You are on page 1of 31

MỞ ĐẦU

1.Tổng quan đề tài


Chúng ta có thể hiểu cuốn sách này hướng đến việc tìm hiểu và xác lập những cơ
sở ngữ nghĩa cho việc phân tích cú pháp
Từ chỗ bị coi thường, không đáng tin  cậy trong các phong trào ngữ pháp ma tính
hình thức thì hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngữ nghĩa chức năng và
ngữ pháp  tri nhận , nghĩa lại là nhân tố đặc biệt được nhấn mạnh. trong nghiên cứu
ngữ pháp  cần phải nói đến nghĩa , vãi bàn đấy ngữ pháp mang tính ngữ nghĩa
Sự phát triển vượt bậc của ngữ nghĩa học trong thời gian qua đã cho chúng ta
những cơ sở đáng tin cậy để bàn đến những lớp nghĩa đó .phớ quan niệm rằng cú
pháp không mang tính tự trị mà cú pháp là để tải nghĩa, chúng tôi cho rằng box
được các lớp nghĩa mà câu nói biểu thị sẽ đồng thời là xác lập cơ sở ngữ nghĩa cho
việc phân tích cú pháp.

2. Lịch sử vấn đề (nói về bối cảnh ra đời)


Trong Ngữ pháp chức năng của Simon C.Dik, các quan hệ trong chức năng
câu được chỉ định ở các bình diện: chức năng ngữ nghĩa: tác thể, đích, tiếp thể...
(agent, goad, recipient...); chức năng cú pháp: chủ ngữ, bổ ngữ (subject, object) và ch
ứcnăng ngữ dụng: chủ đề, hậu đề, đề, tiêu điểm (theme, tail, topic, focus) . 
Ở M.A.K.Halliday, cú (Clause) được coi là một thực thể hỗnhợp được hình thành khô
ng phải bởi một mà ba bình diện cấutrúc. Ông gọi tên các bình diện này là:
"cú như là một thông điệp, cú như là sự trao đổi và cú như là sự thể hiện" . Cấu trúctạ
o cho cú như là một thông điệp ông gọi là cấu trúc đề ngữ . Cấu trúc tạo cho cú như là 
sự trao đổi về cơ bản tương ứngvới cấu trúc cú pháp và bao gồm phần thức (ở tiếng A
nh, gồmchủ ngữ và thành phần hữu định) và phần dư
(gồm vị ngữ, bổngữ, phụ ngữ) . Cấu trúc tạo cho cú như là sự thể hiện tương ứng với c
ấu trúc ngữ nghĩa bao gồm các khái niệm chính như: quá trình, tham thể,
chu cảnh “là những phạm trù ngữ nghĩagiải thích một cách khái quát nhất các hiện tượ
ng của thế giớihiện thực” .  
Diệp Quang Ban cho rằng về phương diện tổ chức ngữ pháp, trong
câu có bốn kiểu cấu trúc: cấu trúc nghĩa biểu hiện (vớicác thành tố như động thể, tiếp t
hể, đích...); cấu trúc thức(gồm phần thức và phần dư) cấu trúc cú pháp (với các thànht
ố như chủ ngữ, vị tố, tân ngữ...); cấu trúc đề (với các thành tốđề và thuyết .  
Cao Xuân Hạo xác định ba bình diện của câu
(bình diện cúpháp, bình diện nghĩa học và bình diện dụng pháp)
nhưng khác với một số tác giả khác, ông
cho rằng trong tiếng Việt, cấu trúc chủ vị không có cương vị ngữ pháp trong cấu trúc c
úpháp cơ bản của câu , còn cấu trúc đề thuyết, ngược lại,
không thuộc bình diện dụng pháp  mà thuộc bình diện cú pháp và cócương vị ngữ phá
p trong cấu trúc cú pháp cơ bản của câu 
Nguyễn Văn Hiệp cũng tán thành việc phân biệt ba bình diệntrong
nghiên cứu câu: bình diện kết học (trong đó câu đượcphân tích thành chủ ngữ, vị ngữ, 
bổ ngữ…); bình diện nghĩahọc (nghiên cứu nghĩa sự tình, nghĩa tình thái và nghĩa chủ
đề); bình diện dụng học (nghiên cứu cấu trúc phân đoạn thựctại câu, nhấn mạnh,
tiêu điểm thông báo và ngôn trung củacâu). 
Riêng cấu trúc đề thuyết, Nguyễn Văn Hiệp cũng tán thành ý kiến của Cao
Xuân Hạo không xếp vào bình diện dụng họcnhư một số tác giả khác, mặc dù cấu trúc 
này cũng không được tác giả xem xét khi
phân tích bình diện cú pháp (kết học) của câu . 
Như vậy, có thể thấy mặc dù còn những bất đồng trong việcxác định bản chất, phạm v
i,
ranh giới của các bình diện nhưng nhìn chung, các ý kiến đều xác nhận sự cần thiết ph
ân biệt cácbình diện khác nhau của câu
như bình diện cú pháp, bình diệnngữ nghĩa, bình diện ngữ dụng trong đó đa số ý kiến 
cho rằngnội dung của việc phân tích câu về cú pháp (theo nghĩa hẹp) làxác định,
miêu tả các thành phần cú pháp của câu
như chủngữ, vị ngữ, bổ ngữ… còn nội dung của việc phân tích câu
theo mặt ngữ nghĩa bao gồm việc xác định,
miêu tả các thànhtố nghĩa hay các vai nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện(nghĩa miêu 
tả, nghĩa sâu) của câu. Về cơ bản, chúng tôi cũngtán thành quan điểm trên đây
nhưng đề nghị điều chỉnh tên gọi bình diện ngữ nghĩa cho phù hợp với nội dung của bì
nhdiện này
 
Bình diện ngữ nghĩa hay còn được biết là  cấu tạo nội dung
Bình diện này nó liên
quan đến mối liên kết của các đơn vị cónghĩa như hình vị, từ và câu ; để thể hiện một t
hông điệpnhằm đạt được một ý định giao tiếp. Xét về mặt này cho thấyvăn bản là một 
thể thống nhất về nội dung và tính logic . Bìnhdiện này làm nên tính mạch lạc của văn 
bản. Tổ chức hìnhthức của câu biểu đạt một nhận định của tư duy
( đó là biểuđạt một tư tưởng tương đối trọn vẹn về ý nghĩa : một mệnh đề)
nên có chức năng truyền đi một thông báo . Nội dung củamệnh đề là thực tại được phả
n ánh vào câu , chính là ý nghĩacủa câu .
Đây là ý nghĩa miêu tả thuộc bình diện ngữ nghĩacủa câu . 

NỘI DUNG  
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG QUAN ĐIỂM CỦA NGUYỄN VĂN HIỆP
VỀ BÌNH DIỆN NGHĨA CỦA CÂU TIẾNG VIỆT
1.1 Quan điểm về vai trò của nghĩa trong phân tích và miêu tả cú pháp
1.1.1. Cách tiếp cận hình thức ( formal approach )
Ngôn ngữ học thế giới đã chứng kiến những quan điểm khác nhau về vai trò của nghĩa
trong phân tích cú pháp.  Ngôn ngữ học miêu tả Mĩ nửa đầu thế kỉ XX nổi lên như
một trong những xu hướng bài nghĩa mạnh nhất.Trong cảm hứng hướng về những kĩ
thuật miêu tả tư liệu một cách nghiêm ngặt, được xây dựng qua kinh nghiệm miêu tả
những ngôn ngữ của người bản địa châu Mĩ, Bloomfield cho rằng nghĩa không thể
được nghiên cứu một cách khoa học.
Những khuynh hướng không thừa nhận hoặc coi nhẹ vai trò của nghĩa trong phân tích
và miêu tả cú pháp có thể gọi chung là cách tiếp cận hình thức. Có lẽ đại diện nổi
tiếng nhất và dộc đáo nhất của cách tiếp cận hình thức là Chomsky, với lí thuyết ngữ
pháp tạo sinh (Generative Grammar, viết tắt là GG), mà khi ra đời đã được xem là một
cuộc cách mạng trong ngôn ngữ học. 
1.1.2. Cách tiếp cận chức năng
Với cách tiếp cận này, ngôn ngữ trước hết được xem là một công cụ tương tác xã hội,
với mục đích tối hậu là thiết lập quan hệ giữa người và người để tổ chức xã hội.Những
người theo quan điểm chức năng đặt cho mình nhiệm vụ hàng đầu là khán phá tính
chất công cụ của ngôn ngữ như ở dạng nó được sử dụng trong giao tiếp. Họ ưu tiên
chức năng giao tiếp và cố gắng giải thích mọi biểu hiện của ngôn ngữ như là phương
tiện để biểu nghĩa, để thực hiện chức năng nào đó trong giao tiếp.
Theo Dik, tuong tác bằng lời, tức tương tác bằng lời, tức tương tác xã hội bằng
phương tiện ngôn ngữ, là một hình thức hoạt động hợp tác có cấu trúc, theo nghĩa nó
bị chi phối bởi các quy tắc, tiêu chuẩn hoặc quy ước mang tính xã hội. Những quy tắc
này cùng thiết lập nên hệ thống làm nền tảng cho tương tác bằng lời. Các công cụ
được dùng trong cái hoạt động hợp tác có cấu trúc này, tức các biểu thức ngôn ngữ
được hiển thị ở dạng phát ngôn, tự nó là cấu trúc, tức là bị chi phối bởi nhứng quy tắc
cùng thiết lập nên hệ thống ngôn ngữ. Lí thuyết hành động ngôn từ có ảnh hưởng sâu
nặng đến cách tiếp cận chức năng. Như vậy, theo quan điểm chức năng, ngôn ngữ học
phải xử lí hai loại hệ thống quy tắc, và cả hai, về bản chất, đều mang tính xã hội :
(i) Các quy tắc chi phối hoạt động tương tác bằng lời với tư cách là một hình thức hoạt
động hợp tác. Đây là các quy tắc dụng học.
(ii) Các quy tắc chi phối những biểu thức ngôn ngữ học có cấu trúc được sử dụng với
tư cách là công cụ trong hoạt động này. Đây là các quy tắc nghĩa học, cú pháp và ngữ
âm học.
Bởi những quy tắc loại (ii) được coi là công cụ xét theo các mục đích giao tiếp của
tương tác bằng lời cho nên luận điểm cơ bản của cách tiếp cận chức năng. Hay nói
cách khác, dụng học được ưu tiên so với nghĩa học và kết học, và đến lượt mình,
nghĩa học cũng được ưu tiên so với kết học. Và các mô hình của ngữ pháp chức năng
cần được đánh giá ở cả ba tiêu chí thỏa đáng sau đây :
a) Thỏa đáng dụng học :
Ngữ pháp chức năng có thể hiểu là bộ phận thuộc một lí thuyết dụng học rộng lớn
hơn, mà trọng tâm của ní là sự tương tác bằng lời. Cụ thể, ngữ pháp chức năng nhắm
đến phát hiện bản chất của những biểu thức ngôn ngữ học thích hợp với cách thức mà
chúng được dùng, và con đường thích hợp nhất là gần chings với các quy tắc chi phối
sự tương tác bằng lời.
Với thỏa đáng dụng học, có thể nói bất kì yếu tố nào hiện diện trong câu cũng đều
mang nghĩa, đều thực hiện một chức năng nào đó. Chẳng hạn, những chỗ cố tình nói
lắp cũng có nghĩa. Hay việc chêm thán từ vào câu là cách thể hiện rằng, đối với người
nói, phần thông tin sau thán từ là thông tin mới. Ví dụ :
Ah, it says in the paper that Kissinger is a vegetarian.
(Ôi, báo nói Kissinger là một người ăn chay đấy.)
b) Thỏa đáng tâm lí học :
Ngữ pháp chức năng nhắm đến thỏa đáng tâm lí học theo cái nghĩa nó phải tương
thích gần gũi ở mức cao nhất với các mô hình tâm lí về ngữ năng và cách hành xử
ngôn ngữ. 
Có hai loại mô hình tâm lí : mô hình sản sinh và mô hình tiếp nhận. Mô hình sản sinh
chỉ ra cách thức mà người nói xây dựng, công thức hóa các biểu thức ngôn ngữ, còn
mô hình tiếp nhận cho biết cách thức mà người nghe xử lí và thuyết giải các biểu thức
ngôn ngữ. Ngữ pháp chức năng muốn đạt đến thỏa đáng dụng học và tâm lí học thì
phải phản ánh cho được sự lưỡng phân sản sinh/ tiếp nhận này.
c) Thỏa đáng loại hình học :
Ngữ pháp chức năng nhắm đến sự thỏa đáng loại hình học, theo cái nghĩa là “nó có
thể cung cấp ngữ pháo cho những ngôn ngữ khác xa nhau về mặt loại hình, đồng thời
cũng giải thích được một cách hệ thống những tương đồng và dị biệt giữa các ngôn
ngữ này” ( Dik 1989,14). Tiêu chí thỏa đáng loại hình học có thể xem là tiêu chí thỏa
đáng về một ngữ pháp “mạnh”, tuy nhiên, cần phải thừa nhận những nguy cơ tiềm ẩn
từ tiêu chí thỏa đáng này. 
Trong cảm hứng của những nhà ngữ pháp chức năng hệ thống, những ngôn ngữ khác
nếu có được đề cập thì chẳng qua cũng chỉ là được sử dụng để minh họa cho đường
hướng ngữ pháp này mà thôi. Bảng tổng kết sau đây có thể cấp cho chúng ta một cái
nhìn tổng quát về sự khác biệt giữa cách tiếp cận hình thức và cách tiếp cận chức năng
:
  Mô hình hình thức Mô hình chức năng
a) Cách Ngôn ngữ là một tập hợp các câu. Ngôn ngữ là công cụ tương tác xã
định nghĩa hội.
ngôn ngữ 
b) Chức Chức năng chủ yếu của ngôn ngữ là Chức nắng chủ yếu của ngôn ngữ là
năng biểu hiện tư duy. giao tiếp.
c) Tương Tương quan tâm lí của ngôn ngữ là Tương quan tâm lí của ngôn ngữ là
quan tâm lí ngữ năng : khả năng sản sinh, hiểu năng lực giao tiếp :khả năng thực
và đánh giá câu.  hiện tương tác xã hội bằng phương
tiện ngôn ngữ.
d) Hệ thống Nghiên cứu ngữ năng được ưu tiên Nghiên cứu hệ thống phải được
và sử dụng  về mặt logic và phương pháp luận thực hiện trong khuôn khổ của hệ
hơn nghiên cứu ngũ thi. thống cách sử dụng ngôn ngữ.
e) Ngôn Các câu của một ngôn ngữ phải được Việc miêu tả các biểu thức ngôn
ngữ và bối miêu tả độc lập với bối cảnh (ngữ ngữ học phải cung cấp điểm kết nối
cảnh  cảnh và tình huống) mà trong đó nó để miêu tả chức năng của nó trong
được sử dụng.  bối cảnh đã cho. 
f) Thụ dắc Trẻ em xây dựng, ngữ pháp của một Trẻ em phát hiện cái hệ thống làm
ngôn ngữ ngôn ngữ bằng cách sử dụng những nền tảng cho ngôn ngữ và cách sử
thuộc tính bẩm sinh của chúng trên dụng ngôn ngữ, được trợ giúp bởi
cơ sở dữ liệu ngôn ngữ học đầu vào một ngữ liệu ngôn ngữ học đầu vào
khá hạn chế và phí cấu trúc. rộng lớn và có cấu trúc cao, thể
hiện trong bối cảnh tự nhiên.
g) Những Phổ quát ngôn ngữ được xem là Phổ quát ngôn ngữ được giải thích
phổ quát những thuộc tính bẩm sinh của con ở những chế hạn vốn có trong : (i)
ngôn ngữ người. mục tiêu giao tiếp, (ii) cơ chế sinh lí
và tâm lí của người sử dụng ngôn
ngữ, (iii) bỗi cảnh mà trong đó ngôn
ngữ được sử dụng.
h) Quan hệ Cú pháp thì độc lập đối với nghĩa Dụng học là một khung rộng lớn
giữa cú học; cú pháp và nghĩa học thì độc lập bao gồm toàn bộ phạm vi nghĩa học
pháp, nghĩa với dụng học; tính ưu tiên đi từ cú và cú pháp được nghiên cứu; nghĩa
học và pháp qua nghĩa học rồi đến dụng học phụ thuộc vào dụng học, cú
dụng học học.  pháp phụ thuộc vào nghĩa học; tính
ưu tiên đi từ dụng học qua nghĩa
học rồi đến cú pháp.
 
