You are on page 1of 27

Đề cương dẫn luận ngôn ngữ học

A. Vấn đề chung của ngôn ngữ học


- Ngôn ngữ: hệ thống các âm thanh từ ngữ và các cách kết hợp + phương tiện giao tiếp chung cho cộng
đồng
- Ngôn ngữ học: Miêu tả, quá trình phát triển lịch sử của các ngôn ngữ thế giới

BẢN CHẤT NGÔN NGỮ:


- Ngôn ngữ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu: con người muốn sống,
tồn tại và phát triển cần phải có sự liên hệ giao tiếp
- Là hiện tượng xã hội (k phải hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng cá nhân)
- ngôn ngữ hình thành và tồn tại trong ý thức của con người không phải do bẩm sinh như
các thuộc tính bản năng khác mà do từ bên ngoài vào, do cộng đồng những người nói ngôn
ngữ đó và cá nhân nói ngôn ngữ đó từ thuở nhỏ
- Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên, không phải là một hiện tượng sinh
vật.
- Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ không chịu ảnh hưởng của quy luật tự nhiên mà
trực tiếp chịu sự tác động của các quy luật xã hội.
- Các đặc trưng chủng tộc của con người không có quan hệ gì đến ngôn ngữ vì k mang tính
di truyền
- Ngôn ngữ chỉ có ở con người, đó là hệ thống tín hiệu thứ hai, loài vật không thể có ngôn
ngữ, k đồng nhất với tiếng động vật
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm chung của xã hội.
- nó phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp của xã hội, mang tính quy ước;
nó thể hiện ý thức của xã hội, là công cụ để tư duy; sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ
gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Là hiện tượng xã hội đặc biệt: ko thuộc kiến trúc thượng tầng mà phục vụ xã hội, làm
phương tiện giao tiếp giữa mọi người, làm phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, giúp cho
mọi người hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động
của con người, không mang tính giai cấp. Ngôn ngữ còn là công cụ để đấu tranh giai cấp,
chinh phục tự nhiên, phát triển xã hội.

CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ:


- Là công cụ giao tiếp: con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động,
con người có thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái
và nguyện vọng của mình. (các phương thức như: âm thanh, ký hiệu, hình ảnh…)
- Là công cụ tư duy:
- Hình thức biểu hiện của tư duy
- Tham gia vào quá trình hình thành và phát triển tư tưởng. Mọi ý nghĩ, tư
tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Những ý nghĩ chưa
biểu hiện ra được bằng ngôn ngữ chỉ là những ý nghĩ không rõ ràng, mơ hồ.
- Cấu thành văn hóa:

HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC NGÔN NGỮ:


- Hệ thống:
- Tồn tại thống nhất các yếu tố đồng loại và khác loại
- Các yếu tố luôn có mối liên hệ gắn kết với nhau
- Cấu trúc:
- Tổng thể các mối quan hệ trong hệ thống
- Cách thức tổ chức của hệ thống
- Các đơn vị của ngôn ngữ:
- Âm vị: đơn vị phát âm thính giác nhỏ nhất mà người ta có thể phân tích được trong chuỗi
lời nói. Âm vị là đơn vị khu biệt, đơn vị chức năng cấu tạo hình vị và phân biệt nghĩa. /a/,
/b/, /c/(ch)
- Hình vj: đơn vị có ý nghĩa nhỏ nhất, là một hoặc vài âm vị kết hợp lại để biểu thị khái
niệm. nhà, cá…
- Từ: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là chuỗi kết hợp một hoặc vài hình vị mang chức
năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa. ăn, đi, trường học
- Câu: chuỗi kết hợp một hay nhiều từ, có cấu tạo ngữ pháp và mang chức năng thông
báo.
- Nguồn gốc ngôn ngữ:
- Thuyết tượng thanh
- Thuyết cảm thán
- Thuyết khế ước trong xã hội
- Thuyết tiếng kêu trong lao động
- Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
- Quá trình phát triển:
- Ngôn ngữ bộ lạc
- Chưa có ngôn ngữ chung
- Ngôn ngữ thời kỳ này đi theo hai hướng: phân ly và hợp nhất
- Ngôn ngữ khu vực
- Các bộ lạc, bộ tộc, liên minh bộ lạc tan rã. Các dân tộc ra đời.
- NNKV là bước quá độ trên con đường phát triển ngôn ngữ dân tộc, là phương
tiện giao tiếp chung cho mọi người trong một vùng, không phân biệt thị tộc hay
bộ lạc.
- Ngôn ngữ dân tộc
- Để gắn kết mọi người về mọi mặt thì NNDT ra đời. NNDT là phương tiện giao
tiếp chung cho toàn xã hội.
- Ngôn ngữ văn hóa
- NNVH thể hiện cho tính thống nhất của dân tộc (ngôn ngữ chuẩn mực), phục vụ
cho các hoạt động của xã hội (nhà thờ, tôn giáo. viết sách, cv hành chính…) và là
sản phẩm chung của xã hội.
- Ngôn ngữ cộng đồng tương lai
- Đây là ngôn ngữ dùng chung cho toàn nhân loại. Các dân tộc đều phải học nó như
một thứ ngôn ngữ thứ hai.

PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ


- Theo nguồn gốc:
- NN Ấn Âu:
- Dòng Roman: Ý, Pháp, TBN, BĐN
- Dòng Giecman: Anh, Đức, Hà Lan
- Slave: Nga, Ba LAn, Bulgari, Slovac
- Ngữ hệ Nam Á: Môn Khmer: Katu, Việt mường, Khmer, Munda, Nicobar
- Theo loại hình:
- Đặc trưng cú pháp: SVO, SOV, VSO
- Đặc trưng hình thái:
- Hòa kết
- Chắp dính
- Đơn lập
- Đa tổng hợp

Ngôn ngữ đơn lập:


- Là loại hình ngôn ngữ không có hình thể, đơn âm như tiếng Hán, tiếng Việt, một số ngôn ngữ
Đông Nam Á, ngôn ngữ Aranta ở châu Úc và ngôn ngữ Êve, I-ôru-ba ở Châu Phi.
- Đặc điểm:
- Từ không biến đổi hình thái
- Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ
- Tính phân tiết
- Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất và hành động không phân biệt nhau về mặt cấu
trúc
Ngôn ngữ chắp dính:
- Đặc điểm
- Quan hệ ngữ pháp cũng được diễn đạt ở bên trong từ, trong từ cũng có sự đối lập rõ rệt
giữa căn tố và phụ tố.
- Căn tố ít biến đổi và có thể tách ra dùng độc lập thành từ, phụ tố thì kết hợp một cách cơ
giới với căn tố.
- Phụ tố luôn biểu thị 1 ý nghĩa ngữ pháp và ngược lại
Ngôn ngữ hòa kết: Các ngôn ngữ Ấn Âu như các tiếng Xlavo, các tiếng Giecmanh, các tiếng Roman…
thuộc nhóm này.
- Đặc điểm:
- Quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ngay trong bản thân từ.
- Từ có biến đổi dạng thức.
- Căn tố và phụ tố kết hợp chặt chẽ với nhau, hòa làm một khối.
- Trong từ có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố.
- Giữa phụ tố và các ý nghĩa của chúng diễn đạt không có sự tương ứng đơn giản kiểu một
đối một (một phụ tố, một ý nghĩa).
- Ý nghĩa ngữ pháp biểu thị bằng nhiều phụ tố
CHỮ VIẾT
- Khái niệm chữ viết là hệ thống ký hiệu dùng để cố định hóa âm thanh của ngôn ngữ.
- Tác dụng của chữ viết: Sự ra đời của chữ viết đánh dấu bước phát triển của nhân loại.
Chữ viết khắc phục nhiều nhược điểm của ngôn ngữ nói (về không gian, thời gian).
- Hạn chế của chữ viết: Sau một thời gian sử dụng, hệ thống chữ viết có thể sẽ trở nên lỗi
thời, lạc hậu so với ngôn ngữ nói.
- Các loại chữ viết:
- Chữ ghi ý: là chữ viết cổ nhất của loài người. Nguyên tắc của chữ ghi ý là mỗi chữ biểu
thị một nội dung, ý nghĩa của từ
- Các giai đoạn phát triển của chữ ghi ý:
- Chữ hình vẽ
- Chữ tượng hình
- Chữ ký hiệu hoàn toàn võ đoán
- Đặc điểm:
- Biểu thị cả khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng
- Không có quan hệ về mặt âm thanh với các từ mà chỉ quan hệ về mặt ý
nghĩa. Do vậy, những từ đồng âm sẽ được ghi bằng những chữ khác nhau.
- Chữ ghi ý ngày càng có tính quy ước cao
- Chữ ghi ý đều biểu thị trực tiếp nội dung, ý nghĩa của từ nên mỗi từ phải
có một ký hiệu riêng. Số lượng chữ nhiều mà khả năng ghi nhớ của con
người có hạn. Để khắc phục, người ta bổ sung thêm một số biện pháp. Vd.
Đối với chữ Hán và Nôm thì người ta dùng: Hội ý, Hình thanh, Chuyển
chú và Giả tá
- Chữ ghi âm: Chữ ghi âm ghi lại chuỗi âm thanh của từ, không quan hệ gì với ý nghĩa
- Chữ ghi âm cũng trải qua các giai đoạn phát triển
- chữ ghi âm tiết
- chữ ghi âm tố
- Đặc điểm:
- chữ ghi âm đơn giản hơn chữ ghi ý vì số lượng ký hiệu dùng để ghi âm ít
hơn so với ghi ý. Do vậy, con người sẽ tiết kiệm thời gian trong cách đọc
- nếu dùng chữ ghi âm, những từ đồng âm sẽ được viết như nhau
- chữ ghi âm đảm bảo ghi lại một cách chính xác các cấp độ như: hình thái,
đặc điểm ngữ pháp, các thành phần âm vị, từ vựng…
- các ký hiệu ghi âm càng ngày càng đạt tới độ hoàn chỉnh, đơn giản
- Chữ ghi âm tiết: mỗi ký hiệu biểu thị một âm tiết. Chữ Triều Tiên, Nhật Bản là
chữ ghi âm tiết trong từ
- Chữ ghi âm tố: mỗi ký hiệu biểu thị một âm tố trong từ. Đây có thể xem là loại
chữ khoa học nhất và thuận lợi nhất. Ngày nay, ở các ngôn ngữ có chữ viết ghi
âm tố, người ta vẫn kết hợp sử dụng bổ sung thêm chữ ghi ý và chữ ghi âm tiết.
B. Ngữ âm học

