You are on page 1of 17

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

Câu 1. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu


- NNHĐC còn có nhiều tên gọi khác như: phân tích đối chiếu, nghiên cứu đối chiếu,
nghiên cứu xuyên ngôn ngữ, nghiên cứu tương phản, ngôn ngữ học só sánh miêu
tả. Tuy nhiên, trên thế giới cũng như ở VN thuật ngữ NNHĐC vẫn phổ biến hơn
cả.
- NNHĐC là phân ngành NNH nghiên cứu so sánh 2 hay nhiều hơn 2 NN bất kì để
xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa các NN đó, không tính đến
vấn đề các NN được so sánh có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng 1 loại hình hay
không. Việc lựa chọn NN để đối chiếu hoàn toàn tùy thuộc vào những yêu cầu lí
luận và thực tiễn của việc nghiên cứu. Trong loại hình học và NNHĐC, cách thức
so sánh về căn bản đứng trên quan điểm đồng đại.

Câu 2. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu.

Có 4 loại ý kiến khác nhau về nhiệm vụ cụ thể của ngành học:


 Chủ chương ngôn ngữ học đối chiếu nên truy tìm những nét khác biệt giữa các
ngôn ngữ: A.Pet(1962), R.Lado(1964),G.Mickel(1971).
-Lí do: Chủ trương lấy hành vi luận làm chỗ dựa lí thuyết, xuất phát từ việc học tập và
giảng dạy ngoại ngữ. Các thói quen ngoại ngữ do bắt chước hay mô phổng đều có liên
quan trực tiếp đến việc tìm sự khác biệt. Những gì giống tiếng mẹ đẻ đều được tiếp thu dễ
dàng, còn những gì khác biệt sẽ khó khăn hơn, do phải tiếp cận với hệ thống mà ngôn
ngữ xa lạ.
 Chủ trương nghiên cứu đối chiếu nên tập trung vào việc săn lùng những nét
khác biệt quan trọng nhất giữa các ngôn ngữ: B.L.Welf(1960).
Đánh giá: Sai vì:
+ Phạm vi không chỉ ở những phạm trù ngôn ngữ ( ngữ pháp) mà còn mở rộng ra phạm
trù logic. Những nét khác biệt quan trọng ở phạm trù ngôn ngữ chưa chắc là nét khác biệt
quan trọng ở phạm trù logic.
+ Thế nào là nét khác biệt quan trọng nhất -> mập mờ, vì nhìn từ các mục đích khác nhau
thì các nét khác biệt quan trọng cũng khác nhau.
 Chủ trương nghiên cứu đối chiếu phải hướng tới cả những sự giống nhau bên
cạnh những nét khác biệt giữa các ngôn ngữ:E.Coseriu(1981),Lê Quang
Thiêm(1983).
-Lí do:
+ Phân tích đối chiếu các sự kiện, các hiện tượng giữa các ngôn ngữ phải chủ ý tới cả sự
giống nhau thì đối chiếu mới có kết quả.
+ Không bó hẹp phạm vi ứng dụng của ngôn ngữ học đối chiếu thì có nhiều kiểu loại nét
giống nhau, trong đó giống nhau về chức năng và hoạt động của ngôn ngữ là những nét
ngôn ngữ học đối chiếu phải để tâm.
 Chủ trương bên cạnh những sự giống nhau và khác nhau, việc nghiên cứu đối
chiếu cần phải lưu ý đến cả những sự tương ứng và bất tương ứng giữa các
ngôn ngữ, đồng thời làm sáng tỏ những mối quan hệ nguyên nhân giữa các
hiện tượng đó: B.M.APAMOB(1965)

Câu 3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học đại cương.

-Ngôn ngữ học đối chiếu giúp kiểm chứng và làm sáng tỏ các phổ niệm được quy nạp
trên cứ liệu các ngôn ngữ được đối chiếu, phát hiện thêm các hiện tượng ngôn ngữ có ý
nghĩa phổ quát, làm phong phú thêm lí luận ngôn ngữ mà cách nhìn “đơn ngữ luận”
không thể .giải quyết được. Nói như Saussure (2005): “Nhà ngôn ngữ học buộc lòng phải
biết thật nhiều ngôn ngữ để từ việc quan sát và so sánh rút ra những cái chung đối với
ngôn ngữ ấy”
VD:
+Khẳng định “láy là một phổ niệm” nhiều ngôn ngữ rút ra một phổ niệm quy nạp.
+ Đồng âm và đa nghĩa là những phổ niệm diễn dịch, thì ngôn ngữ học đối chiếu có tác
dụng làm rõ nó thể hiện như thế nào trong các ngôn ngữ khác nhau, vì số lượng cái biểu
đạt có hạn còn cái được biểu đạt ngày càng nhiều.
-Góp phần khắc phục tình trạng “dĩ Âu vi trung” của ngôn ngữ học đại cương: cứ liệu
chủ yếu trong ngôn ngữ Ấn Âu, tiếng mẹ để của nhiều nhà ngôn ngữ học lớn của nhân
loại là cứ liệu của nhiều ngôn ngữ khác nhau của nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
VD:
+ Tiếng Việt, ngôn ngữ biến hình, phân tích cấu trúc trong một câu tiếng Việt hành CN-
VN. So sánh với ngôn ngữ biến hình, các nhà Việt ngữ học đề nghị một cách phân tích
câu mới là đề ngữ - thuyết ngữ.
+ Tiếng Anh, ngôn ngữ biến hình, adj và verb khác nhau về ngữ pháp, tiếng Việt thì
không khác nhau về ngữ pháp.
->Ngôn ngữ học đối chiếu góp phần điều chỉnh nguyên lí của ngôn ngữ học đại cương ,
tăng thêm sức mạnh giải thích của lí luận ngôn ngữ nhờ mở rộng phạm vi bao quát của lí
luận. Kết quả của nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ góp phần kiểm chứng các lí thuyết
của ngôn ngữ học. Ngược lại ngôn ngữ học đại cương cung cấp mô hình lí thuyết và hoàn
thiện dần bộ máy các khái niệm để nghiên cứu ngôn ngứ, trong đó có ngôn ngữ học đối
chiếu.
Câu 4 Mối quan hệ giữa ngôn giữa ngôn ngữ học đối chiếu và loại hình học

Nghiên cứu đối chiếu giúp phân loại ngôn ngữ thành các loại hình.
-Trong phạn vi các ngôn ngữ cùng một loại hình, người tiếng Anh có thể xác định các
tiểu loại hình và tìm cách quy các ngôn ngữ vào từng tiểu loại hình.
VD: Tiếng Việt và Tiếng Hán cùng là loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Tiếng Việt và Tiếng Hán trung đại cùng thuộc tiểu loại hình thứ hai (hán cổ đại, hán trung
đại).

