You are on page 1of 12

Đặc trưng của phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt là loại ngôn ngữ phong phú và phức tạp, thiên về sự
thể hiện những chi tiết đời thường, riêng lẻ, cụ thể, sinh động, mang đậm
màu sắc biểu cảm. Bao gồm các đặc trưng cơ bản sau:

Tính cá thể: ngôn ngữ sinh hoạt luôn luôn mang sắc thái riêng của từng
chủ thể phát ngôn về các mặt như: tâm lí, lứa tuổi, nghề nghiệp, địa
phương, v.v. Có người nói chậm, có người nói nhanh, có người thích lối
nói bóng bẩy, tế nhị, lại có người thích lối nói thẳng tuột. Trong ngôn
ngữ sinh hoạt, lời nói chuẩn mực là lời nói tự nhiên, sinh động, truyền
cảm và có sức thuyết phục.

Tính cụ thể: ngôn ngữ sinh hoạt tránh lối nói cầu kì, trừu tượng, chung
chung. Các vấn đề đưa ra thường được trình bày một cách cụ thể, ngắn
gọn. Tính cụ thể làm cho ngôn ngữ sinh hoạt trở nên dễ hiểu, những vấn
đề nêu ra dù trừu tượng đến mấy cũng được cụ thể hóa bằng những cách
nói giản dị, có hình ảnh.

Tính cảm xúc: ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ của cá nhân do đó nó
mang tính cụ thể, cá thể và sắc thái biểu cảm cao. Lời ăn tiếng nói hàng
ngày là phương tiện truyền đạt tư tưởng tình cảm giữa mọi người với
nhau nên nó luôn luôn mang sắc thái cảm xúc tự nhiên. Những sắc thái
tình cảm này nảy sinh trực tiếp từ những tình huống giao tiếp cụ thể.
Yếu tố cảm xúc đã tạo cho lời nói sinh hoạt một vẻ riêng. Vẻ riêng đó
chính là tính biểu cảm, là yếu tố vô cùng quan trọng tạo ra hiệu quả
trong giao tiếp bằng lời. Trong ngôn ngữ sinh hoạt nhiều khi cảm xúc lại
làm nên nội dung thông báo chính. Cũng nhờ tính cảm xúc mà người
nói, người nghe hiểu nhau được trong những câu đối thoại đã tỉnh lược
đến mức tối đa

Đặc trưng của phong cách chức năng ngôn ngữ khoa học

Phong cách chức năng ngôn ngữ khoa học có những đặc trưng cơ bản
sau đây:

Tỉnh trừu tượng - khái quát: Tính trừu tượng - khái quát được biểu thị
qua cách sử dụng các thuật ngữ khoa học và kết cấu của một văn bản và
tập trung vào các khái niệm và nguyên lý chung, thay vì các chi tiết hoặc
các ví dụ cụ thể.

- Tính logic nghiêm ngặt: trong văn bản khoa học, tính thuyết phục cho
vấn đề đưa ra nhờ vào cách trình bày, lập luận chặt chẽ theo quy luật của
tư duy logic. Tính logic ở đây thể hiện ở chỗ văn bản mang tính nhất
quán trong việc phân bố tất cả các đơn vị tương ứng với nội dung hàm
chứa. Các vấn đề đưa ra phải cân đối, hợp logic và không gây ra mâu
thuẫn. Logic trong khoa học là logic được chứng minh, khác với logic
trong nghệ thuật là logic hình tượng.
- Tính chính xác - khách quan: Các vấn đề khoa học luôn luôn yêu cầu
phải được phản ánh một cách khách quan và chính xác. Do vậy tính
chính xác - khách quan là một thuộc tính hiển nhiên của văn bản khoa
học. Trong ngôn ngữ khoa học, tính chính xác thể hiện ở tính đơn nghĩa
của từ ngữ trong cách hiểu. Điều này khác với ngôn ngữ nghệ thuật, tính
chính xác có nghĩa là trung thành với hình tượng tức là hình tượng phải
điển hình