Khái niệm ngữ âm


- Vỏ vật chất của ngôn ngữ
- Hình thức tồn tại của ngôn ngữ
- Bản chất ngữ âm học
- Từ góc nhìn sinh học
- Từ góc nhìn vật lý: Cao độ, trường độ, âm sắc, tiếng thanh và tiếng ồn
- Nhìn từ chức năng xã hội
ÂM TỐ
-Khái niệm: đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa của ngữ âm
- Ngôn ngữ khác nhau: chữ viết các ngôn ngữ khác nhau gây trở ngại cho việc nghiên
cứu ngữ âm
- Quy ước chung: Theo bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế,mỗi kí hiệu chỉ ghi 1 âm tố nhất định
- Nét khu biệt: khi phát âm có thể có sắc thái phụ đi kèm
- Phân loại các âm tố:
- Nguyên âm: Là âm khi phát âm luồng không khí từ phổi qua các khoang phát âm không
bị cản ở bất cứ vị trí nào
- Bộ máy phát âm căng thẳng toàn bộ, sự căng thẳng được dàn đều => Cường độ
yếu (Cấu âm)
- Nguyên âm là tiếng thanh (đặc trưng âm học)
- Phụ âm: Là âm khi phát âm luồng không khí từ phổi qua các khoang phát âm bị cản ở
một vị trí nào đó
- Bộ máy phát âm căng thẳng cục bộ, khi căng, khi chùng => Cường độ mạnh (Cấu
âm)
- Phụ âm là tiếng ồn (đặc trưng âm học)
NGUYÊN ÂM

- Phân loại nguyên âm:


- vị trí của lưỡi
- nguyên âm hàng trước: khi phát âm đầu lưỡi đưa về phía trước. [i], [e], [ɛ] trong
đi, về, nhé …
- nguyên âm hàng giữa: khi phát âm mặt lưỡi nâng lên phía ngạc. bird của TA
- nguyên âm hàng sau: khi phát âm lưỡi lùi về phía sau. [u], [o], [a] trong hú, đố,
khó, ngã…
- độ mở của miệng
- nguyên âm có độ mở hẹp. [i], [u], [ɯ] trong lí, đủ, cứ
- nguyên âm có độ mở hơi hẹp. [e], [o] /ɤ/ trong về, khổ, nhớ
- nguyên âm có độ mở rộng. [ɑ̆ ] [ɑ] trong tay, đá…
- nguyên âm có độ mở hơi rộng. [ɛ] [ɛ̆ ] [ɔ] trong bé, anh, to
- hình dáng của môi
- nguyên âm tròn môi. [u], [o], [ɔ] trong củ, đỗ, to…
- nguyên âm không tròn môi. [i], [e], [ɯ], [ɤ] trong khi, mê, tứ, mờ…
- một số cách phân loại khác
- theo trường độ có nguyên âm dài và nguyên âm ngắn
- theo tính chất cố định hay không cố định của âm sắc có nguyên âm đôi và nguyên
âm đơn
- Tiếng việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi
- Cách miêu tả nguyên âm:
- [i] nguyên âm dòng trước, độ mở hẹp, không tròn môi
- [u] nguyên âm dòng sau, độ mở hẹp, tròn môi
- [a] nguyên âm dòng trước, độ mở rộng, không tròn môi
- [ă] nguyên âm dòng trước, độ mở rộng, không tròn môi, ngắn

PHỤ ÂM

- Phân loại phụ âm:


- Phương thức cấu âm : Cách cản trở không khí khi phát âm:
- Phụ âm tắc:
- Âm tắc – nổ: Không khí đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự cản trở để
ra ngoài gây ra tiếng nổ nhẹ. [p], [t], [k]
- Âm mũi: Không khí đi ra bị cản trở ở đường miệng nhưng lại tự do ở đường
mũi. [m], [n], [ŋ]
- Âm bật hơi: Ngoài tiếng nổ ở đường miệng còn có tiếng cọ xát ở khe hở giữa
2 mép dây thanh. [tth]
- phụ âm xát (gây nên tiếng xát nhẹ): [f], [v], [h], [s]
- Có kẽ hở: Không khí đi ra không bị cản hoàn toàn, ở nơi bị cản vẫn có khe
hở cho không khí đi qua
- Sự cọ xát: Có tiếng cọ xát của luồng không khí ở nơi bị cản
- phụ âm rung (gây 1 loạt tiếng rung) [r]
- chặn và mở: Không khí bị chặn lại và mở ra liên tục
- Sự chấn động: Khi phát âm đầu lưỡi hoặc lưỡi con chấn động liên tục
- Vị trí cấu âm: Vị trí cản trở luồng không khí khi phát âm:
- Phụ âm môi (không khí bị cản trở bởi môi)
- môi - môi (cả 2 môi tgia): [b], [m], [p]
- môi răng (môi dưới và răng): [v], [f]
- Phụ âm lưỡi:
- âm đầu lưỡi:
- đầu lưỡi - răng: Đầu lưỡi áp chặt vào hàng răng cửa của hàm trên
[t], [tth
- Âm đầu lưỡi – lợi Đầu lưỡi áp chặt vào lợi [d], [n], [l]
- Âm đầu lưỡi – ngạc Đầu lưỡi quặt lên trên phía ngạc [ʈ], [ʂ]
- Âm mặt lưỡi Mặt lưỡi nâng lên phía ngạc cứng [c], [ɲ]
- Âm gôc lưỡi Phần cuối lưỡi nâng lên phía ngạc mềm [k], [x], [ŋ]
- Phụ âm thanh hầu: [h] trong hỏi han, ho hắng
- Gây tiếng xát/tắc: Gây nên tiếng xát nhẹ hoặc tiếng tắc
- Cản trở: Không khí đi ra ngoài bị cản trở ở trong thanh hầu
- Cấu âm bổ sung và đặc trưng âm học
- Âm vang: Âm vang Thành phần chủ yếu là tiếng vang [m], [n], [ɲ], [ŋ]
- Âm ồn: Thành phần chủ yếu là tiếng ồn
- Hữu thanh Dây thanh rung động VD: [b], [d], [z]
- Vô thanh Dây thanh không rung động VD: [p], [t], [k], [s]
- một số cấu âm bổ sung
- HT ngạc hóa: Hiện tượng đi kèm với cách phát âm bình thường với vị trí lưỡi hơi
cao và hơi trước một chút, gây ấn tượng như cách phát âm nguyên âm [i]. Trong
TV, phát âm ‘’mẹ’’ như có “i”.
- HT mạc hoá: Hiện tượng đi kèm với cách phát âm bình thường với vị trí lưỡi nâng
cao về phía sau như [u] nhưng không tròn môi. [l] của TA trong ‘’milk’’, ‘’bell’’
- HT môi hoá: Có nhiều phụ âm không phải tròn môi nhưng khi chúng đứng trước
nguyên âm tròn môi chúng cũng bị tròn môi hoá. VD: tu, hú, ngủ…
- Miêu tả phụ âm:
- [m]: môi – môi, tắc, vang, mũi
- [b]: môi – môi, tắc, ồn, hữu thanh
- [f]: môi –răng, xát, ồn, vô thanh
- [s]: đầu lưỡi, xát, ồn, vô thanh
- [ɲ]: mặt lưỡi, tắc, vang, mũi
ÂM VỊ
- Khái niệm: là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ, dùng để cấu tạo và khu
biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ.
- Phân biệt âm vị và âm tố:

Quan hệ giữa âm vị và âm tố là quan hệ giữa cái “chung”và cái “riêng”, giữa cái”trừu tượng” và cái “cụ
thể”. Mỗi âm vị luôn luôn tồn tại trong các biến thể của nó (trong các âm tố). Người ta phát âm và cảm
thụ bằng thính giác các âm tố nhưng lại tri giác và nhận hiểu các âm vị. Nếu âm vị là đơn vị của ngôn
ngữ thì âm tố lại là đơn vị của lời nói.
- Nét khu biệt của âm vị:

- Biến thể của âm vị: Mỗi âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố. Các âm tố khác nhau cùng thể
hiện một âm vị được gọi là các biến thể của âm vị
- Biến thể kết hợp: Bị quy định bởi vị trí, bối cảnh ngữ âm => biến thể bắt buộc
- Biến thể tự do: cách thể hiện âm vị ở mỗi người nói. Tuy nhiên, cách phát âm của mỗi
người vẫn bị xã hội chi phối
- Phân loại âm vị:
- Âm vị đoạn tính: Các âm vị bao giờ cũng diễn ra theo một trật tự trước sau trên tuyến
thời gian chứ không thể đồng thời.
- Âm vị siêu đoạn tính: Có những đơn vị có chức năng giống như âm vị đoạn tính và được
thể hiện đồng thời với các âm vị đoạn tính. (trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu)
- Xác định âm vị
- Xác định âm vị bằng bối cảnh đồng nhất: Bối cảnh đồng nhất là những bối cảnh trong đó
2 âm đang xét đều xuất hiện trong một “khuôn” giống nhau (xuất hiện trong một chu
cảnh), tức là đứng trước và đứng sau những âm như nhau.
- Ví dụ: Phân biệt giữa /ɛ/ và /e/ bằng cách đặt vào bối cảnh âm vị đứng trước và
đứng sau giống nhau.
- Xác định biến thể của âm vị bằng bối cảnh loại trừ nhau: Hai âm ở bối cảnh loại trừ nhau
nghĩa là khi một âm đã xuất hiện ở bối cảnh này thì âm kia không bao giờ xuất hiện ở bối
cảnh ấy.(chúng ở vào thế phân bố bổ sung – loại trừ nhau)
- => Các âm gần gũi nhau xuất hiện trong những bối cảnh loại trừ nhau cần được
coi là các biển thể của 1 âm vị.

ÂM TIẾT
- Khái niệm: Mỗi chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn khác nhau. Đơn vị
phát âm ngắn nhất được coi là âm tiết. (Mỗi âm tiết được phát âm nghe thành một tiếng)
- Việc xác định số lượng và ranh giới các âm tiết trong các ngôn ngữ đơn lập là rất dễ
dàng.
- Về phương diện phát âm: Mỗi âm tiết được phát âm bằng một đợt căng cơ thịt của bộ
máy phát âm.
- Phân loại âm tiết: căn cứ vào âm cuối của âm tiết để loại
- Âm tiết mở: những âm tiết kết thúc bằng nguyên âm =>Những âm tiết kết thúc bằng bán
nguyên âm gọi là âm tiết nửa mở (gọi, kêu, tai)
- Âm tiết khép: những âm tiết kết thúc bằng phụ âm =>Những âm tiết kết thúc bằng phụ
âm mũi là âm tiết nửa khép (trăng, nằm, lên)

HIỆN TƯỢNG NGÔN ĐIỆU


- Khái niệm: Ngôn điệu là khái niệm ngữ âm được dùng để chỉ các hiện tượng âm thanh ngôn
ngữ thường xảy ra đồng thời với âm tố và trên một đơn vị lớn hơn âm tố.

Ngữ điệu:
- Khái niệm: Ngữ điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh
lớn hơn từ (tổ hợp từ, phát ngôn hay câu)
- Chức năng:
- Phân đoạn lời nói
- Chức năng liên kết: Một câu có cùng một kết thúc cú pháp nhưng ngữ điệu khác nhau sẽ
có các ý nghĩa khác nhau.
- Chức năng biểu cảm: Bằng cách thay đổi âm điệu của giọng nói, người ta có thể biểu thị
các sắc thái tình cảm, thái độ như vui, buồn, giận, khinh bỉ, mỉa mai…
- Chức năng cú pháp: Nhờ ngữ điệu mà ta phân biệt các loại câu: câu trần thuật, câu nghi
vấn, câu cảm thán…

