You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ: KHÁI NIỆM VÀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA NGÔN NGỮ HỌC

SÁCH NGUYỄN THIỆN GIÁP:

Khái niệm: ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu các ngôn ngữ, ra đời từ lâu và phát triển để đáp
ứng những nhu cầu của đời sống đặt ra

-Tiến bộ của ngôn ngữ học được đánh giá bằng sự ra đời, thay thế lẫn nhau của các phương pháp
nghiên cứu mới

LĨNH VỰC, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA NGÔN NGỮ HỌC:

-Trước tiên cần phải có sự phân biệt giữa 3 khái niệm là: ngôn ngữ, lời nói và hoạt động ngôn ngữ

+Ngôn ngữ: hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và phản ánh
trong ý thức độc lập vs những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, cũng như
trìu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó.

+Lời nói là kết quả của việc vận dụng các phương tiện khác nhau của ngôn ngữ để truyền đạt thông
tin, kêu gọi người nghe có hành động tương ứng

+Hoạt động ngôn ngữ là hệ thống các hành động ngôn ngữ gồm nói và hiểu. Trong giao tiếp diễn ra
hiện tượng trao đổi các lời nói, trao đổi lời nói một mặt là hành động nói hoặc sản sinh lời nói nào
đó, và mặt khác hành động hiểu hoặc lĩnh hội ngôn bản của người cùng đối thoại.

-Theo ông, ngôn ngữ gồm 3 bộ phận là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp nên hình thành ba bộ môn
ngôn ngữ học khác nhau là ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học

+Ngữ âm học là bộ môn nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ. nó gồm mặt tự nhiên và xã hội.
Mặt tự nhiên là thuộc tính thuộc về âm học (cao độ, trường độ, âm sắc) và những thuộc tính về cấu
âm (hoạt động của của bộ máy hô hấp và chuyển động của các cơ quan cấu âm như môi hay lưỡi…
tạo ra một âm nào đó). Mặt xã hội hay chức năng của ngữ âm là những quy định, những giá trị mà
cộng đồng người sử dụng chung gán cho các đặc trưng âm thanh

+Từ vựng học nghiên cứu các từ và đơn vị tương ứng với từ (cụm từ cố định, thành ngữ, quán ngữ)
trong các ngôn ngữ. Ndung của chúng rất phong phú và đa dạng, từ đó phân ra các số phân môn như
từ nguyên học, ngữ nghĩa học hay danh học, từ điển học

+Ngữ pháp học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu các hình thức biến đổi từ, các mô hình kết hợp
từ và các kiểu câu trong sự trìu tượng hóa khỏi ý nghĩa vật chất cụ thể của các từ, cụm từ. Nói cách
khác NPH nghiên cứu các cách thức và phương tiện cấu tạo từ và câu. Cú pháp học nghiên cứu các
cụm từ và câu

Bao gồm từ pháp học và cú pháp học. Từ pháp học nghiên cứu các phương diện cấu tạo từ, cú pháp
học nghiên cứu cụm từ và câu

+Ngoài ra còn một bộ môn nữa liên quan đến cả ba bộ phận kể trên là là phong cách học

Nghiên cứu phong cách cá nhân lẫn thể loại; các thuộc tính biểu cảm và bình giá của các phương
tiện ngôn ngữ khác trong hệ thống ngôn ngữ lẫn trong quá trình giao tiếp

GIÁO TRÌNH DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC CỦA TS. NGUYỄN HOÀNG YẾN

Bắt đầu từ trang 90

Khái niệm: giống với Nguyễn Thiện Giáp


Vấn đề đặt ra tại sao ngôn ngữ học lại ra đời: ở Ấn Độ kinh Vê đa được coi là mẫu mực chung không
thể thay đổi nhưng do sự phát triển của kinh tế dẫn đến sự phát triển của ngôn ngữ và kéo theo đó
trong xã hội xuất hiện sự chiêm nghiệm sai lệch về kinh Vê đa và một số chi tiết không thể hiểu nổi,
một số tác phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi sự nhận thức sai lệch nên đòi hỏi một khoa học về ngôn ngữ
ra đời

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:

Ngôn ngữ được chia thành trạng thái tĩnh và động

+ Ở trạng thái tĩnh, ngôn ngữ được chia thành: âm vị, hình vị, từ, câu… gồm các quan hệ như tuyến
tính hay liên tưởng,… gồm quy tắc: cấu tạo từ, cấu tạo câu,… tất cả tiềm ẩn trong đầu

+Ở trạng thái động trước hết là thực hiện chức năng giao tiếp chịu tác động của các yếu tố hoàn
cảnh giao tiếp: đối tượng giao tiếp, không gian giao tiếp, phương thức giao tiếp

-Ngữ âm học

-Từ vựng học

-Ngữ pháp học

-Phong cách học

-Ngữ dụng học

MAI NGỌC CHỪ: CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT ->KHÔNG CÓ

VŨ ĐỨC NGHIỆU – DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC:

Nguồn gốc:

Chính lao động là động lực sáng tạo ra loài người và ngôn ngữ loài người

You might also like