Đặc trưng của phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính

a. Tính chính xác

Tính chính xác được thể hiện trong cách dùng từ, đặt câu; tính minh
bạch thể hiện trong kết cấu logic, sự chặt chẽ giữa nội dung và hình
thức nhằm đảm bảo cho nội dung nhất quán, rõ ràng và đơn nghĩa. Ngôn
ngữ văn bản hành chính chỉ cho phép một cách hiểu duy nhất. Đặc điểm
này quy định tính chất tu từ của văn bản hành chính: ngôn ngữ trung
hòa sắc thái biểu cảm, lời văn khách quan và chính xác (khác với
phong cách khoa học tuy tình chính xác cao nhưng cách thức trình bày
và diễn đạt có thể vẫn mang màu sắc cá nhân). Đây là dấu hiệu của các
loại văn bản hành chính.

b. Tính nghiêm túc - khách quan


Tính chất này được thể hiện rõ ở cách trình bày. Đây là dấu hiệu chung
cho tất cả các loại văn bản hành chính thể hiện tính xác nhận của tài liệu
này. (Khác với phong cách ngôn ngữ khoa học ít nhiều vẫn mang dấu ấn
của tác giả). Các loại đơn từ cá nhân không mang danh nghĩa cá nhân,
còn chữ kí của người chịu trách nhiệm chỉ khẳng định tính chất xác thực
của tài liệu chứ không phải khẳng định tư cách tác giả xét về mặt phong
cách ngôn ngữ. Tính nghiêm túc - khách quan còn thể hiện ở cách dùng
từ ngữ mang tính chuẩn mực và tính quy định, loại trừ yếu tố cảm xúc,
yếu tố cá nhân người viết.

c. Tính khuôn mẫu

Văn bản hành chính luôn luôn tuân theo những khuôn mẫu đã được quy
định về hình thức trình bày. Tùy thuộc vào từng kiểu loại cụ thể mà nó
có những khuôn mẫu có thể được in sẵn. Trong nền hành chính hiện đại,
mỗi một cơ quan, tùy theo chức năng và công việc mà người ta có thể
soạn thảo các mẫu đơn có sẵn để sử dụng, tránh mất thời gian và sai quy
cách. Ví dụ trong trường học cần có các mẫu in sẵn như: giấy mời họp
phụ huynh, đơn xin phép nghỉ học, nghỉ dạy, đơn xin trợ cấp, đơn xin
chuyển công tác, tờ trình điều chỉnh lương, đơn xin hết tập sự, v.v. Tuy
nhiên, về mặt này nền hành chính chúng ta chưa đáp ứng được và ý thức
về vấn đề quy chuẩn hóa các loại văn bản hành chính, thủ tục hành
chính, cách thức tiến hành vẫn còn hết sức hạn chế

Đặc trưng của phong cách chức năng ngôn ngữ chính luận

Tỉnh bình giá công khai: Văn bản chính luận luôn luôn thể hiện rõ nét
thái độ của người viết, người nói đối với vấn đề đưa ra tranh luận, thảo
luận. Tính bình giá công khai là nét khu biệt của phong cách chính luận
so với các phong cách khác. Nó tạo nên tính hùng biện trong cách thức
nêu ra và giải quyết vấn đề. Có thể nói tính bình giá công khai là cơ sở
để nói rằng văn bản chính luận chính là văn bản báo đạt đến mức điển
hình.

- Tính lập luận chặt chẽ: Mục đích của văn bản chính luận là thuyết
phục người nghe tin vào lập luận của mình là đúng. Do vậy yêu cầu phải
có sự lập luận chặt chẽ trên cơ sở đưa ra được những luận điểm, luận cứ
hợp logic và có cơ sở khoa học thỏa đáng. Về điểm này ngôn ngữ chính
luận gần với ngôn ngữ khoa học.
Ví dụ: Có anh hùng vì có tập thể anh hùng. Có tập thể anh hùng vì có
nhân dân anh hùng, Đảng anh hùng (Hồ Chí Minh); Nguyễn Trãi, người
anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn. Văn là chính trị: chính trị cứu
nước cứu dân, nội trị, ngoại giao, “mở nền thái bình muôn thuở, rửa nỗi
thẹn nghìn thu” (Bình Ngô Đại Cáo). Võ là quân sự: chiến lược và chiến
thuật, “yếu thắng mạnh, ít địch nhiều... thắng hung tàn bằng đại nghĩa”
(Bình Ngô Đại Cáo); văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như
gươm đao: "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời” (Lê Quí Đôn),
“văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kính bang tế thế” (Phan
Huy Chú). Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước
ta! (Phạm Văn Đồng); Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã
sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã
làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta (Lê Duẩn)

