You are on page 1of 6

Mở đầu

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nó đóng 1 vai
trò vô cùng đặc biệt và cần thiết trong lịch sử phát triển của loài người. Ngôn ngữ
là hệ thống các âm thanh, từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện
giao tiếp chung cho một cộng đồng (Nguyễn Như Ý). Ngôn ngữ có hai dạng là
ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Và dù ở dạng nào thì ngôn ngữ cũng được cấu tạo
nên bởi từ vựng- một tập hợp các đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ, bao gồm từ và
các đơn vị tương đương với từ. Dựa vào hệ thống từ vựng trong ngôn ngữ mà con
người có thể trao đổi, truyền đạt thông tin. Không chỉ vậy, thông qua ngôn ngữ có
thể giúp con người bày tỏ tâm tư, tình cảm, cảm xúc của mình. Đặc biệt là qua các
tác phẩm văn học, bơi tác phầm văn học là nơi để nhà văn, nhà thơ bộc lộ tâm tư
tình cảm cũng như quan điểm của mình về cuộc đời hay một sự vật, hiện tượng nào
ấy. Chính vì vậy, trường tự vựng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp người đọc
có thể nắm bắt được đề tài, nội dung cũng như tình cảm mà tác giả muốn nhắn từ
đó đánh giá được tác phẩm đó. Chính vì lẽ đó trường từ vựng luôn là một đề tài
nóng bỏng và nhận được nhiều sự quan tâm.
Nhắc đến Nguyễn Bính, người ta nghĩ ngay đến nhà thở lãng mạn của làng quê Việt
Nam. Thơ Nguyễn Bính đến với bạn độc như một cô gái quê kín đáo, mịn mà,
duyên dáng. Cái tình, cái lãng mạn luôn xuất hiện trong thơ ông. Nét đằm thắm,
dung dị, thiết tha mà đậm sắc hồn dân tộc mang lại sự gần gũi với người đọc. Cái
tình trong thơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với
phong cách, tâm hồn của người Á Đông. Vì vậy thơ Nguyễn Bính sớm đi sâu vào
tâm hồn của nhiều lớp người và đã chiếm lĩnh được cảm tình của đông đảo bạn đọc
từ thành thị đến nông thô. Thứ làm nên thành công của thơ Nguyễn Bính chính là
ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc nhưng không kém phần mặn mà, đằm thắm đặc biết
khi viết về cái tình yêu đôi lứa. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các trường từ vựng
về tinh yêu trong sáng tác của Nguyễn Bính sẽ giúp ta hiểu được tâm tư, tình cảm,
tư tưởng mà ông gửi gắm qua đứa con tinh thần của mình. Qua đó, ta thấy đước vẻ
đẹp tình yêu và con người Việt Nam.
Xuất pháp từ những lí do trên, chúng em quyết định chọn đề tài “Trường từ vựng
tình yêu trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính” để làm đề tài tiểu luận của mình.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Khảo sát trường từ vựng tình yêu trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính nhằm
hướng tới làm rõ lý thuyết về trường nghĩa nói chung và trường nghĩa trong các tác
phẩm của Nguyễn Bính nói riêng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cũng giúp bạn đọc
thấy được vốn từ ngữ phong phú, đa dạng của tác giả, mở rộng thêm vốn từ vựng
khi tìm hiểu về tác phẩm văn học cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng em đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu
Cơ sở lý luận cho việc phân tích và tìm hiểu trường từ vựng về tinh yêu trong các
tác phẩm của Nguyễn Bính
Khảo sát trường từ vựng về tinh yêu trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính
Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng ngôn từ trong các tác phẩm của Nguyễn Bính
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là các từ ngữ về tình yêu được sử dụng trong
các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Bính.
Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tìm hiểu về trường từ vựng về tình yêu trong các sáng tác của Nguyễn
Bính bao gồm 17 tác phẩm: Tương tư, Mưa xuân 1, Chân quê, Xa cách, Gái xuân,
Lỡ duyên, Vườn xuân, Lỡ bước sang ngang, Cô lái đò, Thời trước, Chuyến tàu
đêm, Hái mồng tơi, Tết của mẹ tôi, Tiếng trống đêm xuân, Những bóng người trên
sân ga, Chú rể là anh, Ghen.
Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lí luận
Tiểu luận sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu của các
nhà Ngôn ngữ học cũng như những người quan tâm đến đề tài này.
Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả rút ra được từ quá trình phân tích và nghiên cứu các tác phầm của bài
thơ Nguyễn Bính sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giáo viên giảng dạy
tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể sử dụng để nắm bắt những
kiến thức căn bản về trường từ vựng về tình yêu và từ đó lĩnh hội tác phẩm tốt hơn.
Không những thế, tiểu luận sẽ giúp người đọc nắm được cảm xúc chủ đạo, tư
tưởng, tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài. Qua đó, thông điệp của nhà văn sẽ
dễ dàng được truyền tải đến độc giả hơn.
Cơ sở lý luận
Nội dung
Cơ sở lý luận
Khái niệm từ
Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo thành câu. Từ mang tính hiểu nhiên, sẵn có của ngôn
ngữ hay cũng chính là vật liệu xây dựng mà thiếu nó thì không thể hình dung ra
được ngôn ngữ
Tuy nhiên, khái niệm từ rất khó để định nghĩa do sự khác nhau về cách định hình,
về chức năng và những đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác nhau
cũng như trong cùng một ngôn ngữ. Do đó, vẫn chưa có sự thống nhất trong việc
định nghĩa và miêu tả từ. Theo Nguyễn Thiện Giáp, tính đến thời điểm hiện tại, có
tới hơn 300 khái niệm về từ nhưng không có khái niệm nào phản ánh bao quát hết
được bản chất của từ trong mỗi ngôn ngữ. Theo một cách sơ bộ, có thể hiểu từ là
đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức
Đơn vị cấu tạo của từ bao gồm từ tố và hình vị. Dựa trên cấu tạo, từ được chia
thành từ đơn, từ tái sinh, từ phức, từ láy. Sự biến đổi trong hình thái học, ngữ âm và
ngữ nghĩa đã tạo nên nhiều biến thể của từ, Từ có nhiều công dụng như gọi tên sự
vật, hiện tượng là danh từ, hoạt động là động từ, tính chất là tính từ.
Nghĩa của từ
Ý nghĩa của từ là một thực thể tinh thần cùng với bình diện hình thức tạo thành một
thể thống nhất gọi là từ. Các thành phần ý nghĩa của từ vựng của từ gồm có ý nghĩa
biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu thái.
Ý nghĩa biểu vật hay còn gọi là nghĩa sở chỉ là phần nghĩa của từ liên quan đến sự
vật hoặc phạm vi sự vật trong thế giới mà từ gợi ra. Ý nghĩa biểu vật không phải
chính sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà chỉ là mối liên hệ giữa
những âm thanh của từ với sự vật trong thực tế. Các ngôn ngữ khác nhau, số lượng
từ trong các ngôn ngữ khác nhau.
Ý nghĩa biểu niệm hay còn gọi là nghĩa sở biểu là phần nghĩa liên quan đến hiểu
biết của con người về ý nghĩa biểu vật của từ. Ý nghĩa biểu niệm là tập hợp các nét
nghĩa được sắp xếp theo một trật tự nhất định từ khái quát đến cụ thể, chung tới
riêng
Ý nghĩa biểu thái hay còn gọi là nghĩa ngữ dụng là mối quan hệ của từ với người sử
dụng, phần ý nghĩa của từ chỉ ra thái độ, cảm xúc, cách đánh giá mà từ gợi ra cho
người nói và người nghe.
Từ có thể bị biến đổi ý nghĩa thông qua các hiện tượng mở rộng/ thu hẹp nghĩa
hoặc chuyển nghĩa. Nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức, bộ óc con người.