1.1.3. Cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận
Ngôn ngữ học tri nhận (CL) và ngữ pháp tạo sinh (GG) của Chomsky khác biệt nhau
trong quan niệm về vao tro của nghĩa trong lí thuyết : đối với GG thì cấu trúc của biểu
thức ngôn ngữ bị chi phối bởi những quy tắc hình thức, độc lập với nghĩa, còn đối với
CL thì cấu trúc ngôn ngữ là sự phản ánh trực tiếp cách tri nhận, theo nghĩa một biểu
thức ngôn ngữ đặc thù nào đó bao giờ cũng gắn liền với một cách phạm trù hóa đặc
thù, trong một tình huống nào đó. 
Sự giới thiệu một vài khái niệm cơ bản nhất của CL sau đây sẽ cho thấy sự khác biệt
trong quan niệm của CL và GG về vai trò của nghĩa trong lí thuyết của mình :
a) Cách giải thích (Construal) :
Truyền thống cho rằng vai trò của ngôn ngữ là đồ chiếu thế giới bên ngoài vào các
dạng thức ngôn ngữ. Như vậy, việc mã hóa hiện thực vào ngôn ngữ là một sự mã hóa
1-1, bị quy định bởi các quy tắc ngữ pháp hình thức.CL cho rằng đổ chiếu là không
trực tiếp như vậy. Cùng một hiện thực có thể “giải thích” theo nhiều cách khác nhau,
và những cách khác nhau đó liên quan đến những ý niệm hóa khác nhau. Ví dụ :
(1) John gave the book to Mary.
(John đưa cuốn sách cho Mary.)
(2) John gave Mary the book.
(John đưa Mary cuốn sách).
Truyền thống cho rằng hai câu này giống nhau. GG cũng cho rằng hai câu này phát
sinh từ cùng một cấu trúc sau. Nhưng CL cho rằng hai câu này thể hiện hai cách giải
thích khác nhau, và liên quan đến hai cách ý niệm hóa “khác nhau”. Câu (1) miêu tả
sự dịch chuyển của cuốn sách, còn câu (2) miêu tả sự thay đổi sở hữu, từ sở hữu gắn
với John chuyển sáng sở hữu gắn với Mary. 
b) Phối cảnh (Perspective) :
Xét cặp câu sau :
(1) The path falls steeply into the valley.
(Con đường đổ dốc vào thung lũng.)
(2) The path climbs steeply out of the valley.)
(Con đường leo ngược ra khỏi thung lũng.)
Hai câu này có thể được cho là cùng biểu thị một hiện thực, nhưng khó lòng được xem
là có cùng nghĩa, bởi chúng thể hiện hai phối cảnh khác nhau : một phối cảnh nhìn từ
bên ngoài vào thung lũng, một phối cảnh từ thung lũng nhìn ngược ra bên ngoài. 
c) Đưa ra cận cảnh (Foregrounding) :
Cách giải thích có thể khác nhau do một yếu tố nào đó của tình huống được gán cho
một vai trò nổi trội hơn. Ví dụ :
(1) I’m standing on the street.
(Tôi đang đứng trên phố.)
(2) I’m standing in the street.
(Tôi đang đứng trong phố.)
Câu (1) và (2) có thể cùng chỉ một sự việc nhưng chúng vẫn có điểm khác nhau, theo
nghĩa câu (1) thì nghĩa là một con đường và được hiểu là một bề mặt có thể nâng đỡ,
còn trong câu (2) là bao gồm các tòa nhà ở hai bên và được xem là một thực thể bao
chứa. 
d) Ẩn dụ (Metaphor) :
Truyền thống cho rằng ẩn dụ là một dạng thức diễn ngôn không bình thường.
Ẩn dụ thực chất là cách ý niệm hóa một kiểu kinh nghiệm này qua một kiểu kinh
nghiệm khác.
e) Khung (Frame) :
Khái niệm này dùng để chỉ những tri thức nền cần thiết cho việc hiểu nghĩa. Ví dụ, để
hiểu từ ‘cậu’ thì cần có kiến thức về quan hệ thân thuộc. Khung là một khái niệm đa
chiều kích (multidimensional). Ví dụ, từ mẹ liên quan đến nhiều khung khác nhau,
khung về di truyền và khung xã hội. Đối với người sử dụng ngôn ngữ, tuy “khung; có
một bộ phận lớn là trùng nhau, nhưng vẫn cónhững khác biệt mang tính cá nhân.
Cùng một đối tượng nhưng có thể gọi tên bằng những từ khác nếu nó được định vị
trong những khung khác nhau. Ví dụ : vùng ranh giới giữa đất và biển được gọi là
the coast nếu ta nhìn từ đất, nhưng sẽ gọi là the shore nếu nhìn từ biển. Và ngược lại,
cùng một tên gọi có thể liên hội với nhiều nghĩa khá là khác nhau trong những khung
khác nhau. Ví dụ : từ dao thường gợi lên hình ảnh dụng cụ để gọt, tháu,… nhưng nếu
nghe ai đó bị giết bởi dao đâm thì sẽ gợi lên hình ảnh khác. Xét theo khía cạnh này, từ
dao phụ thuộc vào khung mà nó được dùng. 
Qua việc trình bày một cách vắn tắt một vài khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học trí
nhận, có thể nhận thấy rằng cách tiếp cận này rất chú trọng về nghĩa. Và theo ngôn
ngữ học tri nhận, các dạng thức ngôn ngữ (các biểu thức, các kết cấu) thì mang tính
biểu trưng hay tính có lí do ở mức độ cao hơn rất nhiều so với quan niệm truyền
thống. Ngoài ý nghĩa của các từ ngữ tham gia vào cấu trúc thì bản thân cấu trúc cũng
đã có ý nghĩa. Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa ngôn ngữ học trì nhận và ngữ
pháp tạo sinh.
1.1.4. Vai trò của nghĩa trong phân tích và miêu tả cú pháp :
1.1.4.1. Một vài so sánh về các cách tiếp cận
Cách tiếp cận chức năng và tri nhận rõ ràng là những cách tiếp cận có nhiều ưu điểm,
có thể bao quát một phạm vi rất nhiều vấn đề cua thực tiễn hành ngôn.  Tuy nhiên, nói
như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn cách tiếp cận hình thức. Có thể nói
cách tiếp cận hình thức đã đóng góp rất nhiều cho ngôn ngữ học máy tính và khoa học
nghiên cứu về tính thông minh nhân tạo. Có một thực tế thú vị là đã có những cố gắng
để các khuynh hướng ngôn ngữ học, các cách tiếp cận khác nhau có thể đến được với
nhau, tận dụng được những ưu điểm của nhau.
1.1.4.2. Những khó khăn của cách tiếp cận dựa vào trong phân tích và miêu tả
cú pháp
Trong một bài viết nghiên cứu về các nguyên tắc phân xuất thành phần câu tiếng Hán,
một ngôn ngữ rất gần gũi với tiếng Việt, Jakhotov đã khẳng định nguyên tắc là các
thành phần câu (được phân xuất bằng những tiêu chí hình thức) cần phải có nghĩa
(Jakhontov 1971,244). Nguyên tắc này rất đúng, phản ánh mối quan hệ biện chứng
giữa hình thức và nội dung trong triết học nói chung và trong tín hiệu học nói riêng. 
Tuy nhiên, việc vận dụng nguyên tắc này không phải dễ dàng, bởi lẽ về mặt triết học
ngôn ngữ, câu hỏi “Thế nào là nghĩa ?” hay “Nghĩa là gì ?” là câu hỏi rất khó trả lời.
Theo Lyons, trong lịch sử ngôn ngữ học đã có những lí thuyết cố gắng đi tìm câu trả
lời cho câu hỏi đó như sau :
(i) thuyết quy chiếu (referential) hay thuyết sở thị (denotational) (“nghĩa của một biểu
thức chính là đối tượng mà biểu thức đó chỉ ra (biểu thị) hoặc đại diện; tức Fido có
nghĩa là Fido, còn chó thì có nghĩa hoặc là một tập hợp khái quát các con chó, hoặc là
cái đặc trưng chung, có tính bản chất của chúng”).
(ii) thuyết ý niệm (ideational) hay tâm lí (mentalistic) (“nghĩa của một biểu thức là cái
ý niệm, hay quan niệm, gắn với nó và tồn tại trong tư duy của những ai biết và hiểu
được biểu thức đó”). 
(iii) thuyết hành vi (behaviourist) (“nghĩa của một biểu thức hoặc là cái kích thích gợi
ra nó hay cái phản ứng mà nó gợi ra, hoặc là sự kết hợp của cả hai thứ này trong một
tình huống phát ngôn cụ thể).
(iv) thuyết nghĩa-là-cách dùng (meaning-is-use) (nghĩa của một biểu thức được xác
định, hay có thể nói là đồng nhất với cách dùng nó trong ngôn ngữ").
(v) thuyết thẩm định (verificationist) ("nếu một biểu thức có nghĩa thì cái nghĩa này
được xác định bởi chứng cứ lấy từ câu, hay mệnh để chứa biểu thức đó”) .
(vi) thuyết hàm chân nguy (truth-conditional) ("nghĩa của một biểu thức là sự đóng
góp của nó vào hàm chân trị của câu chứa nó").
Chỉ trong phạm vi câu, tình hình cũng rất phức tạp. Thật không dễ trả lời câu hỏi : Câu
nói của chúng ta chuyển tải những nghĩa gì ? Những nghiên cứu của khoảng hai chục
năm gần đây đã cho thấy có sự phân biệt, tuy không phải lúc nào cũng rõ ràng, giữa
nghĩa miêu tả (descriptive meaning) và nghĩa phi miêu tả (non-descriptive meaning)
của câu. Đến lượt mình, trong phạm vi nghĩa phi miêu tả, nghĩa biểu lộ (expressive
meaning) nhiều khi hoà nhập với cái được gọi là nghĩa liên nhân (interpersonal
meaning), nghĩa công cụ (instrumental meaning), nghĩa xã hội (social meaning) hay
nghĩa phát động (conative meaning). Trong các tài liệu ngữ học, tên gọi các loại nghĩa
và nội hàm của chúng biến đổi theo các tác giả khác nhau và những xu hướng ngôn
ngữ học khác nhau.
Tuy nhiên, ở chính cái nhiệm vụ tưởng như dễ dàng nhất là miêu tả cấu trúc của câu,
chúng ta chứng kiến nhiều sự khác biệt, thậm chí đối lập giữa các nhà ngữ pháp. Bởi
lẽ,câu nói – đơn vị giao tiếp hiển nhiên nhất, được cú pháp lấy làm đơn vị nghiên cứu
cơ bản – lại là một đơn vị rất phức tạp về bản chất : có rất nhiều loại nội dung, nhiều
loại nghĩa được truyền đạt trong một câu, dưới hình thức này hay hình thức khác. Và
chính điều này đã gây khó khăn cho việc miêu tả cú pháp bởi chừng nào ta chưa thấu
hiểu và bóc tách được những nội dung nào được truyền đạt trong câu thì những nhãn
hiệu cú pháp mà ta gán cho các thành tố cấu trúc câu sẽ khó lòng được thoả đáng. 
1.1.4.3. Chọn lựa siêu ngôn ngữ trình bày và xác định các bước miêu tả nghĩa
của câu
Hiểu nghĩa của câu là một việc, nhưng miêu tả được nghĩa của cầu là một việc hoàn
toàn khác. Không phải ai cũng có thể miêu tả được nghĩa của câu. Mấu chốt của vấn
đề là dùng siêu ngôn ngữ nào để miêu tả nghĩa của câu.Nếu sử dụng ngôn ngữ
thường ngày để miêu tả nghĩa của câu, người ta sẽ dễ rơi vào tình trạng trùng lập, luẩn
quẩn.(Ví dụ, cho rằng nghĩa của câu "Con mèo ngồi trên tấm thảm" là "Con mèo nằm
trên tấm thảm"). Trước tình hình đó, có hai giải pháp về công cụ : hoặc xây dựng một
ngôn ngữ nhân tạo, thuần tuý hình thức để miêu tả nghĩa, đây là con đường của nghĩa
học hình thức (Formal Semantics) ; hoặc dựa vào tính phản thân (reflexivity) của ngôn
ngữ tự nhiên, dùng chính ngôn ngữ tự nhiên, với những điều chỉnh và quy định
(regimentation) nào đó, như là siêu ngôn ngữ để miêu tả nghĩa của câu. 
Với cách tiếp cận ngữ nghĩa trong phân tích và miêu tả cú pháp, người nghiên cứu sẽ
không dừng lại ở những sơ đồ, mô hình cú pháp trừu tượng. Từ “tĩnh”, độc lập hoàn
toàn với ngữ cảnh (free- context), mà phải luôn luôn quan tâm các đơn vị ngôn ngữ
trong môi trường hành chức thật sự của chúng. Nói như vậy có nghĩa là tất cả những
đặc điểm về hình thức, về cấu trúc phải được giải thích trong mối liên hệ có tính chức
năng, cụ thể là người nghiên cứu phải thấy được cái nhiệm vụ giao tiếp, cái căn
nguyên ý nghĩa đứng đằng sau, làm lí do cho mọi biểu hiện sinh động và phong phú
về mặt hình thức của câu nói.