Câu 5. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ học đối chiếu với ngôn ngữ học tâm lý

-Mối quan hệ giữa ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học tâm lý nằm ở việc chúng đều
quan tâm đến ngôn ngữ và cách mà nó hoạt động. Các phương pháp và kỹ thuật trong
ngôn ngữ học đối chiếu có thể được áp dụng để nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ trong
ngôn ngữ học tâm lý. Ví dụ, so sánh các ngôn ngữ khác nhau có thể giúp tìm hiểu về sự
đa dạng và những đặc trưng chung trong cách con người sử dụng ngôn ngữ.
-Ngược lại, những kiến thức về ngôn ngữ học tâm lý có thể cung cấp thông tin quan trọng
về cách con người xử lý ngôn ngữ và tương tác ngôn ngữ trong quá trình học ngôn ngữ
mới hoặc trong trường hợp suy nghĩ và ngôn ngữ bị ảnh hưởng bởi các rối loạn tâm lý.
Các nghiên cứu về ngôn ngữ học tâm lý có thể đưa ra những khái niệm, lý thuyết và mô
hình để giải thích các hiện tượng ngôn ngữ và cung cấp cơ sở cho việc tiếp cận và nghiên
cứu trong ngôn ngữ học đối chiếu.

Câu 6. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ học đối chiếu với ngôn ngữ học xã hội.

-Mối quan hệ giữa ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học xã hội nằm ở việc chúng
cung cấp góc nhìn khác nhau và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu về ngôn ngữ. So
sánh các ngôn ngữ khác nhau trong ngôn ngữ học đối chiếu có thể giúp ngôn ngữ học xã
hội hiểu về sự đa dạng ngôn ngữ và sự thay đổi xã hội của nó. Nó có thể cung cấp thông
tin về sự tương tác giữa ngôn ngữ và xã hội trong việc xác định vai trò của ngôn ngữ
trong một cộng đồng và cách ngôn ngữ phản ánh và tạo hình cho các mối quan hệ xã hội.
-Ngược lại, ngôn ngữ học xã hội có thể cung cấp khía cạnh xã hội rộng hơn cho ngôn ngữ
học đối chiếu. Nó có thể giải thích sự khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ dựa trên yếu
tố xã hội và tạo ra các mô hình giải thích sự phát triển và thay đổi ngôn ngữ trong cộng
đồng. Nó cũng có thể đưa ra những câu hỏi và giả thuyết mới để được kiểm chứng trong
ngôn ngữ học đối chiếu.
Câu 7. Nguyên nhân thúc đẩy ra đời và phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu.

*Nguyên nhân bên ngoài.


Nhiều ngôn ngữ mới được phát hiện và có được vị trí xứng đáng của nó cùng với sự hình
thành của nhiều quốc gia dân tộc.
- Lượng thông tin thành văn và sự giao lưu của các nền văn minh, văn hóa thành vẫn tăng
lên đáng kể dẫn đến nhu cầu dạy và học ngoại ngữ, nhu cầu dịch thuật và các nhu cầu
ngôn ngữ khác ngày càng tăng lên.
* Nguyên nhân thuộc về nội bộ ngôn ngữ học
- Nghiên cứu đa ngữ luận là một nghiên cứu lí giải có sức bao quát sâu rộng hơn nhiều so
với nghiên cứu đơn ngữ luận (VD: Vẫn để nội động từ, ngoại động từ trong tiếng Anh và
tiếng Việt).
-Khả năng to lớn của con người nói chung và các nhà khoa học nói riêng đã phát hiện và
bao quát một lúc nhiều ngôn ngôn ngữ khác nhau, tìm hiểu, giải quyết nó theo những
mục địch, định hướng xác định.
- Nhu cầu kết hợp của những nghiên cứu lí luận và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể,
trực tiếp trong nội bộ ngôn ngữ học (VD: Các loại hình ngôn ngữ).

Câu 8. Các thời kì phát triển ủa ngôn ngữ học đối chiếu ( có mất giai đoạn, thời kì)
-Thời kì đầu
Những công trình về ngôn ngữ học đối chiếu bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ XI, đến cuối thế
kỉ XIIX thì phát triển mạnh. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu:
+ Về từ vựng:
Tiêu biểu là những từ điển đa ngữ cỡ lớn mà các ngôn ngữ sử dụng trong đó thuộc các
loại hình khác nhau, xa nhau về ngữ hệ, quan hệ tiếp xúc, khu vực, văn hóa, lịch sử : Từ
vựng so sánh các ngôn ngữ và phương ngữ - Panlat; Thư mục về các ngôn ngữ đã biết và
các nhận xét về những giống nhau và khác nhau giữa chúng - Êvăng và Păng đu, Ngôn
ngữ học đại cương
+ Về ngữ pháp:
* Hạn chế chung của các cuốn sách về ngữ pháp thời này:
Không phải là ngữ pháp đối chiếu theo đúng nghĩa của nó mà thiên về một ngữ pháp
lôgic loại hình, đồng nhất lôgic và ngữ pháp. Trong khi, lôgic là quy tắc suy luận chung
nhất, phổ biến nhất cho toàn nhân loại, còn ngữ pháp bên cạnh cái chung còn có cái riêng
cho từng ngôn ngữ cụ thể.
* Dù có nhiều hạn chế nhưng các công trình nghiên cứu vẫn tạo ra ảnh hưởng khá tốt cho
việc thúc đẩy các nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ. Tiêu biểu: Ngữ pháp Port-Royal, ngữ
pháp triết học đại cương N.1.Jatvinski...
- Thời kì thứ 2.
Thời ki của ngôn ngữ học so sánh lịch sử và triết học ngôn ngữ TK XIX.
Đặc điểm:
Nghiên cứu đối chiếu bị cuốn hút và hòa vào dòng thác so sánh - lịch sử.
- Ngôn ngữ học so sánh lịch sử, ngôn ngữ học so sánh loại hình, ngôn ngữ học đối chiếu
chưa thực sự phân biệt rạch ròi.
- Nghiên cứu đối chiếu trong quan hệ với nghiên cứu so sánh lịch sử và nghiên cứu so
sánh loại hình ở giai đoạn đầu của sự phát triển ngôn ngữ học đã góp phần vào các so
sánh chung nhiều ngôn ngữ mà không phân biệt đó là so sánh phổ hệ, loại hình hay đối
chiều.
Thời kì thứ 3: (vào đầu TKXX)
- Tiền đề xã hội cho sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ học đối chiều:
+ Ngôn ngữ học phát triển mạnh mẽ với nhiều khuynh hướng của ngôn ngữ học miêu tả.
+ Hoàn cảnh xã hội thay đổi, dẫn đến nhiều ngoại ngữ tăng lên đối chiều nhiều quốc gia
giành độc lập.
Khuynh hưởng:
+ Nghiên cứu đối chiếu gắn nhiều với các nghiên cứu miêu tả và loại hình học.
+ Nghiên cứu đối chiếu hướng cả vào lí luận, cá thực tiễn vận dụng.
- Các công trình tiêu biểu: Ngữ pháp tiếng Nga đối chiều với tiếng Udobệch, đối chiếu
tiếng Nga Anh, những vấn đề nghiên cứu đối chiểu lịch sử các ngôn ngữ Slavo

