You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN DLNN & NH

I. PHẦN LÝ THUYẾT

1. Tại sao nói ngôn ngữ có bản chất xã hội?

Bản chất XH thể hiện ở:


+ Nó phục vụ XH với tư cách là phương tiện giao tiếp.
+ Nó thể hiện ý thức XH.
+ Sự tồn tại & phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại & phát triển của xã
hội.
NN là hiện tượng XH có nghĩ là nó tồn tại vad phát triển theo quy luật khách quan
không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của mỗi cá nhân.
 NN là hiện tượng XH có nghĩa là nó tồn tại & phát triển theo quy luật khách
quan, không phụ thuộc vào ý chí,nguyện vọng của mỗi cá nhân.
NN là hiện tượng XH đặc biệt vì nó k thuộc CSHT cũng k thuộc KTTT: biến đổi
liên tục, k quan tâm đến tình trạng của CSHT; không có tính giai cấp; đặc thù của
NN là phục vụ XH

2. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ?

* Chức năng:
- Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. (3)
+ NN là sợi dây tập hợp, liên kết nhiều người thành 1 cộng đồng xã hội. Không có
ngôn ngữ thì không thể có xã hội & hoạt động xã hội. Trong đó, hđ nhận thức là 1
hđ đặc thù.
+ NN là phương tiện gốc; hoạt động NN diễn ra nhanh, chính xác & rõ ràng hơn;
các phương tiện khác chỉ giữ vai trò phụ trợ & bổ sung thêm cho ngôn ngữ.
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ rất quen thuộc và tự nhiên. Người ta có thể vừa nói vừa
tiến hành song song các hđ khác. Tuy nhiên giao tiếp bằng NN cũng có hạn chế
nhất định

 Hai ng cách xa nhau về không gian


rất khó giao tiếp với nhau.
 Lời nói diễn ra với tốc độ nhanh
nên dễ gây hiểu lầm trong quá trình
giao tiếp.
- Ngôn ngữ là công cụ của tư duy.
Tư duy của con ng là một hđ đặc biệt của bộ óc – cơ quan thần kinh trung ương
cao nhất có tổ chức tinh tế, hoàn hảo.
Những tài liệu gồm hình ảnh, đặc điểm, mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
được bộ óc phân tích, so sánh, tổng hợp,... cho kết quả cuối cùng là các phán đoán,
gọi chung là những tư tưởng.
Quá trình tư duy mang nặng đặc tính chủ quan cá nhân rất trừu tượng, khó nắm
bắt, thể hiện ra bên ngoài có tính chất gián tiếp.
Nhờ có NN ghi lại ngay từ đầu, trực tiếp ngay từ trong óc, cho nên những tư tưởng
mới được bộc lộ thông qua các phương tiện, các dạng thức của NN.
Hiện thực khách quan phản ánh vào trong tư duy  tư duy thể hiện ra ngoài bằng
NN

3. Chứng minh ngôn ngữ là một hệ thống?

Ngôn ngữ là một hệ thống


Hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ với nhau.
Trong tự nhiên có các hệ thống như: hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống
trong một tổ kiến,...Và không phải trong một hệ thống thì tất cả yếu tố đều kết hợp
với nhau, mà tùy theo kết cấu trong hệ thống. Với kết cấu này thì có các yếu tố này
với một vài mặt tác động, liên hệ với nhau, và cũng trong hệ thống ấy thì có kết
cấu kia với một vài mặt yếu tố khác nhau tác động qua lại. Tất cả liên hệ chặt chẽ,
tương quan với nhau chứ không ngẫu nhiên, lộn xộn. Nói ngôn ngữ là một hệ
thống bởi vì nó bao gồm những yếu tố và các quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu
tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ: Âm vị; hình vị; từ;
câu.
Âm vị: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân chia được trong lời nói.
Chúng không có nghĩa nhưng được dùng để phân biệt nghĩa giữa các từ. Nó là vật
chất (âm thanh) nên còn có chức năng cảm nhận
Hình vị: là 1 hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị. Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
Những kiểu quan hệ phổ biến trong ngôn ngữ:
- Quan hệ tuyến tính: quan hệ ngang giữa các đơn vị cùng loại.
- Quan hệ liên tưởng( quan hệ dọc) : Có thể thay thế các vị trí với một từ cùng
loại.VD: “ Nhân dân đánh thắng giặc”, thay “giặc” bằng “Pháp, địch..”
2. Bản chất tín hiệu của hệ thống ngôn ngữ
Như đã nói, âm vị chính là vật chất. Hệ thống tín hiệu cũng chính là hệ thống vật
chất. Nhưng những yếu tố vật chất này có giá trị với hệ thống chỉ khi nó truyền đạt
một khái niệm, tư tưởng mà con người gán cho nó. Hệ thống tín hiệu trong ngôn
ngữ còn thể hiện ở hai mặt biểu hiện và được biểu hiện. Tức là, giữa ngữ âm- cái
biểu hiện và khái niệm, đối tượng được biểu thị. Tính võ đoán của ngôn ngữ là một
đặc trưng để lý giải câuhỏi “vì sao nó lại có nghĩa như thế?” của vật được biểu
hiện. Có nghĩa là việc chúng ta gán cho từ đó một cái nghĩa đơn giản chỉ do sự quy
ước, thói quen của tập thể quy định chứ không có lý do. Và cuối cùng là tính khu
biệt của ngôn ngữ. Nhờ nằm trong hệ thống tín hiệu ngôn ngữ của con người mà
những chữ cái trên giấy được khu biệt khác với một vết mực trên giấy.

