You are on page 1of 7

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ HỌC


1. Ngôn ngữ và ngôn ngữ học
1.1. Ngôn ngữ
- Là tiếng nói của con người, “ngôn ngữ” dùng tương đương với “tiếng”
- Ngôn ngữ là hệ thống âm thanh, từ ngữ và các quy tắc kết hợp giữa chúng, làm phương
tiện giao tiếp chung cho một cộng đồng
- Ngôn ngữ có 2 dạng nói và viết
1.2. Ngôn ngữ học
- Nói ngắn gọn là khoa học nghiên cứu về các ngôn ngữ trên thế giới
- Nhiệm vụ:
 Miêu tả các ngôn ngữ trên thế giới ở một trạng thái nào đó
 Xem xét quá trình phát triển lịch sử của các ngôn ngữ
 Tìm ra những quy luật tác động thường xuyên, phổ biến đến sự phát triển của các ngôn
ngữ
(Ngôn ngữ là sinh thể, tiếp tục nảy sinh các diễn đạt
Tại sao có nhiều tiếng lóng như thế)
2. Bản chất của ngôn ngữ
1.1. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội
2.1.1. Ngôn ngữ không là hiện tượng tự nhiên
*Quan niệm 1: Một số người cho rằng ngôn ngữ giống như bản năng sinh vật của con người: con
người dường như ai cx biết nói cũng như tự nhiên biết ăn, ngủ, khóc cười, …
*Quan niệm 2: Ngôn ngữ giống như cơ thể sống, tuân theo các quy luật của tự nhiên: nảy sinh,
trưởng thành, hung thịnh, suy toàn, diệt vong.
*Kết luận: Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên, tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con
người. Ngôn ngữ chỉ nảy sinh và phát triển trong xã hội loài người, do nhu cầu giao tiếp của con
người. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, sản phẩm của xã hội.
1.2. Ngôn ngữ ko phải là hiện tượng cá nhân
Ngôn ngữ ko phải là sản phẩm của cá nhân. Ngôn ngữ tồn tại là do nhu cầu giao tiếp, trao dổi
thông tin giữa con người và con người. Ngôn ngữ là cái chung chính vì vậy mà người này nói,
người kia mới hiểu.
Tính chất xã hội của ngôn ngữ được thể hiện ở sự quy ước trong mỗi cộng động. VD, cùng sự vật
là nhà chung nhưng ở mỗi cộng đồng khác nhau, từ ngự dung để quy ước cũng khác nhau. Học
ngoại ngữ chính là học theo sự quy ước ấy. Tính chất xã hội của ngôn ngữ còn được thể hiện ở sự
quy ước của từng vùng miền.
 NGÔN NGỮ KO LÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN, CŨNG KO LÀ HIỆN TƯỢNG
CÁ NHÂN, VẬY NÓ LÀ HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI.
Ngôn ngữ là hiện tưỡng xã hội đặc biệt
- Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt vì so với những hiện tượng xã hội khác, nó có
nhiều điểm khác biêt:
+ Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng. Vì: ngôn ngữ không thuộc vào cơ sở hạ
tầng, ko do cơ sở hạ tầng quyết định. Ngôn ngữ được hình thành do nhu cầu giao tiếp của
xã hội. Khi cơ sở hạ tầng cũ sụp đổ, ngôn ngữ cũng ko mất đi.
+ Mặt khác, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp còn ngôn ngữ phục vụ cho toàn xã
hội chứ ko riêng giai cấp nào
- Ngôn ngữ luôn được nghiên cứu như một hiện tượng có tính chất khắc họa xã hội. Nó thể
hiện các đặc điểm của xã hôi như dân tộc, phân công lao động, văn hóa và lịch sử. Điều
đó có nghĩa là ngôn ngữ học luôn nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ ở khía cạnh nội tại của
nó mà nhất thiết phải nghiên cứu trong mối quan hệ nào đó với một khía cạnh của xã hội.