Câu 9. Những biểu hiện của nước ta với nước ngài trong giai đoạn gần đây.
a, Nước ta:
Nghiên cứu đối chiếu chủ ý vào 2 mảng đề tài lớn:
- Đối chiều tiếng Việt với ngôn ngữ cùng ngữ hệ và loại hình như tiếng Nga, tiếng Pháp,
tiếng Đức, tiếng Anh theo hướng góp phần soi sáng nhiều vấn đề lí thuyết của ngôn ngữ
đại cương cũng như ứng dụng thiết thực trong dạy tiếng, học tiếng, dịch thuật.
- Nghiên cứu đối chiếu chung tiếng Việt với ngôn ngữ các dân tộc anh em trong nước và
các nước trong khu vực. Đây là một hướng nghiên cứu có ích trong lĩ luận cũng như thực
tiễn.
b, Nước ngoài:
Nhiều trung tâm nghiên cứu đối chiếu hình thành: Đối chiếu tiếng Ba-lan và tiếng Anh ở
Pôdonan, tiếng Xecsbi và tiếng Anh o Dagrep(Nam Tư)...
- 1978 ở Bungari cho xuất bản tạp chí ngôn ngữ học đổi chiều khẳng định vai trò quan
trọng của ngôn ngữ học đối chiếu về li thuyết cũng như thực tiễn.
Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành độc lập của ngôn ngữ học hiện đại đã được
phân biệt, xác định rõ ràng.
Câu 10. Các nguyên tắc đối chiếu ngôn ngữ.
Trên cơ sở những nghiên cứu của một số nhà NNH có tiếng như Harris, James,
Chomsky... cho thấy: khi nghiên cứu ngôn ngữ cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau
(5 nguyên tắc):
1.Nguyên tắc 1: Trình tự đối chiếu – miêu tả trước, đối chiếu sau:
- Bảo đảm các phương tiện thuộc hai ngôn ngữ đối chiếu phải dược miêu tả một cách đầy
đủ, chính xác và sâu sắc trước khi tiến hành đối chiếu để tìm ra điểm giống nhau giữa
chúng.
Có 3 trường hợp:
+T1. Hiện tượng đối chiếu thuộc hai ngôn ngữ đã được miêu tả đầy đủ, chi tiết -> nghiên
cứu đối chiếu hoặc tiếp tục phân tích miêu tả kĩ hơn hiện tượng đối chiếu rồi sau đó tiến
hành các thủ pháp đối chiếu cụ thể, hoặc vận dụng luôn các thủ pháp đối chiếu nhằm vào
các hiện tượng đối chiếu.
+T2. Hiện tượng đối chiếu trong cả hai ngôn ngữ đối chiếu đều chưa miêu tả đầy đủ, chi
tiết -> nghiên cứu đối chiếu cần đi vào phân tích, miêu tả hiện tượng đối chiếu trong cả
hai ngôn ngữ rồi mới tiến hành đối chiếu chúng.
+T3. Hiện tượng đối chiếu chỉ được phân tích miêu tả kĩ ở một trong hai ngôn ngữ đối
chiếu -> phân tích miêu tả hiện tượng đối chiếu ở ngôn ngữ còn lại rồi áp dụng các thủ
pháp đối chiếu cụ thể.
-Lí do: Nghiên cứu đối chiếu được bắt đầu từ nơi mà việc miêu tả kết thúc, bởi nó cung
cấp tư liệu cho sự đối chiếu. Nói cách khác, việc đối chiếu không thực hiện được nếu
trước khi đối chiếu, đối tượng được đối chiếu chưa được miêu tả, kết quả đối chiếu phụ
thuộc vào việc miêu tả.
- Đây là nguyên tắc có tính chất phương pháp luận của việc phân tích đối chiếu theo quan
điểm truyền thống.
VD: Đề tài trong GT luôn theo hướng miêu tả-> đối chiếu
-Lưu ý:
+ Nghiên cứu đối chiếu phải nắm vững tính đúng đắn về quan niệm miêu tả của mình,
tức miêu tả phân tích ngôn ngữ nào phải theo quan niệm của ngôn ngữ ấy để tránh hiện
tượng giao thoa kiến thức ngôn ngữ học -> kết quả đối chiếu ấy không sai lệch.
+ Khi miêu tả và đối chiếu phải sử dụng các tài liệu nghiên cứu thống nhất ở cùng một
phương pháp miêu tả.
VD: không thể sử dụng cả hai phương pháp miêu tả NP truyền thống và NP tạo sinh để
miêu tả hai ngôn ngữ đối chiếu.
2.Nguyên tắc 2: Tính hệ thống của hiện tượng đối chiếu
- Việc nghiên cứu đối chiếu không thể chỉ chú ý đến các phương tiện ngôn ngữ một cách
tách biệt mà phải đặt trong hệ thống.
VD: Hệ thống từ trong quá khứ trong TV và TA.
Hệ thống từ chỉ vai trong giao tiếp
-Nguyên tắc này được xác lập trên cơ sở tính hệ thống mà F.de.Sausure đã khẳng định
trong cuốn “ Ngôn ngữ học đại cương”.
VD: Chữ cái TV: có âm ɑ đặt trong hệ thống âm i,e,o….
Tiếng Hán : có “_” đặt trong hệ thống các số đếm còn lại.
3.Nguyên tắc 3: Tính ngữ dụng
Phải xem xét các phương tiện đối chiếu không chỉ trong hệ thống ngôn ngữ mà còn
trong hoạt động giao tiếp( trong câu,ngữ cảnh và tình huống giao tiếp).
VD1: TA và TV đều có những đại từ nhân xưng tương ứng, nhưng khi đi vào hoạt động,
động từ có ở ngôi thứ 3 số ít trong TA chia, còn trong TV không chia.
VD2: Tiếng Hán khi giao tiếp ngôi thứ 2 thường được đọc là ni( ), trong trường hợp cần