1.2. Phân loại nghĩa của câu tiếng Việt


1.2.1. Nghĩa miêu tả
1.2.1.1 Cấu trúc vị từ - tham thể của câu:
Nghĩa miêu tả (còn được gọi là nghĩa biểu hiện, nghĩa trình bày, nghĩa kinh nghiệm)
phản ánh sự tri nhận và kinh nghiệm của chúng ta về thế giới. Loại nghĩa này được thể
hiện thông qua cấu trúc vị từ-tham thể của câu, theo đó mỗi câu nói có một vị từ trung
tâm làm cốt lõi và quây quần chung quanh là những tham thể, biểu thị những vai
nghĩa nào đó. Có những vai nghĩa mang tính bắt buộc, bị qui định bởi bản chất từ
vựng ngữ pháp của vị từ trung tâm, theo cái nghĩa là những vị từ có bản chất từ vựng-
ngữ pháp khác nhau sẽ qui định một bộ sậu các vai nghĩa bắt buộc khác nhau. Nhưng
cũng có những vai nghĩa mang tính tuỳ nghi, tức không chịu sự qui định bắt buộc như
vậy. Trong ngữ pháp của Tesnière, những vai nghĩa bắt buộc sẽ được hiện thực hoá
thông qua những ngữ đoạn được gọi là diễn tố (actant), còn những vai nghĩa tuỳ nghi
thì được hiện thực hoá thông qua những ngữ đoạn được gọi là chu tố (circonstant).
Việc đánh giá một vai nghĩa là bắt buộc hay tuỳ nghi phải đặt trong quan hệ với vị từ
trung tâm: một vai nghĩa có thể là tuỳ nghi đối với vị từ này, nhưng lại là bắt buộc đối
với một vị từ khác. Chẳng hạn, vai nghĩa Nơi chốn (Location) có thể mang tính tuỳ
nghi khi trung tâm là một vị từ hành động (Tôi gặp nó ở Hà Nội) nhưng lại mang tính
bắt buộc nếu trung tâm là một vị từ tồn tại (Nó sống ở Hà Nội).
Do chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lí mà ngữ pháp truyền thống đã chủ trương
phân tích câu như là bản sao của cấu trúc mệnh đề, theo đó hai thành phần chính của
câu là chủ ngữ và vị ngữ tương ứng với chủ thể (S) và vị thể (P) của mệnh đề. Đối với
Tesniere, ngữ pháp là vấn đề của ngôn ngữ chứ không phải là của logic, và câu (câu
đơn) chỉ có một đỉnh duy nhất chính là vị từ vị ngữ. Vị từ vị ngữ là trung tâm tổ chức
ngữ nghĩa và cú pháp của câu. Như vậy, theo Tesiere, khái niệm chủ ngữ của truyền
thống bị hạ cấp: chủ ngữ không đánh còn đóng vai trò là một trong hai thành phần
trung tâm của câu nữa, mà chỉ có vai trò tương đương như các bổ ngữ, theo nghĩa
chúng ( chủ ngữ và bổ ngữ) đều là các diễn tố của vị từ vị ngữ, bị quy định bởi bản
chất từ vựng - ngữ pháp của vị từ vị ngữ.
Khái niệm vị từ đã từng được hiểu rất khác nhau. 
Từ những năm 60, trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đã xuất hiện khái niệm vị từ
(hay thuật từ), đối lập với thể từ, với tư cách là hai phạm trù từ vựng- ngữ pháp quan
trọng nằm trong phạm vi thực từ. Sự phân biệt giữa thể từ và vị từ như sau: thể từ là
những từ khi làm vị ngữ trong câu phải có là đứng trước, còn vị từ là những từ có thể
trực tiếp làm vị ngữ trong câu, không cần có sự trợ giúp của là. Theo đó, thể từ tiếng
Việt gồm có danh từ, số từ, đại từ. Còn vị từ sẽ gồm động từ và tính từ.
Tuy nhiên, trong lí thuuyết kết trị của Tesniere, cũng như trong ngôn ngữ học Âu - Mĩ
hiện nay, thuật ngữ vị từ được xác định theo một cách hoàn toàn khác: vị từ được xác
định thông qua khái niệm vị tố, và đến lượt mình, khái niệm vị tố được xác định thông
qua khái niệm biểu thức quy chiếu. Thủ tục xác định vị từ có thể được trình bày tóm
tắt như sau:
Trước hết, xác định trong câu có bao nhiêu biểu thức quy chiếu, tức là những biểu
thức mà người nói dùng để quy chiếu những thực thể nào đó trong thế giới diễn ngôn.
Vị tố của câu nói là phần còn lại sau khi loại bỏ đi các biểu thức quy chiếu. Trong câu
trên vị tố là gặp. Trong trường hợp sau khi loại bỏ các biểu thức quy chiếu, câu còn lại
hơn một yếu tố thì vị tố sẽ là yếu tố chủ chốt mang gánh nặng từ vựng, là tâm điểm tổ
chức để gắn kết các biểu thức quy chiếu trong câu. 
Vị từ được xác định thông qua khái niệm vị tố: vị từ là những từ có thể làm vị tố.
Các vị từ được phân loại dựa vào ngữ trị của chúng, tức là dựa trên số lượng các ngư
đoạn bắt buộc đi cùng với chúng để tạo nên một câu trọn vẹn tối thiểu. Trong lí thuyết
của Tesniere, vị từ là đỉnh, là tâm điểm tổ chức của câu. Tesniere đã dùng bộ khái
niệm vị từ và cac tham tố này được phân chia làm hai loại: những tham tố bắt buộc
phải có sẽ được gọi là các diễn tố. Còn những tham tố không mang tính bắt buộc như
vậy sẽ được gọi là các chu tố.. 
1.2.1.2 Sự thể hiện của vai nghĩa và đánh dấu vai nghĩa:
- Sự thể hiện hình thức của vai nghĩa:
Các vai nghĩa có biểu hiện hình thức là các ngữ đoạn. Tuy nhiên, vai nghĩa còn có thể
được biểu thị bằng một cú C - V.
VD: Tôi nghe nó gọi tôi.
Trong nhiều trường hợp, ngôn ngữ cho phép có sự lựa chọn hình thức để biểu thị vai
nghĩa. Chẳng hạn, so sánh hai câu sau trong tiếng Anh:
VD: The police announced the news.( Cảnh sát thông báo tin tức) 
       The police announced that the pig had been stolen. (Cảnh sát thông báo rẳng con
lợn đã bị mất trộm)
Trong câu đầu, ngữ đoạn  the police biểu thị vai tác thể, ngữ đoạn the news biểu thị
vai thực thể chuyển động. Tuy nhiên, trong câu sau vai thực thể chuyển động lại được
biểu đạt bằng một cú.
- Đánh dấu vai nghĩa:
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là những sự phân biệt về hai nghĩa như vậy phải được
kiểm chứng qua những sự phân biệt về hình thức, có như vậy thì chúng mới thật sự có
giá trị. Các ngôn ngữ đều có những cách thức riêng để đánh dấu vai nghĩa, tuy nhiên,
theo Parsons có thể quy chúng về ba phương thức:
+ Dùng trật tự từ: Đặc trung hình tuyến của ngôn ngữ đã cấp cho trật tự từ một tư cách
hiển nhiên để làm dấu hiệu phân biệt hình thức. Thay đổi trật tự từ tức là thay đổi hình
thức của cái biểu đạt, trên thực tế không một ngôn ngữ nào lãng phí nguồn tài nguyên
hình thức biểu đạt này. Ngoài việc dùng trật tự từ để biểu đạt những quan hệ ngữ pháp
và ngữ nghĩa khác nhau, ngôn ngữ còn lợi dụng trật tự từ như một phương tiện để
phân biệt các vai nghĩa, đặc biệt ở các ngôn ngữ không biến hình.
+ Dùng biến tố: Đây là phương thức chỉ sử dụng ở các ngôn ngữ biến hình. 
+ Dùng giới từ: Có thể xem giới từ là phương thức phổ biến để đánh dâu vai nghĩa.
Trong tiếng Việt, vai công cụ có thể đánh dấu bới giới từ bằng. Vai kẻ hưởng lợi có
thể được đánh dấu bới giới từ cho. Vai địa điểm, vị trí có thể được đánh dấu bởi một
giới từ chỉ địa điểm, chẳng hạn như giới từ ngoài.
Có những trường hợp mơ hồ về vai nghĩa, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính, vì vậy trong số ba phương thức đánh
dấu vai nghĩa được nêu trên đây, tiếng Việt chỉ dùng phương thức thứ nhất ( trật tự từ)
và phương thức thứ ba (giới từ).
1.2.1.3 Phân loại các kiểu sự tình:
- Tiêu chí phân loại:
Trước khi bàn về phân loại các kiểu sự tình, cần làm rõ tiêu chí phân loại. Các nhà
ngôn ngữ học theo trường phái chức năng đã căn cứ vào những tham số ý nghĩa được
coi là quan trọng nhất, để phân sự tình ra thành các kiểu loại như: hành động, biến cố,
tư thế, quan hệ,…
+ Tính [+/- Chủ ý]
Một sự tình được gọi là [+ Chủ ý] khi được thực hiện bởi một chủ thể có khả năng
quyết định sự tình có xảy ra hay không, hay nói cách khác khi chủ thể là người kiểm
soát được sự tình. Một sự tình sẽ được coi là [- Chủ ý] khi chủ thể không có khả năng
này. Có nhiều quy tắc ngữ pháp được xác lập liên quan đến sự phân biệt sự tình theo
tính [+/- Chủ ý], và như thế có thể được sử dụng như tiêu chí để nhận biết hai loại sự
tình này. Đó là:
* Chỉ có sự tình [+ Chủ ý] mới tồn tại ở những dạng thức mệnh lệnh, hoặc làm tiểu cú
bổ ngữ cho những vị từ chỉ sự ra mệnh lệnh, yêu cầu, thuyết phục.
* Chỉ có sự tình [+ Chủ ý] mới có thể làm tiểu cú bổ ngữ cho những vị từ chỉ sự hứa
hẹn, những vị từ chỉ sự cố gắng, những vị từ chỉ ý chí. 
* Khả năng đi với ngữ đoạn chỉ lợi thế và ngữ đoạn chỉ công cụ: Chỉ có sự tình [+ Chủ
ý] mới đi được với những ngũ đoạn này.
+ Tính [+/- Động]
Một sự tình [ - Động] là sự tình được trì nhận không liên quan đến bất kì một sự thay
đổi nào, tức sự tình được xem trước sau đều như nhau.
Một sự tình [+ Động] thì lại liên quan đến một sự thay đổi nào đó.
Dấu hiệu phân biệt sự tình [+ Động] với sự tình [- Động] là khả năng của chúng dung
nạp các ngữ đoạn chỉ tốc độ diễn tiến của sự tình
+ Tính [+/- Hữu kết]
Sự tình [+ Hữu kết ] là sự tình có kết thúc tự nhiên
Sự tình [- Hữu kết ] trái lại, được xem là có thể kéo dài không giới hạn
- Phân loại sự tình:
Theo Vendler mỗi vị từ thuộc về một kiểu Aktionsart cơ sở, có 4 kiểu sau: trạng thái,
sự biến, hoàn thành, hoạt động
Cái tập hợp ngữ nghĩa gồm vị từ trung tâm và các vai nghĩa ở thể tiềm năng như vậy
còn được gọi là nghĩa nội dung mệnh đề. Nó là phần ngôn liệu, trong sự đối lập với
phần tình thái của câu.