3Chức năng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
- Hoạt động giao tiếp: một người có thể nói với người khác về một điều gì dod, người
nghe có thể hiểu và trả lời bằng tự ngữ, hành động hay tư duy. Một quá trình phát ngôn
như thế gọi là hoạt động giao tiếp. Hay nói cách khác, giao tiếp là sự truyền đạt, trao
đổi thông tin từ người này đến người khác. Do yêu cầu của giao tiếp mà ngôn ngữ
được hình thành, như vậy ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp để liên kết các cá thể
hành cộng động xã hội.
- Có rất nhiều hình thức giao tiếp: điệu bộ, cử chỉ, dấu hiệu, tín hiệu, … nhưng ngôn ngữ
là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
+ Ngôn ngữ có thể biểu thị mọi thứ mà con người cần truyền đạt, kể cả các trạng thái tình
cảm sâu kín nhất, tinh tế nhất.
+ Các phương tiện giao tiếp khác có phạm vi phổ biên hẹp hơn và hạn chế hơn ngôn ngữ.
- KQ chung: Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy
(chức năng phản ánh) vì giao tiếp chính là hình thức con người trao đổi hiểu biết, tư tưởng
tình cảm lẫn nhau. Có thể nói chức năng giao tiếp là chức năng thứ nhất, còn chức năng
phản ánh là chức năng thứ hai, hai chức năng có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
Chức năng này đucợ thể hiện
 Ngôn ngữ là hình thức biểu hiện của tư duy. Tư duy con người là sự phản ánh thể giới
xung quanh. Tư duy sẽ ko thực hiện được nếu ko có ngôn ngữ. Mọi suy nghĩ của con
người đều đc thực hiện thông quan ngôn ngữ. Trong TH ta nghĩ thầm, ko nói ra thành lời
chính là lúc ta sử dụng ngôn ngữ bên trong. Ngôn ngữ chính là hình thức tồn tại, là
phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy
 Ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hính tha hf và phát triển tư duy
- Trong quá trình giao tiếp, con người khám phá, tìm hiểu về thể giới. Vốn tri thức có được
nhờ hoạt động giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tư duy.
- Vốn tri thức được ghi lại, tàng trữ trong bộ não của con người chủ yếu nhờ ngôn ngữ
(Người ta nhớ và lĩnh hội được kiến thức chủ yếu thông qua quá trình nghe, đọc viết –
thông qua quá trình giao tiếp)
- Nhờ ngôn ngữ, con người có thể truyền dạy những tri thức ấy cho người khác, cho cộng
đồng khác và thời sau.
 Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau
- Ngôn ngữ là một thể thống nhất vật chất – tinh thần (vỏ vật chất âm thanh, chữ viết của
các đơn vị ngôn ngữ thuộc bình diện vật chất còn ý nghĩa thuộc bình diện tinh thần).
Trong khi đó, tư duy là yếu tố tinh thần thuần túy.
- Tư duy mang tính nhân loại còn ngôn ngữ thì thuộc về một dân tộc, mang tính dân tộc.
