You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ CHƯƠNG 1:

1. NGÔN NGỮ LÀ GÌ?


 Ngôn ngữ là hệ thống các âm thanh, từ ngữ và các quy tắc kết hợp làm phương tiện
giao tiếp chung cho 1 cộng đồng.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ
2.1 Ngôn ngữ có tính võ đoán:
- Ngôn ngữ có bản chất là một loại tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ có tính võ đoán
- Võ đoán là: + Vỏ âm thanh và nội dung mà nó biểu thị không phải logic mà do quy ước
+ Cùng một sự vật mỗi ngôn ngữ khác nhau có thể có nhiều tên gọi các
nhau
+ 1 tên gọi sẽ gọi tên nhiều sự vật-> đồng âm
( Tính võ đoán ở đây là võ đoán trong quan hệ giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện
của tín hiệu ngôn ngữ)
 Tính võ đoán của tín hiệu chỉ mang tính tương đối
2.2 Các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp nhau tạo thành chuỗi có tính hình tuyến
- Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh. Chúng phải xuất hiện lần lượt cái này
tiếp sau cái kia thành một chuỗi
- Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện rõ nhất và dễ kiểm chứng nhất khi chúng
ta biểu hiện chúng bằng chữ viết, lúc đó “tuyến không gian của những tín hiệu văn tự
thay thế cho sự kế tiếp trong thời gian” của các yếu tố âm thanh.
- Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ được coi là nguyên lí căn bản có giá trị chi phối
cơ chế hoạt động của ngôn ngữ -> giúp phân tích , nhận diễn các đơn vị ngôn ngữ, phát
hiện quy tắc kết hợp của chúng
2.3 Ngôn ngữ có tính phân đoạn đôi (duality)
- Tính phân đoạn đôi của ngôn ngữ còn được gọi là tính có cấu trúc hai “bậc”
+ Một bậc: gồm những đơn vị tự thân không mang nghĩa, số lượng hữu hạn
+ Một bậc: Đơn vị mang nghĩa do những đơn vị tự thân không mang nghĩa kết hợp lại
với nhau tạo thành
 Chức năng: nhờ tính phân đoạn đôi, thực hiện được các thao tác và thủ tục để phân
xuất, xác định các đơn vị của ngôn ngữ
2.4 Ngôn ngữ có tính năng sản/ sản sinh (productivity)
- Từ một số lượng hữu hạn những đơn vị yếu tố đã có dựa vào những nguyên tắc đã được
xác định, người sử dụng ngôn ngữ tạo ra và hiểu được rất nhiều loại, đơn vị, yếu tố mới
VD: trong tiếng việt với ba từ: hai, vợ, người có kể kết hợp thành các ngữ đoạn khác
nhau như: Hai người vợ, người hai vợ, vợ hai người, người hai vợ…
2.5 Ngôn ngữ có tính đa trị
- Một vỏ âm thanh có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa hoặc 1 ý nghĩa có thể thể hiện bằng
nhiều hình thức ngữ âm
=> Làm phong phú thêm năng lực biểu hiện của ngôn ngữ, làm cho khả năng diễn đạt của
nó có được những biến hóa vô cùng kỳ diệu.
2.6 Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định về không gian, thời gian
- Cái được biểu hiện của ngôn ngữ, dù có bản tính vật chất hay phi vật chất, dù là hiện
thực hay phi hiện thưc.. tất cả đều không quan trọng. Ở đây chỉ cần một sự tồn tại của
chúng về mặt văn hóa là đủ
- Ngôn ngữ dùng để chỉ ra, thay thế cho những sự vật hiện tượng, thuộc tính, quá trình…
ở gần hay xa vị trí của người nói, người nghe, chúng đang tồn tại, đã tồn tại hoặc sẽ tồn
tại.
3. Bản chất của ngôn ngữ
3.1 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
- Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của tự nhiên
- Ngôn ngữ tồn tại khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người
- Mỗi người trong loài người chúng ta nếu tách ra khỏi xã hội sẽ không có được ngôn ngữ
- Ngôn ngữ không có giai cấp
3.2 Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
( Tín hiệu: Là một thực thể vật chất kích thích vào giác quan của con người (làm cho
người ta tri giác được) và có giá trị biểu đạt cái gì đó ngoài thực thể ấy)
 Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn giao thông là một tín hiệu.
- Điều kiện để 1 vật thể, thực thể trở thành tín hiệu:
+ Phải là vật chất
+ Phải đại diện cho 1 cái gì đó ngoài bản thân nó
+ Phải có liên hệ quy ước giữa “tín hiệu” với cái mà nó đại diện cho
+ Sự vật phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để xác định tư cách giá trị
tín hiệu của mình với các tín hiệu khác ( Cái đèn đỏ chỉ là tín hiệu giao thông khi
nó là thành tố của hệ thống tín hiệu giao thông gồm 3 màu xanh, đỏ, vàng, khi đặt
trong chum đèn trang trí thì nó ko còn là một tín hiệu)

- Ngôn nữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt vì:


