You are on page 1of 6

TIẾP CẬN VĂN CHƯƠNG TỪ LÝ THUYẾT PHONG CÁCH HỌC

---
Buổi 1:
Tài liệu tham khảo:
1. Peter Verdonk (2010), Stylistic, Oxford.
2. T.A. Znamenskaya (2004), Stylistics of The English language, Moskva.
3. Paul Simpson (2014), Stylistivs: A Resource Book for Students, Routledge.
4. Joanna Gavins (2007), Text World Theory: An Introduction, Edinburgh.
5. Cù Đình Tú (2002), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Giáo
dục.
6. Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa (1993), Phong cách học tiếng Việt, NXB
Giáo dục.
7. Phan Ngọc (2000), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, NXB Trẻ.
8. R. Jakovson (2008), Thi học và ngữ học lý luận văn học phương Tây hiện đại,
NXB Văn học.
VĐ1: TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH HỌC
Phong cách học cũng quan tâm đến những sáng tạo của tác giả, làm mới và tăng tính
biểu cảm cho lời nói của tác phẩm. PCH tri nhận thì quan tâm tới sáng tạo của người
tiếp nhận. Ở đây, độc giả có thể là người đồng sáng tạo với tác giả.
I/ Lịch sử nghiên cứu:
- Thuật ngữ “Stylistics” lần đầu được đưa vào từ điển Oxford vào cuối thế kỷ
XIX. Tuy nhiên, nó không xuất hiện gần đây, nhưng đã được đặt nền tảng từ
thời cổ đại (2400 năm – thời đại của các triết gia).
- Các nhà hùng biện, nhà thơ được xem là những bậc thầy trong việc áp dụng
những thủ pháp nghệ thuật trong sử dụng ngôn từ. Từ sau thời kỳ cổ đại, các
phương pháp tiếp cận mang tính quy phạm được áp dụng vào nghiên cứu phong
cách học.
- Năm 1909, Charles Bally, nhà ngôn ngữ học người Thụy Sĩ, đã cho xuất bản
công trình “Traité de stylistique française” (Phong cách học tiếng Pháp), bác bỏ
các phương pháp quy phạm trong nghiên cứu phong cách và phát triển thành bộ
môn Phong cách học hiện đại. Ông cho rằng, đối tượng của phong cách học là
tất cả mọi thứ cảm xúc và biểu cảm trong ngôn ngữ và trong lời nói.
- Với vai trò là một phân môn ngôn ngữ riêng biệt Phong cách học bắt đầu định
hình chỉ trong những năm 20 – 30 của thế kỷ XX.
- Định nghĩa về phong cách học: là một ngành nghiên cứu cách sử dụng ngôn
ngữ.
II/ Đối tượng và các vấn đề cơ bản của Phong cách học:
- Với tư cách là một quy luật ngôn ngữ, Phong cách học nghiên cứu ngôn ngữ tự
nhiên. Phong cách học không nghiên cứu một đơn vị hoặc cấp độ ngôn ngữ cụ
thể, vì nó bao trùm tất cả các cấp độ ngôn ngữ từ quan điểm chức năng.
- Phong cách học được chia thành nhiều phân môn riêng biệt, mỗi phân ngành