Trong nhận thức của con người có sự hiểu biết về nghĩa của từ chứ không phải là
nghĩa của từ. Nghĩa của từ được hình thành từ các yếu tố khác nhau tác động trong
đó có yếu tố ngoài ngôn ngữ như sự vật, hiện tượng, tư duy; và nhân tố trong ngôn
ngữ hay chính là cấu trúc của ngôn ngữ.
Sự kết hợp từ
Từ là chất liệu cấu thành nên ngôn ngữ, dù ở dạng nói hay viết, từ không đứng
riêng lẻ mà sẽ kết hợp với nhau để làm nên các đơn vị lớn hơn như cụm từ, câu.
Ở dạng viết, các từ cách nhau bởi không gian. Còn ở dạng nói, các từ cách nhau bởi
thời gian. Bên cạnh đó, sự kết hợp của từ đực biểu hiện qua hư từ và ngữ điệu.
Khi các từ được đặt cùng nhau để tạo nên cụm từ hay câu thì giữa chúng hình thành
mối quan hệ về ý nghĩa và ngữ pháp
Do đó, khi kết hợp các từ, quan hệ ý nghĩa phải hợp lý và quan hệ ngữ pháp chuẩn
tiếng việt tức dựa trên sự tương hợp ý nghĩa của các từ chặt chẽ và mối quan hệ
trong thực tế giữa các đối tượng, hoạt động, tính chất,…mà từ biểu thị. Ngoài ra, sự
kết hợp từ còn phụ thuộc vào sự hiện thực hóa và sự chuyển hóa nghĩa của từ
Nét nghĩa
Nét nghĩa là những phần nghĩa thể hiện thuộc tính sự vật mà từ biểu thị. Theo Đỗ
Hữu Châu, để phát hiện ra nét nghĩa, cần phải tìm ra những nét nghĩa chung, đồng
nhất trong nhiều từ rồi lại đối lập những từ có nét nghĩa chung đó với nhau để tìm
ra những nét nghĩa cụ thể hơn, cứ như vậy cho đến khi chúng ta gặp những nét
nghĩa chỉ có riêng trong một từ.
Số lượng nét nghĩa lý tưởng trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của một từ bằng đúng
số nhóm từ vựng – ngữ nghĩa mà nó thuộc vào. Nét nghĩa mang hai đặc trưng là
đặc trưng bản chất và đặc trưng vị trí. Nét nghĩa càng cao thì hệ thống giá trị càng
lớn và nét nghĩa càng thấp thì giá trị chức năng càng cao.
Trường nghĩa
Để nghiên cứu về tính hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ, lý thuyết về trường nghĩa
ra đời. Trường nghĩa là một trong những lý thuyết hết sức quan trọng của ngôn ngữ
học và đã được các nhà nghiên cứu đề cập từ rất sớm. Đồng thời, nó cũng mang lại
những luồng sinh khí mới cho ngôn ngữ học hiện đại trong hoạt động hành chức.
Trường nghĩa là tập hợp các từ ngữ có sự đồng nhất với nhau, xét ở bình diện ngữ
nghĩa. Trong quá trình giao tiếp, người tham gia phải huy động từ ngữ liên quan
đến hiện thực được nói đến để tạo lập diễn ngôn: quá trình xác lập trường nghĩa.
Trường nghĩa được chia thành trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm và
trường nghĩa liên tưởng.
Trường nghĩa biểu vật là tập hợp các từ đồng nhất với nhau về phạm vi biểu vật
(mối liên hệ từ - sự vật). Các từ biểu vật không đồng đều về số lượng, một từ có thể
thuộc nhiều trường khác nhau và quan hệ của các từ ngữ trong một từ biểu vật cũng
không giống nhau.
Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp các từ ngữ có chung một cấu trúc nghĩa biểu
niệm. Các từ cùng trong một trường nghĩa biểu niệm có thể khác nhau về trường
nghãi biểu vật.
Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp các từ biểu thị các sự vật, hiện tượng, hoạt
động, tính chất,… có quan hệ liên tưởng với nhau. Trường nghĩa liên tưởng thì khó
xác lập và có tính chủ quan cao, phụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống, kinh
nghiệm… của mỗi cá nhân

You might also like