Thanh điệu:
- Để cấu tạo nên một âm tiết, ngoài các âm vị còn có đơn vị siêu âm đoạn, đó là thanh điệu
- Là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết, có tác dụng cấu tạo hoặc khu biệt vỏ
âm thanh của hình vị hoặc từ
- Không phải ngôn ngữ nào cũng có thanh điệu, số lượng thanh điệu của các ngôn ngữ không
giống nhau
- Thanh điệu âm vực là loại thanh điệu trong đó các thanh chỉ phân biệt nhau về các mức
trên thang bậc cao độ (âm vực), có thể được miêu tả như những điểm.
- Thanh điệu hình tuyến là những thanh điệu phân biệt nhau bằng sự di chuyển cao độ từ
thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp. Chúng được miêu tả như những đường cong lên
xuống.
Trọng âm:
- Khái niệm: Trọng âm là sự nêu bật một đơn vị lớn hơn âm tố (âm tiết, từ, ngữ đoạn, câu) để
phân biệt với các đơn vị khác cùng cấp độ.
- Thông thường đơn vị ngôn ngữ được nêu bật là âm tiết.
- Nhấn mạnh: Âm tiết mang trọng âm được phát ra mạnh => trọng âm lực, trọng âm cường
độ
- Kéo dài: Âm tiết mang trọng âm được phát âm dài hơn => trọng âm lượng
- Tăng or giảm độ cao: Âm tiết mang trọng âm được phát âm cao hơn hoặc thấp hơn =>
trọng âm nhạc tính
- Phân loại:
- Trọng âm cố định: Trọng âm luôn đặt ở 1 vị trí cố định trong từ
- Trọng âm tự do: Trọng âm không đặt ở 1 vị trí cố định, có thể âm đầu, âm giữa hoặc âm
cuối.
- Trọng âm logic: Việc đặt trọng âm vào từ nào phụ thuộc vào mục đích của người nói
- Chức năng:
- phân giới: Những ngôn ngữ có trọng âm cố định thì trọng âm mới có chức năng phân
giới. Dựa vào trọng âm cố định, có thể biết được ranh giới bắt đầu hay kết thúc của từ
- khu biệt: Trọng âm tự do có chức năng khu biệt nghĩa. Ví dụ trong tiếng Anh, tiếng Nhật
Hiện tượng biến đổi ngữ âm: Trong lời nói, các âm tố không phải được phát âm biệt lập mà thành từng
chuỗi, từng hàng. Mỗi âm tố phát ra có thể bị ảnh hưởng bởi bối cảnh ngữ âm hoặc ảnh hưởng của sự
tác động lẫn nhau
- Biến đổi vị trí: Quy định bởi vị trí đối với trọng âm. Phổ biến là hiện tượng nhược hóa
- Biến đổi kết hợp: Khi các âm tố kết hợp với nhau trong chuỗi lời nói
- Một số hiện tượng biến đổi:
- Thích nghi: 1 trong 2 âm tố biến đổi để phù hợp, thích nghi với âm bên cạnh
- [t] là âm tố không tròn môi => khi kết hợp với nguyên âm tròn môi => tròn môi
- Đồng hóa: Hiện tượng thích nghi xảy ra với âm đồng loại (Đồng hóa thanh điệu ở tiếng
Việt)
- Dị hóa: 2 nguyên âm hoặc 2 phụ âm có cấu âm gần giống nhau => 1 âm biến đổi để
thành khác nhau (Hiện tượng từ láy của tiếng Việt)
C. Từ vựng ngữ nghĩa
TỪ VỰNG
- Khái niệm: Từ vựng là tập hợp các từ và đơn vị tương đương với từ trong một ngôn ngữ. Đơn vị
tương đương với từ là các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ…).
- Trong các đơn vị từ vựng, từ là đơn vị cơ bản.
- Định nghĩa:
- Từ có nhiều chức năng: Định danh, ko định danh, biểu thị cảm xúc..
- Việc xác định từ trong các ngôn ngữ khác nhau: có NN đơn giản, có NN không đơn
giản..
=> Cso hơn 300 định nghĩa về từ
=> Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức
- Các biến thể của từ: Những trường hợp sử dụng khác nhau của từ
- Biến thể hình thái học: những hình thái ngữ pháp khác nhau của từ, còn gọi là từ hình
- Biến thể ngữ âm: những từ có vỏ ngữ âm khác nhau nhưng không khác nhau về ý nghĩa
- Biến thể ngữ nghĩa: những từ được sử dụng với các nét nghĩa khác nhau của 1 từ
ĐƠN VỊ CẤU TẠO CỦA TỪ (HÌNH VỊ)
- Từ được tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định
- Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp.
(Phân loại hình vị)
-Chính tố (căn tố): là hình vị mang ý nghĩa từ vựng, tương đối độc lập (phần lớn căn tố có
hình thức trùng với từ đơn)
- Phụ tố: là hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp, không độc lập
- Phụ tố cấu tạo từ
- Phụ tố biến đổi từ
PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ
- Dùng một hình vị tạo thành một từ: cấp cho một hình vị tư cách đầy đủ của một từ, vì thế, cũng
không có gì khác nếu ta gọi đây là phương thức hóa hình vị.
- Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo từ
- phương thức phụ gia:
- Thêm tiền tố vào gốc từ hoặc một từ có sẵn
- Thêm hậu tố
- Thêm trung tố
- Phương thức ghép các yếu tố (hình vị) gốc từ
- Phương thức láy: lặp lại toàn bộ một phần của từ, hình vị ban đầu trong một số lần nào
đó theo quy tắc cho phép để cho một từ mới.
- Các kiểu từ xét theo cấu tạo:
- Từ đơn: từ được cấu tạo bởi một chính tố
- Từ phái sinh: từ được cấu tạo bởi chính tố và phụ tố cấu tạo từ
- Từ ghép: từ được cấu tạo bởi hai chính tố trở lên
- Từ láy: từ được cấu tạo bằng cách lại toàn bộ/1 phần âm thanh của một từ

CỤM TỪ CỐ ĐỊNH
- Định nghĩa: đơn vị do một số từ tập hợp lại; tồn tại giống một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố
cấu tạo và ngữ nghĩa giống như từ
- Đặc điểm:
- Tính thành ngữ: Nghĩa của cụm từ cố định mang tính chất biểu trưng, không phải là
trung bình cộng của nghĩa các yếu tố cấu thành. Ý nghĩa chung là một cái mới khác với
tổng số ý nghĩa của các bộ phận tạo thành S # S1 + S2 + S3 + …Sn
- Tính cố định:
- Khả năng dự báo sự xuất hiện đồng thời của một yếu tố với yếu tố còn lại.
- Kết cấu chặt chẽ, ổn định. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp có thể chêm xen giữa
các yếu tố hoặc đảo ngược trật tự
- Phân biệt cụm từ cố định và cụm từ tự do
- Cụm từ cố định: Là cụm từ, được tạo lập bằng sự tổ hợp các từ; giống nhau về hình thức
ngữ pháp (đầu voi đuôi chuột)
- Có khả năng tồn tại ở trạng thái tĩnh
- Có cấu tạo ổn định, chặt chẽ
- Ý nghĩa được suy ra qua các biện pháp tượng trưng, chuy, hoán dụ
- Cụm từ tự do: Là cụm từ, được tạo lập bằng sự tổ hợp các từ; giống nhau về hình thức
ngữ pháp
- Được tạo ra do nhu cầu giao tiếp
- Có cấu tạo tùy thuộc vào người nói
- Ý nghĩa do cấu trúc và nghĩa của các từ tạo nên
- Phân biệt cụm từ cố định và từ ghép
- Cụm từ cố định: Cấu trúc cố định; tính thành ngữ, đơn vị làm sẵn trong NN
- Thành tố cấu tạo là từ
- Nghĩa được XD và tổ chức theo lối tổ chức nghĩa của cụm từ => tính hình tượng
- Từ ghép: Cấu trúc cố định; tính thành ngữ, đơn vị làm sẵn trong NN
- Thành tố cấu tạo là hình vị
- Nghĩa được XD và tổ chức theo lối tổ chức nghĩa của từ => tính định danh là cốt
lõi
- Phân loại các cụm từ cố định:
- Quán ngữ: Là những cách nói, cách diễn đạt cần thiết để đưa đẩy, chuyển ý hay dẫn
nhập, mở đề hoặc gây chú ý tạo thành tình huống giao tiếp, không khí giao tiếp
- Loại dùng trong khẩu ngữ: trộm vía, của đáng tội, ối trời ơi, ôi dào
- Loại dùng trong khoa học: Nói tóm lại, như trên đã nói
- Thành ngữ: Là những cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ, bền vững. Nghĩa của thành
ngữ mang tính chất biểu trưng cao
- Mẹ tròn con vuông, đầu voi đuôi chuột, mất cả chì lẫn chài

NGHĨA CỦA TỪ
- khái niệm:
- một tín hiệu ngôn ngữ gồm 2 mặt: biểu hiện/đc biểu hiện
- Nghĩa của từ là một thực thể tinh thần cùng với bình diện hình thức tạo thành một thể
thống nhất gọi là từ
- Các loại ý nghĩa:
- Ý nghĩa ngữ pháp: Là ý nghĩa mang tính đồng loạt, chung cho nhiều từ
- Ý nghĩa từ vựng: Là ý nghĩa riêng của từng từ, mỗi ý nghĩa từ vựng thuộc về một từ,
không có tính chất chung, đồng loạt cho nhiều từ
- Các thành phần của ý nghĩa từ vựng
- Nghĩa biểu vật (sở chỉ): Ý nghĩa biểu vật là mối liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện
tượng, thuộc tính, hành động…) mà nó chỉ ra
- Ý nghĩa biểu vật của từ không phải chính sự vật hiện tượng trong thực tế khách
quan mà chỉ là mối liên hệ giữa hình thức âm thanh của từ với sự vật trong thực tế
- Nghĩa biểu niệm (sở biểu): Là mối quan hệ của từ với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ
biểu hiện. (Là phần nghĩa liên quan đến hiểu biết của con người về ý nghĩa biểu vật của
từ)
- Tập hợp các nét nghĩa (nét nghĩa phản ánh đặc điểm của sự vật) được sắp xếp
theo một trật tự nhất định từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng.

