You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ĐỂ SOẠN NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

HỌC PHẦN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC


(HAY: CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC)
(30 tiết)

Người biên soạn: TS TRẦN HOÀNG

Phần thứ nhất : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


1. Bản chất của ngôn ngữ
1.1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên, không phải
là sản phẩm của cá nhân. Ngôn ngữ được nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội, được tạo nên do sự
quy ước của những người trong cộng đồng, tồn tại và phát triển trong môi trường xã hội. Không có xã
hội thì không có ngôn ngữ và ngược lại không có ngôn ngữ thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát
triển.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt: Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng.
1.2. Bản chất ký hiệu của ngôn ngữ: Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt.
1.2.1. Ký hiệu ngôn ngữ
a) Khái niệm ký hiệu
Ký hiệu là một sự vật, hiện tượng, một thuộc tính vật chất được con người qui ước dùng để
thay thể cho một điều gì đó trong quá trình trao đổi thông tin. Đặc điểm chủ yếu của ký hiệu: ký hiệu
tồn tại dưới dạng một hình thức vật chất nhất định; nó gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với
chính nó và phải được một hay nhiều chủ thể lý giải nó.
b) Bản chất ký hiệu của ngôn ngữ (lý luận của F. de Saussure)
- Tính hai mặt của ký hiệu ngôn ngữ: Mỗi ký hiệu ngôn ngữ là sự kết hợp giữa hai mặt: cái
biểu đạt (hình thức ngữ âm) và cái được biểu đạt (nội dung ý nghĩa).
- Tính võ đoán của ký hiệu ngôn ngữ: Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là
có tính võ đoán hay tính không có lý do.
Tính võ đoán tương đối của hệ thống ký hiệu ngôn ngữ: từ tượng thanh, thán từ, từ phái sinh.
1.2.2. Cấu trúc ngôn ngữ
a) Khái niệm hệ thống và cấu trúc
– Hệ thống là tổng thể những yếu tố có quan hệ qua lại, quy định lẫn nhau tạo thành một thể
thống nhất.
– Cấu trúc là tổng thể các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống.
b) Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống vì nó bao gồm nhiều đơn vị và có một mạng lưới những quan hệ
phức tạp giữa các đơn vị này.
– Các đơn vị ngôn ngữ: Tùy theo quan điểm, có cách xác định các đơn vị ngôn ngữ và danh
sách các đơn vị ngôn ngữ khác nhau. Đó có thể là âm vị – hình vị – từ hoặc âm vị – hình
vị – từ – câu hoặc âm vị – hình vị – từ – ngữ – câu – văn bản … (Trong đó âm vị là đơn vị
ngữ âm, chỉ có một mặt, mặt cái biểu đạt).
– Các quan hệ chủ yếu trong hệ thống ngôn ngữ: Quan hệ tuyến tính hay quan hệ kết hợp
(quan hệ theo trục ngang) và quan hệ liên tưởng hay quan hệ đối vị (quan hệ theo trục
dọc); quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập.
1.2.3. Đặc điểm cơ bản của hệ thống ký hiệu ngôn ngữ

1
– Tính phức hợp: Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu phức hợp, bao gồm nhiều loại đơn vị với số
lượng lớn.
– Tính cấp độ của các đơn vị ngôn ngữ.
– Tính đa trị: Trong ngôn ngữ nhiều trường hợp một cái biểu đạt tương ứng với nhiều cái
được biểu đạt và ngược lại.
– Tính hình tuyến của cái biểu đạt: Tính kế tiếp nhau, sự xuất hiện theo trình tự thời gian
của các yếu tố ngôn ngữ trong chuỗi kết hợp khi ngôn ngữ được hiện thực hóa.
– Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ.
– Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của hệ thống ngôn ngữ.
Chính vì vậy mà ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, khác với những hệ thống kí hiệu
khác.
2. Chức năng của ngôn ngữ
2.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
2.2. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
– Ngôn ngữ và tư duy có quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau, là điều kiện tồn tại của nhau.
– Ngôn ngữ và tư duy không đồng nhất với nhau.
3. Ngôn ngữ và lời nói
Sự phân biệt của F. de Saussure. Những đóng góp và hạn chế của quan điểm này.
– Sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói góp phần xác lập ngôn ngữ học với tư cách là một khoa
học bên cạnh các ngành khoa học xã hội khác.
– Saussure đối lập ngôn ngữ và lời nói với kết luận đối tượng đích thực và duy nhất của
ngôn ngữ học là ngôn ngữ.
4. Ngôn ngữ học
– Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học.
– Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ học.
– Mối quan hệ của ngôn ngữ học với các khoa học khác.
5. Phân loại ngôn ngữ
5.1. Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc
5.1.1. Cơ sở và phương pháp phân loại.
5.1.2. Một số họ ngôn ngữ chủ yếu.
5.2. Phân loại ngôn ngữ theo loại hình
5.2.1. Khái niệm loại hình ngôn ngữ: Loại hình ngôn ngữ là tổng thể những đặc điểm hoặc thuộc tính
về cấu trúc và chức năng vốn có làm thành những đặc trưng bản chất của một nhóm ngôn ngữ, phân
biệt nhóm đó với các nhóm ngôn ngữ khác.
5.2.2. Cơ sở phân loại. Phương pháp phân loại (Phương pháp so sánh loại hình).
5.2.3. Các loại hình ngôn ngữ
a. Các loại hình ngôn ngữ phân chia theo tiêu chí ngữ âm : ngôn ngữ có thanh điệu và ngôn
ngữ không có thanh điệu.
b. Các loại ngôn ngữ phân chia theo tiêu chí hình thái học: ngôn ngữ đơn lập, ngôn ngữ hòa
kết (biến hình, khuất chiết, chuyển dạng), ngôn ngữ chắp dính (niêm kết), ngôn ngữ hỗn
nhập (đa tổng hợp).
c. Các loại ngôn ngữ phân chia theo tiêu chí cú pháp: ngôn ngữ S – V – O, ngôn ngữ S – O –
V, ngôn ngữ O – S – V …