sự trang trọng, lịch sự ta dùng nín( ).
-Phải nghiên cứu đối chiếu trong lĩnh vực ngữ dụng học (trong sử dụng ) bên cạnh việc
phân tích hệ thống có tính lí thuyết trừu tượng thì đối chiếu mới toàn diện,
- Nguyên tắc này gắn với việc giải quyết thỏa đáng mới quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói
trong nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung mà trước đây Saussure (TK XX) chưa nói
được,
- Lưu ý : Có một số lĩnh vực phải đối chiếu thuần túy lí thuyết ngôn ngữ thì nguyên tắc
này không có hiệu lực. Như đối chiếu các âm vị, các phương thức cấu tạo từ, các phạm
trù ngữ pháp thuần túy có tính chất hình thái như: giống, số , cách….
4.Nguyên tắc 4: Tính nhất quán
-Phải đảm bảo tính nhất quán trong việc vận dụng những khái niệm và mô hình lí thuyết
để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu.
*Nguyên tắc này đòi hỏi người nghiên cứu phải miêu tả các phương tiện của hai ngôn
ngữ với cùng một mô hình lí thuyết, tức là cùng một phương tiện xử lí (hoặc cùng 1 đơn
vị, 1 thước đo như nhau)
VD: Nghiên cứu đối chiếu dựa trên cùng một quan điểm đồng đại ( hoặc lịch đại )
VD: Vị từ (TV) và vị từ (TA) phải thống nhất.
Lý do:
-Sự khác nhau khi đối chiếu 2 ngôn ngữ là khác nhau trong các dữ liệu ngôn ngữ được
xử lý đồng nhất một phương pháp
+ Sử dụng đồng nhất một phương pháp là :
.Phải sử dụng những khái niệm phù hợp để miêu tả cả hai ngôn ngữ được đối chiếu và
những khái niệm đó phải được hiếu theo cùng một cách.
.phải theo cùng một khung lý thuyết.
VD: Cách phân tích câu theo mô hình Đề - Thuyết hay Truyền thống đều phải thống nhất
1 mô hình ở 2 ngôn ngữ.
-Miêu tả cùng 1 ngôn ngữ, sử dụng cùng một thuật ngữ, nhưng hiểu thuật ngữ theo
quan niệm khác nhau thì kết quả khác nhau:
VD: ngôn ngữ đơn lập nếu hiểu hình vị (HV) theo quan niệm khác nhau thì kết quả khác
nhau:
+ Bloomfield: HV là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất > ngôn ngữ này ko có đơn vị từ
vựng
+ Budoanh dơ Cutơnày, chuỗi lời nói chia ra câu hay mệnh đề, câu chia ra thức từ từ chia
ra HV có đơn vị từ và HV là kết quả của sự phân xuất từ
-Miêu tả 2 ngôn ngữ khác nhau, sử dụng cùng 1 thuật ngữ nhưng hiểu thuật ngữ theo
quan niệm khác nhau -> kết quả miêu tả không dùng để đối chiếu.
* Khi miêu tả các ngôn ngữ để đối chiếu nên dùng những khái niệm chung, có tính bao
quát cao nhất, không phản ánh bất cứ thuộc tỉnh đặc thù của loại hình ngôn ngữ nào (vi
có quan niệm dùng khái niệm của ngôn ngữ Ân Âu để miêu tả các ngôn ngữ phương
đông).
+ Tuy nhiên không phải lúc nào cũng xác lập được cách hiểu thống nhất để áp dụng cho
mọi ngôn ngữ.
VD: hiểu vị từ.
Hiểu CN : Thống nhất 1 trong 2 thành phần chính của câu
+ Ngôn ngữ học đại cương còn quá đi Âu vị trung đối chiếu các ngôn ngữ biển hình.
thích hợp cho
*Lưu ý:
Miêu tả 1 ngôn ngữ cụ thể cần xuất phát từ chính ngữ liệu thực tế của ngôn ngữ đó,
không được phép sao phòng khuôn mẫu của 1 ngôn ngữ khác. Nhưng trong dạy và học
ngoại ngữ, nhiều phạm trù của tiếng nước ngoài được hình dung như là kết quả chuyển
dịch từ tiếng mẹ đẻ và ngược lại.
Sự phát triển của Ngôn ngữ học ngôn ngữ học đại cương ngữ pháp truyền thống -> ngôn
ngữ học cấu trúc ngữ pháp Tạo sinh - ngữ pháp chức năng
NP tạo sinh là mô hình duy nhất có thể áp dụng cho những chương trình nghiên cứu đối
chiếu ngôn ngữ với 3 nội dung quan trọng
-> Giả thuyết về cơ sở phổ quát của ngôn ngữ.
-> Sự phân biệt cấu trúc sâu và cấu trúc bề mặt
- Sư miêu tả nghiêm ngặt và hiển ngôn các hiện tượng ngôn ngữ
→ Tùy mục đích thực tiễn của việc nghiên cứu mà dùng khung ly thuyết não.
5. Nguyên tắc 5: phải tính đến mức độ gần gũi về loại hình của các ngôn ngữ cần đối
chiếu, vì:
- Người nghiên cứu có thể lựa chọn cách tiếp cận thích hợp nhất với quá trình đối chiếu.
- Đặc điểm văn hóa, bối cảnh lịch sử, xã hội của cộng đồng người nói ngôn ngữ cần được
chú ý khi đối chiếu từ vựng, ngữ dụng.
→ Lý giải chính xác, sâu sắc sự tương đồng, khác biệt.
6. Đơn giản, thiết thực với người dạy và người học vì mục đích chính là ứng dụng vào
thực tiễn. Những công trình có tính hán làm sẽ khó áp dụng được vào thực tiễn.