- Nghĩa ngữ dụng: Là mối quan hệ của từ với người sử dụng (mối liên hệ giữa từ với thái
độ chủ quan, cảm xúc của người nói, người viết) (ăn xơi chén…)
- Nghĩa cấu trúc: Là mối quan hệ giữa từ và các từ khác trong cùng hệ thống

HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI NGHĨA CỦA TỪ

- Nguyên nhân:
- nguyên nhân thuần túy ngôn ngữ học
- nguyên nhân mang tính xã hội
- Các hiện tượng biến đổi nghĩa:
- mở rộng: nghĩa của từ biến đổi từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu
tượng
- thu hẹp: phạm vi nghĩa của từ biến đổi từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến
cái cụ thể
- Các hiện tượng chuyển nghĩa:
- Ẩn dụ: Là phương thức chuyển nghĩa của từ, trong đó, người ta lấy tên gọi sự vật A để
gọi sự vật B, dựa trên sự quan hệ giống nhau giữa A và B
- Các loại ẩn dụ:
- Ẩn dụ hình thức: Cánh chim - cánh máy bay
- Ẩn dụ vị trí: Đầu người – đầu làng
- Ẩn dụ chức năng: Cửa nhà – cửa rừng
- Ẩn dụ cách thức: Cắt giấy – cắt viện trợ
- Ẩn dụ màu sắc: Da trời – màu xanh da trời
- Ẩn dụ nhân hóa: Thời gian đi, biển giận dữ
- Ẩn dụ kết quả: Chanh chua – giọng nói chua
- Hoán dụ: Là phương thức chuyển nghĩa của từ, trong đó, người ta lấy tên gọi sự vật A để
gọi sự vật B, dựa trên sự quan hệ tương cận giữa A và B (quan hệ gần gũi, hay đi đôi với
nhau trong thực tế
- Các loại hoán dụ:
- Dựa trên quan hệ bộ phận – toàn thể
- Dựa trên quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng
- Dựa trên quan hệ giữa sự vật hiện tượng, hoạt động với đặc điểm của nó
- Dựa trên quan hệ giữa trang phục và con người
- Dựa trên quan hệ giữa bộ phận cơ thể với bộ phận quần áo
- Dựa trên quan hệ giữa nơi sản xuất và sản phẩm

HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN NGHĨA CỦA TỪ

- Từ nhiều nghĩa/đa nghĩa: Là những từ có nhiều nghĩa khác nhau. Các nghĩa của từ không tồn
tại rời rạc, lẻ tẻ mà quy định lẫn nhau, làm thành một kết cấu và có liên quan ít nhiều đến nghĩa
chính.
- Trong các nghĩa của một từ đa nghĩa, có một nghĩa cơ bản, các nghĩa khác là nghĩa phát sinh.
Các nghĩa phái sinh có thể liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nghĩa cơ bản và làm thành một hệ
thống gọi là hệ thống kết cấu ngữ nghĩa của từ.
- Quan niệm về TĐaN:
- Do sự biến đổi và phát triển ý nghĩa mà một từ có thể có nhiều nghĩa. Người ta gọi đó là
từ đa nghĩa.
- Các nghĩa của từ không tồn tại rời rạc, lẻ tẻ mà quy định lẫn nhau, làm thành một kết cấu
- Từ đơn thường nhiều nghĩa hơn từ phức
- Phân loại nghĩa của TĐaN:
- Căn cứ vào sự khác nhau trong mối quan hệ với sự vật:
- Nghĩa trực tiếp
- Nghĩa chuyển tiếp
- Căn cứ vào sự khác nhau trong mối quan hệ đối với nhận thức:
- Nghĩa thông thường & nghĩa thuật ngữ
- Nghĩa đen và nghĩa bóng
- Căn cứ vào sự hình thành và phát triển các nghĩa
- Nghĩa gốc
- Nghĩa phát sinh
- Từ đồng âm:
- Là những đơn vị giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa
- Là hiện tượng mang tính chất ngẫu nhiên, không bị chi phối bởi các quy luật ngữ nghĩa
trong hệ thống ngôn ngữ
- Chú ý: Đồng âm thực sự là đồng âm giữa các đơn vị cùng cấp độ. Không nên xem các
trường hợp phát âm lệch chuẩn (do lối phát âm của địa phương) là từ đồng âm
Phân biệt đa nghĩa với đồng âm:

- Trường nghĩa:
- là tập hợp các từ ngữ có sự đồng nhất với nhau, xét ở bình diện ngữ nghĩa
- Trong quá trình giao tiếp, người tham gia giao tiếp phải huy động vốn từ ngữ liên quan
đến hiện thực được nói tới để tạo lập diễn ngôn. Quá trình này là quá trình xác lập trường
nghĩa
- Các loại trường nghĩa và cách xác lập:
- Trường nghĩa biểu vật: tập hợp các từ đồng nhất với nhau về phạm vi biểu vật
- Các trường biểu vật không đồng đều về số lượng: Điều này đúng trong một ngôn
ngữ và khi so sánh các trường thuộc các ngôn ngữ khác nhau
- Một từ có thể thuộc nhiều trường khác nhau: Các trường biểu vật có thể thẩm
thấu, giao thoa với nhau
- Quan hệ của các từ ngữ trong một trường biểu vật cũng không giống nhau: Có
những từ gắn rất chặt với trường nhưng cũng có những từ gắn bó lỏng lẻo hơn
- Cách xác lập:
- Chọn một danh từ làm gốc. (Danh từ này có tính khái quát cao, gần như tên gọi
các phạm trù biểu vật, cũng là tên gọi nét nghĩa hạn chế biểu vật)
- Đưa một từ vào trường khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi của danh từ
trên.
-
- Trường nghĩa biểu niệm: Là tập hợp các từ ngữ có chung 1 cấu trúc nghĩa biểu niệm.
- Các từ cùng một trường nghĩa biểu niệm có thể khác nhau về trường nghĩa biểu
vật
- Cách xác lập:
- Chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc
- Thu thập các từ ngữ có chung cấu trúc biểu niệm đó
- Trường nghĩa liên tưởng: Là tập hợp các từ ngữ biểu thị các sự vật, hoạt động, tính
chất,…có quan hệ liên tưởng với nhau
- Khó xác lập các trường nghĩa liên tưởng
- Có tính chủ quan cao, phụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống, kinh nghiêm…
của mỗi cá nhân
- Từ đồng nghĩa:
- Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng các từ có nghĩa giống nhau
- Từ đồng nghĩa là từ có thể thay thế được cho nhau trong những ngôn cảnh giống nhau
mà ý nghĩa chung của ngôn cảnh không thay đổi về cơ bản
- Các từ đồng nghĩa là các từ có chung ít nhất một nét nghĩa và các nét nghĩa đó phải
không loại trừ nhau.
- Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ, tuỳ vào số lượng nét nghĩa chung
trong các từ.
- Phân loại:
- Từ đồng nghĩa tuyệt đối (hoàn toàn): Tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các
nét nghĩa trùng nhau
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Các từ khác nhau ở một nét nghĩa nào đó: Nét
nghĩa biểu thái; Nét nghĩa hạn chế biểu vật
- Cách cấu tạo:
- Tạo ra các yếu tố với cách thức hoàn toàn khác nhau: chết – hy sinh - qua đời
- Phương thức láy: đẹp – đèm đẹp
- Phương thức ghép: nhà – nhà cửa
- Phương thức biến thanh, biến âm: lời- nhời
- Tìm các ngữ cố định: bận rộn – đầu tắt mặt tối
- Từ trái nghĩa:
- Hiện tượng trái nghĩa là sự phân hoá các từ đồng nhất với nhau về một ý nghĩa nào đó
thành hai cực đối lập nhau
- Các từ trong một trường nghĩa có quan hệ đồng nhất và đối lập nhau.
- Một nét nghĩa rộng có thể được phân hoá thành những nét nghĩa hẹp hơn. Khi nét
nghĩa này được phân hoá một cách cực đoan thành hai cực => các từ trái nghĩa
- Hai kiểu đối lập trong từ trái nghĩa
- đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của SV, HT: già – trẻ cao – thấp
- Đối lập loại trừ nhau: giàu- nghèo mua- bán vào- ra
- Cách cấu tạo các đơn vị trái nghĩa:
- Tạo ra các yếu tố với cách thức hoàn toàn khác nhau
- Dùng hình vị trái nghĩa
- Tiêu trí xác định:
- Dựa trên khả năng kết hợp giống nhau của các yếu tố
- Trong cặp trái nghĩa, nếu từ 1 mà có khả năng kết hợp với từ A thì từ thứ
2 cũng có khả năng kết hợp với từ A (người cao – người thấp, cao cờ -
thấp cờ)
- Khi khả năng kết hợp khác nhau chứng tỏ chúng không trái nghĩa. (giá
cao – giá hạ =>trái nghĩa; trình độ cao – trình độ hạ => không trái nghĩa)
- Dựa trên quy luật liên tưởng: Nhắc đến từ này, người ta nghĩ ngay đến từ trái
nghĩa với nó
- Khả năng cùng gặp trong một ngữ cảnh: Căn cứ vào khả năng cùng gặp trong một
ngữ cảnh người ta xác lập những cặp từ trái nghĩa

CÁC LỚP TỪ VỰNG

- Theo nguồn gốc:


- Từ thuần: Là những từ mà xét về cấu trúc ngữ âm cũng như dạng thức hình thái hoàn
toàn nằm trong cấu trúc đương thời của bản ngữ mặc dù xét về phương diện lịch đại đó
có thể là những từ có nguồn gốc ngoại lai.
- Từ ngoại lai: Là những từ có những nét không nhập hệ vào cấu trúc đương thời của ngôn
ngữ
- Theo phạm vi sử dụng:
- Từ toàn dân: Là hệ thống từ toàn dân sử dụng, là ngôn ngữ chung cho tất cả những người
trong một quốc gia. Đây là lớp từ vựng quan trọng nhất của mỗi ngôn ngữ.
- Từ địa phương
- Không có từ toàn dân tương đương
- Tương đương với từ toàn dân
- Từ nghề nghiệp
- Có từ rất hạn chế
- Có từ đi vào vốn từ vựng chung
- Tiếng lóng
- Gây sự chú ý
- Giữ bí mật trong nhóm
- Thể hiện thái độ một cách mạnh mẽ
- Thuật ngữ
- Tính chính xác
- Tính quốc tế
- Tính hệ thống
D. Ngữ pháp
- Ngữ pháp: Là toàn bộ những quy tắc cấu tạo của các đơn vị như hình vị, từ, câu…, quy tắc kết
hợp, biến đổi những đơn vị ấy để tạo nên những sản phẩm lời nói.
- Đặc điểm của ngữ pháp:
- Có tính khái quát cao
- Có tính ổn định, bền vững
- Phân loại:
- Từ pháp học
- Cú pháp học
Ý NGHĨA NGỮ PHÁP
- Khái niệm: Là ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ. Được thể hiện bằng những phương
tiện ngữ pháp nhất định
- Phân loại:
- YNNP quan hệ: chỉ xuất hiện do mối quan hệ của đơn vị ngôn ngữ này với đơn vị ngôn
ngữ khác trong lời nói
- YNNP tự thân: không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ
- YNNP thường trực: luôn đi kèm ý nghĩa từ vựng, có mặt trong mọi dạng thức của đơn vị.
- YNNP lâm thời: chỉ xuất hiện ở một số dạng thức nhất định của đơn vị
PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP
- Ý nghĩa ngữ pháp bao giờ cũng được thể hiện ở những hình thức ngữ pháp nhất định.
Hình thức ngữ pháp rất phong phú nhưng người ta có thể quy chúng thành một số kiểu
loại nhất định.
- Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ
pháp
- Phương thức phụ tố: là phương thức sử dụng thêm bớt phụ tố để diễn đạt ý nghĩa
ngữ pháp, được dùng phổ biến trong ngôn ngữ biến đổi hình thái (work + ed =
worked) きれいでした

-
Phương thức biến dạng chính tố: là phương thức biến đổi một số bộ phận chính
của căn tố (thường là nguyên âm) để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp), được dùng phổ
biến trong ngôn ngữ biến đổi hình thái - foot - feet
VD trong tiếng nhật: わかる =>わかった thể hiện ý nghĩa thời quá khứ
- Phương thức thay chính tố: phương thức biến đổi hoàn toàn một căn tố này thành
một căn tố khác để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp, được dùng phổ biến trong ngôn
ngữ biến đổi hình thái: good better best
VD trong tiếng nhật: 来ます=>こられます thể hiện khả năng
- Phương thức trọng âm: Dùng trọng âm để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của các
dạng thức từ.
- Phương thức lặp: : là phương thức lặp lại toàn bộ phận vỏ âm thanh của từ để
diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp.
- Phương thức hư từ: : là phương thức thêm, bớt hư từ để diễn đạt ý nghĩa ngữ
pháp. Phương thức này được sử dụng chủ yếu trong các ngôn ngữ không biến
hình từ, không có phụ tổ
- Hư từ là nhóm từ chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, chúng không
có ý nghĩa từ vựng (đã, đang, sẽ)
- Phương thức trật tự từ: là phương thức sử dụng sự thay đổi vị trí của từ ở trong
các câu diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp. Phương thức này được sử dụng chủ yếu trong
các ngôn ngữ không biến hình (t thích m/m thích t)
- Phương thức ngữ điệu: là phương thức dùng biến đổi của cao độ để biểu thị các ý
nghĩa ngữ pháp và tình thái
- Phân Loại Ngôn Ngữ theo sự sử dụng phương thức ngữ pháp
- Ngôn ngữ tổng hợp tính, tiêu biểu là tiếng Nga. Chủ yếu dùng phương thức phụ
tố, biến dạng chính tố, thay chính tố, trọng âm và lặp
- Ngôn ngữ phân tích tính, điển hình là tiếng Việt. Chủ yếu dùng phương thức trật
tự từ, hư từ và ngữ điệu
- Ngôn ngữ Anh, Pháp, có mức độ tổng hợp tính cao hơn tiếng Việt nhưng lại thấp
hơn tiếng Nga
PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP
-Khái niệm: Phạm trù NP là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập, được thể hiện ra
ở những dạng thức đối lập nhau
- Một số phạm trù ngữ pháp:
- Phạm trù số: là thể thống nhất của các ý nghĩa ngữ pháp về số (số ít, số nhiều) và những
dạng thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp ấy
- Số của danh từ: it & nhiều
- Số của tính từ: Phụ thuộc vào mối quan hệ với DT đi kèm
- Số của động từ: Phụ thuộc vào mối quan hệ với DT đi kèm
- Phạm trù giống: là thể thống nhất của các ý nghĩa ngữ pháp về giống (giống đực, giống
cái, giống trung ) và các dạng thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp ấy.
- Là phạm trù ngữ pháp của danh từ
- Ít có liên hệ với thực tế khách quan, phần lớn do quy ước
- Phạm trù giống ở các ngôn ngữ khác nhau là khác nhau
- Phạm trù cách: là thể thống nhất của các ý nghĩa ngữ pháp về cách (chủ cách, sinh cách,
đối cách, sở hữu cách…) và các dạng biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp ấy
- Là phạm trù NP của DT.
- Biểu thị mối quan hệ NP giữa DT với các từ khác trong cụm từ hoặc câu
- Phạm trù ngôi: : là thể thống nhất của các ý nghĩa ngữ pháp về ngôi (ngôi thứ nhât, ngôi
thứ hai, thứ ba) và các dạng thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp ấy
- Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hoạt động
- 3 ngôi: Chủ thể hoạt động có thể là người nói (ngôi 1), người nghe (ngôi 2) hoặc
đối tượng được nhắc đến (ngôi 3)
- Trong các ngôn ngữ có phạm trù ngôi như Nga, Anh, Pháp…ngôi của động từ
được thể hiện bằng phụ tố, trợ động từ hoặc kết hợp cả hai
- Phạm trù thời: là thể thống nhất của các dạng ý nghĩa ngữ pháp về thời (quá khứ, hiện
tại và tương lai) của các dạng thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp ấy. Phạm trù ngữ pháp
của động từ, biểu thị quan hệ giữa hoạt động với thời điểm phát ngôn hoặc với một thời
điểm nhất định nêu ra trong lời nói.
- Thời là phạm trù ngữ pháp động từ biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm
phát ngôn.
- Phạm trù thời trong các ngôn ngữ không giống nhau
- Phạm trù thể: là thể thống nhất của các dạng ý nghĩa ngữ pháp về thể của các dạng thức
biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp ấy. Là phạm trù ngữ pháp của động từ, phân biệt những
quá trình có giới hạn với những quá trình không có giới hạn
- Động từ mang ý nghĩa có giới hạn thuộc phạm trù thể hoàn thành. Động từ mang
ý nghĩa không có giới hạn thuộc phạm trù thể chưa hoàn thành
- Trong tiếng Nga, tiếng Anh, thể được biểu thị bằng phụ tố hoặc phụ tố kết hợp
với trợ động từ. Trong tiếng Việt được biểu thị bằng hư từ.
- Phạm trù thức: Là phạm trù của động từ, biểu thị quan hệ của nội dung câu với thực tế
khách quan
- Thức thường gặp trong ngôn ngữ là: thức tường thuật, thức mệnh lệnh, thức giả
định, thức điều kiện
- Trong tiếng Việt ý nghĩa về thức được thể hiện bằng hư từ hay ngữ điệu
- Phạm trù dạng: Là phạm trù của động từ, biểu thị quan hệ khác nhau giữa chủ thể và
đối tượng mà động từ biểu thị
- Căn cứ vào ý nghĩa dạng, động từ được phân biệt dạng chủ động và bị động
- Trong tiếng Việt, chủ động và bị động được thể hiện bằng từ “bị” và “được”
PHẠM TRÙ TỪ VỰNG
- Khái niệm: là một tập hợp từ được xác định dựa vào cơ sở ý nghĩa khái quát và đặc điểm hoạt
động ngữ pháp của chúng
- Xác định các phạm trù từ vựng ngữ pháp