1.2.2. Nghĩa tình thái


1.2.2.1 Tình thái với tư cách là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học
Có thể nói, sự quan tâm đến tình thái là một tất yếu trong quá trình phát triển của ngôn
ngữ học. Bởi lẽ nếu không quan tâm đến các bình diện của tình thái, thì chúng ta sẽ
không thể hiểu được bản chất của ngôn ngữ, với tư cách là công cụ con người dùng để
phản ánh thế giới trong hoạt động nhận thức và tương tác xã hội. Không có tình thái,
nội dung được thể hiện trong câu nói chỉ là những mảnh nguyên liệu rời rạc. 
Vai trò của tình thái trong hoạt động của ngôn ngữ càng được khẳng định khi thông
qua nghiên cứu, người ta thấy rằng một số chức năng tình thái chỉ xuất hiện trong giao
tiếp mặt đối mặt, nghĩa là chúng không chỉ phụ thuộc vào người nói mà còn phụ thuộc
vào quan hệ tương tác, có tính đối thoại giữa người nói và người nghe. 
Tuy nhiên, tình thái là một khái niệm vô cùng phức tạp.  Nhiều nhà nghiên cứu phải
thừa nhận rằng thật khó có thể tìm thấy hai tác giả có quan niệm hoàn toàn thống nhất
với nhau về tình thái ngôn ngữ. Những bất đồng liên tục được nảy sinh trong cách
hiểu thế nào là tình thái, trong việc phân loại các kiểu tình thái, trong việc quy một nội
dung nào đó vào kiểu tình thái nào,… 
Đối với một khái niệm phức tặp như vậy, chúng tôi nghĩ việc trình bày một cách vắn
tắt lịch sử nghiên cứu vấn đề, với những nhà nghiên cứu tiên phong về tình thái sẽ rất
cần thiết.
1.2.2.2 Những nghiên cứu tiên phong về tình thái:
- Jespersen
Theo ông, các thức khác nhau biểu thị những thái độ khác nhau của người nói đối với
nội dung của câu, cho dù trong một số tường hợp, việc lựa chọn thức không phải được
quyết định bởi thái độ của người nói mà còn bới đặc điểm của chính bản thân tiểu cú
và mối quan hệ của nó với các cú khác trong câu. Ông đề nghị phân phạm trù tình thái
thành hai nhóm:
+Nhóm 1: Có chưa thành tố ý chí: cầu khiến, ép buộc, nghĩa vụ, khuyên bảo, khẩn
cầu, khích lệ, cho phép, hứa hẹn ,…
+ Nhóm 2: Không chưa thành tố ý chí: đòi hỏi cần phải có, xác thực, xác nhận, hồ
nghi, khả năng, điều kiện, giả thiết, nhượng bộ
- von Wright
Phân biệt bốn “ thức”:
+ Thức tất suy, hay thức của chân lí
+ Thức nhận thức, hay thức của hiểu biết
+ Thức đạo nghĩa, hay thức của sự bắt buộc
+ Thức tồn tại, hay thức của hiện hữu
- Rescher
Ông đã đề xuất một hệ thống tình thái rộng hơn, dù vẫn trong khuôn khổ logic. Ông
đã định nghĩa tình thái theo một nghĩa quá rộng. Hệ quả là danh sách của ông về các
loại tình thái rất đa dạng. Ngoài tình thái tất suy, nhận thức và đạo nghĩa, ông còn đề
cập đến tình thái thời đoạn, mong ước, những tình thái đánh giá và những tình thái
nhân quả 
- Searle
Ông đã dùng lí thuyết hình động ngôn từ, một lí thuyết khởi nguồn từ Austin ( 1962)
để thảo luận những vấn đề về thức và tình thái. Ông đã nêu ra năm phạm trù cơ bản
của hành động tại lời như sau:
+ Xác quyết: người nói cho người nghe biết là sự vật nào như thế nào
+ Khuyến lệnh: người nói tác động để người nghe thực hiện hành động
+ Kết ước: người nói cam kết thực hiện hành động
+ Tuyên bố: người nói thực hiện những thay đổi trong thế giới bằng phát ngôn của
mình
+ Biểu lộ: người nói thể hiện tình cảm, thái độ của mình
1.2.2.3 Tình thái trong đối lập với ngôn liệu
Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tình thái. Những cách định nghĩa đó
đều muốn thể hiện những đặc trưng cơ bản của tình thái. 
Tình thái là phạm trù ngữ nghĩa chức năng thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của
phát ngôn với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau đối với điều
được thông báo
Tình thái là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự
tình mà mệnh đề đó miêu tả
Tình thái là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối
với điều được nói đến trong câu
Đối lập cơ bản nhất để hiểu tình thái là đối lập giữ tình thái và ngôn liệu hay nội dung
mệnh đề. Đây được xem là then chốt trong những nghiên cứu về tình thái. Ngôn liệu
thực chất là thông tin miêu tả ở dạng tiềm năng, còn tình thái là phần định tính cho
thông tin miêu tả ấy.
1.2.2.4 Tình thái trong logic và tình thái trong ngôn ngữ
- Tình thái trong logic ( tình thái khách quan)
Khái niệm tình thái khách quan phản ánh cái nhìn của logic học về nội dung của câu
sau. Các phán đoán mà câu biểu thị được phán đoán dựa trên ba tiêu chí là tính khả
năng, tính tất yếu và tính hiện thực.
Có thể thấy, tình thái khách quan loại trừ vai trò của người nói. Các nhà logic nêu ra
khái niệm này chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất giữa phán đoán với hiện
thực, mang tính khách quan, bản thể và chỉ để phục vụ cho việc phân loại các phán
đoán. Theo chúng tôi, sự giới hạn như vậy là cần thiết để logic học không lấn sang địa
hạt của các ngành khoa học khác
-Tình thái trong ngôn ngữ ( tình thái chủ quan)
Đối lập với tình thái khách quan trong logic là tình thái chủ quan trong ngôn ngữ, loại
tình thái thể hiện vai trò của người nói đối với điều được nói ra trong câu. Về cơ bản,
cũng dựa trên những phạm trù của tình thái khách quan nhưng ở đây người nói hoặc
trưng ra những bằng chứng, suy luận có tính cá nhân, làm cơ sở cho một cam kết nào
đó đối với tính chân thực của điều được nói ra trong câu hoặc thể hiện thái độ của
mình đối với hành động được đề cập đến trong câu.
1.2.2.5 Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ
• Tính tương đối của sự phân loại tình thái nói chung và tình thái trong ngôn ngữ nói
riêng
Đối với một lĩnh vực phức tạp như tình thái, các nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra
những cách phân loại khác nhau nhằm sắp xếp các ý nghĩa tình thái vào một số phạm
trù. 
   Trong văn liệu nghiên cứu về tình thái, có một thời cách phân chia các ý nghĩa tình
thái thành ba phạm trù: 
- Tình thái khách quan lôgíc (alethic) quan tâm đến tính chân thực tất yếu hay ngẫu
nhiên của mệnh đề. 
- Tình thái nhận thức chỉ ra vị thế (status) hiểu biết của người nói, bao gồm cả sự xác
nhận cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều anh ta nói ra.
- Tình thái đạo nghĩa (deontic) là cách phân loại khá phổ biến, được nhiều tác giả nói
tới. 
Tuy nhiên, cách phân chia này thực ra chỉ nhằm vào một số kiểu ý nghĩa tình thái mà
thôi. Nó không bao quát được rất nhiều kiểu ý nghĩa tình thái khác. 
• Một số đối lập chủ yếu của tình thái trong ngôn ngữ
- Đối lập giữa tình thái nhận thức (Epistemic Modality) và tình thái đạo nghĩa (Deontic
Modality).
- Đối lập giữa tình thái nhận thức (Epistemic Modality) và tình thái căn bản (Root
Modality).
- Đối lập giữa tình thái hướng tác thể và hình thái hướng người nói.
- Đối lập giữa tình thái của mục đích phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn.
- Những đối lập tình thái mang tính “lập trường”, thuộc chủ quan của người nói.
1.2.2.6. Những phương tiện biểu thị tình thái
• Các phương tiện biểu thị tình thái nói chung trong ngôn ngữ tự nhiên
   Có thể nói, các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ tự nhiên rất đa dạng,
và có thể chia làm hai nhóm lớn là các phương tiện ngữ pháp và các phương tiện từ
vựng.
- Các vị từ tình thái: Tiếng Việt đã dùng thuật ngữ “vị từ tình thái” để dịch hai khái
niệm có nội hàm khác nhau trong ngôn ngữ học thế giới, thể hiện qua hai thuật ngữ
dược dùng khác nhau trong tiếng Anh là “modal verb” (hay ngắn gọn là “modal”)
(dịch: vị từ tình thái). Nội dung của các vị từ tình thái như vậy có thể được miêu tả
theo các tham số tình thái về tính tất yếu, tính khả năng.
- Các vị từ tình thái tính: So với vị từ tình thái thì các vị từ tình thái tính lặp thành một
danh sách lớn hơn rất nhiều, có thể xem là một tập hợp mở. Với những đặc trưng
nghĩa học, các vị từ tình thái tính cũng là một phương tiện quan trọng để biểu thị tình
thái.
- Thức: Thức là một phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị giá trị tình thái của câu.
Thức là cách biểu thị đã được ngữ pháp hoá về tình thái, cũng giống như thì là cách
biểu thị đã được ngữ pháp hoá về thời gian. Trong những ngôn ngữ có thức, thì thức là
một phạm trù bắt buộc.
- Phụ tố tình thái: Trong một số ngôn ngữ, những ý nghĩa tình thái có thể được đánh
dấu bằng phụ tố gắn với động từ. 
- Trạng từ và tính từ tình thái: Trong tiếng Anh, những trạng từ tình thái quen thuộc là
maybe (có thể, có lẽ), possibly (có thể), probably (rất có thể), necessarily (tất nhiên),
… Chúng trước hết biểu thị những ý nghĩa thuộc tình thái nhận thức.
- Kết cấu với động từ thái độ mệnh đề: Đây là phương tiện đặc biệt hay được dùng để
biểu thị những nội dung tình thái nhận thức. 
- Tiểu từ tình thái: Các tiểu từ tình thái, còn được gọi là tiểu từ diễn ngôn (discourse
particles), có ở rất nhiều ngôn ngữ với loại hình khác nhau, vì vậy có thể coi là một
hiện tượng ngôn ngữ học phổ biến. 
• Các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt
   Trong tiếng Việt, ngoài ngữ điệu thì các phương tiện từ vựng đóng một vai trò rất
quan trọng, có thể kể ra mấy nhóm chính: 
- Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ : đã, sẽ, đang,,...
- Các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: toan, muốn, được, bị, hãy,...
- Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: tôi e rằng. tôi sợ
rằng,...
- Các quán ngữ tình thái: ngó bộ, thảo nào, tội gì, kể ra,...
- Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện về ngôi, về chỉ tố
thời,..) như : ra lệnh, van, xin,..
- Các thán từ: ôi, eo ôi, chao ôi..
- Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương: à, mất, thật, cũng
nên, lại còn,... 
- Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá : may (là), may một cái (là), đáng tiếc
(là),.. 
- Các trợ từ: đến, mỗi, nào, ngay,..
- Những đại từ nghi vấn được dùng trong những câu phủ định.
- Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái : nó biết cóc gì, mua cha nó cho rồi... 
- Kiểu câu điều kiện, giả định: nếu.. thì, giá..thì,…
 
