You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN


BÀI THUYẾT TRÌNH

PHƯƠNG PHÁP LUẬN


CỦA TRƯỜNG PHÁI COPENHAGEN
THÀNH VIÊN NHÓM:
Lê Hiển
Phạm Thị Xuân Hoa
Hà Ngọc Hạo Nghi
Phạm Thị Hồng Ngọc
NỘI DUNG TRÌNH BÀY

PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA


TRƯỜNG PHÁI COPENHAGEN

1 Giới thiệu chung về trường phái Copenhagen

2 Lí thuyết Ngữ vị học

3 Cơ sở triết học và nhận thức luận của Ngữ vị học


1 Giới thiệu chung về trường phái Copenhagen

• Ra đời cùng với sự ra đời của CLB Ngôn ngữ học Conpenhagen
năm 1931, người đứng đầu là Luis Hjelmslev cùng các thành viên
khác….
• Từ năm 1936 – 1939, ông hợp tác với Hans Jorgen Uldall xây dựng
lý thuyết Ngữ vị học.
• Thừa kế học thuyết của F. de Saussure, L. Hjelmslev xây dựng học
thuyết của mình, trước hết ông quan tâm xây dựng một lí thuyết phổ
quát về ngôn ngữ.
1 Giới thiệu chung về trường phái Copenhagen

* Đánh giá Ngữ vị học

• Ngữ vị học là cố gắng đầu tiên, ứng dụng một cách triệt để các tư
tưởng tương ứng của logic toán học vào việc phân tích cấu trúc ngôn
ngữ, nhờ đó đã thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ toán học.
• Có giá trị thực tiễn vì nó xây dựng một lý luận trừu tượng về ngôn
ngữ để ngôn ngữ chuyển dịch trong dịch máy.
• Người ta thấy ngữ vị học có nhiều mâu thuẫn, nhưng ngữ vị học vẫn
là nguồn cảm hứng đối với các nhà ngôn ngữ học và triết học.
2 Lí thuyết Ngữ vị học

• Ngữ vị học là một lý thuyết ngôn ngữ học cấu trúc của CLB NNH
Copenhagen.
• Lý thuyết NNH của ngữ vị học là sự tiếp nối của những nguyên tắc
cấu trúc cơ bản được Saussure đề xuất, như phân biệt ngữ ngôn và
lời nói, ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu, tín hiệu là thể thống nhất
cuả cái biểu đạt và cái được biểu đạt, ngôn ngữ là hình thức chứ
không phải là chất liệu…..
2 Lí thuyết Ngữ vị học

• Trường phái Copenhagen cho rằng cần phải coi ngôn ngữ học là một khoa học
độc lập chứ không phải là một ngành khoa học bổ trợ, coi ngôn ngữ là một hệ
thống tự hoàn chỉnh.
• Ngữ vị học khẳng định ngôn ngữ là một hệ thống trừu tượng, thuộc tinh thần của
các mối quan hệ thuần túy.
• Hjelmslev đã phát triển đến cùng cực quan điểm của Saussure, ông cho rằng một
ngôn ngữ có thể tồn tại như nó vốn có khi người ta thay đổi cả ý nghĩa nó diễn
đạt lẫn phương tiện vật chất mà nó sử dụng. (chuyển lời nói sang dạng viết, ngôn
ngữ cử chỉ, hình ảnh….)
2 Lí thuyết Ngữ vị học

• Ngữ vị học đặt hiện thực ngoài ngôn ngữ phụ thuộc vào ngôn ngữ.

• Nguyên tắc cơ bản đối với PPL của Ngữ vị học là sự phác họa hai
bình diện nghiên cứu: bình diện biểu đạt và bình diện nội dung, tức
là phân biệt giữa mặt chất liệu của tín hiệu ngôn ngữ với nội dung
có ý nghĩa của chúng. Đây chính là luận điểm mà Saussure đã đưa
ra và được Hjelmslev tán thành (đối lập hình thức với chất liệu..)
2 Lí thuyết Ngữ vị học
Ngữ vị học
• Mục đích của ngữ vị học là xây dựng NNH như là một khoa
học chính xác trên cơ sở nội tại. Phân tích ngôn ngữ học không
phải là phân loại các đối tượng ngôn ngữ mà là miêu tả những
quan hệ cấu trúc tồn tại giữa chúng.
• Có ba kiểu quan hệ: 1, quan hệ phụ thuộc hai chiều (quan hệ
tương thuộc); 2, quan hệ phụ thuộc một chiều (quan hệ định
tính); 3, quan hệ hợp quần tự do (quan hệ không tương thuộc)
2 Lí thuyết Ngữ vị học