- Các phạm trù từ vựng ngữ pháp phổ biến


- Thực từ: Những từ có ý nghĩa từ vựng, biểu thị các sự vật, trạng thái, hoạt động, đặc
điểm, tính chất, số lượng… trong thực tế khách quan
- Có khả năng đảm nhiệm nhiều chức vụ trong câu
- Danh từ: riêng/chung
- Trong các ngôn ngữ biến hình, sự nhận biết danh từ nhờ vào hình thức từ
(phụ tố) và khả năng biến dạng theo giống, số, cách …
- Trong các ngôn ngữ không biến hình nhận biết danh từ nhờ vào khả năng
làm trung tâm của một cấu trúc chính - phụ và khả năng kết hợp của các
yếu tố xung quanh.
- Động từ: ĐT không cần bổ ngữ ĐT cần bổ ngữ ĐT lưỡng tính
- Trong các ngôn ngữ biến hình, động từ được nhận biết nhờ vào dạng thức
từ (phụ tố đặc trưng) và khả năng biến dạng theo ngôi, thời, thể…
- Trong các ngôn ngữ không biến hình, động từ được nhận biết nhờ vào khả
năng làm trung tâm trong một loại cấu trúc chính phụ và khả năng kết hợp
với các từ xung quanh
- Tính từ:
- Trong các ngôn ngữ biến hình, tính từ có nhiều đặc điểm giống với danh
từ và phân biệt rõ với động từ. Chúng không biến đổi theo dạng thức của
động từ (ngôi, thời, thể…) mà biến đổi theo dạng thức ngữ pháp của danh
từ (giống, số, cách….).
- Trong các ngôn ngữ không biến hình (tiếng Việt, Thái, Hán…), tính từ lại
có nhiều nét gần gũi với động từ và đối lập với danh từ
- Số từ: Chuyên đóng vai trò định ngữ cho danh từ
- Đại từ: Đại từ cho DT Đại từ thay thế cho ĐT và TT Đại từ thay thế cho số từ
- Hư từ: những từ không biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp, không làm thành phần chính trong
cụm từ và không có khả năng một mình làm thành phát ngôn
- Đơn chức năng
- Không có khả năng đứng một mình làm thành một phát ngôn độc lập
- Không có khả năng làm thành phần chính trong cụm từ và trong câu
- Phó từ: Chuyên làm thành tố phụ trong các cụm từ
- Phó danh từ: chuyên bổ sung ý nghĩa cho DT-những, các, cái, con…
- Phó thuật từ: chuyên làm thành tố phụ cho cụm ĐT và TT- cũng, vẫn,
đang, sẽ, rất, lắm…
- Phó số từ: chuyên làm thành tố phụ cho cụm số từ-độ, chừng, khoảng
- Kết từ: Chuyên nối các từ, các cụm từ, các vế câu nhằm biểu thị quan hệ giữa
chúng
- Liên từ: và: với, hay, hoặc
- Giới từ: của, bằng, để
- Hệ từ: là
- Trợ từ: Chuyên đi kèm một từ hoặc kết cấu ngữ pháp để biểu thị ý nghĩa tình thái
của chúng
- Trợ từ đứng trước, chuyên để nhấn mạnh
- Trợ từ đứng sau, chuyên biểu thị nhiều loại ý nghĩa tình thái
- Thán từ: là những từ biểu thị cảm xúc, không có quan hệ ngữ pháp với các thành tố
xung quanh, nhưng có khả năng độc lập tạo thành phát ngôn
- Là nhóm từ chuyên biểu thị cảm xúc của người nói
- Là những từ đơn chức năng; Có khả năng đứng một mình làm thành phát ngôn
độc lập;
- Từ cảm thán; Biểu thức cảm thán
QUAN HỆ NGỮ PHÁP
- Khái niệm: Là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ
- được vận dụng độc lập vào các bối cảnh khác nhau
- được xem là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn
- có ít nhất một thành tố có thể thay bằng từ nghi vấn
- Các kiểu quan hệ:
- Quan hệ đẳng lập: Là quan hệ giữa các yếu tố ngang nhau, không phụ thuộc vào nhau,
không có thành tố chính không có thành tố phụ
- Quan hệ liên hợp
- Quan hệ lựa chọn
- Quan hệ giải thích
- Quan hệ qua lại
- Quan hệ chính phụ: Là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính và một
thành tố phụ
- Đặc trưng:
- Ý nghĩa: Thành tố phụ làm nhiệm vụ hạn định hoặc bổ sung ý nghĩa cho
thành tố chính. Thành tố chính là trung tâm ý nghĩa của cả kết cấu.
- Ngữ pháp: Thành tố chính quy định đặc điểm NP của thành tố phụ, quyết
định đặc điểm NP của cả kết cấu.
- Các kiểu quan hệ:
- Quan hệ giữa thực từ với thực từ
- Quan hệ giữa thực từ với hư từ
- Xác định thực từ là thành tố phụ
- Dễ thay thế bằng từ nghi vấn.
- Dễ thay thế bằng hư từ:
- Dễ đảo lên đầu câu:
- Quan hệ chủ vị:
- Quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau, làm nên nòng cốt của một câu đơn
bình thường.
- Chủ ngữ: biểu thị đối tượng được đề cập trong câu
- Vị ngữ: biểu thị nội dung tường thuật hay nội dung thông báo về đối
tượng nêu ở chủ ngữ.
- Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ
ĐƠN VỊ NGỮ PHÁP
- Là loại đơn vị có đầy đủ hai mặt: biểu đạt và được biểu đạt (hình thức ngữ âm và ý nghĩa)
- Các loại:
- Hình vị: Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa; là đơn vị cấu tạo nên từ
- Từ: Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa có khả năng tồn tại độc lập để tạo nên các đơn vị lớn
hơn
- Cụm từ: Là tổ hợp gồm hai thực từ trở lên có quan hệ ngữ pháp với nhau
- Dựa vào mức độ cố định của cụm từ: cố định/tự do
- Dựa vào cấu tạo: đơn/phức
- Dựa vào các kiểu quan hệ ngữ pháp: đẳng lập/chính phụ/chủ vị
- Câu: Là đơn vị nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm
hoặc một cảm xúc
- Dựa vào cấu trúc ngữ pháp: Câu đặc biệt, câu đơn, câu phức, câu ghép.
- Dựa vào mục đích giao tiếp: Câu tường thuật, câu nghi vấn, cảm thán, câu mệnh
lệnh.
- Dựa vào quan hệ giữa nội dung với hiện thực: câu khẳng định và câu phủ định.
- Kết hợp với sự phân loại theo mục đích giao tiếp: nghi vấn khẳng định, nghi vấn
phủ định, mệnh lệnh khẳng định, mệnh lệnh phủ định, cảm thán khẳng định, cảm
thán phủ định, tường thuật khẳng định, tường thuật phủ định
E. Ngữ dụng
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
- là sự tiếp xúc, trao đổi thông tin, tình cảm, thái độ … giữa con người với con người thông qua
phương tiện giao tiếp chủ yếu là ngôn ngữ.
- Các nhân tố giao tiếp:
+ nhân vật giao tiếp: người phát (sp1) => người nhận (sp2)
+ nội dung giao tiếp:
. là hình thức thực tế khách quan được các nhân vật giao tiếp đưa vào cuộc giao tiếp
. hiểu biết chủ quan của sp1 về hiện thực khách quan => sp2 nhận thức độc lập về hiện
thực khách quan
. các nhân vật giao tiếp phải có hiểu biết nhất định về hiện thực khách quan => khởi
nguồn cho nội dung giao tiếp.
+ môi trường giao tiếp:
. thời gian, địa điểm, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp
. ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và hình thức giao tiếp
+ Tiền giả định giao tiếp:
. là những hiểu biết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và xã hội có trước hoạt động giao
tiếp trong tư duy sp1 và sp2
. không tham gia trực tiếp vào giao tiếp nhưng là điều kiện để một cuộc giao tiếp diễn ra
bình thường
. không có tiền giả định giao tiếp, một lời nói phát ra dù diễn đạt rõ ràng cũng trở nên
khó hiểu
+ đích giao tiếp:
. là ý đồ, mục đích mà các nhân vật giao tiếp đặt ra trong một cuộc giao tiếp nhất định
. chi phối việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương tiện giao tiếp
. yếu tố quan trọng nhất của cuộc giao tiếp

+ phương tiện và kênh giao tiếp


. là hệ thống tín hiệu một cách truyền tín hiệu mà người tham gia giao tiếp sử dụng trong
quá trình giao tiếp
. được sử dụng phổ biến nhất là ngôn ng, lưu ý các phương tiện phi ngôn ngữ
. chú ý môi trường truyền âm thanh trong giao tiếp => phải giảm tối thiểu yếu tố nhiễu,
tiếng ồn trong giao tiếp.
- Các quá trình của hoạt động giao tiếp

- Sản phẩm của hoạt động giao tiếp:


+ Câu: đơn vị ngôn ngữ biểu thị một nội dung thông báo tương đối trọn vẹn.
+ Phát ngôn: khi sp1, sp2 sử dụng câu vào một hoạt động giao tiếp cụ thể.
+ Diễn ngôn: tập hợp những phát ngôn có tính liên kết, thống nhất về đích và nội dung giao
tiếp, được tạo ra hoạt động giao tiếp: dạng nói và dạng viết.