Câu 11. Phân biệt so sánh và đối chiếu

Thuật ngữ So sánh thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu
lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ để thấy được sự giống và khác nhau
giữa chúng(như so sánh thành tích học tập, so sánh sảnh thời tiết miền Nam- miền Bắc..)
Thuật ngữ đối chiếu. Đối chiếu cũng là so sánh nhưng là so sánh giữa - hai hay nhiều
đối tượng, trong đó có một đối tượng lây làm chuẩn, để từ những điểm giống và khác
nhau mà biết rõ hơn đặc trưng của những cái được so sánh sảnh như: đối chiếu bản dịch
với nguyên bản, đối chiều bản in lần này với bản in lần trước của cuốn sách...).
 Như vậy: Khái niệm so sánh rộng hơn khái niệm đối chiếu, lấy khái niệm so sánh
để giải thích khái niệm đối chiếu, nhưng không thể lấy khái niệm đối chiếu để giải
thích khái niệm so sánh

Câu 12. Các bước nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ? Bước nào quan trọng nhất.

Việc phân tích đối chiếu được xác định thành 2 giai đoạn: miều tà và đổi chiều. Hai giai
đoạn này có thể phân biệt chi tiết thành 3 bước.
1. Miêu tả,
2. Xác định những cái có thể đối chiếu với nhau,
3. Đối chiếu.
Lưu ý 3 bước trên ko phải lúc nào cũng phân biệt rạch ròi và biển ngôn nhưng luôn được
thừa nhận
1. Bước 1: Miêu tả
-Miêu tả những hiện tượng liên quan trong các ngôn ngữ đối chiếu. Người nghiên cứu có
thể sử dụng kết quả miêu tả của người khác và chỉ trình bày lại dưới hình thức phù hợp
với mục đích đối chiếu của riêng mình; hoặc sử dụng kết quả miêu tả do mình tự xác lập
tùy vào trường hợp cụ thể.
-Không phải với mọi trường hợp đều trình bày kết quả miêu tả thành một phần riêng
trong công trình nghiên cứu đối chiếu (có thể vừa miều tà vừa đổi chiều
-Bước này phụ thuộc nhiều vào ngữ liệu thu thập được:
+ Với đối chiếu các đơn vị, phạm trù ngôn ngữ trong hoạt động cần thiết sử dụng các văn
bản tương đương dịch của các ngôn ngữ được đổi chiều để miêu tả để đảm bảo tính
khách quan cho các nhận định. Tỉnh khách quan cũng phụ thuộc vào độ tin cậy của các
bản dịch.
+ Các văn bản dịch được dùng làm cứ liệu để đối chiếu phải có tính đa dạng.
+ Người nghiên cứu có thể sử dụng ngữ liệu từ lời nói hằng ngày hay từ các cuốn từ điển
song ngữ và sách ngữ pháp miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu.
+ Năng lực song ngữ của người nghiên cứu rất quan trọng để lựa chọn và miêu tả chính
xác cứ liệu ngôn ngữ, đồng thời còn nhận biết được những cái có thể được coi là tương
đương trong 2 ngôn ngữ, xác định được cái gì có thể so sánh với cái gì. Yêu cầu với ngữ
liệu dùng để đối chiếu:
+ Với ngữ liệu gồm các văn bản tương đương dịch, cần dùng những bản dịch của các
dịch giả có uy tín (trung thành bản gốc, ít biển đồi cấu trúc) mới cung cấp những phương
tiện ngôn ngữ tương đương đích thực trong 2 ngôn ngữ.
+ Với ngữ liệu từ lời nói hằng ngày thì phải lấy trong mỗi trường giao tiếp tự nhiên (tức
hành động ngôn ngữ không bị quan sát) mới đảm bảo có ngữ liệu thuần khiết, không pha
trộn, đáng tin cậy.
+ Ngữ liệu dùng để miêu tả còn phải đủ rộng và đa dạng tùy từng lĩnh vực nghiên cứu,
tức là nếu có các ngữ liệu bổ sung thì nguồn ngữ liệu ấy không cung cấp thêm được gì
vào nguồn ngữ liệu mà nhà nghiên cứu đã có
VD: Ngữ liệu về ngữ âm nhỏ hẹp hơn ngữ liệu về hình vị, câu, từ, ngữ pháp...
- Các ngôn ngữ cân đối chiếu đều phải được miêu tả bởi cùng một hệ thông khải mệm
trong cùng một khung lý thuyết.
2. Bước 2: Xác định những cái có thể đối chiếu được với nhau

- Dựa vào trực giác (ngữ cảm song ngữ) của người nghiên cứu. Năng lực song ngữ sẽ cho
phép người nghiên cứu xác định yếu tố X trong ngôn ngữ này có tương đương với ngôn
ngữ Ý trong ngôn ngữ kia hay không. Nếu 2 yếu tố tương đương thi có thể so sánh với
nhau -> Năng lực thực hành ngôn ngữ. Tuy nhiên cần hạn chế những nhận định chủ quan
của người mang song ngữ.
- Những thuật ngữ tương ứng nhau trong các tài liệu miêu tả về 2 ngôn ngữ đối chiếu
cũng là cơ sở để xác định các phương tiện đang xét trong 2 ngôn ngữ là tương đương với
nhau hay không để so sánh.- > Hiểu biết về phương diện lý thuyết.
VD: article de gọi tên a, the trong TA; quân từ dùng để gọi tên các từ các, một-> article
và quân từ là những cái tương đương có thể so sánh.
- Với bước miêu tả có ngữ liệu là các bản dịch thì văn bản dịch của dịch giả có uy tín là
cơ sở đáng tin cậy để xác định những cải tương đương có thể so sánh được với nhau,

3. Bước 3: Đối chiếu


Đây là bước quan trọng nhất của quá trình nghiên cứu đối chiếu. T.Krzeszowski xác định
được 3 khả năng cơ bản có thể có khi đối chiếu 2 ngôn ngữ:
1. Khi X trong L1 có thể đồng nhất về một số phương diện nào với cái tương đương trong
L2.
VD: Mạo từ trong tiếng Việt tương đương với article trong LAnh: trong đó a đồng nhất
với một, the đồng nhất với các, mọt, những
2, khi X trong L1 có thể có sự khác biệt về một số phương diện nào với cái tương đương
trong L2.
VD: Mạo từ trong tiếng Việt tương đương với article trong t.Anh; Nhưng có trường hợp
the không đồng nhất với các, mọi, những mà đồng nhất với một, như: the house, the
dog....
3, khi X trong L1 không có cái tương đương trong 1.2.
VD: thanh điệu có trong tiếng Việt nhưng không có trong Tiếng Anh.

Câu 13. Các bước đối chiếu ngữ âm, âm vị.