1.2.3. Nghĩa chủ đề
1.2.3.1 Khái niệm
G.Leech xem là loại  nghĩa liên quan đến việc tổ chức thông điệp của câu nói, xét đến
trình tự các thành tố của thông điệp, tiêu điểm  và nhấn mạnh . ( Dẫn theo G.Leech
1974,22).
Ví dụ:  Sự khác biệt giữa câu chủ động và câu bị động trong tiếng anh 
   Mrs Bessie  Smith donated the first prize.
( Bà Bessie Smith đã từ thiện giải thưởng đầu tiên.)
  The first pize was donated  by Mrs Bessie Smith.
( Giải thưởng đầu tiên đã được bà Bessie Smith tặng từ thiện.) 
1.2.3.2 Bản chất của nghĩa chủ đề
1.2.3.2.1 Nghĩa câu chủ đề không thuộc vào phạm vi nghĩa miêu tả và nghĩa hình
thái 
Để dễ hiểu hơn thì đặt nó vào hoàn cảnh câu nói. Câu nói có thể chuyển tải được
nhiều loại nghĩa khác nhau, có loại nghĩa mang tính chất nghĩa học, phi văn cảnh như
nghĩa miêu tả, có loại mang nghĩa mang tính dụng học, nhạy cảm với văn cảnh
(sensive-context) như nghĩa mục đích phát ngôn, có loại vừa mang tính nghĩa học vừa
mang tính dụng học, như nghĩa tình thái, nếu tính thái được hiểu như một phạm trù
ngữ nghĩa rộng lớn, gồm tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội
dung mệnh đề.
Có những câu nói đồng nhất về nghĩa miêu tả cũng như nghĩa tình thái, sự khác biệt
của chúng chỉ ở chỗ chọn xuất phát điểm để tổ chức câu nói. Xét cặp câu sau:
I haven’t read this book.
( Tôi chưa đọc cuốn sách này.)
This book i have not read. 
( Cuốn sách này, tôi chưa đọc.)
Hai câu này được xem là đồng nhất về nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái, chúng chỉ
khác nhau về nghĩa chủ đề. Như vậy nghĩa chủ đề không thuộc phạm vi nghĩa miêu tả,
cũng không thuộc phạm vi nghĩa tình thái.
1.2.3.3  Một số cách tiếp cận về nghĩa câu chủ đề
1.2.3.3.1 Tính xác định của chủ thể
Thành tố biểu thị chủ đề của câu luôn luôn có vị trí đứng đầu câu, chức năng của nó là
nêu lên đối tượng sẽ được nói đến trong phần thuyết hay kết câu vị ngữ theo sau.
Các nhà nghiên cứu đề thống nhất cho rằng một trong những đặc trưng quan trọngcủa
đề là nó phải có tính xác định (Dik 1981, 1981; Cao Xuân Haọ 1991). 
Danh ngữ làm chủ đề được coi là  mang tính xác định không chỉkhi người nói giả định
là mang tính xác định không chỉ khi người nói giả định rằng “người nghe đã biết sở
chỉ của nó” mà còn là khi người nói giả định là “ trong số tất cả sở chỉ có thể được
định danh phạm trù như vậy, người nghe có thể chỉ đúng cái mà người nói muốn nói
tới”
Về mặt hình thức, danh ngữ làm đề thường là danh ngữ xác định (trong tiếng việt, đó
là một đại từ danh xưng, một danh  ngữ có định ngữ hổi chỉ hay trực chỉ,..) Tuy nhiên
nói như cách hiểu trên, danh ngữ làm đề có thể  hình thức không xác định, chẳng hạn
trong trường hợp mà tính xác định (phạm trù ngữ nghĩa) được xác lập qua tương phản,
như trong ví dụ sau đây: 
Tôi có ba cái cặp. Một cái tôi mua ở Huế. Một cái tôi mua ở Seoul. Cái còn lại tôi
được tặng nhân ngày 20/11.
Chính tính xác định của đề giúp giải thích được sự khác biệt về nghĩa của hai câu
tưởng như đồng nhất sau đây:
(a) Every day five  thousand people pass throught that door.
(Mỗi ngày có 5000 người đi qua cánh cổng đó.)
(b) Five thousand people pass throught that door every day.
( 5000 người đi qua cái cổng đó mỗi ngày.)
Câu a chỉ số lượng  người đi qua cổng mỗi ngày, không hề có hàm ý là hành động do
cùng một tập thể người thực hiện, trong khi ít nhất có khả năng hiểu nghĩa của câu b là
cùng 5000 người đó đi  qua cái cổng mỗi ngày ( tức chỉ cái tập hợp vẫn 5000 người ấy
mà thôi!) (Ví dụ dẫn theo Dyvik 1984,10).
Như vậy, cương vị biểu thị chủ đề đã cấp  cho danh ngữ đứng đầu câu xác định ( bất
chấp về mặt hình thức, danh ngữ này có xác định hay không), hình thành một cách
hiểu về thuyết định của câu.
1.2.3.4 Đồng cảm (Empathy) của người nói
Thuật ngữ “ Đồng cảm”  được Kuno (1976) dùng để  chỉ thái độ của người nói đối với
những tham thể trong sự tình miêu tả, cụ thể người nói tỏ ra “gắn bó” (identification)
với một tham thể nào của sự tình. Ông đưa giả định rằng John và Mary là một cặp vợ
chồng. Để miêu tả sự tình John đánh Marry, người nói có thể dùng bất kì một trong ba
câu sau đây:
(a) John hit Mary.
( John đánh Mary.)
(b) John hit his wife
( John đánh vợ anh ấy.)
(c) Marry’s husband hit her.
(Chồng Mary đánh cô ấy.)
Cả ba câu này đều nói về nhân vật , là John chồng của Mary, với việc anh ta đánh
Mary. Sự khác biệt của ba câu nói này là sự đồng cảm. Câu b người nói đứng dưới
góc độ của John nên người nói quy chiếu Mary như là vợ của John. Câu C thì ngược
lại. (Kuno 1976,431).
1.2.3.5 Hàm ý phân cực đảo
Chức năng của chủ đề là nhân tố sâu xa mang  lại cho câu  một hàm ý nào đó. Tuy
nhiên, trong điều kiện bình thường ( không đặt  trong văn cảnh thích hợp, chủ đề
trong câu không phải chủ đề tương phản), câu nói với câu chủ đề xác định có thể
không mang hàm ý  phủ định như vậy, chẳng hạn đối với hai câu sau:
(a) Hôm qua trời mưa.
(b) Thằng anh mê bóng đá.
Người ta có thể dễ dàng thêm những vế câu thích hợp, cho thấy  là hai câu trên đây
không có hàm ý phủ dịnh hiệu lực của nhận định bên ngoài phạm vi giới hạn  của chủ
đề, chẳng hạn ta có nói thêm là hôm nay cũng mưa và thằng em cũng mê bóng đá:
(a) Hôm qua trời mưa, hôm nay cũng mưa.
(b) Thằng anh mê bóng đá, những thằng em còn mê hơn.
1.2.3.6 Một số vấn đề cú pháp liên quan đến  việc xác lập nghĩa chủ đề.
1.2.3.6.1 Phân biệt đề ngữ và chủ ngữ
Vấn đề này được Li và Thomspon nêu ra trong một bài báo nổi tiếng, công bố 1976,
theo đó sự phân biệt này được lấy làm cơ sở cho một sự phân loại hình học mới, đó là
phân loại ngôn ngữ theo tiêu chí thiên chủ ngữ hay thiên chủ đề. Có 7 tiêu chí sau đây:
1. Tính xác định (definiteness)
2. Quan hệ kết hợp
3. Khả năng suy đoán của động từ
4. Chức năng
5. Sự phù ứng
6. Vị trí đầu câu
7. Các quá trình ngữ pháp
1.2.4 Nghĩa mục đích phát ngôn
1.2.4.1 Lý thuyết hành động ngôn từ của Austin
1.2.4.1.1  Bối cảnh ra đời
Austin được xem là người đã phát hiện khía cạnh nghĩa tương tác xã hội, hay nghĩa
liên nhân của câu nói, với tác phẩm How to do things with words (Những hành động
ngôn từ) được xuất bản năm 1962, hai năm sau ngày tác giả qua đời.
Lí thuyết hành động ngôn từ đã được Austin xây dựng từ cảm hứng những chỉ trích
ban đầu đối với cái mà ông gọi là Ngụy thuyết miêu tả (Descriptive Fallacy) và Thẩm
định luận (Verificationism). Những người theo Nguy thuyết miêu tả quan niệm rằng
chức nàng được ưu tiền quan tâm hàng đầu của ngôn ngữ là chức náng miều tả, hay
chức năng xây dựng những nhận định có thể đúng hay sai. Còn Thẩm định luận, một
trong số những lí thuyết chủ đạo về nghĩa của câu trong bối cảnh thực chứng luận
lögíc có ảnh hưởng sâu rộng đến các ngành khoa học xã hội và nhân văn vào những
năm 30 - 40 của thể kì XX, thì cho rằng cầu chỉ có nghĩa khí chúng biểu thị những
mệnh để có thể kiểm chứng được tính đúng hay sai.
Austin chống lại Ngụy thuyết miều tả và Thẩm định luận bằng cách chỉ ra một khía
cạnh nghĩa quan trọng khác, nếu không nói là quan trọng nhất, của câu nói. Đó là
nghĩa liên nhân (interpersonal meaning), hay nghĩa tương tác xã hội. Chính với loại
nghĩa này mà ngôn ngữ mới thực sự hành chức như là công cụ giao tiếp quan trọng
nhất của con người.
1.2.4.1.2 Cốt lõi của lí thuyết hành động ngôn từ.
Trong ngôn ngữ hằng ngày, chúng ta thường cho rằng nói và làm là khác nhau. Chẳng
hạn chúng ta nói anh A, chị B chỉ giỏi nói mà không giỏi làm, còn anh C chỉ làm mà
không nói. Ấy thể mà trong "suốt công trình của mình, Austin chỉ làm mỗi cái việc
chứng minh và thuyết phục mọi người tỉn rằng nói cũng chính là làm, Theo chúng tôi,
cốt lõi lí thuyết của Austin có thể được trình bày theo ba bước. “Chúng tới xin tình
bày tóm lược các bước này, kèm theo những bàn luận cần thiết như sâu :
Bước 1 : Nêu ra sụ phân biệt giữa phát ngôn tường thuật (constative) và phát ngôn
ngôn hành (performarive).
Austin bắt đầu chỉ trích Ngụy thuyết miêu tả và Thấm định luận bằng cách nêu ra
những câu nói không thể dễ dàng đánh giá theo tiêu chỉ đúng / sai. Chẳng hạn, những
câu như:
(1) Camnibalism is wrong.
(Tục ăn thịt người là sai lầm.)
(2) Monet is a better pgirter than Monet.
(Hoa sĩ Monet giỏi hơn hoạ sĩ Manet,)
sẽ tuỳ theo phong tục hoặc gu thẩm mĩ riêng của từng người mà được coi là đúng hay
sai, và nói chung, là không thể xác định được là đúng hay sai.
Tiếp đó, Austin cho rằng trong số những phát ngôn thường ngày
của chúng ta, số phát ngôn không nhằm thể hiện phán đoán chiếm
một số lượng rất lớn. Chẳng hạn, nếu ta nói :
(3) Tôi hứa sẽ trả tiến cho chị.
thì không phải ta đang nói một điều gì đó, để có thế đánh giá chân trị
của nó, mà là ta đang “hứa”, tức đang cam kết thực hiện một hành
động cụ thể.
Tương tự, khi ta nói :
(4) Tôi xin lỗi chị.
thì ta cũng không hề nêu bất kì phán đoán nào để có thể đánh giá đúng / sai mà thực ra
ta đang “xin lỗi”, tức đang thực biện một hành động biểu lộ thái độ của mình.
Với những ví dụ kiểu trên đây, Austin đã nêu ra sự phân biệt nổi tiếng giữa phát ngôn
tường thuật và phát ngôn ngôn hành. Phát ngôn tường thuật là phát ngôn nêu nhận
định, chẳng hạn : “Hôm nay là thứ hai”.
Còn phát ngôn ngôn hành, ví dụ “Tôi hứa mai tôi đến”, “Tôi xin lỗi chị”... trái lại, là
loại phát ngôn mà khi nói ra chúng, người nói đã làm một diều gì đấy hơn là nói về
một điều gì đấy.
Đối với phát ngôn tường thuật, có thể đánh giá tính đúng / sai của nó. Chẳng hạn, khi
nghe ai đó nói “Hôm nay là thứ hai”. ta có thể (tất nhiên là với ngữ cảnh thích hợp nào
đó) cho rằng câu đó không đúng, bằng cách nói : “Anh nói hôm nay là thứ hai, nhưng
mà hôm nay đã là thứ ba rồi”.
Còn đối với những phát ngôn ngôn hành, ta không thể đánh giá nó theo tính đúng/sai
kiểu như vậy được, Chẳng hạn, khi nghe ai đó. nói : “Tôi xin lỗi chị”, ta không thê
phản đối bằng cách nói : “Anh nói anh xin lỗi tôi, nhưng anh nào đã xin lỗi”. Thông
thường, ta chỉ có thể đánh giá lời xin lỗi có chân thành hay không mà thôi.
Bước 2 : Từ bò sự đối lập giữa phát ngôn tường thuật và phát ngôn ngôn hành, để cho
rằng tất cả các phát ngôn đều là ngôn hành, có điều cần phân biệt ngôn hành tường
mình (explicit) và ngôn hành nguyên cấp (primary),
Ở bước này, Austin cho rằng thực ra các phát ngôn tường thuật (Nói một điều gì đó
đúng hay sai) chỉ là một loại phát ngôn ngôn hành. Một câu Nói nhự : “Hôm nay là
thứ hai” có thể hiểu như là một dạng của câu “Tôi xác nhận hôm nay là thứ hai”. Tất
cả các phát ngôn tường thuật đều có thể hiểu là mạng tính ngôn hành theo cách biểu
như vậy.
Đến đây, cốt lõi lí thuyết của Austin có thể được gói gọn trong một câu “Nói là hành
động”, và lí thuyết của ông được xem là một lí thuyết về dụng học, Và, như Lyons sau
này đã nhận xét, “đó là một lí thuyết đụng học mang tính xã hội, tức lí thuyết cho rằng
nói là hành động trong khuôn khổ những thiết chế và những quy ước xã hội đã được
tiền định và chấp thuận bởi các thành viên” (Lyons 1995, 238). Nói theo cách nói hiện
nay, lí thuyết cửa Austin đã chú trọng đến khía cạnh nghĩa liên nhân của phát ngôn, là
khía cạnh chưa được các nhà ngôn ngữ học đương thời coi trọng đúng mức.
1.2.4.2 Phân loại các hành động ngôn từ
Austin và các tác giả về sau đã tìm cách phân loại các hành động ngôn từ. Bức tranh
thường gặp nhất là các hành động ngôn từ được phân thành 4, 5 hoặc 6 nhóm lớn. Tuy
nhiên, việc phân chia các nhóm như vậy là rất tương đối. Lyons đã nói đến cái thực tế
hiện nay, là không có cách phân loại nào được cho là cuối cùng : mọi cách phân loại
đều có thể chấp nhận được, căn cứ vào quan điểm riêng của từng tác giả (Lyons 1995,
249). Bảng thống kê của Keith Allan (1998) sau đây có thể mình hoạ cho tình trạng
này :
Austin Vendler Searle Bach and Allan
Hamish
Expositives       Expositives       Asentives     Asentives     Statements    
(trình bày) (trình bày) (xác nhận) (xác nhận) (thông báo)
Commissives Commissives Commissives Commissives  
(kết ước) (kết ước) (kết ước) (kết ước)
Behabitives Behabitives Behabitives Acknowladgme Expressives
(khu xử) (khu xử) (khu xử) nts (biểu lộ)
(đáp tạ)
  Interrogatives     Invitationals
Exercitives (vấn lệnh) Directives Directives (mời khiến)
(hành xử) (điều khiển) (điều khiển)
  Exercitives      
(hành xử)
  Verdicitives Declarations Verdicitives Authonitatives
Verdicitives (phán quyết) (tuyến bố) (phán quyết) (quyết thẩm)
(phán quyết)
  Operatives   Effectives  
(lệnh hiệu) (thời hiệu)  
 