Tính truyền cảm mạnh mẽ: Văn bản chính luận không những thuyết
phục người đọc người nghe bằng lí trí mà còn bằng tình cảm. Chính vì
vậy ngôn ngữ chính luận luôn luôn được diễn đạt một cách hùng hồn,
sinh động và cảm động, lôi cuốn người nghe từ đầu đến cuối.
Ví dụ: Đồng bào Nam Bộ là dân của nước Việt Nam. Sông có thể
cạn,núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi (Hồ Chí
Minh); Hỡi đồng bào toàn quốc, chúng ta muốn hòa bình chúng ta đã
nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn
tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi
sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ. Hỡi đồng bào chúng ta phải đứng lên... (Hồ Chủ tịch).... Vì vậy,
tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và
các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong
Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột (Hồ Chí Minh -
Di chúc)
Đặc trưng của phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí

a. Tính chiến đấu, thuyết phục, giáo dục

Báo chí là công cụ đấu tranh chính trị của một nhà nước, một đảng phái,
một tổ chức. Tất cả công việc thu thập và đưa tin đều phải phục vụ cho
nhiệm vụ chính trị đó. Tính chiến đấu là một yếu tố không thể thiếu
được trong quá trình tạo nên sự ổn định và phát triển của xã hội trên mặt
trận chính trị tư tưởng. Đấy chính là các cuộc đấu tranh giữa cái cũ và
cái mới; giữa cái tiến bộ và lạc hậu; giữa tích cực và tiêu cực, v.v. Bởi
vậy, Báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Nó là
diễn đàn của quần chúng lao động, đấu tranh chống lại những gì phi đạo
đức, trái pháp luật, bảo vệ công lí... nhằm làm cho cuộc sống ngày càng
tốt đẹp hơn. Chình vì vậy, báo chí là diễn đàn công khai của toàn thể
nhân dân cho mục đích cao cả và tốt đẹp đó là xây dựng một xã hội công
bằng và văn minh.

b. Tính thời sự cập nhật

Báo chí luôn luôn phản ánh những vấn đề hiện tại mang tính bức thiết
nhất. Nếu đề cập những vấn đề của quá khứ hay tương lai thì bài báo đó
cũng muốn hướng người đọc đi vào giải quyết những vấn đề hiện tại
đang được đặt ra một cách khách quan. Ví dụ bài báo được đăng ngay
trước thời điểm xảy ra chiến tranh Iraq:

Iraq trước ngưỡng cửa chiến tranh

Khi Iraq đang cận kề trước một cuộc chiến tranh do Mỹ phát động thì
những câu hỏi như: Nguyên nhân nào khiến Mỹ tấn công Iraq?

c. Tính kích thích hấp dẫn

Phong cách báo đặc biệt chú trọng vào vấn đề lôi cuốn độc giả quan tâm
tìm hiểu sự việc. Do vậy từ đầu đề đến cách kết cấu và cách dùng từ ngữ
đều mang tính hấp dẫn, gợi trí tò mò và ý muốn tìm hiểu của người
nghe, người đọc. Tính kích thích hấp dẫn thể hiện ngay trong cách đặt
tên đầu đề các bài báo.
Ví dụ: Ca dao... cạo, Công tỉ trách nhiệm... vô hạn!