nghiên cứu một cấp độ và có đối tượng nghiên cứu khác nhau. Từ đây có ngữ
âm học phong cách, từ vựng học phong cách và cú pháp học phong cách. Phong
cách học chủ yếu quan tâm đến tiềm năng biểu cảm của các đơn vị ngôn ngữ ở
một mức độ tương ứng.
III/ Các phân môn của phong cách học:
- Ngữ âm học phong cách: nghiên cứu sự hình thành phong cách âm thanh dựa
trên đặc điểm về âm, nét đặc thù tổ chức các âm trong lời nói; đồng thời, ngành
cũng nghiên cứu các biến thể ngữ âm xảy ra trong các hình thức lời nói khác
nhau, những đặc tính ngôn điệu của văn xuôi và thơ.
- Hình thái học phong cách: quan tâm tiềm năng phong cách của hình thức ngữ
pháp và ý nghĩa đặc trưng với từng loại hình cụ thể của lời nói.
- Từ vựng học phong cách: xem xét các chức năng phong cách của từ vựng, tiềm
năng biểu cảm, đánh giá và cảm xúc của lời nói thuộc các lớp từ vựng khác
nhau.
- Cú pháp học phong cách: nghiên cứu các tiềm năng tạo phong cách cấu trúc và
đặc trưng cú pháp cụ thể sử dụng trong những loại hình lời nói khác nhau.
 Phong cách học quan tâm tất cả các khả năng biểu đạt và phương tiện biểu
đạt của ngôn ngữ, ý nghĩa phong cách của các yếu tố trên và các thành phần
“phụ gia” (nghĩa bóng).
IV/ Phương pháp của Phong cách học:
- Phương pháp chủ yếu của Phong cách học là phân tích ngữ nghĩa phong cách
(phân tích phong cách học). Phương pháp này xác định mối tương quan giữa
các phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu cảm nội dung lời nói (hoặc văn bản) và
các nội dung của thông tin theo trí tuệ, tình cảm hoặc tính thẩm mỹ.
Các bước phân tích:
 Đọc chậm và chú ý đến nhịp điệu, cách gieo vần (thơ có vần), quan sát kỹ
các hình thức biểu đạt bằng văn tự (thơ thị giác)…
 Cảm nhận, nắm bắt cảm xúc, ý tưởng, chủ đề của tác phẩm.
 Phát hiện và phân tích các phương thức tu từ được sử dụng nhằm bộc lộ cảm
xúc, ý tưởng, chủ đề.
- Phương pháp so sánh được coi là hạt nhân của phương pháp phân tích phong
cách. Để phát ngôn hiệu quả hơn, người nói liên tục chọn các phương tiện ngôn
ngữ nhất định từ tập hợp các đơn vị đồng nghĩa. Những phương tiện ngôn ngữ
này có hiệu quả tu từ tốt nhất so với đơn vị khác ít giá trị biểu đạt hoặc trung
tính trong cùng một ngữ cảnh.
- Phương pháp phong cách thực nghiệm nằm ở cách người viết thay các từ ngữ,
phát ngôn hoặc cấu trúc cũ bằng những yếu tố mới với mục đích tạo phong
cách.
- Phương pháp định lượng bao gồm xác định các thuộc tính định lượng của một
hiện tượng ngôn ngữ.