4. Tại sao nói ngôn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt?

Sở dĩ nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt vì nó không hề giống với các
tín hiệu khác như: tín hiệu đèn giao thông, tín hiệu đèn hải đăng,... Nó là một hệ
thống phức tạp với các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với một số lượng
không thể xác định. Hệ thống tín hiệu đèn giao thông chỉ bao gồm một số yếu tố
quy ước trước như màu vàng là đi chậm, màu đỏ là dừng,... và nó chỉ được hiểu
khi xuất hiện trong quá trình tham gia giao thông của con người, đó cũng chính là
điểm khác biệt với tính độc lập tương đối của ngôn ngữ- không thay đổi theo ý
muốn của con người. Còn hệ thống ngôn ngữ với các âm vị, hình vị, từ , câu với
yếu tố không đồng loại nó tạo ra nhiều tầng âm vị, hình vị,... khác nhau. Và nó tạo
ra nhiều cấp độ, cấp bậc giữa các đơn vị câu, từ. Hơn hết ngôn ngữ còn có tính đa
trị tức là với mỗi đơn vị từ, có thể có nhiều ý nghĩa biểu trừng khác nhau, khác
hoàn toàn với hệ thống đèn giao thông, mỗi màu chỉ có đúng một ý nghĩa. Cuối
cùng, các hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có tính đồng đại, tức được tạo ra và phục
vụ con người trong một giai đoạn nhất định. Còn ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại
và giá trị lịch sử. Nó vừa là phương tiện giao tiếp giữa những người cùng thời và
phương thức giao tiếp của những người thuộc các thời khác nhau

Ngôn ngữ là HT kí hiệu đặc biệt: (5 lí do)


+ Biểu hiện của kí hiệu ngôn ngữ do các cơ quan trong cơ thể con người đkhiển,
tạo ra & thu nhận.
+ Mqh giữa cái biểu hiện & cái được hiểu hiện trong ngôn ngữ k phải bao giờ cnxg
có sự tương ứng 1/1 như trong các hệ thống kí hiệu khác. Bằng chứng trong ngôn
ngữ óc các từ đa nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa.
+ Khả năng sinh sản của các kí hiệu của NN: từ một số lượng kí hiệu ban đầu
tương đối hạn chế có thể tạo ra vô số kí hiệu khác bằng các phương thức cấu tạo
từ, tạo câu, hay biến đổi ý nghĩa.
+ HT ngôn ngữ có nguồn gốc lâu đời, tồn tại lâu dài & rất khó bị tiêu diệt. Tuy
nhiên NN luôn thay đổi phù hợp vs sự phát triển của XH. Ta nói ngôn ngữ có tính
bất biến và tính khả biến.
+ HT kí hiệu NN rất phức tạp về cấu trúc & quy luật hoạt động, không những có
quan hệ hình tuyến mà còn có quan hệ liên tưởng & quan hệ tôn ti, tầng bậc. Do
vậy NN là 1 HT vừa đồng loại vừa khác loại

5. Nguồn gốc của tiếng Việt là gì? Cho ví dụ minh họa?

Câu 1: của Tiếng Việt là gì ? Cho ví dụ minh họa ?


Họ Nam Á

Dòng Môn – Khmer

- Việt
Nhánh Mường Chung

Tiếng Việt Tiếng Mường

=> Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, thuộc họ ngôn ngữ Nam á, dòng ngôn ngữ Mon – Khmer, có quan
hệ họ hàng gần gũi nhất với tiếng Mường

VD Tiếng Việt Tiếng Mường

1. Gà 1. Ca

2. Mắm 2. Bắm

So sánh Đều là âm gốc lưỡi có sự đối lập về thanh Đều là âm môi nhưng một bên là âm vang
(hữu thanh >< vô thanh) (mũi), một bên là âm không vang

Tương Âm đầu khác nhau có quy luật /g/ <> /h/, /m/ <> /b/
đồng
=> Sự tương đồng có quy luật trên đây cho ta suy nghĩ đến quan hệ họ hàng giữa tiếng Việt và
tiếng Mường

6. Cơ sở và kết quả phân loại các ngôn ngữ theo quan hệ loại hình?
1. Khái niệm

 Loại hình: là tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trung cơ bản nhất
định