2
Phần thứ hai : NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ

1. Ngữ âm học
1.1. Đối tượng của ngữ âm học
1.2. Bản chất và cấu tạo của ngữ âm
 Vế mặt âm học
 Về mặt cấu âm.
1.3. Các đơn vị đoạn tính
1.3.1.1. Âm tố
a. Nguyên âm
- Đặc trưng chung của nguyên âm (âm học và cấu âm: Nguyên âm là âm chỉ bao gồm
tiếng thanh, không có tiếng động, có đường cong biểu diễn tuần hoàn, được tạo ra bằng
luồng không khí phát ra tự do, không bị cản trở.
- Phân loại nguyên âm: Ttheo vị trí của lưỡi, theo độ mở của miệng, theo hình dáng của
môi (biểu đồ hình thang nguyên âm).
- Bán nguyên âm
- Nguyên âm đôi
* Dấu phụ
b. Phụ âm
- Đặc trưng chung của phụ âm (âm học và cấu âm): Phụ âm về cơ bản là tiếng động, có
đường cong biểu diễn không tuần hoàn, được tạo ra bằng luồng không khí khi phát ra bị
cản trở.
- Phân loại phụ âm: Theo phương thức cấu âm, theo vị trí cấu âm.
c. Cấu âm phụ (Ngạc hoá, môi hoá, mạc hoá, yết hầu hoá và mũi hoá).
1.3.1.2. Âm vị, biến thể, nét khu biệt
– Khái niệm âm vị, biến thể của âm vị, nét khu biệt.
• Âm vị : đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, được quan niệm như một tổng thể của những nét
khu biệt xuất hiện đồng thời và có giá trị khu biệt ý nghĩa.
• Biến thể của âm vị : những dạng thức khác nhau cùng thể hiện một âm vị.
• Nét khu biệt : thành tố nhỏ nhất có tính quan yếu âm vị học của âm vị và chung cho tất
cả các biến thể của âm vị đó, khu biệt âm vị đó với các âm vị khác.
– Các loại biến thể của âm vị : biến thể tự do và biến thể kết hợp.
– Phương pháp xác định âm vị và các biến thể : phân xuất âm vị bằng bối cảnh đồng nhất và
xác định các biến thể bằng bối cảnh loại trừ nhau (phân bố bổ sung).
1.4. Các hiện tượng ngôn điệu (các hiện tượng ngữ âm siêu đoạn tính): Âm tiết, thanh điệu, trọng
âm, ngữ điệu.
1.4.1. Âm tiết: đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất.
1.4.2. Thanh điệu : sự nâng cao hay hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng khu biết vỏ âm
thanh của từ hoặc hình vị.
1.4.3. Trọng âm : Trọng âm có thể là trọng âm từ (thường thấy trong các ngôn ngữ biến hình), trọng
âm logic và trọng âm ngữ đoạn.
1.4.4. Ngữ điệu là đường nét âm thanh lên cao hay xuống thấp, nhấn mạnh hay lướt nhẹ, liên
tục hay ngắt quãng của giọng nói. Ngữ điệu thường được dùng làm phương tiện để phân đoạn câu,
biểu thị tình thái của hành động phát ngôn (mục đích phát ngôn), các sắc thái biểu cảm trong câu.
1.5. Sự biến đổi ngữ âm trong lời nói: Thích nghi – Đồng hoá – Dị hoá.
1.6. Chữ viết