(Bảng so sánh 5 cách phân loại hành động ngôn từ, theo Austin, Vendler, Scarie, Bach
và Hamish và Allan) (dẫn theo Keith Allan 1998)
Quan sát băng này, có thể rút ra mấy nhận xết sau đây :
- Số lượng nhóm hành động ngôn từ theo các tác giả khác nhau là khác nhau, có thể là
4 nhóm (Allan), 5 nhóm (Austin, Searle) hay 6 nhóm (Vendler, Bach và Hamish).
- Cùng nhóm hành động. nhưng tên gọi của nhóm có thể khácnhau, chẳng hạn Austin
và Vendler gọi là khu xử (BehabitiVes), nhưng Searle và Allan gọi là biểu lộ
(Expressives), còn Bach và Hamish thì gọi là đáp tạ (Acknowledgments).
- Cùng một tên gọi nhưng số lượng hành động thành viên trong nhóm có thể nhiều, ít
khác nhau, chẳng hạn nhóm phán quyết (Verdictives) của Austin có phạm vì rộng hơn
nhóm phán quyết của Vendler, Bach và Hamish.
1.2.4.3 Đánh dấu mục đích phát ngôn và đánh dấu kiểu câu
1.2.4.3.1  Đánh dấu mục đích phát ngôn
Từ Austin đến nay, thuyết hành động ngôn từ đã có nhiều bước tiến trong việc nghiên
cứu lực ngôn trung của câu nói, trong đó có vấn để chỉ ra những loại dấu hiệu tường
minh cho lực ngôn trung hay mục đích phát ngôn. Như đã nói trên đây, lực ngôn trung
hay mục đích phát ngôn của câu nói có thể được biểu thị một cách tường minh theo
những cách khác nhau : bằng thức của đệng từ trong các ngôn ngữ có thức, bằng ngữ
điệu, băng các động từ ngôn hành hay các cấu trúc tương đương, bằng một số vị từ
hay tiểu từ tình thái,....
Cũng cần nhắc lại ở đây những khó khăn mà ngữ pháp truyền thống (hay ngữ pháp
nhà trường) gặp phải khi để cập đến các công dụng giao tế của câu. Về mặt hình thức,
như sẽ thấy sau đây, người ta không thực sự gặp khó khăn gì trong việc quy tất cả
những phát ngôn thực tế hay tiềm tại về một số kiểu câu, dựa trên những dếu hiệu
ngôn ngữ ổn định nào đó, tuy nhiên những kiểu cầu đó khi hành chức có thể thực hiện
bao nhiều mục đích phát ngôn khác nhau là một câu hỏi rất khó trả lời.
  1.2.4.3.2 Đánh dấu kiểu câu
Các dấu hiệu đánh đấu kiểu câu có quan hệ gần gũi với các dấu hiệu đánh dấu mục
đích phát ngôn. Có thể nói, dấu hiệu đánh dấu mục đích phát ngôn là tiển thân của
đánh đấu kiểu câu. Cụ thể là những đấu hiệu đánh dấu mục đích phát ngôn mang tính
ổn định, được ngữ pháp hoá sẽ trở thành dấu hiệu đánh dấu kiểu câu.
1.2.4.3.3 Những biểu thức điều biến
Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, để thực hiện những hành động ngôn từ nào đó, chúng
ta có khuynh hướng sử dụng mọi phương tiện ngôn ngữ một cách thích hợp, sao cho
có thể đạt được mục đích giao tiếp cuối cùng. Làm thể nào để các hành động ngôn từ
đạt được hiệu quả cao nhất ? Một trong những chiến lược được sử dụng rộng rãi là sử
đụng những biểu thức điều biến. nhằm giảm nhẹ hay tăng cường lực ngôn trung.
Đối với những hành đóng ngôn từ có tính áp đặt người đối thoại, chúng ta có xu
hướng dùng những biểu thức giảm nhẹ mức độ áp đặt. Chẳng hạn, thay vì yêu cầu một
cách thẳng thừng : “Ông trông nhà, để tôi đi đây một lúc”, ta có thể nói : “Ông làm ơn
trông nhà giúp, để tôi đi đây một chút nhé !”.
Các biểu thức làm ơn, giúp, một chút, nhé trong câu trên chính là các biểu thức điều
biến, có tác dụng giảm nhẹ sự áp đặt của một lời yêu cầu.
Đối với những hành động ngôn từ đòi hỏi phải có sự phản hồi tức thời của người đối
thoại, chúng ta có xu hướng sử dụng những biểu thức điều biến tăng cường lực ngôn
trung. Chẳng hạn, đối với câu hỏi, việc dùng tiểu từ tình thái đầy ở cuối câu sẽ cho
biết điều được yêu cầu làm sáng tỏ là một nhu cầu thực tại, cấp thiết, người hỏi đang
cần làm sáng tỏ và chờ đợi sự trã lời tức thời của người nghe để từ đó có thể đưa ra
những quyết định tương thích.Ví dụ :
(8) Hôm nay ăn gì đây ?
(9) Bây giờ mình đi đâu đây ?
Có thể thấy, đối với những câu hỏi có biểu thức điều biến kiểu như vậy, thật khó
mà thoái thác, lẩn tránh hoặc trì hoãn câu trả lời.
1.3. Những yếu tố chủ quan tính được mã hóa trong câu
1.3.1. Tính chủ quan và vai trò của tác thể tạo lời:
Tính chủ quan tạo lời được xác định theo cách hiểu của Lyons như sau : “Điều được
nhà ngôn ngữ học quan tâm đặc biệt hơn chính là tính chủ quan tạo lời (locutionary
subjectivity) đó là sự thể hiện chính bản thân tác thể tạo lời (người nói hoặc người
viết, người phát ngôn) trong hành động phát ngôn: nói một cách giản dị, tính chủ quan
tạo lời là tự sự thể hiện trong việc sử dụng ngôn ngữ” 
Về nguyên tắc, người nói có thể tự biểu hiện mình theo nhiều cách khác nhau:
- Lựa chọn tọa độ trực chỉ thông qua việc sử dụng các yếu tố trực chỉ
- Nhấn mạnh vào phân đoạn thông tin nào đó mà người nói cho là có tầm quan trọng
- Thể hiện những đánh giá mang tính “lập trường” về tính tích cực hay tiêu cực, đáng
mừng hay không đáng mừng, cùng cực hay không cùng cực, những đánh giá về mặt
năng lượng, mặt chủng loại,.. đối với điều được nói đến trong câu.
1.3.2. Nhấn mạnh và tiêu điểm thông báo
Nhấn mạnh được định nghĩa là cách người nói sử dụng ngôn ngữ để đánh dấu tầm
quan trọng. Về đại thể, có thể chia nhân mạnh làm ba loại:
- Nhấn mạnh thông tin: người nói muốn lưu ý người nghe đến phần thông tin nào đó
mà người nói cho là quan trọng, đáng được quan tâm. Ví dụ: Chính nó cũng chẳng
biết chuyện ấy.
- Nhấn mạnh tương phản: người nói muố lưu ý người nghe đến sự trái ngược nào đó
giữa hai sự tình được đem ra so sánh, phạm vi nhấn mạnh có hể giới hạn trong câu
hoặ vượt qua khỏi biên giới câu.
Ví dụ: Con thì hơi một tí đã nhè mồm ra khóc. Vợ thì động thấy con khóc đã quát
tháo, rủa con và rủa luôn kiếp mình (Nam Cao).
- Nhấn mạnh biểu cảm: người nói làm nổi bật lên cảm xúc xủa mình.
Ví dụ: Đồ đạc thì có cóc gì? (Nam Cao)
Tiêu điểm thông báo là phân đoạn thông tin mà người nói muốn nhấn mạnh, cho là có
giá trị thông báo cao nhất. Trong tiếng Việt, trọng âm câu hoặc các từ có thể đánh dấu
tiêu điểm thông báo.
Bắt đầu từ trường phái chức năng Praha (Mathesius 1936), người ta đã bàn đến phân
đoạn thực tại, hay cấu trúc thông tin của câu. Cấu trúc thông tin được chia làm hai
phần: phần nêu (N) và phần báo (B). Phần nêu biểu thị thông tin cũ, hay thông tin có
thể suy luận từ ngữ cảnh và theo người nói là ít có giá trị thông báo, còn phần báo
biểu thị thông tin mới, thông tin có giá trị thông báo cao. Cùng một cấu trúc cú pháp,
tùy tình huống sử dụng mà câu nói có thể có cấu trúc phân đoạn thực tại khác nhau.
1.3.3. Những đánh giá mang tính lập trường
Nói đến những yếu tố chủ quan tính được ma hóa trong câu cũng là nói đến những
đánh giá rất đa dạng, thể hiện “lập trường” của người nói. Thông qua những đánh giá
này, người nói thể hiện vai tròm chủ động của mình trong giao tiếp, chủ động tác động
đến nhận thức người nghe, chương trình hóa những phản ứng hồi đáp từ phía người
nghe.
- Đánh giá tích cực / tiêu cực. Ví dụ: Hắn có giare đi, tất nhiên, bệ vệ hơn, tất nhiên,
nhưng lại có vẻ đẹp ra, sang trọng ra nhiều lắm (Chu Lai)
- Đánh giá về lượng. Ví dụ: 
+ Thằng bé ăn những một bát cơm. (Khúc giải: Thằng bé ăn một bát cơm, và tôi cho
rằng như thế là nhiều quá)
+ Thằng bé ăn mỗi một bát cơm. (Khúc giải: Thằng bé ăn một bát cơm, và tôi cho
răng như thế là ít quá)
- Đánh giá về chủng loại. Ví dụ:
+ Chị ấy chỉ mua có thịt, rau và đậu (Khúc giải: Chị ấy mua thịt, rau, đậu, và tôi cho
rằng như thế là út thứ quá)
+ Chị ấy mua nào thịt, nào rau, nào đậu (Khúc giải: Chị ấy mua thịt, rau, đậu, và tôi
cho rằng mya như thế là nhiều thứ quá)
- Đánh giá về thời gian sớm / muộn. Ví dụ:
+ Bây giờ mới 7 giờ. (Khúc giải: Bây gipwf là 7 giờ, và tôi cho rằng nmhuw vậ là
sớm)
+ Bây giờ đã 7 giờ. (Khúc giải: Bây giờ là 7 giờ, và tôi cho rằng như vậy là muộn)
- Đánh giá về tính cùng cực , bất thường. Ví dụ:
+ Sao ông lang vừa bắt rận hôm qua, hôm nay lại bắt? (Nam Cao)
+ Sao nó lại dám đánh giả tôi mới được chứ? ( Vũ Trọng Phụng)
- Đánh giá về tính mong muốn / không mong muốn. Ví dụ: 
+ Giữa lúc gia cảnh khó khăn như thế, anh con cả lại lấy vợ. (Khúc giải: Giữa lúc gia
cảnh khó khăn như vậy, anh con cả lấy vợ, và tôi cho rằng việc lấy vợ của anh ta như
vậy là không đúng lúc, không mong muốn)
Trong tiếng Việt, có một lớp từ chuyên phục vụ cho việc biểu thị những đánh giá
mang tính “lập trường”, đó là trợ từ tình thái. Tiếng Việt có cả một hệ thống trợ từ rất
phong phsu, mỗi trợ từ chuyển tải một nội dung đánh giá riêng, trong nhiều trường
hợp là đối lập có hệ thống với nội dung đánh giá của trợ từ khác (được / mất, những /
mỗi, đã / mới,...).Có thể nói, các trợ từ tiếng Việt là phương tiện chuyên mã hóa “ lập
trường của người nói, và ta có thể xếp loại nội dung mà những trợ từ này biểu thị vào
loại hàm ngôn quy ước, là loại hàm ngôn có thể khử bỏ, phụ thuộc vào từ ngữ được sử
dụng, phân biệt với hàm ngôn hội thoại, là hàm ngôn có thể bị khử bỏ, phụ thuộc vào
ngữ cảnh.
 
1.3.4. Những hình thức biểu hiện của tính chủ quan trong câu Tiếng Việt.
Tính chủ quan có thể được biểu thị bằng nhiều phương tiện khác nhau. Trong tiếng
Việt, có thể kể đến các phương tiện sau đây:
- Bằng quán ngữ tình thái thường đứng đầu hoặc đứng cuối câu: may ra (May ra P),
nhỡ ra (Nhỡ ra P), tội gì (Tội gì P), ai bảo (Ai bảo P), thì chết (P thì chết), mới được (p
mới được),...
- Bằng phó từ thời, thể ( có thể đứng trước vị từ hoặc đứng sau vị từ , tùy trường hợp
cụ thể): đã, vẫn, cứ, từng, lại, ra, đi, lên,...
- Bằng vị từ tình thái tính: dám, nỡ, trót, được, bị,...
- Bằng các từ chêm cen tình thái hay lối nói –iêc hóa: mẹ, quái, cha, cóc, chó,...
- Bằng trợ từ: chính, cả, đến, mới, chỉ, quay,..
Ngoài ra tính chủ quan có thể được thể hiện qua việc lựa chọn những từ ngữ có sắc
thái biểu cảm đặc thù. Ví dụ thay vì dùng từ “ăn” người ta lại dùng từ “đớp, xực,...” để
thể hiện sự coi thường của mình về hành động được nói đến trong câu.
Điển cứu 2: Về hàm ngôn quy ước
- Khái niệm “ hàm ngôn quy ước”
Tuy có những điểm còn khác biệt, nhưng các nhà nghiên cứu nói chung đều nhất trí
với nhau là trong sự đối lập với cái được nói ra một cách hiển ngôn thì hàm ngôn – tức
thông tin hàm ẩn, hay thông tin đằng sau câu chữ - không phải chỉ có một, mà là có
đến bốn loại: dẫn ý, tiền giả định, hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại.
- Xác định hàm ngôn quy ước trong hệ thống các thông tin hàm ẩn:
Trong giao tiếp, người ta có thể chuyển tải được nhiều thông tin hơn so với những gì
được truyền đạt một cách trực tiếp, theo câu chữ. Những thông tin như vậy được gọi
chung là những thông tin ngầm ẩn, hay hàm ngôn, để phân biệt với hiển ngôn, là
những gì được nói ra trực tiếp. 
Dẫn ý: Một câu A được coi là dẫn ý một câu B khi A đúng thì B tất yếu đúng
Tiền giả định: đây là khái niệm phức tạp. Đã có nhiều cách kiểu khác nhau về tiền giả
định, theo đó, có sự phân biệt giữa tiền giả định từ vựng với tiền giả định cú pháp, tiền
giả định nghĩa học với tiền giare định ngữ dụng, tiền giả định bách khoa với tiền giả
định ngôn ngữ.
Hàm ngôn quy ước: Đây là hoại hàm ngôn nảy sinđô việc sử dụng những biểu thức
nào đó trong phát ngôn chứ không phải nảy sinh từ ngữ cảnh.
Hàm ngôn hội thoại: là loại hàm ngôn phụ thuộc vào ngữ cảnh, nảy sinh trên cơ sở
người nói cố tình vi phạm những phương châm hội thoại, vốn là những phương châm
được gải định là nền tảng cho hội thoại có thể diễn tiến. 
- Những cách sử dụng từ ngữ có thể tạo hàm ngôn quy ước trong tiếng Việt:
+ Dùng liên từ: Trong những trường hợp dùng hợp lí, liên từ ( hay từ nối) là phương
thức phổ biến tạo nên hàm ngôn quy ước 
+ Dùng các quán ngữ tình thái có ý so sánh: huống gì, nữa là,...
+ Dùng các phó từ chỉ thời, thể: vẫn, lại, ra, đi,...
Phó từ trong tiếng Việt có hai lớp nghĩa: một lớp nghĩa khác quan (biểu thị những ý
nghĩa thời, thể và được cho là thuộc về nội dung sự tình được truyền đạt), lớp nghĩa
kia mang tính chủ quan, cụ thể là biểu thị “lập trường” của người nói, định tính cho sự
tình truyền đạt.
+ Một số biện luận:
 . Về hàm ý của các vị từ tình thái tính
 . Về hiện tượng cùng một cách sử dụng ngôn ngữ, có thể có hơn một hàm ngôn quy
ước. 
1.4. Câu và diễn ngôn
1.4.1. Phân tích cú pháp và diễn ngôn
Đi theo ngữ pháp truyền thống thì phải cho rằng câu là loại đơn vị ngữ pháp thuộc bậc
cao nhất, lớn nhất: trên câu không còn có thể tìm ra một đơn vị ngữ pháp nào khác
nữa. Đi đến câu là đi đến tột đỉnh của quá trình tổ hợp các đơn vị bé để lập thành đơn
vị lớn; và dó đó, đi đến hết vấn đề câu là nhiệm vụ miêu tả của nhà ngữ pháp học đã
hoàn toàn chấm dứt hẳn
Ngược lại, nếu thử thoát ra ngoài phạm vi của lối quan niejm đó, thử coi một đoạn
văn, một bài tho hay thậm chí coi cả một chương sách, một bộ sách như là một loại
đơn vị nào đó, có một chức năng nào đó về mặt thông báo thì rõ ràng cũng có thể hình
dung lại vấn đề một cách khác trước. 
1.4.2. Những yếu tố trong câu có tác dụng liên kết trong diễn ngôn
1.4.2.1. Loại dấu hiệu đa chức năng
Đây là trường hợp những yếu tố trong câu vừa mang một nội dung, thực hiện một
chức năng nào đó lại vừa thể hiện chức năng liên kết văn bản. Đây là những yếu tố
trước hết tham gia biểu thị nghãi miêu tả, nghĩa tình thái, nghĩa chủ đề, nghãi mục
đích phát ngôn những đồng thời cũng tham gia chức năng liên kết văn bản.
- Các đại từ hồi chỉ, khứ chỉ tham gia thể hiện nghãi miêu tả của câu, đồng thời thực
hiện chứng năng liên kết  
+ Các đại từ hồi chỉ. Ví dụ: Đội Tảo là một tay vai vế trong lang. Vây cánh ông ta
mạnh, vẫn kình nhau với cánh nhà cụ Bá (Nam Cao) (ông ta = Đội Tảo)
+ Các đại từ khứ chỉ. Ví dụ: Trời ơi là trời ! Có chống con nhà nào thế không? Chỉ vác
cái mặt lên như con trâu nghếch suốt ngày. (Nam Cao) ( thế = Chỉ các cái mặt lên như
con trâu nghếch suốt ngày)
- Những từ có quan hệ thượng danh – hạ danh tham gia thể hiện nghãi miêu tả của
câu, đồng thời thực hiện chức năng liên kết nếu từ thượng danh xuất hiện trong câu đi
ra sau, còn từ hạ danh xuất hiện trong câu đi trước. Ví dụ: Mèo nhả chú chuộc xuống
đất, rồi ngồi ngây ra mà nhìn. Con vật khổ sở nằm co ro (Tô Hoài)
- Những vị từ tình thái tính với những hàm nghĩa tiền giả định đặc thù, vừa tham gia
biểu thị nội dung tình thái, vừa có tác dụng liên kết văn bản nhòe những tiền giả định
của chúng.
- Những phó từ chỉ thời, thể vừa tham gia biểu thị ý nghãi thời, thể, vừa có tác dụng
liên kết văn bản nhờ những hàm nghĩa của chúng
- Những tiểu từ tình thái cuối câu vừa tham gia biểu thị tình thái mục đích phát ngôn,
vừa có tác dụng liên kết văn bản do nội dung thông tin mà chúng biểu thị là gắn với
tình huống giao tiếp hay thể hiện những mối liên hệ giữa phát ngôn này và phát ngôn
khác
- Những quán ngữ tình thái vừa tham gia biểu thị những nội dung tình thái, vừa tham
gia liên kết văn bản nhờ những hàm nghãi của chúng
1.4.2.2. Loại dấu hiệu đơn chức năng
Đây là trường hợp của nhwunxg yếu tố liên kết câu ở bậc văn bản, hay bậc cấu trúc
trên câu. Thực chất, chúng là những tác từ biểu thị những mối quan hệ logic – ngữ
nghãi giauwx các câu. Đó là quan hệ về thời gian, quan hệ nhân – quả, quan hệ tương
phản, quan hệ tương đồng, quan hệ giải thích,...
Trong tiếng Viể, có thể kể đến những chuyển đoạn thường gặp:
- Chuyển đoạn về trình tự: trước hết, sau đó, một lag, hai là, trước tiên, thoạt tiên,
thoạt đầu, tiếp thoe, cuối cùng, sau cùng, rốt cuộc, rồi,...
- Chuyển đoạn về quan hệ nhân – quả : bởi thế, bởi vậy, cho nên, vì vậy, vỉ thế, vậy
nê, thành thử, thành ra, bởi vi, chả là,...
- Chuyển đoạn về quan hệ giải thishc: nghĩa là, tức là, ấy vậy là, ấy là, ...
- Chuyển đoạn về quan hệ tương đồng : ngaoif ra, vả lại, hơn nữa, thậm chí, một mặt,
mặt khác,...
- Chuyển đoạn về quan hệ tương phản: có điều, nhưng, song, tuy thế, trái lại, trong khi
đó, thế nhưng, tuy nhiên, tuy vậy, thế mà,...