Ngữ vị học
- Ngữ vị học là một lý thuyết ngôn ngữ học sẽ phát hiện và công
thức hóa các tiền đề của ngôn ngữ học, sẽ thiết lập các phương
pháp và chỉ ra đường hướng của nó.
2 Lí thuyết Ngữ vị học

Hai điểm quan trọng trong quan điểm lý thuyết của Hjelmslev
• Lý luận không phụ thuộc vào kinh nghiệm. Nó là hệ thống suy diễn thuần
túy, tự nó có thể được dùng để tính toán các khả năng nảy sinh từ các tiên
đề của nó. Nhân tố này được gọi là tính võ đoán của lý luận.
• Lý luận bao gồm một loạt tiên đề mà theo kinh nghiệm từ trước thì chúng
thỏa mãn được những điều kiện ứng dụng vào một số cứ liệu kinh nghiệm.
Nhân tố này là tính thích hợp (appropriate) của lý luận.

 Lý thuyết của Hjelmslev là một sự võ đoán và đồng thời là


một hệ thống thích hợp của các tiên đề và định nghĩa
2 Lí thuyết Ngữ vị học

• Bản chất ngôn ngữ: quan điểm của Hjelmslev chịu ảnh hưởng
quan điển của Saussure, coi ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu.
Tương ứng với các thuật ngữ năng biểu và sở biểu của Saussure.
Hjelmslev dùng thuật ngữ biểu đạt tín hiệu và nội dung tín hiệu
như 2 bình diện NN.
2 Lí thuyết Ngữ vị học

- Nét đặc trưng của ngữ vị học là nội dung và biểu đạt được coi như những
thực thể song song hoàn toàn đối với việc phân tích bằng các phương tiện của
những thủ pháp giống nhau, dẫn đến những phạm trù tương tự.
- Ngữ vị học nhấn mạnh 2 bình diện này không cùng hình dáng. Một nội dung
tín hiệu cho sẵn không được cấu trúc theo cùng một cách như biểu đạt tín hiệu
tương ứng. Chúng không thể được chia thành những thành tố tương ứng hay
cấu hình như Hjelmslev đã gọi chúng.
- Xuất phát từ mục đích của NN thì NN trước hết và trên hết là một hệ thống
tín hiệu (semiotic system); nhưng nếu xuất phát từ cấu trúc bên trong của nó thì
NN là hệ thống cấu hình (system of figurae), có thể được dung để cấu tạo các
tín hiệu.
2 Lí thuyết Ngữ vị học

• Hjelmslev gọi các hệ thống 1 bình diện là các hệ thống biểu hiệu
(symbolic system); cấu trúc 2 bình diện được gọi là các hệ thống
tín hiệu (semiotic system).
• Mỗi NN là một hệ thống tín hiệu mà tất cả hệ thống tín hiệu khác
đều có thể phiên dịch sang.
• Hjelmslev muốn áp dụng lý thuyết ngữ vị học không chỉ cho NN
tự nhiên mà cho tất cả các hệ thống tín hiệu phi NN: Mĩ học, thiết
kế đồ thị, nghệ thuật, thần thoại, phân tâm học, nhân học văn hóa,
tôn giáo,….
2 Lí thuyết Ngữ vị học

• Nội dung và biểu đạt có thể được phân tích tách biệt nhau,
nhưng có ảnh hưởng lẫn nhau (tức là hàm giữa biểu đạt tín hiệu
và nội dung tín hiệu).
• Vd: thay thế biểu đạt tín hiệu “bàn” bằng “ghế” thường dẫn đến
nội dung tín hiệu khác.
• Vd: thay thế nội dung tín hiệu “trâu” bằng “trâu con” dẫn đến
biểu đạt tín hiệu khác.
2 Lí thuyết Ngữ vị học

• Các bộ phận của tín hiệu (cấu hình) có thể được thay thế. Vd:
thay thế /a/ bằng /i/ trong khung /l….m/ ta được /lim/.
• Các bộ phận nhỏ nhất đã tách ra bằng thủ pháp cho sẵn và sự
thay thế của chúng có thể dẫn đến sự thay đổi ở bình diện đối
lập – gọi là ngữ vị (glossseme).
2 Lí thuyết Ngữ vị học