3
2. Ngữ nghĩa học
2.1. Đối tượng của ngữ nghĩa học
2.2. Ngữ nghĩa học từ vựng
2.2.1. Các đơn vị từ vựng:
 Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng (khái niệm, các phương thức cấu tạo từ).
 Ngữ cố định – đơn vị tương đương với từ.
2.2.2. Nghĩa của từ ngữ:
 Khái niệm nghĩa của từ ngữ.
 Phân biệt nghĩa và sở chỉ.
 Các thành tố nghĩa của từ ngữ.
 Kết cấu nghĩa của từ
 Hiện tượng biến đổi nghĩa của từ ngữ
 Hiện tượng đa nghĩa và đồng âm
 Hiện tượng đồng nghĩa
 Hiện tượng trái nghĩa
 Trường nghĩa
 Thượng, hạ nghĩa
 Điển mẫu.
2.3. Ngữ nghĩa học cú pháp
2.3.1. Nghĩa của câu và các loại nghĩa của câu (nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái).
2.3.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu.
2.3.3. Các khái niệm tham tố, chu tố, diễn tố, diễn trị và vai nghĩa. Những vai nghĩa thông dụng.
2.4. Ngữ nghĩa học dụng pháp
2.4.1. Hành động ngôn từ
 Hành động ngôn trung, hành động tạo ngôn và hành động xuyên ngôn.
 Câu ngôn hành và vị từ ngôn hành.
 Hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp.
2.4.2. Nghĩa hàm ẩn. Tiền giả định và hàm ngôn.

3. Ngữ pháp học


3.1. Ý nghĩa ngữ pháp
3.1.1. Khái niệm ý nghĩa ngữ pháp: Phân biệt ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng. Ý nghĩa ngữ pháp
là ý nghĩa khái quát, trừu tượng có mặt ở hàng loạt các từ, các hình, các kết cấu cú pháp và được biểu
hiện thường xuyên, đều đặn trong ngôn ngữ.
3.1.2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp.
3.2. Phương thức ngữ pháp
3.2.1. Khái niệm phương thức ngữ pháp: Phương thức ngữ pháp là cách thể hiện vật chất các ý nghĩa
ngữ pháp bằng những hình thức nhất định.
3.2.2. Những phương thức ngữ pháp phổ biến : phương thức phụ tố, phương thức biến tố bên
trong, phương thức thay căn tố, phương thức trọng âm, phương thức trật tự từ, phương thức hư từ,
phương thức ngữ điệu.
3.2.3. Sự phân biệt ngôn ngữ phân tích tính và ngôn ngữ tổng hợp tính:
Ngôn ngữ phân tích tính chủ yếu sử dụng các phương thức ngữ pháp phân tích tính (phương
thức biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp bên ngoài từ).
Ngôn ngữ tổng hợp tính chủ yếu sử dụng các phương thức ngữ pháp tổng hợp tính (phương
thức biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp bên trong từ).
3.3. Phạm trù ngữ pháp

