You are on page 1of 1

1.

Theo bạn thì tại sao Ngữ nghĩa học lại có mối quan hệ mật thiết với Từ điển học? Nếu tách ra
thì chúng có tồn tại được hay không?
-Mối quan hệ của Ngữ nghĩa học với Từ điển học nó giống như mối quan hệ giữa hai mặt của
một ngành học, đó chính là mặt lý thuyết và mặt ứng dụng. Ngữ nghĩa học được biết đến là bộ
phận của ngôn ngữ học, nếu nghiên cứu những quan hệ của cái được biểu hiện và biến hóa, nó
chung nhất về mặt nghĩa của ngôn ngữ. Còn Từ điển học thì nghiên cứu và miêu tả ý nghĩa của
từng đơn vị và được trình bày trong các loại từ điển. Nếu tách ra chúng vẫn tồn tại vì nó đại diện
cho hai ngành học khác nhau và dù có tách như thế nào đi nữa thì chúng vẫn có mối quan hệ với
nhau, bổ sung cho nhau tạo cho ngôn ngữ trở nên phong và đa dạng hơn nữa.

2. Tại sao nói Từ vựng học là chuyên ngành hẹp của ngôn ngữ học?
Là vì Từ vựng học nghiên cứu với những đối tượng là từ vựng hay vốn từ của một ngôn ngữ. Từ
vựng học hẹp ở chỗ là nó phân nhỏ ra từng phần như một hệ thống nhưng hệ thống này lớn với
hàng vạn đơn vị và nó rất phức tạp. Từ vựng học với nhiệm vụ là xác định các đơn vị từ vựng của
ngôn ngữ đó là từ và các đơn vị tương đương từ, cũng như các mối quan hệ qua lại giữa các đơn
vị đó. Và trong từ vựng học người ta lại phân ra những chuyên ngành hẹp hơn, đó là: cấu tạo từ,
ngữ nghĩa- từ vựng học, từ nguyên học, từ điển học, danh học.

3. Vậy về khái niệm của nghĩa sở chỉ và nghĩa sở biểu thì liệu ta có thể nói rằng nghĩa sở chỉ và
nghĩa sở biểu có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau hay không?
Nghĩa sở chỉ là thành phần ngữ nghĩa vốn do mối quan hệ giữa từ với đối tượng mà từ biểu thị.
Nghĩa sở biểu là thành phần ngữ nghĩa nói về quan hệ của từ với ý , tức là với khái niệm hoặc
biểu tượng mà từ biểu hiện. Không sai khi nói nghĩa sở chỉ và nghĩa sở biểu có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau bởi cái sở biểu vốn chính là sự phản ánh của cái sở chỉ trong nhận thức của con
người. Tuy nhiên thì giữa cái sở biểu và cái sở chỉ vẫn có sự khác nhau rất lớn. Mỗi cái sở biểu có
thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau vì nó có mối quan hệ với cả một lớp hạng đối tượng trong
thực tế. Ngược lại, một cái sở chỉ chỉ có thể thuộc vào những cái sở biểu khác nhau, bởi vì cùng
một sự vật, tùy theo đắc trưng của mình có thể tham gia vào một số lớp hạng khác nhau, bắt
chéo nhau. Ví dụ, cùng một người, có thể là “mẹ”, là “cô giáo”, là “nhân viên”.

You might also like