-Đối chiếu ngữ âm đoạn tính chủ yếu tập trung vào hệ thống âm vị, âm tiết(các biến thẻ
của âm vị) và sự phân bố của chúng trong chuỗi lời nói
- So sánh âm vị của 2 ngôn ngữ cần trả lời những câu hỏi sau:
+ 2 ngôn ngữ đang nghiên cứu có âm vị nào tương tự về mặt ngữ âm không?
+ Biến thể của các âm vị trong hai ngôn ngữ có giống nhau không?
+ Các âm vị và biến thể của chúng có phân bố giống nhau không?
Để trả lời những câu hỏi ấy, quy trình đối chiếu được thường tiến hành các bước:
Bước 1: Xác định hệ thống trong ngôn ngữ 11 và 12 và xác lập những âm vị tương đương
(dùng hệ thống phiên âm quốc tế (IPA) để biểu thị các âm vị xác định được).
VD: Đối chiếu nguyên âm và phụ âm của tiếng Pháp và tiếng Nga cho chúng ta kết quả:
Số lượng âm vị của các ngôn ngữ trên thế giới dao động từ 10 đến 70 (V. Gak)
- Giống: Số lượng âm vị ở 2 ngôn ngữ đều thuộc loại trung bình.
- Khác: + Số lượng nguyên âm, bản NA T.Pháp > T.Nga: 3 lần.
+ Số lượng PA T.Pháp< T.Nga: 1/2 lần.
ĐC các nét khu biệt, các quan hệ âm vị học trong hệ thống âm vị của 2 ngôn ngữ là 1 nội
dung quan trọng của đối chiếu ... Các trường hợp xảy ra:
+ 1 số âm vị trong ngôn ngữ A có âm vị tương tự trong ngôn ngữ B.
+ 1 số âm vị trong ngôn ngữ A ko có âm vị tương tự trong ngôn ngữ B.
+ 1 số âm vị trong ngôn ngữ B ko có âm vị tương tự trong ngôn ngữ A.
VD: Tiếng Việt (TV) và Tiếng Anh (TA)
+ Nhiều âm vị TV không có trong TA:
/o/ (ôn, ổn)
/x/ (không, kháng)
/w/ (tu, bu)
+ AV có trong tiếng Anh, không có trong tiếng Việt
/ei/ pain, paid
/ts/: child, church, chocolate
Bước 2: Xác định biến thể của các âm vị trong mỗi ngôn ngữ và tìm những điểm giống
và khác nhau giữa 2 ngôn ngữ:
Có âm vị trong ngôn ngữ t1 có biến thể, trong ngôn ngữ 12 không có biến thể
VD1: + tiếng Anh
/t/ có 2 biến thể: →/t/ không bật hơi /t/ bật hơi + tiếng Việt /t/, /t/ là những âm vị riêng
biệt.
VD2: + TA có biến thể âm bật hơi và không bật hơi /p/, /p/ /k/, /k/ + T Pháp không có
biển thể.
Bước 3: Đối chiếu khả năng phân bố của các âm vị và biến thể âm vị trong 2 ngôn ngữ.
(phân bỏ trong hình vị, trong âm tiết, trong từ). Vì nếu chỉ giới hạn ở đối chiếu các âm vị
tương đương trong 2 ngôn ngữ thì có thể không chính xác vì nó thường che đậy những
khác biệt mà âm vị này có trong những bối cảnh ngữ âm cụ thể
VD: tiếng Việt và tiếng Nga đều có âm /x/
- tiếng Nga: /x/
đứng đầu âm tiết: khorosho (tốt)
đứng cuối âm tiết: ikh (của họ)
- tiếng Việt: chỉ đứng đầu âm tiết: không, khó, khi
Đối chiếu khả năng kết hợp giữa các âm vị với nhau trong tiếng Pháp và tiếng Nga, V.
GaK (1983) cho thấy hiện tượng tổ hợp, phụ cận, trong tiếng Nga phổ biến hơn trong
tiếng Pháp (2, 3, 4, 5 phụ âm tổ hợp với nhau)
Đối chiếu cấu trúc âm tiết.
+ Theo V.GaK (1983) cả tiếng Pháp và tiếng Nga đều có những kiểu âm tiết có cấu trúc
sau
* Âm tiết mở. V, CV, CCV, CCCV, CCCCV (5)
*Âm tiết khép: VC, CVC, CCCV, CCCVC, CCCCVC, VCC, CVCC, CCVCC,
CCCVCC, CCCCVCC, VCCC, CVCCC, CCVCCC, CVCCCC, CCVCCCCC (15)
+ Cấu trúc âm tiết TV đơn giản hơn các ngôn ngữ châu Âu
Ngoài yếu tố siêu đoạn tinh là thanh điệu mà âm tiết nào cũng có, các âm tiết TV chỉ có
thể quy về 1 trong 8 kiểu ẩm tiết. V. CV, VC, CVC, WV, CWV, WVC, CWVC. (Lấy ví dụ
minh họa cụ thể về từng kiểu cấu trúc âm tiết).
+ T. Hán cấu trúc đơn giản hơn, tất cả bắt đầu bằng phụ âm, không có âm đệm: CV, CVC,
+ Phân tích đối chiếu cấu trúc âm tiết tiếng Balan và tiếng Anh, w.Awedyk (1974) đã có
nhận xét như sau:
1, Về hạt nhân của âm tiết
Trong T.A hạt nhân của âm tiết bao giờ cũng là âm phức Trong T. BaLan hạt nhân của âm
tiết bao giờ cũng là âm don.
2. Về phần đầu âm tiết
Tiếng Anh bao gồm từ 0 -> 3 âm. /s/ là âm vị duy nhất có thể xuất hiện ở vị trí đầu tiên
trong tổ hợp ba phụ âm mở đầu âm tiết
T.Ba Lan bao gồm từ 0 -> 4 âm
3. Về phần cuối âm tiết
Cả 2 ngôn ngữ đều có âm tiết kết thúc bao gồm 0 -> 4 âm
Trong tiếng Anh /s, U chỉ xuất hiện sau ranh giới của hình vị.
4, Về âm đệm
Tiếng Anh không có âm đệm
T.Ba Lan gồm 0 -> 5 âm đệm

Câu 14. Khái niệm phân xuất hình vị? Các bước phân xuất hình vị.

