You are on page 1of 2

1.

Ngôn ngữ văn hóa


 Khái niệm: Ngôn ngữ văn hóa là hệ thống giao tiếp thống nhất, chuẩn mực
được sử dụng trên toàn quốc gia. Nó không chỉ là các từ và ngữ pháp, mà còn
bao gồm các giá trị, thể chế, và biểu tượng mà người dùng sử dụng để truyền
đạt thông tin và tương tác với nhau.
 Quá trình hình thành:
- Hình thành ởt một số nước ngay ở trước khi dân tộc phát triển.
- Ngôn ngữ văn hóa được đề ra do nhu cầu trên phạm vi toàn quốc gia cần
phải có phương tiện giao tiếp chung, phục vụ trước hết cho nhà thờ, tôn
giáo, cho việc viết sách và công việc hành chính.
- Trong thời kì đầu, ngôn ngữ văn hóa chỉ là ngôn ngữ trên phương ngôn,
được dùng trong hành chính, giấy tờ, trường học, tôn giáo, nói chung là
ngôn ngữ sách vở.
 Đặc điểm:
- Là thứ ngôn ngữ thống nhất, chuẩn mực của dân tộc biểu hiện tập trung nhất
của tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc.
- Tồn tại dưới hình thức nói và viết.
- Ngôn ngữ văn hóa là sản phẩm chung của toàn xã hội.
- Hoạt động tuân theo những quy tắc chặt chẽ được gọi là chuẩn mực.
- Nó lựa chọn những đơn vị, những phạm trù ngôn ngữ đáp ứng nhiều nhất
cho những yêu cầu của toàn dân tộc, tước bỏ những hạn chế có tính địa chất
địa phương và xã hội, làm chúng trở thành những hiện tượng có tính chất
thống nhất đối với toàn dân tộc.
- Cái đích của ngôn ngữ văn hóa là ngôn ngữ chuẩn. Tuy nhiên, trong các tác
phẩm riêng biệt, ngoài cái phần chung còn có sự vận dụng, sáng tạo có tính
chất cá nhân.
 Ví dụ:
- Tiếng Latin từng là ngôn ngữ văn hóa của nhiều nước châu Âu.
- Chữ Hán từng là ngôn ngữ văn hóa của dân tộc ta.
 Các biến thể của ngôn ngữ văn hóa:
- K/n: Là những phong cách chức năng khác nhau của ngôn ngữ được hình
thành trong quá trình phát triển lịch sử.
- Hình thành do các hoàn cảnh và mục đích giao tiếp khác nhau, mà việc lựa
chọn các phương tiện biểu hiện không giống nhau.
- Mỗi phong cách phục vụ cho một mặt, một lĩnh vực nào đó của đời sống xã
hội.
- Một số phong cách chủ yếu:
+ Phong cách hội thoại;
+ Phong cách sách vở: phong cách chính luận, phong cách khoa học, phong
cách hành chính.
 Ngôn ngữ văn hóa dân tộc: Được hình thành khi các dân tộc phát triển, dựa trên
nguyên liệu là ngôn ngữ dân tộc nhưng được chọn lọc và gọt giũa kĩ càng.
2. Ngôn ngữ cộng đồng tương lai
 Khái niệm: Là một ngôn ngữ giao tiếp chung cho toàn nhân loại.
 Quá trình có thể hình thành ngôn ngữ cộng đồng tương lai:
- 1. Nhân tạo: Trong lịch sử đã có một số ngôn ngữ được tạo ra nhắm có một
ngôn ngữ thống nhất cho toàn nhân loại, không phải tiếng của dân tộc nào
như Voluapuk, Esperanto, Udo, Adjuvanto, … Hiện nay chỉ có Esperaton là
được chấp nhận nhiều nhất.
- 2. Hình thành do các ngôn ngữ thâm nhập lẫn nhau, hòa vào nhau, dần dần
tạo thành một ngôn ngữ chung thống nhất.
- 3. Một ngôn ngữ có sẵn được đề lên làm cương vị ngôn ngữ giao tiếp chung
giữa các dân tộc.

You might also like