 Loại hình ngôn ngữ: là khái niệm chỉ sự phân loại các NN (theo nhóm) dựa trên sự giống nhau
về những đặc trưng cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp

2. Cơ sở phân loại: dựa vào phương pháp so sánh – loại hình

 So sánh, đối chiếu những sự kiện về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa hay ngữ pháp

 So sánh các ngôn ngữ về mặt cấu trúc ngữ pháp có ý nghĩa lớn nhất, bởi vì cấu trúc ngữ pháp
của các ngôn ngữ có tính ổn định, bền vững, lâu dài và chi phối sâu sắc cơ cấu tổ chức của
toàn bộ ngôn ngữ

3. Kết quả phân loại ngôn ngữ theo quan hệ loại hình

- Các loại hình ngôn ngữ trên thế giới:

+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết 

+ Loại hình ngôn ngữ chắp dính 

+ Loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp/ hỗn nhập (hòa kết và chắp dính) 

+ Loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt) 

 => Đặc điểm đối lập với nhau

3.1. Loại hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng pháp và tiếng anh)

- Từ có hiện tượng biến đổi hình thái để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Mỗi từ đều gồm một căn tố và phụ
tố. Căn tố mang ý nghĩa từ vựng và thường không biến đổi, phụ tố mang ý nghĩa ngữ pháp và thường
biến đổi

Vd:

- Mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa và ngược lại mỗi ý nghĩ có thể được biểu thị bằng
nhiều phụ tố
Vd:

- Loại hình NN hòa kết được phân biệt làm 2 nhóm:

+ Nhóm các NNHK phân tích tình hình

+ Nhóm các NNHK tổng hợp tinh

3.2. Loại hình NN chắp dính

- Mối từ cũng gồm căn tố và phụ tố. YN và QH ngữ pháp được biểu hiện ngay trong bản thân mỗi từ

- Căn tố ko biến đổi hình thái và có thể tồn tại và HĐ 1 mình ko cần phụ tố. MQH giữa các hình vị trong 1
từ ko thật chặt chẽ

- Mỗi phụ tố chỉ biểu hiện 1 YN ngữ pháp và mỗi YN ngữ pháp chỉ được biểu hiện bằng 1 phụ tố

3.3. Loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp

- Một từ có thể tương ứng với một câu trong ngôn ngữ khác. Có thể vừa là từ vừa là câu và có thể bao
gồm cả bổ ngữ, trạng ngữ và chủ ngữ

- Vừa chắp nối các yếu tố (giống NNCD) vừa có thể có sự biến đổi ngữ âm khi kết hợp (giống NNKH)

7. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt là gì? VD minh họa?

8. Phân biệt loại hình ngôn ngữ hòa kết và loại hình ngôn ngữ đơn lập/loại hình
NN chắp dính và loại hình NN hòa kết? Cho ví dụ minh họa?

Các ngôn ngữ đơn lập


Tiêu biểu cho loại hình này là tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, các tiếng Mon-Khmer, v.v… Đặc
điểm chính của loại hình này là:

– Từ không biến đổi hình thái. Hình thái của từ tự nó không chỉ ra mối quan hệ giữa các từ
ở trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ. Qua hình thái, tất cả các từ dường
như không có quan hệ với nhau, chúng thường đứng ở trong câu tương tự như đứng biệt lập
một mình. Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người ta gọi loại hình này là "đơn lập".

– Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ.
Ví dụ:
Dùng hư từ: cuốn vở– những cuốn vở

đọc– sẽ đọc

đã đọc

đang đọc

Dùng trật tự từ: cửa trước– trước cửa

cá nước– nước cá

nhà nước– nước nhà

– Tính phân tiết. Trong các ngôn ngữ này, các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của
từ vựng. Phần lớn những đơn vị được gọi là từ ghép, từ phái sinh được cấu tạo từ các từ đơn
tiết này. Vì thế, ranh giới các âm tiết thường trùng với ranh giới các hình vị, hình vị không phân
biệt với từ và do đó ranh giới giữa đơn vị gọi là từ ghép và cụm từ cũng khó phân biệt.

– Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động… không phân biệt với nhau về mặt
cấu trúc. Tất cả đều được diễn đạt bằng các từ không biến đổi. Ví dụ: cưa "dụng cụ để xẻ gỗ"
và cưa "hành động xẻ gỗ". Chính vì vậy, một số nhà ngôn ngữ học cho rằng trong các ngôn
ngữ đơn lập không có cái gọi là "các từ loại".

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Ghi ký hiệu phiên âm quốc tế và phân loại âm tiết tiếng Việt

 2. Miêu tả đặc trưng khu biệt của các âm vị (nguyên âm, phụ âm) 

3. So sánh các âm vị/ các nhóm âm vị dựa vào chùm đặc trưng khu biệt

You might also like