ngữ pháp truyện”: Truyện kể có một hoặc nhiều lớp (hồi),
mỗi lớp có các hành động (sự việc trong truyện) khái quát thành các câu.
+ Lớp chia làm hai loại: lớp tĩnh trạng miêu tả và lớp chuyển tiếp miêu tả
● Lớp tĩnh trạng miêu tả (cân bằng hoặc không cân bằng): có đặc trưng tĩnh tại
tương đối và được gọi là có tính hội ứng. Tình hội ứng là các hành động cùng
kiểu có thể lặp lại nhiều lần.
● Lớp chuyển tiếp miêu tả: chuyển từ tĩnh trạng này sang tĩnh trạng khác, có đặc
trưng động và về nguyên tắc có tính chất đơn ứng (chỉ một lần).
+ Mỗi hành động được khái quát thành một câu. Câu được hiểu ở đây là cái diễn đạt
khái quát của một hành động trong truyện theo kiểu câu của ngữ pháp, có chủ ngữ và
vị ngữ.
+ Tác giả đưa ra ba kiểu quan hệ câu với câu
● Quan hệ thời gian
● Quan hệ logic
● Quan hệ không gian (không gian trong văn bản)
+ Đơn vị cú pháp lớn hơn câu được gọi là lớp, hay hồi. Lớp có thuộc tính nổi trội hơn
cả là cuối mỗi lớp luôn nhận được sự lặp lại không hoàn toàn chính câu mở đầu của
nó.
- Todorov cho rằng: các truyện kể đơn giản đều tuân theo một khuôn hình tạo nên bởi
quy tắc cụ thể. Ở bậc cao nhất, mỗi truyện được tổ chức đúng đều có thể theo kiểu như
sau

Truyện kể = Bối cảnh + đề + cốt truyện + giải pháp (1)

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 12


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

→ Quy tắc này có thể đọc như sau: một truyện gồm trong một bối cảnh, bối cảnh này
cung cấp đề, cốt truyện và cuối cùng là giải pháp. Đến lượt mình, bối cảnh lại có thể
cung cấp những yếu tố nhỏ hơn như: tính cách (nhân vật), vị trí, thời gian.

Bối cảnh = tính cách (nhân vật) + vị trí + thời gian (2)

Các quy tắc (1), (2) được gọi là quy tắc viết lại, như trong ngữ pháp chuyển hóa - tạo
sinh, nhằm cụ thể hóa các yếu tố trong cấu trúc truyện và những mối quan hệ giữa
chúng, cụ thể hóa tính chất bắt buộc hay khả năng lựa chọn của chúng.

IV. Thực hành, vận dụng


Vận dụng kiến thức phân tích kết cấu bề sâu văn bản “Tiếng vọng” của Nguyễn
Quang Thiều

Tiếng Vọng

Con chim sẻ nhỏ chết rồi


Chết trong đêm cơn bão về gần sáng
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.
Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú
Không còn nghe tiếng cánh chim về
Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.
Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt
Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong tổ những quả trứng
Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.

Đêm đêm tôi vừa chợp mắt


Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

- Hình ảnh các “cặp đối lập”:


+ Con chim sẻ nhỏ > < tôi
● Con chim sẻ nhỏ: đập cửa cầu cứu, chết trong đêm bão
→ đại diện cho những con người nhỏ bé, gặp khó khăn hoạn nạn. Cơn bão
giống như những khó khăn, rủi ro bất chợt xảy đến không dự báo trước của
cuộc đời. Hình ảnh chú chim sẻ nhỏ hiện lên đầy sự cô đơn, bất lực, tuyệt vọng

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 13


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

cầu cứu giống như hình ảnh những con người trong xã hội, một ai đó có số
phận không may mắn
● Tôi: nằm trong chăn, ngủ ngon lành đến khi bão vơi
→ hình ảnh nhân vật tôi hiện lên với cảm xúc thờ ơ, lạnh nhạt, ích kỉ, đặt cái
lợi ích của bản thân lên trên việc cứu giúp chú chim sẻ nhỏ.

+ Không gian: Bên ngoài > < bên trong


● Không gian bên ngoài cửa sổ: mưa bão, gió quật → không gian biến động, lạnh
lẽo, đầy hiểm nguy và đáng sợ, có thể quật ngã ta bất cứ lúc nào. Đây chính là
môi trường cuộc đời, xã hội đầy những biến động, xô bồ, hiểm nguy, khó đoán.
● Không gian bên trong nhà: sự ấm áp của gối chăn → không gian tĩnh lặng, ấm
áp, tràn ngập thoải mái, hạnh phúc. Đây là hình ảnh của một thế giới những con
người sống sung túc hơn trong xã hội, có điều kiện sống tốt hơn và thoải mái.
● Hai không gian ấy cách nhau một cánh cửa: ngưỡng cửa của sự thay đổi,
ngưỡng cửa đó có thể cứu giúp một sinh vật tội bé khi nó được mở ra.

+ Hình ảnh: chú chim trước cơn bão > < chú chim sau cơn bão
● Chú chim trước cơn bão: sống trong chiếc tổ cũ trong ống tre, tiếng hót sớm
mai, những quả trứng sắp ra đời → hình ảnh chú chim sống với thế giới nhỏ
của chú, đầy hạnh phúc, bình yên → đây cũng là hình ảnh con người sống an
yên trước khi bão giông cuộc đời có thể xảy đến.
● Chú chim sau cơn bão: chết trong cơn bão, lạnh giá, bị con mèo ăn mất chỉ còn
lại lông, để lại những quả trứng “mãi mãi chẳng ra đời” → sự biến động của
cuộc đời có thể khiến bất cứ ai rơi thẳng xuống số phận bi đát nhất, thậm chí là
cái chết, để lại biết bao hối tiếc và đau buồn cho người ở lại.

+ Thời gian: Đêm trong cơn bão > < đêm sau cơn bão
● Đêm trong cơn bão: tôi ngủ ngon lành trong gối chăn ấm áp
● Đêm sau cơn bão: vừa chợp mắt thì cánh cửa rung lên, những quả trứng lăn vào
giấc ngủ như tiếng đá lở trên ngàn
→ Sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật từ ngủ ngon lành - ngủ trằn trọc,
đây chính là sự dằn vặt và chất vấn của lương tâm, sự hối hận trước sự ra đi của
những sinh linh nhỏ bé. Chú sẻ nhỏ đã chết nhưng tiếng vọng của chú vẫn âm
vang mãi trong kí ức nhân vật tôi. Những quả trứng không bao giờ nở nhưng
trong tiềm thức của nhân vật dường như chúng đã nở và cất tiếng vọng ai oán,
khóc than.

→ Như vậy, thông qua các cặp đối lập hình ảnh, không gian, thời gian từ đó ta có thể
thấy được một sự dằn vặt lương tâm của nhân vật trữ tình. Qua đó thấy được một bài
học về lòng ích kỉ, vô cảm của con người trước những số phận bất hạnh. Cuộc đời
luôn thay đổi và biến động, vì vậy không ai biết được ngày mai sẽ ra sao? Hãy lấy yêu
thương trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương. Khi chúng ta làm được điều đó thì
sẽ không còn những dằn vặt của lương tâm và tự thấy mình hạnh phúc.

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 14


Nhóm 1: Lê Thu Trang - Nguyễn Xuân Xuân

Chương 5: Kết cấu tác phẩm văn học 15

You might also like