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ QUAN ĐIỂM CỦA NGUYỄN VĂN HIỆP VỀ BÌNH
DIỆN NGHĨA CỦA CÂU TIẾNG VIỆT
2.1. Giá trị và đóng góp của công trình 
2.1.1 Giá trị
2.1.1.1 Giai đoạn đầu tiên: Cú pháp học tiếng Việt chủ yếu chịu ảnh hưởng tinh thần
“ dĩ Âu vi trung”.
Có lẽ những trình bày đầu tiên về cú pháp tiếng Việt là những ghi chú sơ sài về từ
loại, vai trò của trật tự từ,…trong những từ điển đối chiếu mà các học giả phương Tây
biên soạn. Với con mắt nhìn của họ, tiếng Việt có mấy đặc trưng nổi bật : (i) từ không
biến đổi hình thái khi được sử dụng trong câu, không có cơ sở (hình thái học) để xác
định từ loại, và do đó có thể xem tiếng Việt là một ngôn ngữ không có từ loại (ii) trật
tự từ trong câu đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc hiểu nghĩa của
câu. Chẳng hạn, trong chương 8 của Báo cáo vốn tốt về tiếng An Nam hay Đông kinh,
được in trong cuốn Từ điển An Nam – Lusitan –Latinh của Ade Rhodes xuất bản tại
Rome năm 1651, tác giả có những ghi chú, được trình bày dưới dạng các luật, về chức
năng của từ trong câu tiếng Việt như sau :
Luật thứ nhất chủ từ phải đi trước động từ ; bằng không nó không còn là chủ từ của
động từ ấy nữa 
Luật thứ hai danh từ theo sau động từ là bổ sung của động từ ấy. 
Luật thứ tư trong hai danh từ đợt liên nhau thì tiếng thứ hai chỉ gián tiếp, ví dụ : Chúa
nhà, Dominus downus (ông chủ của nhà); nếu tôi nói nhà Chúa, idest, damas Dominus
(tức là nhà của ông Chúa)" (dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết 1998, 2 Hay trong cuốn
Dictionarium Anamitico Latinum do J.L Taberd chủ biên, xuất bản vào năm 1838, ta
bắt gặp những ghi chú về những từ công cụ (những hư từ) của tiếng Việt (miêu tả
nghĩa khái quát, vị trí trong câu, kèm theo ví dụ minh hoạ). Chẳng hạn, tác giả đã ghi
chú về những từ như chở cũng, dầu, đặng, hãy hằng, kéo, mà rất, sẽ, con cái, thì... Một
số tổ hợp có tính đặc ngũ cũng được chú thích công dụng và cách dùng, như thì thôi,
thì chở. (ví dụ Đi đánh người thì chớ, lại đốt nhà cùng cướp của người" (xxxV). Dẫu
tác già đã có nhiều nhận xét thú vị, nhưng có thể thấy rằng, đây chỉ là những ghi chú
rời rạc và tản mạn, tính hệ thống được thể hiện rất ít. Cho đến những năm 40 của thế
kỉ XX, các tài liệu có liên quan đến cú pháp tiếng Việt đều chủ yếu do các học giả
nước ngoài viết Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng thể hiện cái nhìn châu Âu
đối với cú pháp tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp tiếng Việt nói chung.
2.1.1.2  Giai đoạn thứ hai:
Cú pháp tiếng Việt được giảng dạy và nghiên cứu sâu rộng.Trong những năm 60, 70
của thế kỉ XXX, khi tiếng Việt được giảng dạy một cách sâu rộng trong nhà trường ở
cả hai miền Nam Bắc, các nhà nghiên cứu đã có ý thức phân tích câu tiếng Việt thoát
khỏi khuôn mẫu của câu tiếng Pháp. Theo tinh thần này, một số đặc trong của cần
tiếng Việt đã được phát hiện, đặc biệt là sự thừa nhận một loại thành phần câu không
hề có trong các sách ngữ pháp tiếng Pháp, được gọi tên là chủ đề (nhóm Trương Văn
Chính, Nguyễn Hiến Lê), khởi ngữ (Nguyễn Kim Thản) hay từ-chủ đề (nhóm Nguyễn
Tài Cản. LX Buxurov, NV Sunkevich..). Tư cách của thành phần câu này đến hôm
nay vẫn là một trong những tiêu điểm gây tranh cãi trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng
Việt
Truc Vu Chính và Nguyễn Hiến La cho rằng trong những câu năng "The / Clip ghi nổi
tiếng diễn từ thoại để cái", mục đích câu nổi) và chia từ không phải là một. Các tác giả
đã để xuất một thành phần cầu có “thúc vụ nh” coi là “chủ để và định nghĩa như sau :
“Chủ đề là tiếng dùng ở cầu câu, dùng để diễn tả thoại để mà không phải là chủ tà. Về
ý tử, chủ để có liên lạc hoặc với một tiếng khác trong câu, hoặc với cả câu.Nhum về
ngữ pháp thì chủ để đứng riêng biệt, không có quan hệ với một tiếng nào trong câu
cả. Chủ để đặt trước chủ từ (1963, 530). Nguyễn Kim Thần thì gọi thành phần câu này
là khỏi ngũ, một loại “hành phần thứ yếu của câu thường xuyên đứng ở vị trí 1 trong
câu song phần” (1964, 205), về mặt nghĩa khôi ngữ có thể trùng với chủ ngữ, vị ngữ,
bổ ngữ, định ngữ hoặc không trùng với một thành phần nào trong câu hay từ tổ,
Có thể nói, vấn đề phân biệt thành phần câu với thành phần từ tổ là một trong những
vấn đề sôi động nhất của cú pháp tiếng Việt những năm 60, 70, mà hệ quả là hình
thành những cách nhìn phủ truyền thống đối với một số thành phần cậu như đã dẫn
trên đây. Tuy nhiên, một số tác giả có quan điểm dung hoà hơn. Chẳng hạn, các tác
giả cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1975) là Baxtrov, Nguyễn Tài Cẩn và Sankevich chấp
nhận tính cách nước đối của các thành phần câu này . Mỗi một thành phần chủ yếu
hay thứ yếu của câu đều có thể được biểu thị bằng đoàn ngữ. Các thành phần phụ của
đoản ngữ này có thuộc tỉnh nước đối t một mặt, chúng tham gia vào đoàn ngữ, vì sự
có mặt của chúng bị ước định bởi các thuộc tính từ vựng – ngữ pháp của hạt nhân
đoàn ngữ . mặt khác, bởi vì đoản ngữ đi vào thành phản cầu nên chúng lại là các thành
phần phụ thuộc mà điển hình là định ngữ" (1975, 134). Bên cạnh những nét mới đã
dẫn trên đây, cần ghi nhận thêm những nỗ lực áp dụng các lí thuyết ngôn ngữ học
khác để nghiên cứu cú pháp tiếng Việt, không chỉ ở trong nước mà còn ở nước
ngoài. không chỉ được thực hiện bởi các tác giả Việt Nam mà còn bởi các tác giả nước
ngoài. Có hai tác giả nước ngoài đáng được nêu ra ở đây do cái mới mà họ đem đến
trong việc phân tích và miêu tả câu tiếng Việt. Đó là Yu K Lekomtsev và L C
Thompson, cả hai đều vận dụng phương pháp phân tích thành tố trực tiếp (Immediate
Constituents, viết tắt là IC), phương pháp rất nổi tiếng của trường phái miêu tả thời
bấy giờ, để nghiên cứu câu tiếng Việt.

Xu hướng hình thức hoá trong nghiên cứu có pháp tiếng Việt đã duệ Nguyễn Minh
Thuyết thực hiện một cách trại đủ đối với châu ngữ của của. Tác giả cho rằng những
tiêu chí về trật tự và hư từ không đáng tin cậy để phân biệt các nhãn hiệu hình thức
trong cấu trúc cân, bởi vậy trong một giải pháp tổng thể, tác giả đã xây dựng một bộ
các thủ pháp hình thức, gồm có phép lược, phép thế, phép bỏ sung, phép cải biến,
phép nguyên nhân hoá nhằm làm bộc lộ những khác biệt hình thức của các thành phần
cấu trúc của câu. Trong luận án tiến sĩ “Chủ ngữ trong tiếng Việt” (1981), tác giả đã
đưa ra những tiêu chí hình thức để phân biệt chủ ngữ với các thành phần câu khác, đặc
biệt phân biệt chủ ngữ với bổ ngữ, là vấn đề ít được quan tâm trước đó trong Việt ngữ
học. Tiêu chí phân biệt chủ ngữ và bổ ngữ là thái độ cú pháp khác nhau của lại thành
phần câu này khi nòng cốt được đưa vào khuôn kiến trúc nguyên nhân (thủ pháp
nguyên nhân hoá), với vị từ trung tâm là các động từ khiến động như bắt, huộc, khiến
sai nhờ . hoặc các động từ đánh giá, nhận thức như cho (là) coi (là)... Chỉ có chủ ngữ
mới có thể làm bổ ngữ thể từ tính, hay nói cách khác, chỉ có chủ ngữ mới có thể đứng
sau vị từ trung tâm của khuôn kiến trúc nguyên nhân. Việc áp dụng một cách nhất
quán các tiêu chí hình thức như vậy đã đem lại những kết quả thú vị. Chẳng hạn, tác
giả thừa nhận tư cách chủ ngữ của các ngữ đoạn chỉ vị trí, nơi chốn trong các câu như
“Trên đồn im như tờ. “Trong nhà ra mở của", hoặc thừa nhận kiểu câu "Tôi còn tiền"
có hai loại chủ ngữ khác nhau là chủ ngữ chu đẻ và chủ ngữ ngữ pháp. Hướng đi của
Nguyễn Minh Thuyết rất đáng được ghi nhận, bởi lẽ hướng đi này mang tinh thần của
ngôn ngữ học hiện đại. Như ngu người đều biết, thực chất của cách phân chia loại
hình học cũ pháp đối lập các ngôn
2.1.1.3 Giai đoạn thú ba:
Cú pháp học tiếng Việt chuyển mình theo khuynh hướng ngữ pgaps chức năng và ngữ
pháp ngữ nghĩa
Bước sang những năm 90, lĩnh vực nghiên cứu cú pháp tiếng Việt sôi động hồn
với việc công bố cuốn Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển I của Cho
Xuân Hạo. Sau khi cuốn tách ra đời, đã có nhiều cuộc thảo luận được tổ chức xoay
quanh chủ cả ngữ pháp chức năng và tiếng Việt Phải thần nhận rằng, cuốn sách của
Cao Xuân Hạo đã mang lại một luống gió mới cho cả nền ngôn ngữ học nước nhà và
hiện nay, những vấn đề mà cuốn sách địt ra vẫn đang còn là thời sự. Vì vậy, đánh giá
cho hết những đóng góp mà cuốn sách mang lại là một công việc rất khó khăn. Tuy
nhiên, khoảng cách hơn mười năm cũng có thể xem là tạm đủ để nêu lên những đóng
góp cũng như những gợi mở của cuốn sách. Cái mới mà Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ
pháp chức năng. Quyền l mang lại là một tinh thần chống chủ nghĩa “dĩ Âu vị trung”
trong nghiên cứu câu tiếng Việt.Cao Xuân Hạo cho rằng, gần như tất cả những miêu
tả ngữ pháp trong nhà trường lâu nay chỉ là một sự rập khuôn máy móc ngữ pháp của
tiếng châu Âu, mà điển hình nhất là việc gán cho cấu trúc chủ vị cái cương vị là cấu
trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng Việt. Theo tác giả, cấu trúc chủ – vị, như vẫn
thường được hiểu, chỉ thích hợp cho việc miêu tả các thứ tiếng châu Âu. Còn đối với
một thứ tiếng như tiếng Việt, cái cấu trúc cú pháp cơ bản ấy là một cấu trúc khác - cấu
trúc để – thuyết. Hai thành tổ của cấu trúc này tương ứng với hai thành phần của một
hành động nhận định hay hành động mệnh để và thuyết được đánh dấu bằng khả năng
thêm các tác tử thì là mà Cấu trúc của câu trần thuật được “chia hết” cho hai thành
phần để, thuyết và câu có thể có một bạc để thuyết hoặc có từ hai bậc để thuyết trở
lên.