V/ Các loại phong cách học: (Mindmap)


VĐ2: PHONG CÁCH HỌC TRI NHẬN VÀ LÝ THUYẾT VỀ THẾ GIỚI VB
I/ Phong cách học tri nhận:
1. Khoa học tri nhận:
- Tri nhận (Cognition) từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của một ngành
khoa học lớn – khoa học tri nhận. Tri nhận “biểu hiện một quá trình nhận thức
hoặc là tổng thể những quá trình tâm lý (tinh thần, tư duy) – tri giác, phạm trù
hóa, tư duy, lời nói v.v. phục vụ cho việc xử lý và tạo lập thông tin. Nó bào gồm
cả việc con người nhận thức và đánh giá bản thân mình trong thế giới xung
quanh và xây dựng bức tranh thế giới đặc biệt – tất cả những cái tạo thành cơ sở
cho hành vi của con người.”
- Khoa học tri nhận là một trong những bước phát triển lớn, trong khoa học
nghiên cứu của thế giới xuất phát từ việc cố gắng lý giải cũng như hiểu được
hoạt động của não con người. Theo G.Struce (2001), khoa học tri nhận “chồng
lấn” (overlap) một phần với các lý thuyết được coi là mẹ của “khoa học tri
nhận” như: tâm lý học, trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ học, triết học, nhân chủng học
và khoa học thần kinh.
- Mục tiêu bao quát nhất của khoa học tri nhận là mô tả bản chất của kiến thức,
cả về hình dạng lẫn nội dung của nó và làm thế nào mà kiến thức có thể được sử
dụng, xử lý và lĩnh hội. Khoa học tri nhận là khao học nghiên cứu về tâm trí của
con người, bao gồm cấu trúc và mọi thứ mà tâm trí con người có thể thực hiện
được.
2. Ngôn ngữ học tri nhận:
- Kết hợp giữ tâm lý học và ngôn ngữ học, là nhánh nghiên cứu liên ngành thuộc
về ngôn ngữ học gắn với một số công trình tiêu biểu của những tên tuổi lớn như
Geogre Lakoff, Charles Fillmore và Ronald Langacker.
- Mục đích của ngôn ngữ học tri nhận chính là tìm hiểu mối liên hệ giữa kết cấu
ngôn ngữ với những thứ nằm ngoài ngôn ngữ.
- Các nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận đều thừa nhận “ý nghĩa” là tâm điểm
của ngôn ngữ, là trọng tâm cơ bản của các nghiên cứu.
- Kết quả của NNH tri nhận đạt được gồm: Khái niệm khung ngữ nghĩa
(semantics frame); ngữ pháp tri nhận của Langacker sử dụng khái niệm lược đồ
hình ảnh (image-schema); mô hình tri nhận lý tưởng (Idealized Cognitive
Models) của Lakoff.
3. Phong cách học tri nhận:
- Theo Simpson, thực hành phân tích phong cách học chính là khám phá ngôn
ngữ, mà cụ thể là khám phá tính sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của một
ngôn ngữ.
- Sự kết hợp NNH và khoa học tri nhận đã tạo nên bước đi mới. Từ đây, một
nhánh nhỏ của PCH ra đời dựa trên nền tảng của ngữ dụng học kết hợp các yếu
tố văn hóa, lịch sử, xã hội và tri nhận.
- Phong cách học tri nhận là một nhánh của NNH ứng dụng, áp dụng lý thuyết
vào nghiên cứu các tác phẩm văn học.
- Các nhà nghiên cứu đã vận dụng mô hình AI để mở đường cho PCH tri nhận
phát triển. Nó đã giúp thực hiện bước chuyển dịch quan trọng, ra xa ngôn ngữ
học và cách tiếp cận chỉ dựa vào văn bản, thay vào đó, theo hướng tiếp cận tri
nhận.
- Kế tiếp sự thành công của mô hình AI và nghiên cứu tự sự là Lý thuyết Thế giới
Ngôn bản của Werth. Nó đã chứng minh sự hữu ích trong việc lý giải tại sao và
bằng cách nào độc giả có thể tạo nên các diễn đạt về tinh thần hay các thế giới
trong quá trình đọc.

II/ Lịch sử hình thành lý thuyết Thế giới Ngôn bản:


1. Paul Werth:
- Text Worlds: Representing Concepyual Space in Discourse diễn giải chi tiết Lý
thuyết về Thế giới ngôn bản của Werth và làm tiền đề cho sự phát triển của lý
thuyết này về sau bởi một số học giả, tiêu biểu là Gavins.
- Text World Theory: An Introduction (2007) của Gavins là sự hoàn thành những
thiếu sót trong mô hình của Werth và giúp hoàn thiện lý thuyêt về Thế giới
ngôn bản. Đây là một trong những lý thuyết toàn diện nhất để nghiên cứu các
không gian tinh thần diễn ra bên trong mỗi người khi học tiếp cận một văn bản
bất kỳ.
- Cũng vì vậy, Lý thuyết về Thế giới ngôn bản, kể từ khi ra đời đã được các học
giả sử dụng nhằm kiểm tra phạm vi tác động của nó với các loại hình diễn ngôn
khác nhau vì Werth, ngay từ khi bắt đầu chỉ tiến hành khảo sát trên loại tự sự hư
cấu.
- Theo Werth, các diễn ngôn trong tác phẩm ràng buộc các tham tố đó hay ràng
buộc các nhân vật cùng với các vật thể xung quanh tại một mốc thời gian và
trong một không gian xác định.
- Theo Werth, quá trình này được kích hoạt là nhờ:
 Các yếu tố xây dựng thế giới
 Các nhân tố thúc đẩy chức năng
- Thế giới ngôn bản vì thế được mở ra trên 3 cấp độ:
 Một là dựa trên cấu trúc tình thái;
 Hai là dựa trên hoạt động tinh thần;
 Ba là dựa trên sự hỗn loạn của các mốc thời gian trong tác phẩm.
2. Một số tác giả khác
- Hidalgo Downing, Laura (2003).
- Lahey, Ern.
- Gavins, Joanna (2005) sử dụng mô hình của Werth để khảo sát quá trình hình
thành của thế giới ngôn bản khi có sự xuất hiện của các yếu tố tình thái. Dựa
trên cơ sở đó, Gavins hoàn thiện lý thuyết của Werth, đồng thời sử dụng ngữ
pháp tình thái của Simpson vào phân tích văn bản tự sự để lý giải kết cấu nhận
thức của các yếu tố tình thái này.
- Stockwell, Peter (2009) chỉ ra quá trình thụ cảm bên trong mỗi người khi đọc
một tác phẩm văn học.
- Giovannelli, Marcello (2010), Paedagogical stylistic…
3. Một số cột mốc quan trọng:
- Nguồn cội của lý thuyết này là Paul Werth, cha đẻ của quan niệm về thế giới
ngôn bản vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90…
- Do qua đời sớm, Werth đã không thể hoàn thành mô hình trên.
Tóm lại, hơn 20 năm trôi qau, Lý thuyết về Thế giới ngôn bản có sức ảnh hưởng mạnh
mẽ đến công trình của nhiều học giả thuộc các lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học khác
nhau. Tuy người sáng lập ra lý thuyết về Thế giới ngôn bản đã qua đời, nhưng lý
thuyết vẫn tiếp tục phát triển.

III/ Nội dung chính của lý thuyết:


1. Dẫn nhập
- Ngôn ngữ luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Ban đầu,
con người đã ra sức lý giải ý nghĩa từ vựng, cú pháp, ngữ pháp, ngữ dụng.
- Khi khoa học tri nhận ra đời, hoạt động của não được đào sâu nghiên cứu; từ
đó, chúng ta cũng hiểu hơn về quá trình nhận thức diễn ra bên trong đó.
- Để trả lời cho câu hỏi trên, một trong những quan điểm được chấp nhận rộng rãi
chính là thừa nhận sự tồn tại của một quá trình diễn giải đặc biệt bên trong bộ
não của con người, được gọi là sự diễn đạt tinh thần (mental representation).
Sự diễn đạt tinh thần có thể được hiểu là những cách lý giải trong tâm trí con
người khi họ rơi vào hoặc đối mặt với một tình huống cụ thể. Thuật ngữ này ra
đời từ Tâm lý học tri nhận để ám chỉ cách mà chúng ta lý giải những kiến thức
được lưu trữ trong đầu.
- Những kết cấu nhận thức mà con người sử dụng để kiến tạo nên sự hiểu biết
của bản thân trong quá trình lý giải ấy đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghiên
cứu nhằm mục đích khác nhau. Qua nghiên cứu, dù sử dụng ngôn ngữ nào, thì
khả năng lĩnh hội ngôn ngữ đều là những chuỗi phức tạp về tâm lý. Các quá
trình diễn giải còn dựa trên những yếu tố xung quanh như môi trường giao tiếp,
kiến thức cá nhân và những trải nghiệm của chính bản thân người đó.
- Nó khai sinh từ ý niệm của khoa học tri nhận. Lý thuyết Thế giới ngôn bản là
một mô hình ngôn ngữ học tri nhận dùng để xử lý các diễn ngôn của con người
và lấy các diễn ngôn là trọng tâm nghiên cứu.
2. Một số luận điểm cơ bản:
- Tiền đề cơ bản của lý thuyết Thế giới ngôn bản chính là độc giả và tác giả;
người nói và người viết cùng tạo ra và xử lý tất cả các diễn ngôn bằng việc xây
dựng nên những sự diễn giải tinh thần mà chúng ta gọi nó là “các thế giới ngôn
bản” (text-worlds). “Lý thuyết về Thế giới ngôn bản” xem diễn ngôn là kết cấu
của một văn bản, phần nói và phần viết của một sự kiện ngôn ngữ và các văn
cảnh liên quan của nó.
- Thế giới diễn ngôn: là cấp độ đầu tiên và vĩ mô nhất, trong đó việc giao tiếp
giữa người nói và người nghe, giữa độc giả và tác giả sẽ xảy ra trực tiếp; hay
nói cách khác, thế giới diễn ngôn là một sự kiện ngôn ngữ diễn ra tự nhiên và
diễn đạt bối cảnh trực tiếp mà diễn ngôn đang có.
- Thế giới văn bản: là cấp độ thứ hai, là nơi chứa đựng sự diễn giải trong tinh
thần của những người tham gia vào diễn ngôn đó.
- Thế giới tình thái (bên dưới): là cấp độ cuối cùng và những sự dịch chuyển các
thế giới khi có sự thay đổi các trực chỉ về không gian, thời gian hay cả không
gian lẫn thời gian. Các thế giới này là các không gian nhận thức dịch chuyển ra
xa khỏi cấp độ thế giới ngôn bản.
- Theo Gavins, Lý thuyết về Thế giới ngôn bản là một khung diễn ngôn, không
chỉ liên quan đến xây dựng văn bản, mà còn những yếu tố cụ thể xung quanh
ngữ cảnh đó. Vì vậy, lý thuyết này cho rằng trong diễn ngôn bất kỳ, kể cả dạng
văn bản viết, luôn có ít nhất hai người tham gia, thậm chí những người này khác
nhau cả về không gian, thời gian, cùng thuộc hay khác cộng đồng.
3. Các cấp độ của thế giới ngôn bản:
- Thế giới diễn ngôn thực chất là một không gian ý niệm, xử lý những tình huống
xung quanh con người khi họ giao tiếp với người khác.
- Werth định nghĩa thế giới diễn ngôn là ngữ cảnh tình huống xung quanh sự kiện
phát ngôn, chứa đựng tất cả những thứ mà người tham gia nghe hoặc thấy được
và những nguồn này được kích hoạt suốt quá trình diễn ngôn.
- Thế giới diễn ngôn và thế giới ngôn bản đều được tạo nên từ các quá trình tri
nhận của con người nhưng thế giới diễn ngôn dựa trên những nguồn nhận thức
trực tiếp, tình huống thực tế. Trong khi đó thế giới ngôn bản là những thế giới
được tạo nên từ những ký ức và sự tưởng tượng của con người.
- Người tham gia diễn ngôn có thể là người nói, một số người nghe và cả những
người nghe lỏm trong một buổi nói chuyện, cũng là tác giả và độc giả của một
văn bản viết. Những buổi nói chuyện mặt đối mặt là kiểu diễn ngôn cơ bản và
có tính khuôn mẫu với những người tham gia trực tiếp cùng những thực thể mà
những người này có thể nhận biết được. Tất cả đều tồn tại và đồng hành trong
một không gian và thời gian.
- Thông qua mối liên hệ với các thực thể có mặt trong tình huống đó, những
người tham gia sẽ cùng nhau diễn giải ý nghĩa của văn bản, đồng thời cũng có
thể để ý và nhận biết hành động của những người còn lại.
- Trái lại, khi giao tiếp bằng văn bản hoặc thực hiện những cuộc đối thoại qua
điện thoại, khi đó thế giới diễn ngôn sẽ bị chia tách.
- Kiến thức từ tri giác: là khả năng nhận biết các vật thể hay thực thể đang có sẵn
trong môi trường giao tiếp đó. Những yếu tố này có khả năng tác động đến diễn
ngôn “bởi vì một thời điểm nào đó, những người tham gia diễn ngôn có thể
tham chiếu đến một trong số chúng”. (Gavins, 2007)

You might also like