CHIẾU VẬT
- Khái quát về chiếu vật:
+ là dùng các phương tiện ngôn ngữ học đứa SVHT mình định nói tới vào diễn ngôn.
SVHT bên ngoài được nói đến trong dẫn ngôn là cái đã biết với sp1 nhưng là cái chưa
biết đối với sp2. sp2 suy ra SVHT đó nhờ vào các yếu tố có trong diễn ngôn.
+ Vai trò:
. là điều kiện để hiểu được phát ngôn
. đóng vai trò quan trọng trong việc xác định gt đúng/ sai của phát ngôn

SVHT => sp1 => từ ngữ => sp2


- Các loại chiếu vật:
+ Chiếu vật ngoại chỉ: người nhận phải hướng tới các SVHT ngoài diễn ngôn.
VD: Nam là sinh viên ưu tú nhất của lớp Nhật.
+ Chiếu vật nội chỉ: không đòi hỏi người nhận phải hướng ra ngoài thế giới bên ngoài mà
chỉ cần hướng vào nội bộ phát ngôn, đến các từ đứng trước hoặc đứng sau.
VD: Nam là sinh viên ưu tú. Cậu ấy vừa nhận được học bổng.
- Các phương thức chiếu vật:
+ dùng tên riêng: làm cho ng nhận dễ thực hiện thành công hành động chiếu vật. Nếu trùng
tên người nói thường kèm định ngữ ở phía sau
VD: Hà lớp tớ học giỏi lắm!
+ dùng biểu thức miêu tả: nêu các đặc điểm của sự vật để người nghe quy chiếu, xác định được sự
vật được nói đến. Không phải biểu thức miêu tả nào trong diễn ngôn cũng có c/n chiếu vật mà
chỉ cung cấp thông tin thêm để người đọc hiểu rõ hơn về sự vật.
+ dùng chỉ xuất: là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ, với nguyên
tắc: sự vật được chỉ trỏ ở gần, điểm làm mốc (thường là cơ thể người này chỉ)
. các phạm trù chỉ xuất: nhân xưng, không gian, thời gian
. phạm trù nhân xưng: chỉ xuất theo vai giao tiếp với điểm gốc là người phát
Tự đưa mình vào phát ngôn: ngôi thứ nhất
Đưa người nhận vào phát ngôn: ngôi thứ hai
Đối tượng được nói đến: ngôi thứ 3
+ Chỉ xuất thời gian, không gian
. là phương thức chiếu vật bằng cách chỉ ra sự vật ( sự kiện) theo vị trí của nó trong không gian,
thời gian.
. quy tắc trỏ: phải có điểm gốc, theo hướng nhìn của người trỏ
. phân loại:
Chủ quan: khi giao tiếp, sp1 lấy vị trí hiện tại, thời điểm hiện tại của mình (tôi, ở đâu,
bây giờ) làm điểm mốc để xác định không gian của sự vật.
Khách quan: sp1 lấy một điểm trong không gian hay một thời điểm trong diễn tiến của sự
kiện kết quả làm điểm gốc.
LÝ THUYẾT HỘI THOẠI
Lý thuyết hội thoại: Các nguyên tắc hội thoại
- Khái quát về hội thoại
+ Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là
hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại có thể diễn ra giữa
hai người (song thoại), giữa ba người (tam thoại), giữa nhiều người (đa thoại).
Song dạng cơ bản nhất của hội thoại là song thoại.
- Các nguyên tắc hội thoại:
+ Nguyên tắc luân phiên lượt lời:
1. Do bản chất tuyến tính nên sự giao tiếp bằng lời đòi hỏi phải giảm thiểu đến mức
thấp nhất sự dẫm đạp lên lời của nhau.Vì thế, khi hai người hội thoại, người kia
phải nói khi người này nhường lời theo cách lời người này kế tiếp lời người kia.
2. Ta có những dấu hiệu nhất định,bảo một cách tự động cho người kia biết rằng họ
có thể nói. Đó là những dấu hiệu như sự trọn vẹn về ý nghĩa, sự trọn vẹn về cú
pháp,ngữ điệu, các câu hỏi, các hư từ....
+ Nguyên tắc cộng hội thoại
1. Nguyên tắc liên kết hội thoại không chỉ chi phối các diễn ngôn đơn thoại mà chi
phối cả các lời tạo thành một cuộc thoại.
2. Tính liên kết hội thoại thể hiện trong lòng một phát ngôn, giữa các phát ngôn, giữa
các hành động ở lời, giữa các đơn vị hội thoại.
3. Tính liên kết hội thoại không chỉ thuộc lĩnh vực nội dung và thể hiện bằng các dấu
hiệu ngữ pháp hiểu theo nghĩa truyền thống mà nó còn thuộc các lĩnh vực hành
động ở lời, còn thể hiện trong quan hệ lập luận.

. Phương châm về lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như
đòi hỏi của đích hội thoại
Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi.

. Phương châm về chất: Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt
là:

- Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng


- Đừng nói điều gì mà anh không có đủ bằng chứng
. Phương châm quan hệ: Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu, tức là có dính
líu đến câu chuyện đang diễn ra.
. Phương châm cách thức: Dạng tổng quát của phương châm này là hãy nói cho rõ
ràng, đặc biệt là:
- Tránh lối nói tối nghĩa.
- Tránh lối nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa.
- Hãy nói ngắn gọn.
- Nói có trật tự
+ Nguyên tắc lịch sự:
- Nguyên tắc này đảm bảo giữ quan hệ liên cá nhân được hài hòa tốt đẹp.
- Nguyên tắc lịch sự được cụ thể hóa thành 2 bình diện: lịch sự quy ước và lịch
sự chiến lược
+ Lịch sự quy ước:
. Thể hiện ở những quy ước, nghi thức giao tiếp mang tính chất cộng
đồng, được cộng đồng chấp nhận và và tuân theo.
. Đặc biệt phổ biến ở các nước đề cao tính cộng đồng như là Trung
Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ở những nước này nếu không tuân thủ lịch
sự quy ước sẽ bị đánh giá nặng về nhân cách, đạo đức.
. Người phương Đông nghiêng về lịch sự quy ước hơn là lịch sự chiến
lược. Họ coi lịch sự là hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Lịch sự chuẩn mực hướng tới sự tôn trọng các giá trị của đối tác giao
tiếp như là địa vị, quyền lực, thứ bậc, tuổi tác, giới tính...

+ Lịch sự chiến lược


. Là chiến lược giao tiếp mang tính cá nhân. Lịch sự chiến lược là
những phương thức để tỏ ra rằng thể diện của người đối thoại được
thừa nhân và tôn trọng.
. Lịch sự chiến lược bao gồm lịch sự dương tính và lịch sự âm tính:
.. Lịch sự dương tính thể hiện ở hành vi đề cao người khác, quan tâm
đến người khác
.. Lịch sự âm tính thể hiện ở việc tránh đả động đến những vấn đề
riêng tư và cái tôi cá nhân
Lịch sự chiến lược thể hiện ở một số yếu tố sau:
Sử dụng yếu tố rào đón
Sử dụng yếu tố vuốt ve
Sử dụng dấu hiệu nhận diện đồng nhóm
Sử dụng cách nói gián tiếp
...

You might also like