Ngữ vị
• Ngữ vị ở bình diện biểu đạt gồm các nét âm vị học, được gọi là
khống vị (keneme) và ở bình diện nội dung thì bao gồm các nét
nghĩa gọi là các nghĩa vị (plereme).
• Ngữ vị hoạt động như thuật ngữ bao trùm cho cả các kết vị -
giải thích về mặt ngữ pháp và hình vị - giải thích về mặt từ
vựng.
• Để chỉ trắc nghiệm thay thế, ngữ vị học đã tạo ra thuật ngữ trắc
nghiệm giao hoán (commutation test). Hiện thuật ngữ này được
sử dụng rộng rãi.
2 Lí thuyết Ngữ vị học

Trắc nghiệm giao hoán

• Trường phái NNH Prague cũng vận dụng trắc nghiệm giao
hoán.
• Đặc trưng của ngữ vị học là nhấn mạnh trắc nghiệm giao hoán
có thể là điểm xuất phát của bất cứ bình diện nào trong 2 bình
diện. Bằng phương tiện của trắc nghiệm giao hoán, một số
lượng hữu hạn các yếu tố (hằng thể - invariants) có thể thay thế
nhau đã được tách ra ở cả 02 bình diện.
2 Lí thuyết Ngữ vị học

Theo Saussure:
 Ngữ ngôn coi như tổng hòa của các mối quan hệ hoặc liên hệ
giữa các mặt đối lập.
Những quan hệ này có thể được biểu hiện trong chất liệu
(substance) của ngữ ngôn.
Ngữ ngôn là một hình thức (form), không phải là chất liệu
(substance).
2 Lí thuyết Ngữ vị học

Hình thức và chất liệu


• Giống như Saussure, Hjelmslev cũng phân biệt giữa hình thức
và chất liệu và coi sự phân biệt này là cơ sở của ngữ vị học.
• Hình thức bao gồm tất cả các hàm trên trục đối vị và trục kết
hợp (là các yếu tố và phạm trù).
• Ngoài 2 khái niệm hình thức và chất liệu, Hjelmslev thêm khái
niệm thứ 3 là vật chất (purport)
2 Lí thuyết Ngữ vị học

Thuật ngữ vật chất được dùng để chỉ các âm và các nghĩa ngoài
những cách thức mà chúng được tạo lập về mặt NNH.
Chất liệu biểu thị cái vật chất đã được tạo lập về mặt NNH. Chất
liệu có thể được tạo lập khác nhau bởi các khoa học khác nhau
như vật lý học và tâm lý học.
2 Lí thuyết Ngữ vị học

• Hàm số giữa hình thức và chất liệu được gọi là hiện thực hóa.
Một hình thức cho sẵn được tiên đoán là đã được hiện thực hóa
bằng một chất liệu cho sẵn.
• Hình thức là đối tượng đầu tiên của sự miêu tả NNH và những
sự khác nhau giữa các NN chủ yếu là sự khác nhau về hình
thức.
• Hình thức cũng được Hjelmslev gọi là lược đồ (schema). Trong
ngữ vị học, cách dùng (usage) gần như đồng nghĩa với chất liệu
(substance).
2 Lí thuyết Ngữ vị học

Hình thức & chất liệu

• Mối quan hệ giữa hình thức và chất liệu là mối quan hệ 1


chiều, bởi vì chất liệu tiền giả định hình thức, chứ không phải
ngược lại. Vì chất liệu được xác định là vật chất đã tạo thành
cho nên chất liệu tiền giả định hình thức; nhưng yêu cầu hình
thức không tiền giả định chất liệu thì còn phải bàn thêm.
2 Lí thuyết Ngữ vị học

• Sự thảo luận giữa Hjelmslev và Uldall vào năm 1951 – 1952 dẫn đến
một số nhìn nhận lại:
– Thứ nhất, chất liệu của nội dung, hình thức của nội dung, hình thức
của biểu đạt và chất liệu của biểu đạt gọi là 4 tầng của ngôn ngữ
(strata of language) và sự phân biệt được tạo ra giữa các hàm nội tại
(intrinsic) & ngoại tại (extrinsic). Lược đồ (schema) bao trùm các hàm
nội tại trong 2 tầng hình thức, trong khi chuẩn (norm), cách dùng
(usage) và hành động ngôn từ (speech act) thì bao trùm các hàm ngoại
tại. Cách dùng không còn được sử dụng như đồng nghĩa với chất liệu
nữa. Chức năng tín hiệu được coi là thuộc về cách dùng – các tín hiệu
mới có thể tạo thành ở bất cứ lúc nào – và cấu hình có được nhờ phân
tích nội tại mỗi tầng.
2 Lí thuyết Ngữ vị học