Mỗi dân tộc có một cách biểu đạt tư duy riêng (VD: Cùng là yêu cầu nhưng mỗi cộng
đồng có cách thức sử dụng ngôn ngư khác nhau)
- Các đơn vị tư duy ( khái niệm, phán đoán, suy lí, …) và các đơn vị vủa ngôn ngữ (từ, câu,
…) không trùng nhau. Có khi một khá niệm trong ngôn ngữ nhưng lại biểu hiện bằng
nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Hệ thống, cấu trúc ngôn ngữ
4.1 Khái niệm hệ thống và cấu trúc
- Hệ thống được dùng khá phổ biến trong ngôn ngữ dùng hàng ngày.Với tư cách là nghệ
thuật ngữ, hệ thống được hiểu là một thể thống nhất các yếu tố và các yếu tố này có mối
quan hệ qua lại, quy định lẫn nhau.Như vậy, tập hợp chỉ trở thành hệ thống khi
+ Có ít nhất 2 yếu tố trở lên
+ Các yếu tố có mối quan hệ qua lại lận nhau, quy định lẫn nhau. Mỗi yếu tố có mối quan
hệ qua lại lận nhau, quy định lậ
4.2 Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ
- Theo tiêu chuẩn trên, ngôn ngữ chính là một hệ thống. Ngôn ngữ là một hệ thống của
các ký hiệu. Đó là hệ thống lớn ba gồm nhiều tiểu hệ thống. Đơn vị và cấu trúc trong hệ
thống ngôn ngữ bao gồm:
+Đơn vị: Có 4 loại đơn vị chủ yếu trong hệ thống ngôn ngữ: âm vị, hình vị, câu, từ. Âm vị
là đơn vị nhỏ nhất mà con người có thể phân được tronng chuỗi lời nói. Âm vị có chức
năng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của những đơn vị có m
+Quan hệ ngữ đoạn (quan hệ tuyến tính, quan hệ ngnag hàng) Quan hệ giữa các yếu tố
ngôn ngữ theo hàng ngang, xuất hiện kể tiếp nhau trong chuỗi lời nói. Trong hoạt động
hành chức các yếu tố ngôn ngữ xuất hiện lần lượt theo trình tự thời gian
+Quan hệ liên tưởng (Quan hệ dọc) là quan hệ giữ các yếu tố có thể thay thế cho nhau
trong cùng một vị trí trong chuối lời nói. Khi người tạo lập văn bản cân nhắc dùng từ nào
chính là vận dụng quan hệ liên tưởng.
+Quạn hệ thứ bậc (quan hệ bao hàm hay quan hệ cấp bậc) Quan hệ này biểu hiện tính tôn
ti, thứ bậc của các đơn vị ngôn ngữ. Quan hệ này được thể hiện: đơn vị thuộc caaos độ
cao bao giờ cũng bao hamd đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn
VD: câu bao hàm nhiều từ, từ bao hàm nhiều hình vị, hình vị bao hàm âm vị
-KL: ngôn ngữ là một hệ thống phức tập bao gồm nhiều yếu tố, các yếu tố có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Trong hệ thống lại bao gồm nhiều tiểu hệ thống. Một yếu tố có thể ham gia
vào nhiều tiểu hệ thống với nhiều tư cách khác nhau. Một yếu tố có thể vừa là hình vị,
vừa là từ, vừa là câu.
V Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ
1. Nguồn gốn của ngôn ngữ
2. Quá trình phát triển của ngôn ngữ
2.1 Thời kì công xã nguyên thủy Phân li, hợp nhất
2.2 Chế độ xã hội có giai cấp
2.3 Thời kì hình thành các dân tộc với một ngôn ngữ dân tộc thống nhất
Phân biệt âm vị và âm tố
Âm vị là đơn vị trừu tượng, âm tố là đơn vị cụ thể. Trong thực tế giao tiếp hàng ngày, do nhiều
khác nhau, sự phát âm cử mỗi người ít nhiều khác nhau. VD, cùng là âm vị /s/ nhưng lúc thì được
phát âm mạnh, lúc được phát âm yếu, lúc dài hơi, lúc tròn môi, ... mặc dù phát âm có hơi khác
nhau nhưng đó đều là âm /s/. Hình thức thể hiện khác nhau của âm vị là các âm tố. Âm tố là sự
thể hiện của âm vị
Khi phát âm các âm tiết tan là lan, c
4.2 Ngôn điệu
Khái niệm ngôn điệu
- Ngôn điệu là khái niệm ngữ âm được dùng để chỉ các hiệ tượng âm thanh ngôn ngữ
thường xảy ra đồng thời với âm tố và trên một đơn vị lớn hơn âm tố
- Những hiện tượng ngôn điệu đc gọi là hiện tượng siêu đoạn tính. Hiện tượng ngôn điệu
bao gồm: ngữ điệu, trọng âm, thanh điệu.