- KN: Công việc phân tích từ thành các hình vị được gọi là phân xuất hình vị.
- Cách phân xuất hình vị: (quy trình hình vuông Greenberg)
Từ chưa phải là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ. Nếu phân tích từ thành
những bộ phận nhỏ hơn ta thu được các từ tố. Từ tổ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn
ngữ. hình vị (hay từ tổ) là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, chúng tồn tại bằng
cách lập đi lập lại dưới cùng một dạng hoặc dưới dạng tương đối giống nhau trong các từ.
Bằng cách phân tích từ thành hình vị gọi là phần xuất hình vị. Đề phân xuất hình vị bằng
cách đối chiếu từ đó với những từ có một bộ phận âm và một bộ phận nghĩa.
Để phân xuất hình vị của một từ đã cho, ta cần đặt nó trong thế đối ứng với 3 từ khác
(những từ này có một bộ phận âm và một bộ phận nghĩa tương tự từ đã cho) sao cho thỏa
mãn tạo thành thế đối ứng hình vuông tỉ lệ cặp.
Câu 15. Đối sánh vài cách hiểu hình vị.

1. Nhà NNH Balan Budoanh do Cutơnây là người đầu tiên đưa ra khái niệm HV cách đây
1 thế kỉ: chuỗi lời nói chia ra câu hay mệnh đề, câu chia ra thực từ, từ chia ra HV
Cách hiểu trên có nghĩa là:
+ HV là bộ phận có nghĩa nhỏ nhất.
+ HV là bộ phận của từ.
Cách hiểu này được xây dựng trực tiếp trên ngữ liệu các ngôn ngữ slavo (Bun-ga-ri, Nga,
BaLan).
2. Bloomflied và trường phái Cấu trúc luận Mĩ quan niệm:
- Hv là bộ phận có nghĩa nhỏ nhất của từ
- Hv bao gồm cả thực từ đơn (dog, cát, nhà...) và hư tử (s, es, dã, những, en...)
→Quan niệm này hình thành trên ngữ liệu tiếng Anh. Vị trí, số lượng HV rộng hơn cách
hiểu 1.
3. V.A. Kõtrergina người Nga
Hình vị là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ, được sử dụng độc lập về mặt cũ pháp
(chỉ bao gồm thực từ đơn, không bao gồm hư từ). → Cách hiểu 1 < cách hiểu 3 < cách
hiểu 2.
Đánh giá: Cả 3 cách hiểu trên đều chưa nhấn mạnh vào bản chất 2 mặt của hình vị, tức là
chưa nhấn mạnh vào biểu hiện hình thức của hình vị trong quan hệ với nội dung, ý nghĩa
của nó.
4. Nguyễn Tài Cần trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt"
Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất về mặt tổ chức mà lại có giá trị về mặt ngữ
pháp.
- Tính 2 mặt của HV được thể hiện:
+ Hình thức: (đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất về mặt tổ chức) hình thức ngữ âm HV trùng
với âm tiết, gọi là hình tiết.
+ Nội dung: (có giá trị về mặt ngữ pháp) bao gồm nhiều khía cạnh
* Hình vị thực có ý nghĩa từ vựng
* HV hư chỉ có ý nghĩa ngữ pháp -> phân biệt:
. Ý nghĩa cấu tạo từ: Có vai trò tạo từ mới (VD: HV er trong từ driver)
Ý nghĩa biển hình từ: Biến đổi hình thái từ gắn với nội dung ngữ pháp xác định. VD:
Động từ do T.A trong các hình thái do did done

Câu 16. Đặc điểm của hình vị Tiếng Việt.


1. Xem xét tính hiện thực của hình vị trong phân xuất, nhận diện chúng: Khác với ngôn
ngữ biến hình, việc nhận diện từ dễ hơn là hình vị, tiếng Việt và các ngôn ngữ cùng loại
hình đơn lập dễ dàng nhận ra tiếng (một loại hình vị điển hình ở ngôn ngữ này) hơn là từ,
với 2 lí do:
- Số lượng hình vị, đồng thời cũng là từ đơn tiết hiện thực tiềm tàng chiếm tuyệt đại bộ
phận trong tiếng Việt.
-Đối với những từ đa âm tiết thì mô hình tổ hợp hình vị lại là mô hình ghép chứ không
phải là sự kết hợp hài hòa cả hình thức lẫn nội dung làm thành 1 khối hoàn chỉnh, toàn
vẹn như từ ở ngôn ngữ biển hình.
2. Sự khác nhau cơ bản giữa hình vị của ngôn ngữ biển hình và tiếng Việt :

- Có sự trùng hợp hoàn toàn ranh giới hình vị và ranh giới âm tiết tiếng Việt. Trong ngôn
ngữ biển hình hiện tượng này không phổ biển.
-Trong phân đoạn lời nói ra thành hình vị, số lượng hình vị là từ đơn âm tiết tiềm tàng ở
tiếng Việt nhiều hơn tuyệt đối từ đơn âm tiết ở ngôn ngữ biển hình (Nga, Bungari,
Anh...).
3. Khi đối chiếu cách phân định hình vị, cho thấy nếu phân đoạn chuỗi lời nói ra thành
đơn vị ở cấp độ hình vị và âm tiết, ta thường gặp sự phân chia có kết quả khác nhau giữa
ngôn ngữ biến hình và tiếng Việt:
4. Sự phân biệt giữa hình vị và âm vị tiếng Việt là rất rõ ở hình thức thể hiện và kích
thước (do đặc điểm của ngôn ngữ có thanh điệu chi phối). Còn ở ngôn ngữ biến hình, cái
biểu hiện vật chất có kích thước âm vị đồng thời cũng là mặt biểu hiện của hình vị là khá
phổ biến. Cụ thể:
-Tiếng Anh: Âm vị s trong hình thái book+s, đồng thời cũng là hình vị s.
- Tiếng Việt: + Nguyên âm a không có thanh điệu.
+ Nguyên âm a nếu mang thanh điệu sẽ trở thành hình vị (trong tổ hợp a dua, a hoàn...)
hoặc từ vị độc lập.
5. Phần lớn các hình vị tiếng Việt được xác định là nhờ ý nghĩa từ vựng(có nghĩa hoặc vô
nghĩa), đối với ngôn ngữ biển hình đại bộ phận hình vị mang ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa
cấu tạo từ, biến hình từ và kết hợp từ). (Lấy ví dụ).
6. Sự phân bố hình vị: Ngôn ngữ biến hình điển hình với loại hình vị trong từ, tức hình vị
là một bộ phận của từ. Đại bộ phận hình vị tiếng Việt thuộc loại hình vị trong ngữ, tức
hình vị là những từ đơn tiết tiềm tàng mang ý nghĩa ngữ pháp hoặc ý nghĩa từ vựng.