– Chức năng tín hiệu vẫn được coi là chức năng ngôn ngữ cơ sở.
• Thứ hai, sự phân biệt được tạo ra giữa 3 bình diện của chất liệu:
bình diện nhận biết (apperceptive level), bình diện xã hội sinh vật
học (sociobiological level) và bình diện vật lý (physical level); và 3
bình diện này được sx với bình diện nhận biết. Chất lieu đóng vai
trò lớn hơn trước.
2 Lí thuyết Ngữ vị học

• Theo Hjelmslev, sự miêu tả chi tiết về chất liệu được thực hiện
trong siêu tín hiệu học (metasemiology) mà NN đối tượng của
nó là ngôn ngữ miêu tả của nhà NN.
• Trong tín hiệu học, các biến thể tối giản của NN, chẳng hạn,
các âm tố, là các tín hiệu tối thiểu; trong siêu tín hiệu học,
những đơn vị như thế có thể tiếp tục phân tích sự miêu tả
phong cách thuộc vào cái gọi là tín hiệu học liên tưởng
(connotative semiotics).
3 Cơ sở triết học và nhận thức luận của Ngữ vị học

- Ngữ vị học dựa trên giả thuyết rằng ngôn ngữ thể hiện một hệ
thống những quan hệ bên trong mà cấu trúc nó chỉ có thể được
miêu tả nhờ những tiêu chuẩn bên trong ngôn ngữ, độc lập với
bộ môn khác
- Triết học và khoa nửa sau thế kỉ XIX đánh giá cao vai trò
quan hệ => Phạm trù quan hệ chiếm vị trí trung tâm trong học
thuyết về các phạm trù của Kant.

- Mặt khác các phương pháp lôgic toán được xem là phương
pháp luận thống nhất của nhận thức khoa học thời đó.
3 Cơ sở triết học và nhận thức luận của Ngữ vị học

- Các nhà ngữ vị học đã vận dụng khái niệm hàm toán học của
Leinitz vào miêu tả ngôn ngữ.

- Quan niệm ngôn ngữ là hình thức và quan hệ giữ vai trò chủ
đạo trong cấu trúc ngôn ngữ của ngữ vị học còn bắt nguồn từ
thực chứng luận lôgic.

- Theo giáo sư Karnap, mỗi định lí khoa học phải là một định lí
về các mối quan hệ qua lại, định lí này không giả định sự hiểu
biết hay việc miêu tả bản thân các yếu tố tham dự vào các mối
quan hệ qua lại.
3 Cơ sở triết học và nhận thức luận của Ngữ vị học

- Ngữ vị học cũng tiếp thu từ Humboldt... theo đó, L.Hjelmslev đã đề


cập đến hai thế đối lập:
+ (1) Hình thức và chất liệu ở diện nội dung
+ (2) Hình thức và chất liệu ở diện biểu đạt
- Đối với ngữ vị học, đơn vị ngôn ngữ cơ bản không còn là kí hiệu nữa
mà là các ngữ vị (glosseme):
+ (1) Ngữ vị của cái biểu đạt là các khống vị (keneme)
+ (2) Ngữ vị của cái được biểu đạt là các nghĩa vị (plereme)

=> Hjelmslev không gạt bỏ ý nghĩa mà đi sâu miêu tả một cách hình
thức các hiện tượng về nghĩa.
3 Cơ sở triết học và nhận thức luận của Ngữ vị học

Ví dụ: (1) bố; (2) mẹ; (3) con trai; (4) con gái; (5) chú; (6) cô; (7) cháu
trai (đối với chú, bác); (8) cháu gái (đối với chú, bác).
NGHĨA VỊ GIỐNG NGHĨA THẾ HỆ
a - Giống đực a’ - Giống cái c - thế hệ trước c’ - thế hệ sau
(1) bố; (3) con (2) mẹ; (4) con gái; (1) bố; (2) mẹ; (5) (3) con; (4) con gái;
trai; (5) chú; (7) (6) cô; (8) cháu gái chú; (6) cô (7) cháu trai; (8) cháu
cháu trai gái

NGHĨA VỊ MỐI LIÊN HỆ NGUỒN GỐC bố - abc chú - ab’c


b - trực tiếp b’ - gián tiếp
mẹ - a’bc cô - a’b’c
(1) bố; (2) mẹ; (3) (5) chú; (6) cô; (7)
con trai - abc’ cháu trai - ab’c’
con trai; (4) con cháu trai; (8) cháu gái
gái con gái - a’bc’ cháu gái - a’b’c’
3 Cơ sở triết học và nhận thức luận của Ngữ vị học