4.2.1 ngữ điệu
- Khái niệm: Ngữ điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh
lớn hơn từ (tổ hợp từ, phát ngôn hay câu)
- Chức năng của ngữ điệu
+ Cùng với chỗ dừng, ngữ đoạn là phương tiện phân đoạn lời nói
VD Tôi không ngờ/ nó lừa tôi
+ Chức năng liên kết: nhờ ngữ điệu các từ liên kết được với nhau một cách chặt chẽ, làm cho lời
nói trở nên liền mạch chứ không rời rạc.
+ Chức năng biểu cảm: biểu hiện tất cả sắc thái cảm xúc đa dạng của lời nói. Qua ngữ điệu có thể
biết được thái độ, tình cảm cảm người nói. Trong nhiều trường hợp, ngữ điệu có thể làm thay đổi
hoàn toàn ý nghĩa ban đầu của lời nói.
+ Xét về phương diện ngữ pháp, ngữ điệu để thể hiện tính chất các loại câu: câu trần thuật, câu
hỏi, câu cảm thán, câu cầu khiến.
4.2.2 Trọng âm
- Khái niệm: Trọng âm là sự nêu baath một đơn vị lớn hơn âm tố (âm tiết, từ, ngữ đoạn, câu) để
phân biệt với các đơn vị khác cùng cấp độ. Thông thường đơn vị ngôn ngữ nêu bật là âm tiết
- Các cách thể hiện trọng âm:
+ Nhấn mạnh: âm tiết mang trọng âm được phát âm ra mạnh hơn cacsaam tiết khác.
+ Kéo dài: âm tiết mang trọng âm được phát âm vơi struongwf độ dài hơn âm tiết khác
+ Tăng hoặc giảm độ cao: Tăng cường hoặc suy giảm tần số doa dộng của dây thanh, làm cho âm
tiết mang trọng âm đươch phát ra cao hơn hoặc thấp hơn các âm tiết khác
- Phân loại
+ Trọng âm cố định: Trọng âm luôn ở một vị trtis nhất định trong từ
+ Trọng âm tự do: trọng âm luôn ở vị trí không cố định trong từ
+ Loại trọng âm đặc biệt: trọng âm logic.
Trong phát ngôn, tùy vào mục đích nói năng người nói cố tình nêu bật một từ nào đó bằng cách
nhấn mạnh hay kéo dài, lên giọng. Tiêu biểu cho loại này là Tiếng Việt
- Chú ý: Trong TV và các loại hình ngôn ngữ cùng loại, trọng âm bị hạn chế do sử dụng
thanh điệu
- Chức năng
+ Chức năng phân giới: chỉ những ngôn ngữ có trọng âm cố định thì trọng âm mới có
chức năng phân giới. Dựa vào trọng âm cố định, người ta có thể biết khi nào bắt đầu và
kết thúc một từ.
+ Chức năng khu biêt: Chức năng này thuộc về những trọng âm tự do, di động như tiếng
Anh, Nga.
Lưu ý
- Trong các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, trọng âm có vai trò
đáng kể. Trong Tiếng việt và các ngôn ngữ có thanh điệu khác, vai trò của trọng âm bị
“mờ nhạt” đi trước sự tồn tại của thanh điệu. Tuy nhiên, sẽ là không đúng nếu có thái độ
cực đoan cho rằng tiếng việt hoàn toàn không có trọng âm.
- Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng cường trường độ của
nguyên âm. Nói cách khác, trọng âm của Tiếng việt là trọng âm lượng. Tiếng việt có 1 số
từ không mang trọng âm, vd từ “cái” ( loại từ). Tuyệt đại đa số các thực từ đều mang
trọng âm. Có những cặp từ đối lập, trong đó trọng âm là tiêu chí jhu biệt duy nhất. VD
“cho” “để” là động từ:
Tôi cho anh quyển sách
Nó để khăn trên bàn
Với cho để là hư từ.

You might also like