d. Tính ngắn gọn

Do dung lượng tờ báo có giới hạn và do sự đòi hỏi tức thời, nhanh chóng
của người đọc nên bài báo phải đo đếm từng chữ. Những chữ còn bỏ
được sẽ không được phép xuất hiện. Trường hợp bài dài phải đăng liên
tiếp trong nhiều kì để đảm bảo cho tính phong phú của thông tin trong
một tờ báo
Tính chính xác
Nội dung phản ánh phải chân thực khác quan các tin tức ,vấn đề
Không được viết, nói sai sự thật

VI. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT


1. Tính cấu trúc

-K/n: Cấu trúc là toàn bộ sự tổ chức các yếu tố trong chỉnh thể nghệ
thuật nhằm truyền tải những nội dung nhất định. (Phong cách học tiếng
Việt - Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa)

- Mỗi văn bản nghệ thuật là một cấu trúc phụ thuộc bởi tính thẩm mĩ của
ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ý định thẩm mĩ của tác giả nói riêng.

kết cấu nghệ thuật sẽ tùy biến dựa vào ý đồ truyền tải tư tưởng của tác
giả.

- Tính cấu trúc không chỉ thể hiện ở các đoạn văn, đoạn thơ, khổ thơ mà
còn thể hiện ở những từ ngữ.
2. Tính hình tượng
- K/n: hình tượng là phương thức phản ánh thế giới đặc thù của văn học
bằng những hình thức đời sống, được sáng tạo bằng hư cấu và tưởng
tượng, vừa cụ thể vừa khái quát, mang tính điển hình, giàu ý nghĩa thẩm
mĩ, thể hiện tư tưởng và tình cảm con người

- K/n hình tượng trong ngôn ngữ: Hình tượng trong ngôn ngữ là thuộc
tính của lời nói thơ (lời nói nghệ thuật) truyền đạt không chỉ thông tin
logic mà còn cả thông tin được tri giác một cách cảm tính (cảm giác, tri
giác, biểu tượng).

+Những từ trong tác phẩm nghệ thuật thường không được sử dụng trong
ngôn ngữ thực hành.
+Ngôn ngữ nghệ thuật là sự kết hợp của ngôn từ thực hành với ngôn từ
nghệ thuật để tạo ra một nét nghĩa mới phục vụ cho ý đồ của tác giả.

+Ngôn ngữ thực hành đặt trong một ngữ cảnh nhất định của tác phẩm có
thể chuyển thành ngôn ngữ nghệ thuật

+Mỗi từ của ngôn ngữ thực hành xuất hiện trong văn bản nghệ thuật
không bắt buộc phải chuyển thành ngôn ngữ nghệ thuật. Các từ này
được gọi là vị trí rỗng, chỉ có giá trị giao tiếp mà không hoặc rất ít giá trị
về mặt nghệ thuật.

-K/n hình tượng trong nội dung: hình tượng nội dung là một thể thống
nhất của bình diện tạo hình (miêu tả nhân vật, hoàn cảnh sinh hoạt...) và
bình diện biểu đạt (mang tính đạo đức, răn dạy). Tính hình tượng có
trong tất cả các tác phẩm văn học, nhưng dễ nhìn thấy và rạch ròi nhất là
ở truyện ngụ ngôn.

+Tính hàm súc thể hiện ở chỗ lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn. Từ một hình
tượng người tiếp nhận có thể hiểu theo nhiều khía cạnh, nhiều cách khác
nhau.

+Việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật thuộc về những đơn vị ngôn ngữ
(âm vị, hình vị, câu,...) mà sự phức hợp chức năng của chúng thể hiện ở
sự biến đổi nội dung khái niệm.

3. Tính cá thể hóa

-K/n: + Tính cá thể hóa là làm nổi bật lên cái vẻ riêng, cái đặc sắc riêng
về ngôn ngữ tác giả. Đó là lối phô diễn riêng của nhà văn, nhà thơ.
(Phong cách học tiếng Việt hiện đại - Nguyễn Thế Truyền)

- Dấu ấn phong cách tác giả là điều kiện bắt buộc đối với ngôn ngữ nghệ
thuật.