+ Ngôn ngữ là một hệ thống ( âm vị, hình vị, cùm từ..)
+ Ngôn ngữ có bản chất là tín hiệu ( mặt biệu hiện và mặt được biểu hiện )
+ Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ phức tạp gồm nhiều yếu tố, cấp bậc, quan hệ
+ Ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống
con khác nhau vì: Tính đa trị của ngôn ngữ, tính động lập tương đối của ngôn ngữ,
giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ
4. Chức năng của ngôn ngữ
4.1 Chức năng làm công cụ giao tiếp
- Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục đích nhất
định nào đó
- Giao tiếp là một chu trình
- Giao tiếp tập hợp thành một cồng đồng xã hội
- Ngôn ngữ là công cụ đủ năng lực hơn cả để thực hiện hoạt động giao tiếp
- Ngôn ngữ phản ánh hoạt động và kết quả hoạt động tư tưởng phức tạp thuộc phạm trù
nhận thức và tư duy
4.2 Chức năng làm công cụ tư duy
- Ngôn ngữ thực hiện chức năng phản ánh- làm công cụ cho con người tư duy bằng khái
niệm và tri nhận bằng các khái niệm về toàn bộ cái thế giới mà chúng ta đang tồn tại
trong đó
- Ngôn ngữ là phương tiện, hình thức tồn tại “ nơi tàng trữ” kết quả của hoạt động tư duy
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất
4.3 Chức năng làm nhân tố cấu thành văn hóa và lưu truyền, truyền tải văn hóa
- Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bậc nhất trong số các nguyên tố cấu thành nền văn hóa
tộc người
- Ngôn ngữ và văn hóa tộc người gắn bó khăng khít với nhau. Tuy nhiên ngôn ngữ và văn
hóa không phải là một
- Việc hiểu và sử dụng chính xác nghĩa của từ luôn gắn liền với việc hiểu văn hóa của dân
tộc sản sinh ra ngôn ngữ có từ ấy.
4.4 Các chức năng nhìn từ hướng tiếp cận khác
+ Chức năng xã hội (social function)
+ Chức năng biểu cảm (expressive function)
+ Chức năng tạo lập văn bản
+ Chức năng miêu tả
5. Hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ
- Khái niệm: + Hệ thống là một tổng thể những yếu tố có quan hệ qua lại và quy định lẫn
nhau, tạo thành 1 thể thống nhất có tính phức hợp hợp. VD: bộ cờ tướng, bộ tam cúc, ba
đèn xanh đỏ vàng
+ Cấu trúc là một thực thể có thể phân tích ra được thành những bộ phận, những yếu tố
trong đó mỗi bộ phận, yếu tố có được ( và chỉ có được) cương vị giá trị của mình nhờ
mối quan hệ của chúng với các bộ phận, các yếu tố khác và với toàn thể cấu trúc
 Cấu trúc là một thực thể toàn vẹn
 Là một thuộc tính cấu tạo nên hệ thống và có được trong hình thức
 Hiểu được tổ chức bên trong của hệ thống là hiểu được cấu trúc
5.1 Hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một hệ thống vì nó được tổ chức theo những điều kiện, những tiêu chí của
hệ thống
- Hệ thống ngôn ngữ có cấu trúc của nó vì nó có cơ cấu tổ chức bên trong
- Các đơn vị như “từ, hình vị, âm vị” là các đơn vị của ngôn ngữ
- Mỗi đơn vị làm thành một tiểu hệ thống, gọi là cấp độ, đóng vai trò là một bộ phận
trong hệ thống lớn của hệ thống ngôn ngữ
- Quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ là mạng lưới quan hệ phức tạp và đa dạng
- Ba quan hệ căn bản trong ngôn ngữ
+ Quan hệ tôn ti/ cấp bậc
+ Quan hệ kết hợp/ quan hệ ngữ đoạn
+ Quan hệ đối vị/ quan hệ liên tưởng
5.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói
- Là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Ngôn ngữ là cái chung và lời nói là cái
riêng
6. Phân loại các ngôn ngữ
6.1 Cơ sở phân loại
Hai hướng phân loại ngôn ngữ chủ yếu nhất là phân loại theo nguồn gốc và phân loại
theo loại hình
Khi phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc người nghiên cứu phải sử dụng phương pháp so
sánh lịch sử, còn khi phân loại nn theo loại hình thì sử dụng phương pháp so sánh loại
hình:
a) Phương pháp so sánh lịch sử
 Phương pháp so sánh lịch sử là nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ và quan hệ giữa các
ngôn ngữ về mặt cội nguồn
 Từ đó xác lập phổ hệ của các ngôn ngữ, quy chung vào các nhóm, các chi, các tiểu
chi, các ngành khác nhau thuộc các ngôn ngữ khác nhau
b) Phương pháp so sánh loại hình
- KN: Nghiên cứu, phát hiện các phổ niệm ngôn ngữ, phát hiện những đặc trung về mặt
loại hình của các ngôn ngữ, để phân loại và quy các ngôn ngữ cụ thể vào những loại hình
khác nhau
 Phân loại các loại hình ngôn ngữ, trong đó các ngôn ngữ cũng có những đặc điểm về
cấu trúc hình thái hoặc cấu trúc ngữ pháp hoặc có hay không có thanh điệu
6.2 Phân loại ngôn ngữ theo cội nguồn
a) Tiền đề
- Trong lịch sử, có những ngôn ngữ vì 1 lí do nào đó đã bị chia tách thành nhiều ngôn
ngữ khác nhau. Ngôn ngữ đã bị chia tách được gọi là ngôn ngữ mẹ
- Ngữ âm, từ vựng ngữ pháp của các ngôn ngữ và các tiểu hệ thống của nó biến đổi
không đồng đều
- Sự biến đổi về mặt ngữ âm thường là có lí do, có quy luật và biến đổi theo hệ thống
- Tính võ đoán trong quan hệ ngữ âm
+ Nếu 2 ngôn ngữ không liên quan với nhau về cội nguồn thì tên goi của cùng một sự vật
là khác nhau
+ Nếu những từ gần gũi nhau về âm thanh, có liên quan hoặc gắn bó với nhau về ý nghĩa
thường bắt nguồn từ 1 ngôn ngữ gốc nào đó
 Chú ý: + Việc so sánh được tiến hành ở 3 bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
+ Các từ cảm thánh, từ tượng thanh, từ trùng âm ngẫu nhiên, các từ vay
mượn đều không đưa vào đối tượng khảo sát

You might also like