Trong một định hướng kho, vẫn tiếp thu II luận ngôn nga học hiện đại và Đông
phương học quốc tế văn không bài xích các khả niệm ngôn ngữ đã được dùng để miêu
tả tiếng Việt trước đó, Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp đã cố gắng nếu một
giải pháp nhất quán và địa chỉ về Thành phần cầu tiếng Việt (1992, in lại 2004). Theo
giải pháp này, các thành phần câu tiếng Việt được phân xuất và nhận diện trên cả hai
bình diện nội đang và hình thức. Giải pháp này cũng cho phép thấy được tính "lập
thể", đa chiều kích của cầu, phân biệt nòng cốt câu (lãi câu) với các thành phần phụ,
trong đó ngoài các thành phần có tính truyền thống như trạng ngữ, khởi ngữ, các tác
giả còn để xuất định ngữ câu với tư cách là thành phần phụ thể hiện thái độ hay lập
trường của người nói dối với điều được nói ra, còn tình thái ngữ là chỉ báo cho kiểu
mục đích phát ngôn điển hình của câu. Tuy không tuyên bố hiến ngôn, nhưng qua việc
miêu tả tính đa chiều kích của câu trong việc biểu đạt nghĩa, công trình của Nguyễn
Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp cũng thật sự mang tỉnh thần của ngữ pháp chức
năng hiện đại. Nếu Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp phân xuất và nhân diện
các thành phần cầu tiếng Việt trên cả hai bình diện nội dung và hình thức theo một
cách chung nhất, thì Đào Thanh Lan lại chủ trương vận dụng cùng một lúc năm tiêu
chỉ để xác lập bộ khung cấu trúc của câu đơn tiếng Việt. Đó là các tiêu chí về nghĩa
tạo lập phát ngôn, nghĩa biểu thị thực tại khách quan, vai trò quan hệ cú pháp, hình
thúc biểu hiện bằng vị trí và hình thúc. Kết quả là danh sách các thành tố cấu trúc câu
tiếng Việt theo tác giả sẽ gồm có 1 chủ ngữ, minh xác ngữ, để ngữ, định ngữ, thuyết
ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ 2002 253) Theo đúng tin vô dụng nhiều nên chỉ là một nh"
phép mang Tập khi nhà nghiên cứu góp phải những vấn đã phải trị, ở đó tính chín
trung gian cần một số đối tượng khiến cho việc áp dụng một hoặc hai Tên chỉ cần khó
tin. Có điều, tuổi nghiên cứu phải đảm bảo được rằng những tiên cái ấy chỉ bổ sung
chứ không loại trêu hoặc màu thích nhau. Kinh nghiệm đồng kết hợp các tiêu chỉ thêu
chỉ về nghìn từ vọng và tiêu chỉ và các điểm ngữ pháp) trong việc phân định từ loại là
một bài học : trong rất nhiều trường hợp, tiêu chí sau mâu thuẫn với tiêu chí tước.
Fnwley (1992) cho rằng quan niệm có thể dùng ý nghĩa từ vựng (đi là ý nghĩa và van
khí quốc, là học với đọc đến một pháp để làm tiêu chí phân định ra loại chỉ là một ảo
tưởng, chính các địa điểm nơi pháp mới có tiếng nói quyết định. Lê Hoàng cho rằng
“một từ tiếng Nga &otomeue có từ căn là boems mang ý nghĩa từ vựng chỉ hành động,
nhưng nhờ có hình thái giống những danh từ chỉ sự vật khác mà được gọi là danh từ.
Ngược lại, những từ trong tiếng Anh như (to) water, (to) lawn, tay có từ căn water,
lawn mang ý nghĩa từ vụng chỉ sự vật, nhưng có hệ hình giống như những động từ chỉ
hành động (hoặc trạng thái) khác nên được gọi là động từ (2005). Đó là chưa tính đến
trường hợp một đối tượng có thể chỉ đáp ứng một số tiêu chí mà thôi chứ không đáp
ứng toàn bộ các tiêu chí (chẳng hạn 2 trên tổng số 5 tiêu chí, 3 trên tổng số 5 tiêu
chí...), khi đó đối tượng sẽ được gọi tên như thế nào ? Sự phát triển của lí thuyết điển
mẫu (Prototype), bắt đầu trong nghiên cứu từ vựng. sau đó mở rộng cho cả ngũ pháp,
là sự phê phán đối với việc áp dụng các tiêu chí cần và đủ để gán định nhân hiệu cho
đối tượng. Càng ngày, người ta thấy cần khẳng định sự tồn tại của những trường hợp
không điển hình (không đến mẫu) bên cạnh những trường hợp điển hình (điển
mẫu). Trong cảm hứng phê phán các khuynh hướng hình thức cùng những nghi vấn về
tính phổ quát của những khái niệm lâu nay vẫn đuợc dùng để miêu tả ngữ pháp tiếng
Việt cũng như các ngôn ngữ. đơn lập khác, Lê Hoàng đã chủ trương xây dựng một thử
ngữ pháp
Trong một thử nghiệm gần đây nhất. Diệp Quang Ban đã áp dụng mô hình ngữ pháp
chức năng của Halliday (1985) để phân tích câu tiếng Việt theo ba siêu chức năng
(siêu chức năng kinh nghiệm, siêu chức năng liên nhân và siêu chức năng văn
bản). Trong công trình này.lần đầu tiên, tác giả đề cập đến vấn đề thúc của cái tiếng
Việt.

2.1.2 Đóng góp 

Từ chỗ bị coi thường, không đáng tin cậy trong các trào lưu ngữ pháp mang tính hình
thức, thì hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngữ pháp chức năng và ngữ
pháp tri nhận, nghĩa lại là nhân tố đặc biệt được nhấn mạnh. Trong nghiên cứu ngữ
pháp cần phải nói đến nghĩa, phải bàn đến ngữ pháp mang tính ngữ nghĩa. Tuy nhiên,
nghĩa lại là đối tượng hết sức trừu tượng, khó nắm bắt. Thật không dễ trả lời cho câu
hỏi: “Những loại nghĩa nào có thể được một câu nói chuyển tải?” 
Sự phát triển vượt bậc của ngữ nghĩa học trong thời gian qua đã cho chúng ta những
cơ sở đáng tin cậy để bàn đến những lớp nghĩa đó. Với quan niệm rằng cú pháp không
mang tính tự trị, mà cú pháp là để tải nghĩa, chúng tôi cho rằng bóc tách được các lớp
nghĩa mà câu nói biểu thị sẽ đồng thời là xác lập cơ sở ngữ nghĩa cho việc phân tích
cú pháp. Các lớp nghĩa đó, theo chúng tôi, gồm có nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái,
nghĩa chủ đề, nghĩa mục đích phát ngôn.
Từ việc xác lập những cơ sở ngữ nghĩa như trên, chúng tôi đề nghị một cách tiếp cận
mới cho việc miêu tả cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt. Đường hướng của chúng tôi
là xuất phát từ những kiểu nghĩa có thể được diễn đạt trong câu mà định dạng các
phạm trù hình thức tương ứng. Đây là cách tiếp cận triệt để đi từ chức năng đến hình
thức (a radical function-to-form), được nhà ngữ học người Bỉ Jan Nuyts diễn đạt một
cách ngắn gọn như sau: “lấy phạm trù ngữ nghĩa làm điểm xuất phát mà tìm xem
những biểu hiện ngôn ngữ học của nó” (taking the semantic category as its starting
point, it looks into the range of its liguistic manifestation) [Nuyts 2001]. Đường hướng
này vẫn còn khá mới mẻ đối với những người nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Tuy
nhiên, theo chúng tôi, đây là đường hướng hứa hẹn nhiều kết quả khả quan, bởi chúng
ta đã có quá nhiều kinh nghiệm về những tranh cãi bất tận suốt mấy chục năm qua
trong cố gắng dùng tiêu chí hình thức để xác định các thành phần cú pháp của câu
tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái. Xuất phát từ những kiểu
nghĩa có thể biểu đạt trong câu nói, xem đó là những cơ sở ngữ nghĩa cho việc miêu tả
cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt, chúng tôi chủ trương một lối phân tích câu giản
dị, dựa trên những kinh nghiệm tri nhận của chúng ta về thế giới và cách tổ chức, trình
bày những kinh nghiệm đó. Cách làm này dẫn chúng tôi đi đến nhận định rằng câu nói
là một thực thể nhiều chiều kích, các thành tố cấu trúc tuyến tính của câu không đồng
chất trong chức năng phản ánh thông tin thuộc những chiều kích khác nhau đó. Và hệ
quả là, nếu chúng ta từ bỏ cách nhìn đơn tuyến để có một cách nhìn “lập thể” về câu
thì chúng ta phải đi đến một lối phân tích mang tính mô-đun về các thành tố cấu trúc
của nó.
2.2. Một số hạn chế của công trình
Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập hiện nay, vấn đề phát triển và bảo vệ sự trong
sáng của tiếng Việt đang được đặt ra một cách cấp bách. Tiếng Việt phải phát triển để
đáp ứng nhu cầu diễn đạt nhận thức chung của xã hội đang phát triển, nhu cầu biểu đạt
tình cảm ngày càng phức tạp và tinh tế của người Việt trong bối cảnh cuộc cách mạng
thông tin và bối cảnh toàn cầu hóa. Một loạt hình thức giao tiếp mới ra đời: điện thư,
chát, mạng xã hội, v.v. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật cũng thúc đẩy sự
phát triển song hành của tiếng Việt với tư cách là công cụ được chuẩn hóa để làm
công cụ của tư duy và diễn đạt khoa học.
Trong ngữ pháp truyền thống, thuật ngữ “câu” được dùng để chỉ đơn vị ngữ pháp lớn
nhất là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp. Câu đơn được hiểu là đơn vị được làm
thành từ một mệnh đề, câu ghép thì được làm thành từ hơn một mệnh đề. Và trong
ngôn ngữ học, thuật ngữ “câu” vẫn được dùng với cơ sở vẫn là mệnh đề.
Xưa nay, khi quan tâm tới cấu trúc câu và thành phần câu, các tác giả đều có để ý đến
cái thành tố cú pháp đứng đầu câu hay là đứng trước nòng cốt câu. Tuy nhiên, xét cho
kĩ không phải cứ đứng đầu câu thì mọi ngữ đoạn đều giống nhau về “nghĩa” và
“pháp”. Do những dụng ý khác nhau nên giả thuyết về chúng cũng khác nhau.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt, có thể nói hầu như tất cả những lí
thuyết cú pháp quan trọng của thế giới đều đã có ảnh hưởng đến việc nghiên cứu ngữ
pháp tiếng Việt ở một mức độ nào đó và các nhà Việt ngữ học, mỗi người mỗi vẻ, đã
đóng góp phần công sức của mình vào công cuộc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói
chung. Việc trình bày toàn bộ những đóng góp như vậy, thiết nghĩ, là một nhiệm vụ
quá khó đối với chúng tôi. Phần tổng quan này, vì vậy, chỉ là một sự trình bày hồi cố
hết sức giản lược, theo tinh thần “ôn cố tri tân” trước khi chúng tôi đi đến xác định
cách tiếp cận của riêng chúng tôi đối với cú pháp tiếng Việt.
 

CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG TRÊN VĂN BẢN CỤ THỂ

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/nhan-vat-su-kien/co-so-ngu-nghia-phan-tich-cu-
phap-nguyen-van-hiep-3874.html  ngày truy cập :15/3/2023
Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp ( Nguyễn Văn Hiệp )
[2]. https://ngonngu.net/csngunghia_ptcuphap_noidau/357ngày truy cập: 15/3/2023
Lời nói đầu “ Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” 
[3]. http://sdh.tnu.edu.vn/Uploads/Articles/Files/872/Luan%20an%20NCS
%20Nguyen%20Manh%20Tien%2019-4-2016%20.pdf ngày truy cập: 15/3/2023
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, Luận án tiến sĩ ngôn ngữ
và văn hóa Việt Nam. 
[4]. https://www.google.com/search?q=T%E1%BB%94NG+THU%E1%BA%ACT
%2C+%C4%90%C3%81NH+GI%C3%81+V%E1%BB%80+B%C3%8CNH+DI
%E1%BB%86N+NGH%C4%A8A+C%E1%BB%A6A+C%C3%82U+TI%E1%BA
%BENG+VI%E1%BB%86T+THEO+QUAN+%C4%90I%E1%BB%82M+C
%E1%BB%A6A+NGUY%E1%BB%84N+V%C4%82N+HI%E1%BB%86P&oq=T
%E1%BB%94NG+THU%E1%BA%ACT%2C+%C4%90%C3%81NH+GI
%C3%81+V%E1%BB%80+B%C3%8CNH+DI%E1%BB%86N+NGH
%C4%A8A+C%E1%BB%A6A+C%C3%82U+TI%E1%BA%BENG+VI%E1%BB
%86T+THEO+QUAN+%C4%90I%E1%BB%82M+C%E1%BB%A6A+NGUY
%E1%BB%84N+V%C4%82N+HI%E1%BB
%86P&aqs=chrome..69i57.464j0j7&sourceid=chrome&ie=UTF-8 ngày truy cập:
15/3/2023
[5]. *Cơ Sở Ngữ Nghĩa Phân Tích Cú Pháp (NXB Giáo Dục 2012) - Nguyễn Văn
Hiệp, 383 Trang.pdf ngày truy cập: 15/3/2023
Cở sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp (Nguyễn Văn Hiệp )
[6]. Nguyễn Văn Hiệp, Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, NXB GD Việt Nam.
[7].  [Đinh Văn Đức – Lê Xuân Thọ, Tạp chí ngôn ngữ học số 8/2005, tr. 13]
[8].

You might also like