- Biểu hiện: Phong cách ngôn ngữ cá nhân tác giả trong tác phẩm:
+ Mỗi nhà văn, nhà thơ có một giọng nói riêng, vẻ riêng trong việc sử
dụng ngôn ngữ của mình. Điều này được hình thành dựa trên xu hướng,
sở trường, thị hiếu, tập quán, tâm lí xã hội, cá tính,...của mỗi tác giả.
+ Cái giọng nói riêng của từng tác giả được thể hiện qua sở trường ngôn
ngữ (điểm mạnh của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ) và sự sáng tạo
ngôn ngữ (thông qua lối kết hợp từ ngữ độc đáo, lạ hóa ngôn từ).
+ Kĩ thuật của tác giả làm rõ sự khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật
khác, sự vật này với sự vật khác, cảnh đời này với cảnh đời khác.
4. Tính cụ thể hóa
- Đặc điểm:
+ Tính cụ thể hóa nghệ thuật là thuộc tính rộng lớn nhất của lời nói nghệ
thuật.
+ Sự cụ thể hóa nghệ thuật được thực hiện nhờ cách lựa chọn và tổ chức
các phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là những từ có nghĩa hẹp, có sức gợi
cao.
+ Sự cụ thể hoá nghệ thuật có thể đạt được bằng một phương thức đặc
biệt gọi là “sự dẫn dắt bằng động từ”.
+ Sự cụ thể hóa nghệ thuật được thể hiện một cách chi tiết, tinh tế, từng
đường nét tỉ mỉ, sinh động.
+ Sự cụ thể hoá trong thơ có sự khác biệt so với trong văn xuôi nghệ
thuật.
5. Tính tổng hợp
- Ngôn ngữ nghệ thuật có khả năng sử dụng yếu tố ngôn ngữ của tất cả
các phong cách ngôn ngữ khác và tái tạo lại thành yếu tố riêng của mình.
- Ngôn ngữ nghệ thuật có quan hệ đặc biệt với khẩu ngữ.
6. Tính truyền cảm
- K/n: Ngôn ngữ của người viết (người nói) có khả năng gây cảm xúc,
ấn tượng mạnh với người đọc (người nghe).

- Tính truyền cảm tạo ra sự hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc
cho người đọc. thể hiện ở chỗ làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn,
yêu thích,... như chính người nói (viết)
- Tính cảm xúc có được là nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình
giá đối tượng khách quan (truyện và kịch) và tâm trạng chủ quan (thơ trữ
tình).

- Ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh, nhưng có khi không có hình ảnh
mà vẫn có sức hấp dẫn lạ thường, do sự cảm thông sâu sắc với số phận,
hoàn cảnh của
con người.
- Văn xuôi nghệ thuật cũng rất dồi dào cảm xúc. Đó là nhờ sự phối hợp
nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tự sự, miêu tả với biểu cảm.

Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ, ngôn ngữ có
khả năng thiết lập mối quan hệ liên tưởng để gợi ra cho người đọc,
người nghe những biểu tượng về thế giới khách quan mà con người nhận
thức và chiếm lĩnh.
Hệ thống ngôn ngữ trong một tác phẩm văn chương là một phức thể
bao chứa gồm lớp nghĩa của từ, lớp nghĩa của hình ảnh, lớp nghĩa của
hình tượng; lớp nghĩa của chủ đề tư tưởng. Những lớp nghĩa trên khúc
xạ vào nhau theo con đường vừa quy nạp vừa diễn dịch cùng với sự
chuyển hóa giữa lí trí và tình cảm trong một
Trong văn xuôi tính hình tượng cũng được bộc lộ hết sức rõ nét qua khả
năng tái hiện hiện thực của từ ngữ trong tác phẩm. Từ ngữ trong văn
xuôi cũng chứa đầy hình ảnh. Nhiều khi chỉ nhờ vào một chi tiết nhỏ,
nhà văn đã có thể làm nổi bật được ý nghĩa chính của tác phẩm.
Tóm lại, tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật bắt nguồn từ chỗ đó là
ngôn ngữ của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm

You might also like