Câu 17. Kết quả đối chiếu bình diện từ.

1. Giới hạn khảo sát


- Đối chiếu từ và nghĩa của tiếng Việt với tiếng Bungari vì 2 ngôn ngữ:
+ Không có quan hệ họ hàng với nhau, thuộc các loại hình khác nhau.
+ Khu vực xa nhau, có đặc điểm văn hóa lịch sử, phong tục khác nhau.
-> Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa điển hình cho lí luận, thực tiễn cũng như kinh nghiệm
nghiên cứu.
- Đối chiếu 1 nhóm từ vựng ngữ nghĩa cụ thể: Nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc (nhóm từ
vựng- nghĩa thuộc về ngôn ngữ, phạm vi nội dung đề tài là ngoài ngôn ngữ)
2. Kết quả đối chiếu bình diện từ:
Đối chiếu khoảng gần 50 từ mỗi nhóm thuộc 2 ngôn ngữ TV và T.Bungari, ta có KQ như
sau:
a. Lấy tiếng Bun làm cơ sở đối sánh:
- Số lượng từ ở mỗi nhóm không như nhau (lớp từ chung, từ toàn dân không kể từ địa
phương, tiếng lóng). Số đơn vị ở TV có phần trội hơn Một số từ Bun tương ứng với 2-3
đơn vị (từ, tổ) trong TV.
b. - Để hiểu rõ sự giống và khác nhau về từ và nghĩa của các đơn vị trong 2 ngôn ngữ,
chúng ta đối chiếu trên bậc các nét nghĩa, sử dụng phương pháp phân tích thành tổ. Nghĩa
là coi tất cả nghĩa của từ trong nhóm là 1 hệ thống có liên hệ với nhau, sau đó chúng ta có
nhiệm vụ phân chia đôi dung nghĩa thành các nét nghĩa. Kết quả thu được là các nét
nghĩa của các từ riêng lẻ.
Câu 18: Kết quả đối chiếu bình diện nghĩa
a. Phân tích nội dung nghĩa của các từ thân tộc thuộc nhóm từ vựng ngữ nghĩa đang
xét thấy có hiện tượng 1 số từ đa nghĩa.
- Lấy ví dụ, phân tích cụ thể các nét nghĩa trong một số từ thân tộc thuộc ít nhất 2
ngôn ngữ. So sánh cùng từ đó, ở ngôn ngữ nào thì ngữ nghĩa phong phú hơn.
- Đối chiếu nhóm từ thân tộc, xảy ra các trường hợp:
+ Các từ tương ứng ở 2 ngôn ngữ đều là từ đa nghĩa và ngữ nghĩa giống nhau.
+ Từ đa nghĩa ở ngôn ngữ này tương ứng với từ 1 nghĩa ở ngôn ngữ kia.
- Với người nói, hiện tượng đa nghĩa rất khó xác định (Từ nào, nghĩa nào), nên việc
mô tả, phân tích từ đó trong từ điển là rất cần thiết.
b. Để hiểu rõ sự giống và khác nhau về từ và nghĩa của các đơn vị trong 2 ngôn ngữ,
chúng ta đối chiếu trên bậc các nét nghĩa, sử dụng phương pháp phân tích thành
tố. Nghĩa là coi tất cả nghĩa của từ trong nhóm đó, hệ thống có liên hệ với nhau,
sau đó chúng ta có nhiệm vụ phân chia nội dung nghĩa thành các nét nghĩa. Kết
quả thu được là các nét nghĩa của các từ riêng rẻ.
- Một nghĩa cụ thể của từ là một sự tuyển chọn, sắp xếp các nét nghĩa, 1 tôn ty nhất
định. Nó cho thông tin về cái biểu vật và biểu niệm của những phương tiện ngôn
ngữ nhất định. Đối với TV là phương thức thích hợp. Đối với T.Bun là phương
thức kết hợp và biến đổi hình thức từ.
Câu 19: Phân xuất các từ và chỉ ra số hình vị của từ đó
Mệt mỏi, buôn bán, Tình yêu, oxi, cà là thầu, kinh tế tự nhiên, nhỏ nhẹ, mù tịt, tư bản chủ
nghĩa, thông tấn xã, ễnh ương, thanh mảnh, pít tông, mì chính, mềm mỏng

 Mệt mỏi  Nhỏ nhẹ


Mệt mỏi Mệt nhọc Nhỏ nhẹ Nhỏ bé
Nhức mỏi Nhức đầu Nặng nhẹ Nặng nề
 Buôn bán  Tư bản chủ nghĩa
Buôn bán Buôn làng Tư bản chủ nghĩa Tư bản xã hội
Bày bán Bày tỏ Cách mạng chủ nghĩa Cách mạng dân tộc
 Tình yêu Tư bản Tư nhân
Văn bản Văn học
Tình yêu Tình cảm
Thương yêu Thương cảm Chủ nghĩa Chủ động
 Kinh tế tự nhiên Nhân nghĩa Nhân dân
Kinh tế tự nhiên Kinh tế tư bản  Thông tấn xã
Xã hội tự nhiên Xã hội chủ nghĩa Thông tấn xã Thông tấn viên -> Thông tấn
Kinh tế Kinh doanh Hợp tác xã Hợp tác hoá -> Hợp tác
Lễ tế Tinh tế
Tự nhiên Tự do Xã
Thiên nhiên Thiên địa  Thông tấn xã có 3 hình vị: Thông, tấn, xã.
 Sách giáo khoa
Speakers Books -> -s
Speaker Teacher -> Ing Sách giáo khoa Sách giáo viên -> Sách
Phòng giáo khoa Sách bài tập
Speaker Worker
Speaking Lighting Giáo khoa Giáo dục -> Giáo
Liên khoa Giáo điều
Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa tư bản
Bảo hiểm xã hội Chủ nghĩa đế quốc Cổ sinh vật học Cổ sinh hoá học
XH CN Ngành sinh vật học Nhà sinh vật học
Xã hội Xã đoàn
Lễ hội Lễ tết Sinh vật học Sinh hoá học -> Sinh
Chủ nghĩa Chủ trương Sinh vật sống Sinh hoá
Nhân nghĩa Nhân khẩu Sinh vật
->KL: Chủ nghĩa xã hội có 4 hình vị: Chủ,
nghĩa, xã, hội.

Những từ có âm vị lớn hơn hình vị: Books, cà là thầu, loay hoay, mỏng manh...
Book/s, cà/là/thầu...

You might also like