- Tuân thủ tuyệt đối những nguyên tắc phương pháp luận của Saussure,
ngữ vị học cho rằng ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ
học, nó được nghiên cứu độc lập với lời nói.
- Nhờ quan niệm về tính độc lập ngôn ngữ mà ngữ vị học đã thực hiện
được yêu cầu về tính toàn diện, tính đơn giản, và tính không mâu thuẫn
trong khoa học.
- Đặc trưng quan trọng của ngữ vị học là nó yêu cầu miêu tả hình thức
một ngôn ngữ phải bắt đầu với sự phân tích các văn bản bằng cách chia
tách liên tục theo các nguyên tắc thao tác chính xác.
=> Sự chia tác liên tục như thế được gọi là diễn dịch
3 Cơ sở triết học và nhận thức luận của Ngữ vị học
- Các hàm số được bộc lộ trong sự phân tích này có ba kiểu:
+ (1) Quan hệ định tính (determination): Tiền giả định một chiều
+ (2) Quan hệ tương thuộc (interdependence): Tiền giả định hai chiều
+ (3) Quan hệ không tương thuộc (constellation): Quan hệ hợp quần tự do
- Ở trục kết hợp chúng được gọi là:
+ (1) Quan hệ tuyển chọn (selection)
+ (2) Quan hệ liên kết (solidarity)
+ (3) Quan hệ phối hợp (constellation)
- Ở trục đối vị chúng được gọi là:
+ (1) Quan hệ minh định (specification)
+ (2) Quan hệ trái nghĩa loại trừ (complementarity)
+ (3) Quan hệ độc lập (autonomy)
3 Cơ sở triết học và nhận thức luận của Ngữ vị học

- Trong ngữ vị học, quan hệ phối hợp là một hình thức của quan hệ
không tương thuộc.
- Quan hệ độc lập trong ngữ vị học cũng là một hình thức của quan hệ
không tương hợp.

- Quan hệ độc là đối lập với quan hệ định tính và quan hệ tương thuộc
- Trong ngữ vị học, thuật ngữ quan hệ định tính dùng để chỉ quan hệ phụ
thuộc: là quan hệ một chiều giữa hai yếu tố ngôn ngữ sao cho yếu tố này
là điều kiện tiên quyết cho yếu tố kia, nhưng không phải ngược lại.
+ Ví dụ: quan hệ giữa tính từ và trạng từ.
3 Cơ sở triết học và nhận thức luận của Ngữ vị học
- Nét đặc trưng của ngữ vị học là những phạm trù tương tự được lập ra
cho nội dung và biểu đạt
Các thành tố Tâm (nguyên âm)
(các khống vị) Tâm (nguyên âm)
Biểu đạt
Các biểu thể Intense (giọng)
(các điệu vị) Extense (nét điệu tính thể hiện thái độ)

Các thành tố Tâm (gốc)


(các nghĩa vị) Biên (phái sinh)
Nội dung
Các biểu thể Intense (các hình vị danh tính)
(các hình vị) Extense (các hình vị vị tính)
3 Cơ sở triết học và nhận thức luận của Ngữ vị học

- Trong hệ thống thuật ngữ của ngữ vị học, các hình vị là các
phạm trù vĩ tố như cách, ngôi, vv... được gọi là các yếu tố nội
dung.
- Các hình vị vị tính, như thì được coi là đặc trưng cho cả phát
ngôn chứ không phải chỉ cho vị từ
- Một đơn vị gồm cả các thành tố và các biểu thể được gọi là
một ngữ đoạn (syntagm):
+ Ngữ đoạn nhở nhất ở bình diện biểu đạt là âm tiết
+ Ngữ đoạn nhỏ nhất ở bình diện nội dung là danh từ
3 Cơ sở triết học và nhận thức luận của Ngữ vị học

- Các nét khu biệt ngữ pháp về biểu đạt (các nguyên âm và các
phụ âm) không được phân tích tiếp thành các nét khu biệt, một
sự phân tích được coi là thuộc về chất liệu thuần tuý, mà cả ở
diện nội dung lẫn diện biểu đạt,
- Các nét khu biệt ngữ pháp trong mỗi phạm trù đều được sắp
xếp thành các chiều kích theo một cách thức là có một số
lượng tối thiểu các yếu tố về chiều kích
=> Các yếu tố chiều kích này gọi là các ngữ vị (glossemes)
3 Cơ sở triết học và nhận thức luận của Ngữ vị học

- Một nét đặc trưng của ngữ vị học là nó đòi hỏi sự phân tích
nội dung phải được tiếp tục dưới cấp độ tính hiệu
- Hjelmslev đã phác hoạ một sự song song:
+ sự phân tích các đơn vị biểu đạt: sl- và fl-
+ sự phân tích các đơn vị nội dung: ram và ewe
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!

You might also like