4
3.3.1. Khái niệm phạm trù ngữ pháp: Phạm trù ngữ pháp là hệ thống những nhóm ý nghĩa ngữ pháp
đối lập nhau được thể hiện bằng những hình thức ngữ pháp nhất định.
3.3.2. Những phạm trù ngữ pháp phổ biến : số, giống, cách, ngôi, thời, thái, thể, thức.
3.4. Phạm trù từ vựng - ngữ pháp (Từ loại)
3.4.1. Phạm trù từ vựng - ngữ pháp là gì?
3.4.2. Những phạm trù từ vựng - ngữ pháp phổ biến.
3.5. Quan hệ ngữ pháp
3.5.1. Khái niệm quan hệ ngữ pháp: Quan hệ ngữ pháp là quan hệ giữa các đơn vị có nghĩa nhằm tạo
nên các kết cấu ngữ pháp.
3.5.2. Các kiểu quan hệ ngữ pháp: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ – vị,
quan hệ đề thuyết.
3.5.3. Cách mô tả quan hệ ngữ pháp bằng sơ đồ.
3.6. Đơn vị ngữ pháp
3.6.1. Hình vị:
– Khái niệm: Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, có chức năng cấu tạo từ và cấu
tạo dạng thức của từ.
– Phân loại hình vị.
– Đặc điểm của hình vị tiêng Việt: Hình vị tiếng Việt thường có vỏ ngữ âm trùng với âm
tiết.
3.6.2. Từ: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập.
3.6.4. Cụm từ (ngữ đoạn):
- Khái niệm: Cụm từ là một tổ hợp bao gồm hai thực từ có quan hệ ngữ pháp với nhau trở
lên và đảm nhiệm chức năng cú pháp trong câu như một từ.
- Phân loại cụm từ.
3.6.4. Câu :
- Khái niệm: Câu là đơn vị nhỏ nhất của lời nói được hình thành về ngữ pháp theo các quy
tắc của một ngôn ngữ nhất định.
- Các thành phần câu (đơn vị cú pháp chức năng của câu): nòng cốt câu, các thành phần
khác.
- Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp: câu đơn và câu ghép hoặc câu đơn, câu phức (câu
đơn phức hợp) và câu ghép.
- Phân loại câu theo mục đích phát ngôn: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu
cảm thán.
Tùy quan điểm, danh sách này có thể không có cụm từ hay có thêm văn bản.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập một, NXB Giáo
dục.
2. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập hai Ngữ dụng học, NXB Giáo dục.
3. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở Ngữ dụng học, tập I, NXB Đại học Sư phạm.
4. Mai Ngọc Chừ và tgk (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục.
5. Mai Ngọc Chừ và tgk (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.
6. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập I, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1994), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục
8. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội, HN.
9. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, NXB Giáo dục.
10. V.B. Kasevich, V.B. (1977), Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương (bản dịch
năm 1998), NXB Giáo dục.
11. John Lyons (1971), Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết (bản dịch năm 1977), NXB Giáo
dục.
12. John Lyons (1994), Ngữ nghĩa học dẫn luận (bản dịch năm 2006, từ Linguistic
Semantics An Introduction, Cambridge University Press), NXB Giáo dục.
13. Peter Roach (1983, 1991, 2002), English Phonetics and Phonology, Cambride University
Press (NXB Trẻ, 2002)
14. IU. V. Rozdextvenxki (1990), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương (bản dịch năm
1997), NXB Giáo dục.
15. Edward Sapir (1949), Ngôn ngữ Dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói (bản dịch năm
2000), Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh.
16. Ferdinand de Saussure (1916), Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, (bản dịch năm
1973), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
17. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, NXB Giáo dục.
18. Nguyễn Hữu Thọ (2006), “Tìm hiểu về “giống” trong tiếng Pháp”, Ngôn ngữ, số 1, tr. 11 –
20.
19. George Yule (1996), Dụng học (bản dịch năm 2003), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
* Website:
http://www.ngonnguhoc.org
http://www.ngonngu.net
http://www.sil.org/linguistics/glossaryOfLinguisticTerms/WhatIsASentence.

THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN:

TS TRẦN HOÀNG
(GVC, KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM)
ĐT: 0989 516 566 – (08) 38644605
Email: tranhoangtran@yahoo.com
tranhoangdhsp@gmail.com
Website: http://tranhoang.hcmup.edu.vn
Facebook: Hoàng Trần

6
GHI CHÚ
- Trên đây là những gợi ý về nội dung để SV tổ chức thảo luận nhóm, đọc tài liệu, xây dựng bài
thuyết trình (có powerpoint) theo tiến độ. Bài đầu tiên thầy sẽ giảng (có nội dung bài giảng
trên facebook lớp, SV cần tham khảo trước). Vào buổi học đầu tiên, thầy sẽ phân nhóm.
- Nhóm SV xây dựng xong bài thuyết trình tải toàn bộ file word lên Facebook của lớp chậm
nhất 3 ngày trước ngày học (riêng nhóm 1 trước một ngày) và in kèm một bản cứng file word
(có kèm theo danh sách nhóm) chuyển cho GV ghi nhận xét vào giờ thuyết trình.
- Người thuyết trình sẽ được chỉ định ngẫu nhiên trong số các thành viên của nhóm. Các SV
nhóm khác sẽ chất vấn, tranh luận xoay quanh nội dung thuyết trình. SV tích cực phát biểu sẽ
được cộng điểm thưởng trong điểm giữa kì. Thầy nhận xét bổ sung từng nội dung.
- Các nhóm hoàn thiện văn bản thuyết trình nộp lại cho GV để kết hợp đánh giá vào buổi học
cuối (nhóm cuối sẽ nộp sau khi kết thúc việc học một tuần). Điểm giữa kì là điểm thuyết trình,
điểm chuyên cần, đuểm thưởng và điểm chấm văn bản thuyết trình đã chỉnh sửa.
- SV chỉ được dự thi cuối kì khi không vắng quá 25% tổng số tiết và hoàn thành đầy đủ các
nhiệm vụ được GV giao.
- Lưu ý ghi đầy đủ tên thành viên của nhóm vào văn bản nộp cho GV. Thành viên nào thiếu
hợp tác, nhóm lấy ý kiến thống nhất rồi báo cáo cho thầy bằng văn bản để thầy xử lí.
- Mọi thông tin, liên lạc, trao đổi trong quá trình học tập môn này sẽ được thực hiện qua nhóm
kín trên trang Facebook DLNNH-JAPN(NĂM)-(SỐ THỨ TỰ CỦA LỚP:01,02,03,04). Thành
viên không được phê duyệt cho người ngoài lớp mình (kể các các lớp khác cùng học DLNNH)
gia nhập vào nhóm và không được phát tán các nội dung trong FB của nhóm ra bên ngoài.

You might also like